Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.98 KB, 6 trang )

Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
ngôn ngữ pháp lý
Các văn bản quy phạm pháp luật cần được soạn thảo với một ngôn ngữ
có độ chính xác tối đa nếu chưa thể đạt được giới hạn tuyệt đối. Các văn
bản pháp luật được ban hành trước đây mắc không ít những sai sót về kỹ
thuật soạn thảo, trong đó có cả cách diễn đạt. Cũng không có ít các ý kiến
cho rằng các nhà soạn thảo văn bản pháp luật cố làm phức tạp ngôn ngữ
pháp lý. Chính vì vậy, việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý
không chỉ ở vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kỹ
thuật soạn thảo. Nội dung của văn bản sẽ không thể được chuyển tải đúng
nếu cách thể hiện của chúng không chính xác, không khoa học. Các kỹ
năng dưới đây sẽ giúp nhà soạn thảo có những văn bản chuẩn xác về
ngôn ngữ và diễn đạt.
4.1. Sử dụng thời hiện tại, quá khứ và tương lai đúng với nội dung mà văn
bản muốn thể hiện
Các hành vi của chủ thể pháp luật xẩy ra ở những thời điểm khác nhau.
Các quy phạm pháp pháp luật phần lớn chỉ áp dụng đối với các hành vi
xảy ra sau khi quy phạm pháp luật được ban hành có hiệu lực trừ rất ít
những quy phạm có hiệu lực hồi tố. Vì vậy, khi diễn đạt một quy định pháp
luật thì cần chú ý đến việc xác định thời điểm hành vi mà quy định chúng
ta cần soạn thảo sẽ điều chỉnh. Điều này được thực hiện một cách chính
xác nếu chúng ta sử dụng đúng các thời quá khứ, hiện tại, tương lai.
Không ít các văn bản không chú ý đến vấn đề này nên dễ dẫn đến sự hiểu
sai và áp dụng sai các quy định được ban hành.
4.2. Bảo đảm độ chính xác cao nhất về chính tả và thuật ngữ
Cách diễn đạt một quy phạm pháp luật phải bảo đảm độ chính xác về
chính tả và thuật ngữ. Sai sót chính tả có thể xử lý được dễ dàng bởi đội
ngũ biên tập song, sai sót về thuật ngữ thì chỉ có các nhà soạn thảo mới
khắc phục được. Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo có những tư
tưởng riêng của mình nên họ biết nên dùng thuật ngữ nào cho phù hợp,



phản ánh đúng nội dung các quy định cần soạn thảo.
Một số quy tắc sau đây cần được đặc biệt chú ý để cho văn bản soạn thảo
đạt độ chính xác cao.
4.2.1. Trong văn bản pháp luật mức độ thể hiện tính nghiêm khắc trong đòi
hỏi của pháp luật đối với chủ thể. Cần xác định mức độ đòi hỏi của pháp
luật bằng cách thể hiện nó trong diễn đạt các quy định pháp luật
- Khi nêu các giả định trong các quy phạm pháp luật thì nên dùng các cụm
từ thể hiện khả năng chứ không dùng các từ hoặc cụm từ biểu đạt một sự
khẳng định tuyệt đối. Các từ, ngữ thích hợp nhất và được dùng phổ biến
nhất là : Nếu, Khi, Trong trường hợp, Hoặc, Hay v.v. Việc sử dụng các từ,
ngữ này cũng cần phải linh hoạt để tránh lặp lại trong một quy định.
- Khi quy định những xử sự mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc
không được thực hiện thì dùng: Phải, có nghĩa vụ, cấm, không được
- Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay
không thực hiện thì dùng: Có quyền, được, được phép
- Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay
không thực hiện song pháp luật cần định hướng cho chủ thể thì dùng: nên,
cần.
4.2.2. Tính phổ biến của thuật ngữ pháp lý được dùng trong các văn bản
pháp luật
Đây là một đòi hỏi hết sức quan trọng có khả năng đảm bảo tính chính
xác, hiệu quả của văn bản hay quy định cần soạn thảo. Tính phổ biến của
thuật ngữ pháp lý đòi hỏi:
a) Thuật ngữ đó phải là thuật ngữ đã được dùng trong các văn bản pháp
luật hay được dùng phổ biến trong luật học. Pháp luật được ban hành là
để cho toàn thể xã hội hiểu, tuân thủ hoặc áp dụng. Vì vậy, việc người
soạn thảo dùng những thuật ngữ mà mình mới sáng tạo ra, chưa từng
được sử dụng trong các văn bản pháp luật trước đó hoặc chưa được công
nhận rộng rãi để soạn thảo các quy định hay văn bản sẽ không tạo được



