Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 10 năm đổi mới cùng với các chính sách phát triển kinh tế. Đảng và
Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi
ích và phát triển toàn diện con người như: Chính sách giải quyết việc làm và thu
nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chính
sách đối với người có công với đất nước... Nhờ đó Việt Nam đã đạt được những
thắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội. Từ một nước cái gì cũng thiếu nay đã dư
thừa, từ chỗ lạc hậu về cơ sở hạ tầng nay từng bước xây dựng hiện đại. Nói
chung nước ta trở thành một nước có nền kinh tế năng động, ổn định và phát
triển nhanh. Tuy nhiên để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với nước phát
triển còn rất nhiều chính sách chúng ta phải giải quyết, những chính sách xã hội:
nổi lên gay gắt như: Người chưa có việc làm, thiếu việc làm ngày càng tăng. Sự
phân hoá giàu nghèo tăng nhanh tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia
tăng, trong các chính sách nêu trên lao động và việc làm đang là một sức ép lớn,
là một trong những chính sách có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân
loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng trong đó có Việt Nam chúng ta.
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rất
thiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là một trong
những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơ
bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Với ý nghĩa muốn tìm hiểu nhận thức đượcchủ trương, chính sách của
Nhà nước về chính sách giải quyết việc làm. Em xin mạo muội được viết và lấy
tên đề tài của mình là “Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay”.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
I. CÁC KHÁI NIỆM
Để nghiên cứu và xây dựng chính sách việc làm, vấn đề quan trọnglà
chúng ta phải thống nhất về mặt khái niệm. Đó chính là các chuẩn mực cơ bản
để xác định thống kê, đánh giá và thông tin về tình trạng việc làm và thất
nghiệp. Từ đó hoạch định chính sách, tìm giải pháp tác động.
1. Lao động
Lao động là hoạt động của con người trong đó con người sử dụng tư liệu
lao động để tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu
cẩu của mình và xã hội.
2. Việc làm
Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việc
làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập
cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
công việc đó.
a. Dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động): Toàn bộ những người từ
đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu
làm việc.
b. Dân số không hoạt động kinh tế: Toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên
không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm, những người này không
hoạt động kinh tế vì lý do: đang đi học, ốm đau...
c. Người có việc làm: là những người trong dân số hoạt động kinh tế đang
làm việc để nhận tiền lương.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
d. Người thất nghiệp: là người trong dân số hoạt động kinh tế không có
việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
3. Chính sách việc làm
Chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hoá bằng luật pháp
của nhà nước, một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp
giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn
định và phát triển xã hội.
II. VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
1. Vị trí chính sách việc làm trong hệ thống các chính sách kinh tế -
xã hội
Khi nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển, mọi người đều nhận thức rằng
một trong những chính sách cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển
nguồn nhân lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình
phát triển. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nhận thức mới về phát
triển con người trong thế giới hiện đại. Theo lý thuyết này thì chính sách trung
tâm của thời đại chúng ta là chính sách con người và sự tham gia của con người
vào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội.
Mấy chục năm qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế. Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội nhân bản, hướng vào phục
vụ lợi ích của con người và phát triển con người toàn diện trong đó đặc biệt là
chính sách phát triển dân trí, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo công ăn việc làm, an
toàn xã hội tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các dân tộc... chính vì vậy mà chỉ
số phát triển con người ở Việt Nam đã nâng cao. Để thực hiện mục tiêucủa chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn
minh”, hệ thống chính sách xã hội phải dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coi
trọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng của con người,
song suy cho cùng hệ thống chính sách xã hội phải bảo đảm các yêu cầu có tính
nguyên tắc sau:
- Mọi người có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày...
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thực hiện nguyên tắc công bằng, dân chủ, bình đẳng trong mọi quan hệ
xã hội trước pháp luật.
- Xây dựng một xã hội phát triển tương đối đồng đều, giảm dần sự cách
biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa phụ nữ và nam giới, giữa
nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo giữa người có hoàn
cảnh bất lợi, rủi ro với người có hoàn cảnh thuận lợi...
