Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.78 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................2
Chương 1: Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng........................3
1.1. Khái niệm và đặc điểm. .................................................................3
1.2. Vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng...................................................5
1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng......................................11
1.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước.......................................................11
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.......................................................12
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
ở Việt Nam trong thời gian qua...........................................................14
2.1. Hệ thống giao thông vận tải...............................................................15
2.2. Hạ tầng điện và viễn thông................................................................20
2.3. Hệ thống khu công nghiệp.................................................................26
2.4. Các cơ sở hạ tầng khác.......................................................................30
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng ở Việt Nam....................................................................................32
3.1. Giải pháp chung..................................................................................32
3.2. Các giải pháp riêng.............................................................................33
KẾT LUẬN...........................................................................................35
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................36
PHỤ LỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................36
1
LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường đầu tư là yếu tố quyết định đến khả năng thu hút vốn của
một quốc gia đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mà trong đó cơ sở hạ
tầng của quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đây cũng là yếu
tố hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định bỏ vốn ra để thực hiện
một dự án nào đó.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Chính Phủ thì cơ
sở hạ tâng ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể đáp ứng được
phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như


khẳng định đuợc vai trò trong quá trình thu hút vốn đầu tư.
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt được thì cơ sở hạ tầng của
Việt Nam cũng bộc lộ hạn chế ở nhiều mặt như sự xuống cấp của hệ thống
giao thông đường bộ, đường sắt hay cơ sở hạ tầng công nghệ cao vẫn còn
thiếu…..điều đó đã khiến cho suy giảm khả năng tăng trưởng của nền kinh
tế,không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài.
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Hương
em đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và vai trò của đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng nên em đã quyết định chọn đề tài: “Vai trò của
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Lý luận và thực tiễn.”

2
Chương 1: Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
1.1. Khái niệm và đặc điểm.
* Khái niệm.
Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng
phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một
phạm vi lãnh thổ nhất định.
Theo quan điểm triết học thì cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì quá trình sản xuất chỉ là sự kết
hợp giản đơn giữa 3 yếu tố là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao
động.Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó thì cần
phải có sự tham gia của cơ sở hạ tầng thì mới tạo ra được sự phát triển tối ưu
nhất bởi lẽ cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng hay
đến tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.Cở sở hạ tầng chỉ thực
sự phát triển sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào thế kỉ thứ 19.
*Phân loại:
Căn cứ vào chức năng và tính chất thì các công trình cơ sở hạ tầng được

chia làm 3 loại:
-Cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
-Cơ sở hạ tầng xã hội .
-Cơ sở hạ tầng môi trường.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống
như các con đường,hệ thống điện,mạng lưới thông tin liên lạc.
Cơ sở hạ tầng xã hội là các công trình gắn với các địa điểm dân cư như
trường học, bệnh viện, công viên…Các công trình này có vai trò nâng cao đời
sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định xã hội.
3
Cơ sở hạ tầng môi trường là các công trình phục vụ cho bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như
các công trình xử lý rác thải ,nước thải…..
*Đặc điểm.
Cơ sở hạ tầng là các kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên nó
mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là:
-Cơ sở hạ tầng là các công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời
gian thu hồi vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu
hồi vốn.
-Thời kì đầu tư kéo dài.Thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực
hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động.Nhiều công
trình có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.
-Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài.thời gian này tính từ khi công
trình đi vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.
-Các thành quả của hoạt động đầu tư thường phát huy tác dụng ở ngay
tại nơi nó được xây dựng nên.Ví dụ là việc xây dựng các con đường hay hệ
thống các cảng biển …
-Vì cơ sở hạ tầng là các công trình cần vốn đầu tư lớn hơn nữa thời kì
đầu tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ro cao trong đó có nguyên nhân chủ
quan là do công tác quy hoạch ở nước ta còn hạn chế vì thế nhiều công trình

xây dựng không phát huy được hiệu quả cần thiết.
Bên cạnh các đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển thì cơ sở hạ tầng
cũng có những đặc điểm riêng của nó:
-Trong cơ chế thị trường hiện nay đồng vốn luôn luôn vận động không
ngừng ;những nơi có lợi nhuận cao,thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ được các
nhà đầu tư ưu tiên đầu tư vào và ngược lại.Vì thế lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ
tầng không thu hút được nhiều vốn tư nhân mà chủ yếu là từ nguồn vốn nhà
nước.
4
-Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao có nhiều đặc
điểm giống với hàng hoá công cộng.Các công trình cơ sở hạ tầng được xây
dựng nên phục vụ cả chức năng sản xuất và đời sống.Ví dụ như các con
đường được nhà nước đầu tư không chỉ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước mà còn phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân.
-Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính đồng bộ,có quy mô lớn và
thường áp dụng các công nghệ hiện đại do đó công tác lâp quy hoạch là rất
quan trọng nếu không sẽ phải trả giá rất đắt.
-Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính định hướng,nó là kết quả của
công tác quy hoạch cả một vùng lãnh thổ rộng lớn cho đến những khu vực có
diện tích nhỏ. Các công trình cơ sở hạ tầng dựa trên quy hoạch tổng thể kinh
tế xã hội của cả nước là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của một quốc gia theo các đặc điểm và điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
-Ngoài ra nó cong mang tính địa phương và vùng sâu sắc,nước ta trải dài
từ bắc tới nam mỗi vùng lại có những đặc điểm địa lý,tài nguyên thiên
nhiên…khác nhau do đó mỗi vùng lại có thế mạnh riêng nên đầu tư cơ sở hạ
tầng để phục vụ các thế mạnh đấy cũng khác nhau ví dụ như nơi nào có nhiều
tài nguyên như than ở Quảng Ninh thì địa phương sẽ tập trung phát triển các
nhà máy than và các nhà máy nhiệt điện,hay ở các địa phuơng vùng cao như
Sơn La lại đầu tư vào các nhà máy thuỷ điện.
1.2. Vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng.

Mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển nên nó cũng có đầy đủ
vai trò của hoạt động đầu tư phát triển:
-Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tác động đến tổng cung và tổng
cầu.Trước hết làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế bởi lẽ các hoạt động đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng cũng cần phải dùng đến nguyên vật liệu như xi măng,
sắt thép….Theo thống kê của ngân hàng thế giới thì các hoạt động đầu tư
5
chiếm từ 24% đến 28% trong tổng cơ cấu đầu tư của tất cả các nước trên thế
giới. Đối với tổng cầu thì tác động này biểu hiện rõ trong ngắn hạn.
AD=C+I+G+X-M
Trong đó: C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G:Tiêu dùng chính phủ
X: Xuất khẩu
M:Nhập khẩu
Việc tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là cho I tăng đồng thời là cho
tổng cầu AD tăng và làm cho AD dich chuyển sang phải làm cho sản luợng
tăng lên
+Tác động đến tổng cung trong dài hạn.Tổng cung của nền kinh tế gồm
có hai nguồn chính là nguồn cung trong nước và cung từ nước ngoài.Khi các
công trình cơ sở hạ tầng hoàn thành sẽ khiến cho môi trường kinh doanh của
daonh nghiệp thuận lợi hơn,tiết kiệm chi phí,tăng năng suất lao động…từ đó
làm cho nguồn cung tăng lên.Hơn nữa khi xây dựng các công trình cơ sở hạ
tâng cũng gián tiếp làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực,nâng cao khả
năng công nghệ do đó đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng gián tiếp gia tăng
tổng cung cho nền kinh tế.
P AD
0
AD
1

AS
Q
6
Cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất thể hiện qua
phương trình:
Q = F(K, L, R, T…)
Trong đó:
• K: Vốn đầu tư
• L: Lao động
• R: Tài nguyên
• T: Công nghệ
Qua phương trình trên ta thấy tăng vốn đầu tư (K) là nguyên nhân trực
tiếp làm gia tăng tổng cung trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Mặt khác, vốn đầu tư còn tác động tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực (L) hay đổi mới công nghệ (T)… cho nên đầu tư còn gián tiếp làm tăng
tổng cung của nền kinh tế.
-Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tác đông tích cực đến tăng trưởng kinh tế.Cơ
sở hạ tầng vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng với tác động đến chất lượng
tăng trưởng.Các công trình cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp- hoá hiện đai hoá,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
….do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng.Mối quan hệ giữa đầu tư
và tăng trưởng được biểu hiện qua công thức của hệ số ICOR:
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm
= Đầu tư trong kỳ/GDP tăng thêm
= Tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Từ công thức trên cho thấy nếu như hệ số ICOR không đổi thì mức tăng
trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.Theo một số nghiên cứu muốn giữ
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì tỉ lệ đầu tư phải chiếm trên 25% so với
GDP tuỳ thuộc vào ICOR của từng nước.Chính vì vậy đầu tư xây dựng cơ sở

