Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh thừa thiên huế năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.57 KB, 44 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Số: 186 /BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 12 năm 2014

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014
Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ, và
Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2013, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày
24/12/2013 chỉ đạo các ngành, các cấp quyết liệt thực hiện các giải pháp thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2014. Trong bối cảnh kinh tế
thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước chưa thực sự ổn định vững chắc;
việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 trái phép vào trong thềm lục địa của
Việt Nam trên biển Đông đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh và môi
trường đầu tư của cả nước, tác động không thuận đến kinh tế của tỉnh. Song,
dưới sự hỗ trợ của Trung ương, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân tỉnh và nỗ lực phấn đấu của tồn Đảng, tồn qn, tồn dân,
tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 đã có chuyển biến
tích cực; tăng trưởng kinh tế dự ước đạt 8,23%, mặc dù chưa đạt kế hoạch
nhưng cao hơn mức tăng 7,89% của năm 2013.
Dự ước có 08/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể như
sau:
Stt



KH năm
2014

Chỉ tiêu chủ yếu

I

Kinh tế

1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) (%)

Ước TH
năm 2014

9

8,23

10,7

9,12

- Công nghiệp-Xây dựng (%)

8,9

7,7


- Nơng Lâm Ngư nghiệp (%)

1,8

5,66

2.000

1.750

580

622

Tr.đó: - Dịch vụ

(%)

2

Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người
(GDP) (USD)

3

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
1



Stt

KH năm
2014

Chỉ tiêu chủ yếu

Ước TH
năm 2014

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng)

15.200

14.700

5

Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng)

4.755,6

4.652,2

II

Xã hội


6

Giảm tỷ suất sinh (‰)

0,2

0,2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,1

1,1

7

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)

14

13

8

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn (%)

5,3

5,3


9

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%)

54

54

10

Tạo việc làm mới (nghìn người)

16

16

III

Mơi trường

11

Tỷ lệ hộ nơng thơn sử dụng nước sạch (%)

68

68

57,3


56,91

4.300

4.300

95

95

12
13

Độ che phủ rừng (%)
- Trồng mới (ha)
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom (%)
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2014
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh
1.1. Lĩnh vực dịch vụ

Hoạt động du lịch khá sôi nổi. Đặc biệt đã tổ chức thành công Festival Huế
2014 với nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, hội thảo, hội thi, các chương
trình lễ hội, nghệ thuật đặc sắc2. Các địa phương đã duy trì tổ chức nhiều hoạt
động văn hóa cộng đồng tạo chuỗi sự kiện hấp dẫn như: Lễ hội Sóng nước Tam
Giang tại huyện Quảng Điền, Festival Thuận An biển gọi3; Lễ hội Lăng Cô Vịnh
đẹp thế giới... Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá và phát triển
đa dạng tour tuyến, sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch giữa
các địa phương trong vùng; nhờ đó, đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến Huế.
Dự ước tổng lượt khách lưu trú đến Huế năm 2014 đạt 1.840 nghìn lượt, tăng


1

Tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 dự kiến đạt 56,9%, giảm 0,4% so với kế hoạch do nguyên nhân trong năm 2013
diện tích rừng biến động giảm lớn hơn nhiều so với dự kiến
2
Festival Huế 2014 đã đón gần 2,4 triệu lượt khách trong nước và quốc tế; trong đó có 23 vạn khách lưu trú tại
các khách sạn, nhà nghỉ, tăng 25% so với Festival Huế 2012; doanh thu lưu trú ước đạt 150 tỷ đồng
3
Festival Thuận An biển gọi đã đón hơn 11 nghìn lượt khách.

2


4%; trong đó, lượt khách quốc tế đạt 780,3 nghìn lượt, tăng 4%. Doanh thu các
cơ sở lưu trú đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 14,9%4.
Hoạt động thương mại, quản lý thị trường: Đã tăng cường quản lý điều
hành bình ổn giá, ổn định thị trường; chấn chỉnh hoạt động các chợ; giám sát
chặt chẽ các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, dự trữ đầy đủ lượng hàng hóa 5
và tổ chức các điểm bán hàng bình ổn theo cam kết; mở rộng mạng lưới phân
phối, nhất là các điểm bán hàng bình ổn giá đến các vùng nơng thơn, vùng sâu...;
nhờ vậy, giá cả nhiều mặt hàng trong những tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ, khơng
có đột biến về giá. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức hơn 8% (năm
2013) xuống còn hơn 2%; chỉ số giá tháng 11 so với cuối năm trước của năm
2014 đạt mức tăng thấp nhất so với mức tăng cùng kỳ của nhiều năm trước đó 6.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 21.485 tỷ đồng, tăng 12,87%7.
Cơng tác quảng bá xúc tiến thương mại, đầu tư được chú trọng, đã tổ chức,
tham gia nhiều hội nghị, hội thảo xúc tiến, giao lưu đối thoại như: Hội nghị xúc
tiến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh; hội nghị liên kết phát triển du lịch ba địa
phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; tọa đàm quảng bá Festival
Huế 2014; hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2014; hội thảo kinh tế hội

nhập và kết nối – Cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp; phối hợp tổ chức hội
thảo chiến lược phát triển công nghiệp du thuyền Việt Nam tại thành phố Huế...
Các địa phương cũng đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá thương mại, giới thiệu các
sản phẩm truyền thống thông qua các hội chợ, lễ hội8...

Trong năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cử nhiều đoàn tham dự nhiều
hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm:
Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hội chợ du lịch quốc tế (WTM-2014)
tại Anh... và tỉnh đã phối hợp với VCCI, Đại sứ quán các nước Ấn Độ, Nam
Phi, Thái Lan, ADB, WB tổ chức nhiều Hội thảo giới thiệu thị trường xúc
tiến thương mại.
Hoạt động xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu ước đạt 622 triệu USD, tăng 14%
và vượt 7% so với kế hoạch. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng dệt may
đạt 482 triệu USD, chiếm 77,5% trong tổng giá trị xuất khẩu, tăng 13% so cùng
kỳ; sản phẩm bằng gỗ 78,5 triệu USD, chiếm 12,6%, tăng 6,6%; thủy sản 27,3
triệu USD, chiếm 4,4%, tăng 92,8%... Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch
cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 50,6%; Nhật Bản chiếm 10%,
4

Kế hoạch năm 2014 thu hút 1.900 nghìn lượt khách, doanh thu các cơ sở lưu trú đạt 1.600 tỷ đồng
Tổng giá trị hàng hóa thiết yếu dự trữ phục vụ Tết Nguyên Đán khoảng 847 tỷ đồng; từ ngày 05-30/01/2014 đã
thực hiện bán hàng bình ổn giá tại 21 điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh.
6
Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng 2010 tăng 8,39%; 2011 tăng 7,15%; 2012 tăng 9,16%; 2013 tăng 8,82%; 2014
tăng 2,26%
7
Kế hoạch tăng 20%
8
Phú Vang đã tổ chức thành công Ngày hội làng nghề truyền thống lần thứ IV với 27 đơn vị tham gia/30 gian hàng,
Quảng Điền đã tổ chức Hội chợ lễ hội Sóng nước Tam Giang với 16 đơn vị tham dự

5

3


Trung Quốc chiếm 8,5%. Giá trị nhập khẩu ước đạt 392 triệu USD, xấp xỉ năm trước;
các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là vải và phụ liệu may mặc, bơng xơ, sợi dệt.
Hoạt động tín dụng ngân hàng: Đã đa dạng hóa các hình thức huy động để
thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn, tăng khả năng thanh khoản; đến cuối tháng
10/2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 23.300 tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu
năm. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 22.400 tỷ đồng tăng 11,4% so với đầu năm;
trong đó, dư nợ cho vay một số lĩnh vực ưu tiên như sau: Cho vay phát triển
nông nghiệp, nông thôn đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 3,6% so với đầu năm; cho vay
sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đạt 1.510 tỷ đồng, tăng 7,2%,... Doanh số
chi trả kiều hối năm 2014 ước đạt 160 triệu USD, giảm 5,2%.
Đã triển khai Chương trình kết nối “Ngân hàng - Doanh nghiệp” để tháo gỡ
khó khăn cho các doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu;
thường xuyên theo dõi, đơn đốc, tích cực thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo,
cơ cấu lại nợ và bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt
Nam (VAMC)9,... Song, nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ 3,67% trong tổng dư nợ.
Các lĩnh vực dịch vụ khác tăng khá: Doanh thu vận tải bốc xếp ước đạt gần
1.700 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Doanh thu viễn thơng, truyền hình
cáp năm 2014 ước đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 20,6%; doanh thu ngành bưu chính
đạt 71 tỷ đồng, tăng 1,04%.
1.2. Lĩnh vực Cơng nghiệp
Tình hình sản xuất cơng nghiệp chuyển biến khả quan; chỉ số sản xuất (IIP)
tăng rõ rệt qua từng quý10. Ước cả năm 2014 chỉ số sản xuất tăng 9,7%, cao hơn
nhiều so với mức tăng 7,2% của năm 2013 và so với mức dự kiến kế hoạch 7%;
đây cũng là mức tăng khá tốt so với mức tăng dự ước của tồn quốc (6,7%) 11. Có
được kết quả này là nhờ vào tăng trưởng một số ngành công nghiệp như sản xuất