Chính sách xã hội với yêu cầu như trên, là yếu tố của sự phát triển và nằm
trong yếu tố phát triển vì vậy đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát
triển và tạo ra ổn định xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển. Trong hệ thống
chính sách xã hội, chính sách cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ
hội để người lao động có việc làm, có thu nhập bảo đảm cuộc sống bản thân và
gia đình, đồng thời đóng góp cho xã hội. Đó là nội dung cơ bản của chính sách
việc làm là một trong những tiêu chí cơ bản vì định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta vì vậy:
Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của
quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
2. Ý nghĩa chính sách việc làm
Như trên đã phân tích chính sách việc làm có vị trí cơ bản và quan trọng
trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội nên chính sách việc làm có ý nghĩa hết
sức quan trọng và lớn lao trong mọi thơì đại:
- Thúc đẩy đất nước phát triển ổn định, an toàn.
- Giải quyết công ăn việc làm cho từng người dân.
- Phù hợp với lý thuyết phát triển hiện đại lấy con người làm chính sách
trung tâm.
III. CẤU TRÚC CỦA CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Quan điểm
Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội song phương thức
và biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những chính sách sản xuất kinh doanh như tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa
chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ...
Chính sách việc làm được tính đến trong chính sách và chương trình phát
triển kinh tế tức là loại chính sách này chủ yếu liên quan đến phát triển khả năng
tạo việc làm đề duy trì hoặc thay thế lực lượng lao động hiện có chính sách đầu
tư ở đây chủ yếu theo chiều sâu và đồng bộ hoá.
Chính sách việc làm được lồng ghép trong các chính sách chương trình
phát triển xã hội khác (chính sách và chương trình đầu tư cho nhà ở, y tế, giáo
dục, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo...).
Chính sách việc làm cho đối tượng chưa có việc làm, thất nghiệp hoặc
thiếu việc làm. Nhà nước ta thường quan tâm đến loại chính sách này tức là đối
tượng cấp bách nhất cần có việc làm ổn định, an toàn xã hội.
Chính sách việc làm là một loại chính sách xã hội liên quan đến một trong
những mặt sống còn của cuộc sống con người, là một trong những yếu tố cơ bản
phát triển con người vì vậy chính sách việc làm liên quan đến thoả mãn nhu cầu
cơ bản của con người và là nguồn gốc căn nguyên của mọi chính sách xã hội
khác, chính sách việc làm có mục tiêu xã hội rất rõ nét là một trong những nội
dung cơ bản của công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cùng với chính sách xã hội khác. Chính sách việc làm góp phần ổn định, phát
triển và tiến bộ xã hội. Bởi vậy chính sách việc làm mang tính xã hội, nhân văn
và nhân đạo sâu sắc.
Đối tượng của chính sách việc làm là mọi người lao động có khả năng lao
động và có nhu cầu việc làm.
Để thực hiện chính sách việc làm đến đúng mục tiêu đối tượng và hiệu
quả thì chúng ta không thể thực hiện theo kiểu hành chính, mà phải có cơ chế và
quy trình vận hành riêng.
2. Mục tiêu của chính sách việc làm
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối với chính sách giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã
hội nên khi đưa ra có rất nhiều mục tiêu nhưng ta có thể đưa ra một số mục tiêu
cơ bản sau:
- Mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Chống thất nghiệp.
- Tăng thu nhập
- Nâng cao mức sống
- Giảm nghèo khổ.
3. Các giải pháp của chính sách giải quyết việc làm
Các giải pháp được thể hiện ở một số mô hình giải quyết việc làm sau
- Tạo việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Tạo việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình
- Phát triển việc làm trên cơ sở các hội, hiệp hội nghề.
- Tạo việc làm thông qua các dự án nhỏ.
- Tạo việc làm thông qua c hương trình kinh tế - xã hội lớn của nhà nước.
- Tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mô hình làm việc tại nhà.
