Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHIÊN CỨU VGA, MAINBOARD, ULTILITY TOOLS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 58 trang )

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CNTT ISPACE
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN CỨNG
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Đề Tài: NGHIÊN CỨU VGA, MAINBOARD, ULTILITY
TOOLS
HVTH: Lê Quốc Thạch
GVHD:
Khóa: 1/2008
1
Tp Đà Nẵng, Tháng 07/2008
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay máy vi tinh không còn xa lạ đối với mọi người, hầu như nó có thể làm bất cứ việc gì
mà con người yêu cầu. Từ những việc như: tinh toan trong kinh doanh, thiết kế , giải trí, gửi thư,…
Từ đó chung ta nên biết cách duy trì hệ thống và biết sử dụng những thứ thiết yếu nhất. Qua đó
đề tài sẽ nói rõ thêm các công cụ đi cung với windowns,…
Đồ án gồm hai phần :
• Nghiên cứu
• Thực hiện
Phần thực hiện sẽ trinh bày các thông số kĩ thuật của VGA và Mainboard, cung với việc giới
thiệu các main và card màn hình mới nhất hiện nay.
Đề xuất cấu hình một bộ PC theo yêu cầu và bảng giá chi tiết cho từng thiết bị.
2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------


---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC
A.NGHIÊN CỨU VGA CARD MÀN HÌNH................................................... ...............6
 Thành phần và thông số card màn hình.................................................... .....6
 Thông số của VGA card chuẩn ......................................... ..........................12
 Những điều cần biết khi chọn mua card đồ họa................................ ...........18
 Hai loại card đồ hạo mới nhất ................................................. ....................20
B. NGHIÊN CỨU MAINBOAR................................................................... ..............23
 Tư vấn thông số khi mua main.............................. .............................23
 Thông số ba loại main mới nhất......................................................... .26
MỤC LỤC
4
C. PHÂN VÙNG Ổ CỨNG.............................................. .............................28
 PATION MAGIC................................................................... .............29
 F DISK...................................................................................... ........32
 PATION COMANDER............................................................ ...........34

D.CẤU HÌNH................................................................................ ................35
 LẮP RÁP MỘT BỘ MÁY........................................................... ........35
 THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ BIOS............................................... ...41
 CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH...................................................... ...........42
 SAO LƯU HỆ THỐNG DỰ PHÒNG.................................... .............48
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
A.NGHIÊN CỨU CARD MÀN HÌNH - VGA (VIDEO
G RAPHICS ARRAY)
I. Giới thiệu
Hình ảnh chúng ta nhìn thấy trên màn hình hiển thị được làm thành bởi nhiều
điểm nhỏ gọi là Pixel. Hầu hết màn hình hiện nay được thiết lập có đọ phân giải hang
triệu Pixel và máy tinh phải quyết định làm gì để tạo nên được hình ảnh. Để làm được
5
điểu đó nó cần một bộ phận chuyển đỗi dữ liệu ở dạng nhị phân từ CPU và biến đổi
thành hình ảnh bạn có thể nhìn được, bộ phận chuyển đỗi đó là Card màn hình.
Hình A 1.1: Một Card màn hình của ASUS
Công việc của Card màn hình hết sức phức tạp, nhưng nguyên lý vận hành và
những thanh phần cấu thành nó khá đơn giản. Trong phần này chúng ta chỉ nói tới
những phần cơ bản và những nhân tố tác động tới tốc độ và hiệu quả của Card màn
hình.
II. Thành phần và thông số Card màn hình
1. Thành phần của Card màn hình
Hình A 1.2: Cấu tạo của Card màn hình
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
Trong Card màn hình gồm có 4 phần chinh:
• Kết nối với Mainboard cho : dữ liệu và công xuất.
• Kết nối với màn hình : hiển thị để xem kết quả cuối cùng.
• Bộ vi xử lý (GPU- Graphic Processing Unit) để quyết định làm như thế
nào đối với mỗi Pixel trên màn hình.
• Bộ nhớ đồ họa để giữ thông tin về mỗi một Pixel và lưu trữ hình ảnh tạm

thời những bức ảnh hoàn chỉnh.
6
Proce
ssor
fan
Memory
Motherboard
connection
Card màn hình làm việc với cùng một nguyên lí : Bộ vi xử lí kết hợp với phần
mềm ứng dụng , gửi thông tin về hình ảnh tới Card màn hình . Card màn hình quyết
định dùng như thế nào những Pixel trên màn hình để tạo hình ảnh . Sau đó nó gửi
thông tin tới màn hình hiển thị thông qua Cable.
a. Bộ vi xử lí và bộ nhớ của Card màn hình
Tương tự như Mainboard, Card màn hình là bảng mạch in chứa bộ vi xử lý (GPU-
Graphic Processing Unit) và bộ nhớ RAM. Nó cũng có chip BIOS (Basic
input/output System) nơi lưu trữ những thiết lập của Card màn hình.
Bộ xử lý đồ họa GPU thường được hàn/dập chắc chắn vào bo mạch đồ họa rời
(graphics card). Đối với các bo mạch đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ chúng có thể
ở dạng GPU gắn liền trên bo mạch chủ hoặc được tích hợp chung vào chipset.
Hình A 1.3 : GPU NVIDIA GeFoce 4 Ti 4200-8X
GPU được thiết kế đặc biệt để thực hiện những tính toán toán học phức tạp và
tính toán hình học mà cần thiết cho trình diễn đồ hoạ . Quá trình làm việc GPU cũng
rất nóng nên thông thường có bộ phận tản nhiệt hoặc quạt bên trên để làm mát .
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
7
Hình A 1.5: Bộ phận tản nhiệt cho GPU
GPU tạo những hình ảnh nó cần chỗ nào đó để lưu giữ thông tin và những búc
hình hoàn chỉnh . Nó dùng bộ nhớ RAM để thực hiện mục đích đó , dữ liệu được lưu trữ
theo mỗi một Pixel , màu sắc và vị trí của nó trên màn hình . Một phần của RAM cũng
làm việc như là một bộ đệm khung hình , có nghĩa là nó giữ những hình ảnh đầy đủ

