Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động chăn nuôi heo lên môi trường và sức khỏe trước và sau khi có hệ thống biogas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.71 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
09KMT
----------

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁC TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN
NUÔI HEO LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TRƯỚC
VÀ SAU KHI CÓ HỆ THỐNG BIOGAS

GV: ThS. MAI THỊ THU THẢO
Nhóm 2

Thành phố Hồ Chí Minh, 2012


MỤC LỤC

2


I.

GIỚI THIỆU NGÀNH CHĂN NUÔI HEO Ở VIỆT NAM

1. Ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất
những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp
lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong
nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh


định cư.
Từ trước đến nay, chăn nuôi luôn có vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp nước ta, giá trị
chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá, trên 27% cơ cấu của toàn ngành và tăng trưởng mỗi năm (giai
đoạn 2001 - 2009) đạt 7-8%. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, tổng số đầu lợn đạt 27,3 triệu
con, số lượng gia cầm hơn 300 triệu con, sản lượng thịt đạt 615 nghìn tấn.
-

Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2010

Chăn nuôi
25%
-

Tỷ trọng giá trị chăn nuôi heo trong ngành chăn nuôi năm 2010

3


Giá trị sản xuất thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi của nước ta, điều này cho thấy
mức độ quan trọng của việc chăn nuôi heo để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho người dân.

2. Vai trò của ngành chăn nuôi heo
Ngành chăn nuôi heo có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc:
-

Cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người (100Kg thịt lợn có 357 Kcal và 22g
protein) [GS.Harrí và CS,1956]
Cung cấp phân bón cho trồng trọt (1 con lợn thịt có thể thải 2,5 -4Kh phân/ ngày đêm).
Cung cấp sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến các phụ phẩm chăn nuôi.
Chăn nuôi heo giữ vai trò cân bằng sinh thái giữ cây trồng vật nuôi và con người.


Ngoài những lợi ích mà ngành chăn nuôi mang, các hoạt động chăn nuôi cũng có những mặc tiêu
cực: chất thải từ các hoạt động chăn nuôi có thể gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm,
gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cho người,…

4


II.

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI

1. Các chất thải phát sinh.
1.1. Khí thải.

-

Nguồn phát sinh khí thải:
Bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu, thành phẩm.
Mùi hôi phát sinh do quá trình phân huỷ của chất thải trong hoạt động chăn nuôi.
Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải:
Khí thải và mùi sinh ra trong hoạt động chăn nuôi heo bao gồm bụi và các hợp chất hữu cơ

-

gây mùi.
Các hợp chất hữu cơ này được tạo thành từ sự phân huỷ các thành phần có trong phân heo,





nước tiểu, thức ăn dư thừa, nước thải… trong chuồng trại và khu vực chứa phân và nước
thải. Chúng thay đổi tuỳ thuộc vị trí, quy mô, loại hình chăn nuôi, phương thức sản xuất,
thành phần và chế độ dinh dưỡng, mùa, nhiệt độ, thời gian trong ngày, tốc độ gió và hướng
-

gió.
Mùi do phân gây ra là chính. Mùi phát sinh từ phân tươi thường ít khó chịu hơn mùi phát

-

sinh sau quá trình phân huỷ kỵ khí ngay cả trong quá trình xử lí.
Các nghiên cứu cho thấy có trên 168 hợp chất hoá học có trong không khí ở khu vực chăn
nuôi heo. Trong đó, các hợp chất chính là amonia, amine, hợp chất chứa S, acid béo bay hơi,
indole, skatole, phenol, rượu carbonyl.
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm phát

-

sinh bụi, SO2, NOx, CO, VOC,…gây ô nhiễm không khí.
1.2. Nước thải


-

Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải từ quá trình chăn nuôi: nước tiểu heo, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm heo…
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng trại chăn nuôi kéo theo cặn, đất cát, rác và các tạp chất
rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
Nước thải sinh hoạt.

Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải
 Nước tiểu:
Nước tiểu là chất thải qua quá trình trao đổi chất bằng việc hấp thu các dinh dưỡng trong
thức ăn gia súc đã tiêu hoá hoà tan vào máu, sau quá trình trao đổi chất được bài tiết ra
ngoài dưới dạng nước.
5


Thành phần nước tiểu tương đối đơn giản chủ yếu là nước (chiếm tới 90% tổng khối lượng

-

nước tiểu) trong đó nitơ (phần lớn dưới dạng urê) và photpho chiếm một khối lượng lớn.
Urê trong nước rất dễ phân huỷ trong điều kiện không có oxy, cho nên khi bài tiết ra khỏi cơ
thể chúng sẽ phân huỷ tạo thành amoniac gây mùi khó chịu.
Thành phần nước tiểu tuỳ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và khí hậu nhưng nhìn chung là

-

giàu đạm, kali, hàm lượng lân ít hoặc không đáng kể. Tuy nhiên so với các loại gia súc khác
thì nước tiểu heo chứa ít đạm hơn.

Bảng 1: Thành phần hoá học của nước tiểu heo từ 70-100 kg
Đặc tính
Đơn vị
Giá trị
pH
6.77 – 8.19
Vật chất khô
g/kg

30.9 – 35.9
NH4-N
g/kg
0.13 – 0.40
Ntổng
g/kg
4.90 – 6.63
Tro
g/kg
8.50 – 16.3
Chất xơ
g/kg
123 – 196
Cacbonates
g/kg
0.11 – 0.19
Các axit béo mạch
g/kg
3.83
– 4.47
ngắn

Nước thải chăn nuôi heo:
Là hỗn hợp nước từ các đống phân chảy ra, phần lớn là nước tiểu hoà lẫn với nhiều chất hoà


-

tan của phân, thêm một lượng lớn nước tắm heo, nước vệ sinh chuồng trại.
Bảng 2: Tính chất nước thải chăn nuôi heo

Đặc tính
Đơn vị
Độ màu
Pt - Co
Độ đục
mg/L
BOD
mg/L
COD
mg/L
SS
mg/L
Ptổng
mg/L
Ntổng
mg/L
Dầu mỡ
mg/L
-

Giá trị
350 – 870
420 - 550
3500 – 8900
5000 – 12000
680 – 1200
36 – 72
220 – 460
5 - 58


Loại nước thải này rất giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu và có giá trị lớn về mặt phân bón.
Trong nước thải, hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm cellulose, protit, axit amin, chất béo,
6


hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân huỷ, các chất vô
cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, ure, amonium, muối clorua, SO 42-, v.v.. Quá trình phân huỷ
các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí sẽ cho các sản phẩm CO 2, H2O, NO2-, NO3-. Còn
trong quá trình kị khí là CH4, N2, NH3, H2S, v.v…
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi tuỳ thuộc vào số lượng heo, độ tuổi,

-

thức ăn, chế độ dinh dưỡng, lượng nước sử dụng, mức độ tách và thu gom các chất thải
khác, quy trinh chăm sóc vào mùa mưa hay mùa khô, v.v...
Ngoài các chất vô cơ, hữu cơ kể trên, nước thải chăn nuôi heo còn chứa hàm lượng lớn các

-

-

loài vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
 Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt: chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợ chất hữu cơ
(BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh.
1.3. Chất thải rắn



Nguồn phát sinh chất thải rắn


Tại trại chăn nuôi bao gồm:

-

Chất thải rắn do chăn nuôi như phân, thức ăn thừa, chất độn, ổ lót,…
Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là rác hữu cơ, bao nilon, giấy vụn…
Chất thải rắn nguy hại: hoạt động chăn nuôi hầu như không phát thải chất thải rắn nguy hại.
Thành phần chất thải rắn
 Phân chuồng:
Phân chuồng là dạng chất thải thức ăn gia súc ( chất thải rắn ) khi qua cơ quan tiêu hoá

-

không được tiêu hoá một cách triệt đểvà được bài thải ra ngoài cơ thể gia súc.
Thành phần và khối lượng của phân thay đổi tuỳ thuộc vào giống, độ tuổi, trọng lượng,

-

thành phần ăn, khẩu phần thức ăn của heo.
Phân heo được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng. Phân heo chứa 56 – 83% nước, phần



còn lại là chất khô gồm các chất hữu cơ, hợp chất NPK dưới dạng các hợp chất vô cơ.
Lượng muối trong phân heo khá cao vì hầu như tất cả muối mà heo ăn vào đều được thải ra
-

dưới dạng này hoặc dạng khác. 75% muối được thải qua nước tiểu, 25% qua phân.
Thành phần của phân heo bao gồm:


