Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích chiến lược công nghệ tại công ty cổ phần sữa vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.43 KB, 26 trang )

Quản lý công nghệ

GVHD: Th.S Kiều Thị Hường

Mục Lục

Lời mở đầu:............................................................................................................03
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số khái niệm......................................................................................04
1.2. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp..................................................04
1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu...........................................................04
1.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài........................................................04
1.2.3. Phân tích môi trường bên trong........................................................05
1.2.4. Trình bày chiến lược.........................................................................05
1.2.5. Thực hiện chiến lược........................................................................06
1.2.6. Đánh giá và kiểm tra.........................................................................06
Chương II: Thực trạng của công ty Vinamilk
2.1. Giới thiệu về công ty Vinamilk.................................................................07
2.2. Giới thiệu các dòng sản phẩm và công nghệ áp dụng...............................07
2.2.1. Các dòng sản phẩm chính.................................................................08
2.2.2. Công nghệ áp dụng...........................................................................08
2.3. Thực trạng hoạch định chiến lược công nghệ tại công ty.............................
2.3.1. Phân tích môi trường........................................................................09
2.3.2. Các chiến lược của Vinamilk............................................................10

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

1


Quản lý công nghệ


GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
2.3.3. Đánh giá............................................................................................12
Chương III: Giải pháp cho công ty
3.1. Định hướng phát triển...............................................................................13
3.2. Giải pháp...................................................................................................13
Kết luận : …………………………………………………………………………14
Tài liệu tham khảo...................................................................................................15

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

2


Quản lý công nghệ

GVHD: Th.S Kiều Thị Hường

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh. Cùng với sự
phát triển của kinh tế thì các nhu cầu của người dân cũng ngày một tăng lên, đặc
biệt là các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của bản thân. Tại Việt Nam, khi mức
sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về sữa cũng tăng lên hàng
ngày. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa khác nhau phù hợp với các nhu
cầu khác nhau của người tiêu dùng. Một số các thương hiệu sữa trong nước được
người dân ưa dùng như: Vinamilk, Hanoimilk, Mộc Châu, Nutifood… Bên cạnh
đó còn có rất nhiều thương hiệu sữa nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại
sữa khác nhau. Một trong những thương hiệu sữa được người tiêu dùng biết đến và
sử dụng nhiều nhất hiện nay là Vinamilk. Ra đời từ khá sớm, Vinamilk không chỉ

khẳng định được thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam mà còn là niềm tự hào
của hàng Việt Nam khi mười năm tăng liên tục được người tiêu dùng bình chọn
dẫn đầu trong top mười hàng Việt Nam chất lượng cao.Tuy nhiên, sau khi Việt
Nam gia nhập WTO thì những thương hiệu sữa trong và ngoài nước sự đầu tư
quảng bá thương hiệu của các hãng, đặc biệt là của các tập đoàn lớn trên thế giới
.Trước tình hình đó, để giữ vững được thị phần và thương hiệu trên thị trường, hơn
nữa là để phát triển thị phần thì việc nghiên cứu về công nghệ, chuyển giao công

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

3


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
nghệ hay chiến lược công nghệ cho phù hợp, tạo ra những sản phẩm ngày một chất
lượng hơn, tạo uy tín vững vàng là công việc cấp thiết hơn bao giờ hết của
Vinamilk.
Với đề tài: “Phân tích chiến lược công nghệ tại công ty cổ phần sữa
Vinamilk, nhóm hy vọng sẽ có thể khái quát được tình hình sản xuất của Vinamilk,
tình hình công nghệ của Vinamilk để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường. Mặt khác, cũng có thể góp phần mang lại
cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình sản xuất sữa trong nước.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

4



Quản lý công nghệ

1.1.