sợi (tăng 24,1%), may (tăng 13,8%), chế biến thực phẩm (tăng 37,51%), đặc biệt
sản xuất bia tăng 11,68% là mức tăng khá ấn tượng vì trong 6 tháng đầu năm
tăng trưởng ngành bia vẫn còn âm hơn 5%; sản xuất xi măng tăng trưởng âm
trong nhiều năm, đến nay đã có dấu hiệu phục hồi; men Frit trong nhiều tháng
trước đây giảm so cùng kỳ nhưng nay đã tăng trở lại nhờ đưa vào hoạt động Nhà
máy chế biến men Frit của Công ty Vitto.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá: tôm đông lạnh 2.823,7 tấn,
tăng 4,35 lần; bia lon Huda 89,5 triệu lít, tăng 26,78%; sợi các loại 53.368,3 tấn,
tăng 24,05%; quần áo lót 247 triệu cái, tăng 14,45%; xi măng 1.194,9 ngàn tấn,
tăng 5,94%; men frit 51.941 tấn, tăng 7,26%; bê tông tươi 107,5 ngàn m 3, tăng
9

Đã điểu chỉnh cơ cấu lại nợ cho 3.386 khách hàng, trong đó có 93 doanh nghiệp với số tiền là 1.362 tỷ đồng
Quý I, tăng 4,1%; trong 6 tháng đầu năm tăng 5,73%; trong 9 tháng tăng 9,5%
11
Năm 2013, IIP cả nước tăng 5,5%, tỉnh tăng 7,2%
10

4


11%; ơ tơ đóng mới 37 chiếc, tăng 23,33%; điện thương phẩm 957 triệu kwh,
tăng 17,03%...
Các sản phẩm giảm so cùng kỳ: Quặng Inmenit đạt 25.128 tấn, giảm
27,22%; quặng Zincol, rutin 16.542 tấn, giảm 24,71%; đá xây dựng 907 ngàn
tấn, giảm 13,02%; gạch xây 149,2 triệu viên, giảm 14,15%; dăm gỗ 575,3 ngàn
tấn, giảm 9,32%; điện sản xuất 849,3 triệu kwh, giảm 3,54%...
1.3. Tình hình hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế
Các khu công nghiệp: Đã cấp mới 06 Giấy chứng nhận đầu tư trong nước, 02
Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 2.078 tỷ đồng; lũy kế đến

nay, các khu công nghiệp đã thu hút được 91 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký
18.372,1 tỷ đồng; vốn thực hiện ước đạt 10.454 tỷ đồng, bằng 57,4% so vốn đăng
ký. Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu khu công nghiệp tăng liên tục, đến
nay chiếm đến 45% giá trị sản xuất toàn tỉnh và 25% về nộp ngân sách.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: Đã thu hút 03 dự án đầu tư trong nước,
vốn đăng ký 193 tỷ đồng; nâng tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực lên 36 dự án 12,
tổng vốn đầu tư đăng ký 38.057 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, tổng vốn thực
hiện của các dự án đạt 5.540 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện của các dự án đầu
tư trong nước là 1.290 tỷ đồng, các dự án đầu tư nước ngoài là 4.250 tỷ đồng
(tương đương 215 triệu USD). Cảng Chân Mây đã đón 120 lượt tàu cập cảng,
trong đó có 23 lượt tàu du lịch; khách du lịch qua cảng đạt 34.000 lượt khách,
lượng hàng qua cảng ước đạt 750.000 tấn. Khu du lịch Laguna tiếp tục phát huy
vai trò điểm nhấn dịch vụ du lịch cao cấp của tỉnh; đã đón khoảng 65.000 lượt
khách, tăng 14% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế chiếm 75%.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng: Đã hoàn thành xây dựng Trạm liên
kiểm cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng và đường từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí
Minh.
1.4. Lĩnh vực nơng lâm ngư nghiệp có nét tiến bộ, góp phần cải thiện mức
đóng góp vào mức tăng GRDP tỉnh từ mức đóng góp âm (năm 2013) lên đến
0,68 điểm phần trăm.
Trồng trọt: Cây lúa được mùa cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu với năng
suất lần đầu tiên chạm mốc 60,5 tạ/ha và 58,5 tạ/ha lần lượt đối với hai vụ, nâng
sản lượng lúa cả năm đạt 316.920 tấn, tăng 11,3% so với năm 2013. Tổng diện
tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 77.495 ha, giảm 1,1%; trong đó, diện tích
lúa 53.717 ha, tăng 0,1%, cây cao su đạt 9.412 ha, tăng 1,7%. Việc ứng dụng các

12

Trong 36 dự án có 13 dự án đã đi vào hoạt động, 11 dự án đang trong quá trình XDCB, 08 dự án đang chuẩn bị
đầu tư, 04 dự án đang làm thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư


5


tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất được đẩy mạnh,
mang lại hiệu quả kinh tế khá, cải thiện thu nhập người dân vùng nông thôn13.
Chăn nuôi từng bước chuyển biến theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại,
hình thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cơng nghiệp. Phát triển đàn bị
theo hướng lai hóa, đàn lợn theo hướng nạc hóa. Đã triển khai nghiêm túc các
biện pháp phịng chống dịch bệnh và đói rét cho gia súc, gia cầm, đặc biệt đã
khoanh vùng xử lý triệt để bệnh lở mồm long móng ở hai xã của Quảng Điền và
Phong Điền, không để xảy ra dịch bệnh. Thời điểm 01/10/2014, tổng đàn trâu
đạt 21.594 con, tăng 0,3% so với cùng kỳ; đàn bò 22.377 con, tăng 6,4%; đàn
lợn 201.708 con, tăng 1,4%, đàn gia cầm 2.167,6 nghìn con, tăng 1,9%.
Dự ước năm 2014, tổng đàn gia súc gia cầm phục hồi với mức tăng khá. Tổng
đàn trâu đạt 21.700 con, tăng 0,7%; đàn bò 21.400 con, tăng 1,6%; riêng đàn lợn
tăng mạnh (12,1% với 223.000 con), đàn gia cầm 2.300 nghìn con, tăng 8,1%.
Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng ước đạt 4.300 ha, tăng 0,3%; chăm sóc
rừng 13.416 ha, giảm 0,4%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 254.048 m 3, tăng 31,2%;
trong đó, gỗ nguyên liệu giấy 226.874 m3, tăng 32,3%14. Từ đầu năm đến nay có
526 vụ vi phạm lâm luật, giảm 6% so cùng kỳ; tổng số vụ đã xử lý là 554 vụ,
tịch thu 661 m3 gỗ quy tròn, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.930 triệu đồng.
Thuỷ sản: Các địa phương đã tổ chức tốt quy trình ni trồng, kiểm dịch
tôm giống, thả nuôi đúng khung lịch thời vụ, đúng mật độ, áp dụng hình thức
ni xen ghép đa dạng các đối tượng ni. Tổng diện tích ni trồng thủy sản
ước đạt 7.206,1 ha, tăng 0,3%. Sản lượng thủy sản ước đạt 50.738 tấn, tăng
6,6%; trong đó sản lượng khai thác đạt 35.856 tấn, tăng 4,3% (riêng khai thác
biển 31.882 tấn, tăng 5%). Tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản biển có
động cơ đạt 1.994 chiếc, tuy giảm 60 chiếc song tổng công suất đạt 87.580 CV,
tăng 8,4%. Số lượng tàu có cơng suất 90CV trở lên đạt 262 chiếc, tăng 17 chiếc

so với năm 2013; tổng công suất 45.957 CV, tăng 18,4%. Đã triển khai thực
hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số
chính sách phát triển thủy sản.
Cơng tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được chú trọng, đã thành lập 2 khu bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, nâng tổng số khu thủy sản được bảo vệ lên 12 khu. Đã
thả hơn 10 vạn tơm sú giống, 9.500 con cá dìa xuống vùng đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai và hơn 31 nghìn con cá giống nước ngọt các loại xuống Sơng Hương
nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích khai thác, nuôi trồng bền vững;
đã cấp quyền khai thác hơn 70% diện tích mặt nước, tạo thuận lợi cho các chi
13

