Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề cương môn khai thác hầm lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.2 KB, 6 trang )

Đề Cương Ôn Tập

Nguyễn Thế Cường

Câu 1 : Trình bày tên các đường lò nằm ngang, nằm nghiêng , thằng đứng trong
các mỏ hầm lò.
*, Các dường lò thẳng đứng trong mỏ hầm lò bao gồm : Giếng đứng , giếng đứng
thông gió, phỗng, giếng mù.
Giếng đứng : là đường lò thẳng đứng có lỗi thông trực tiếp ra mặt đất, theo công
dụng , giếng đứng được chia ra làm 2 loại :
-

Giếng đứng chính được dùng để vận chuyển khoáng sản và thoát gió bẩn ra
ngoài.
Giếng đứng phụ dùng để vận chuyển người, vật liệu , thiết bị và đưa gió
sạch vào mỏ

Giếng đứng thông gió : là đường lò thẳng đứngcó lỗi thông trực tiếp ra ngoài mặt
đất với mục đích là để thoát gió bẩn.
Phỗng : Là đường lò thẳng đứng không có lỗi thông trực tiếp ra ngoài mặt đất,
dùng để vận chuyển người , vật liệu, khoáng sản từ trên xuống dưới.
*, Các đường lò nằm ngang, nghiêng trong mỏ hầm lò bao gồm : giếng nghiêng,
giếng nghiêng thông gió, lò thượng, lò hạ, họng sáo , lò chợ
Giếng nghiêng: Là đường lò nằm nghiêng, có lối thông trực tiếp ra mặt đất, theo
công dụng chia làm 2 loại:
-

Giếng nghiêng chính : dùng để vận chuyển khoáng sản và thoát gió bẩn.
Giếng nghiêng phụ : dùng để vận chuyển người . vật liệu, thiết bị và đưa gió
sạch vào mỏ.


Giếng nghiêng thông gió: là đường lò nằm nghiêng, có lối thông trực tiếp ra ngoài
mặt đất với mục đích là thoát gió bẩn
Lò thượng: là đường lò nằm nghiêng không có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt đất,
và được chia ra làm 2 loại, là lò thượng chính và lò thượng phụ.
-

Lò thượng chính : dùng để vận chuyển khoáng sản từ trên xuống xuôi theo
chiều dóc và thoát gió bẩn
Lò thượng phụ được dào song song với lò thượng chính dùng để vận chuyển
người, vật liệu, dùng làm lối đi lại và đưa gió sạch vào mỏ.


Đề Cương Ôn Tập

Nguyễn Thế Cường

Lò hạ : là đường lò nằm nghiêng, không có kiius thông trực tiếp ra mặt đất, và
được chia làm 2 loại:
-

Lò hạ chính: dùng để vận chuyển khoáng sản theo chiều từ dưới lên trên và
thoát gió bẩn.
Lò hạ phụ : được đào song song với lò hạ chính, dùng để vận chuyển người,
vật liệu, dùng làm lối đi lại và đưa gió sạch vào mỏ.

Họng sáo: là đường lò nằm nghiêng, không có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt
đất, dùng để vận chuyển người, vật liệu, khoáng sản , dùng để làm lối đi lại,
khoảng cách giữa các họng sáo từ 20-50m
Lò chợ ( lò cắt) là đường lò nằm nghiêng được đào từ mức vận tải lên mwucs
thông gió. Sau khi đưa thiết bị , máy móc vào và tiến hành khai thác thì lò cắt

trở thành lò chợ
*, Các đường lò nằm nganh trong mỏ hầm lò bao gồm : lò bằng, lò xuyên vỉa,
lò dọc vỉa ,lò song song ,lò nối.
Lò bằng : là đường là nằm ngang, có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt đất, dùng
để vận chuyển người, vật liệu, khoáng sản và thông gió cho mỏ hầm lò.
Lò xuyên vỉa: là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra ngoài
mặt đất , dùng để liên hệ giữa giếng và vỉa than, hoặc giữa các vỉa than với
nhau.
Lò dọc vỉa là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt đất
và được chia làm 2 loại :
-

Lò dọc vỉa vận tải : dùng để vận chuyển khoáng sản .
Lò dọc vỉa thông gió : dùng để vận chuyển người và thông gió cho mỏ hẩm
lò.