GVHD: Th.S Kiều Thị Hường

Một số khái niệm

o Hoạch định là một quá trình phức tạp nhằm vạch ra mục tiêu đồng thời phải
chỉ ra được cách thức, công cụ đạt được mục tiêu trên.
o Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và chính sách cũng như các kế hoạch
hành động để thực hiện nhiệm vụ đã định, theo đó đảm bảo hoàn thành các mục
tiêu.
o Hoạch định chiến lược là phân tích quá khứ để xác định trong hiện tại
những điều phải làm trong tương lai.
o Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế
biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Mỗi thành phần công nghệ đều gồm 4 phần chính: Kỹ thuật (T), Con người
(H), Thông tin (I), Tổ chức (O).
Công nghệ trong một doanh nghiệp có thể chia thành 3 lớp:
o Các công nghệ đặc thù chỉ riêng doanh nghiệp có, mang bí quyết riêng của
doanh nghiệp, tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường.
o Công nghệ tương tự của các doanh nghiệp trong cùng ngành, đảm bảo cho
doanh nghiệp đứng trong ngành nhưng không tạo ra sự khác biệt với các đối thủ
cạnh tranh.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

5



Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
o Công nghệ bên ngoài, có thể dễ dàng mua trên thị trường, chúng cần thiết
nhưng ít ảnh hưởng đến vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.

Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
1.2.1.

Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp

o Tầm nhìn: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt
nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội.
o Sứ mệnh: trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
o Mục tiêu: tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển
kinh doanh.
1.2.2.

Môi trường bên ngoài

Nhận biết các công nghệ liên quan tiềm năng trong các ngành khác hoặc đang
trong giai đoạn ấp ủ.
Doanh nghiệp cần có bộ phận ra soát công nghệ bên trong ngành và cả bên
ngoài ngành để báo cáo ban quản lý cấp cao:
-


Ở đâu đang có và sử dụng công nghệ liên quan

-

Công nghệ mới có ảnh hưởng đến sản phẩm và công nghệ quá trình

của doanh nghiệp như thế nào?
-

Công nghệ mới được chi bao nhiêu tiền để nghiên cứu và phát triển.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

6


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
Các đối thủ đang làm gì với công nghệ này?
1.2.3.

Môi trường bên trong

Nhận biết tất cả các công nghệ đặc thù và công nghệ cơ bản trong chuỗi giá trị
của doanh nghiệp và các đối thủ trong ngành.
Có hai nhiệm vụ cần giải quyết:
-

Phân bổ các nguồn lực: Xác định mức bình quân chi cho nghiên cứu


và triển khai trong giá bán sản phẩm của ngành.
-

Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường: nó quyết định thời gian thu hồi

vốn đầu tư của các chương trình nghiên cứu và phát triển.
1.2.4.
-

Trình bày chiến lược

Xác định phương hướng thay thế công nghệ trong từng hoạt động

trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, của người mua và nguwoif cung ứng đầu vào,
kể cả công nghệ có nguồn gốc từ bên ngoài ngành.
-

Xác định công nghệ nào, kể cả công nghệ tiềm năng mà sự thay thế nó

ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh và cấu trúc ngành kinh doanh.
-

Đánh giá năng lực của các công nghệ quan trọng và chi phí để cải tiến

-

Lựa chọn một chiến lược công nghệ, bao gồm toàn bộ các công nghệ

nó.


quan trọng để tăng cường chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm:
+ Xếp hạng các dự án nghiên cứu và phát triển theo tầm quan trọng của
chúng đối với lợi thế cạnh tranh.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

7


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
+ Lựa chọn chiến lược dẫn đầu hay theo sau trong các công nghệ quan
trọng.
+ Lập chính sách cho phép nâng cao vị trí cạnh tranh chứ không vì sức ép
lợi nhuận trước mắt.
+ Các phương pháp để có công nghệ cần thiết từ bên ngoài.
-

Củng cố các bộ phận kinh doanh thúc đẩy mối quan hệ tương hỗ về

công nghệ giữa các bộ phận, điều này giúp ích cho việc tăng lợi thế cạnh tranh.
-

Ra các quyết định quan trọng

Đương đầu như thế nào khi công nghệ mới liên quan xuất hiện:
+ Tìm nguồn sản sinh công nghệ mới đó
+ Quyết định mua ngay công nghệ mới
+ Quyết định làm thông qua nghiên cứu và phát triển của mình
+ Quyết định duy trì công nghệ cũ hay rời bỏ ngành kinh doanh