Mơ hình “cánh đồng mẫu” góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm lúa gạo, cây mía (huyện Nam
Đơng) đạt doanh thu gần 200 triệu đồng/ha, rau má ở HTX sản xuất nông nghiệp Quảng Thọ 2 vừa được cấp
chứng nhận an toàn VietGAP, trồng ớt xuất khẩu ở huyện Phong Điền…
14
Sản lượng gỗ khai thác tăng cao do giá gỗ ổn định, diện tích rừng trồng đã đến kỳ khai thác tăng khá cao

6


hội nghề cá quản lý và khai thác có hiệu quả vùng đầm phá; tiếp tục triển khai
sắp xếp, giải tỏa nghề đáy ở khu vực cửa biển Thuận An...
Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị và đa số cộng đồng dân cư tham gia. Trong năm 2014, đã lồng
ghép, bố trí 334,8 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cụ thể: Nguồn vốn
CTMTQG xây dựng nông thôn mới đã đầu tư 83 tỷ đồng, tăng 36% so với 2013,
nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 131,76 tỷ đồng, tăng 63%,
nguồn vốn tập trung của Tỉnh bố trí trên 120 tỷ đồng. Đồng thời, bố trí 5,3 tỷ
đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho 45 xã. Đến nay, bình quân số tiêu chí đạt/xã
12,8 tiêu chí, tăng 0,5 tiêu chí/xã so với cuối năm 2013. Dự kiến đến cuối năm

2014, có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 8 xã15.
2. Quản lý đầu tư và xây dựng
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 14.700 tỷ đồng, bằng
96,7% KH năm, tăng 7,2% so với năm trước; trong đó vốn Trung ương quản lý
3.860 tỷ đồng, bằng 90,3% KH, tăng 40,4%, chiếm 26,3% tổng vốn; vốn Địa
phương quản lý 10.840 tỷ đồng, bằng 99,2% KH, giảm 1%, chiếm 73,7%.
Vốn thuộc ngân sách Nhà nước đạt 3.780 tỷ đồng, bằng 112,6% KH, tăng
6,6% so với năm trước, chiếm 25,7% tổng vốn, gồm có: Vốn ngân sách Trung
ương quản lý 1.440 tỷ đồng, bằng 105,5% KH, tăng 19%; vốn ngân sách Địa
phương quản lý 2.340 tỷ đồng, bằng 117,5% KH, tăng 0,2%. Nguồn vốn tín
dụng đạt 5.573 tỷ đồng, bằng 95% KH, tăng 18,1% so cùng kỳ, chiếm 37,9%
trong tổng vốn; vốn đầu tư của doanh nghiệp 1.712 tỷ đồng, bằng 95,4% KH,
giảm 0,2%, chiếm 11,6%; vốn viện trợ 785 tỷ đồng, bằng 69,2% KH, tăng 9%,
chiếm 5,3%; vốn đầu tư nước ngoài 1.200 tỷ đồng, bằng 82,8% KH, giảm 20%,
chiếm 8,2%.
Đã hoàn thành nâng cấp mở rộng đường Đống Đa, cầu Đông Ba, đường
và cầu Hữu Trạch; tập trung nguồn lực cho các cơng trình chỉnh trang đơ thị, hạ
tầng phục vụ Festival 2014 như: Tu bổ tổng thể di tích Ngọ Mơn - Hồng
Thành, chỉnh trang hệ thống giao thơng nội thị, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu
sáng, cây xanh. Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng tồn tuyến Quốc lộ 1A
đoạn qua Tỉnh; hoàn thành xây lắp các hạng mục: san nền, cấp, thốt nước, cắm
cọc phân lơ 10 khu tái định cư (TĐC) tập trung và 07 khu TĐC xen ghép phục
vụ giải tỏa trên địa bàn các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Phong Điền, Hương
Trà; trong đó, có hai khu TĐC đã hoàn thành giao đất đến dân.
Một số dự án của các doanh nghiệp đã đưa vào chạy thử: Nhà máy thủy
điện Tả Trạch Bitexco; Nhà máy xi măng Đồng Lâm; Nhà máy sợi Phú Hưng;
15

Trong năm 2014, dự kiến có 8 xã đạt chuẩn: Xã Hương Hịa, Hương Giang (huyện Nam Đơng ), Hương Lộc;
(huyện Nam Đông), Quảng Phú (huyện Quảng Điền), Phong Hải, Phong An (huyện Phong Điền), Thủy Tân

(huyện Hương Thủy), Phú Thượng (huyện Phú Vang).

7


Nhà máy may Thiên An Phú, Vinatex... Nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II đã
được hoàn thành và đi vào sản xuất cuối năm 2014. Khởi công một số cơng
trình: Nhà máy gạch khơng nung tại cụm cơng nghiệp Tứ Hạ; Dự án 500 căn hộ
cho người thu nhập thấp của cơng ty Vincoland.
Nhìn chung, cơng tác quản lý vốn đầu tư tư ngân sách nhà nước đã đảm bảo
quy trình thủ tục và tiến độ giải ngân; riêng một số dự án giao thông khối lượng
giải ngân thấp chủ yếu do vướng giải phóng mặt bằng (đường Điện Biên Phủ,
đường Trường Chinh nối dài, đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường
Thuỷ Dương - Thuận An....), dự án chỉnh trang tơn tạo sơng Ngự Hà có kế
hoạch vốn lớn nhưng chậm do thay đổi thiết kế.
Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư: Tổng số doanh nghiệp đăng ký
mới từ đầu năm đến ngày 24/11/2014 đạt 411 doanh nghiệp, tăng 3,5% so cùng
kỳ, tổng vốn đăng ký 1.104,8 tỷ đồng, giảm 30,4%. Đã cấp mới 19 Giấy CNĐT
trong nước với tổng mức đầu tư 2.706,2 tỷ đồng16 (gồm 10 dự án ngồi khu cơng
nghiệp, 06 dự án trong khu công nghiệp, 03 dự án trong Khu Kinh tế).
Đã cấp mới 09 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư 42,97 triệu
USD (gồm 7 dự án ngồi khu cơng nghiệp, 2 dự án trong khu công nghiệp);
luỹ kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 80 dự án với tổng vốn là 2.243,834 triệu
USD; doanh thu các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng đầu năm
ước đạt 510 triệu USD, tăng 1,90% so với cùng kỳ, nộp ngân sách nhà nước
khoảng 1.400 tỷ đồng, tăng 7,2%.
17

Lĩnh vực ODA: Tiếp tục thực hiện 17 dự án, khối lượng giải ngân 9 tháng
ước đạt 350 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ; tập trung chủ yếu các dự án phát triển

nông thôn, công trình cơng cộng an sinh xã hội như: Dự án cải thiện môi trường
nước thành phố Huế, Dự án phát triển lâm nghiệp (WB3), Dự án sáng kiến và
phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu,... Ký Biên bản ghi nhớ với
KOICA về dự án Qui hoạch chi tiết 2 bờ sơng Hương và dự án thí điểm; ký biên
bản hợp tác thỏa thuận chung với Tổ chức lao động quốc tế. Xúc tiến thủ tục
tiếp nhận các dự án mới như: Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp giai đoạn 2,
dự án "Xây dựng xã hội thích ứng với thiên tai Việt nam" do JICA hỗ trợ, dự án
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế do KOICA hỗ trợ…
Lĩnh vực NGO: Tính đến 31/10/2014, đã phê duyệt 20 dự án mới tập trung
trong các lĩnh vực phịng chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ sau thiên tai, giáo dục, y
tế; nâng số dự án đang thực hiện lên 48 dự án với tổng giá trị 13,7 triệu USD;
khối lượng giải ngân 10 tháng đầu năm ước đạt 2,9 triệu USD bằng cùng kỳ.