cho tới khi chúng được hiển thị trên màn hình . Thông thường bộ nhớ Video có tốc độ
rất cao và Dual Port có nghĩa là hệ thống có thể đọc và viết từ cổng đó cùng một thời
gian .
Hiện nay các bo mạch đồ họa rời thường sử dụng GPU của hai hãng sản xuất:
• Nvidia
• ATI (trước đây là một hãng độc lập nay đã được hãng AMD mua lại).
Ngoài hai hãng này một số hãng khác cũng sản xuất chip xử lý đồ họa (SIS,
Trident) nhưng các công ty đó hiện không thành công trong khẳng định vị thế của
mình trên thị trường chip xử lý đồ họa.
Đối với dạng tính năng đồ họa được tích hợp vào chipset hoặc gắn liền trên bo
mạch chủ:
• Intel: Với các chipset: 810, 815, 845, 865, 910, 915, 945, 946,
965...mà phân biệt các chipset tích hợp đồ họa thường được ký hiệu
thêm chữ "G" (cùng một ký tự khác hoặc không có) ở sau ký hiệu
chipset (Ví dụ: 915G, 915GV, 915GL...)
• ATI: Radeon IGP 9100, Radeon IGP 9100 PRO, Radeon Xpress 200 (có
các phiên bản cho CPU Intel và AMD khác nhau), Radeon IGP 320...
• VIA: P4M800, P4M800 Pro, K8M800, K8M890, KM400
• SIS: SiS661FX, SiS661GX, SiS761GL, SiS761GX, SiS760, SiS741
• NVIDIA: nForce2
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
8
Để xử lý các tác vụ đồ họa và lưu trữ kết quả tính toán tạm thời, bo mạch đồ họa
có các bộ nhớ riêng hoặc các phần bộ nhớ rành riêng cho chúng từ bộ nhớ chung của
hệ thống, trong các trường hợp khác bộ nhớ cho xử lý đồ họa được cấp phát với dung
lượng thay đổi từ bộ nhớ hệ thống.
RAM nối trực tiếp tới bộ chuyển đổi digital-to-analog converter, gọi là DAC .
DAC cũng được gọi là RAMDAC , chuyển hình ảnh thành tín hiệu tới màn hình hiển thị
có thể sử dụng . Một vài Card có nhiều RAMDAC mà có thể cải tiến hiệu suất và hỗ trợ
nhiều màn hình hiển thị .

Hình A 1.6: Bộ nhớ Card màn hình
Dung lượng của bộ nhớ đồ họa một phần quyết định đến: độ phân giải tối đa, độ
sâu màu và tần số làm tươi mà bo mạch đồ họa có thể xuất ra màn hình máy tính. Do
vậy dung lượng bộ nhớ đồ họa là một thông số cần quan tâm khi lựa chọn một bo
mạch đồ họa. Dung lượng bộ nhớ đồ họa có thể có số lượng thấp (1 đến 32 Mb) trong
các bo mạch đồ họa trước đây, 64 đến 128 Mb trong thời gian hai đến ba năm trước
đây và đến nay đã thông dụng ở 256 Mb với mức độ cao hơn cho các bo mạch đồ họa
cao cấp (512 đến 1Gb và thậm trí còn nhiều hơn nữa).
Tuy nhiên, dung lượng không phải là một yếu tố quyết định tất cả, khi mà việc tăng
dung lượng bộ nhớ đã không trở thành hữu ích cho bo mạch đồ họa, các nhà thiết kế
đã chuyển hướng sử dụng các bộ nhớ có tốc độ cao hơn, do đó đến nay đã có rất nhiều
chuẩn bộ nhớ đồ họa đã từng được sử dụng: FPM DRAM, VRAM, WRAM, EDO DRAM,
SDRAM, MDRAM, SGRAM, DDR SDRAM, DDR-II SDRAM, và gần đây là GDDR-3 SDRAM,
GDDR-4 SDRAM.
Có một điều rằng bo mạch đồ họa khác nhau lại sử dụng các tốc độ đồ họa thay
đổi tuỳ thuộc vào bo mạch đó dùng GPU nào. Chúng không được sử dụng ở tốc độ tối
đa theo như thiết kế. Một số hãng sản xuất có thể thiết kế và thiết đặt sẵn để bo mạch
đồ họa làm việc với tốc độ bộ nhớ cao hơn so với mặc định (overlock).
Bo mạch đồ họa thường sử dụng các đường truyền dữ liệu theo các chuẩn nhất
định (bus) để truyền dữ liệu giữa bo mạch đồ họa với hệ thống máy tính, các bus có
thể là PCI Express X16 (mới nhất), AGP (gần đây), PCI (trước khi ra đời AGP), hoặc các
bus cổ hơn nữa trong thời gian trước đây (ISA 8 bit, ISA 16 bit, VESA 32 bit). Đặc điểm
của các bo mạch đồ họa sử dụng các bus được giới thiệu sơ lược như sau:
• Bo mạch đồ họa sử dụng bus PCI (Peripheral components
Interconnent)
• Bo mạch đồ họa sử dụng bus AGP (Accelerated graphics port): có các
thế hệ 2x, 4x và 8x.
• Bo mạch đồ họa sử dụng bus PCI Express ( PCIe ):
9
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)