- Tổ chức việc làm cho đối tượng lao động đặc biệt.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
1. Thực trạng nguồn lao động
Việt Nam là một nước có số dân đông đứng hàng thứ 12 trên thế giới, tốc
độ tăng tự nhiên hàng năm vẫn cao trên 2,25.
Năm 1990 có : 66.233.330 người
Năm 1991 có : 67.774.100 người
Năm 1992 có : 69.306.170 người
Năm 1994 có : 73.000.000 người
Năm 1999 có : 78.000.000 người
Dân số Việt Nam vào loại trẻ. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm khoảng
45%. Điều đó chứng tỏ dân số Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh
nên về mặt kinh tế sẽ bất lợi vì bình quân số người phải nuôi dưỡng trên một lao
động cao hơn các nước khác đi theo nó là chính sách việc làm, giáo dục, y tế và
các yêu cầu xã hội khác rất lớn.
Bình quân cả nước, số người trong tuổi lao động có khả năng lao động
tăng 3,4% mỗi năm như vậy tăng 3,4% mỗi năm như vậy tăng 1,1 triệu người.
Tỷ lệ lao động nữ hiện nay chiếm xấp xỉ 51%. Số người trong độ tuổi lao động
có xu hướng ngày càng giảm dần chỉ còn 0,5% ở năm 1998.
Về trình độ văn hoá, số người không biết chữ từ 10 tuổi trở lên có5,44
triệu người vào năm 1979 và 5,3 triệu người vào năm 1989, đến năm 1999 thì
hầu như mọi người dân đều biết chữ và đều đã phổ cập tiểu học và trung học.
Tóm lại: Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào tốc độ phát triển nguồn
lao động vẫn ở mức cao, lại phân bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực
nông thôn (gần 80%); chất lượng nguồn lao động rất thấp, đặc biệt chưa qua đào
tạo, lại đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên dẫn đến tình trạng rất
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khó khăn về việc làm và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu của sự
thay đổi cấu trúc nền kinh tế tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã
hội.
2. Đặc điểm thị trường lao động và việc làm
a. Áp lực lớn về việc làm.
Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng
với tốc độ cao, một mặt tạo nguồn lựclớn cho phát triển đất nước, nhưng mặt
khác cũng tạo ra áp lực về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: đây là điểm dễ
thấy về quan hệ cung - cầu lao động.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ đã bước đầu có tác dụng nhất định với việc thu hút, chuyển
dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm
cụ thể: trong vòng 10 năm từ năm 1990 đến năm 2000, khu vực công nghiệp và
dịch vụ lực lượng lao động tăng 14,2%, trong khi đó lực lượng lao động nông
nghiệp chỉ giảm 4% (từ 72% năm 1990 xuống 68% năm 1999).
Chính vì vậy tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động càng trở nên
bức xúc: tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành
thị có xu hướng gia tăng nếu năm 1996 là 5,8% thì năm 1997 là 6,01% năm
1998 là 6,85% và năm 1999 là 7,4% (trong đó nữ là 8,26%) đồng thời tỷ lệ lao
động thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động trẻ
có độ tuổi từ 15 - 25 lực lượng lao động ở nhóm tuổi càng cao, tỷ lệ thất nghiệp
càng thấp. Với tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt khoảng
65% - 75% (thiếu việc làm khoảng 30% - 35%) thì tình trạng dư thừa lao động
càng rõ nét. Đó là thách thức đối với sự phát triển kinh tế nói chung cũng như
phát triển nguồn nhân lực nói riêng ở nước ta.
b. Cơ cấu nguồn lao động:
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước không
chỉ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao về tay nghề và trí tuệ, mà còn phải
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có cơ cấu hợp lý thế nhưng ở nước ta, cơ cấu nguồn lao động hiện đang nổi lên
những bất cập.
Thứ nhất, tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao thực hiện CNH, HĐH là
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và
quản lý kinh tế xã hội, sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động với công nghệ phương tiện và phương thức tiên tiến,
hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Thực chất đây chính là quá trình
chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, bước chuyển
này sẽ vô cùng khó khăn nếu không đi trước một bước trong việc chuẩn bị lực
lượng lao động (LLLĐ) có trình độ học vấn, tay nghề cao, cơ cấu hợp lý và
đồng bộ. Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH song tỷ trọng
lao động giản đơn trong xã hội còn quá cao (88%), cơ cấu nguồn lao động (tháp
lao động) còn quá lạc hậu so với nhiều nước nhất là các nước công nghiệp.