16
17

Năm 2013, cấp mới 24 GCNĐT trong nước, tổng vốn đăng ký 2.647,4 tỷ đồng
Năm 2013, cấp mới 08 dự án đầu tư nước ngoài, tổng mức đầu tư 308,74 triệu USD,

8


3. Tình hình tài chính ngân sách
Thu ngân sách ước đạt 4.652,2 tỷ đồng, bằng 97,8% dự toán năm, giảm
4,9%; trong đó thu nội địa 3.805,2 tỷ đồng, bằng 101% DT, xấp xỉ năm ngoái.
Trong thu nội địa: Thu doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 190 tỷ đồng, tăng
2%; thu doanh nghiệp Nhà nước Địa phương 222 tỷ đồng, tăng 2%; thu DN có
vốn đầu tư nước ngồi 1.466 tỷ đồng, giảm 1,7%; thu ngoài quốc doanh 750 tỷ
đồng, tăng 5,6%; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt 360 tỷ đồng,
giảm 13,3%. Chi ngân sách địa phương ước đạt 7.255,3 tỷ đồng, tăng 5% so với

DT, tăng 3,8%.
4. Lĩnh vực văn hóa xã hội
4.1. Văn hóa - thể thao
Với những nỗ lực đóng góp quan trọng trong tăng cường giao lưu, hợp tác
các nền văn hóa, văn minh; nâng cao ý thức của người dân trong khu vực Đông
Nam Á về những giá trị bản sắc, Thành phố Huế vinh dự là thành phố đầu tiên
của Việt Nam được trao danh hiệu "Thành phố Văn hóa của ASEAN". Nhiều
hoạt động văn hóa, thể thao đã diễn ra sơi động, hấp dẫn, đều khắp, tạo khơng
khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong dịp Mừng Đảng, Mừng Xuân, kỷ
niệm 39 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, 60 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ, 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lồng ghép tuyên
truyền về chủ đề chủ quyền biển đảo qua Triển lãm "Hoàng Sa - Trường Sa là
của Việt Nam" và các chương trình chiếu phim...
Tổ chức thành cơng Festival Huế 2014 - chủ đề "Di sản văn hóa với hội
nhập và phát triển" với sự tham gia của 66 đoàn và nhóm nghệ thuật đến từ 37
quốc gia và vùng lãnh thổ của cả 5 châu lục, đem đến cho khán giả hơn 100
chương trình nghệ thuật và nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và
các nước. Trong thời gian diễn ra Lễ hội, đã thu hút được một số chương trình,
hoạt động quan trọng khác của các Bộ ngành Trung ương tham gia: Hội nghị Bộ
trưởng Văn hóa các nước ASEAN+3; đêm nghệ thuật ASEAN; giải Golf
Festival Huế 2014; liên hoan múa quốc tế; liên hoan ẩm thực quốc tế, Hội thảo
Công nghiệp Du thuyền Việt Nam. Các địa phương đã tổ chức tốt các hoạt động
hưởng ứng Festival Huế, tạo chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, góp phần
vào thành cơng chung của Festival Huế 2014 như: “Hương xưa làng cổ Phước
Tích”, “Phong Hải biển nhớ”, “Chợ quê ngày hội”...
Sau Festival, hoạt động văn hóa thể thao tiếp tục diễn ra rộng khắp, điển
hình như: tổ chức thành cơng Liên hoan Dân ca Bình Trị Thiên lần thứ I-2014;
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II; các hoạt động tuần lễ phật đản,
phật lịch 2558 tại Huế góp phần chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc Vesak 2014, lễ hội thanh trà nhằm tôn vinh sản phẩm đặc sản của địa phương.
9



Duy trì phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” 18; đặc
biệt đã có nhiều chuyển biến trong đơn giản thủ tục cưới xin, đám tang theo nếp
sống văn minh như: hạn chế ăn uống kéo dài; rải vàng mã khi đưa tang,...
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được chú trọng; đã triển
khai chống xuống cấp di tích, tiêu biểu như: Đình làng Quy Lai, Phủ thờ Tôn
Thất Thuyết, Đình Dạ Lê, Chùa Thánh Duyên... Xét duyệt và công nhận Đàn
Âm hồn là di tích cấp tỉnh. Di tích “Hệ thống đường Trường Sơn - đường Hồ
Chí Minh" (có đoạn qua địa bàn tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di
tích cấp Quốc gia đặc biệt.
Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, thể thao; cơ sở kinh
doanh dịch vụ văn hóa, du lịch..., kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động ca Huế trên
sông Hương, bước đầu cải thiện chất lượng biểu diễn và phục vụ.
Các địa phương đã hoàn thành Đại hội TDTT cấp huyện; tổ chức thành
công Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII – 2014; triển khai luyện tập 13 đội tuyển
tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc. Đã tổ chức thành cơng các giải thể
thao có quy mơ: Giải thể thao ba môn thể thao phối hợp Laguna Lăng Cô
Thriathlon, Giải Quần vợt vô địch đồng đội quốc gia, Giải Golf Festival 2014,
Giải Đua thuyền trên sông Hương, Giải bơi đường dài vô địch Quốc gia lần thứ
41 - 2014 với chủ đề “Hướng về biển Đông”... Những tháng đầu năm thể thao
thành tích cao Thừa Thiên Huế đạt được 183 huy chương các loại (46 HCV, 58
HCB, 79 HCĐ).
4.2. Giáo dục và đào tạo:
Tích cực triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 44/NQ-CP về đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc sắp xếp mạng lưới
trường lớp và đội ngũ giáo viên. Tập trung thực hiện phổ cập giáo dục các bậc
học; kết quả 9/9 huyện, thành phố đạt phổ cập tiểu học và THCS. Về giáo dục
mầm non, đến nay có 7/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục
mầm non trẻ 5 tuổi19.

Kết thúc năm học 2013-2014, chất lượng dạy và học được nâng lên, học lực
của học sinh tăng khá. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,91%, tăng 0,25% so với
năm học trước; trong đó, tốt nghiệp loại giỏi đạt tỷ lệ 3,32%; tỷ lệ tốt nghiệp hệ
GDTX đạt 94,04%, tăng 10,69%. Kết quả tham gia các kỳ thi cấp Quốc gia đạt
138 giải (9 giải Nhất, 13 giải Nhì, 36 giải Ba và 80 giải Khuyến khích), cấp quốc
tế có 01 học sinh đạt Huy chương bạc mơn Hố học; tại các kỳ thi cấp Tỉnh đạt
1.877 giải, tăng cả số lượng và chất lượng so năm học trước.
18

Dự ước cuối năm 2014, toàn tỉnh có 1.425 làng, thơn, bản, tổ dân phố được cơng nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt
tỷ lệ 95% so với đăng ký; 995 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 94%; 219.265 gia
đình được cơng nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa với tỷ lệ là 91%.
19
Hai huyện Phú Vang và Phú Lộc chưa đạt chuẩn quốc gia mầm non 5 tuổi

10


Năm học 2014 - 2015, tồn tỉnh có 600 trường học mầm non và phổ thông,
tăng 3 trường, tăng 0,5%; với 8.459 lớp, giảm 2,6% và 259.465 học sinh giảm
2,7% so với năm học trước; trong đó, tuyển mới trên 17.400 học sinh vào lớp 1;
trên 19.500 học sinh lớp 6 và gần 13.000 học sinh lớp 10. Hiện nay các trường
đang tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ tiêu lớn của năm học 2014 – 201520.
Công tác đầu tư cơ sở vật chất trường học được chú trọng, đã xây mới và
đưa vào sử dụng 158 phòng học, 25 phịng chức năng, 30 nhà vệ sinh. Tồn tỉnh
có 218 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 27 trường so với năm học trước 21. Tỷ lệ
học sinh học 2 buổi/ngày tăng khá ở bậc tiểu học (đạt tỷ lệ 86,4%, tăng 4,9% so
với năm học trước) song ở bậc THCS đạt 26,1% và cấp THPT đạt tỷ lệ 0,76%.
Đào tạo nghề: Từ đầu năm đến nay đã có 9.366 lao động qua đào tạo
nghề, đạt 98,5% kế hoạch (cao đẳng nghề 1.290 sinh viên, chiếm 13,7%; trung

cấp nghề 895 học sinh, chiếm 9,5%; sơ cấp nghề và dưới 3 tháng có 7.181 học
viên, chiếm 76,6%). Trong đó, đã đào tạo nghề cho 3.284 lao động nơng thơn
(có 825 học nghề nông nghiệp và 2.459 học nghề phi nông nghiệp), đạt 93,8%
so với kế hoạch …Đồng thời, đã và đang triển khai 04 lớp dạy nghề thuyền
trưởng, máy trưởng tại các huyện Phú Lộc, Phú Vang và thị xã Hương Trà. Dự
kiến cả năm 2014 đào tạo 9.911 lao động, đạt 100% kế hoạch đưa tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đến cuối năm 2014 đạt 54%.
Đại học Huế đã có 10.287 sinh viên nhập học năm học 2014-2015. Hoàn
thành tuyển sinh cao học và nghiên cứu sinh đợt 1/2014, kết quả tuyển được 870
học viên cao học và 40 nghiên cứu sinh. Các chương trình đào tạo, liên kết, hợp
tác quốc tế phát huy tốt. Khoa Luật thuộc Đại học Huế được Thủ tướng Chính
phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật theo Công văn số
1750/TTg-KGVX ngày 15/9/2014.
Triển khai xây dựng Đề án đổi mới công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng
của Đại học Huế. Thành lập Khoa Điện tử - Viễn thông Trường ĐHKH, Viện
nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Trường ĐHYD, Viện Công nghệ sinh học Đại
học Huế; mở mới 9 ngành đào tạo đại học. Thành lập Trường Trung học Phổ
thông Thuận Hóa trực thuộc Trường Đại học Sư phạm - mơ hình trường thực
hành sư phạm đầu tiên của Tỉnh. Tổ chức Festival Khoa học hưởng ứng Festival
Huế 2014, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ của Đại học Huế...
4.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe

20

Năm học này, ngành giáo dục tập trung 8 chỉ tiêu lớn, trong đó đặc biệt tăng tỷ lệ trẻ nhà trẻ, mẫu giáo; tăng
cường công tác PCGD ở các cấp học, đặc biệt là PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; tăng tỷ lệ học sinh các cấp tốt
nghiệp loại khá, giỏi cũng như tăng tỷ lệ chất lượng chăm sóc và giáo dục học sinh mầm non, phổ thông; bảo
đảm 100% học sinh học nghề phổ thông; tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn;…
21
Chi tiết các trường đạt chuẩn: 40 trường mầm non (02 trường đạt chuẩn mức 2), đạt tỷ lệ 19,3%; 125 trường tiểu học

(10 trường đạt chuẩn mức 2), đạt tỷ lệ 55,56%; 45 trường THCS, đạt tỷ lệ 35,8% và 07 trường THPT, đạt tỷ lệ 17,5%.

