Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG
Mã số: CS.98-05

NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH, KIỂU QUAN HỆ LIÊN
NHÂN CÁCH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÚNG
TỚI BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÍ TẬP THỂ SINH VIÊN SƢ PHẠM

Người thực hiện: Võ Thị Ngọc Châu

TP. HỒ CHÍ MINH
12/2002


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG
Mã số: CS.98-05

NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH, KIỂU QUAN HỆ LIÊN
NHÂN CÁCH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÚNG
TỚI BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÍ TẬP THỂ SINH VIÊN SƢ PHẠM

Người thực hiện: Võ Thị Ngọc Châu

TP. HỒ CHÍ MINH
12/2002



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................................. 2
3 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 2
4- ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............................................................ 2
5- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
6- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 3
7 - PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................. 5
1.1- Kiểu nhân cách ............................................................................................................ 5
1.1.1-Những vấn đề lí luận về kiểu nhân cách xã hội ..................................................... 5
1.1.2 - Cách phân loại kiểu nhân cách xã hội ................................................................ 13
1.2- Quan hệ liên nhân cách ............................................................................................. 21
1.2.1- Khái niệm quan hệ liên nhân cách ...................................................................... 21
1.2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách ............................................................................... 22
1.3- Vấn đề về bầu không khí tâm lý................................................................................ 27
CHƢƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ................................................ 36
2.1- Kiểu nhân cách sinh viên sƣ phạm ............................................................................ 36
2.1.1- Kiểu nhân cách sinh viên sƣ phạm nói chung .................................................... 36
2.1.2- Sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa các nhóm sinh viên sƣ phạm .................... 44
2.1.2.1- Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên ............................... 44
2.1.2.2- So sánh sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa năm thứ II và III ................... 48
2.1.2.3- Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa các khối về kiểu nhân cách .................... 50
2.2- Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên sƣ phạm ................................................. 53


2.2.1- Kiểu quan hệ liên nhân cách nói chung của sinh viên sƣ phạm ......................... 53

2.2.2- Sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa các nhóm sinh viên .............. 60
2.2.2.1- Sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa sinh viên nam và nữ ...... 60
2.2.2.2- Sự khác biệt kiểu quan hệ nhân cách giữa sinh viên năm II và năm III ...... 62
2.3- Bầu không khí tâm lí trong nhóm sinh viên sƣ phạm ............................................... 65
2.3.1. Đặc điểm bầu không tâm lí sinh viên sƣ phạm ................................................... 65
2.3.2. Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí .................................................................. 69
2.3.2.1- Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí theo giới tính ..................................... 69
2.3.2.2- Sự khác biệt bầu không khí tâm lý giữa sinh viên năm II và năm III .......... 70
2.3.2.3- Sự khác biệt và bầu không khí tâm lý giữa các khối sinh viên .................... 71
2.4- Ảnh hƣởng kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí
nhóm sinh viên.................................................................................................................. 72
2.4.1- Ảnh hƣởng kiểu nhân cách tới bầu không khi tâm lí nhóm sinh viên ................ 72
2.4.2- Ảnh hƣởng kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lý .................... 80
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 83
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 88
Phụ đính: 3 bảng thăm dò ý kiến


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề nhóm đƣợc các nhà tâm lí nghiên cứu rất nhiều, các quá trình và các hiện tƣợng tâm
lí của nhóm ảnh hƣởng rất nhiều tới hiệu xuất các quá trình hoạt động (sản xuất, nghiên cứu, học
tập....). Bầu không khí tâm lí là một trong những hiện tƣợng tâm lí có vai trò rất quan trọng ảnh
hƣởng rất nhiều tới kết quả các hoạt động trong nhóm. Nó hình thành trạng thái tâm lí tích cực, sự
đoàn kết nhất trí trong nhóm. Nhờ vậy các thành viên của nhóm sẽ hết lòng vì mục đích chung của
nhóm, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh làm cho nhóm phát triển, đồng thời từng cá nhân trong nhóm
cũng trƣởng thành về nhiều mặt. Nhóm là tế bào của xã hội, nhóm phát triển lành mạnh sẽ dẫn tới
một xã hội phát triển ở mức độ cao.
Trong bất cứ nhóm nào các thành viên trong nhóm bao giờ cũng tƣơng tác với nhau thông

qua các vai của mình, sự tƣơng tác này nhƣ thế nào lại do đặc điểm tâm lí cá nhân và kiểu quan hệ
liên nhân cách qui định. Trƣớc đây các công trình nghiên cứu chỉ chú ý nhiều tới vai trò của ngƣời
lãnh đạo trong việc hình thành các bầu không khí khác nhau. Tuy nhiên, sự tác động lẫn nhau trong
nhóm không chỉ giữa ngƣời lãnh đạo và ngƣời bị lãnh đạo mà còn giữa những ngƣời bị lãnh đạo với
nhau. Những ngƣời này là những nhân cách đƣợc xã hội hóa trong các môi trƣờng xã hội khác nhau.
Chính vì vậy họ sẽ có kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách rất khác nhau. Các kiểu nhân
cách và kiểu quan hệ liên nhân cách sẽ ảnh hƣởng tới bầu không khí tâm lí của nhóm và nó sẽ ảnh
hƣởng trở lại đặc điểm tâm lí của cá nhân.
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hƣởng của kiểu quan hệ liên nhân cách và kiểu nhân
cách ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến bầu không khí tâm lí của nhóm, từ đó nó ảnh hƣởng tới hiệu quả lao
động của nhóm. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xây các kiểu nhân cách và quan
hệ liên nhân cách sao cho khi ở trong nhóm, họ là những thành viên luôn tạo ra đƣợc bầu không khí
tâm lí tích cực trong nhóm, tạo điều kiện thúc đẩy nhóm đoàn kết, mọi ngƣời hết lòng vì công việc
chung của nhóm làm cho nhóm phát triển ở mức độ cao.

1


2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lí luận của tâm lí học về quan hệ liên nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách,
Nhân cách, kiểu nhân cách và bầu không khí tâm lí.
- Tìm hiểu thực trạng về kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ
phạm.
- Tìm hiểu thực trạng về kiểu nhân cách của sinh viên trƣờng Sƣ phạm.
- Tìm hiểu bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên.
- Tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách với
bầu không khí tâm lí
- Đề xuất một số biện pháp về mặt tâm lí học để xây dựng kiểu quan hệ liên nhân
cách và kiểu nhân cách sao cho nó có ảnh hƣởng tích cực tới bầu không khí tâm lí.


3 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ mục đích đã nêu, nhiệm vụ cụ thể của đề tài là:

3.1- Tìm hiểu một số văn đề lí luận về: quan hệ liên nhân cách, kiểu quan hệ liên
nhân cách, nhân cách, kiểu nhân cách và bầu không khí tâm lí.

3.2 - Khảo sát thực trạng về: kiểu quan hệ liên nhân cách, kiểu nhân cách, bầu
không khí tâm lí và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau:
+ Tìm hiểu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và bầu không khí tâm lí của
sinh viên sƣ phạm.
+ Tìm hiểu sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách của các nhóm sinh viên.
+ Tìm hiểu sự khác biệt về kiểu quan hệ liên nhân cách giữa các nhóm sinh viên.
+ Tìm hiểu khác biệt bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên.
+ Phân tích mối quan hệ giữa kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách với bầu
không khí tâm lí của các nhóm sinh viên.
+ Đề xuất xuất một số biện pháp xây dựng kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân
cách thích hợp

4- ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 - Đối tượng nghiên cứu
- Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên.