Quyết định làm hay mua: làm hay mua tùy thuộc vào trạng thái công nghệ
của doanh nghiệp.
+ Khi trạng thái công nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng, công nghệ
phải được củng cố dựa vào khả năng nghiên cứu và phát triển của chính doanh
nghiệp.
+ Làm và bảo vệ các công nghiệp có giá trị, công nghệ khó thay thế
hay không thể thay thế công nghệ đang dùng ngay được.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

8


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
Các kỹ năng và nguồn lực cần thiết để triển khai công nghệ doanh nghiệp
không sẵn có.
Phân bổ nguồn lực giữa nghiên cứu triển khai sản phẩm với nghiên cứu
triển khai công nghệ.
1.2.5. Thực hiện chiến lược
Doanh nghiệp phải tạo dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp đúng
đắn để thực hiện chiến lược.
Quản lý cấp cao nhất trong doanh nghiệp phải tạo lập môi trường doanh
nghiệp thích hợp cho từng hoạt động.
1.2.6. Đánh giá và kiểm tra
Doanh nghiệp cần xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thành công của
chiến lược:
+ Mức độ thành công chuyển giao công nghệ qua việc cải thiển các tham số
chọn lọc.
+ Tỷ lệ bán sản phẩm mới.

+ Thời gian thu hồi vốn.
+ Lượng tăng sản phẩm bán, mở rộng thị phần…
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sựu thành công trong kinh doanh, mặc dầu
công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng, có tính quyết định và đảm bảo tính bền
vững của thành quả. Để kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải phối hợp giữa
công nghệ với sản xuất, marketing, tài chính và nhân lực cho mục tiêu đề ra.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

9


Quản lý công nghệ

GVHD: Th.S Kiều Thị Hường

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK

2.1. Giới thiệu về công ty Vinamilk

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

10


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam
Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữavà các

sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê
của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt
Nam vào năm 2007.
-

Sản phẩm kinh doanh của Vinamilk


Sữa tươi: sữa tươi tiệt trùng 100%, sữa tươi tiệt trùng, sữa giàu canxi flex,

sữa tươi milkplus.


Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua susu, sữa chua uống, sữa chua men sống

Probi.


Sữa đặc: Ông Thọ, ngôi sao phương Nam.



Sữa bột dinh dưỡng: sữa bột dinh dưỡng Dielac, sữa bột giảm cân, bột dinh

dưỡng ăn liền Ridielac.


Kem, phomai.




Các loại nước giải khát: sữa đậu nành, nước giải khát, nước ép trái cây,

atiso, trà chanh, nước uống đóng chai ICY…


Sản phẩm khác: café hòa tan CAFÉ MOMENT, cafe rang xay Cafe

Moment.
-

Dịch vụ :
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và

nguyên liệu.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

11


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
- Kinh doanh nhà, môi giới kinh doanh bất động sản, cho thuê kho, bãi. Kinh
doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa.
- Kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ nhà đất ,cho thuê văn
phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư công trình dân dụng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Slogan : Vinamilk-cuộc sống tươi đẹp hơn !!!
2.2.


Giới thiệu các dòng sản phẩm chính và công nghệ áp dụng cho các sản

phẩm đó
2.2.1. Các dòng sản phẩm chính
-

Sữa đặc: chiếm 34% doanh thu.

Sữa đặc là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu trong
nước của Vinamilk. Năm 2007, dòng sản phẩm này đạt tỷ lệ tăng trưởng 38% và
chiếm 79% thị phần. Múc tăng bình quân giai đoạn 2004-2007 là 22,7%.
-

Sữa tươi ( hay sữa nước): chiếm 26% doanh thu.

