Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng
bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu
vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất
của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.
Hiện nay có thể tính năng suất lao động theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời
gian lao động nhưng ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá
trị tổng sản lượng.
Từ số liệu thống kê về GDP về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, ta tính
được mức năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005 -2007.
Nếu tính theo giá cố định (giá năm 1994) và nghiên cứu biến động của năng suất lao
động ta thấy 5 năm qua năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam liên tục tăng lên với tốc độ tăng năng suất lao động năm sau gấp hơn 2 lần năm
trước. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2005 - 2007
Năm ĐVT 2005 2006 2007
Năng suất lao động Triệu/người /năm 19,62 22,46 29
Tôc độ tăng NSLĐ (%) % 5,51 14,46 29
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năng suất lao động của Việt Nam đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên hiện
thời đạt xấp xỉ 1.700USD/lao động/năm nhưng còn rất thấp thua xa so với nhiều
nước trong khu vực.rất thấp. Chỉ số nói trên của Việt Nam mới bằng khoảng 50% của
những nước thuộc tốp trung bình trong khu vực như Indonesia, Philippin. So với Thái
Lan, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 30%. Trong khi năng suất lao
động của Việt Nam chưa vượt qua con số 2.000 USD/lao động/năm, chỉ số này của
Brunei hơn 60.000USD, Singapo hơn 50.000USD, Malaysia hơn 14.000USD. Nếu so
sánh với các nước ngoài khu vực ví dụ như Mỹ- là nước có năng suất cao nhất thì
năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1,6%
Với năng suất thấp như vậy thì khả năng tích lũy trong nước thấpvì giá trị thặng
dư chẳng còn được bao nhiêu. Cụ thể là tỷ lệ tích lũy so với GDP năm 2007 của nước
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ta lên đến 41,65%, sau khi trừ đi chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu (nhập siêu)
tới 13,43%, thì tích lũy trong nước chỉ còn bằng 28,22%, thấp hơn Thái Lan, Hàn
Quốc, Ấn Độ, càng thấp xa so với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là tích lũy có một
phần quan trọng còn phụ thuộc vào nước ngoài. Năng suất lao động thấp chẳng
những làm cho giá trị thặng dư, tích lũy thấp mà còn làm cho tiêu dùng bình quân đầu
người thấp.
Xem xét năng suất lao động của nền kinh tế trên góc độ phần chia theo các nhóm
ngành kinh tế: nông- lâm – ngư nghiệp; công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ
thì theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính bằng
GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của Việt Nam là
22,46 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 7,09 triệu, thủy sản 24,59 triệu,
công nghiệp 58,25 triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29 triệu, khách sạn,
nhà hàng 45,78 triệu, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15 triệu, văn hóa, y tế,
giáo dục 27,37 triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu). Như vậy, dễ dàng thấy
rằng năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, nghiệp là thấp nhất, chỉ bằng
một phần ba mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng một phần tám mức
năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp thấp là
do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa sử dụng còn nhiều tới
20%, Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao động
chiếm tỷ trọng thấp (13,5%), tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai thác nguyên
nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ
thấp còn lớn (57%), tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao chỉ đạt khoảng 20,5%,
thấp xa so với các chỉ số tương ứng 40-50% của các nước trong khu vực. Năng
suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng vẫn thấp hơn nhóm
ngành công nghiệp là do số lao động nhóm này chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành
thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của ta hiện buôn bán nhỏ còn chiếm tỷ trọng
lớn và tính đại lý của thương mại còn lớn; tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn
hóa,... là những ngành có giá trị gia tăng thấp. Đồng thời nhiều hoạt động dịch vụ vẫn
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, lúc nông
nhàn ở nông thôn nên tính chuyên nghiệp thấp.
Tuy nhiên khi xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì có thể thấy: năng suất lao
động trong ngành nông - lâm nghiệp tăng đều hơn (từ 3,15% đến 4,21%) và bình
quân 5 năm (2001-2005) đạt 3,81%. Năng suất lao động của công nghiệp trong 3 năm
đầu (2001 - 2003) tăng không đáng kể, đến năm 2004 có tốc độ tăng tương đương tốc
độ tăng năng suất lao động của ngành nông - lâm nghiệp (4,05%) và đến năm 2005
đạt khá cao (6,54%). Mức tăng bình quân 5 năm đạt 2,75%, thấp hơn tốc độ tăng
năng suất lao động bình quân 5 năm của ngành nông, lâm nghiệp là -1,06% (=2,75%
- 3,81%). Năng suất lao động của các ngành kinh tế khác trong 2 năm 2001 và 2002
giảm chút ít, 3 năm tiếp theo có tăng, nhưng chậm và bình quân 5 năm (2001 - 2005)
năng suất lao động của các ngành này gần như không tăng.