Những chất không tiêu hoá được hay những chất thoát khỏi sự tiêu hoá của vi sinh


vật hay các men tiêu hoá (chất xơ, protein không tiêu hoá được).
Các khoáng chất cơ thể không sử dụng được như K 2O (1.37%), P2O5 (1.76%), CaO,




MgO, v.v…
Các chất cặn bã của dịch tiêu hoá.
Các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hoá và chất nhờn theo phân thải ra ngoài.
7




Các vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn hay trong ruột: virus, vi trùng, ấu trùng, trứng
giun sán, v.v…

Đơn vị
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
-


Hai thành phần chính tạo mùi hôi trong phân heo là P và N, đặc biệt là N vì nó có mặt trong
thành phần ammoniac. Theo Reese và Koelsch (2000), lượng N và P thải ra dưới dạng chất

-

thải bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:
• Lượng N và P tiêu thụ.
• Tỉ lệ N và P được tiêu thụ và được dùng cho phát triển và sinh sản.
• Lượng N và P hiện diện từ chất tiết, tế bào chết và vi khuẩn trong đường ruột.
Khả năng gây mùi hôi của phân heo thay đổi tuỳ theo khẩu phần thức ăn, vì N là thành
phần chính của amoniac và nhiều hợp chất mùi hôi khác nên lượng N trong phân heo càng
cao thì mùi hôi càng cao.
Tuy nhiên, phân heo vẫn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tận dụng do hàm

lượng các chất dinh dưỡng trong phân khá cao, đặc biệt là N. Đây là nguồn dinh dưỡng rất có giá
trị cho cây trồng và góp phần làm tăng độ màu mỡ của đất. Chính vì thế, phân heo thường được
dùng để bón cho cây trồng vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng vừa xử lí được chất thải.

8


Ngoài ra phân heo cũng chứa nhiều loại muối khoáng khác nhau, các muối chính bao gồm
canxi, magiê, muối sunfua, sắt, muối đồng và các kháng sinh.
Bên cạnh đó phân heo còn chứa các loại virus, vi khuẩn, trứng giun sán, v.v… Chúng có
thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường gây ra những rủi ro cao cho sức khoẻ con người và
gia súc. Một số nghiên cứu cho thấy trong 1kg phân có thể chứa 2100-5000 trứng giun sán, trong
đó nhiều loại virus gây bệnh được đào thải qua phân và sống sót từ 5-15 ngày trong phân và đất.
Thức ăn thừa:
Thức ăn thừa trong thức ăn gia súc, thành phần chủ yếu là protein thô, calcium, photpho,



-

các amino axit, vitamin, các khoáng vi lượng, v.v… được cung cấp dưới dạng cám hỗn
hợp, bột cá, bột thịt, xương, v.v… là những chất hữu cơ dễ phân huỷ. Trong quá trình chăn
nuôi, dù được tính toán kỹ nhưng không thể tránh được lượng thức ăn dư thừa, những chất
này nếu không được thu gom và xử lý sẽ phân huỷ sinh ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến

-

môi trường xung quanh.
 Ổ lót:
Ổ lót dùng trong chăn nuôi heo có thể là các loại rơm rạ, vải, gỗ,… dùng dể lót chuồng, che
chắn, giữ ấm cho heo,… sau một thời gian sử dụng sẽ bị thải bỏ. Những chất này có thẩ
mang theo phân, nước tiểu và vi sinh vật gây bệnh vì thế chúng cần phải được thu gom, xử

-

lí tránh thải ra môi trường.
 Xác súc vật chết:
Xác heo chết, đặc biệt là chết do bệnh là một nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm cần phải được
xử lí nghiêm túc và triệt để, tránh lây nhiễm cho người và các vật nuôi khác vì chúng mang
rất nhiều mầm bệnh gây hại. Ngoài ra, các chất thải phát sinh trong hoạt động thú y như:
các lọ thuốc, kim tiêm, các dụng cụ khác, v.v… được sử dụng khi khám chữa bệnh cho
bệnh cho heo cũng là loại chất thải cần được quan tâm xử lý.

2. Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi heo
1. Ô nhiễm môi trường không khí


Tổ chức nông lương thế giới (FAO) vừa thừa nhận, chăn nuôi đang được coi là một ngành
gây ô nhiễm không khí lớn, thậm chí lớn hơn mức gây ô nhiễm của ngành vận tải.
Phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu từ 2 nguồn:
9


-

Từ phân chuồng: trong đó khí Methane thoát ra dưới các điều kiện lưu trữ kỵ khí và khí Nitơ
oxit (N2O) dưới sự kết hợp của các điều kiện kỵ khí và hiếu khí (nitrat hoá – khử nitrat): 37%
lượng khí CH4 (khí có khả năng hấp thu nhiệt cao gấp 23 lần khí CO 2), 9% lượng khí CO2

toàn cầu.
Từ quá trình lên men đường ruột: nhưng chủ yếu là ở động vật nhai lại (như bò, cừu, dê…).
Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64% khí amoniac (NH 3) – thủ phạm của những trận mưa
-

axit.
Bên cạnh đó không khí xung quanh khu vực còn bị ô nhiễm do mùi phân heo và nước tiểu heo.
Các khí gây mùi khó chủ yếu là NH3, CH4 và H2S. Trong điều kiện tự nhiên từ 3-5 ngày đầu, vi
sinh vật chưa kịp phân huỷ các chất thải nên mùi hôi ít sinh ra, sau một thời gian dài sẽ tạo thành
mùi hôi rất khó chịu. H2S có mùi trứng thối đặc trưng , khiến cho người ngửi vào buồn nôn,
choáng, nhức đầu. NH3 kích thích mắt và đường hơ hấp trên, gây ngạt ở nồng độ cao, dẫn đến tử
vong.
2. Ô nhiễm môi trường nước

Nước thải chăn nuôi heo chứa chủ yếu là các chất hữu cơ, giàu nitơ và photpho. Do đó, khi
nguồn ô nhiễm này được thải trực tiếp vào môi trường sẽ tạp điều kiện cho các loại tảo phát
triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá ảnh hưởng đến đời sống các loài thuỷ sinh trong nguồn
tiếp nhận, đồng thời gây mất mỹ quan khu vực.

Ngoài ra, các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải từ chăn nuôi heo có thể thấm xuống đất đi
vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đặc biệt, nitơ trong phân và nước thải khi
gặp điều kiện thích hợp sẽ chuyển hoá thành dạng nitrat, nitrit lan truyền trong nguồn nước mặt
rồi thẩm thấu xuống mạch nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người khi sử
dụng nguồn nước này vào các sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là ăn uống.
3. Ô nhiễm môi trường đất

Do chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học và các chất dinh
dưỡng nitơ, photpho cho nên đây được xem là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng. Tuy nhiên,
khi bón trực tiếp quá nhiều cây trồng không hấp thụ được hết, chúng sẽ tích tụ lại trong đất làm
bão hoà chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất, thoái hoá đất, làm giảm sản
lượng cây, làm chết cây.
10


Đất được bón phân heo trong nhiều năm ở lượng cao có thể bị nhiễm những kim loại nặng
như Cu, Zn vì những chất này thường được trộn trong thức ăn gia súc để kích thích tiêu hoá và
phòng ngừa dịch bệnh. Về lâu dài, những chất này có thể gây hại cho cây trồng, vật nuôi và cả
con người.
Ngoài ra, chất thải chăn nuôi cũng chứa nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán, chúng có
thể tồn tại lâu trong đất cho nên khi dùng phân tươi để bón cây, nhất là các loại rau thì nguy cơ ô
nhiễm bệnh cho người và gia súc cũng tăng lên.