Lò song song : là đường lò nằm ngang không có lối thông trực tiếp ra ngoài mặt
đất và gần với lò dọc vỉa vận tải hoặc lò dọc vỉa thông gió với mục đích phụ trợ
cho chúng.
Lò nối : là đường lò nằm ngang được dùng để liên hệ giữa các cặp đường lò đi
song song nhau, nhằm mực đích thông gió thuận lợi trong quá trình dào chúng


Đề Cương Ôn Tập

Nguyễn Thế Cường

Cau 2. Trình bày trữ lượng ruộng mỏ
Tổng trữ lượng mỏ có trong ruộng mỏ người ta gọi là trữ lượng địa chất( Z dc)
Theo giá trị khai thác của than, trữ lượng địa chất được chia làm trữ lượng

trong bảng cân đối(Ztb) và trữ lượng ngoài bảng cân đối( Znb)
Zdc=Ztb+Znb
Trữ lượng trong bảng cân đối là loại trữ lượng có thể khai thác và sử dụng một
cách có hiệu quả phù hợp với bảng cân đối khoáng sản của nhà nước.
Trữ lượng ngoài bảng cân đối là loại trữ lượng không mang lại hiệu quả khi
khai thác
Theo điều kiện thăm dò tỉ mỉ , người ta chia ra trữ lượng thành 4 nhóm : Trữ
lượng cấp A,B, C1, C2 .
Trữ lượng cấp A là loại trữ lượng được thăm dò nghiên cứu , đánh giá một cách
tỉ mỉ các diều kiện địa chất, tính chất cơ lí cơ bản của vỉa than
Trữ lượng cấp B là loại trữ lượng được đánh giá thấp hơn trữ lượng cấp A. Các
điều kiện của vỉa, tính chất cơ lí của đất đá được xác minh.
Trữ lượng Cấp C1 là loại trữ lượng được đánh giá sơ bộ dựa vào các đường lò
mạng lỗ khoan thưa .
Trữ lượng cấp C2 là loại trữ lượng được thăm dò dựa vào các tài liệu địa vật lí
và các dự đoán địa chất.
Tuy nhiên , không phải tất cả các loại trữ lượng trong bảng cân đối (Ztb) đều
được lấy lên hết vì “ do tổn thất khoáng sản, do đó, các xí nghiệp mỏ cần thiết
kế theo trữ lượng thấp hơn, người ta gọi là trữ lượng công nghiệp ( Zcn =ZtbZtt) với Ztt: tổn thất khoáng sản, Ztb: tổn thất trong bảng cân đối.
Ztt=Zvv+Zktc . với Zvv: tổn thất vĩnh viễn là loại tổn thất do để lại các trụ than
bảo vệ, các công trình trên bề mặt và do ảnh hưởng bởi phá hủy địa chất.
Zkt: tổn thất khai thac là loại tổn thất do để lại các trụ than bảo vệ trong quá
trình khai thác và do quá trình vận chuyển.


Đề Cương Ôn Tập

Nguyễn Thế Cường

Câu 3: trình bày phương pháp phân chia ruộng mỏ theo kiểu chia tầng, chiaa

khoảnh:

-

Phân chia ruộng mỏ theo kiểu chia tầng: chia tầng là chia ruộng mỏ thành
từng phần kéo dài, thoe phương của ruộng mỏ, trong đó :
Giới hạn trên của 1 tầng là lò dọc vỉa thông gió
Giới hạn dưới của 1 tầng là lò dọc vỉa vận tải.
Giới hạn hai bên là biên giới của ruộng mỏ ( có thể là lò chợ)

Ưu điểm của phương pháp : sơ đồ hệ thống thông gió , vận tải đơn giản
Nhược điểm : vỉa phải tương đố ổn địnhm số lò chợ bố trí


Phân chia ruộng mỏ theo kiểu chia khoảnh: Chia ruộng mỏ thành từng phần
kéo dài theo hướng dốc của ruộng mỏ, giới hạn trên là giời hạn của ruộng
mỏ, dưới hạn dưới là giới hạn dưới của ruộng mỏ, giới hạn 2 bên là các
khoảnh lân cận

Ưu điểm : Có khả năng tạo nhiều lò chợ để tăng sản lượng khai thác mỏ ( mỏ có
công suất lớn ).
Lợi dụng đứt gãy để chia tầng, áp dụng cho vỉa phức tạp
Nhược điểm : Hệ thống thông gió vận tải phức tạp., Cần phải đào và bảo vệ nhiều
lò nghiêng ( lò thượng , lò hạ ) cho nên yêu cầu vốn kiến thiết cơ bản lớn.
Câu 4: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án mở vỉa và
chuẩn bị ruộng mỏ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án mở vỉa và chuẩn bị mở mỏ bao
gồm :
*, Các yếu tố địa chất: - Điều kiện địa hình
- Trữ lượng mỏ