2


- Kiểu nhân cách của sinh viên.
- Bầu không khí tâm lí của các nhóm sinh viên.

4.2- Khách thể nghiên cứu:
- Sinh viên năm II và III Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm sinh

viên các khoa trong trƣờng và đƣợc phân chia đều thành ba loại: khối tự nhiên, xã hội và
ngoại ngữ.
- Số liệu khảo sát đƣợc thu thập trong các năm: 1999 – 2000 – 2001 - 2002.

5- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Các nhóm sinh viên khác nhau sẽ khác nhau về kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên
nhân cách và bầu không khí tâm lí.
- Có mối tƣơng quan giữa kiểu nhân và kiểu quan hệ liên nhân cách với bầu không
khí tâm lí.

6- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới bầu không khí tâm lí, nhƣng đề tài chỉ tập trung
nghiên tìm hiểu ảnh hƣởng của kiểu nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không
khí tâm lí của nhóm.

7 - PHƢƠNG PHÁP DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU
7.1- Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc sách, báo, tạp chí, phân tích tài liệu lý
luận.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp ankét
- Phƣơng pháp trò chuyện.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
+ Xử lý số liệu: Thống kê toán học bằng phần mềm SPSS for Windows:
- Tính điểm trung bình (Mean)
- So sánh (dùng kiểm nghiệm F).
- Tƣơng quan (Peason).

3



7.2- Dụng cụ nghiên cứu
- Trắc nghiệm 16 PF của R. B. Cattell đã đƣợc cải biên.
- Trắc Nghiệm kiểu quan hệ liên nhân cách của T. Liri.
- Test về bầu không khí tâm lí của O.Amikhalƣc.

7.3 - Cách xử lý số liệu
Cách tính điểm: Mỗi một trắc nghiệm có chìa khóa đặc biệt để chấm điểm.

4


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1- Kiểu nhân cách
1.1.1-Những vấn đề lí luận về kiểu nhân cách xã hội
Ý tƣởng về kiểu nhân cách đã có từ lâu, học thuyết phân chia về kiểu khí chất đƣợc đề xuất
rõ nhất. Sau đó ý tƣởng này đƣợc bao trùm bằng học thuyết tính cách, về sau học thuyết nhân cách
đƣợc đƣa lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực chất học thuyết những học thuyết tâm lý về nhân cách hoặc
bị mô tả một cách lu mờ (Lazunxki), hoặc là thiếu sự bình đẳng (Jungơ), hoặc bị rơi vào ý tƣởng
hoàn toàn trìu tƣợng đƣợc dựng nên bằng cấu trúc trên cơ sở phƣơng pháp luận phức tạp. Những mối
tƣơng quan và những kiểu mẫu của Frớt có thể làm ví dụ kinh điển. Frớt loanh quanh trong ngõ cụt
về vấn đề kiểu nhân cách, bởi vì ông coi nền tảng sinh vật là duy nhất và là nguồn gốc để tạo nên
kiểu nhân cách ở giai đoạn cuối cùng. Những nguyên tắc mẫu chứa đựng trong quan niệm về nhân
cách của Aizenko và số ngƣời khác không có đƣợc chút ít lý lẽ của nó. Thực chất của vấn đề là họ đã
rơi vào sự phân chia vội vàng hơn là đƣa ra kiểu nhân cách. Cách phân chia của họ đƣợc thể hiện
trong tính chất cách thức lựa chọn, có đặc tính chuyên môn, và cách thức chuẩn đoán nhân cách. Tuy
nhiên, quan niệm kiểu nhân cách thể hiện nhiều hơn - ít hơn ở các quan hệ tƣơng quan ổn định, giữa
phẩm chất bên trong mỗi kiểu, nhu cầu trong bản thân đến kiểu này hay kiểu kia, với mục đích tự

nhận thức.
Thời gian gần đây ngƣời ta chú ý đến lịch nhân cách đặc thù, ở chỗ mỗi tháng đƣợc sinh ra
tƣơng ứng với nhóm đặc điểm này hay kia của nhân cách và năng lực, cùng với hành vi của nó tới
mức tình yêu chuyên chính và biết mặc quần áo. Quan niệm kiểu nhân cách nhƣ là điều lý thú đặc
biệt dựa vào khoa học sự hoang tƣởng. Ví dụ, G. Kattnher đã gửi vị anh hùng của mình vào chuyến
viễn du theo lịch sử để tìm kiếm chiến bại củakẻ thù - nó là nhà đạo diễn, sức mạnh của nhân cách. Vị
anh hùng đi đến

5


nơi “ƣớm thử” vào mỗi khuôn mẫu các tính cách của nhân cách các thời đại khác nhau, kể cả
Ivan Grốtnƣi đến việc giải quyết nhiệm vụ tâm lý học này đã rơi vào thế kỷ đồ đá.
Tuy nhiên, vấn đề phân kiểu, có thể chia nhân cách theo kiểu này, kiểu kia nhằm
không chỉ làm khuây khỏa hoặc là để phán xét mang ý nghĩa thực dụng (nhƣ là nền tảng có
hy vọng để nghiên cứu nhân cách), vấn đề phân kiểu mang nặng thí điểm đặc biệt theo cách
nhìn lí thuyết tâm lý về nhân cách, về sự biện chứng phƣơng pháp luận của nó. Chỉ trên cơ
sở triết học Mác xít mới bao quát đƣợc toàn bộ kiến thức một cách biện chứng về cá tính,
tính điển hình, mà điều này không thể hiểu đƣợc trong thời cổ đại.
Bày tỏ ý kiến nổi tiếng nghịch lý của mình, Aristochen đã phân tích sự phân kiểu và
tính cá biệt bằng tình thế phải chọn một trong mấy giải pháp trái nhau: Có thể giải thích tính
cá biệt từ quan điểm khoa học đã đƣợc nghiên cứu phân kiểu, nếu cá tính không lặp lại thì
nhƣ thế nào? Tiếp nhận những dạng khác nhau, ý kiến trái ngƣợc này không một lần xuất
hiện trong những thời kỳ lịch sử cụ thể không giống nhau. Nhƣ vậy, thời kỳ cổ đại nhìn thấy
sự có một không hai đặc biệt trong tính tích cực, còn trên cơ sở xác định nhân cách họ lại
loại trừ đi tính tích cực, hòa lẫn nhân cách vào mối quan hệ thƣởng ngoạn với thiên nhiên.
Chủ nghĩa cá nhân tƣ bản cũng nhìn nhận sự đặc biệt trong tính tích cực của nhân cách,
nhƣng có đƣợc nhân cách cuối cùng chỉ đƣợc tạo nên từ thể thức loại trừ đi tác động của nhà
nƣớc, cũng nhƣ kiểu ở dạng toàn thể. Trong kết quả trừ xuất hiện qui định nhân cách, trong
sức mạnh, tích cực, ý chí hoàn toàn, Nhise xác định nhân cách nhƣ vậy.

Phần lớn cách chia kiểu nhân cách đã có, thể hiện sự phân chia yếu kém, chúng đƣợc
tạo nên trên những nền tảng khác nhau (ngẫu nhiên, từng phần...) ở mức độ các nguyên nhân
phân chia không đƣợc giải thích rõ ràng, chúng nảy sinh động lực phát triển và điều kiện thay
đổi kiểu này hay kiểu kia nhân cách. Khả năng cuối cùng chỉ có thể thông qua phát minh của
phép biện chứng về xã hội - sinh vật, đặc thù - chung, biện chứng về cái chung, cái đặc biệt,
cái duy nhất. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý là ở chỗ vận dụng phƣơng pháp này vào vấn đề
phức tạp phân kiểu nhân cách trong tâm lý học.