7
hạ tầng là rất quan trọng bởi lẽ nó là một trong những yếu tố quan trong để
thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, như đã nói ở trên thì đầu tư còn tác động tới cả chất lượng tăng
trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với
tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua biểu thức:
g = D
i
+ D
l
+ TFP
Trong đó:
• g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
• D
i
: Đóng góp của đầu tư vào tăng trưởng GDP
• D
l
: Đóng góp của lạo động vào tăng trưởng GDP
• TFP: Đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng
GDP
-Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.Cơ cầu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế
có liên quan chặt chẽ với nhau được biểu hiện cả về mặt chất và lượng tuỳ
thuộc vào mục tiêu phát triển của từng nền kinh tế.Hay chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là sự thay đổi ty trọng của bộ phận cấu thành nền kinh tế,sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế khi có sự phát triển không đồng đều về qui mô tốc độ
giữa các ngành các vùng.Mỗi một thời kì nền kinh tế lại có những mục tiêu
phát triển khác nhau được thể hiện qua các chính sách của đảng và chính
phủ,bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch

phù hợp với qui luật làm cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế,phát huy
nội lực của các vùng.Ví dụ như trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang
tăng trưởng cao trong nhiều năm thì nhà nước đang cố gắng phát triển công
nghệ cao để tao ra môt cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế như cho xây dựng khu công nghệ cao láng hoà lạc,xây dựng các công
trình như nhà máy lọc dầu Dung Quất áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế
giới. Đảng và chính phủ cũng có những chính sách phát triển các vùng,khu
8
vực phù hợp dựa vào các thế mạnh của mỗi nơi như cho xây dựng các khu
công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư vào khai thác các thế mạnh của các
địa phương,
-Hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng tác động đến sự phát triển của
khoa học công nghệ. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam với nền tảng công nghệ kem xa so với các nước phát
triển trên thế giới.Việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là yếu tố quyết
định thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là các nhà đầu tư ở các
nước phát triển,những thứ mà các nhà đầu tư này mang đến Việt Nam không
chỉ là tiền mà còn là các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây là một trong
những biện pháp tốt nhất để thu hẹp khoảng cách về trình độ với các nước
phát triển .Hơn nữa khi các công nghệ này đến Việt Nam nó cũng có tác dụng
nâng cao trình độ của nguồn nhân lực nước ta,khi đó chính nguồn nhân lực
này sẽ cớ điều kiện để nghiên cứu các công nghệ phù hợp với điều kiện của
đất nước dựa trên những kiến thức thu được khi được tiếp xúc với các công
nghệ tiên tiến.Thêm nữa việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng như khu công nghệ cao
láng Hoà Lạc sẽ tạo môi trường thuận lợ cho các nhà khoa học Việt Nam có
môi trường thuận lợi để tập trung nghiên cứu tránh phụ thuộc quá nhiều vào
nước ngoài.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng có những vai trò riêng của nó:
-Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho các ngành khác phát triển.Thực vậy bất kì
một ngành kinh tế nào cũng cần phải có được hạ tầng kĩ thuật ổn định thì mới