Năm 2007, Sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%, chiếm khoảng 26% tổng doanh thu
của công ty và có tỷ trọng đóng góp cao thứ hai vào doanh thu so với tất cả các
dòng sản phẩm khác. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần. Đây là dòng sản
phẩm có tính đa dạng cao với nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, Vinamilk đã nhường lại
vị trí dẫn đầu trên phân khúc thị trường này cho Dutch Lady vì công ty này có mối

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

12


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
quan hệ công chúng mạnh hơn và chiến lược marketing tốt hơn. Bình quân giai

đoạn 2004-2007, đạt tốc độ tăng trưởng 31%.
-

Sữa bột và ngũ cốc ăn liền: chiếm 24% doanh thu.

Sữa bột chiếm 24% doanh thu năm 2007 của Vinamilk. Vinamilk (cùng với Abbott
và Dutch Lady) là một trong ba công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam về doanh sô
sữa bột, trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần. Doanh thu của sữa bột phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu.
-

Sữa chua: chiếm 10% doanh thu.

Sữa chua uống Vinamilk chiếm 26% thị phần và sữa chua ăn chiếm 96% thị phần.
Năm 2007, dòng sản phẩm này đạt mức tăng trưởng 10% so với năm 2006. Và có
mức tăng trưởng bình quân 26,2%/năm trong giai đoạn 2004 – 2007.
-

Sản phẩm khác: chiếm 6% doanh thu.

Nhóm sản phẩm này bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau như: kem, phô mai, bánh
flan, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước tinh khiết và trà. Cà phê là sản phẩm
mới nhất của Vinamilk, với các nhãn hiệu như Moment Coffee, True Coffee và
Kolac.
2.2.2. Công nghệ chính áp dụng cho các sản phẩm của Vinamilk
-

Sữa tươi: Công nghệ tiên tiến hàng đầu và nổi bật nhất mà Vinamilk đạt

được là công nghệ ly tâm tách khuẩn tiên tiến cho phép loại bỏ hầu hết các vi

khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng, đảm bảo chất lượng sữa cho người tiêu
dùng. Bên cạnh đó là công nghệ tiệt trùng cao UHT để chế biến sữa nước.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

13


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
Chính vì vậy, sữa tươi 100% thanh trùng sẽ giữ được hầu hết các vitamin,
khoáng chất và hương vị thơm ngon thuần khiết vốn có của sữa tươi.
-

Sữa bột: Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ

“gõ” sang công nghệ “thổi khí”, công nghệ sấy khô, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng.
-

Sữa chua: sử dụng công nghệ lên men công nghiệp, sữa chua đặc và yaourt

là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau
khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở
nhiệt độ 80 - 90oC.
-

Sữa đặc: Áp dụng công nghệ sản xuất sữa đặc của Đan Mạch. Công nghệ

này khép kín và hầu như không có sự can thiệp của con người. Ứng dụng công

nghệ tiên tiến của Đức và Thụy Điển
2.3. Thực trạng hoạch định chiến lược công nghệ tại Vinamilk
2.3.1. Phân tích môi trường bên trong
Công nghệ ly tâm tách khuẩn là công nghệ đặc thù của Vinamilk (đối với
dòng sản phẩm sữa nước, sữa tươi tiệt trùng) duy nhất tại Việt Nam.
Công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước- Công nghệ lên
men sữa chua công nghiệp- Công nghệ cô đặc sữa chân không- Công nghệ bảo
quản sữa hộp bằng nitơ - Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp- Công nghệ
chiết rót và đóng gói chân không- Công nghệ sản xuất phomát nấu chảy- Công
nghệ sản xuất kem; công nghệ sấy sữa bột... Những công nghệ này

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

14


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
phần lớn được nhập khẩu từ các hãng cung cấp thiết bị ngành sữa nổi tiếng trên thế
giới như: Tetra Pak (Thụy Điển), APV (Đan Mạch).
Các dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại, điều
khiển tự động, hoặc bán tự động, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm.Vinamilk tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin
và hiện đang ứng dụng thành công phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP
Oracle EBS 11i, phần mềmSAP CRM (Hệ quản trị quan hệ khách hàng) và BI (Hệ
thống thông tin báo cáo).
2.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài
Hệ thống công nghệ quản lý trang trại bò sữa mới theo Afimilk được TH
Milk và Dutch Lady áp dụng cũng có phần gây áp lực đối với công nghệ của
Vinamilk. Afimilk sử dụng được trên bất kỳ loại nền sàn, gắn kết với mọi loại giàn