6


Việc nghiên cứu vấn đề này ở cấp nhà nƣớc có một số khuynh hƣớng khác nhau,
chƣa thống nhất. Khuynh hƣớng đầu tiên cơ bản ở chỗ phân kiểu nhân cách ở mức lý thuyết
trong tâm lý học chƣa đƣợc thống nhất. Nguyên tắc vai trò hay địa vị đem lại khả năng kiểu
mẫu đặc thù này hay kia của nhân cách. Nguyên tắc này xem xét không phải dạng nhân cách
đại chúng, nhƣ là ngƣời đại diện cho nhóm này hay nhóm kia, mà những đặc điểm của nhân
cách có liên quan đến vị thế, chức năng trong nhóm. Kiểu mẫu nhƣ vậy của nhân cách ngƣời
lãnh đạo cũng đƣợc A.L.Zuravlevƣi và một số khác đƣa vào, rất có triển vọng cho sự phân
kiểu, mà những triển vọng này không chỉ lựa chọn các tính chất theo chức năng trong nhóm,
mà còn nói lên mối liên quan tính chất và vị thế này tới động lực, mức độ và kiểu quan hệ
trong tập thể (K.Iaro và những ngƣời khác). Sự phổ biến rộng rãi kiểu chia nhân cách theo
nghề nghiệp: đƣợc xây dựng từ chân dung nhân cách của các kỹ sƣ, công nhân, các nhà bác
học (nghiên cứu của E.C.Kuzmina; E.C.Trugunovôi; B.A.Iađôba và một số ngƣời khác).
Những đặc điểm phong cách của hoạt động tham gia trực tiếp đến những chân dung này
(E.H.Klimov và những ngƣời khác).
Mặc dù thuyết kiểu chung không đƣợc thảo ra, nhƣng một loạt tác giả đã đƣa ra kiểu
phân nhân cách theo những cơ sở đặc biệt (B.I.Đôđôn, N.I.Reinval và những ngƣời khác).
Chắc chắn những nghiên cứu xu hƣớng nhân cách, theo nội dung cơ bản mang kiểu tính cách
(L.I.Bozovit, A.V.Petrovxli và những ngƣời khác). Những ý kiến lý giải phƣơng pháp luận
chính yếu bất thƣờng về vấn đề xây dựng kiểu nhân cách của B.M.Cheplov và những đại diện

của ông ta ở trƣờng học (V.Đ.Aliebƣlisƣn và những ngƣời khác), vấn đề kiểu nhân cách đối
với Cheplov đƣợc dẫn xuất từ vấn đề về sự kết hợp của nhiều đặc tính khác nhau, theo sự
phối hợp có chừng mực đã chuyển thành tính cách đặc trƣng, tức là thành kiểu đặc tính, hoặc
ngƣợc lại. Cheplov đã nhấn mạnh rằng vấn đề kiểu nhân cách cần phải đặt trong thời điểm,
khi nghiên cứu các tính chất và các cách thức của những phối hợp tổng hợp của chúng. Tuy
nhiên, trong thực tế vấn đề phân kiểu bị đứt khúc ở mức độ tâm - sinh lý, không chuyển thành
kiểu tâm lý đại cƣơng của nhân cách, mặc dù các kiến thức nhƣ vậy chính là tính cách, khả
năng vv... Các nhà tâm lý đều cho vào cấu trúc nhân cách.

7


Những ý kiến phƣơng pháp luận quan trọng, đề cập đến sự chuyển từ kiểu nhân cách
xã hội đến nguyên tắc cá tính hóa trong tâm lý học, đã đƣợc

v.x

Alerlin đã nhìn thấy mối

quan hệ của kiểu dạng xã hội và cá tính trong nhân cách, thông qua cấu trúc liên kết của
nhân cách. Trong sự khác biệt với nguyên tắc phân kiểu, nó không đƣợc đƣa ra trong tâm lý
học, thực chất những nguyên tắc đã nêu trên, các nguyên tắc cá tính hóa và vấn đề cá tính đã
thu hút hầu hết các nhà tâm lý. Đặc tính này, trong các quan niệm trên nền tảng qui định cá
tính đã đƣợc ấn định bằng những tiêu chuẩn khác nhau. B.G.Ananhev coi cá tính nhƣ mức
độ cao của sự phát triển nhân cách. A.X.Prangisvili đi theo nguyên tắc lý thuyết xếp đặt đã
đƣợc Đ.N. Uznatze soạn thảo, liên quan cá tính với tính tích cực của nhân cách và một lần
nữa giải thích cá tính nhƣ năng lực liên kết của nhân cách. Cuối cùng, X.L.Rubinstein đã mở
ra nguyên tắc của sự cá tính hóa nhƣ là sự chọn lọc bên trong qua mối quan hệ với bên
ngoài, năng lực bên trong biến đổi ra bên ngoài, và trở thành khách quan. Nguyên tắc cá tính
hóa đƣợc đặt trên nền tảng qui định nhân cách xuyên qua nguyên tắc quyết định luật.

Việc đƣa ra những hiển diện của nhiều quan điểm trên về vấn đề cá tính, hoàn toàn
không đem đến sự mâu thuẫn giữa chúng. Tính tích cực, sự phát triển, sự liên kết - là những
biểu thị cơ bản của tâm lý học nhân cách, mà chúng yêu cầu phép tổng hợp của mình. Phép
tổng hợp này có thể đƣợc thực hiện trƣớc tiên trên nền tảng của sự chuyển hóa vấn đề của
những khác biệt thuộc cá tính vào những vấn đề khác biệt thuộc kiểu dạng - cá tính, nghĩa là
trên nền tảng hợp nhất của những xu hƣớng cá tính hóa và kiểu hóa. Nếu trên mức độ phân
tích tâm lý, vấn đề của các quá trình tâm lý về sự khác biệt cá tính tạo nên vấn đề tâm lý phân
biệt, thì trên mức độ phân tích nhân cách, vấn đề này đƣợc đƣa ra nhƣ là vấn đề tâm lý chung
của cá tính. Có lẽ giữa chúng bản thân vấn đề cá tính nói lên nhƣ kiểu hóa, hay là vấn đề của
sự phân biệt thuộc kiểu - cá tính, hay là vấn đề nhân cách, nếu trên nền tảng qui định kiểu
nhân cách đƣa vào tổng hợp cả ba biểu hiện của nhân cách: tính tích cực, tính phát triển và
tính liên kết.
Vào thời gian hiện nay trong thực tế đã chia ra một số kiểu nhân cách, những thông số
tâm lý của kiểu này phục vụ nhƣ là mẫu trừu tƣợng - tiêu chuẩn hay nhƣ là mẫu hoàn hảo,
theo mối quan hệ với cơ chế tâm lý thực tế của các nhân cách thực. Đặc điểm của nhân cách
thực gặp phải không nhiều hơn sự sai lệch, biến đổi của cá tính. Nếu xem