11


Đã triển khai phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh mùa hè, duy
trì thường xun cơng tác giám sát dịch tễ, tập huấn nâng cao kỹ năng phòng
chống dịch bệnh cho cán bộ y tế; trang bị máy móc, thiết bị, cung cấp thuốc, hố
chất chống dịch cho các huyện, thành phố và các xã trọng điểm; tuyên truyền vệ
sinh phòng bệnh, phát động kêu gọi tăng cường vệ sinh tay… Nhờ đó, số ca mắc
các dịch bệnh khơng nhiều và khơng có trường hợp tử vong 22. Đã hồn thành
triển khai tiêm phịng vắc xin phịng bệnh Sởi và Rubella đợt 1 trong Chương
trình tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015.
Đã thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, các hoạt động khám
chữa bệnh và khám chữa bệnh BHYT; tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 77%. Cơng
tác tiêm chủng an tồn được chú trọng...
Hạ tầng y tế tiếp tục được tăng cường. Đã đưa vào sử dụng bệnh viện Lao
Bệnh phổi, Phong Da liễu; đã có thêm 32 xã, phường thị trấn được cơng nhận
đạt tiêu chí quốc gia về y tế, nâng tổng số xã, phường thị trấn đạt tiêu chí quốc
gia về y tế lên 94 xã, đạt 61,8%. Phê duyệt Đề án xây dựng Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Trung ương
Huế trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình; hồn chỉnh thủ tục công nhận, xếp
hạng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược là bệnh viện loại I, vừa qua đã triển
khai thành cơng việc chẩn đốn sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội
soi, không cần phẫu thuật (là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước
thực hiện được hình thức điều trị này). Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục đạt
thành tựu mới; đã thực hiện thành công ca mổ “cấy tim nhân tạo bán phần
Heartware” đầu tiên ở Việt Nam và lần thứ hai thành công trong việc ứng dụng
tế bào gốc tạo máu để điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng, mở ra một
hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Công tác truyền thông giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm được triển
khai dưới nhiều hình thức; trong “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”,
hoạt động thanh kiểm tra VSATTP được tăng cường, ... Nhờ vậy, đã ngăn chặn
và xử lý kịp thời các loại thực phẩm có yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tiêu dùng, ngăn chặn các vụ ngộ độc, các vụ dịch xảy ra trên địa bàn;
số cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định đạt trên 80%.
Chủ động triển khai sớm các chương trình, hoạt động Dân số - KKHGĐ,
nhờ đó mức sinh tiếp tục giảm, số trẻ sinh ra từ đầu năm đến nay là 6.960 trẻ,
giảm 524 trẻ so với cùng kỳ, trong đó số trẻ sinh con thứ 3 trở lên 1.141 trẻ,
giảm 207 trẻ, chiếm tỷ lệ 16,4%, giảm 1,6 %.
22

Từ đầu năm đến nay, có 93 ca mắc sốt rét, chủ yếu là sốt rét thường; 167 ca sốt xuất huyết; 105 ca viêm gan
siêu vi; 13 ca viêm não vi rút; 127 trường hợp mắc bệnh Tay – Chân – Miệng; khơng có trường hợp tử vong;
chưa xảy ra trường hợp nào mắc bệnh Sởi, Thương hàn...

12


4.4. Khoa học công nghệ
Đã triển khai xây dựng 19 đề tài/dự án năm 2014 cấp tỉnh; 06 dự án cấp
Trung ương. Thẩm tra công nghệ cho 06 dự án đầu tư; xây dựng quy định quản
lý về an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ. Tuyên truyền phổ biến, hỗ trợ
phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ đăng ký xác
lập quyền nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp…
Triển khai dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của
các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020; dự án Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ; xúc tiến dự án Xây dựng rừng mưa nhiệt đới và nhà điều hành
của dự án Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền Trung;… Tổ chức các hoạt động

chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam; Hội nghị giao ban và triển
lãm sản phẩm Khoa học và Công nghệ khu vực Bắc trung bộ lần thứ 11.
4.5. Lao động việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội
Công tác tạo việc làm mới tiếp tục được duy trì; dự ước cả năm giải quyết
việc làm mới cho 16.000 lao động, đạt 100% kế hoạch. Đã tổ chức thành cơng Tuần
lễ Quốc gia về an tồn - vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm
2014 tại Thừa Thiên Huế; đã kiểm tra công tác an tồn – vệ sinh lao động –
phịng chống cháy nổ tại 15 doanh nghiệp. Giải quyết chế độ bảo hiểm thất
nghiệp cho 3.428 người/3.546 người đăng ký, tăng gần 500 người với so với
cùng kỳ, với tổng số tiền hơn 29 tỷ đồng,
Đã tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững; các hoạt động truyền thơng và đối thoại chính sách về giảm nghèo; hỗ trợ
cấp thẻ BHYT cho người nghèo đảm bảo 100% đối tượng có thẻ. Phát động
Tháng cao điểm “Ngày vì người nghèo” năm 2014 , đến nay đã có 55 cơ quan,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ với tổng số tiền là 1.240 triệu
đồng. Trong 10 tháng đầu năm, Quỹ "Vì người nghèo" các cấp trong tỉnh và
chương trình an sinh xã hội đã vận động trên 109,126 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 5,3%.
Tổ chức thăm hỏi, trợ cấp, trao quà của Chủ tịch nước, Trung ương, của
Tỉnh, các cơ quan, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong và ngồi tỉnh cho đối
tượng chính sách, đối tượng xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hồn cảnh
khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán; tổng giá trị quà trợ cấp gồm 1.000 tấn gạo
và 139.389 suất quà trị giá 26,604 tỷ đồng. Thực hiện chính sách đối với người
có cơng và chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đã chi trả trợ cấp
thường xuyên tại cộng đồng cho 44.449 lượt đối tượng với tổng kinh phí hàng
tháng trên 10 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 đối tượng so cùng kỳ.

13



Cơng tác chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em được chú trọng;
đến nay, đã có 146/152 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường phù
hợp với trẻ em; 98% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT; tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em 2014... Triển khai tốt Chương trình
hành động quốc gia Người cao tuổi tỉnh; cơng tác phòng chống tệ nạn xã hội
năm 2014.
5. Cải cách hành chính
Cải cách hành chính (CCHC): UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
2832/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2013 về Kế hoạch cải cách hành chính
năm 2014 với 35 nội dung, nhiệm vụ (tương ứng với 42 kết quả cơng việc). Đến
nay đã hồn thành 31 nội dung (tương ứng với 40 kết quả cơng việc), 4 nội dung
cịn lại tiếp tục thực hiện trong những tháng cuối năm.
Tiếp tục thực hiện các chỉ thị, kế hoạch chuyên đề cải cách hành chính 23.
Xây dựng Quy định mơ hình mẫu Công sở điện tử cấp sở, cấp huyện, cấp xã;
Quy định triển khai và sử dụng hệ thống chứng thực văn bản điện tử. Tiếp tục
thực hiện Đề án “Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước”. Đã có 48
cơ quan hành chính nhà nước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (21 sở ban ngành, 14 chi cục thuộc sở, 9
UBND cấp huyện, 3 đơn vị ngành dọc); trong đó, có 27 đơn vị được cấp Giấy
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008
(20/21 sở ban ngành, 6/9 UBND cấp huyện, 1 chi cục thuộc sở); 03 đơn vị cấp
huyện đang đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đã
triển khai cho 15% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Đã ban hành quy định hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả
giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại cấp Sở và UBND cấp xã; quy định
công bố, cơng khai thủ tục hành chính và chế độ báo cáo tình hình, kết quả thực
hiện cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Bộ chỉ số
đánh giá kết quả thực hiện cơ chế một cửa tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
thuộc UBND cấp huyện và bộ chỉ số chấm điểm cải cách hành chính PAR cấp

huyện.
Đã triển khai kế hoạch công tác văn thư lưu trữ năm 2014; xây dựng đề án
Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ tỉnh; tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác
văn thư, lưu trữ... Triển khai dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa
23

Chỉ thị 26/CT-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác CCHC, cải cách
chế độ công vụ, công chức, Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc tăng cường kỷ
cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ trong
hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 28/7/2014 về nâng cao
Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2014 và năm 2015, Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 28/7/2014 về nâng
cao chỉ số cải cách hành chính (PAR) của tỉnh năm 2014 và năm 2015...