Hình A 1.3: Qúa trinh xuất hình ảnh
RAMDAC (Digital-to-Analog Converter): Có chức năng chuyển đổi các tín hiệu số
sang tín hiệu tương tự để hiển thị trên màn hình máy tính. Tốc độ của RAMDAC có thể
cao hơn tốc độ làm việc của bộ xử lý đồ họa.
Tốc độ RAMDAC trong thời điểm năm 2007 thường vào khoảng 300-500 Mhz.
RAMDAC có thể là một bộ phận tách rời hoặc tích hợp sẵn vào các bộ xử lý đồ họa nếu
là bo mạch rời.
b. Phần Vào và Ra của Card màn hình
Những Card màn hình nối với máy tính qua Mainboard . Mainboard cung cấp
nguồn tới Card màn hình và truyền thông tin tới bộ vi xử lí . Những Card màn hình mới
hơn thường yêu cầu công suất lớn hơn công suất mà Mainboard có thể cung cấp , do
đó nó sẽ nối trực tiếp tới nguồn của máy tính .
Kết nối với Mainboard thông thường một trong ba giao diên sau:
✔ Peripheral componnents interconnect (PCI)
✔ Accelerated graphics port (AGP)
✔ PCI Express (PCIe)
Giao diện PCI Express là loại mới nhất, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất
giữa Card màn hình và Mainboard. PCIe cũng hỗ trợ để dung 2 Card màn hình nối cung
với một Mainboard.
PCI Express (PCIe) là chuẩn giao diện video. Các nhà sản xuất card video danh
phần lớn nguồn tài nguyên của họ cho việc phát triển các PCIe mới, có tốc độ nhanh
hơn. Các card video PCIe có giá từ 50$ trở xuống đến 500$ trở lên, được thiết kế để
chơi các game đòi hỏi đồ họa 3D.
10
MAINBOARD
VIDEO CARD
VIDEO
CLIP
RAM
RAM-DAC

CPU
AGP hay PCI interface
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
Hình A 1.7: Các cổng vào ra của card màn hình
Cũng có thể trên Card màn hình cũng có thêm kết nối như :
• Hiển thị TV : TV-out hoặc S-video
• Camera tương tự : ViVo hoặc Video In/Video Out
• Camera số : FireWire hoặc USB
2. Như thế nào thì gọi là Card màn hình tốt
Những Card màn hình tốt nhất dễ dàng được tìm thấy trên thị trường . Nó có
nhiều bộ nhớ đồ hoạ và GPU có tốc độ cao . Nhìn bên ngoài những Card này trông đồ
sộ hơn những Card khác bên trong máy vi tính . Nhiều Card màn hình công suất cao
thường có những bộ phận làm mát , bộ phận tải nhiệt lớn .
Những Card màn hình cung cấp nhiều sức mạnh hơn những người thực sự cần
đến nó . Những người sử dụng máy tính làm những nhiệm vụ như email , xử lí Word
hoặc lướt Web ... chỉ cần dùng Card đồ hoạ tích hợp sẵn trên Mainboard .
Phép đo tổng thể tốt nhất trong Card màn hình chính là tốc độ khung hình FPS
(frames per second) . FPS cho biết Card màn hình có thể hiển thị bao nhiêu khung hình
trong một giây . Mắt người bình thường có thể xử lí 25 hình/giây , những đối với những
Game hành động nhanh yêu cầu tốc độ hình ít nhất 60 FPS để cung cấp hình ảnh mượt
hơn và cuốn nhanh hơn .
Phần cứng của Card màn hình tác động trực tiếp tới tốc độ tính toán . Những đặc
tính về phần cứng mà tác động lên hầu hết các Card màn hình là :
• Tốc độ của GPU (MHz).
• Kích thước độ rộng của Bus nhớ (bits) .
• Tổng số bộ nhớ trên Card màn hình (MB)
• Tốc độ xung nhịp của bộ nhớ (MHz)
• Băng thông của bộ nhớ (GB/s)
11
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)

• Tốc độ RAMDAC (MHz).
Một số người chọn phương pháp cải tiến hiệu suất của Card màn hình bằng cách
tăng tốc độ xung nhịp , gọi là Overclock . Mọi người thường Overclock bộ nhớ của Card
màn hình , nhiều khi Overclock GPU gây ra hiện tượng quá nhiệt dẫn tới hỏng Card
màn hình . Nhiều khi Overclock dẫn tới hiệu suất cao hơn nhưng lại không dược hãng
sản xuất bảo hành .
III. Thông số kĩ thuật của VGA Card chuẩn : AGP và
PCIe
1. AGP ( Acceletated Graphics Port)
AGP ( Accelerated Graphics Port) là một bus truyền dữ liệu và khe cắm dành
riêng cho các bo mạch đồ họa- ( Cổng tăng tốc đồ hoạ).
Ngày nay (2008) giao tiếp AGP không còn được sử dụng trong các bo mạch đồ
họa nữa, chúng được thay thế bằng chuẩn PCIeX16.
Hình A 1.3: Một khe cắm AGP trên bo mạch chủ (màu xẫm, phía trên).
Phía dưới là hai khe cắm PCI (màu trắng)
PCI (Peripheral componnents interconnect) là một chuẩn để truyền dữ liệu giữa
các thiết bị ngoại vi đến một bo mạch chủ (thông qua chip cầu nam).
12
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
Hình A 1.1 : khe cắm mở rộng PCI 33Mhz, 32 bit màu trắng (bên phải) loại thông dụng
thường thấy trên các máy tính cá nhân
PCI được Intel phát triển để thay thế các bus cổ điển ISA và EISA vào những năm
1992. Sự phát triển của bus PCI đã thay đổi qua nhiều phiên bản, có thể kể đến như
sau:
Quay lại với giao tiếp AGP Card màn hình
13
Hình A 1.6 : các loại khe cắm AGP
AGP được phát triển trên nền bus PCI với sự thay đổi về dạng thức vật lý, cấu tạo
và tối ưu hơn để dành riêng cho các bo mạch đồ hoạ. Không giống như các khe cắm
PCI được thiết kế với số lượng nhiều trên bo mạch chủ, AGP chỉ được thiết kế một khe