3. Tác động tới sức khoẻ
Chăn nuôi có thể là một nguồn truyền bệnh cho con người và sinh vật. Ngày nay các bệnh môi
trường do chăn nuôi đang là một thách thức lớn làm giảm giá trị kinh tế sản xuất ngành chăn
nuôi. Ở Việt Nam, bệnh cúm gia cầm đã làm chậm đáng kể tốc độ phát triển của đàn gia cầm
trong giai đoạn 2002-2006 và đe doạ sức khoẻ của con người. Nhiều trang trại chăn nuôi bị phá
sản do gia súc bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như bệnh lợn tai xanh, lở mồm long móng ở
trâu bò hay bệnh cúm gia cầm… Những đại dịch bệnh gia súc, gia cầm “khủng khiếp” đã làm

chậm sự tăng trưởng nền kinh tế của đất nước, tác động đến an ninh thực phẩm và tâm lý người
tiêu dùng.
Hầu hết các bệnh dịch đều xuất phát từ hệ thống chăn nuôi và lan truyền qua các yếu tố trung
gian như môi trường không khí, nguồn nước, quá trình sử dụng chất thải gia súc như phân bón
trên đồng ruộng hay làm thức ăn cho cá. Từ đó các mầm bệnh lan truyền và phát triển trong môi
trường, có thể lan truyền và gây tử vong ở người thông qua chuỗi thức ăn hay quá trình tích luỹ
sinh học.
Bệnh từ gia súc, gia cầm có thể lây lan qua người theo hai con đường chính như sau:
- Do quá trình sử dụng các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…) từ gia súc, gia cầm bị
nhiễm bệnh.
- Do sự phát tán các mầm bệnh từ con vật, chuồng trại chăn nuôi, từ quá trình thu gom, vận
chuyển, lưu trữ và sử dụng chất thảo chăn nuôi, thông qua môi trường đất, nước ,không khí
và các yếu tố trung gian truyền bệnh.
Trong chuỗi thức ăn của hệ thống sinh thái, các sản phẩm chăn nuôi và các chất thải chăn nuôi từ
hệ thống thiếu an toàn có thể là một nguồn tiềm tàng của sự lây nhiễm bệnh cho gia súc, gia cầm
trong các trang trại hay lây truyền bệnh cho cả con người ở phạm vi khu vực. quốc gia hay cả
trên phạm vi toàn cầu.

4. Một số bệnh môi trường chăn nuôi thường gặp
Các bệnh do vi sinh vật:

11


1. Bệnh nhiễm độc nấm:

Bệnh nhiễm độc nấm điển hình nhất là độc tố Aflatoxine do một số loài nấm mốc như
Aspergillus flavus và A.parasiticus sinh ra.
Con đường phơi nhiễm: loại độc tố này nhiễm nhiều trong khô dầu phộng, khô dầu dừa, bắp,
cám, tấm… nên khi ăn các thức ăn này gia súc bị nhiễm nấm và tích tụ trong các sản phẩm và

sau đó là thức ăn cho người.
Tác hại : Chúng có thể gây ra các bệnh lí nguy hiểm cho con người như làm thay đổi khác
thường chức năng gan, thận, mật, làm giảm khả năng sinh sản, khả năng đề kháng và phá huỷ bộ
gen…(Darawany và Marai, 1994). Người bị nhiễm Aflatoxine dễ bị tổn thương gan, thận, mật và
đường tiêu hoá, giảm khả năng miễn dịch và có thể phát sinh bệnh ung thư nội quan. Theo tổ
chức về bệnh Ung thư Quốc tế aflatoxin được xếp vào danh sách những tác nhân gây ung thư
cho người.
2. Bệnh sốt thương hàn:

Bệnh sốt thương hàn đây là một bệnh môi trường đặc biệt ở những vùng phát triển chăn nuôi có
điều kiện vệ sinh môi trường kém. Bệnh do vi khuẩn Samonella gây nên, là một bệnh có thể gặp
ở các loại gia súc, gia cầm khác nhau kể cả động vật hoang dã.
Con đường phơi nhiễm: vi khuẩn xâm nhập gia súc qua con đường thức ăn và có thể lan truyền
dễ dàng trong môi trường. Chúng có thể thâm nhập vào con người qua con đường thức ăn hoặc
nước uống. Ngoài ra, các động vật tự do như chim, côn trùng, chuột… có thể là nguồn trung gian
phát tán Samonella trên diện rộng.
Thời gian ủ bệnh: vi khuẩn Samonella có thể tồn tại trong phân gia cầm trong thời gian 2 năm,
280 ngày khi được chôn cất trong đất, 115 ngày trong nước máy (Davies và Wray, 1994).
Tác hại: làm tổn thương hệ tiêu hoá và gây nên hội chứng sốt thương hàn ở người. Trong trường
hợp bệnh nặng có thể gây tử vong.