8


xét vấn đề nhƣ vậy với vị trí lý thuyết cá tính, thì gặp phải sự điều chỉnh lý về mặt thuyết này
(không phụ thuộc với những giải thích khác của nó) các quan niệm về bản chất của nhân
cách, và không can thiệp vào mẫu tiêu chuẩn duy nhất: các cá tính đƣợc phân biệt theo mức
độ của sự phát triển, theo số đo của tính tích cực và vv... Có thể giả thiết rằng sự tổng hợp
của ba thể thức này cho sự phát triển toàn bộ bản chất, mà thực tế tạo thành vài mẫu, vài kiểu
nhân cách. Kiểu duy nhất, mẫu tâm lý chung duy nhất chịu thấp kém nơi hàng loạt kiểu thực
tế, cơ sở thành lập của chúng sẽ tổng hợp đa dạng tính tích cực, tính phát triển và tính liên
kết của nhân cách. Lúc bấy giờ sự phát triển cá tính xếp đặt lại chỉ bằng sự biến đổi của mẫu
duy nhất của nhân cách. còn cá tính sẽ không rõ ràng và bằng cách thông qua mối quan hệ
với mức độ cao hơn - tiêu chuẩn của tính phát triển, tính tích cực, liên kết. Cá tính đƣợc thiết

lập lại thành ý tƣởng của sự phát triển, tính tích cực vv... của nhân cách, còn nó trở thành sự
biểu thị của mức độ thực tế của tính phát triển, tính tích cực, tính liên kết trong khối duy nhất
của chúng. Rõ ràng, sự xây dựng yêu cầu biểu lộ những tình thái mới, cơ bản cao hơn. Có thể
cho rằng khoa học tâm lý hiện đại còn chƣa đủ lớn để xây dựng nên kiểu hóa. Tuy nhiên,
trong toàn bộ các đòi hỏi nghiên cứu hệ thống nhân cách, sự tìm kiếm kiểu hóa nhƣ vậy,
những thử nghiệm việc chế tạo nên nó, không nghi ngờ, đƣa ra dẫn chứng dẫn đến sự liên kết
lớn của các kiến thức tâm lý học về nhân cách.
Hiện nay, cần phải loại bỏ đi sự phải chọn một trong mấy giải pháp trái nhau của sự
cá tính hóa, kiểu hóa trong tâm lý học: khả năng có thể thuộc cá tính, biểu thị không phải
bằng phƣơng cách duy nhất của hiểu, mà bằng mẫu đặc biệt, qua giữa hàng loạt kiểu, cùng
một lúc sẽ là các kiểu của cá tính, đƣợc xác định theo bộ khung. Nhiệm vụ cốt yếu khi xây
dựng kiểu hóa nhân cách trong tâm lý học - thực hiện hợp lý phƣơng pháp Mác-xít-phân kiểu
(sự điển hình hóa). Điều đặc biệt của phƣơng pháp Mácxít. Cuối cùng thể hiện ở chỗ, không
thể đƣa ra sự tuyển chọn những nét nhân cách (mặc dù những nét này rất quan trọng), đặc
biệt còn biểu thị sức năng động của tính tích cực, tính phát triển của nhân cách, tƣơng quan
của chúng với xu hƣớng xã hội, với sức mạnh xã hội đang phát triển. Trong đó có sự khác
nhau thuộc nguyên tắc của kiểu hóa nguyên gốc với sự phân loại. Cuối cùng mang tính chất
mô tả, cân bằng, trong chừng mực không mổ xẻ những nguyên nhân xuất hiện sức mạnh
động của tính phát triển, những điều kiện

9


thay đổi kiểu này hay kiểu kia. Đặc trƣng của kiểu nhân cách phải đƣợc thông qua qua sự
biểu hiện những điều kiện hình thành của nó, thông qua sự vạch rõ tính cách, khí chất và nó
đƣợc thể hiện, thi hành trong những xu hƣớng nào, bằng sức mạnh nào, trong khuynh hƣớng
nhƣ thế nào (đôi khi cả trong phạm vi nhƣ thế nào?), đã hỗ trợ cho sự phát triển, thông qua
những mâu thuẫn nào, nhờ vậy nó đƣợc hoàn thành và trở thành hiện thực.
Nhiệm vụ quan trọng từ kết quả này là sự thực hiện của một con đƣờng duy nhất và
phép biện chứng, đi từ dạng xã hội của nhân cách (rõ rệt hơn từ sự phân kiểu, điển hình hóa

xã hội của nhân cách đến sự phân kiểu xã hội - tâm lý. Yêu cầu duy nhất của các bƣớc
chuyển tiếp từ phân kiểu này đến phân kiểu khác đƣợc cung cấp đủ bằng sự áp dụng những
tính chất đi theo của các điều kiện, mà chúng trở thành đứng đầu cho mỗi phân kiểu tiếp
theo. Ví dụ, sự chuyển từ dạng xã hội đến dạng xã hội - tâm lý cần có bƣớc tiếp theo bằng sự
phân tích những điều kiện này (cả mặt xã hội, cả mặt xã hội - tâm lý), những điều kiện này
thuộc vào sức động của các dạng xã hội - tâm lý hay khí chất. Khi đó các nét xã hội sử dụng
dấu hiệu không nhận biết cho sự tìm tòi những nét tƣơng tự giống nhau của kiểu xã hội-tâm
lý, có những nét chung, đƣợc biểu thị trong chức năng hoàn thiện khác. Những nét qui định
mốc chuẩn cho sự tìm tòi những điều kiện then chốt, mà chúng gây ra sự đa dạng của kiểu xã
hội - tâm lý qua sự hiện diện của kiểu duy nhất xã hội. Sức mạnh động của tính tích cực
nhân cách khác nhau đối với tính chất xã hội - tâm lý không giống nhau, còn những tính
cách không giống nhau tiến hành trong hoạt động bằng những xu hƣớng xã hội - tâm lý và
xu hƣớng xã hội khác nhau.
Vấn đề quan trọng trong sự tạo nên phân kiểu tâm lý đại cƣơng thể hiện ở chỗ, biểu
thị xu hƣớng xã hội-tâm lý nào sẽ liên quan toàn bộ này hay khác các nét nhân cách và các
bản chất. Trong sự phân loại nhân cách đang có đƣợc, đó là mối quan hệ với điều kiện xã hội
(xã hội-tâm lý) này hay kia. Trong tâm lý học tƣ bản, không có tính tích cực bên trong của
nhàn cách và vị thế xã hội của nó, tính năng động đƣợc nhận thấy chỉ trong sự thay đổi vai
trò vị trí, trong sự thực thi của chúng, không động đến tính tích cực bên trong nhân cách.
Thực chất con đƣờng đi của Mác-xít bao gồm không chỉ việc vạch ra định loại xã hội, cấu
trúc xã hội trên phƣơng diện động lực của chúng, mà còn mang tính tƣơng quan các qui luật
xã hội với tính tích cực của con ngƣời, với các hình thức cần

10


thiết của sự tham gia của chúng vào trong quá trình xã hội vv... Không phải sự trùng nhau
các nhân tố của các đặc tính này hay kia của nhân cách với những hoàn cảnh, sự kiện, các
quá trình xã hội này hay khác, còn các phƣơng thức thuộc nguyên tắc liên quan với xu
hƣớng bên trong và bên ngoài (sự trùng nhau của chúng, những mâu thuẫn...) qui định

