Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

vấn đề môi trường công ty cổ phần thủy sản bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.19 KB, 13 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE – BESEACO
CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE

GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 20

CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN BẾN TRE
3.1 Vấn đề nước thải
3.1.1 Hiện trạng nước thải
Khả năng phát thải:
Trong sản xuất:
Đặc thù ngành sản xuất thủy sản sử dụng một lượng lớn nước để làm sạch, lưu trữ
nguyên liệu trước sản xuất, làm sạch bán thành phẩm, vệ sinh nhà xưởng sau những
khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo VS – ATTP. Còn có một lương nước sử
dụng nữa là cho bộ phận tản nhiệt của hệ thống làm lạnh cấp đông của Công ty.
Cụ thể lượng nước được sử dụng nhiều nhất ở các công đoạn:
- Nước thải công đoạn tiếp nhận nguyên liệu: rửa sàn tiếp nhận, ngâm nguyên liệu
(nghêu).
- Nước thải từ các khâu rửa nguyên liệu : rửa cá, rửa nghêu nguyên liệu, các bán
thành phẩm từ khâu chế biến.
- Nước thải từ việc vệ sinh nhà xưởng: vệ sinh đồ bảo hộ lao động, vệ sinh nhà
xưởng, vệ sinh trang thiết bị sản xuất.
- Nước thải từ hệ thống làm lạnh cấp đông của doanh nghiệp: tuy không đáng kể
vì phần lớn đều đã được tuần hoàn.
Ngoài sản xuất:
Với lượng CB.CNV vào khoảng 340 người nên việc phát sinh nước phải trong hoạt
động hàng ngày tại cơ sở cũng là một vấn đề cần chú ý. Thêm vào việc mặt bằng công
ty trải rộng trên diện tích hơn 14.800 m
2
nên việc ảnh hưởng bởi nước mưa là không


thể tránh khỏi, đặc biệt là vào mùa mưa.
Có thể tạm chia nguồn phát thải bên ngoài sản xuất thành 2 nguồn cơ bản sau:
- Nước thải từ sinh hoạt: chùi rửa phòng ốc, từ sinh hoạt của công nhân viên,
nước thải từ bộ phận Cấp Dưỡng trong nội bộ công ty, từ phần nước thải đã qua
xử lý của Bể Tự Hoại, nước thải từ bảo trì, sửa chửa trang thiết bị.
- Nước mưa : do nước mưa chảy tràn trong khuôn viên công ty, nước mưa từ các
máng thu nước.
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE – BESEACO
CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE

GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 21

3.1.2 Thành phần, mức độ, phạm vi tác động:
Thành phần nước thải :
Các tác nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm trong nước thải của Công ty là các phụ phẩm
của dây chuyền sản xuất như vụn thịt, xương từ nguyên liệu chế biến, vỏ nghêu, máu,
mỡ cá, các chất hòa tan từ nội tạng.
Ngoài ra còn có những chất tẩy rửa và các tác nhân làm sạch khác trong đó có nhiều
hợp chất khó phân hủy.
Theo khảo sát, phân tích của Phân Viện Bảo Hộ Lao Động các thành phần trong nước
thải chủ yếu là dầu, protein, SS, PO
3-
, NO
3
-
,... Về mặt cảm quan thì nguồn nước thải
này bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng nặng gây vẫn đục và nhiễm vi sinh cao.
Mức độ tác động :
- Nước thải sản xuất:

Do nguồn phát thải chủ yếu của Công ty là nước thải từ sản xuất chiếm tỷ lệ khoản
75% trong tổng lưu lượng thải. Lượng nước thải này tuy đã được xử lý nhưng ảnh
hưởng đến môi trường đặc biệt là nguồn tiếp nhận (sông Bến Tre) là không tránh khỏi,
theo thông số đo đạc của Phân Viện Bảo Hộ Lao Động (BHLĐ) tại các vị trí khác nhau
dọc theo dòng chảy của sông Bến Tre.
Bảng 3.1 : Bảng mô tả vị trí lấy mẫu nước trên sông Bến Tre
STT
Vị trí quan trắc
1
Cách điểm xả thải 500 m về phía thượng nguồn, giữa dòng.
Nhiệt độ nước mặt : 29,0
0
C
2
Tại điểm xả thải (cách điểm xả < 5 m).

Nhiệt độ nước mặt : 28,0
0
C
3
Cách điểm xả thải 500 m về phía hạ nguồn, giữa dòng
Nhiệt độ nước mặt : 29,0
0
C

Theo kết quả phân tích thì hàm lượng vi sinh ở một số loài đã tăng vượt mức tiêu
chuẩn từ 2 -3 lần. Song, các chủng vi khuẩn chủ yếu là tảo silic lông chim (Synedra,
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE – BESEACO
CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE


GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 22

Nifschia, Navicula…). Ngoài ra còn có tảo mắt cá, tảo lam Oscillatoria princeps – tảo
chỉ thị môi trường có độ bẩn vừa, có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Song, với hàm
lượng chất hữu cơ thấp không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cũng như môi
trường sống của thủy sinh vật.
- Nước mưa :
Nước mưa trên mái : lượng nước này được quy ước là sạch ngoại trừ bụi bẩn bám dính
trên mái nhà xưởng.
Nước mưa chảy tràn : đây là nguồn phát thải ô nhiễm khó kiểm soát và không ổn định,
thành phần chủ yếu là bụi bẩn, chất rắn lơ lửng và các tạp chí khác.
Tuy nhiên nước mưa chỉ nhiễm bẩn trong khoảng thời gian 20 phút đầu trong tổng thời
gian mưa. Do đó, nguồn phát sinh này được quy ước là nguồn nước sạch không cần xử
lý, lượng nước mưa chảy tràn này sẽ được thu gom bằng đường cống dẫn và thải trực
tiếp ra sông Bến tre.
Do vậy, hướng giải quyết của Công ty là hạn chế việc gây nhiễm bẩn nhằm đảm
bảo chất lượng nước mưa tốt nhất và hạn chế tối đa chất nhiễm bẩn phát tán vào môi
trường nước.
Phạm vi tác động:
Lượng nước thải mà đoạn sông Bến Tre phải tiếp nhận của Công ty Beseaco trung bình
250 – 300 m
3
/ng.đ, đều đã thông qua xử lý ngoại trừ nước mưa (nếu có). Các ảnh
hưởng trên đoạn sông là không đáng kể.
3.1.3 Khả năng xử lý
Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
5945:2005 nước đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A với công suất 300 m
3
/ng.đ, do công ty

TNHH Công Nghệ Môi Trường và Quản Lý Chất Lượng Cẩm Tâm thiết kế và xây
dựng.






BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE – BESEACO
CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE

GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 23















Sơ đồ 3.1 : Hệ thống XLNT Công ty Beseaco đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 : 2005- CộtA












Hình 3.1: Hệ thống XLNT Hìn 3.2 : Bể khử trùng có thổi khí
Nước thải
Mương lắng cát
Bể tuyển nổi kết hợp
khử mùi
Bể lắng 02
Bồn lọc tinh Bể khử trùng
Bể lắng 01
Bể AEROTANK
1,2,3
Bể điều hòa
Xả vào nguồn tiếp nhận
Bể chứa bùn
SCR,
hố thu
Cân bằng pH
Bọt nổi
Hóa chất khử trùng
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE – BESEACO
CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE


GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 24

Hệ thống đã đưa vào sử dụng và hiệu quả xử lý tương đối ổn định, chất lượng nước đầu
ra đươc giám sát liên tục 24/24 giờ.
Mô tả công nghệ
Bể thu gom và song chắn rác : nước thải từ nhà máy và các phân xưởng sản xuất được
thu gom vào cống thoát nước và chảy về Bể thu gom và song chắn rác. Tại đây, nước
thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô và lọc rác tinh nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng
có kích thước lớn hơn 5mm ra khỏi nước thải như: giấy, gỗ, nilong, vỏ tôm, nan mực
trong quá trình sản xuất… để bảo vệ các máy móc thiết bị ở các công đoạn xử lý nước
tiếp theo.
Bể tuyển nổi cấp khí: Nước thải được 2 bơm chìm hoạt động luân phiên bơm nước vào
bể tuyển nổi tách mỡ. Nhờ cơ chế phân tách bằng tỷ trọng, bể tuyển nổi với hệ thống
cấp khí bọt mịn từ máy cấp khí sẽ tách hầu hết các dầu mỡ, vỏ tôm, thịt tôm, … có kích
thước nhỏ mà không thể lắng bằng trọng lực. Cơ chế này là sự dính bám của các cặn lơ
lửng vào các phần tử khí nổi lên trên mặt nước. Lớp mỡ được nổi lên sẽ được thiết bị
cào bọt trên mặt cào vào máng thu bọt và chảy vào thùng chứa. Phần nước trong còn
lại chảy thông sang bể tuyển nổi vào bể điều hòa.
Bể điều hòa : nhờ quá trình khuấy trộn nước thải bằng cách cấp bọt khí vào với lưu
lượng vừa phải sẽ làm giảm thành phần các chất ô nhiễm như : COD, BOD
,
SS, pH…
Đồng thời, điều tiết lưu lượng và nồng độ nước thải vào trạm xử lý một cách ổn định,
điều hòa lưu lượng cho công trình xử lý sinh học và tránh phát sinh mùi hôi thối do
phân hủy gây ra. Bằng cách hòa trộn khí như trên sẽ làm giảm khoảng 20 – 30% hàm
lượng BOD, COD có trong nước thải. Do sử dụng công nghệ sinh học để xử lý nước
thải nên cần phải chỉnh pH và dinh dưỡng của nước thải thích hợp (pH = 7,2 – 8,5)
nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc vận hành hệ thống sinh học Aerotank. Vì thế, nước

thải luôn được ổn định pH bằng hệ thống bơm định lượng.
Bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank cấp 1 và 2: trong bể xử lý sinh học hiếu khí, có
chứa hàm lượng vi sinh cố định (nồng độ vi sinh dao động trong khoảng 3.000 mg/l) và
được cung cấp khí dưới dạng bọt khí mịn liên tục (24 giờ/ngày), lượng vi sinh vật này
sử dụng oxy, oxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô
cơ đơn giản như: CO
2
, H
2
O… theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí + Oxy  CO
2
+ H
2
O + tế bào vi sinh mới …
Hiệu suất bể Aerotank tính theo BOD và COD đạt 90% - 95%. Sau khi qua bể xử lly1
sinh học, các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý, triệt để và đạt tiêu chuẩn xã
vào nguồn loại B. Đặt biệt ở bể thổi khí, để làm giảm năng lượng cấp cho máy nén khí,

×