Bảng 2: Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế thời kỳ 2001 -
2005
Đơn vị tính: %
Năm
Ngành KT
2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân
5 năm
Chung nền kinh tế 4,25 4,48 4,54 5,19 5,58 4,81
-Ngành nông-lâm
nghiệp
4,21 3,15 3,34 4,21 4,14 3,81
-Ngành công nghiệp 0,19 2,03 1,05 4,05 6,54 2,75
Các ngành kinh tế
khác
-0,1 -0,03 1,07 1,19 0,20 0,48
Xem xét kinh tế nhà nước trên khía cạnh khu vực kinh tế thì trong 3 khu vực, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức năng suất lao động cao nhất. Năm 2007,
năng suất lao động theo giá thực tế của khu vực kinh tế này đạt 131,25 triệu đồng.
Khu vực kinh tế nhà nước có mức năng suất đứng vị trí thứ hai, đạt 104,86 triệu
đồng. Thấp nhất là năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đạt 13,58
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
triệu đồng. Như vậy năng suất lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao
gấp 9,6 lần khu vực ngoài nhà nước trong khi khu vực nhà nước gấp 7,72 lần.
Năng suất lao động theo khu vực
Đơn vị: triệu/người/năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Kinh tế nhà nước 79.7863227 92.2455492 104.864389
Kinh tế ngoài Nhà nước 10.2476489 11.6813638 13.5843829
Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài 118.4375 124.123031 131.254871
Nguồn: Tổng cục thống kê
Quan sát số liệu về năng suất lao động của 3 khu vực giai đoạn 2001- 2005 theo thời
gian, năng suất lao động giữa 3 khu vực kinh tế trên ở những năm trước còn có sự
chênh lệch nhiều hơn, và đã ngày càng được thu hẹp, tức là theo xu hướng càng
những năm về sau mức độ chênh lệch này càng nhỏ dần
Có thể thấy, năng suất lao động chung của cả ba khu vực ở Việt Nam đạt thấp chủ
yếu là do, năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt quá thấp, trong
khi đó lao động của khu vực kinh tế này lại rất lớn, chiếm tới 88% tổng số lao động
làm việc ở cả ba khu vực.
Xét về tốc độ tăng, quan sát năng suất lao động thì năng suất lao động khu vực
kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh và đều nhất, sau đến năng suất lao động khu vực
kinh tế nhà nước. Năng suất lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài biến
động nhẹ khoảng 1%.
Bảng 3: Tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế và các khu vực
kinh tế thời kỳ 2001 – 2005
Đơn vị tính: %
Năm 2005 2006 2007
1. KV kinh tế nhà nước 6,87 15,61 13,67
2. KV kinh tế ngoài nhà nước 5,17 13,99 16,29
3. KV kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5,63 4,80 5,75
Nguồn : Tổng cục thống kê
Theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy trong 6 năm qua, năng suất lao động
bình quân của các doanh nghiệp tăng 8,7%/ năm. Nếu loại trừ tác động của yếu tố giá
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thì tăng trưởng năng suất bình quân của các doanh nghiệp đạt 8,4%/ năm, cao hơn
nhiều so với tăng trưởng năng suất lao động toàn bộ nền kinh tế (khoảng 6%/ năm).
Bảng 2. Năng suất bình quân của các doanh nghiệp, 2000 - 2005
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năngsuất
lao động
triệu đồng/
người
228,9 228,3 256,5 277,57 298,0 345,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh có năng suất cao nhất -
năm 2005 đạt 1.357,2 triệu đồng/ lao động với mức tăng năng suất 10%/ năm, tiếp đó
là các doanh nghiệp nhà nước Trung ương - đạt 473,2 triệu đồng/ lao động với mức
tăng 14,2%/ năm, công ty cổ phần có vốn nhà nước đạt 380 triệu đồng/ lao động với
mức tăng 18%/ năm, doanh nghiệp tư nhân đạt 360,9 triệu đồng/ lao động với mức
tăng 3,7%/ năm.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy
mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng
cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự
tăng trưởng mạnh về năng suất lao động. Tuy nhiên, cần phải nói rằng nhìn chung
năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp. NSLĐ của doanh
nghiệp Việt Nam thấp hơn 2-5 lần so với các nước ASEAN. Trong khi đó, chi phí về
lao động trên giá trị mới của Việt Nam rất cao, bằng 47,38%, tương đương với Nhật
Bản và Mỹ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dệt thoi, một công nhân Việt Nam đứng 10
máy, hiệu suất là 80%, trong khi một công nhân Đài Loan đứng 30 - 40 máy, hiệu
suất 90%. Năng suất lao động trong ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90% của Trung
Quốc, 85% của Thái Lan.
5