phƣơng pháp Mác-xít trong việc phân kiểu. Tiếp theo những nguyên tắc này, tâm lý học Xô
Viết gắn chặt tính tích cực với nhân cách khách quan (Đ.N.Uznatre), mở ra phép biện chứng
bên ngoài và bên trong (X.X. Rubinstein). Vị trí phƣơng pháp luận này cần phải thực hiện
khi xây dựng kiểu loại.
Chắc là, sự thiết yếu từ thiết kế trừu tƣợng các kiểu nhân cách từ những bản chất và
tính chất riêng lẻ của nhân cách, liên quan từ sự so sánh đối chiếu các nhân cách với nhau,
đến sự nghiên cứu kiểu nhân cách, các mối quan hệ nhân cách với xu hƣớng xã hội-tâm lí
với cuộc sống. Nhân cách thể hiện không nhƣ tích phân bên trong của thể thức tâm lý mà
nhƣ tích phân các mối quan hệ xã hội, mà tích phân này có thể lộ rõ qua sự tác động lẫn
nhau của nhân cách với những điều kiện, hoàn cảnh của cuộc sống. Nói cách khác, trên nền
tảng xây dựng nên kiểu nhân cách cần phải đƣa vào nguyên tắc phân tích nhân cách thông
qua hoạt động sống của nó, thông qua phƣơng cách sống của nó. X.L. Rubinstein đã khai
thác triệt để nguyên tắc này áp dụng vào tâm lý học, dựa vào luận điểm nổi tiếng của Mác:
hoạt động của cá nhân trong cuộc sống nhƣ thế nào, thì nó sẽ trở thành nhƣ thế ấy. Toàn bộ
quan điểm nhƣ vậy đã cho ra khả năng vƣợt qua kiểu nghiên cứu một chiều cấu trúc và đặc
tính nhân cách bên ngoài những hoạt động, những thay đổi, những phát triển xảy ra trong
cuộc sống nhân cách.
Một thời gian dài khái niệm tâm lý học về nhân cách bị hạn chế về hiểu biết cấu trúc
của nó (tổng hợp khí chất, tính cách...). Thậm chí khi nhấn mạnh tính chất năng động của cấu
trúc này hay quá trình tiến triển của nó tạo thành, tâm lý học nhân cách đƣa ra nhƣ đặc tính
tâm lí của nó. V.N.Miaxisev đã đƣa ra một bƣớc cơ bản tiên phong, coi nhân cách nhƣ một
hệ thống các mối quan hệ của nó với thế giới. Tuy vậy, hệ thống này trong quan điểm của
ông vẫn không thay đổi. B.G. Ananhev đƣa ra vấn đề thuộc nguyên tắc về tính chất hoạt
động các mối quan hệ của nhân cách với thế giới và ông phân bố kiểu mẫu của nhân cách
theo quá trình phát triển trong quá trình sống. ông đã hoàn thiện và vƣợt qua một cách triệt để
từ vấn đề về cấu trúc các yếu tố tâm lý trong

11



nhân cách đến vấn đề về cách tổ chức nhân cách của các mối quan hệ với thế giới, chú ý tới
quá trình tiến triển của các thuộc tính cuối cùng. Tuy nhiên, việc thử thực hiện tiếp cận
mang tính hệ thống đến việc nghiên cứu nhân cách đã mâu thuẫn với phƣơng thức tĩnh tại
của các kết cấu phân tích từng đoạn trong cuộc sống của dạng xã hội tâm lý trong tâm lý học
xã hội.
Trƣờng phái của B.G.Ananhev đụng tới điều nan giải khác, trên cơ sở phân tích cách
sống của nhân cách đã xem sự hiểu biết về nó nhƣ lịch sử cá thể. Tuy nhiên, việc phân tích
thời kỳ giai đoạn sống, kiểu loại của kết cấu cuộc sống và của hình thức tính tích cực (sự
giao tiếp, sự nhận thức, sự hoạt động) khi bắt tay tiến hành nghiên cứu trong thực tế, đã đƣa
ra một cách thực tế khái niệm về lịch sử tiêu biểu, cách sống tiêu biểu, sự phân chia thời kỳ
cuộc sống của mọi nhân cách bất kỳ. Vì sao không thành công thực thi khái niệm cá thể hóa
vào học thuyết con đƣờng quá trình sống? Trƣớc tiên, vì nhân cách chƣa đƣợc nghiên cứu
xem xét nhƣ là một chủ thể của hoạt động sống, tức là sự phân chia thời kỳ sống (theo tất cả
các chi tiết và sự chuẩn xác của nó) sự phân chia không liên quan với tính tích cực của chính
nhân cách, mà tính tích cực tạo nên sự tổng hợp sống của mình, tạo hình con đƣờng cho
cuộc sống của mình. Và cùng với những điều này, quan niệm của Ananhev đã trở thành tiền
đề tiên quyết cho việc giải quyết tiếp theo vấn đề về kiểu nhân cách và cá nhân.
Nhiệm vụ của ngày hôm nay ở chỗ không đơn giản thiết lập qui định sự phù hợp các
giai đoạn, các sự kiện biến cố, các hoàn cảnh tình huống này hay kia của cuộc sống, cùng với
những đặc điểm, những nét này hay khác của nhân cách, mà còn là ở chỗ là để khám phá các
mối quan hệ mang tính chất nguyên nhân của chúng. Sự phụ thuộc của nhân cách vào tính
chất khách thể của hoạt động sống cũng nhƣ quá tình xã hội là điểm xuất phát. Nhƣng đồng
thời nhân cách bao gồm sự tổng hòa các nguyên nhân và kết quả của cuộc sống của chính
mình nó không chỉ nhƣ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, mà còn nhƣ sự biến đổi tích cực
của chúng, hơn thế, nhƣ sự tạo thành trong phạm vi xác định vị trí và con đƣờng sống của
mình.
Bằng quan điểm nhƣ vậy, tính tích cực của nhân cách đƣợc xác định không trìu tƣợng,
còn chính qua sự tổng hợp hoàn cảnh đã biến đổi nó, hƣớng tới tiến trình của cuộc sống - tạo
thành vị thế cuộc đời. Tính năng động của cuộc sống chấm dứt việc xác


12


định qua những biến cố, nhƣng lại trở thành sự bị phụ thuộc vào tính chất tích cực của nhân
cách, vào năng lực tổ chức và hƣớng tới biến cố trong xu hƣớng cần thiệp cho hợp ý muốn.
Quan điểm nhƣ vậy không chỉ năng động, mà còn có thiên hƣớng. Hệ thống các mối quan
hệ nhân cách đƣợc xem nhƣ hệ thống xu hƣớng bên trong của nhân cách, hƣớng tới biến đổi
hay tăng cƣờng hoạt động các điều kiện bên trong của nhân cách.
1.1.2 - Cách phân loại kiểu nhân cách xã hội
Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất tâm lý của cá nhân đƣợc hình thành và phát
triển trong các mấu quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân có khí chất, năng lực, tính cách, ý thức và
tính tích cực khác nhau, có lý tƣởng sống riêng của mình. Do vậy mà trong nhóm tồn tại
những kiểu nhân cách khác nhau. Sự hình thành các kiểu nhân cách này không chỉ phụ thuộc
chính bản thân cá nhân đó, mà còn tùy thuộc vào quan hệ xã hội, vào điều kiện lịch sử mà
con ngƣời đó sống.
Các nhà nghiên cứu dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại kiểu nhân cách,
vì thế cho nên có rất nhiều cách phân loại. Tuy nhiên tất cả các cách phân loại đều chỉ mang
tính chất tƣơng đối vì trên thực tế không có ngƣời nào chỉ thuộc về một kiểu nhân cách. Chỉ
có thể coi đó là thiên hƣớng chính của họ bởi vì trong những hoàn cảnh môi trƣờng khác
nhau họ có những cách ứng xử, biểu hiện nhân cách khác nhau.
1.1.2.1- Phân loại theo định hướng giá trị
Spranger (1882-1963) là nhà tâm lý ngƣời Đức thuộc trƣờng phái tâm lý học, mô tả,
Spranger dựa vào các định hƣớng giá trị trong hoạt động sống của các nhân, đã chia ra các
kiểu nhân cách sau:
a. Người lý thuyết
Kiểu ngƣời này chỉ biết có một niềm say mê: giải thích và thiết lập mối quan hệ có
tính chất lý luận giữa các hiện tƣợng và sự việc. Họ sống thoát ly thực tế. Đối với họ giá trị
lớn nhất là phƣơng pháp nhận thức đúng, coi đó là giá trị chân lý với bất cứ giá trị nào. Họ
sống trong một thế giới không có thời gian, cái nhìn của họ hƣớng về tƣơng lai xa xôi, họ
liên kết quá khứ với tƣơng lai theo một qui luật tinh thần do chính họ lập ra.

