Bài 2:
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP
BÀI NÀY ĐƯỢC KẾT CẤU THÀNH 2 PHẦN:
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2. CÔNG TY CỔ PHẦN
3.CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
4. CÔNG TY HỢP DANH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm doanh nghiệp
"Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh". (Điều 4 - Luật Doanh
nghiệp 2005)
2. Các loại hình doanh nghiệp theo quy
định pháp luật hiện hành:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty hợp danh.
3. Quy chế pháp lý chung về doanh nghiệp
3.1. Thành lập và đăng ký kinh doanh
a. Điều kiện thành lập doanh nghiệp:
* Điều kiện về chủ thể: (Điều 13 Luật Doanh
nghiệp): Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá
nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp bị cấm
theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh
nghiệp 2005.
* Điều kiện về vốn: Bắt buộc khi doanh nghệp kinh
doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định
* Các điều kiện khác:
+ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
+ Điều kiện về tên doanh nghiệp
* Điều kiện để được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh:
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh
không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt đúng
theo quy định của pháp luật;
- Có trụ sở chính được xác định rõ ràng
theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
3.2. Tổ chức lại doanh nghiệp
a. Chia doanh nghiệp: A = B + C
b. Tách doanh nghiệp: A = A’ + B
c. Hợp nhất doanh nghiệp: A + B = C
d. Sáp nhập doanh nghiệp: A + B = A’
e. Chuyển đổi công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể
được chuyển đổi thành công ty cổ phần
hoặc ngược lại.
3.3. Giải thể doanh nghiệp
a. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
+ Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ
công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân;
của tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp
danh; của Hội đồng thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông của
công ty cổ phần;
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối
thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong
thời hạn 6 tháng liên tục;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b. Thủ tục giải thể doanh nghiệp:
* Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh
nghiệp
* Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp
* Bước 3: Gửi quyết định giải thể đến cơ quan
đăng ký kinh doanh, thông báo giải thể, niêm yết
công khai quyết định giải thể, đăng báo về việc
giải thể
* Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ
quan đăng ký kinh doanh; cơ quan đăng ký kinh
doanh phải xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng
ký kinh doanh.
3.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của
doanh nghiệp
* Các quyền của doanh nghiệp: được
quy định tại Điều 8, và Điều 10 Luật
Doanh nghiệp năm 2005.
* Các nghĩa vụ của doanh nghiệp:
được quy định tại Điều 9, và Điều 10
Luật Doanh nghiệp năm 2005.
II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1. Khái niệm
Điều 141 Luật Doanh nghiệp năm
2005 quy định: "Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân không
được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào; mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1
Doanh nghiệp tư nhân".
* Đặc điểm của DNTN
- Do một cá nhân làm chủ
- Không có tư cách pháp nhân
- Chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi
khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp
- Không được phát hành bất kỳ một
loại chứng khoán nào để huy động vốn
- Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập
một doanh nghiệp tư nhân.
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh
nghiệp tư nhân
Chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể tự
mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê
người khác quản lý doanh nghiệp. Trong
trường hợp thuê người khác quản lý
doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải
chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
1.3. Chế độ pháp lý về tài sản của DNTN
- Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký
chính xác tổng số vốn đầu tư;
- Toàn bộ vốn và tài sản phải được ghi chép
đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh
nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn
đầu tư;
- Không thể tách biệt giữa tài sản của chủ
doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chính
doanh nghiệp tư nhân đó;
- Vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với
doanh nghiệp tư nhân.
1.4. Các quyền đặc thù của DNTN
- Quyền cho thuê DNTN (Điều 144
Luật Doanh nghiệp 2005)
- Quyền bán doanh nghiệp (Điều
145 Luật doanh nghiệp 2005)
2. CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1. Khái niệm, đặc điểm
Công ty cổ phần là loại hình Công ty
mà vốn của công ty đựơc chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ
sở hữu.