có thể phát triển được.Ví dụ như một dự án công nghiệp thì cơ sở hạ tầng là
một vấn đề cốt yếu,cơ sở hạ tầng ở đây được xem xét dưới nhiều vấn để như
nguồn năng lượng mà đặc biệt là điện năng với nhiều yêu cầu đòi hỏi:Nguồn
cung cấp cà cung cấp với khối lượng ổn định, ít gây ô nhiễm môi trường và có
tính kinh tế cao.Hay vấn đề cũng phải quan tâm là nhu cầu vận tải và hệ thống
giao thông,với một hệ thống giao thông thuận lợi sẽ là giảm đáng kể chi phí
sản xuất của doanh nghiệp từ đó lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên.
9
-Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định
đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI.Một quốc gia có cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ rất khó có thể
thu hút được vốn đầu tư do đó để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này cần phải
nâng cấp cơ sở hạ tầng . Ở Việt Nam trong thời gian qua vốn FDI đang ngày
càng tăng .
-Xuất phát từ chính đặc điểm của nó,các công trình cơ sở hạ tầng mang
vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là những
vùng sâu vùng xa với điều kiện cơ sở hạ tầng hết sức khó khăn,thường là
không có hoặc có nhưng cũng rất đơn sơ xuống cấp. Ở các tỉnh miền núi nơi
mà cách xa các khu đô thị đông đúc thì nhiều người dân không có điện để
dùng, không có nước sạch, nhiều em nhỏ muốn đi học phải đi bộ mấy cây số
đường đất nên rất cần các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng.Với các công
trình như đường giao thông nối liền các khu vực vùng sâu vùng xa sẽ tạo điều
kiện để mọi người giao lưu với nhau nâng cao đời sống tinh thần,tham gia các
hoạt động văn hóa chung của đất nước từ đó khuyến khích họ hăng say làm
việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.Từ đó giúp cho
chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia đạt được hiệu quả cao.Thành
tựu rõ rệt của chương trình xoá đói giảm nghèo thể hiện ở tỉ lệ từ năm 1995
đến nay,số sộ nghèo trong tổng số hộ dân trên cả nước đã giảm từ 20% xuống
còn 11%; bình quân từ năm 2001 đến năm 2005 nước ta giảm mỗi năm
khoảng 300000 hộ nghèo,trong 6 tháng đầu năm 2006 nước ta đã giảm được

164000 hộ và có rất nhiều điểm sáng trong công tác xoá đói giảm nghèo như
ở huyện Nam Đông(Thừa Thiên Huế) trước đây được coi là vùng đất khó của
tỉnh bởi địa bàn trên núi ,xa xôi,cách trở.Huyện có 12 xã -thi trấn thì có tới 7
xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1628/4145 hộ ,tỷ lệ hộ
nghèo lên tới 35.4% ( năm2001).Nhưng đến năm 2005 Nam Đồng dường như
mang một bộ mặt mới những con đường trải bê tông thẳng băng giúp huyện
gần với thành phố Huế hơn,trường học,trạm y tế cũng được xây mới khang
10
trang sạch đẹp.Năm 2005 huyện chỉ còn 10% hộ nghèo và đã chính thức xin
rút khỏi chương trình 135.
Chính vì vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có vai trò quan trong trong
con đường phát triển bền của một quốc gia đặc biệt với Việt Nam với mục
tiêu phát triển bền vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì đầu tư vào cơ sở lại
càng quan trọng.Do đó đảng và nhà nước cần có những chính sách,quy hoạch
cụ thể lâu dài để giúp cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng được cải
thiện,giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đều đặn , đời sống của người
dân không ngừng được nâng cao.
1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
1.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước.
*Nguồn vốn nhà nước.
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất và cũng là nhiều nhất cho đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng bởi lẽ cơ sở hạ tầng không phải là lĩnh vực hấp dẫn với các
nhà đầu tư do đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn ,thời gian thu hồi vốn
chậm.Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà
nước,nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
-Nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây là nguồn chi của ngân sách cho
đàu tư phát triển được trích từ các khảo thu NSNN. Đó chính là nguồn vốn
đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc
gia.Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì quy