12


3. Bệnh Leptospirosis:

Bệnh Leptospirosis: tên thường gọi là bệnh “Lép tô”, bệnh có thể gặp ở tất cả các loài gia súc,
gia cầm và có thể lây cho người.
Con đường phơi nhiễm: chủ yếu do sử dụng thực phẩm từ con vật bị bệnh, ngoài ra còn có thể
truyền bệnh khi con người tiếp xúc với môi trường đất, nước do tiếp nhận nước tiểu của gia súc,

gia cầm bị bệnh; hay lan truyền thông qua tiếp xúc với màng nhầy, tinh dịch, da, mắt…
Tác hại: gây rối loạn các nội quan như lách, thận, gan… và có thể gây tử vong.
4. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis):

Bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis) là bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra cho tất cả các loại
gia súc, gia cầm.
Con đường phơi nhiễm: có thể lây truyền cho người khi tiếp xúc trực tiếp với con vật bị bệnh
hay xác súc vật chết. Lây truyền gián tiếp qua hai con đường: qua sử dụng các sản phẩm chăn
nuôi đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa; qua tiếp xúc với môi trường đất và nước, nơi bị
phơi nhiễm chất thải chăn nuôi gia súc bị bệnh.
Tác hại: làm rối loạn hệ sinh dục, tổn thương cơ năng và hoạt động nội tiết sinh dục gây nên các
bệnh sẩy thai, chết thai truyền nhiễm, làm giảm khả năng sinh sản ở người.
5. Bệnh Liên cầu khuẩn lợn:

Bệnh Liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên, có thể lây sang người
nên được xếp vào nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.Ở lợn vi khuẩn có thể
thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân, có trong đường tiêu
hóa và đường sinh dục.
Thời gian ủ bệnh: ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày.

13


Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis
biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người
sang người.
Con đường phơi nhiễm: có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi
khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt
lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn

bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.
Tác hại: Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và
viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn,
viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết v.v. Tỷ lệ chết có thể tới 7%.
6. Bệnh lợn tai xanh (hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản):

Bệnh lợn tai xanh (hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản) là bệnh do vi rút Nidovirales, họ
Arteviridae gây ra. Bệnh thường kết hợp với nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis), là loại
bệnh liên cầu khuẩn rất dễ lây cho người.
Con đường phơi nhiễm: mầm bệnh có thể lan truyền qua gió, bụi, thông qua sự phát tán của
chất thải của lợn bị bệnh trong môi trường.
Tác hại: Đến nay, vẫn chưa có bằng chứng vi rút gây bệnh lợn tai xanh có khả năng lây lan và
gây bệnh ở người. ta chỉ kể đến tác hại của bệnh lên lợn đó là làm rối loạn sinh sản và các biểu
hiện rối loạn hô hấp đối với lợn ở mọi lứa tuổi.

14


III.

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH BIOGAS
1. Giới thiệu mô hình biogas
1.1. Thành phần khí sinh học

Biogas hay khí sinh học được tái tạo từ quá trình phân hủy những chất thải của con người và
động vật trong điều kiện hầm kín. Nó là hỗn hợp khí methane (CH 4) và một số khí khác phát sinh
từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ.
Thành phần chính của Biogas là CH 4(50-60%) và CO2 (>30%) còn lại là các chất khác như
hơi nước N2, O2, H2S, CO … được thuỷ phân trong môi trường yếm khí, xúc tác nhờ nhiệt độ từ
20 - 40oC.

1.2. Cơ sở lý thuyết

Các chất thải được phân hủy nhờ các vi sinh vật trong điều kiện hòan toàn không có oxy.
Quá trình này được phân thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các chất hữu cơ cao phân tử được vi sinh vật các chất có trọng lượng thấp hơn
-

axit hữu cơ, đường, glyxerin,…(gọi là các hydrat carbon).
Giai đoạn 2: là giai đoạn phát triển mạnh của các loài vi khuẩn methane để chuyển hầu như
toàn bộ các chất hydratcacbon thành CH4 và CO2.
Đầu tiên là sự tạo thành các axit hữu cơ nên pH giảm xuống rõ rệt  lên men axit.
Các axit hữu cơ và hợp chất chứa nitơ tiếp tục phân huỷ tạo thành các hợp chất khác nhau và

các khí như CO2, N2, H2, CH4  bắt đầu lên men methane.
Các VSV kỵ khí phát triển mạnh còn các VSV hiếu khí bị tiêu diệt. Các vi khuẩn methane
phát triển rất mạnh và chuyển hoá rất nhanh để tạo thành CO2 và CH4  lên men kiềm.
1.3. Thực tiễn