b. Người kinh tế
Động cơ quyết định chính những lĩnh vực khác nhau nhất của cá nhân và tính chất lối
sống của kiểu ngƣời này là lợi ích. Trong các mối liên hệ sống, họ luôn đặt lợi

13


ích lên hàng đầu. Họ tiết kiệm từ vật chất, sức lực đến thời gian với mục tiêu là chiếm đƣợc
lới ích tối đa. Những ngƣời kinh tế thƣờng là những ngƣời sống thực dụng. Với họ, mọi hành
động đều phải đem lại hiệu quả thiết thực, và tất cả đều là phƣơng thức hỗ trợ cuộc sống, đấu
tranh vì sự tồn tại và tiện nghi sống tốt nhất. Kiểu nhân cách này đối lập với kiểu nhân cách
của những ngƣời lý thuyết.
c. Người thẩm m ỹ
Nhân cách này không chỉ có ở ngƣời sáng tạo nghệ thuật, mà ở cả những ngƣời hay
tƣởng tƣợng. Họ thông qua tƣởng tƣợng mà tri giác hiện thực. Họ có một năng khiếu đặc
biệt, đó là linh cảm. Họ thƣờng sống mơ mộng, đứng trƣớc những khó khăn về kinh tế
thƣờng tỏ ra bất lực. Với họ cái quan trọng nhất là sự trong sáng và vẻ đẹp cao quí của tâm
hồn. Cuộc sống nội tâm của họ hƣớng tới cái đẹp thiên nhiên, sự toàn mỹ của các tác phẩm
nghệ thuật cụ thể.
d. Người vị tha
Đặc điểm của kiểu nhân cách này là chú ý quan tâm đến cuộc sống của ngƣời khác,
cảm nhận thấy mình ở trong ngƣời khác. Cống hiến vì ngƣời khác là nhu cầu chủ yếu và lẽ
sống của kiểu ngƣời này. Biểu hiện cao nhất trong xu hƣớng xã hội của họ là tình yêu. Tình
yêu không chỉ đơn thuần ở chỗ yêu cuộc sống, yêu ngƣời khác mà còn có bản chất sâu xa
hơn: tình yêu là một tình cảm còn lại ở trong mình, chú ý đến cuộc đời khác vì những giá trị
của chính cuộc sống đó. Chính tình yêu đã khám phá ở ngƣời khác những giá trị nhất định,
mà nhờ đó họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình khi đƣợc cống hiến cho ngƣời khác, cho
xã hội.
e. Người chính trị
Một ngƣời có quyền lực với ngƣời khác khi ngƣời đó có kiến thức và trí tuệ cao, hoặc

là có cơ sở vật chất dồi dào, hoặc là có nhân cách hoàn chỉnh và nội tâm phong phú, hoặc là
do niềm tin tôn giáo nào đó mà mọi ngƣời coi ngƣời đó nhƣ một ông thánh. Trƣờng hợp đặc
biệt khi con ngƣời không hƣớng tới một trong bốn giá trị đặc biệt này, mà cái chính đối với
họ là củng cố thế mạnh của chính bản thân mình, ở đây uy quyền đƣợc xem nhƣ khả năng
cũng nhƣ sự cố gắng biến xu hƣớng giá trị của cá nhân thành động lực chủ yếu cho ngƣời
khác. Đặc điểm nhân cách nổi bật của học là tính tự khẳng định, cố gắng đạt thành tích, sức
sống, lối sống mạnh mẽ. Mọi biểu hiện của các mối

14


quan hệ dựa trên quyền lực đều mang một phong cách mà ta gọi là chính trị. Những ngƣời
lấy uy quyền làm giá trị chủ đạo gọi là kiểu ngƣời chính trị.
h. Người tôn giáo
Ngƣời tôn giáo có đặc điểm là luôn hƣớng tới và đạt đƣợc giá trị ở mức cao nhất. Xét
trên cơ sở các giá trị có quan hệ nhƣ thế nào với ý nghĩa chung của cuộc sống có thể phân ra
ba loại ngƣời tôn giáo: tích cực, tiêu cực và hỗn hợp (lúc tích cực, lúc tiêu cực). Khi các giá
trị của cuộc sống thể hiện trong quan hệ tích cực thì kiểu nhân cách này thể hiện sự thần bí
nội tại; nếu giá trị đặt trong quan hệ tiêu cực thì xuất hiện ngƣời thần bí siêu nghiệm. Nếu là
giá trị hỗn hợp thì xuất hiện tƣ chất tôn giáo nhị nguyên.
Sự phân chia kiểu nhân cách xã hội nhƣ trên của Spranger dựa trên cơ sở các định
hƣớng giá trị. Tác giả không tính đến ý nghĩa của vai mà cá nhân đảm nhận trong nhóm,
chƣa tính đến các điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Spranger mới chỉ dừng lại ở việc mô tả
các biểu hiện đặc trƣng của các loại nhân cách. Ông chƣa lý giải đƣợc các loại nhân cách
này hòa nhập vào nhóm khác nhƣ thế nào, sẽ tồn tại ra sao và có vai trò gì trong các quan hệ
tƣơng tác của nhóm. Tuy nhiên tính hợp lý của cách phân chia này là ở chỗ nó liên hệ cấu
trúc của tính nhân cách cụ thể với các giá trị tinh thần mà nhân dân xây dựng nên cùng với
các hình thức văn hóa.
Karen Horney (1885-1952) ông là nhà tâm lý học ngƣời Mỹ, theo trƣờng phái phân
tâm học, dựa vào định hƣớng giá trị trong quan hệ ngƣời - ngƣời, ông phân ra ba kiểu nhân

cách:
- Kiểu ngƣời nhƣờng nhịn (bị áp đảo).
- Kiểu công kích (mạnh mẽ).
- Kiểu hờ hững (lạnh lùng).
Ông cho rằng cơ sở phân loại là nhu cầu tâm lý trội hơn trong quan hệ với ngƣời
khác.
a. Người nhường nhịn
Nhu cầu tâm lý chủ yếu của loại ngƣời này tập chung ở những ngƣời thân cận nhất,
gần gũi nhất, là sao để cho mọi ngƣời hiểu và thƣơng mến họ. Khi quan hệ với ngƣời khác
họ luôn muốn tìm hiểu thái độ của ngƣời đó đối với mình, có thể diễn đạt

