Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sức khỏe môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.92 KB, 3 trang )

Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh ở các quốc gia giàu tài
nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu con người. Mặc dù khai thác khoáng sản là
nguồn thu quan trọng thuc đẩy kinh tế một đất nước nhưng cũng mang lại
những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh do
tiếp xúc thường xuyên với các mỏ khai thác…
1. Khai thác vàng
Hoạt động khai thac Au có thể gây ô nhiễm tất cả các yếu tố môi trường đất,
nước, khí.
- Ô nhiễm Thủy Ngân (Hg): Hg là hóa phẩm dùng trích ly Au. Hg rất bền trong
điều kiện ngoại sinh nên tồn tại lâu trong nước, đất và cơ thể sinh vật gây hậu
quả lâu dài. Bệnh Minatama là bệnh do nhiễm độc Hg được xác định đầu tiên
tại vùng Minatama – Nhật. Bệnh xuất hiện từ năm 1953 – 1960, bắt đầu mất
cảm giác từ hai tay, tiếp đến mất khả năng nhìn; cuối cùng điên và chết. Đến
1965, vùng Minatama có 111 người mắc bệnh; trong đó 41 người chết. Kết quả
điều tra cho thấy người bệnh đã bị nhiễm độc do ăn thủy sản bị nhiễm độc Hg.
Độc chất Hg còn truyền lại cho thế hệ sau tạo các trẻ dị tật.
Ở brazil, việc khai thác Au trên sông Amazon đã tiêu thụ 100t Hg/ năm, trong
đó 45% thải vào nước sông. Kết quả khảo sát, cá và người trong vùng đến
khoảng cách 300km đều bị nhiễm độc Hg.
- Chất ô nhiễm từ hồ chứa chất thải là kim loại nặng, hóa chất như cianua, thủy
ngân… gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất gây bệnh cho
người và súc vật. Năm 1997, vùng Hiếu Liêm, đầu nguồn hồ Trị An hàng chục
con bò chết do uống nước bị ô nhiễm bởi chất thải ở vùng mỏ.
Môi trường trong các khu vực khai thác Au bị ô nhiễm làm cho các người tham
gia hoạt động ở các khu vực khai thác Au thường bị các bệnh nhiễm độc. Nguy
cơ nhiễm độc phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Các bệnh
thường gặp là nhiễm độc trực tiếp do tiếp xúc với các hóa chất độc trong khâu
làm giàu và thu hồi Au (nhiễm Cianua) do thấm qua da, bệnh đường hô hấp và
các bệnh do tiếp xúc với các phương tiện có độ rung cao, và do ồn. Bên cạnh
đó, nước còn bị ô nhiễm As, Pb, Hg…
2. Khai thác đá:


Hầu hết các công trường khai thác đá đều thải ra một lượng lớn bụi và
tiếng ồn. Nồng độ bụi toàn phần cao nhất tập trung ở khâu khoan đá và xay
nghiền. Ngoài ra, nồng độ bụi hô hấp ở các công đoạn sản xuất cũng rất cao ở cả
hai mùa mưa nắng, trung bình 16,49 mg/m 3 vượt tiêu chuẩn hơn 4 lần. Nồng độ


bụi hô hấp hầu hết các công đoạn sản xuất đều cao. Nhiều vị trí sản xuất có nồng
độ bụi vượt TCVSCP từ 4 - 10 lần.
Có những giai đoạn khai thác, hàm lượng bụi silic tự do trong bụi hô hấp lên đến
80 -90%. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn vệ sinh 20% hàm lượng silic trong bụi hô
hấp là nguy cơ gây bệnh rất cao.
Bụi: chủ yếu là bụi đá chứa trên 2% silic tự do, gây ra bệnh phổi silic sau nhiều
năm tiếp xúc. Ngoài ra, còn gây bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, gây
đau mắt. Thời gian lưu tồn của bụi phụ thuộc hình dạng, kích thước hạt, trọng
lượng riêng của bụi.
Vd: Nhóm bụi có kích thước >10 micromet: tốc độ lắng lớn, thời gian lưu tồn lớn;
đối tượng bị tác động chính là công nhân trực tiếp lao động trong khu vực mỏ.
- Nhóm bụi có kích thước <2 micromet: tốc độ lắng thấp, khả năng
lưu tồn lâu trong không khí nên bán kính lưu truyền lớn làm ảnh
hưởng đến dân cư xung quanh mỏ.
Bảng kết quả khảo sát ảnh hưởng của bụi lên sức khỏe công nhân tại các
mỏ Tân Đông Hiệp, và Hóa An
Số người mắc bệnh
Loại bệnh
Đợt khám tháng 4/1997
Đợt khám tháng 12/1997
Mắt mộng thịt
23
45
Viêm họng hạt