Trước tiên, phân heo được trộn với nước (thường là nước rửa chuồng hay nước vệ sinh cho heo)
rồi dẫn vào thân của hầm gas qua hố thu. Ngay khi được chứa trong hầm, phân sẽ phân hủy để
15


sinh ra biogas, khí sinh ra sẽ được chứa dưới nắp hầm. Trong suốt quá trình tạo gas, nếu không
đun, áp lực gas dưới nắp sẽ tăng và sẽ ép lên bề mặt hỗn hợp phân và nước để đẩy nước cùng
phân đã được phân hủy ra ngoài bể điều áp. Vì vậy khi quan sát bể điều áp, thỉnh thoảng ta thấy
các bong bóng nổi lên. Các bong bóng này cho thấy phân đang được phân hủy để sinh ra gas (khí
sinh học).
Hiện tại, ở Việt Nam phổ biến 3 loại hầm biogas phổ biến nhất.
 Một là hầm sinh khí kiểu vòm cố định.





Loại thứ hai, là hầm sinh khí có nắp đậy lưu động.



Loại thứ 3, hầm sinh khí kiểu túi

16


2. Lợi ích đạt được
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có khoảng 220 triệu con gia cầm, 8,5 triệu con
bò, 27 triệu con heo. Mỗi năm, ngành chăn nuôi thải ra môi trường trên 73 triệu tấn chất thải rắn
và 30 triệu khối chất thải lỏng, trong đó có khoảng 50% chất thải rắn và 80% chất thải lỏng được
xả thẳng ra tự nhiên hoặc không thông qua xử lý, từ đó đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Do vậy, khắc phục vấn để ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng,
các nhà chuyên môn đã chú trọng đến vấn đề xử lý phân và chất thải. Trong đó, giải pháp xây
dựng hầm biogas được xem là thiết thực và hiệu quả để phát triển chăn nuôi bền vững.
1. Hiệu quả về kinh tế
-

Tiết kiệm được 80.000 đồng/hộ/tháng về tiền điện thắp sáng: thắp sáng phải dùng đèn mạng,
đèn mạng có thể đạt độ sáng tương đương đèn điện sợi tóc 60W, tiêu thụ khí 70-120 lít/giờ ở
áp suất 40cm cột nước. Độ sáng của đèn tăng khi áp suất tăng. Ngoài ra, việc sử dụng khí còn
giúp tiết kiệm nhiên liệu để chạy các máy công tác như máy bơm nước, máy xay xát, máy
phát điện… Số liệu các nước cho thấy lượng khí tiêu thụ khoảng 0.45 – 0.54 m 3/mã lực giờ


-

hoặc 0.6 – 0.75 m3/kWh điện.
Tiết kiệm điện trong các hoạt động nông nghiệp khác như sấy chè, ấp trứng, sưởi ấm gà con,
nuôi tằm…: vd ở Trung Quốc đã sản xuất những lò ấp trứng công suất 3800 trứng, tiêu thụ
0.06 m3/giờ về mùa đông và 0.018 m3/giờ về mùa hè; đèn KSH được dùng để chiếu sáng nuôi
tằm vì nó tạo ra ánh sáng và nhiệt độ thích hợp với sự phát triển của tằm  kén được hình

-

thành sớm hơn 4-6 ngày, chất lượng kén tốt hơn, năng suất tăng khoảng 30%.
Tiết kiệm khoảng 100.000 – 120.000 đồng/hộ/tháng về tiền mua củi để đun nấu: đun nấu
bằng khí gas này bếp đạt hiệu suất 50-60%. Về nhiệt lượng hữu ích: 1m 3 KSH (60% metan)
17


có thể thay thế cho 5.2 kWh điện, 0.76 lít dầu = 2.38kg CO 2, 4.8kg củi = 9.6kg CO2, 8.6kg
rơm rạ. Từ 10kg phân lợn hàng ngày có thể sản xuất được 400-500 lít khí,đủ nấu 3 bữa cho
-

gia đình 3-4 người.
Giảm 70.000 – 90.000 đồng/hộ/vụ về chi phí mua phân bón cho cây trồng
2. Hiệu quả về môi trường