vắt sữa, phù hợp với các quy mô cơ cấu nhân sự, sử dụng cho mọi loại quy mô đàn
bò. Đây là công cụ quản lý hoàn hảo trong tay người quản lý trang trại, giúp nâng
cao hiệu quả sản xuất sữa và tăng lợi nhuận. Phầm mềm Afimilk để phối trộn thức
ăn theo chế độ dinh dưỡng của từng nhóm bò. Nước uống cho bò do hệ thống xử
lý, lọc nước của Amiad, một công nghệ lọc nước hiên đại đảm bảo nước têu chuẩn
và tinh khiết. Mặc khác việc áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đàn bò Afifarm
của Israel.
Hệ thống đóng chai tiệt trùng HDPE được Dutch Lady áp dụng đang có tín
hiệu tốt. Với chất liệu nhựa tốt và quy trình công nghệ đóng chai có tính đảm bảo

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

15


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
cao, sản phẩm đóng chai của Dutch Lady được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử
dụng.
2.3.3. Các chiến lược của Vinamilk
 Phát triển công nghệ ly tâm tách khuẩn.
Điểm đặc biệt trong công nghệ xử lý thanh trùng của Vinamilk nhằm đảm
bảo tính an toàn và tươi ngon trong suốt thời hạn bảo quản của loại sữa tươi cao
cấp này là công ty Vinamilk đã tiên phong đưa váo ứng dụng Công nghệ ly tâm
tách khuẩn tiên tiến lần đầu tiên tại Việt Nam và cả ở Đông Nam Á.
Sữa tươi nguyên liệu sau khi lọc được đưa vào máy ly tâm tách khuẩn. Tại
đây, với thiết kế đặc biệt máy sử dụng lực ly tâm cao -với tốc độ quay 7.200 vòng/
phút- do có khối lượng lớn hơn các thành phần khác của sữa nên cặn, vi khuẩn và
kể cả bào tử của chúng bị tách văng ra bởi tác động của lực ly tâm, khoảng 90 – 98
% các tạp chất, vi sinh có hại trong nguyên liệu ban đầu được loại bỏ sau công

đoạn này.
Phần sữa đã được tách cặn và khuẩn được tiếp tục đưa vào quá trình thanh
trùng ở 75 – 950C trong 15-30 giây và nhanh chóng làm lạnh đến 4 0C, đảm bảo
tính an toàn của sản phẩm mà vẫn giữ được các hàm lượng dinh dưỡng như:
vitamin và khoáng chất từ sữa bò tươi nguyên chất ở mức cao nhất. Vinamilk là
công ty sữa đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ tiên tiến này của thế giới vào
sản

xuất.
Không chỉ căn cứ vào những kết quả thực tế về độ an toàn do công nghệ

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

16


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
mang lại, đối với sản phẩm sữa tươi 100% thanh trùng Vinamilk, sau khi sản xuất,
các sản phẩm phải được kiểm tra vi sinh 12 tiếng trước khi xuất ra ngoài thị
trường.
 Liên kết với Đức để nhận chuyển giao công nghệ sản xuất sữa từ
Đức.
Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa hàng đầu tại Việt Nam với
11 nhà máy, mỗi ngày tung ra thị trường 14 triệu sản phẩm các loại.
Ngày 30.9, phái đoàn bộ Nông nghiệp, dinh dưỡng và bảo vệ người tiêu
dùng Cộng hoà Liên bang Đức do ông Robert Kloos, Quốc vụ khanh dẫn đầu đã có
buổi làm việc với công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Ông Robert Kloos cho biết Cộng hoà Liên bang Đức là nước đi đầu trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến trong khối châu Âu. Trong chuyến thăm và làm việc với