Công ty cổ phần có các đặc điểm cơ bản sau:
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần
- Trong suốt quá trình hoạt động, công
ty cổ phần ít nhất phải có ba thành viên,
không hạn chế số lượng tối đa
- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn
góp
- Có quyền phát hành chứng khoán
(như cổ phiếu,trái phiếu) ra công chúng
để huy động vốn
- Là doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân
2.2. Tổ chức quản lý công ty
Theo quy định tại Điều 95 Luật doanh
nghiệp năm 2005, cơ cấu tổ chức quản lý
của công ty cổ phần gồm có:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc (tổng giám đốc)
- Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ
đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ
chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần
của công ty thì phải có Ban kiểm soát.
2.3. Chế độ pháp lý về tài sản
* Công ty cổ phần là loại hình đặc
trưng của công ty đối vốn nên các quy
định về vốn và chế độ tài chính có ý nghĩa
rất quan trọng. Vốn điều lệ của công ty cổ
phần được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần, giá trị của mỗi cổ
phần được thể hiện trên cổ phiếu.
* Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều
lệ của công ty được thể hiện dưới hình thức
cổ phiếu, thường gồm 2 loại cổ phần phổ
thông và cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi thường gồm các loại:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty
quy định.
Cổ phiếu: Là chứng chỉ do công ty cổ phần
phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của
công ty đó.
- Cổ phiếu là giấy tờ có giá trị chứng minh
tư cách chủ sở hữu cổ phần và đồng thời là tư
cách thành viên công ty của người có cổ phần.
- Cổ phiếu được mua bằng tiền Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử
dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công
nghệ, bí quyết, kỹ thuật, các tài sản khác quy
định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán
đủ một lần.
* Khi thành lập, công ty phải có vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của công ty trong một số ngành nghề
không được thấp hơn vốn pháp định. Vốn điều lệ
của công ty phải thể hiện một phần dưới dạng cổ
phần phổ thông. Các cổ đông sáng lập phải cùng
nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông
được quyền cháo bán của công ty. Vốn điều lệ của
công ty có thể có một phần là cổ phần ưu đãi.
* Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp
có chế độ tài chính phức tạp, nó đòi hỏi một chế
độ kế toán, kiểm toán, thống kê chặt chẽ và thích
hợp để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên
quan.
3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)
3.1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
3.1.1. Khái niệm,đặc điểm
Công ty TNHH là loại hình công ty gồm
không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và
công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty bằng tài sản của mình.
- Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số
lượng thành viên không vượt quá 50 trong suốt quá
trình hoạt động.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh
- Có tư cách pháp nhân
- Không được quyền phát hành cổ phiếu ra công
chúng để huy động vốn.
- Phần vốn góp của các thành viên chỉ được
chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Theo quy định tại Điều 46, Luật doanh
nghiệp năm 2005, cơ cấu tổ chức quản lý
công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên
phải có:
- Hội đồng thành viên
- Chủ tịch hội đồng thành viên
- Giám đốc (tổng giám đốc)
- Đối với công ty có trên 11 thành viên
thì phải có Ban kiểm soát.
3.1.3. Chế độ pháp lý về tài sản
- Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết
góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp
vốn cụ thể.
- Thành viên công ty TNHH có quyền yêu cầu công
ty mua lại phần vốn góp của mình theo quy định của
pháp luật.
- Công ty có quyền tăng vốn điều lệ bằng các hình
thức như tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh mức
tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên
của công ty, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Công ty cũng có quyền giảm vốn điều lệ theo quy định
tại Điều 60 Luật doanh nghiệp.
- Công ty chỉ được quyền chia lợi nhuận cho các
thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa
vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
3.2. Công ty TNHH 1 thành viên
3.2.1. Khái niệm
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một
tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu
công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn điều lệ.
- Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác trong hoạt phạm vi số vốn của công
ty.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sỡ hữu được
thực hiện theo quy định của pháp luật (xem Điều 66 Luật
doanh nghiệp 2005).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được
phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
* Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ
chức: CSH công ty bổ nhiệm một hoặc một số
người đại diện theo uỷ quyền, nhiệm kỳ không quá
5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu
công ty có quyền thay thế người đại diện uỷ quyền
bất cứ lúc nào.
- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ
nhiệm, cơ cấu tổ chức công ty gồm: Hội đồng
thành viên (gồm tất cả những người đại diện theo
uỷ quyền), giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm
soát viên.
- Trường hợp một người được bổ nhiệm, cơ cấu
tổ chức công ty gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc
hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên.