Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số nét khái quát về hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.12 KB, 13 trang )

Một số nét khái quát về Hoa Kỳ
07/04/2008 22:42
Giới thiệu và cung cấp những thông tin cơ bản về đất nước Hoa Kỳ như vị trí địa lý,
diện tích, tài nguyên, dân số, sắc tộc, lực lượng lao động...
Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc
Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.
Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất
đai là 9.158.960 Km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa
Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc
không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần.
Tài nguyên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng
sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.
Dân số: 290.809.777 (năm 2003), trong đó 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở độ tuổi 15 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước tính 0,89%.
Lực lượng lao động: 141,8 triệu (kể cả những người thất nghiệp – số liệu năm 2001,
trong đó: lao động quản lý và chuyên gia 31%, lao động hành chính và bán hàng 28,9%,
lao động dịch vụ 13,6%, lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, khai khóang, giao
thông vận tải và thủ công nghiệp 24,1%, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp 2,4%.
Tuổi thọ: Trung bình 77,4 năm, trong đó đối với nam trung bình là 75,5 năm và với
nữ là 80,2 năm.
Sắc tộc: Người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu á 4,2%, còn lại là
thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay,
hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư.
Tỷ lệ biết chữ: 97% (tính từ 15 tuổi trở lên)
Số người sử dụng Internet: khoảng 170 triệu (năm 2003)
Các cảng chính: Anchorage, Baltimore, Boston, Charleston, Chicago, Duluth,
Hampton Roads, Honolulu, Houston, Jacksonville, Los Angeles, New Orleans, New
York, Philadelphia, Port Canaveral, Portland (Oregon), Prudhoe Bay, San Francisco,
Savannah, Seattle, Tampa, Toledo.
Sân bay: ở Hoa Kỳ có tổng cộng 14.695 sân bay (theo thống kê năm 2001), trong đó có
5.127 sân bay có đường băng trải nhựa.



Lịch sử: Hoa Kỳ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một
quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Paris năm 1783. Khi mới thành lập,
Hoa Kỳ chỉ có 13 bang. Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc
gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Chính vì thế
quốc kỳ của Hoa Kỳ hiện nay có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang và 13 vạch trắng và đỏ
tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành 13 bang đầu tiên của
nước này.
Hoa Kỳ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay. Những sự
kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là cuộc Nội chiến Bắc - Nam (1861 - 1865),
Đại suy thóai kinh tế trong những năm 30, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam, và vụ
khủng bố 11/9 năm 2001.
Thủ đô: Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C (Washington là họ của Tổng
thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington, và DC là viết tắt của The District of
Columbia - tên trước đây của vùng đất này). WashingtonDC có diện tích 176 Km2 và
khoảng gần 600 nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong
đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng.
Bản đồ hành chính Hoa Kỳ

Một số số liệu thống kê của các bang
Tên các bang
Toàn Liên bang
Alabama (AL)

Diện tích
(km2)

Dân số
(2003)


GDP
( 2001 triệu USD)
9.629.091 290.809.777 10.137.190
135.293
4.500.752
121.490


Alaska (AK)
Arizona (AZ)
Arkansas (AR)
California (CA)
Colorado (CO)
Connecticut (CT)
Delaware (DE)
District of Columbia
(DC)
Florida (FL)
Georgia (GA)
Hawaii (HI)
Idaho (ID)
Illinois (IL)
Indiana (IN)
Iowa (IA)
Kansas (KS)
Kentucky (KY)
Louisiana (LA)
Maine (ME)
Maryland (MD)
Massachusetts (MA)

Michigan (MI)
Minnesota (MN)
Mississippi (MS)
Missouri (MO)
Montana (MT)
Nebraska (NE)
Nevada (NV)
New Hampshire (NH)
New Jersey (NJ)
New Mexico (NM)
New York (NY)
North Carolina (NC)
North Dakota (ND)
Ohio (OH)