Hình 1: Tháp lao động VN Hình 2: Tháp lao động nước CN
9
0,3%
2,7%
3,5%
3,5%
88%
0,5%
5%
24,5%
35%
35%
Các nhà khoa học
Kỹ sư
Chuyên viên kỹ thuật
Lao động lành nghề
Lao động không lành nghề
Hình 1 Hình 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật Việt Nam 1979 - 1998
1979 1989 1999
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ lệ
%
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ lệ
%
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ lệ
%
Tổng số 2.474 100 3.295 100 3.898 100
Công nhân
kỹ thuật
1.699 68,6 1.478 44,9 1.590 40,8
Kỹ thuật
viện
538 21,7 1.161 35,2 1.380 35,4
Cao đẳng,
đại học
239 9,7 656 19,9 928 238
Nhìn vào hai hình tháp lao động trên cho thấy cơ cấu trình độ nguồn lao
động nước là chủ yếu là lực lượng lao động không lành nghề. Trong khi lực
lượng lao động lành nghề ở các nước công nghiệp chiếm 35% trong tổng lực
lượng lao động xã hội, thì ta chỉ vẻn vẹn 5,5%. Lực lượng lao động có trình độ
chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư và các nhà khoa học của họ chiếm tới 30% còn ta
mới có 6,5%. Chúng ta đang rất thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật (tính đến giữa
năm 1999 số này mới có khoảng 14%) trong một số ngành kinh tế quan trọng
cần có nhiều lao động kỹ thuật hiện có rất ít. Chẳng hạn ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng: 1,6%, ngành nông - lâm ngư nghiệp: 7%. Một số khu công
nghiệp không tuyển đủ số lao động kỹ thuật. Ví dụ: khu chế xuất Linh trung cần
tuyển 7000 nữ công nhân có trình độ bậc 3/7 trở lên tuổi từ 18 - 25, nhưng đã
không có người. Cái thiếu của ta là lao động kỹ thuật trong khi lại dư thừa lao
động phổ thông. Bởi vậy cơ cấu nguồn lao động không đáp ứng yêu cầu thị
trường trong nước, chưa nói đến yêu cầu tham gia cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
Thứ hai, vẫn chưa ra khỏi tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Ngay trong
lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu còn rất bất hợp lý,
có thể thấy tình trạng đó ở biểu trang trước.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hoá thì cơ
cấu lao động kỹ thuật phổ biến là 1 đại học, cao đẳng, 4 trung học chuyên
nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật (1/4/10). Nhưng ở nước ta tình trạng bất hợp lý
của cơ cấu này ngày càng tăng lên (năm 1979: 1/2, 2/7,1; năm 1989: 1/1; 8/2,2;
năm 1997: 1/1,5/1,7). Theo báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong 10 năm
(1986 - 1996), số học sinh học nghề giảm 2,5%. Số giáo viên dạy nghề giảm
31%, số trường dạy nghề giảm trên 40%, trong khi đó có tới 70 - 80% số sinh
viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường không có việc làm.
Thứ ba, lực lượng lao động nông nghiệp chủ yếu trong cơ cấu lao động
theo ngành: sự nghiệp công nghiệp hoá đã được tiến hành vài thập kỷ, song cho
đến nay nền kinh tế nước ta vẫn còn mang đậm dấu ấn một nền kinh tế thuần
nông thể hiện rõ trong cơ cấu nguồn lao động theo ngành, năm 1993, lao động
nông nghiệp chiếm tới 71% trong khi lao động công nghiệp chỉ có 12% và dịch
vụ 17% trong tổng lực lượng lao động công nghiệp chỉ có 12% và dịch vụ 17%
trong tổng lực lượng lao động xã hội, năm 1998 cơ cấu lao động theo ngành đã
chuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu còn rất chậm: lao động nông nghiệp
giảm xuống còn 66% lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên là 13%, 21%
nhưng so với khu vực ta còn rất lạc hậu.