Vinamilk lần này, Đức rất muốn hợp tác chuyển giao công nghệ chế biến sữa;
chuyển giao giống bò sữa, quy trình kỹ thuật phát triển trang trại và tìm kiếm mở
rộng thị trường với Vinamilk. Đặc biệt, sau khi đi thăm nhà máy sữa Sài Gòn
(quận 12), ông Robert Kloos tỏ ra hài lòng với quy trình chế biến sữa cũng như các
sản phẩm sản xuất ra tại đây. Ông hứa sẵn sàng làm cầu nối để Vianmilk thâm
nhập thị trường Đức.
Hiện nay, Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa hàng đầu tại Việt
Nam với 11 nhà máy, mỗi ngày tung ra thị trường 14 triệu sản phẩm các loại.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

17


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
 Vận hành máy móc thiết bị hiện đại và sử dụng Robot ở hầu hết các
cơ sở chứ không riêng cơ sở tại Bình Dương.
Nhà máy Sữa bột Dielac 2 của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk vừa
tiến hành cẩu thành công đỉnh tháp sấy số 2 của dự án Nhà máy Sữa bột Dielac II
vào vị trí theo đúng kế hoạch.
Tháp sấy tại dự án Nhà máy Sữa bột Dielac 2 của Vinamilk là một trong những
tháp sấy có công suất lớn nhất trong khu vực Châu Á, đường kính tháp sấy 13.6m,
cao 32m.
Hiện nay, Vinamilk có 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand và 10 nhà
máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam và đã chạy hết 100% công suất.
Để đạt kế hoạch chiến lược đến năm 2017 sẽ trở thành 1 trong 50 công ty
sữa lớn nhất thế giới, Vinamilk sẽ có thêm 3 nhà máy mới hoạt động từ năm nay
với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng.Nhà máy thứ nhất là nàh máy Dieclac 2
(vận hành quý I/2013) ở khu Công nghệ Việt Nam-Singapore mà Vinamilk đã mua

lại của công ty F&N. Nhà máy thứ hai ở Đà Nẵng chuyên sản xuất sữa tươi, sữa
chua đi vào hoạt động tháng 6/2012. “Siêu nhà máy” thứ ba (vận hành quý I/2013)
ở Bình Dương cho 400 triệu lít sữa tươi/năm, công suất tương đương gần 9 nhà
máy hiện nay của Vinamilk cộng lại. Nhà máy hoàn toàn tự động hóa, với vận
hành của robot.
Liên kết với viện dinh dưỡng Hà Lan, kiểm định về công nghệ sản xuất

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

18


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
Nhằm nâng cao uy tín và đẩy mạnh hoạt động ra thị trường quốc tế,
Vinamilk vừa ký hợp đồng thiết lập một liên doanh với tập đoàn sữa hàng đầu Hà
Lan Campina. Đồng thời cũng tranh thủ sự trợ giúp của họ trong việc kiểm định
về công nghệ sản xuất của Vinamilk hiện nay.
 Hợp tác với ba tập đoàn lớn DSM (Thụy Sĩ), Lonza (Thụy Sĩ),
Chr.Hansen (Đan Mạch) để phát triển khoa học công nghệ vi sinh và vi chất.
 Học hỏi công nghệ đóng chai tiệt trùng HDPE của Dutch Lady.
 Dự án đầu tư, liên doanh ra nước ngoài của công ty với công ty
TNHH Miraka.
Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Vinamilk. Nhà máy chế biến
sữa nguyên liệu chất lượng cao có trụ sở đặt trung tâm Đảo Bắc củaNew Zealand.
Nhà máy thu mua sữa tươi từ nông dân tại vùng Taupo và sản xuất các sản phẩm
sữa bột cao cấp bán ra thị trường quốc tế. Nhà máy chế biến bột sữa cao cấp với
công suất 32.000 tấn/năm, có khả năng chế biến 210 triệu lít sữa tươi nguyên liệu
hàng năm, tương đương với lượng sữa của 55.000 con bò vắt sữa và được thiết kế
để có thể mở rộng trong tương lai.Nhà máy Miraka được trang bị dây chuyền sản

xuất hiện đại, công nghệ
đạt chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng hơi nước có thể thu hồi và điện địa nhiệt
(điện sản xuất từ nhiệt trong lòng đất).
Tính tự động hóa của dây chuyền sản xuất cũng rất cao, robot máy thay thế
nhân lực rất nhiều. Tháng 12/2011, đoàn đại biểu cao cấp của Vinamilk bao gồm