- Điều kiện thạch học
- Điều kiện địa chất công trình
- điều kiện địa chất thủy văn


Đề Cương Ôn Tập

Nguyễn Thế Cường

* Các yếu tối kĩ thuật : - Công suất mỏ, tuổi mỏ
- Công nghệ khai thác khi đào lò.
Câu 7: tại sao trong khai thác than hầm lò , thông thường công tác mở vỉa và
chaaurn bị ruộng mỏ cũng như công tác khai thác lại được tiến hành từ trên xuống
dưới, từ biên dưới về trung tâm ?


-

Tiến hành từ trên xuống dưới vì : - Khi đó sẽ dễ dàng cho việc bảo vệ các lò
dọc vỉa vận tải của tầng và việc thoát khí metan cũng thuận lợi hơn.
Thời gian đưa mỏ vào sản xuất nhanh
Thông gió thoát khí thuận lợi , giảm áp lực đường lò
Từ biên giới về trung tâm vì : - rút ngắn được thời gian đưa mỏ vào sản
xuất
Thăm dò thêm điều kiện địa chất thủy văn trong quá trình đào lò. Tổn thất
than ít
Đảm bảo cung cấp gió cho lò chợ.

Câu 8 : Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống khai thác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống khai thác bao gồm :


-

-

-

-

Các yếu tố địa chất.
Chiều dày vỉa: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thông
khai thác . có thể khai thác toàn bộ chiều dày dạng vỉa khi vỉa dày trung bình
hoặc chai vỉa thành từng lớp để khai thác vỉa dày . Chiều dày vỉa còn ảnh
hưởng đến việc lựa chọn phương pháp chống giữu lò chợ, phương pháp điều
khiển đá vách.
Góc dốc của vỉa: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn HTKT ,
Khi góc góc của vỉa ( α ) lớn sử dụng hệ thống khai thác liền gương lò chợ
ngắn. Khi góc dốc α nhỏ sử dụng hệ thông gương lò chợ dài.
Cấu tạo vỉa than : Ảnh hưởng đến việc lựa chọn HTKT , người ta có thể lựa
chọn 1 hệ thống khai thác để than khai thác được không bị lẫn đá kẹp hoặc
lợi dụng lớp đá kẹp để chia vỉa thành từng lớp
Độ thoát khí metan : Dựa vào độ thoát khí metan mà người ta chia mỏ ra
làm :

+ Mỏ hạng 1 : Thoát ra từ 0-5 m3 khí Ch4 cho 1 tấn than khai thác ngày / đêm.
+ Mỏ hạng 2 : Thoát ra từ 5- 10 m3 khí Ch4 cho 1 tấn than khai thác ngày/ đêm.


Đề Cương Ôn Tập


Nguyễn Thế Cường

+ Mỏ hạng 3 : Thoát ra từ 10-15 m3 Khí Ch4 cho 1 tấn than khai thác ngày/
đêm.
Mỏ Siêu hạng: Thoát ra từ >15m3 Khí CH4 cho 1 tấn than khai thác ngày/ đêm.
Dựa vào ức độ thoát khí CH4 , để lựa chọn thiết bị bảo hộ lao động trong khai
thác hầm lò.
-

-

Tính chất nước : Dựa vào tinhs chất của nước ( axit, trung tính, bazo) để lựa
chọn phương pháp bảo vệ hệ thống máy móc, thiết bị, chống lại sự ăn mòn,
phá hủy của nước.
Điều kiện địa chất thủy văn, đại chất công trình .

Điều kiện địa chất thủy văn ; lượng nước thoát ra xác định dung tích bể chưa,
kích thước rãnh nước , loại máy bơm và số lượng máy bơm.
DCCT: Biết được áp lực và xử lí áp lực tác dụng lên vì chống.

-

-

Cấu tạo của khoáng sàn.
Các yếu tố kĩ thuật :
Các thông số của HTKT : góc dốc của vỉa ( α ) chiều cao thẳng đứng của
ruộng mỏ ( Ht) , Chiều cao theo hướng dốc của ruộng mỏ( Htd), Chiều cao
thẳng đứng của 1 tầng ( ht)..
Tiến độ đào lò: nếu khia thác cơ giới hóa, tốc độ khai thác nhanh do đó phải

đào lò nhanh, khi khai thác thủ công thì tốc độ khai thác châm do đó không
phải đào lò nhanh



×