Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổng hợp câu hỏi nhận định môn trách nhiệm hình sự và hình phạt HS2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.62 KB, 8 trang )

Tổng hợp câu hỏi nhận định môn Trách
nhiệm hình sự và hình phạt - HS2

1. Người phạm tội mua bán trái phép chất mua bán ma túy theo khoản 1 điều
194 BLHS có thể bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản (Trích đề thi lớp
3AB2CQ lần 1 2011)
Tội quy định tại khoản 1 điều 194 BLHS là tội phạm nguy hiểm có mức cao nhất
của khung hình phạt là 7 năm (khoản 3 điều 8 BLHS).

Tịch thu tài sản được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng (điều 40
BLHS)
Khoản 5 điều 194 cho phép tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản đối với người
phạm tội theo điều luật này.
Do đó câu nhận định đúng.

2. Miễn trách nhiệm hình sự là biện pháp không gây án tích cho người được
áp dụng (Trích đề thi lớp 3AB2CQ lần 1 2011)


Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án, cũng là một hình thức của TNHS.
Do đó miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không mang án tích.
(Đúng)

3. Hình phạt là 01 trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự (câu
1 trang 101 sách BT)
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, thể hiện ở
trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước, phải chịu những tác động bất lợi
được quy định trong Luật hình sự do Tòa án áp dụng theo 1 trình tự tố tụng nhất
định.

Nội dung của trách nhiệm hình sự bao gồm: Bị kết án bằng một bản án, hình


phạt (chính và bổ sung), các biện pháp tư pháp, án tích.
Vậy câu nhận định trên là ĐÚNG

--> Câu hỏi tương tự:
* Trách nhiệm hình sự và hình phạt là đồng nhất (SAI)

* Một người phạm tội vừa chịu trách nhiệm hình sự vừa chịu hình phạt (SAI)

4. Ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới là mục đích phòng ngừa chung
của hình phạt (câu 2 trang 101 sách BT)


Điều 27. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành
người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc
sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục
người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Mục đích phòng ngừa riêng: Nhà nước mong muốn, trực tiếp tác động đến cá
nhân người phạm tội: trừng trị là mục đích cũng là phương tiện để đạt mục đích
cuối cùng là giáo dục, cải tạo, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Mục đích phòng ngừa chung: của hình phạt là kết quả tác động đến cộng đồng
XH mà NN mong muốn đạt được khi dùng hình phạt đối với người phạm tội -->
ngăn ngừa người khác phạm tội, khuyến khích mọi người đấu tranh phòng
chống tội phạm
SAI, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới, cá nhân người đó thì làm sao mà
gọi là chung được.

5. Nội dung của trách nhiệm hình sự do Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự

quy định (câu hỏi suy ra từ bài học)
Nội dung của TNHS bao gồm: hình phạt (chính và bổ sung), biện pháp 4 pháp, án
tích tất cả đều do Bộ luật hình sự quy định và được Tòa án áp dụng cho người


phạm tội theo trình tự của Luật Tố tụng hình sự. Luật TTHC không hề quy định
hình phạt (chính và bổ sung), biện pháp 4 pháp, án tích

SAI

6. Trách nhiệm hình sự phát sinh khi cơ quan nhà nước phát hiện tội phạm
(câu hỏi suy ra từ bài học)

TNHS phát sinh và chấm dứt khi nào



Nhà nước có quyền điều tra, truy tố, xét xử từ thời điểm nào? Tại thời điểm

phạm tội (đã phát sinh quyền của NN truy cứu TNHS)



Thực hiện TNHS khi bản án kết tội có hiệu lực thi hành



Chám dứt TNHS khi ko còn phải chịu những tác động bất lợi: miễn TNHS,

xóa án tích, chấp hành xong bản án khi được miễn hình phạt, nhiều TH khác

(chết....)

SAI

7. Hình phạt quản chế và cấm cư trú chỉ được tuyên kèm theo hình phạt tù có
thời hạn (3/P.101)


Đúng, xem Điều 37, 38 BLHS vì câu cuồi của 2 Điều luật này có câu:........kể từ
khi chấp hành xong hình phạt tù --> hình phạt bổ sung đi kèm hình phạt tù có thời
hạn

8. Biện pháp tư pháp chỉ có thể áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi
phạm tội (4/P.101)
sai, định nghĩa........còn áp dụng cho người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và có
khả năng thay thế hình phạt.

=> Biện pháp tư pháp áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã
hội, hành vi đó có thể cấu thành tội phạm hoặc không đủ yếu tố cấu thành tội
phạm nhưng hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội.

9. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt (5/P.101)
Đúng, do định nghĩa.......Việc sử dụng biện pháp tư pháp thể hiện đúng phương
châm trong việc thực hiện chính sách hình sự là sử dụng tối đa, đồng bộ các biện
pháp để tác động đến việc giáo dục người phạm tội, hình phạt không phải là biện
pháp duy nhất trong việc giáo dục người phạm tội, đấu tranh phòng chống tội
phạm.
=> Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. Trong
những trường hợp nhất định, biện pháp tư pháp có thể thay thế cho hình phạt như
các biện pháp giáo dục tại phường xã, thị trấn và các biện pháp đưa vào trường



giáo dưỡng được áp dụng đối với người thành niên phạm tội cũng nhằm mục đích
răn đe, giáo dục cải tạo người phạm tội.

10. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt (6/P.101)
SAI, Chấp hành hình phạt là chấp hành bản án, chấp hành bản án chưa chắc chắc
là chấp hành hình phạt (bản án miễn hình phạt chẳng hạn).

=> Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các
nghĩa vụ khác ghi trong bản án (điều ...). Do đó nói chấp hành bản án là chấp
hành hình phạt là chưa chính xác. Sai

11. Người được miễn TNHS là người không phạm tội. (7/P.101)
Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội chịu trách nhiệm hình
sự về tội đã thực hiện --> SAI.
=> Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp không buộc người phạm tội chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm mà mình đã thực hiện. Do đó người được miễn trách
nhiệm hình sự là người phạm tội. Nếu người không phạm tội thì không xem xét
trách nhiệm hình sự, chứ không nói đến chuyện miễn hay không.

12. Miễn hình phạt là biện pháp không gây án tích cho người được áp dụng.
(8/P.101)


SAI, Mang án tích chứ, nhưng được xóa sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ ghi
trong bản án. (khoản 1 Điều 64).
=> Miễn hình phạt là trường hợp không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt
về tội phạm mà mình đã thực hiện. Người được miễn hình phạt đương nhiên được
xóa án tích sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ khác ghi trong bản án (khoản 1

điều ...). Do đó người được miễn hình phạt vẫn có án tích nếu chưa thực hiện các
nghĩa vụ khác ghi trong bản án. Do đó nhận định này sai.

13. Án treo là một loại hình phạt (9/P.101)

SAI, là trường hợp miễn hình phạt tù có điều kiện, khi vi phạm điều kiện thì phải
chấp hành hình phạt tù (Điều 60).

=> Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Còn hình
phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc
hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Do đó án treo không phải là một
loại hình phạt.

14. Án treo chỉ áp dụng cho tội ít nghiêm trọng (10/P.101)
SAI, Tùy theo tòa án tuyên hình phạt tù khộng quá ba năm, không liên quan gì đến
loại tội phạm, nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt, chưa đến mức phải chấp
hành hình phạt tù.


=> Câu này làm rồi.

15. Người đã được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án (11/P.101)
Đúng, điều 63



×