15


dƣới dạng các câu hỏi nhƣ: bạn sẽ thƣơng tôi hay không? Bạn có muốn để tôi quan tâm đến
bạn không?
b. Người công kích
Những ngƣời này có xu hƣớng đối nghịch với ngƣời khác, luôn có nhu cầu kiểm tra
ngƣời khác. Trong thế giới riêng của họ chỉ tồn tại những ngƣời mạnh mẽ. Họ khó chịu đựng
đƣợc những thất bại và luôn khôn ngoan, khéo léo hơn ngƣời khác. Trong mọi quan hệ kiểu
ngƣời này luôn quan tâm đến việc làm nhƣ thế nào để có lợi.
c. Người hờ hững
Ngƣời hờ hững luôn muốn xa lánh mọi ngƣời, và thƣờng tự thiết lập khoảng cách
nhất định giữa mình với ngƣời khác trong mọi lĩnh vực. Họ có nhu cầu muốn đƣợc yên tĩnh
trong một góc nhỏ của mình hoặc liên kết với ai mà họ thấy cần thiết. Kiểu ngƣời này không
thích khuất phục và phụ thuộc ngƣời khác.
Dựa vào cách phân loại này các nhà tâm lý học Liên Xô đã tìm thêm một số đặc điểm
của các kiểu nhân cách trong lĩnh vực hoạt động khác. Một nghiên cứu của Vinhiukh về vấn
đề thủ lĩnh trong hành vi ảnh hƣởng đến xu hƣớng hoạt động nhƣ thế nào thì thấy rằng kiểu
ngƣời công kích không muốn hợp tác với những ngƣời ngang hàng mà chỉ thích làm việc với

thủ lĩnh. Trong khi đó kiểu ngƣời nhƣờng nhịn thì thích làm việc với những ngƣời có phong
cách dân chủ.
Một nghiên cứu khác của I.C.Kôn về định hƣớng giá trị trong lĩnh vực giao tiếp ảnh
hƣởng đến việc chọn nghề cho thấy kiểu ngƣời nhƣờng nhịn có quan hệ tốt với những ai có
giao tiếp rộng và hay chọn nghề có tính chất xã hội. Kiểu ngƣời công kích thƣờng hƣớng tới
thành công có giá trị cao cho nên hay chọn nghề có khả năng thành công lớn. Ở kiểu ngƣời
lạnh lùng, hờ hững thì nhu cầu và sáng tạo và tự do luôn ở mức độ cao. Vì thế họ hay chọn
hƣớng hoạt động khoa học và nghệ thuật.
1.1.2.2- Phân loại nhân cách qua giao tiếp
Trong giao tiếp con ngƣời thể hiện rất rõ nhân cách và cá tính của mình, đặc biệt là
trình độ ứng xử, nét tính cách, những phẩm chất và năng lực các nhân. Thông qua giao tiếp
có thể chia ra các kiểu nhân cách sau:
a- Người thích sống bằng nội tâm

16


Kiểu ngƣời này không ƣa những giao tiếp mang hình thức, xã giao. Cuộc sống của họ
thiên về chiều sâu và sự phong phú về tâm hồn. Trong ứng xử xã hội, họ vụng về, khó hòa
nhập vào trạng thái tình cảm của ngƣời khác, thƣờng có tƣ duy bảo thủ và dễ bị ép buộc
trong cuộc sống riêng. Tuy vậy, họ rất có trách nhiệm với công việc đƣợc giao. Họ thƣờng
có thói quen tò mò. Mọi biểu hiện bề ngoài trong hành động của họ cũng vụng về nhƣ trong
giao tiếp.
b- Người thích giao tiếp hình thức
Kiểu ngƣời này thƣờng thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong giao tiếp, dễ thích
nghi và dễ đồng cảm với ngƣời khác, nhóm khác. Chính vì vậy họ rất nhạy cảm trong giao
tiếp. Trong những tiếp xúc mang tính chất hình thức, xã giao, họ biết đƣa ra những ý kiến,
nhân định và lời nói phù hợp trong những tình huống cần thiết. Tuy vậy họ thiếu khả năng
chú ý đến ngƣời đối thoại. Hoạt động của họ thƣờng trong trạng thái lộn xộn. Cơ chế phòng
vệ cái tôi của họ nhiều khi thái quá.

c- Người nhạy cảm
Những ngƣời thuộc kiểu này thƣờng có linh cảm cao trong giao tiếp, dù là hình thức
hay không hình thức. Họ là những ngƣời khiêm tốn và có trí tƣởng tƣợng phong phú và
thƣờng hay có ý đồ cạnh tranh trong lĩnh vực này.
d- Người ba hoa
Họ là những ngƣời thích phóng đại, thổi phồng, tô vẽ thêm mọi chuyện. Trong giao
tiếp họ có xu hƣớng hình tƣợng hóa. Kiểu ngƣời này thƣờng sống bằng hiện tại, không quan
tâm tới quá khứ và tƣơng lai, luôn tìm thấy thú vui để giải trí, thích tìm tới những quan hệ
mới, những cuộc tiếp xúc mới. Họ không thích những hoạt động tập thể. Họ rất khó chịu khi
phải chịu đựng những điều gì đó buồn khổ.
1.1.2.3- Phân loại nhân cách theo thời gian
Nhà tâm lý học, bác sĩ tâm lí ngƣời Thụy sĩ K.T.Lung (1857-1961) cho rằng con
ngƣời tri giác sự vật qua bốn hệ thống thời gian: cảm xúc, cảm giác, tƣ duy và tình cảm. Trên
cơ sở này ngƣời ta phân ra bốn kiểu nhân cách: Kiểu ngƣời xúc cảm, kiểu ngƣời cảm giác,
kiểu ngƣời tƣ duy và kiểu ngƣời linh cảm. Lung cho rằng khi tri giác thời gian theo những
cách khác nhau thì con ngƣời tri giác sự việc trong xã hội cũng khác nhau.
a- Người xúc cảm

17


Với những ngƣời này cái chính là quá khứ của bản thân, mọi hiện tƣợng và sự vật đều
xác định theo tiêu chí của quá khứ bằng sự hồi tƣởng cái đã qua. Với đặc điểm của kiểu nhân
cách này, nếu ở tuổi thanh niên thì có xu hƣớng mạo hiểm, còn ở trung niên thì thƣờng bảo
thủ. Những ngƣời xúc cảm rất khó thiết lập quan hệ mới với ngƣời khác. Họ đánh giá các vấn
đề theo quan điểm cá nhân, nên mang nặng dấu ấn chủ quan.
b- Người cảm giác
Loại ngƣời này không tri giác sự vật, hiện tƣợng trong sự vận động của thời gian, với
họ chỉ hiện tại mới chỉ có ý nghĩa. Họ không để ý tới quá khứ cũng nhƣ không biết nghĩ đến
tƣơng lai. Họ ít liên tƣởng đến các sự kiện đã xẩy ra, nhƣng lại giải quyết những vấn đề trong

hiện tại rất tốt, có khả năng vƣợt qua những khủng hoảng của cuộc sống một cách tốt đẹp.
Nét tiêu biểu trong nhân cách của họ là hành động cƣơng quyết, có tính tự chủ, kiên định cao
không bị lay chuyển bởi các yếu tố bên ngoài tronh hành động của mình. Họ không có khả
năng chịu đựng những đau khổ tình cảm và để giải quyết ấn đề này họ thƣờng cố quên nó đi.
Họ không ngồi yên để chờ đợi mà luôn hành động theo cảm xúc của mình. Tóm lại họ là
những con ngƣời của hành động.
c- Người tư duy
Họ nhận biết thời gian nhƣ một quá trình tổng thể và liên tục, mọi sự kiện có thể hiểu
đƣợc khi liên tƣởng chúng với quá khứ bằng tƣ duy. Đặc điểm nhân cách của họ là cởi mở,
tự tin, sống theo những nguyên tắc của bản thân mình, luôn luôn hành động theo qui luật, cố
gắng tranh mọi ngẫu nhiên đến mức thấp nhất, nghĩa là họ phải luôn tính toán, suy đoán kỹ
càng để dành thế chủ động. Trong trƣờng hợp khó khăn, cần sự giúp đỡ của ai đó thì họ lại
rất khó phối hợp hành động với họ. Đây là những ngƣời rất biết tôn trọng và biết tiết kiệm
thời gian, họ làm việc chính xác theo thời gian. Với những ngƣời có trình độ tƣ duy cao thì
họ hoạt động rất tích cực.
d- Người linh cảm
Những ngƣời này không cảm nhận thời gian một cách thực sự, trong giao tiếp thƣờng
sai hẹn với ngƣời khác. Họ dễ thích nghi với những thay đổi của cuộc sống, thay đổi của
công việc. Họ là những ngƣời có sức hấp dẫn lớn với ngƣời khác, ý thức đƣợc điều đó và
luôn luôn cho mình trở nên quyến rũ hơn. Nhƣng những ngƣời này thƣờng thiếu kiên nhẫn
và hay nóng vội. Họ có khả năng tác động đến ngƣời thực dụng.