duy nhất.
Trong cấu trúc máy tính, bus AGP được kết nối thẳng với chip cầu bắc (Cải tiến so
với bus PCI (kết nối với chip cầu nam).
Do cấu trúc này, AGP cho phép các bo mạch đồ họa có thể truy cập trực tiếp vào
bộ nhớ của hệ thống, điều này giúp tăng đáng kể hiệu năng trên các bo mạch đồ họa
so với khi chúng sử dụng bus PCItrước đó.
Ngày nay băng thông của bus PCI Express (X16) cao hơn so với AGP nên ngày nay
các bo mạch đồ hoạ đã chuyển sang sử dụng bus này, các bo mạch chủ ngày nay
cũng không còn hỗ trợ bus AGP. Người sử dụng muốn nâng cấp bo mạch đồ hoạ trên
các hệ thống có bo mạch chủ sử dụng cổng giao tiếp AGP hiện nay còn rất ít lựa chọn
và đa số các bo mạch đồ hoạ này sử dụng các GPU cũ.
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
Tốc độ truyền tải của slot AGP : có 3 tốc độ AGP 2X, AGP 4X và AGP 8X.
- AGP 2X thuộc cái thời Pentium II. Tốc độ truyền tải dữ liệu 528 MB/s. Điện thế
3,3-V.
- AGP 4X có từ thời Pentium III. Tốc độ 1.05 GB/s. Điện thế 1,5-V.
- AGP 8X bắt đầu với Pentium 4 bus 533. Tốc độ 2.1 GB/s. Điện thế 0.8-V.
Trong khi đó thì PCI chỉ có 132 MB/s.
14
Hình A 1.7 : Card AGP 2X
Hình A 1.7 : Cars AGP 4X
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
15
Hình A 1.7 : Card AGP 8X
Với các bo mạch chủ Pentium III trở về trước, ta chẳng cần bận tâm chi tới chuyện
xung đột diện thế AGP, mua AGP 2X hay 4X tùy túi tiền.
Còn nếu muốn xài Pentium 4, bắt buộc bạn phải chọn mua card AGP 4X hay 8X.
Do đặc tính kỹ thuật của chipset Intel Pentium 4, điện thế của cổng AGP cao nhất chỉ
là 1,5-V. Gắn card AGP 2X vào bo mạch chủ Pentium 4, bạn sẽ bị cháy card.
Hiện nay, card AGP sử dụng 2 loại bộ nhớ SDRAM và DDR SDRAM. Các chip xử lý

đồ họa sau này đều xài DDR.
Cần bao nhiêu bộ nhớ là đủ ? Tùy nhu cầu và túi tiền của bạn. Cũng giống như ở
hệ thống, bộ nhớ càng dư dả, card AGP chạy càng nhẹ nhàng, ngọt ngào, mạnh mẽ.
Bình thường, để làm các tác vụ văn phòng hay xem phim VCD, card 8 MB là quá đủ.
xem phim DVD thì tư 16 MB trở lên, nhưng cần nhất là chip xử lý đồ họa phải tích hợp
trình hỗ trợ (giải mã) MPEG-2/DVD. Nếu bạn cần làm các tác vụ “hình ảnh nặng nề”
như xử lý đồ họa, chơi game, biên tập video thì càng nhiều bộ nhớ card AGP càng tốt.
Tốt nhất là nên tậu card có bộ nhớ 32 MB trở lên.
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
16
Chíp xử lý đồ họa : Nói chung, hiện nay bạn chỉ có thể chọn một trong hay nhà sản
xuất chip xử lý đồ họa là NVIDIA và ATI và Chip Xabre của SiS.
Hình A 1.9: GPU NVIDIA GeFoce 4 Ti 4200-8X
Chip NVIDIA vốn có độ tương thích cao, hình ảnh mịn màng, rõ nét, nhưng tông
màu hơi tối. Còn các chip của ATI có đặc trưng là hình ảnh sáng sủa, màu sắc rực rỡ,
trong trẻo. Trong khi dân đồ họa “kết” NVIDIA, giới chơi game “chip” ATI.
Tiếp đến không kể phần quan trọng là card được hãng nào sản xuất ?
Mua card AGP của các đại gia, các hãng có kinh nghiệm và đã khẳng định được
tên tuổi, vẫn yên tâm hơn.
Cũng giống như ở bo mạch chủ, cùng một loại chipset, nhưng BMC mỗi hãng chạy
khác nhau. Ở đây, chẳng hạn, card AGP chip GeForce4 MX của ASUS khác của MSI.
Xung chip giống nhau, nhưng mỗi hãng có thiết kế riêng và sử dụng bộ nhớ không như
nhau (thậm chí có những hãng cho gắn bộ nhớ có tốc độ cao hơn yêu cầu để phục vụ
cho dân chơi game hay những người thích overclock).
Tùy nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn chọn card AGP giá cỡ nào.
Những lưu ý khi mua card VGA
✔ Mua card AGP tại các đại lý chính thức hay các cửa hàng tin cậy.
✔ Chọn loại card có thời gian bảo hành lâu. Các đại gia như ASUS, MSI,
Gigabyte,... bảo hành tới 3 năm.
✔ Nếu có nhu cầu sử dụng màn hình tinh thẻ lỏng LCD công nghệ digital,

bạn nên mua card AGP có sẵn cổng DVI connector.
✔ Gắn card vào slot AGP thật chính xác và thật chặt. Việc gắn card hở hay
lỏng có thể gây cháy card.
✔ Không nên tháo ra gắn vào card AGP nhiều lần, vì có thể làm tổn hại các
mối tiếp xúc ở chân card và slot AGP.
2. PCIe ( PCI Express)
Là một dạng giao diện hệ thống/ card mở rộng cuả máy tính. Nó là giao diện
nhanh hơn nhiều và được thiết kế để thay thế giao diện PCI, PCI-X, AGP cho các card
mở rộng và card đồ họa.
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
17
Hình A 1.78 : PCI Express video card
BẢNG TỐC ĐỘ BIT VÀ BĂNG THÔNG CỦA MỖI KIẾN TRÚC PCIe
Kiến trúc PCIe Tốc độ bit Băng thông kết nối
Băng thông trên mỗi
đường trên mỗi hướng
Băng thông tổng cộng cho 16
kết nối
PCIe 1.x 2,5GT/s 2Gb/s ~250MB/s ~8GB/s
PCIe 2.0 5,0GT/s 4Gb/s ~500MB/s ~16GB/s
PCIe 3.0 8,0GT/s 8Gb/s ~1GB/s ~32GB/s
Hình A 1.78 : Bảng tốc độ và băng thông của mỗi kiến trúc PCIe
Với phiên bản PCIe 1.1 có tốc độ bit 2,5Giga transfers/s (GT/s) nhưng với phiên
bản PCIe 2.0 thì tốc độ này được tăng gấp đôi lên thành 5GT/s. Ví dụ, một PCIe 1.1x8
có băng thông tổng cộng 4GBytes/s, tương đương với băng thông của PCIe 2.0x4 của
công nghệ tín hiệu 5GT/s. Tuy nhiên, PCIe 2.0 có thể hỗ trợ cùng lúc tốc độ 2,5GT/s và
5GT/s, có thể tương thích ngược với PCIe 1.0 và 1.1. Có nghĩa là một thiết bị được thiết
kế hoạt động ở tốc độ 5GT/s có thể cắm trên khe hỗ trợ tín nhiệu 2,5GT/s và ngược lại.
Bên cạnh tốc độ nhanh hơn gấp đôi, PCIe 2.0 còn có một số cải tiến như tương
thích tốt hơn, độ tin cậy cao hơn trong thiết kế các liên kết PCIe.