cách hiểu thống nhất cho những người sẽ tuân thủ hay áp dụng chúng.
Chưa nói đến các thuật ngữ mới, ngay cả thuật ngữ cổ, mặc dù đã được
dùng trong các văn bản, nếu sử dụng không chọn lọc thì cũng đã gây
nhiều khó khăn cho việc hiểu, tuân thủ và áp dụng pháp luật. Phải cần một
thời gian dài hệ thống pháp luật nước ta mới bắt đầu sử dụng lại các thuật
ngữ cổ như cáo tị, bãi nại, tống đạt .v.v. Muốn sử dụng các thuật ngữ cổ
hay thuật ngữ mới sáng tạo thì ít nhất phải tạo được cách hiểu thống nhất
về thuật ngữ đó. Nếu không tuân thủ yêu cầu này thì văn bản soạn thảo sẽ
khó hiểu, khó được áp dụng thống nhất. Ví dụ, khái niệm chứng thư được
sử dụng trong Nghị định 17/HĐBT ngày16/1/1990 là một khái niệm mới
mà người soạn thảo đưa ra. Khái niệm này chưa có cách hiểu thống nhất.
Bản thân khái niệm chứng thư theo cách hiểu trong tiếng Việt là văn bản
xác nhận quyền tài sản và được sử dụng chủ yếu trên thị trường chứng
khoán. Bên cạnh đó trong hệ thống pháp luật của nước ta có khái niệm
công chứng, chứng thực, xác nhận. Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990
quy định chứng thư là sự xác nhận việc các bên đã ký kết bản hợp đồng
tại một cơ quan công chứng.
b) Khi pháp luật đã có các thuật ngữ pháp lý chính thức thì tuyệt đối phải
sử dụng chúng. Nhiều người khi soạn thảo một số văn bản hướng dẫn về
các biện pháp bảo đảm hợp đồng vẫn dùng khái niệm để đương, khế ước
trong lúc Bộ luật dân sự và nhiều văn bản hiện hành khác đã dùng hợp
đồng, thế chấp.
c) Phải tuân thủ nội hàm của khái niệm cần sử dụng và đặt chúng đúng
vào văn cảnh của quy định cần soạn thảo. Ví dụ người nước ngoài và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là một. Người nước
ngoài là người mang quốc tịch một quốc gia khác. Người Việt Nam có thể
là người nước ngoài nếu họ mang quốc tịch nước khác. Tuy nhiên, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn là người Việt Nam nếu họ không từ

bỏ quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch nước khác. Chính vì vậy, việc
dùng khái niệm người nước ngoài để chỉ cả người Việt Nam định cư ở
nước ngoài là không chính xác và có thể làm phát sinh nhiều vấn đề pháp
lý phức tạp. Điểm 5.5 của Thông tư số 01-NH5/TT ngày 28/4/1995 là một
ví dụ cho việc dùng không đúng thuật ngữ pháp lý.


"Văn phòng đại diện phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi
đóng trụ sở về số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện (bao
gồm người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở ở nước ngoài)
theo số lượng quy định tại Giấy phép".
Thuật ngữ pháp lý ý nghĩa rất lớn đối với việc đạt mục đích và tính chính
xác của các quy định, hay văn bản cần soạn thảo. Việc lựa chọn thuật ngữ
phải được người soạn thảo cân nhắc kỹ càng. Chẳng hạn, không thể dùng
khái niệm hậu quả pháp lý để chỉ phí tổn nguyên vật liệu, tiền phạt, tiền bồi
thường thiệt hại; (Điều 19 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế). Hậu quả pháp lý
chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên đối với những phí tổn, những
thiệt hại đó chứ không phải bản thân chúng. Chúng chỉ là những sự kiện
thực tế xảy ra.
4.2.3. Chỉ sử dụng tiếng Việt chuẩn, không sử dụng phương ngữ
Bên cạnh việc sử dụng chính xác các thuật ngữ pháp lý, việc sử dụng
chính xác ngôn ngữ diễn đạt khác cũng là một yêu cầu đáng lưu ý. Người
soạn thảo văn bản phải dựa vào tiếng Việt chính thống để soạn thảo.
Không nên thay "Rẽ trái" bằng "quẹo trái". Khi soạn thảo văn bản không
được sử dụng phương ngữ. Trong báo chí, văn học việc sử dụng phương
ngữ có thể làm cho tác phẩm sống hơn, gần với cuộc sống hơn song điều
này lại hoàn toàn không thích hợp trong văn pháp lý. Việc sử dụng
phương ngữ không tạo ra được cách hiểu thống nhất các quy định cần
ban hành.
4.2.4. Khi chọn và sử dụng các thuật ngữ, kể cả thuật ngữ pháp lý lẫn

thuật ngữ thông thường, người soạn thảo nên đặt cho mình những câu hỏi
mang tính kỹ thuật sau:
a) Các văn bản pháp luật, các bản án trước đây đã sử dụng thuật ngữ này
chưa?
b) Các thuật ngữ này hiện nay có được tiếp tục sử dụng phổ biến không?
c) Cách hiểu các thuật ngữ này có thống nhất không?
d) Pháp luật hay thực tế có yêu cầu sử dụng các thuật ngữ này theo một
nội dung thống nhất không? Các thuật ngữ này có phải là một dạng