18


1 . 1.2.4- Phân loại nhân cách trong hoạt động nghề nghiệp
Phần này chỉ đề cập đến nghề diễn viên. Trong hoạt động của họ ta thấy nổi lên hai
loại ngƣời: hƣớng ngoại và hƣớng nội.
a- Diễn viên hướng ngoại
Đóng tốt những vai tƣơng tự nhƣ mình vì họ thể hiện đúng bản thân mình trong mỗi

vai mới. Họ chỉ quan tâm đến vai của mình. Họ là ngƣời có quan hệ rộng, yêu cái thiện và
thích một sự tƣ do rõ ràng, và sẽ làm việc tốt khi hợp với đạo diễn.
b- Diễn viên hướng nội
Khi đóng vai thƣờng khám phá ra nội tâm của nhân vật, hoàn toàn đồng nhất với
nhân vật. Mỗi lần đóng những vai khác nhau họ có những thể hiện khác nhau. Họ luôn thấy
khó chịu khi bị chỉ bảo và luôn tự làm lấy. Họ chỉ chấp nhận đạo diễn nhƣ là một ngƣời tƣ
vấn mà thôi. Họ làm việc kém hiệu quả khi gặp một đạo diễn tồi.
Trong tâm lý học xã hội còn ít các công trình nghiên cứu về kiểu nhân cách xã hội,
đặc biệt là những nghiên cứu có tính lý luận và hệ thống cao. Những nghiên cứu đã đƣợc
trình bày ở trên mới dừng loại ở mức độ phân loại các kiểu nhân cách xã hội, chỉ ra đặc điểm
cơ bản của các loại nhân cách đó. Còn những vấn đề cơ bản nhƣ: các kiểu nhân cách đó đƣợc
hình thành trong các nhóm nhƣ thế nào. Những yếu tố nào tác động đến quá trình hình thành
và phát triển các kiểu nhân cách ấy. Quá trình hòa nhập các loại ngƣời này trong các nhóm xã
hội ra sao. Những tác động của họ đến những thành viên khác của nhóm và nhóm ảnh hƣởng
đến họ nhƣ thế nào. Những kiểu nhân các này có mang tính chất lịch sử và có chị sự ảnh
hƣởng của cơ cấu tổ chức nhóm đặc biệt là thể chế chính trị của xã hội đó hay không, có chịu
sự chi phối của nền văn hóa mà con ngƣời đang sống không v.v... Tất cả đều chƣa đƣợc đề
cập đến và lý giải từ góc độ tâm lý học xã hội. Vì vậy tâm lý học xã hội cần coi đây là những
vấn đề lớn cần đƣợc sự nghiên cứu công phu và có hệ thống.
1.1.2.5- Theo cách phân loại của Cattell
Trắc nghiệm kiểu nhân cách của Cattell dựa vào các động thái của động cơ, nhu cầu
hứng thú, định hƣớng giá trị, nó tổng hợp từ nhiều phƣơng pháp và nghiên cứu các hành vi
của các nét nhân cách trong các tình huống cụ thể khác nhau. Quan điểm của ông đƣợc nhiều
nhà tâm lí học đồng ý.

19


1. Yếu tố A
Mức độ thấp: "A" Hƣớng nội (kín đáo, biệt lập, phê phán. lạnh nhạt, kiên định).

Mức độ cao: "A" Hƣớng ngoại (thân mật, hiền lành,vô tƣ, giao thiệp rộng).
2. Yếu tốB
Mức độ thấp: "B" Trí tuệ thấp (không tập trung tƣ tƣởng, tối dạ).
Mức độ cao: "B" Trí tuệ cao (tập trung tƣ tƣởng, sáng dạ).
3. Yếu tố c
Mức độ thấp: "C" "Cái tôi" yếu, cảm xúc không bền vững (dễ bị ảnh hƣởng của tình
cảm, dễ phiền muội, hay thay đổi).
Mức độ cao: "C" "Cái tôi" mạch cảm xúc bền vững (biết kiềm chế,bình thản, nhìn
nhận sự việc tỉnh táo).
4. Yếu tố E
Mức độ thấp: "E" Ngoan ngoãn, phục tùng (dịu dàng, dễ bảo, hay giúp đỡ, nhã nhặn).
Mức độ cao: "E" Ƣu thế, thích quyền lực (kiên trì, tự tin, cứng rắn, bƣớng bỉnh, hay
gây sự).
5. Yếu tố F
Mức độ thấp: "F" Hay lo lắng (bình thản, im lặng, nghiêm túc, ít nói).
Mức độ cao "F" Vô tƣ (dễ phấn khởi, cẩu thả, không cẩn thận).
6. Yếu tố G
Mức độ thấp: "G" "Siêu tôi" thấp, thiếu phù hợp với các chuẩn mực đạo đức chung.
Mức độ cao: "G" "Siêu tôi" cao, tính cách mạnh (có lƣơng tâm, tận tụy, kiên trì, dạy
đời, già dặn, cân bằng).
7. Yếu tố H
Mức độ thấp: không cƣơng quyết, dè dặt, thận trọng, sợ sệt.
Mức độ cao: can đảm, dũng cảm.
8. Yếu tố I
Mức độ thấp: kém nhạy cảm, vô tình, khô khan.
Mức độ cao: nhạy cảm, vị tha, phụ thuộc.
9. Yếu tố L

20



Mức độ thấp: cả tin.
Mức độ cao: hay nghi ngờ.
10. Yếu tốM
Mức độ thấp: thực tế.
Mức độ cao: lí tƣởng hóa.
11. Yếu tốN
Mức độ thấp: đơn giản.
Mức độ cao: sắc sảo.
12. Yếu tố O
Mức độ thấp: tự tin
Mức độ cao: lo lắng
Yếu tố Q1
Mức độ thấp: bảo thủ.
Mức độ cao: cấp tiến.
Yếu tố Q2
Mức độ thấp: Phụ thuộc nhóm.
Mức độ cao: độc lập.
Yếu tốQ3
Mức độ thấp: ý kiến riêng mức độ thấp
Mức độ cao: ý kiến riêng mức độ cao.
Yếu tố Q4
Mức độ thấp: mức độ căng thẳng nội tâm thấp.
Mức độ cao: mức độ căng thẳng nội tâm cao.

1.2- Quan hệ liên nhân cách
1.2.1- Khái niệm quan hệ liên nhân cách
Cần phải làm sáng tỏ bản chất và vị trí của quan hệ liên nhân cách trong cuộc sống và
hoạt động của con ngƣời. Ngành tâm lí học đã đƣa ra một số quan điểm khác nhau về việc
nên đặt quan hệ liên nhân cách vào chỗ nào trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Thỉnh

thoảng mọi ngƣời nhìn nhận nó từ góc độ xem nó có quan hệ với các quan hệ xã hội không?
hoặc nghĩ rằng nó đƣợc hình thành dựa trên cơ sở các quan hệ xã

21


×