PCI Express 3.0 là phát triển kế tiếp của chuẩn PCIe 2.0, với tốc độ bít đạt 8GT/s,
gấp đôi PCIe 2.0, trong khi vẫn duy trì sự tương thích của các giao tiếp phần mềm và
vận hành trong tất cả các phiên bản.
Tất cả các card PCIe 3.0 đều có thể cắm vào khe PCIe 1.x và PCIe 2.0 và hoạt
động với tốc độ mà khe cắm hỗ trợ.
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
IV. Những điều cần biết khi chọn mua card đồ họa
18
Sau đây là 10 điều cần biết trước khi mua về cho mình một card đồ họa mới.
1) Bộ nhớ không phải là tất cả
Có thể nói, Ram là một phần quan trọng của card đồ họa bởi nếu bạn muốn chơi
game ở độ phân giải cao và chất lượng hình ảnh tốt thì cần phải có nhiều dung lượng
bộ nhớ. Đó là lý do tại sao các card đồ họa đời mới thường chứa nhiều Ram.
Nắm bắt được điều này, các nhà sản xuất card màn hình hiểu rằng những người
không có kinh nghiệm sẽ lấy Ram làm tiêu chí đầu tiên để so sánh hai card đồ họa. Do
đó họ thường sản xuất những card đồ họa sử dụng các GPU cấp thấp nhưng lại có tới
256 thậm chí 512 Mb Ram.
2) Tất cả là ở GPU
Bộ nhớ rất quan trọng nhưng trái tim thực sự của một card màn hình chính là
GPU. Khi bạn quan sát trên một card đồ họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử
dụng vì nó là nhân của các tác vụ xử lý 3D. Hiện nay những card đồ họa tốt nhất
thường là của Nvidia và ATI.
Nhưng nếu chỉ chọn những card đồ họa có dòng chữ "Nvidia GeForce" hoặc "ATI
Radeon" thì sẽ không đảm bảo cho bạn chọn được một card tốt. Hiện tại Nvidia và ATI
đều đặt tên cho tất cả các card đồ họa của mình, từ card loại yếu cho tới những con
quái vật "tân thời" với cùng cái tên Geforce hay ATI Radeon.
Đương nhiên số hiệu của card càng cao thì card có chất lượng cao tương ứng
nhưng bạn cũng nên chú ý đến phần đuôi của card như GT, GS, GTX, XT và XTX. Chúng
sẽ quyết định khả năng đổ bóng hay xung nhịp đồng hồ của card.
3) Pipeline, đổ bóng và xung nhịp đồng hồ

Trước đây, bạn có thể nhìn vào xung nhịp và số pipeline (hiểu nôm na là ống dẫn
lệnh đồ họa, càng nhiều pipeline hình ảnh sẽ càng mượt mà) và điểm ảnh của một
card đồ họa để đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu ứng khác
có thể tạo ra thông qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với
sử dụng các pipeline.
Các GPU hiện tại đều có các bộ phận chuyên xử lý các vectơ phức tạp và các
chương trình có thực hiện đổ bóng điểm. Trong tương lai, các bộ xử lý đổ bóng sẽ trở
thành một bộ phận quan trọng trong các GPU đời mới. Gần đây nhất ATI cũng đã công
bố số lượng các bộ xử lý đổ bóng trên mỗi pixel pipeline trong card Radeon X1900 XTX.
Vào thời điểm hiện nay, bạn vẫn có thể đánh giá card đồ họa thông qua số pixel
pipeline mà nó có. Các nhà sản xuất GPU cũng đưa ra pipeline cho vectơ nhưng với
khả năng xử lý vectơ như hiện tại thì sẽ khó xảy ra hiện tượng thắt nút chai. Các card
đồ họa cấp thấp thường có từ 4-8 pixel pipeline, card tầm trung có 8-12 và các card
cao cấp sẽ có từ 16 pipeline trở lên.
Xung nhịp nhanh hơn thì luôn tốt hơn, nhưng nếu phải chọn giữa số lượng
pipeline hoặc tốc độ đồng hồ thì tốt hơn bạn nên chọn pipeline. Có 8 pipeline chạy ở
tốc độ 400MHz sẽ tốt hơn nhiều chỉ có 4 pipeline chạy ở tốc độ 500MHz.
4) Hỗ trợ Windows Vista và Direct3D 10
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
19
Microsoft dự kiến sẽ tung ra phiên bản Windows Vista vào đầu năm 2007. Hệ điều
hành mới này sẽ bao gồm cả DirectX10, một tập hợp các chức năng mà các ứng dụng
thông qua nó để sử dụng các tài nguyên của máy, trong đó có card màn hình.
Phiên bản mới của DirectX kết hợp chặt chẽ với bản Direct3D mới được thiết kế
nhằm phân phối, tổ chức hợp lý các pipeline giúp chuyển bớt công việc sang GPU và
giảm tải cho CPU. Windows Vista sẽ vẫn làm việc với các card chỉ hỗ trợ DirectX9, tuy
nhiên bạn cần có một card hỗ trợ DirectX10 để có được chất lượng tốt nhất.
Khoảng cuối năm nay, Nvidia và ATI sẽ cho ra mắt các card đồ họa hỗ trợ DX10,
nhưng bạn không cần phải vội vàng vì các nhà phát triển game vẫn sẽ sử dụng khả
năng tương thích ngược trong vài năm nữa. Tất cả các game, trong đó có những game