1.593.444
295.276
137.742
411.470
269.618
14.358
6.206
177
155.214
152.750
16.729
216.456
150.007
94.328
145.754

213.110
104.665
128.595
87.388
31.849
23.934
250.465
225.182
125.060
180.546
380.849
200.358
286.367
24.044
21.277
314.939
139.833
136.421
183.123
116.103

648.818
28.581
5.580.811
160.687
2.725.714
67.913
35.484.453 1.359.265
4.550.688
173.772

3.483.372
166.165
817.491
40.509
563.384

64.459

17.019.068
8.684.715
1.257.608
1.366.332
12.653.544
6.195.643
2.944.062
2.723.507
4.117.827
4.496.334
1.305.728
5.508.909
6.433.422
10.079.985
5.059.375
2.881.281
5.704.484
917.621
1.739.291
2.241.154
1.287.687
8.638.396

1.874.614
19.190.115
8.407.248
633.837
11.435.798

491.488
299.874
43.710
36.905
475.541
189.919
90.942
87.196
120.266
148.697
37.449
195.007
287.802
320.470
188.050
67.125
181.493
22.635
56.967
79.220
47.183
365.388
55.426
826.488

275.615
19.005
373.708


Oklahoma (OK)
Oregon (OR)
Pennsylvania (PA)
Rhode Island ((RI)
South Carolina (SC)
South Dakota (SD)
Tennessee (TN)
Texas (TX)
Utah (UT)
Vermont (VT)
Virginia (VA)
Washington (WA)
West Virginia (WV)
Wisconsin (WI)
Wyoming (WY)

181.048
251.571
119.291
3.189
80.779
199.744
109.158
692.248
219.902

24.903
109.625
182.949
62.759
169.643
253.349

3.511.532
3.559.596
12.365.455
1.076.164
4.147.152
764.309
5.841.748
22.118.509
2.351.467
619.107
7.386.330
6.131.445
1.810.354
5.472.299
501.242

93.855
120.055
408.373
36.939
115.204
24.251
182.515

763.874
70.409
19.149
273.070
222.950
42.368
177.354
20.418

Hệ thống chính trị Hoa Kỳ
08/04/2008 09:57
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân
lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành
pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có
hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của
Liên bang.
Quốc hội Liên bang:
Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp,
Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp.


Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ
Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị
sĩ. Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện. Nhiệm kỳ
thượng nghị sĩ là 6 năm. Hai năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số
thượng nghị sĩ. Về mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện. Song
trên thực tế, điều hành công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa
số trong Thượng viện. Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc
trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó.
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với

Thượng viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang.
Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị sĩ cho
các bang được tiến hành 10 năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân số. Ngoài
ra, các khu hành chính trực thuộc như Samoa, Thủ đô Washington DC, Guam,
và Virgin Islands cũng có đại diện không có quyền bỏ phiếu; Khu vực Puerto
Rico được đại diện bởi một Cao uỷ thường trú. Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch
Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là người thứ hai sau Phó Tổng thống kế nhiệm Tổng
thống.

Phân chia quyền lực giữa hai viện: Cả hai viện đều có quyền quyết định
chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành
tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính
quyền. Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các hiệp ước
mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ,
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được chính phủ hai nước ký tháng 7


năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua
và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.

Tất cả các dự luật liên quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều do
Hạ viện đề xuất; Thượng viện có thể bỏ phiếu thay đổi dự luật của Hạ viện và khi
đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng. Hạ viện có quyền bỏ biếu buộc
tội Tổng thống và các các quan chức liên bang, và Thượng viện có quyền quyết
định có bãi chức người bị buộc tội đó hay không.

Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những uỷ ban riêng của mình. Tuy nhiên,
giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một số công
việc chung.