14


giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu và địa giới hành chính; xây dựng các
phương án liên quan đến Đề án chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với
những người hoạt động không chuyên trách...
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước được
đẩy mạnh, nhờ đó đã nâng hạng chỉ số sẵn sàng cho việc phát triển và ứng dụng
công nghệ thơng tin (ICT Index) vào nhóm có độ sẵn sàng ở mức khá, tăng lên 1
bậc, xếp thứ 6 tồn quốc; duy trì hoạt động các website ở 21 Sở, ban ngành cấp
tỉnh, 09 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã nhằm cung cấp thông tin, cơng
khai các quy trình, thủ tục hành chính. Triển khai đồng bộ 5 phần mềm dùng
chung của tỉnh; bảo đảm trên 80% văn bản của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và
UBND cấp huyện được lưu chuyển dưới dạng văn bản điện tử qua mạng; 100%
giấy mời của các sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã được phát hành qua mạng;
100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện ứng dụng chữ ký số
trong trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của

tỉnh và hệ thống thư điện tử công vụ; bảo đảm cơ quan hành chính nhà nước từ
cấp huyện trở lên cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên.
Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh; tập trung giảm
chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, nâng cao tính minh
bạch tiếp cận thông tin. Một số cơ quan chuyên môn của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục do đơn vị chịu
trách nhiệm; cụ thể: rút ngắn thời gian giải quyết 7/33 thủ tục hành chính thuộc
lĩnh vực khoa học công nghệ, đạt tỷ lệ 21,2%; 60% hồ sơ liên quan đến lĩnh vực
đất đai và môi trường đã rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định Đã giảm
thời gian cấp phép đăng ký kinh doanh đảm bảo đúng theo quy định 05 ngày
làm việc. Lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã giảm còn 5 ngày đối với các
dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (theo quy định tại Nghị định
108/NĐ-CP là 10 ngày); giảm còn 13 ngày đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu
tư có điều kiện (theo quy định là 25 ngày); cấp giấy phép kinh doanh vận tải
được rút gọn còn 10 ngày, giảm 5 ngày so với quy định.
Đẩy mạnh cải cách quy trình và thủ tục nộp thuế, đã thực hiện rút ngắn thời
gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế từ 537 giơ
̀/năm xuống còn 235,5 giờ; phấn đấu đến năm 2015, tất cả các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh chuyển qua thực hiện kê khai thuế qua mạng (giao dịch điện tử),
hướng đến mục tiêu giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế xuống còn 171 giờ
theo đúng yêu cầu lộ trình của Trung ương.
Về thủ tục hải quan, nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu, đã triển khai phối hợp giữa các cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc
và các ngân hàng thương mại để thu ngân sách nhà nước bảo lãnh thuế thông
qua hệ thống TCS.
15


6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường, ảnh hưởng thiên tai
Về quản lý đất đai: Đã triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013. Tập trung

đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đến ngày 25/10/2014, đã giao đất 32
dự án với tổng diện tích 11,2 ha, cho thuê đất 50 dự án với tổng diện tích
3.735,3 ha; thu hồi đất do vi phạm 02 dự án với diện tích 0,8 ha. Cấp 598.531
GCN với diện tích 333.365 ha, đạt tỷ lệ 97%; trong đó hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư đã cấp được 591.106 GCN với diện tích 120.609,9 ha, đạt
tỷ lệ 95,6% và tổ chức, cơ sở tơn giáo đã cấp được 7.425 GCN với diện tích
212.755,1 ha, đạt tỷ lệ 97,9%.
Rà soát số liệu thống kê đất đai năm 2013 trên địa bàn các huyện, thị xã,
thành phố. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đo đạc chỉnh lý, lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu quản
lý đất đai các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy. Tổ
chức bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các quỹ đất phân
lô, quỹ đất kêu gọi các dự án đầu tư… Tổng số tiền thu giao quyền sử dụng đất
toàn tỉnh ước đạt 405,1 tỷ đồng, đạt 80,4 % so với kế hoạch.
Về môi trường: Đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện về môi
trường24. Đặc biệt Thành phố Huế vừa nhận được giải thưởng của Hội đồng
tuyển chọn Giải thưởng ASEAN về thành phố bền vững môi trường lần thứ 3.
Đã thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của 30 dự
án đầu tư và ký quỹ 12 dự án cải tạo phục hồi môi trường; cấp 24 sổ đăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Tiếp tục thực hiện đề án thu gom, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Triển khai xây
dựng 02 dự án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực Ngũ Điền của 02
huyện Phong Điền, Quảng Điền và vùng Khu 3 của huyện Phú Lộc. Tăng cường
kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường, tiến hành xử lý 141/141 vụ, với tổng số
tiền phạt 521 triệu đồng. Hoàn thiện phương án di dời những cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm môi trường trong nội đô ra ngoại ô thành phố Huế. Đã tiến hành kiểm
tra công tác bảo vệ môi trường tại 36 cơ sở dịch vụ du lịch lưu trú; kết quả chỉ
có 11 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải được đầu tư cơng nghệ hồn chỉnh, các
cơ sở cịn lại đều có hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp tự hoại. Tuy

nhiên, hiệu quả hoạt động của các hệ thống này chưa cao ở cơng đoạn khử
trùng; các mẫu nước thải đều có hàm lượng coliform vượt quá giới hạn quy
định.

24

Ngày Đất ngập nước (02/02), Giờ Trái đất (22/4), Đa dạng sinh học (22/5), Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường (29/4 - 6/5); Ngày Nước thế giới (22/3); Ngày Khí tượng thủy văn thế giới với chủ đề “Thời tiết
và khí hậu - giới trẻ cùng hành động”; Ngày Mơi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tuần lễ
Biển và Hải đảo Việt Nam

16


Cấp mới 11 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thơng
thường; 7 giấy phép thăm dị; 12 giấy phê duyệt trữ lượng khoáng sản… theo
quy hoạch đã được phê duyệt.
Triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm
của cộng đồng về biến đổi khí hậu” và “Kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”. Xúc tiến đầu tư dự án xây
dựng khu bảo tồn đất ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng khu vực Rú Chá – Cồn Tè; dự án “Bảo tồn rùa biển khu vực Chân MâyLăng Cô”;....
Ảnh hưởng thiên tai: Lúc 19 giờ 34 phút 36 giây ngày 15/5/2014 tại vị trí
có tọa độ (16.320N độ vĩ Bắc, 107.370E độ kinh Đông) thuộc khu vực huyện A
Lưới, đã xảy ra một trận động đất 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.
Động đất gây nên rung động cấp 5 - 6 tại khu vực tâm chấn. Trận động đất với
cường độ nhẹ không gây thiệt hại về người và tài sản, tuy nhiên đã làm cho một
số người dân lo lắng, bất an.
7. Cơng tác quốc phịng - an ninh và đối ngoại đối ngoại
Quốc phòng - an ninh: Thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an

ninh dân dân có bước chuyển biến mới, sức mạnh của khu vực phịng thủ khơng
ngừng được nâng lên, trật tự an tồn được giữ vững, chính trị ổn định, chất
lượng tỏng hợp của lực lượng vũ trang tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
xung kích cũng như trong các nhiệm vụ khó khăn đột xuất.
Chỉ đạo sát sao hoạt động diễn tập; tổ chức huy động và luyện tập lực
lượng dự bị động viên. Công tác tuyển quân được thực hiện nghiêm túc, hồn
thành chỉ tiêu gọi cơng dân nhập ngũ và tuyển quân là 1.120 thanh niên, đạt
100% chỉ tiêu giao quân. Làm tốt việc rà soát, phúc tra nắm nguồn dự bị động
viên, phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, kịp thời bổ sung, điều
chỉnh đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
cả về số lượng và chất lượng, hồn thành nhiệm vụ giáo dục quốc phịng an ninh
cho các đối tượng. Thường xuyên làm tốt công tác chính sách hậu phương qn
đội; là tốt cơng tác tìm kiếm cất bốc hài cốt liệt sỹ cả trong và ngồi nước. Tiếp
tục quan tâm xây dựng cơng trình phịng thủ trên địa bàn tồn tỉnh.
Các ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND
ngày 07/01/2014 của UBND Tỉnh về đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ an toàn
Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ và các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện quan trọng của
quê hương đất nước trong năm 2014. Tổ chức thực hiện Tháng hành động
phịng, chống ma túy. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về thực hiện Luật giao
thông đường bộ; tổ chức ký cam kết về thực hiện an toàn giao thơng... Nhờ đó,
tai nạn giao thơng giảm đáng kể; chung 10 tháng, xảy ra 692 vụ tai nạn và va
17