mô tổng ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ được mở rộng từ
nhiều nguồn thu khác nhau(huy động qua thuế,phí,bán tài nguyên…)Cùng với
mức thu tăng thì mức chi cũng sẽ tăng lên trong đó chi cho đầu tư phát triển
bình quân 30.2% tổng chi ngân sách nhà nước.
-Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Nguồn vốn này
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã
11
hội.Nó có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể vao cấp vốn trực tiếp của
nhà nước ,việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng sẽ khuyến khich phát triển
các vùng kinh tế khó khăn giải quyết các vấn đề về xoá đói giảm nghèo.
-Nguồn vốn đầu tư phát triên từ các doanh nghiệp nhà nước: đây là thành
phần chủ đạo trong các nguồn vốn phát triển vì các doanh nghiệp nhà nước
giữ một lượng vốn khá lớn lại có một số thuận lợi hơn các doanh nghiệp tư
nhân như đuợc nhà nước bảo trợ hay có thể xin khai thác tài nguyên dễ dàng
hơn…
*Nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
Nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng ở Việt Nam do đang được nhà nước có các chính sách ưu đãi và
khuyến khích khi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giảm thuế,cho vay
vốn với mức lãi suất ưu đãi…Việc gia tăng nguồn vốn tư nhân cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho nguồn vốn nhà nước giảm đáng kể gánh
nặng để phục vụ các mục tiêu phát triển khác,hơn nữa lại tận dụng được
nguồn vốn tư nhân đang rất lớn nhưng laij chưa được sử dụng triệt để vào đầu
tư phát triển,theo ước tính của bộ kế hoạch đầu tư thì tiết kiệm trong dân cư
và dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP.
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá
nhân,các daonh nghiệp,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể
huy động được vào quá trình phát đầu tư phát triển.Nó bao gồm các nguồn
vốn như: vốn tài trợ phát triẻn chính thức ODF gồm vốn viện trợ phát triển

chính thức ODA và các nguồn tài trợ khác,nguồn tín dụng từ các ngân hàng
thương mại quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nguồn huy động
vốn qua thị trường quốc tế.
Trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
ODA là nguồn vốn chiếm tỉ trọng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất.
12
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài
cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam; ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài cùng khối
lượng vay lớn thì trong ODA còn có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất
25%.Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã định hướng sử dụng nguồn vốn
ODA ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển lĩnh vực giao thông
vận tải ,phát triển hệ thống mạng lưới truyền tải và phân phối điện,nâng cấp
hệ thống đê điều thủy lợi ….
Ngoài ra các nguồn vốn nước ngoài khác cũng đang ngày càng được
khuyến khích hơn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khi mà Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng
như đang có được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc
biệt là nguốn vốn FDI đang ngày càng tăng :tính từ năm 1988 đến giữa năm
2007 phạm vi cả nước đã có hàng nghìn dự án được cấp phép với tổng số vốn
đăng kí là hơn 75 tỷ triệu USD; trong giai đoạn năm 2001-2006 vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài chiếm trung bình khảon 16.2% tổng vốn đầu tư xã hội.
13
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
ở Việt Nam trong thời gian qua.
Trước đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta là 1 nền kinh tế bao cấp,
phát triển trì trệ, bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
nhưng sau hơn 20 năm đổi mới, với các chính sách đúng đắn của đảng và
chính phủ đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5% trong đó năm 2000 so với
năm 1990 GDP tăng gấp 2 lần,và GDP bình quân năm năm tăng gần 7,5%,
GDP năm 2007 tăng 8,48% so với năm 2006, cơ sở vật chất kĩ thuật được
tăng cường đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ cấu kinh tế có
sự dịch chuyển đáng kể, đã huy động được nhiều hơn các nguồn lực để phát
triển: theo chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người thì năm nay Việt Nam đã
vươn lên được 4 bậc trong bảng xếp hang 177 nước, đứng thứ 105 với chỉ số
HDI=0,733. Để có được những thành tựu như vậy là nhờ một phần quan trọng
vào chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước trong thời gian
qua;các số liệu thống kê cho thấy tổng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt
Nam trong thời gian qua luôn giữ vững mức 10% (đây là một con số khác cao
so với chuẩn quốc tế).Tuy nhiên so sánh với các nước tiên tiến khác trong khu
vực thì cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn chỉ ở mức trung bình đặc biệt là hạ tầng
giao thông và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần quan
tâm.Lĩnh vực cơ sở hạ tầng là rất rộng nên bài viết sẽ chỉ trình bày những hạ
tầng kĩ thuật cơ bản của Việt Nam phục vụ trực tiếp đến khả năng phát triển
kinh tế của đất nước cũng như phục vụ nâng cao đời sống người dân.
14

×