như Halo3 và Shadowrun có thể chạy trên cả môi trường DX9 và DX10 mà không gặp
phải vấn đề tương thích.
5) Thời gian phù hợp cho việc mua sắm
Cuộc cạnh tranh dữ dội giữa ATI va Nvidia đã khiến cho công nghệ 3D phát triển
nhanh chóng. Các nhà sản xuất GPU cho ra đời một dòng chíp mới sau từ 12-18 tháng,
giúp cho các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và nhiều chức năng hơn. Họ cũng tối ưu
lại thiết kế để có thể làm mới và cho thêm chức năng vào sản phẩm chỉ vài tháng sau
khi thiết kế ban đầu được công bố.
Có rất nhiều công nghệ rất đáng mong đợi như bộ tăng tốc đồ họa phân giải cao
H.264 hay hỗ trợ mẫu đổ bóng tiên tiến… tuy nhiên sẽ cần vài năm để những công
nghệ này trở nên phổ biến.
Thời điểm hiện tại sẽ luôn là thời điểm hợp lý để mua một card đồ họa mới nếu
như bạn không có ý định mua loại card đứng “top” hiện nay. Giá của card đồ họa rớt
rất nhanh sau khi các card mới ra đời, đưa giá của các dòng card yếu hơn về một mức
giá chấp nhận được.
Bạn sẽ phí phạm rất nhiều tiền nếu mua một card đồ họa cao cấp ngay trước khi
ATI hay Nvidia tung ra những GPU mới. Nhưng ngay cả khi đó bạn vẫn sẽ sở hữu một
card đồ họa mạnh mẽ, có khả năng đáp ứng tất cả các game mà bạn muốn trong một
thời gian dài.
6) Bạn không cần phải trả hơn 500 USD
Card GeForce7900GT đang là card mạnh nhất ở mức giá dưới 300 USD
Những card đồ họa cao cấp nhất có giá bán trên 500 USD nhưng bạn luôn tìm
được những card đồ họa có hiệu năng cao ở mức giá 200-300 USD. Khoảng giá này
luôn đưa tới tỷ suất hiệu năng trên giá tốt nhất bởi nó có sự kết hợp giữa những card
tốt của thế hệ hiện tại và dòng card cao cấp của thế hệ trước.
Hãy kiểm tra số pipeline và xung nhịp của hai loại card này, nếu những con số là
tương đương nhau thì tốt hơn nên chọn dòng card mới bởi chúng được hỗ trợ bởi
những công nghệ cao và có thiết kế hiệu quả hơn.
7) Năng lượng ?
Các nhà sản xuất đã in khuyến cáo về bộ nguồn (Power Supply Unit - PSU) cần có

ngay trên hộp của card. Con số này thường lớn hơn con số tối thiểu một chút để đề
phòng trường hợp PSU kém chất lượng hoặc hệ thống bị quá tải do sử dụng quá nhiều
thiết bị.
20
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
Card đồ họa tầm trung và cao cấp thường yêu cầu PSU từ 400-500W trong khi để
thiết lập đồ họa kép như sử dụng CrossFire Radeon X1900 XTX cần bộ nguồn tối thiểu
là 550W.
8) AGP hay PCI Express
Kể từ khi được giới thiệu hai năm trước, PCI Express đã thay thế AGP trở thành
khe cắm đồ họa chuẩn trên các mainboard hiện nay. PCI Express đem tới băng thông
cao gấp 2-4 lần so với AGP và hầu hết những card đồ họa mới đều sử dụng chuẩn PCI
Express. Các nhà sản xuất GPU cũng đưa ra một vài dòng card sử dụng khe AGP như
Nvidia GeForce 7800GS nhưng tất cả những thứ tuyệt nhất thì chỉ có trên PCI Express.
Nếu máy tính của bạn đã hơn 2 năm tuổi thì nó có thể sở hữu một khe cắm AGP.
Nâng cấp lên PCI Express sẽ rất tốn kém bởi bạn sẽ phải thay thế toàn bộ Mainboard,
CPU, RAM. Nhưng nếu như PC của bạn cũng thực sự đã hơn 2 năm tuổi và bạn muốn
chơi những game sắp phát hành thì có lẽ đã đền lúc nghĩ tới việc nâng cấp toàn bộ hệ
thống đi thôi.
9) Hãy chắc rằng bạn đang mua một card đồ họa
Bạn là một người ham mê game và chơi những game mới nhất là thú vui của bạn.
Vậy hãy cẩn thận với các hệ thống lắp ráp sẵn và chú ý tới phần tùy chọn đồ họa. Nếu
như phần này chỉ có “Integrated graphics”, “video onboard” hay “đồ họa tích hợp” thì
nó hoàn toàn không phù hợp với bạn đâu mà hãy tìm một hệ thống khác có card đồ
họa thực sự.
Đồ họa tích hợp trên Mainboard chỉ thích hợp cho các ứng dụng đơn giản như
Office, lướt Web hay nghe nhạc, xem phim. Chúng không đủ mạnh để đáp ứng những
trò chơi ở độ phân giải cao và chất lượng tốt. Tất nhiên là nếu các game mà bạn chơi
chỉ là Pikachu, bắn trứng hay dò mìn thì lại là một chuyện khác. Khi đó bạn hãy tiếp
tục sống chung với card đồ họa cũ và có thể quên bài viết này đi.