chạm giao thông, giảm 77 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm chết 131 người,
giảm 23 người; bị thương 687 người, giảm 68 người.
Trước tình hình biển đảo diễn biến phức tạp vào giữa năm 2014, Tỉnh uỷ và
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời khơng để xảy ra biến cố gây bất lợi
đến tình hình an ninh trên địa bàn. Đã triển khai các hoạt động hưởng ứng
chương trình “Nghĩa tình Hồng Sa, Trường Sa”, phản đối Trung Quốc hạ đặt

giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam;
các địa phương đã chỉ đạo nhân dân hưởng ứng chương trình “Chung sức bảo vệ
chủ quyền biển Đơng”. Đã thăm hỏi, động viên hoạt động sản xuất kinh doanh
của 07 doanh nghiệp Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trên địa bàn; nhìn
chung, các doanh nghiệp vẫn ổn định sản xuất25.
Cơng tác đối ngoại: Đã có nhiều thành tích lớn trong cơng tác nâng cao vị
thế hình ảnh của địa phương, đặc biệt với việc tổ chức tốt việc đón, tiếp và làm
việc với các đoàn cao cấp của quốc tế. Đến ngày 15/10/2014, đã đón 248 đồn
khách quốc tế với 1.218 lượt người đến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế;
làm thủ tục cho 115 đoàn với 261 lượt người xuất cảnh đến các nước như Nhật
Bản, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan… tham dự hội thảo, hội nghị tham quan, học tập
kinh nghiệm... Đặc biệt, trong chuyến công tác do Chủ tịch UBND tỉnh tháp
tùng đoàn Chủ tịch nước thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản, đồng chí Chủ tịch
UBND Tỉnh đã cùng Ngài Phó Thống đốc Phủ Kyoto ký kết Thỏa thuận về thiết
lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai địa phương nhằm khẳng định và nâng cao
hơn nữa Tuyên bố chung đã ký kết vào tháng 11/2013.
Đã tổ chức tốt các hội nghị, lễ hội quốc tế trong khuôn khổ Festival Huế.
Triển khai Kế hoạch công tác biên giới năm 2014; đảm bảo an toàn cho 84 km
biên giới. Thực hiện đồng bộ, toàn diện các hoạt động thơng tin đối ngoại,
quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng ra thế giới
và đấu tranh dư luận trên các lĩnh vực quan trọng góp phần tạo đồng thuận và
tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế và kiều bào. Quan hệ đối
ngoại với nước bạn Lào được quan tâm. Đã bàn giao gói hỗ trợ di chuyển, dựng
nhà mới và xây dựng hệ thống nước sạch cho nhân dân bản A Róc, huyện Kà
Lừm cho tỉnh Sê Kơng...

(UBND tỉnh có Báo cáo riêng về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh năm 2014)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG


25

Riêng Công ty TNHH Quốc tế Hello Việt Nam, doanh thu 6 tháng đầu năm giảm gần 30% do hàng hóa của
cơng ty chủ yếu xuất khẩu qua Trung Quốc bằng đường biển; một số đối tác lớn của Công ty ở TP.HCM như
công ty Sifa của Trung Quốc cũng gặp khó khăn

18


Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn và thách thức, kinh tế - xã hội của tỉnh
tuy chưa đạt được kế hoạch ở một số chỉ tiêu song vẫn có kết quả khá. Nền kinh
tế phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao hơn năm trước cùng với việc kiềm
chế lạm phát ở mức thấp là kết quả quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho những
năm tới. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng cao nhất trong
nhiều năm trở lại đây. Tổ chức thành cơng Festival Huế 2014. Lĩnh vực văn hóa
– xã hội có nhiều tiến bộ; thành phố Huế vinh dự là thành phố đầu tiên của Việt
Nam được trao danh hiệu "Thành phố Văn hóa của ASEAN", "Giải thưởng
ASEAN về thành phố bền vững môi trường". Về y tế, Bệnh viện Trung ương
Huế thực hiện thành công ca mổ “cấy tim nhân tạo bán phần Heartware” đầu
tiên ở Việt Nam, mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh nhân suy
tim - phổi giai đoạn cuối; lần thứ hai thành công trong việc ứng dụng tế bào gốc
tạo máu để điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng, mở ra triển vọng mới trong
việc áp dụng cho nhiều bệnh nhân ung thư vú và ung thư buồng trứng giai đoạn
cuối. An sinh xã hội, đời sống của nhân dân ổn định. Quốc phòng an ninh được
giữ vững.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn một số
hạn chế và yếu kém:
Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, ảnh hưởng tình
hình thu ngân sách của tỉnh. Sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của
tỉnh không đạt kế hoạch (xi măng), một số sản phẩm tăng trưởng âm (khoáng sản,

vật liệu xây dựng...). Quy mơ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng thu nhỏ
lại26.
Công tác quản lý xây dựng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, việc thực hiện Chỉ
thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND
của HĐND tỉnh và Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về xây
dựng nếp sống văn minh đô thị chưa đạt kết quả cao.
Một số lĩnh vực dịch vụ có mức tăng thấp so với các năm trước. Dư nợ tín
dụng thấp, nợ xấu có chiều hướng gia tăng trở lại do các doanh nghiệp bộc lộ
khả năng tài chính yếu, mất khả năng trả nợ cũng như đề xuất phương án sản
xuất kinh doanh tốt để tiếp tục vay mới. Dệt may chiếm tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (gần 80%), nhưng giá trị gia tăng chưa cao, hình
thức gia cơng vẫn là chủ yếu.
Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông
nghiệp còn thấp; bảo quản chế biến sau thu hoạch còn kém phát triển, ảnh hưởng
chất lượng sản phẩm. Đầu ra của các sản phẩm nông lâm thủy sản không ổn

26

Năm 2013, vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp đạt 4 tỷ đồng; năm 2014 đạt 2,7 tỷ đồng

19


định; nông sản tiêu thụ và xuất khẩu phần lớn ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng
không cao; sản phẩm chưa có thương hiệu.
Tình trạng vi phạm luật đất đai; khai thác trái phép khoáng sản, đất san lấp,
cát sạn trái phép vẫn cịn xảy ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc
phục, nhất là ô nhiễm rác thải ở một số vùng nông thôn. Ý thức về bảo vệ mơi
truờng vẫn chưa thành thói quen trong nếp sống sinh hoạt.
Công tác huy động các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh khó

khăn. Số dự án mới đầu tư vào địa bàn tỉnh giảm cả về số lượng và quy mô. Tiến
độ đầu tư hạ tầng các khu tái định phục vụ giải tỏa Quốc lộ 1A chậm. Một số dự
án chậm thi công kéo dài, nhất là các dự án đầu tư nước ngồi 27. Quốc phịng, an
ninh trên một số lĩnh vực còn tiềm ẩn phức tạp.
Đào tạo nghề tiếp tục gặp khó khăn trong cơng tác tuyển sinh, đặc biệt là hệ
cao đẳng nghề, trung cấp nghề.
Công tác chỉ đạo điều hành ở một số đơn vị còn thiếu quyết liệt; việc chấp
hành kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc chưa nghiêm; vi phạm về nội quy, giờ
giấc làm việc và thái độ giải quyết cơng việc cịn xảy ra.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN
NIÊN KỶ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2014
1. Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
(1) Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,3% (Chuẩn nghèo thời kỳ 2011 – 2015)
(2) Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 13%
2. Phổ cập giáo dục tiểu học
(1) Tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học 99,4%
(2) Tỷ lệ hồn thành bậc tiểu học 100%
3. Bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ
(1) Tỷ lệ học sinh nữ tiểu học 48,18%
(2) Tỷ lệ học sinh nữ bậc THCS 47,16%
(3) Tỷ lệ học sinh nữ bậc THPT 55,61%
(4) Tăng số đại biểu phụ nữ tham gia trong các cơ quan dân cử, trong các
cấp, các ngành từ 3-5%.
(5) Đảm bảo điều kiện để phụ nữ thực hiện nhiệm vụ và tham gia đầy đủ,
ngang bằng trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
4. Giảm tỷ lệ chết của trẻ em
(1) Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi dưới 12‰
27

Dự án chậm thi công: Khu nghỉ dưỡng - Sân golf đầm Lập An. Một số dự án có kế hoạch vốn trong năm

nhưng đến nay vẫn chưa thi công: Nhà máy thứ 3 của công ty Hanesbrands; Khu nhà ở công nhân của công ty
Scavi Huế

