Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

QUẢN LÝ ĐIỂM TRÊN WEBSITE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 14 trang )

CHƯƠNG I : KHẢO SÁT YÊU CẦU
1.1 Khảo sát sơ bộ :
- Địa điểm khảo sát: Khoa đại học tại chức – Trường đại học Bách khoa Hà Nội
- Tài liệu, dữ liệu khảo sát: Bảng điểm tổng kết của sinh viên
- Chức năng, công việc: Lưu trữ điểm, thông tin trên giấy tờ
- Cơ sở vật chất: Cấu hình và số lượng máy tính đủ để đáp ứng việc lưu trữ điểm, và cập nhập điểm sinh viên.
Tình hình thực tiễn của Khoa tại chức (KTC):
Theo nghiệp vụ quản lý điểm thông thường, hoạt động quản lý điểm của KTC
bao gồm những phần chính sau:
• Thông thường, mẫu bảng điểm được trình bày như sau:
1
Trong quá trình học tập của sinh viên, KTC sẽ thực hiện việc quản lý theo hình thức nhận danh sách sinh viên
được thi từ giáo viên và đưa ra danh sách sinh viên được thi theo mẫu kí biên bản vào phòng thi.
KTC làm sẵn các mẫu bảng biểu quản lý điểm bao gồm các thông tin: Số thứ tự, họ tên, điểm chuyên cần, điểm
trung bình kiểm tra, điểm thực hành(thí nghiệm), điểm bài tập (seminar,tiểu luận), điểm kết thúc môn học và điểm môn
học. Các mẫu bảng biểu này được phân loại theo môn học và lớp học.
Sau khi kết thúc môn học, giáo viên gửi danh sách sinh viên được thi có kèm điểm thành phần lại cho bộ phận
quản lý điểm: điểm chuyên cần, điểm trung bình kiểm tra, điểm thực hành(thí nghiệm), điểm bài tập (seminar,tiểu luận),
bộ phận quản lý điểm sẽ lưu giữ thông tin lại, cho đến khi giáo viên chấm xong bài thi kết thúc môn học và cuối cùng là
đưa ra bảng điểm sau khi tính toàn bộ các điểm thành phần theo hệ số.
• Cách tính điểm:
- Điểm chuyên cần: 10% (1)
- Điểm TB kiểm tra: 10% (2)
- Điểm bài tập: 20% (3)
- Điểm thi kết thúc môn: 50% (4)
- Điểm môn học = (1)+(2)+(3)+(4)
- Sau khi hoàn thành bảng điểm, một bản được bộ phận quản lý lưu giữ tại hệ thống, một
bản trao lại cho lớp, hoặc có thể up lên trang web, v…v…
Với số lượng sinh viên nhiều, nhưng đội ngũ cán bộ mỏng dẫn đến việc giám sát và quản lý gặp nhiều khó
khăn, và tồn tại các nhược điểm sau:
2


- Việc lưu trữ các thông tin của sinh viên cũng như các thông tin cần thiết trong công tác quản lý đều
được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các giấy tờ có liên quan với số lượng các môn, các lớp tương
đối lớn và lưu trữ trong nhiều năm, chính vì vậy gây ra khó khăn trong công tác quản lý, tốn nhiều thời
gian và công sức của người trực tiếp quản lý.
- Khi lưu trữ bằng phương pháp truyền thống sẽ thiếu chính xác, nếu có sai sót thì việc sửa đổi gặp nhiều
khó khăn và sẽ phức tạp nếu sửa đổi nhiều lần
- Việc tìm kiếm thông tin rườm rà mất thời gian.
Từ những nhược điểm trên, nhóm phát triển nhận thấy cần xây dựng một hệ thống quản lý điểm, đảm bảo
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chức năng quản lý điểm cần có.
1.2 Yêu cầu về hệ thống mới:
Nhu cầu của khách hàng đối với hệ thống:
- Xây dựng được một phần mềm có thể xem điểm trực tiếp, nhanh chóng và chính xác.
- Phần mềm quản lý điểm đảm bảo tính tiện ích, giúp nhà trường có thể giảm được thời gian làm
việc, giảm được nhân sự trong công việc này, đồng thời giúp việc gửi thông báo tới sinh viên, phụ
huynh về kết quả học tập trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
- Dữ liệu đưa vào được kiểm tra và chuẩn hóa đảm bảo sự đúng đắn và chặt chẽ
- Hệ thống tin cậy, chính xác, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hệ thống linh động, dữ liệu truy cập
nhanh.
- Hệ thống đảm bảo người dùng thực hiện đúng phạm vi chức năng.
Các yêu cầu về chức năng của hệ thống: Do phạm vi của bài tập nên nhóm phát triển đưa ra phân tích chức năng cụ thể
sau:
- Xem điểm trên website
Các yêu cầu phi chức năng:
o Cài đặt dễ dàng ở mọi hệ điều hành máy tính hiện thời, yêu cầu cấu hình máy tính tối thiểu có thể cài
đặt và sử dụng tốt.
o Giảm bớt tối thiểu công việc của người sử dụng.
o Tránh được những sai sót đáng tiếc.
o Dễ dàng sử dụng ,bất cứ người nào cũng có thể sử dụng được.
o Tính báo mật(chỉ có người quản lý mới có thể chỉnh sửa dữ liệu được).
Sơ bộ về tính khả thi của việc thực hiện hệ thống:

Đáp ứng được nhu cầu của người quản trị trong việc quản lý hệ thống điểm một cách tiện lợi, cũng như giúp
sinh viên có thể tra cứu điểm và thông tin một cách nhanh chóng, tin cậy.
1.3 Khảo sát chi tiết:
1.3.1. Phân tích trường hợp và xử lý:
 Chức năng xem điểm qua website:
3
Chức năng này sẽ được thực hiện khi cán bộ quản lý điểm nhập đầy đủ các điểm thành phần và điểm thi hết
môn học (cụ thể phần trên), hệ thống sẽ tự động tính điểm cho từng sinh viên theo danh sách từ trên xuống.
Cách thức tính điểm được thực hiện theo quy chế như trên, sau khi kết thúc quá trình nhập điểm, hệ thống đưa
ra bảng điểm đầy đủ thuộc tính bao gồm các môn học, số học trình, điểm thi hết môn và số lần thi.
Đối với người dùng ngoài hệ thống, người dùng sau khi đăng nhập thành công chỉ cần nhập mã sinh viên và
học kỳ, hệ thống sẽ in ra bảng điểm chi tiết cho người dùng xem thông tin. Chức năng này sẽ Kết thúc
4
1.3.2 Mô tả bảng dữ liệu:
• Xem điểm hết môn:
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***
GIẤY CHỨNG NHẬN HỌC LỰC
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CHỨNG NHẬN
Anh(Chị): Mã sinh viên:
Sinh ngày: Nơi sinh:
Khóa: Năm tốt nghiệp:
Đã theo học chuyên ngành: Hệ:
KẾT QUẢ HỌC TẬP NHƯ SAU
Học kỳ Môn học Số học trình Điểm
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
1

2
3
Giáo vụ Hà Nội, ngày tháng năm
T/L HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HN
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×