Những nhà sản xuất
Trong Card màn hình riêng biệt bộ phận chủ đạo là GPU hầu hết do AMD/ATI và
nVidia sản xuất .
AMD/ATI và nVidia thiết kế những Card màn hình dựa trên GPU của mình với
những thông số kỹ thuật chuẩn như GPU có tốc độ xung nhịp là bao nhiêu , RAM Video
là loại nào , tốc độ RAM Video là bao nhiêu , dung lượng như thế nào .
Các nhà sản xuất như Asus , GigaByte , Biostar …. mua lại GPU và bản quyền sản
xuất từ AMD/ATI và nVidia để sản xuất Card màn hình theo tiêu chí kỹ thuật cho trước .
Tuỳ theo tính năng kỹ thuật , tuỳ theo khả năng thiết kế mà những nhà sản xuất này
sẽ có thể đưa ra những Card màn hình đã chạy Overclock để cho phép chúng làm việc
với hiệu suất cao hơn ( thông thường đó là những giải pháp làm mát đi kèm ) .
V. Chức năng và thông số kĩ thuật của hai lọai Card
màn hình mới nhất
1. Card đồ họa Winfast PX9600 GSO Extreme
384MB
Card WinFast PX9600 GSO Extreme 384MB dành cho game thủ, dân ép xung và
người dùng cần tốc độ xử lý mạnh mẽ, vừa được Leadtek tung ra ngày 29/5/2008.
21
NGHIÊN CỨU VGA (VIDEO GRAPHICS AGRRAY)
Card có 384 MB bộ nhớ và 96 bộ xử lý dòng, chạy với chip đồ họa NVIDIA GeForce 9600
GSO. Điểm đặc sắc của card là có thiết kế tản nhiệt S-FANPIPE dành cho dân ép xung. Nhiệt lượng
từ GPU được làm mát nhờ quạt thổi vào ống tản nhiệt bằng đồng có hình chữ S, giúp làm mát hiệu
quả.
Ngoài ra, card được sản xuất bằng dây chuyền 65nm,
có xung bộ nhớ chạy ở 1800MHz và GPU chạy ở 600MHz,
giao tiếp PCI Express 2.0 và có những tính năng đồ họa cao
cấp của chip GeForce 9600 GSO như shader model 4.0,
DirectX 10, PureVideo HD...
Chi tiết kỹ thuật:
Model WinFast PX9600 GSO Extreme

Graphic Bus PCI-Express 2.0
GPU NVIDIA ® GeForce® 9600 GSO
Core/Memory Clock 600/1800 MHz
Memory Size 384MB GDDR3
Memory Bandwidth 192bit
RAMDACs 400MHz
Stream Processors 96
DirectX® Support DirectX® 10 Shader Model 4.0
Output Dual Dual-Link DVI, HDTV.
2. Zotac cùng Card đồ họa tản nhiệt nước Zotac
GeForce 9800 GTX ZONE Edition
Ngày 12/6/2008, Zotac giới thiệu Card đồ họa Zotac GeForce 9800 GTX ZONE
Edition có sức mạnh 'dòng 9' của NVIDIA và chạy
không ồn nhờ tản nhiệt nước độc đáo.
Tản nhiệt nước của card có sẵn nước bên trong
nên người dùng không phải lau chùi và bảo trì như
các sản phẩm tản nhiệt nước khác. Khi thiết lập,
người dùng chỉ việc gắn quạt vào card.
Theo Zotac, tản nhiệt nước của GeForce 9800
GTX ZONE Edition giải nhiệt cho GPU mát hơn
21,5% so với tản nhịêt quạt thông thường. Card cũng có thông số kỹ thụât khá cao:
xung nhịp 700MHz, bộ xử lý đổ bóng 1700MHz và bộ nhớ 2250MHz.
Bên cạnh đó, card còn thừa hưởng những đặc tính công nghệ đồ họa của NVIDIA
như PureVideo HD, DirectX 10 và OpenGL 2.1, kiến trúc đổ bóng hợp nhất,
HybridPower, 3-way SLI, GIgaThead, Quantum Effects...
Thông số kỹ thuật:
NGHIÊN CỨU Mainboard (Bo mạch chủ)
22
Tên sản phẩm
ZOTAC GeForce 9800 GTX ZONE

Edition
GPU NVIDIA GeForce 9800 GTX
Core Clock speed 700 MHz
Số bộ xử lý dòng 128
Shader clock 1700 MHz
Memory Clock speed 2250 MHz
Memory 512MB GDDR3
Memory interface 256-bit
Cooling ZOTAC ZONE Water-cooling
DirectX DirectX™ 10, Shader Model 4.0
Các tính năng khác Dual Dual-link DVI, HDCP,
NVIDIA® Lumenex™ Engine,
Quantum Effects™ Technology
HDCP Có
Software nView® Multi-Display
NVIDIA® PureVideo™ HD
Technology
Windows Vista Có.
B. NGHIÊN CỨU MAINBOARD (BO MẠCH CHỦ)
I. Tư vấn các thông số kỹ thuật của Mainboard
Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy
tính nói chung như một từ rành riêng mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có thể
bản mạch chính được gọi là "bo mạch chủ". Bài viết này nói đến Bo mạch chủ trong
các máy tính nói chung mà trú trọng nhiều hơn là của máy tính cá nhân.
Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và
thường được nhiều người gọi tắt là: mobo, main.
Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC.
Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì
máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và
thật "mệt mỏi" để tìm ra nguyên nhân và cách

khắc phục lỗi.
Do đó, chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt
phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng
được yêu cầu nâng cấp sau này là rất khó khăn.
Trước hết, khi lựa chọn một bo mạch chủ bạn cần phải
chú ý tới những thành phần sau:
Chipset
NGHIÊN CỨU Mainboard (Bo mạch chủ)
23
Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì
chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa
cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều
có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch
chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire
vào mỗi sê-ri bo mạch khác.
Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có
thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác
như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho
cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính
vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.
CPU
Bo mạch chủ của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào? Hiện nay, Pentium 4 của Intel và Athlon
của AMD là hai xu hướng lựa chọn CPU khác nhau. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ
xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào
bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. AMD hiện nay sử dụng khe cắm 939 và 754,
còn CPU của Intel sử dụng khe cắm 775 và 478. Không những thế các bộ xử lý của
cung hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng
không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà bo
mạch chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ người bán hàng, loại bo mạch chủ này
hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là

hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ:
Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ
trợ tối đa chỉ 2.0 GHz.
Gần đây, công nghệ bộ xử lý đang phát triển mạnh xu hướng: bộ xử lý 64 bit và
bộ xử lý đa nhân. Các bộ xử lý cao cấp này có giá rất cao và đặc biệt hầu hết các phần
mềm trên thị trường chưa có khả năng hỗ trợ những tính năng này, nên hiệu quả mà
các bộ xử lý này đem lại chưa cao. Do đó, nếu bạn không phải là dân "ghiền" công
nghệ cao, gamer chuyên nghiệp, hay chuyên gia đồ họa thì bạn chỉ cần sử dụng
Pentium 4 hay Athlon là đủ.
RAM (Ramdom Access Memory)
Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM),
RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị
trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như
DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667.
Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả
cao hơn.
Card đồ họa
Lĩnh vực đồ họa luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Các bo mạch chủ mới đều
hỗ trợ card đồ họa qua ke PCI Express x16, hoặc đồ họa tích hợp. Các chip đồ họa tích
hợp không đem lại hiệu quả đồ họa cao, chỉ thích hợp cho người dùng gia đình và văn
phòng. Tuy nhiên, một số chip đồ họa tích hợp có chất lượng rất tốt của Nvidia, ATI hay
Intel 915G/945G.
NGHIÊN CỨU Mainboard (Bo mạch chủ)
24
Về đồ họa, giao tiếp AGP đã nhường chỗ cho PCI Express có băng thông cao gấp
đôi AGP 8x. Không những thế công nghệ card đồ họa kép SLI đã đem lại khả năng xử lý
đồ họa "siêu mạnh". SLI cho phép bạn gắn 2 card đồ họa vào bo mạch chủ, SLI thường
đem lại khả năng xử lý đồ họa cao hơn bình thường từ 70-80%. Tuy nhiên, đây là các
công nghệ cao cấp, giá của cặp card đồ họa trung bình cũng tới vài trăm USD.
1. Âm thanh

Bo mạch chủ tích hợp âm thanh có thể là lựa chọn tốt hơn. Các loại bo mạch chủ
tích hợp chipset âm thanh sáu kênh thường chỉ thích hợp cho trò chơi hoặc phát lại
MP3. Tuy nhiên, một số bo mạch chủ cao cấp có thể hỗ trợ âm thanh 8 kênh (7.1),
đồng thời còn hỗ trợ thêm âm thanh số (SPDIF) ngõ quang/đồng trục. Nếu bạn muốn
có chất lượng âm thanh tuyệt hảo thì bạn có thể mua một card âm thanh chất lượng
cao như Creative Sounds BlasterLive 24bit chẳng hạn. Lúc đó, bạn có thể tắt âm thanh
tích hợp này bằng các jumper hoặc chỉ cần thiết lập trong BIOS.
2. Lưu trữ
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ ATA/100 hoặc ATA 133 và gần đây
khá nhiều bo mạch chủ hỗ trợ SATA. SATA có băng thông cao tới 150MB/giây. Không
những thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không
gian trong hộp máy. Không dừng ở đó, chuẩn SATA 2 đã xuất hiện với băng thông
300MB/s, gấp đôi so với SATA.
3. Bo mạch chủ tích hợp IDE RAID có thể là lựa chọn hấp dẫn. Hệ thống
RAID cho máy tính cá nhân sử dụng một cặp đĩa cứng cùng loại để làm tăng
hiệu năng (bằng cách ghi dữ liệu vào cả hai ổ đĩa) hoặc cung cấp giải pháp dự
phòng trong trường hợp ổ cứng hỏng (ánh xạ ổ đĩa). Tuỳ chọn điều khiển RAID là
lựa chọn không đắt, các bo mạch chủ hỗ trợ RAID chỉ tăng thêm khoảng 8 USD.
4. Kết nối
5. Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Ethernet, USB 2.0 và cổng
FireWire. Các cổng giao tiếp cũ như PS/2, cổng song song cũng dần "biến mất".
Không những thế, một số giao tiếp mở rộng khác như mạng không dây, mạng
Gigabit, Bluetooth, bộ đọc thẻ nhớ... cũng có thể được hỗ trợ
6. Phụ kiện đi kèm
7. Các đèn LED chuẩn đoán lỗi, đồng hồ giám sát hệ thống, nút Power,
Reset máy tính, Reset BIOS, BIOS dự phòng... Ngoài ra, nhà sản xuất còn có thể
đưa ra thêm các tiện ích, phần mềm đi kèm nhằm làm tăng sự tiện dụng, khả
năng xử lý, độ ổn định và sao lưu, phục hồi hệ thống.
8. Trong một hoàn cảnh nào đó, bạn không thể mua một bo mạch chủ mà
lại không mua CPU và RAM. Bạn cần phải cân nhắc về giá cả và hiệu năng của

bo mạch chủ trước khi quyết định mua sắm.
9. Lời khuyên khi mua sắm bo mạch chủ
10.Hãy tìm hiểu, nghiên cứu chipset
11.Bất cứ lúc nào, các nhà cung cấp bo mạch chủ cũng đưa ra các bo mạch
chủ với vài loại chipset khác nhau. Các công ty sản suất chipset như Intel, Via,
Sis và NVidia là những nhà sản xuất chipset chủ yếu. Thường thì, chipset được
chia thành 2 loại chính là một loại hỗ trợ bộ xử lý của AMD, và một loại hỗ trợ bộ
xử lý Pentium của Intel. Sự phân biệt chipset khác còn là khả năng hỗ trợ bộ
nhớ, tốc độ bus, các thiết bị được tích hợp sẵn như bo đồ họa, âm thanh. Bởi vì
có rất nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ thường sử dụng cùng một loại chipset
nên bạn sẽ dễ dàng phân biệt được các bo mạch chủ dựa vào chipset.
12.Đừng mua bộ xử lý nhanh nhất
13.Bạn phải tốn rất nhiều tiền chỉ để mua bộ xử lý có tốc độ cao nhất.
Nhưng nếu bạn mua một bộ xử lý có tốc độ thấp hơn một chút thì giá rẻ hơn rất
nhiều, không những thế bộ xử lý đắt nhất lại chưa chắc có tốc độ cao hơn hẳn.
14.Hãy mua loại bộ nhớ có tốc độ cao nhất mà bo mạch chủ của bạn hỗ trợ.
25

×