Thứ tư, thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ:
Hiện nay, tỷ trọng lao động ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và Sông
Cửu Long cao nhất nước (20,5% và 21,7% tổng lực lượng lao động xã hội)
trong khi đó vùng tây nguyên rộng lớn lực lượng lao động chỉ có 4%, vùng
duyên hải miền Trung 10,4% và Đông Nam Bộ 12,7%, sự mất cân đối này
không chỉ gây lên khó khăn cho chính sách công ăn việc làm, mà còn ảnh hưởng
xấu đến phát triển kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng của đất nước.
c. Hiện trạng việc làm ở khu vực thành thị:
Dân số và lao động thành thị nước ta không lớn song tình trạngviệc làm ở
khu vực thành thị luôn luôn diễn ra căng thẳng và cấp bách. Theo kết quả điều
tra lao động - việc làm ở khu vực thành thị 1/7/1999, tỷ lệ thất nghiệp của lực
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị cả nước là 7,15%. Với
tổng số lao động thất nghiệp là 614,7 ngàn người, bình quân hàng năm 1996 -
1999 số lao động thất nghiệp nói chung tăng thêm 16% so với mức tăng tuyệt
đối là 73.625 người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn
kỹ thuật ở khu vực thành thị cả nước là 8,30% so với 7 ngày qua tính đến thời
điểm điều tra 1/7/1996, tỷ lệ này tăng thêm 2,54%. Bình quân hàng năm thời
kỳ1996 - 1999 số lao động từ 15 tuổi trở lên chưa qua đào tạo ở khu vực thành
thị cả nước thất nghiệp tăng thêm 20,04%, với mức tăng thêm tuyệt đối là
66.720 người. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao độngđã qua đào tạo ở thành
thị thất nghiệp vẫn tăng 5,47% với mức tăng thêm tuyệt đối là 6906 người.
Tác động chủ yếu đến sự gia tăng của số người và tỷ lệ thất nghiệp của
lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị thời kỳ 1996 -1999 là sự
gia tăng về số người và tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động đã qua đào tạo ở
trình độ cao đẳng, đại học (6.101 người mới tỷ lệ tăng thêm 18,17%), tiếp đến
là lực lượng lao động đã qua đào tạo ở trình độ trung học chuyên nghiệp (2.644
người với tỷ lệ tăng thêm là 7,56).
Trong khi số lao động thuộc lực lượng lao động đã qua đào tạo ở trình độ
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học khu vực thành thị
thất nghiệp ngày càng tăng thì bình quân hàng năm 1996 - 1999 số công nhân kỹ
thuật và sơ cấp ở khu vực thành thị giảm 4,18%
d. Tình trạng việc làm khu vực nông thôn:
Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đất nước đã đạt được những thành
tựu căn bản, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những chuyển biến tích
cực đó là sự tăng trưởng liên tục về diện tích, năng suất và sản lượng trong sản
xuất nông nghiệp, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà
còn phục vụ cho xuất khẩu hàng triệu tấn sản phẩm nông nghiệp mỗi năm. Nông
nghiệp nông thôn đã bắt đầu hình thành và phát triển các vùng chuyên canh lớn
như: vùng chuyên cây công nghiệp, vùng chuyên cây ăn quả, chăn nuôi... đã bắt
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo xu thế chuyển dịch chung của cả
nước như giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch
vụ, đặc biệt là cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn đã bước đầu
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá...
Tuy nhiên thực tiễn lao động sản xuất khu vực nông nghiệp nông thôn còn
nhiều chính sách nảy sinh, lực lượng sản xuất hàng hoá tập trung trên một quy
mô mới cao hơn, chất lượng của nguồn lực lao động nông thôn còn thấp so với
nhu cầu thực tiễn.