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

19


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
HĐQT, Ban Kiểm soát đã vinh dự tham gia lễ khánh thành và đưa nhà máy chính
thức đi vào hoạt động. Năm đầu tiên, Miraka sẽ hoạt động trên 80% công suất thiết
kế. Và ngay trong ngày khai trương, Vinamilk đã ký hợp đồng cung cấp sữa bột
đầu tiên từ Miraka với sản lượng 4.000 tấn. Nhà máy bắt đầu có lãi từ tháng
10/2011, chỉ sau 2 tháng đi vào hoạt động
2.3.4. Đánh giá
2.3.4.1. Ưu điểm
- Vinamilk nhận thức được nhu cầu của người tiêu cùng về sữa tươi, sữa tiệt trùng
ngày nay đang ngày càng tăng cao. Vì thế, khi theo đuổi công nghệ ly tâm tách
khuẩn Vinamilk sẽ nâng cao được chất lượng của sữa tiệt trùng, tiết kiệm được chi
phí, thời gian, nguồn lực để tập trung vào một công nghệ tốt hơn, cho ra dòng sản
phẩm có triển vọng hơn. Đây có thể nói là hướng đi đúng đắn của Vinamilk.
- Việc Vinamilk liên kết với các công ty nước ngoài, các viện nghiên cứu nước
ngoài là một định hướng chính xác. Việc này sẽ tạo cơ hội và điều kiện cho
Vinamilk nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung có cơ hội phát triển công
nghệ, được áp dụng các công nghệ tiên tiến trên các quốc gia trên thế giới một cách
tốt nhất. Đặc biệt với Vinamilk sẽ giúp Vinamilk nhiều trong việc nâng cao chất

lượng, tiết kiệm chi phí, khẳng định vị trí lâu dài.
-Vinamilk luôn đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong sản
xuất như công nghệ ly tâm tách khuẩn, xử lý tiệt trùng UHT, đóng gói vô trùng…
2.3.4.2. Hạn chế

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

20


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
- Việc Vinamilk áp dụng, học hỏi công nghệ đóng chai tiệt trùng HDPE của Dutch
Lady cũng còn nhiều hạn chế. Vì trên thực tế, công nghệ này đòi hỏi trình độ sử
dụng, cập nhật, vận hành khoa học cao, Dutch Lady chỉ mới đưa ra công nghệ này
trong thời gian ngắn nên sự phản hồi của người tiêu dùng chưa cụ thể và rõ ràng.
Do vậy, Vinamilk cần chờ đợi thêm một khoảng thời gian để khảo sát nhu cầu cẩn
thận trước khi áp dụng một công nghệ như thế này.
-Với công nghệ làm sữa đặc của mình, Vinamilk còn những hạn chế cần phải khắc
phục. Nếu sữa chua được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 8 độ C thì chất lượng sản
phẩm sẽ bị ảnh hưởng nhiều (mùi không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, lỏng,
vữa…).Điều đó đòi hỏi công ty phải tim ra những công nghệ mới phục vụ tốt hơn
người tiêu dùng.
-Chi phí đổi mới công nghệ quá cao nên làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến danh thu
nếu không tăng giá bán và bắt kịp công nghệ không ngừng thay đổi như ngày nay.
-Vinamilk còn hạn chế trong việc áp dụng phầm mềm Afimilk để phối trộn thức ăn
theo chế độ dinh dưỡng của từng nhóm bò. Nước uống cho bò do hệ thống xử lý,
lọc nước của Amiad, một công nghệ lọc nước hiện đại đảm bảo nước têu chuẩn và
tinh khiết. Mặc khác việc áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đàn Afifarm của
Israel.