20


(2) Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi còn dưới 15‰
5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ
Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống đạt dưới 20‰
6. Phòng chống HIV/AIDS và những bệnh nguy hiểm khác
(1) Số người nhiễm HIV mới phát hiện trong năm 70 người
(2) Số bệnh nhân AIDS hiện còn sống 368 người
(3) Số bệnh nhân sốt rét được phát hiện 40 người
7. Đảm bảo môi trường phát triển bền vững
(1) Tỷ lệ dân số toàn tỉnh được sử dụng nước sạch 95%
(1) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 68%.
(2) Tỷ lệ che phủ rừng 56,9%
(3) Có 25% khu cơng nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn môi trường.
(4) Các nguyên tắc phát triển bền vững đã được lồng ghép vào các
chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm đẩy lùi các tổn thất
về tài nguyên môi trường.
8. Xây dựng quan hệ đối tác tồn cầu vì mục đích phát triển
(1) Tổng kim ngạch xuất khẩu 622 triệu USD
(2) Đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của 25 quốc
gia.
IV. DỰ ƯỚC KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015
Các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV
và Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐND ngày 11/08/2011của HĐND tỉnh về kế
hoạch 5 năm 2011 - 2015 được xây dựng trong bối cảnh nhiều dự báo lạc

quan về triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới và tình hình trong nước
có nhiều thuận lợi, chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ năm 2009 phát huy
hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm được đề ra trên cơ sở tăng
trưởng khá cao của 5 năm trước và chưa lường hết được hậu quả tiêu cực của
khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu tác động nặng nề đến nền kinh
tế nước ta. Trong 4 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp,
kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Tình hình trong nước vẫn cịn nhiều
khó khăn, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi; Quốc hội, Chính phủ thực hiện nhiều
biện pháp tái cơ cấu và cắt giảm đầu tư công. Thực trạng trên tác động bất lợi
đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Chỉ số tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh
được điều chỉnh chênh lệch thấp hơn so với công bố của địa phương và số kế
hoạch. Dự báo tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm
2011 - 2015 có 10/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; 05/16 chỉ tiêu khó đạt
là tăng trưởng kinh tế trên 13%, tổng sản phẩm bình quân/người 2300 USD,
21


tổng đầu tư tồn xã hội 18 – 20 nghìn tỷ/năm, thu ngân sách nhà nước 6.000 tỷ
đồng và các chỉ tiêu lĩnh vực môi trường. Cụ thể như sau:
KH
5 năm
11 - 15

Ước TH
5 năm
11 - 15

Khả năng
thực hiện


>13

7,7

Khó đạt

2.300

2.000

Khó đạt

Các ngành dịch vụ (%)

48

55,9

Công nghiệp-xây dựng (%)

43

33,7

Nông, lâm, ngư nghiệp (%)

9

10,4


4 Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

650 - 700

650

Đạt

18 - 20

13,5

Khó đạt

6000 - 6500

4.850

Khó đạt

60

51,2

Gần đạt

8 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,1


1,1

Đạt

9 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%/năm)

60

60

Đạt

<5

<5

Đạt

1 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)
2

<14

<14

Đạt

1 Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân
3 Số giường bệnh /vạn dân


15

15

Đạt

46

46

Đạt

14

16

Đạt

95

100

Đạt

75
58

75
57,5


Đạt
Đạt

80

50

Khó đạt

Tỷ lệ khu đơ thị được xử lý nước thải, thu
gom và xử lý chất thải rắn (%)

95

95

Đạt

Tỷ lệ khu công nghiệp, Cụm CN và làng nghề
có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý
chất thải rắn (%)

70

33,3

Khó đạt

Chỉ tiêu chủ yếu
I

Kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) (%)
2 GDP bình quân/người (USD - giá thực tế)
3 Cơ cấu kinh tế

5 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (1000 tỷ đồng)
6 Thu Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng)
7 Tỷ lệ đơ thị hóa (%)
II Xã hội

11 Tỷ lệ hộ nghèo (%)

1 Tạo việc làm mới (nghìn người/năm)
4
III Mơi trường
15 Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước
hợp vệ sinh (%)
Trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch
1 Độ che phủ rừng
6
1 Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu
7 chuẩn về môi trường (%)

22

(2/6)


Chỉ tiêu chủ yếu
Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt

tiêu chuẩn môi trường (%)

23

KH
5 năm
11 - 15
100

Ước TH
5 năm
11 - 15
60

Khả năng
thực hiện
Khó đạt


Phần II
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015
Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011-2015. Tình hình trong nước và thế giới cùng với các yếu tố nội tại của tỉnh
đan xen tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một số yếu tố
tác động được thể hiện qua ma trận SWOT như sau:
THẾ MẠNH (S)

CƠ HỘI (O)

• Vị trí chiến lược, nằm trên Hành

lang kinh tế Đơng Tây
• Tiềm năng, tài ngun thiên nhiên
và văn hóa phong phú, đa dạng
• Kinh tế - xã hội phát triển ổn định
• Con người Huế với bản sắc thương
hiệu Huế: truyền thống hiếu khách,
cộng đồng sáng tạo và bền vững,
cách sống hòa hợp với thiên nhiên
• PCI 2013 xếp hạng 2/63 tỉnh thành
phố, tăng 28 bậc so năm 2012
• PAPI 2013 xếp hạng 16/63 tỉnh
thành phố, tăng 5 bậc so năm 2012

• Dự báo tăng trưởng kinh tế thế
giới tiếp tục phục hồi nhẹ; kinh tế
trong nước trên đà hồi phục với
mức tăng trưởng khá
• Việt Nam gia nhập Hiệp định
TPP có thể mở ra nhiều cơ hội
mở rộng thị trường cho lĩnh vực
dệt may
• Một số cơ chế chính sách của
Đảng, Chính phủ đối với Thừa
Thiên Huế đang có hiệu lực thi
hành
• Quan hệ hợp tác, liên kết vùng
trong phát triển du lịch

ĐIỂM YẾU (W)


THÁCH THỨC (T)

• Năng lực cạnh tranh ngành du lịch của
tỉnh ở mức thấp trên bản đồ du lịch
quốc gia, trong khu vực và thế giới
• Đội ngũ lao động tay nghề chưa
cao; tác phong làm việc thiếu
chuyên nghiệp, thiếu kỷ luật
• Do tính bảo thủ về văn hố, người
Huế có thể khó chấp nhận những
thử nghiệm đổi mới

• Điều kiện tự nhiên và khí hậu
khơng thuận lợi, thường xuyên
chịu ảnh hưởng bởi thiên tai
• Diễn biến tranh chấp vùng biên
giới biển và đất liền
• Cạnh tranh của các địa phương
trong khu vực
• Khả năng tụt hậu so với các tỉnh
thành trong khu vực cao

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, Tư vấn Akitek Tenggara; Công văn số
3978/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015; Báo cáo PCI năm 2013; Báo cáo hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng
cấp tỉnh PAPI 2013; Trích dẫn nghiên cứu của nhà Huế học Hoàng Phủ Ngọc Tường đăng
trên báo Tuổi trẻ
24



Thực hiện Thông báo kết luận số 175-TB/TW ngày 01/08/2014 của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh Kết luận 48 – KL/TW ngày 25/05/2009 về Xây
dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2020; Quyết định 86/2009/QĐ-TTg
ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển
KTXH Thừa Thiên Huế đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 29/7/2011 của Tỉnh ủy về xây
dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; căn
cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm
2015; các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm
năm 2015 như sau:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
Năm 2015, Thừa Thien Huế đặt mục tiêu tập trung phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi
trường và bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng khoảng 9,0%, tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu

người 2.000 USD; giá trị xuất khẩu hàng hố 680 triệu USD; tổng đầu tư tồn xã
hội 16.200 tỷ đồng, tăng 15%; thu ngân sách nhà nước 4.851,6 tỷ đồng ; tạo việc
làm mới cho 16.000 người
c) Chỉ tiêu phát triển môi trường
10. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 75%
11. Trồng rừng 4.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng: 57%
12. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 97%
3. Các chương trình và dự án trọng điểm
a) Các chương trình trọng điểm:
Tập trung thực hiện 8 chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; ưu tiên 4 chương trình trọng điểm sau:
1. Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng kỹ thuật
2. Chương trình phát triển du lịch và dịch vụ
3. Chương trình xây dựng nơng thơn mới và bảo đảm an sinh xã hội

4. Chương trình chỉnh trang đơ thị và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
b) Các dự án trọng điểm
- Dự án giao thông đối ngoại: Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, hai hầm
đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, dự án
nâng cấp cầu cảng số 1 Chân Mây phục vụ đón tàu du lịch cỡ lớn.

25


×