Nước ta hiện có 37,407 triệu người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia HĐKT
thường xuyên, trong đó lao động nông thôn (LĐNT) là 29,758 triệu người
(chiếm 79,55%), tuy vậy chất lượng lao động nông thôn lại là chính sách cần
phải tìm giải pháp giải quyết.
Về trình độ học vấn : Lao động trong nông nghiệp nông thôn mới có
10,98% tốt nghiệp cấp III; 33,26% tốt nghiệp cấp II; 30,96% tốt nghiệp cấp I;
20,32% chưa tốt nghiệp cấp I, trong khi đó còn 4,48% chưa biết chữ (bảng 1)
Bảng 1: Số người từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKT thường xuyên chia theo
trình độ học vấn ở khu vực nông thôn.
Đơn vị: ngàn người.
Chưa
biết chữ
Chưa TN
cấp I
Đã TN
cấp
Đã TN
cấp II
Đã TN
cấp III
Tổng số 29757 1333 6046 9213 9899 3267
Tỷ lệ 100% 4,48% 20,32% 30,96% 33,26% 10,98%
Nữ 14988 834 3404 4594 4796 1361
Tỷ lệ 100% 5,56% 22,71% 30,65% 32,00% 9,08%
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT): có tới 91,94% lao động nông
thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ
chiếm 8,06%. Tổng số lao động nông thôn (xem bảng 2).
Bảng 2: Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia
theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn.
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đơn vị tính: ngàn người.
Không
có
CMKT
Sơ cấp CNKT
có
bằng
CNKT
không
bằng
THCN CĐ &
ĐH
Trên
ĐH
Tổng
số
29.758 27.360 364 323 456 865 382 8
Tỷ lệ 100% 91,94% 1,22% 1,09% 1,53% 2,91% 1,28% 0,03%
Nữ 14.988 14.044 176 35 132 431 166 3
Tỷ lệ 100% 93,7% 1,18% 0,23% 0,88% 2,88% 1,11% 0,02%
Có thể nói, những hạn chế về trình độ học vấn về kỹ năng nghề nghiệp
của lực lượng lao động nông thôn đang là trở lực trong công cuộc CNH, HĐH.
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn tập trung vào
3 nhóm tuổi chính: 15 - 24 là 30,65%, 25 - 34 là 29,68% và 23,76% ở 35 - 44.
Bảng 3: Số người từ đủ tuổi 15 trở lên lao động kỹ thuật thường xuyên
thiếu việc làm trong 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi.
Đơn vị tính: ngàn người.
15.24 25.34 35.44 45.54 55.59
≥60
Tổng
số
8.219 2.519 2.440 1953 905 222 180
Tỷ lệ 100% 30,65% 29,68% 23,76% 11,01% 2,70% 2,19%
Nữ 3.826 1.209 1114 914 422 99 68
Tỷ lệ 100% 31,60% 29,11% 23,89% 11,02% 2,60% 1,78%
e. Tình hình lao động nữ:
Chúng ta đều biết, phụ nữ luôn giữ một vai trò và địa vị quan trọng trong
sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Cùng
với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò và địa vị
người phụ nữ càng được nâng cao. Sự nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ
được thể hiện thông qua việc phụ nữ tham gia quản lý các nguồn lực, tham gia
vào các hoạt động kinh tế xã hội ngoài phạm vi gia đình. Một trong những chỉ
tiêu thể hiện vai trò và địa vị của phụ nữ là tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao
động. ở Việt Nam tỷ lệ này là 73%, một tỷ lệ khá cao ở Châu á.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong tổng số dân Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% trong lực lượng lao động
cũng vậy. Khoảng 27% hộ gia đìh do phụ nữ làm chủ hộ. Phụ nữ có mặt trong
hầu hết các ngành kinh tế của đất nước từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch
vụ. Từ đó các hoạt động mang tính sản xuất, kinh doanh đến các hoạt động quản
lý nhà nước, quản lý xã hội có rất nhiều khu vực mà phụ nữ chiếm đa số. Phụ nữ
chiếm 2/3 lực lượng lao động xã hội trong khu vực nông - lâm nghiệp, công
nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nội thương, giáo dục và y tế: chiếm khoảng
1/3 trong các ngành xây dựng, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông, người ta ước lượng rằng phụ nữ đảm đương 2/3 các công việc nặng
nhọc trong nông nghiệp. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và khuyến khích
sự phát triển các thành phần kinh tế, phụ nữ đã tham gia rất nhiều vào khu vực
phi kết cấu; 2/3 số người hoạt động trong lĩnh vực này là phụ nữ.
