Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bộ câu hỏi thi vấn đáp lý luận pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.77 KB, 9 trang )

Bộ câu hỏi thi vấn đáp Lý luận pháp luật

1. Trình bày vấn đề nguồn gốc pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin.
2. Phân tích bản chất giai cấp của pháp luật.

3. Phân tích bản chất xã hội của pháp luật.
4. Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.

5. Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
6. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Nêu đặc điểm của văn bản quy phạm pháp
luật.

7. Tiền lệ pháp là gì? Nêu những ưu điểm và hạn chế của tiền pháp.
8. Nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là nguồn luật
nào? Trong thời gian sắp tới chúng ta cần chú ý đến việc sử dụng nguồn luật nào?
Tại sao?

9. Phân tích thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật.


10. Phân tích xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

11. Quy phạm pháp luật là gì? Hãy phân biệt quy phạm pháp luật với các quy
phạm xã hội khác.

12. Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật.
13. Nêu và phân tích vai trò của bộ phận giả định trong quy phạm pháp luật.

14. Nêu và phân tích vai trò của phận quy định trong quy phạm pháp luật.
15. Nêu và phân tích vai trò của phận chế tài trong quy phạm pháp luật



16. Trình bày các tiêu chí phân loại và phân loại quy phạm pháp luật.

17. Hệ thống pháp luật là gì? Có những quan điểm nào về hệ thống pháp luật?
18. Hệ thống cấu trúc pháp luật là gì? Hãy phân tích vai trò của các yếu tố thuộc
hệ thống cấu trúc pháp luật.
19. Ngành luật là gì? Cơ sở nào để phân định các ngành luật?

20. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là gì? Trình bày mối liên hệ của các văn
bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

21. So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật.

22. Trình bày vấn đề hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật.


23. Trình bày vấn đề hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật.

24. Hãy phân tích các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
25. Hệ thống hoá pháp luật là gì? Phân biệt tập hợp hoá và pháp điển hoá.

26. Quan hệ pháp luật là gì? Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội.
27. Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật.

28. Phân tích yếu tố chủ thể trong quan hệ pháp luật.
29. Phân tích nội dung của quan hệ pháp luật.

30. Sự kiện pháp lý là gì? Phân biệt sự biến pháp lý và hành vi pháp lý, cho ví dụ
minh hoạ? Tại sao nói sự kiện pháp lý là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan
hệ pháp luật?


31. Ý thức pháp luật là gì? Tại sao nói ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng
với tồn tại xã hội?

32. Phân biệt ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận
33. Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.

34. Nêu và phân tích các biện pháp tăng cường ý thức pháp luật.

35. Pháp chế là gì? Pháp chế có mối quan hệ như thế nào với pháp luật?


36. Trình bày các yêu cầu cơ bản của pháp chế.

37. Thực hiện pháp luật là gì? Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật và cho
ví dụ minh hoạ.

38. Trình bày các trường hợp cần áp dụng pháp luật và cho ví dụ minh hoạ.
39. Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?

40. Phân tích các giai đoạn của áp dụng pháp luật.
41. Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Phân biệt áp dụng tương tự quy phạm pháp
luật và áp dụng tương tự pháp luật.

42. Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
43. Trình bày các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật.

44. Phân tích mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội
trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.


45. Có thể nói lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý không? Vì sao?
46. Phân tích căn cứ xác định lỗi và phân tích các loại lỗi. Cho ví dụ minh hoạ cho
mỗi loại lỗi.

47. Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân tích các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý.


48. Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
không? Tại sao?
49. Phân biệt điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật.

50. Phân tích vai trò của các yếu tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.
II. Câu hỏi nhận định.

1. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.
2. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

3. Pháp luật luôn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội
so với những quy phạm xã hội khác.
4. Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc chung.

5. Pháp luật và các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội.

6. Trong mọi trường hợp pháp luật đều lạc hậu hơn so với kinh tế.
7. Chỉ pháp luật mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.


8. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà Nhà
nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh được

nêu ở bộ phận quy định.

9. Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận: giả định, quy định và
chế tài.

10. Chỉ có quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.
11. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là sự mô hình hóa ý chí của Nhà
nước.

12. Thuộc tính quy phạm là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp luật.
13. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều
chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận.
14. Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi về
nội dung và hiệu lực pháp lý.
15. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế-xã hội.

16. Một hệ thống pháp luật càng hoàn thiện khi nó càng có nhiều ngành luật.
17. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.


18. Trong hai căn cứ phân định các ngành luật thì đối tượng điều chỉnh phụ thuộc
vào phương pháp điều chỉnh.
19. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của
pháp luật.
20. Áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
các chủ thể được nhà nước trao quyền.
21. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có thể sử dụng pháp luật. Các cá nhân không thể
sử dụng pháp luật.


22. Hoạt động áp dụng pháp luật không thể sáng tạo vì nó ảnh hưởng đến tính
pháp chế.

23. Bốn giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật không nhất thiết phải thực hiện
theo một trình tự nhất định.

24. Xử lý vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh, kịp thời là điều kiện đảm bảo
pháp chế.

25. Pháp chế chính là pháp luật.

26. Biểu hiện của sự phụ thuộc của ý thức pháp luật vào tồn tại xã hội là khi tồn tại
xã hội biến đổi thì ý thức pháp luật cũng biến đổi theo.


27. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc áp dụng pháp luật.

28. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc áp dụng pháp luật.
29. Chủ thể trong cơ chế điều chỉnh pháp luật chỉ có thể là cá nhân.

30. Quy phạm pháp luật là yếu tố tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình điều
chỉnh pháp luật.

31. Điều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước sửa đổi pháp luật cho phù hợp với
thực tế cuộc sống.

32. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý của chủ thể.

33. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật của chủ thể
vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.


34. Mọi tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể đều là chủ thể của quan hệ pháp luật.
35. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.

36. Mọi quan hệ pháp luật có thể xuất hiện đều phải có sự kiện pháp lý.
37. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của cá nhân.

38. Người mù là người có năng lực hành vi hạn chế.

39. Năng lực hành vi là yếu tố biến động hơn so với năng lực pháp luật.


40. Năng lực pháp luật của các cá nhân khác nhau là như nhau.

41. Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên.
42. Pháp nhân có thể tham gia vào mọi quan hệ pháp luật.

43. Năng lực pháp luật thuộc tính tự nhiên, còn năng lực hành vi là thuộc tính
pháp lý.

44. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
45. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải có sự thiệt hại xảy ra.

46. Người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.

47. Lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý.
48. Người thực hiện hành vi trái pháp luật không có năng lực trách nhiệm pháp lý
vẫn có thể xem là có lỗi.
49. Mọi yếu tố của mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đều phản ánh thông qua
mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

50. Căn cứ để phân loại lỗi là dựa vào tiêu chí ý chí và lý trí của chủ thể thực hiện
hành vi trái pháp luật.



×