2.3.4.3 Nguyên nhân:
-Do Vinamilk chưa thật sự tin tưởng vào những công nghệ mới, muốn thực nghiệm
trên một vài công ty, vì hiển nhiên bây giờ Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

21


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
Nam nên việc thực hiện một chiến lược nào đó cũng cần được xem xét một cách
cẩn thận, nhằm tránh các trường hợp ảnh hưởng đến uy tín cung như thương hiệu
mà Vinamilk đã gầy công gây dựng.
- Một phần do đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ của Vinamilk chưa sẵn sàng
áp dụng những công nghệ mới cần tay nghề, trình độ cao hơn.
- Bên cạnh đó là về chi phí và giá cả của những công nghệ, máy móc, thiết bị của
các nước tiên tiến cao, hiện đại hơn, nguồn lực của Vinamilk chưa đủ để có thể cải
tiến một cách triệt để nhất một lần, mà phải cải tiến một cách từ từ, do đó ảnh
hưởng đến công nghệ của Vinamilk.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY

3.1. Định hướng phát triển
- Phát triển công nghệ Ly tâm tách khuẩn ngày càng hoàn thiện hơn.
- Tăng cường mở rộng quan hệ với các tập đoàn lớn ở Thụy Sĩ và Đan Mạch để
học hỏi được kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng thực hành thực tế công nghệ vi
sinh, vi chất.

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4


22


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
- Giữ mối quan hệ với Đức về lâu dài để được củng cố dây chuyền công nghệ hoàn
thiện.
- Áp dụng và hoàn thiện công nghệ đóng chai tiệt trùng HDPE đã học được từ
Dutch Lady.
- Phát triển phần mềm Afimilk, công nghệ lọc nước của Amiad trong chăn nuôi bò.
3.2. Giải pháp
Để phát triển và có thẻ hướng ra sản phẩm xuất khẩu thì việc cải tiến và
không ngừng nâng cao công nghệ thiết bị máy móc là một điều tiên quyết. Theo đó
sẽ khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào ngành sữa nhằm mục đích
tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Áp dụng
công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất sữa, đảm bảo cho quy trình vệ sinh an toàn
thực phẩm được an toàn khi mở rộng công nghệ sản xuất của các nhà máy.
Có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa như công nghệ
Afimilk, Amiad…
Ưu tiên các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
sữa. Xây dựng mỗi địa phương một cơ sở sản xuất, cung cấp giống F1 và một trang
trại kiểu mẫu để làm nơi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, tham quan, trình diễn cho
người chăn nuôi bò sữa.
Tích cực quan hệ và giữ mối quan hệ với các nước có công nghệ chế biến
sữa cao bằng cách cử người có chuyên môn sang tham quan, học tập, làm việc tại
đó nhằm một phần để học hỏi bí kíp, chuyên môn của họ trong công nghệ trong

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4


23


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
sản xuất sữa, một phần để đưuọc chuyển giao công nghệ, góp phần cải tiến công
nghệ sản xuất sữa tại công ty mình.

KẾT LUẬN

Công nghệ và chiến lược công nghệ là những yếu tố rất quan trọng đối với
một ngành sản xuất nói chung cũng như ngành sản xuất sữa Vinamilk nói riêng. Để
thực hiện có hiệu quả những yếu tố trên đòi hỏi công ty cần có một chiến lược, sự
quản lý đặc biệt chuyên nghiệp và hợp lý. Công nghệ cao đồng nghĩa với quá trình
sản xuất hiệu quả hơn đối với mọi công ty, doanh nghiệp.
Chính vì vậy, công ty cổ phần sữa Vinamilk đã và đang rất quan tâm tới
công tác quản lý công nghệ và tìm kiếm công nghệ tiên tiến bổ sung cho hoạt động

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

24


Quản lý công nghệ
GVHD: Th.S Kiều Thị Hường
sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho công ty trở thành một trong những công ty sữa
hàng đầu của Việt Nam và có mặt ở một số nước trên thế giới.
Vì bước đầu nghiên cứu cũng như điều kiện và thời gian có hạn, kinh
nghiệm và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài không tánh khỏi những thiếu

sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để nhóm hoàn thiện
đề tài hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 4

25


×