Dân biểu (thượng và hạ nghị sĩ liên bang và bang) được bầu từ các khu vực
bầu cử. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các dân biểu là bảo vệ và
đem lại càng nhiều lợi ích cho các cử tri của mình càng tốt. Một trong những
cách thông thường nhất để thực hiện nhiệm vụ này là đấu tranh dành ngân quĩ
liên bang và bang cho các dự án ở khu vực bầu cử của mình. Khá nhiều khoản
tiền dành cho các dự án ở địa phương được lẩn trong các khoản tiền phân bổ
cho các cơ quan của chính quyền liên bang và bang.

Một cách khác mà các dân biểu thường làm là kiến nghị và vận động các cơ
quan lập pháp và hành pháp thông qua các luật pháp và quyết định có lợi cho cử
tri của mình. Ví dụ, nhiều thượng và hạ nghị sĩ của các bang ở Hoa Kỳ có nuôi
cá catfish đã bảo trợ và tích cực vận động Quốc hội Liên bang thông qua dự luật
cấm cá da trơn của Việt Nam mang tên catfish trên thị trường Hoa Kỳ.


Chính quyền liên bang:
Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và chủ
yếu tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng đến toàn liên bang như ngoại
giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo
hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực khác.

Nhà trắng – nơi ở và làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ


Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực
tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được
phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc
hội liên bang thông qua phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến
pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên
bang thông qua.

Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và
trên 60 ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải
được Thuợng viện thông qua.
Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng
quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng vai
trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý
nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng
chính sách phát triển.
Hệ thống tòa án liên bang: Hệ thống tòa án liên bang gồm Tòa án liên bang
tối cao và các tòa án liên bang khu vực. Chánh án và các thẩm phán Tòa
án tối cao liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông
qua với nhiệm kỳ suốt đời. Những người này chỉ từ nhiệm khi họ muốn
hoặc bị buộc tội. Toà án tối cao liên bang có quyền vô hiệu hoá bất cứ luật
lệ liên bang hoặc bang nào mà toà xét thấy là trái với Hiến pháp. Ví dụ,
năm 1897, Toà án tối cao liên bang đã ra phán quyết bác bỏ luật của Bang
Louisiana cấm mua bảo hiểm của các hãng bảo hiểm ngoài bang trừ phi
các hãng bảo hiểm đó đáp ứng đuợc một số điều kiện tiên quyết nhất
định.


Trụ sở Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ


Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân
chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến
các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và công ăn việc làm cho nguời
nghèo, và do vậy được đông đảo người nghèo và giới công đoàn ủng hộ.
Đảng này chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh
vực kinh tế và xã hội.
Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với

nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường. Đảng
này thường quan tâm nhiều hơn đến các giới chủ, các thế lực tài phiệt,
giới chuyên gia và các tầng lớp trung lưu. Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng
Cộng hòa thường chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và cứng rắn
hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế.
Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ứng cử viên Đảng Cộng hòa thường
có ưu thế tại các bang phía Nam, trong khi đó ứng cử viên Đảng Dân chủ
thường có ưu thế tại các bang phía Bắc.

Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và
con voi của Đảng Cộng hoà


Hệ thống chính quyền bang: Hệ thống chính quyền bang nói chung cũng
tương tự như hệ thống chính quyền liên bang. Đứng đầu ngành hành
pháp bang là thống đốc bang. Thống đốc bang do cử tri bầu trực tiếp với
nhiệm kỳ 2 hoặc 4 năm tùy theo bang. Có bang giới hạn số nhiệm kỳ của
thống đốc bang, có bang không. Ngoài quyền hành pháp, thống đốc bang
còn có quyền kiến nghị và phủ quyết luật pháp bang, và một số quyền tư
pháp.
ở cấp bang cũng có quốc hội bang gồm 2 viện như liên bang (trừ Bang
Nebraska chỉ có một viện). Quốc hội bang cũng có quyền làm một số luật
áp dụng trong bang (chủ yếu trong các lĩnh vực an sinh xã hội như y tế,
giáo dục, an toàn, đạo đức, và phúc lợi của dân chúng trong bang). Quốc
hội bang có quyền sửa đổi và thông qua ngân sách bang do thống đốc
bang đề xuất, trong đó có việc tăng, giảm, hoặc hoàn thuế. Dưới bang là
quận, thành phố, thị trấn, và làng.
Hoạt động vận động hành lang: Có thể nói vận động hành lang là một trong
những đặc trưng nổi bật của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Tại Thủ đô
Washington DC hiện nay có tới trên 12 nghìn người vận động hành lang