Trong số người thất nghiệp phụ nữ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể do học
không phù hợp với yêu cầu về trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ. Có
7,1% lao động nữ mù chữ, trong khi con số này ở lao động nam là 4,4%, có 30%
lao động nữ chưa học hết cấp I so với 23% nam. Trong giáo dục và đào tạo, số
học viên nữ cũng chỉ chiếm 1/3 trên tổng số.
II. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Nguồn tài chính cho mục tiêu giải quyết việc làm
Việc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặt ra cho đất nước ta một chính sách
phải giải quyết. Trong đó, có chính sách việc làm đang rất bức xúc, tác động
trực tiếp đến tất cả mọi thành viên trong cộng đồng. Đây là công việc hết sức
nan giải mà muốn giải quyết nó phải có những giải pháp đồng bộ, gắn liền với
việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước,
đồng thời phải có một nguồn lực tài chính nhất định để bảo đảm thực hiện các
giải pháp và mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn.
Nhận thức được sự cấp thiết sâu sắc của chính sách giải quyết việc làm
ngày 11/4/2000 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị quyết
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm.
Trong các năm tới, trong đó đã đề cập đến một giải pháp cực kỳ quan trọng và
lập Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Từ năm 1992 đến nay, nguồn tài chính
cho mục tiêu giải quyết việc làm đã hình thành và đến năm 1999 đã có gần
1.200 tỷ đồng và được sử dụng khá hiệu quả, từng bước góp phần vào kết quả
thêm mới và duy trì chỗ làm việc cho người lao động. Trên cơ sở Nghị quyết
120/HĐBT nêu trên, năm 1992 nhà nước đã trích từ ngân sách 125 tỷ đồng để
lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm và hàng năm đều trích ngân sách nhà nước
để bổ xung cho quỹ.
Để thực hiện và quản lý có hiệu quả nguồn quỹ này từ khi ra đời cho đến
nayđã có tới 17 văn bản có liên quan đến sự ra đời và quy định cơ chế vận hành
của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Trong đó có 8 thông tư liên tịch hướng
dẫn thực hiện và bổ sung chính sách cho vay và sử dụng Quỹ.
Tính đến giữa năm 1999 việc cho vay vốn từ Quỹ QGGQVL đã đạt được
kết quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Quỹ đã cho vay trên 70.000 dự án
với số tiền cho vay gần 3.000 tỷ đồng (vốn gốc 1.165 tỷ) thu hút trên 3 triệu lao
động, trong đó có 70% lao động có việc làm mới, 30% vượt khỏi tình trạng thiếu
việc làm. Trước hết quỹ khuyến khích cho vay các dự án sản xuất, nuôi trồng
những con, cây có giá trị kinh tế cao, phát triển ngành nghề mới. Nhờ vậy cũng
đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn
theo hướng tích cực, giảm lao động thuần nông, tăng lao động tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ. Chỉ 1% số vốn vay sử dụng vào việc nuôi trồng những cây
con có tính chất nông nghiệp thuần tuý. Nhờ vay vốn Quỹ QGGQVL, nhiều
nghề làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Nhiều ngành chăn
nuôi mới có giá trị kinh tế cao: Nuôi cá lồng, ếch, baba... phát triển ở mọi miền,
hàng nghìn héc ta vườn tạp đã được cải tạo thành vườn cây ăn quả đặc sản có
giá trị kinh tế cao trong khắp cả nước. Các địa phương đều khẳng định Quỹ đã
góp phần phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc. Đại bộ phận người vay đều
sử dụng vốn có hiệu quả, tự tạo được việc làm chính đáng, tăng thu nhập, đời
16