phương ngữ không?
4.3. Sử dụng đúng kỹ thuật viện dẫn
Viện dẫn những quy định ở trong cùng văn bản hay từ các văn bản khác
để soạn thảo văn bản là việc làm cần thiết. Đây là một trong những cách
hiệu quả được dùng để loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn
bản, các qui định, đảm bảo sự thống nhất của pháp luật. Tuy nhiên, việc
sử dụng kỹ thuật viện dẫn không đúng có thể dẫn tới những hậu quả
không tốt như việc áp dụng sai pháp luật, tình trạng mất thời gian khi tìm
kiếm quy phạm được viện dẫn để áp dụng. Một trong những yêu cầu trước
hết của viện dẫn là phải chỉ rõ quy định được viện dẫn. Nếu chỉ viện dẫn
một quy định ở một văn bản khác thì chỉ rõ quy định đó chứ không nên
viện dẫn tới toàn bộ văn bản để cho những người mà văn bản đó hướng
tới phải tự tìm kiếm. Cách viện dẫn sau đây trong Bộ luật dân sự (BLDS)
có thể được coi là một ví dụ. Điều 637 BLDS khi quy định về thừa kế
quyền sử dụng đất đã viện dẫn đến Phần V của BLDS: "Việc thừa kế
quyền sử dụng đất được thực hiện theo các qui định của phần V Bộ luật
này". Phần V này gồm 5 chương và 54 điều gồm các điều từ 590 đến 644.
Sẽ chính xác và dễ áp dụng hơn nếu điều 637 chỉ viện dẫn đến chương VI
phần V của BLDS. Các chương còn lại của phần V BLDS không liên quan
đến việc thừa kế quyền sử dụng đất.

Một yêu cầu khác của việc viện dẫn là đảm bảo tính phù hợp của đối
tượng điều chỉnh của quy định viện dẫn và quy định được viện dẫn. Một
quy phạm xử phạt hành chính không thể viện dẫn đến một hình phạt quy
định trong Bộ luật hình sự như là một chế tài cho bản thân nó.
4.4. Dùng câu ngắn với trật tự lôgic
Câu văn dài có thể gây sự khó hiểu và dễ mất đi tính chính xác. Nhiều
người cho rằng pháp luật nước ta thường hay được diễn đạt dài dòng và
khó hiểu. Điều nay là thực tế và có cơ sở. Lý do chính là nhiều văn bản
dùng câu quá dài. Quy định sau đây có thể là một ví dụ minh hoạ:
"Đối với hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, các tổ chức hoặc cá
nhân không được phép kinh doanh mà kinh doanh, hoặc được phép kinh
doanh mà trong quá trình kinh doanh không thường xuyên đảm bảo các


điều kiện qui định cho loại hàng hoá, dịch vụ đó, đều coi là hành vi kinh
doanh trái phép, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật hiện hành" (Điều
15 Nghị định 36-CP ngày 5 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ).
Câu văn này dài và khó, có nhiều chổ trùng lặp nhau có thể tránh. Trước
hết cần tránh cụm từ kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ được lặp lại nhiều lần
và sau đó có thể rút ngắn đoạn văn này như sau:
"Việc kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ có điều kiện khi không được
phép hoặc không đảm bảo các yêu cầu qui định đối với hàng hoá dịch vụ
đó đều bị coi là hành vi kinh doanh trái phép và có thể bị xử lý hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm".
Quy định này từ chổ diễn đạt bằng 90 từ được rút ngắn còn 60 từ.
Sử dụng các câu ngắn, tránh các câu dài lê thê cũng là một trong phương
pháp làm cho văn bản cần soạn thảo cô đọng, chính xác, các quy định ban
hành ra dễ được hiểu đúng bởi các đối tượng mà chúng hướng tới. Có
những lý do sau đây khiến chúng ta nên tránh các câu dài. Thứ nhất, về

bản chất, các quy định pháp lý vốn rất khó. Vì vậy việc diễn đạt các quy
định pháp lý bằng những câu văn dài càng làm cho chúng trở nên khó
hiểu hơn nữa; Thứ hai, người soạn thảo khi dùng các câu dài thường vi
phạm các qui tắc ngữ pháp một cách vô thức; Thứ ba, những đối tượng
mà các qui định pháp luật hướng tới phần lớn không phải là các luật gia
hay những đối tượng có trình độ am hiểu sâu về pháp luật. Vì vậy, các quy
định pháp luật được thể hiện càng ngắn gọn thì càng có hiệu quả cao về
khả năng tiếp nhận từ phía đối tượng.
Các quy định trong pháp luật hiện hành của nước ta thường được diễn đạt
bằng các câu văn. Quy định sau đây trong Thông tư số 01-NH5/TT ngày
28/4/1995 có thể được coi là một ví dụ.
"Văn phòng đại diện phải đang ký với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi
đóng trụ sở về số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện (bao
gồm người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở ở nước ngoài) theo số
lượng qui định tại Giấy phép; số người Việt Nam làm việc tại văn phòng đại
diện và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm việc
tại văn phòng đại diên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo



×