chuyên nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp, các công đoàn, các hiệp hội
kinh doanh, các nhóm tôn giáo, các trường đại học, các bang, các tổ chức
xã hội, thậm chí cả chính phủ nước ngoài đều tiến hành các hoạt động
vận động hành lang.
Vận động hành lang được coi là một hình thức đề đạt ý nguyện của dân chúng
đến các các cơ quan quản lý nhà nước; do vậy, được pháp luật Hoa Kỳ cho
phép. Trên thực tế, các nhóm lợi ích thường tiến hành các hoạt động vận động
hành lang để tác động tới các quyết định lập pháp và hành pháp nhằm phục vụ
cho lợi ích của mình. Vận động hành lang cũng có thể không liên quan đến một
biện pháp luật pháp hoặc chính sách hoặc quyết định cụ thể mà chỉ nhằm cổ vũ
cho một quan điểm hoặc một mối quan tâm nào đó.

Vận động hành lang không chỉ đơn thuần là nêu kiến nghị hoặc nguyện vọng.
Những người vận động hành lang thường phải cung cấp các lý lẽ, chứng cứ, và
thậm chí các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục hỗ trợ cho kiến nghị hoặc
nguyện vọng của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, những thông tin


và lý lẽ thu lượm được từ các hoạt động vận động hành lang cũng là những
nguồn thông tin bổ xung tốt phục vụ cho các cơ quan này trong công việc lập
pháp và hành pháp của mình.

Các hoạt động vận động hành lang có thể do nhóm hoặc cá nhân có lợi ích trực
tiếp tiến hành bằng cách gặp gỡ, gọi điện thoại, hoặc gửi kiến nghị đến các dân
biểu của mình cũng như với các cơ quan chính quyền. Vận động hành lang cũng
có thể được tiến hành một cách gián tiếp thông qua các chiến dịch báo chí
truyền thông, thuê các công ty hoặc cá nhân vận động hành lang chuyên nghiệp
thay mặt tiến hành những việc nói trên, thông qua các tổ chức quần chúng, đảng
phái, thậm chí thông qua các cuộc biểu tình...


Các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ vận động hành lang chuyên nghiệp có thu
tiền đều phải đăng ký với Quốc hội, trừ những những trường hợp có mức phí
dịch vụ dưới 5.000 USD trong thời gian 6 tháng. Thời hạn đăng ký là trong vòng
45 ngày kể từ khi bắt đầu tiếp xúc vận động hành lang hoặc kể từ ngày ký hợp
đồng với khách hàng.

Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và công ty lớn của Hoa Kỳ đều có đại diện của
mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh
doanh để tiến hành các hoạt động vận động hành lang đối với quốc hội và chính
quyền liên bang và bang.

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến
các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ và các
nước. Họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và Chính
quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có
lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ, trong vấn đề hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam, các nhà sản xuất dệt
may nội địa Hoa Kỳ đã liên tục gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền đòi đàm


phán sớm hiệp định dệt may và thậm chí đòi đơn phương áp đặt hạn ngạch với
Việt Nam. Ngược lại, các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ đã tích cực vận động
chính phủ Hoa Kỳ không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc dành cho Việt Nam
hạn ngạch cao. Nhiều công ty thuộc cả hai phía đã cử đại diện vào Việt Nam và
đến Washington DC để vận động trong quá trình đàm phán nhằm giành thuận lợi
tối đa cho những mặt hàng mà họ quan tâm.




×