22
37
Viêm xoang hàm
11
13
Viêm phế quản mãn tính
2
6
Viêm phế quản cấp tính
0
2
(nguồn Trung tâm y tế xây dựng và TT Vệ sinh phòng dịch Sở Y Tế Đồng Nai)
3. Khai thác than đá: Bụi mỏ ở vùng mỏ Quảng Ninh nhiều khu vực dân cư
nằm gần mỏ lộ thiên, hầm lò nhà máy tuyển, nhà máy cơ khí, cạnh đường vận
chuyển than. Tại khu vực dân cư nồng độ bụi tăng cao hơn từ 60 – 70 lần, đặc
biệt trong mùa khô. Hậu quả số người mắc bệnh đường hô hấp tăng cao, 2000
người mắc bệnh phổi, trong đó công nhân làm việc trực tiếp trong lò có 80% bị
bệnh phổi silic.
- Người lao động tiếp xúc với bụi than có nguy cơ gâu bệnh bụi phổi than.
- Người tiếp xúc bụi than thường bệnh viêm phế quản mãn tính
- Ngoài ra, bệnh bụi phổi than gây rối loạn thông khí phổi, gây hội chứng tắc
nghẽn
- Bụi than còn gây bệnh sạm da nghề nghiệp


4. Khai thác mỏ A- mi – ăng:
Gây bệnh bụi phổi A – mi – ăng, không có thuốc điều trị đặc hiệu; thường tử
vong do viêm phổi, suy tim, hoặc khối u phát triển
- A – mi – ăng còn gây bệnh ung thư dạ dày, ung thư thanh quản, caxinom
đường tiêu hóa

- Ngoài ra, a – mi – ăng còn gây tổn thương giác mạc
5. Khai thác mỏ Sắt: thường gặp các bệnh do bụi sắt gây ra.
- Người tiếp xúc với bụi sắt có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi sắt: ho, khạc đờm
màu nâu hay hồng. Bệnh này gây biến chứng suy tim, viêm phế quản, khó thở.
- Có thể tăng nguy cơ ung thư ở người nghiện thuốc lá
6. Khai thác bauxit:
Trong quá trình khai thác, các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các
động cơ của thiết bị máy móc, nổ mìn khai thác quặng gây ra. Thành phần
chính của các khí thải gồm: SO 2, NO2,… chúng có khả năng kết hợp với hơi
nước tạo sương mù acid hoặc hòa tan nước mưa gây mưa acid, làm chai đất,
phá hủy rễ cây, giảm năng suất cây trồng. Các khí này còn có khả năng kích
ứng viêm mạc phổi gây loét phế quản. Bên cạnh đó, một lượng lớn bụi thải ra
môi trường gây bệnh bụi phổi. Ngoài ra, quá trình khai thác gây tiếng ồn ảnh
hưởng trực tiếp đến công nhân với thời gian dài: ảnh hưởng đến thính giác,
thần kinh, chóng mặt, mất thăng bằng.
- Ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt: trong quá trình khai thác, lượng
nước chảy tràn từ các khu vực có hồ bùn đỏ, hồ chứa bùn thải từ công tác
tuyển quặng làm nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng.
- Phế thải bùn đỏ: kích thước các hạt bùn đỏ rất mịn, độ kiềm cao, hàm lượng
chất hữu cơ và chất dinh dưỡng rất thấp nên cây cối rất khó sống trên các bãi
thải này. Và cũng do độ kiềm cao nên gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm
quanh khu vực



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×