-

Giảm thiểu được các mùi hôi thối do phân thải ra trong chăn nuôi: do phân và nước thải từ
chuồng trại được đưa trực tiếp vào hệ thống KSH để phân huỷ nên hạn chế được sự phân huỷ
trong môi trường hở sinh mùi hôi thối và nhiều vi trùng, ruồi nhặng. Trong môi trường bể
phân huỷ, do những điều kiện không thuận lợi nên vi trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu


-

diệt gần như hoàn toàn sau quá trình phân huỷ dài ngày.
Hạn chế việc sử dụng các loại phân hoá học, sử dụng bã thải sau khi phân huỷ trong trồng
trọt giúp:

Tăng năng suất cây trồng: bón cho lúa tăng năng suất 6.1 – 19.2% so với phân ủ
cùng nguyên liệu ban đầu, cùng số lượng và chất lượng. Phun trực tiếp lên lá của lúa
nước cũng cho hiệu quả cao hơn so với đạm urê: năng suất tăng 9.7% so với không


bón lá và 5.6% so với đạm urê.
Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại: phân KSH có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh
khô vằn ở lúa, bệnh đốm nâu ở lúa mì, bệnh thối mền ở củ khoai lang. Với lúa nước:
bón phân KSH hạn chế rõ rệt sâu đục thân, bọ rầy xanh, bọ rầy nâu, sâu cuốn lá,



bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm than.
Cải tạo đất: đất bón phân KSH liên tục vài năm có trọng lượng thể tích nhỏ hơn, tơi
xốp hơn, độ mùn cao hơn.

-

Hạn chế ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là vào mùa mưa do phân theo các dòng nước chảy vào
sông suối,ao hồ: vd ở Trung Quốc: kết quả xét nghiệm trong 3 năm với 132 mẫu/làng cho
thấy số lượng mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh ở làng sử dụng hệ thống KSH là 56.06%, ở làng đối
chứng là 32.56%.


-

Giảm phát thải khí nhà kính: trong điều kiện tự nhiên: 1 tấn methane sinh ra tương đương 21
tấn CO2 về hiệu ứng nhà kính. Nếu các chất thải hữu cơ này phân huỷ kị khí trong thiết bị
KSH thì CH4 sinh ra sẽ được thu lại làm nhiên liệu. Khi đốt cháy 1 tấn CH 4 sẽ sinh ra 2.75
tấn CO2. Như vậy tác động về hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi 21/2.75 = 7.6 lần.

18


Ngoài ra, sử dụng KSH thay thế than, dầu sẽ giảm phát thải KNK do quá trình đốt. Dùng
KSH thay củi sẽ giúp bảo vệ rừng – nguồn hấp thụ khí CO2, cũng góp phần giảm phát thải KNK.
3. Hiệu quả về xã hội
-

Giảm thiểu các bệnh về đường tiêu hoá: kết quả điều tra trong 3 năm 1984-1986 của Trung
Quốc tại những làng đã ứng dụng công nghệ KSH từ năm 1981 cho thấy:

Về vi sinh vật: phân tích 99 mẫu ở đầu vào và đầu ra của bể phân huỷ cho thấy
E.Coli đầu vào là 10-6 – 10-9, đầu ra ở 26 mẫu là 10-3, 49 mẫu là 10-4, 15 mẫu là
10-5, 8 mẫu là 10-6 và 1 mẫu là 10-7 trong đó 75 mẫu (75.76%) đạt tiêu chuẩn vệ



sinh.
Số lượng trứng giun đũa ở đầu ra có 87% đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Mật độ ruồi: trong 3 năm theo dõi, tại mỗi làng số lần đặt bẫy là 50 lần/năm tại 5
điểm, kết quả cho thấy số ruồi bẫy được ở làng KSH là giảm rõ rệt (2640, 561,




1214).
Mức độ nhiễm kí sinh trùng đường ruột: tổng kiểm tra sức khoẻ vào t3/1984 và
t10/1984 ở người dân làng sử dụng KSH và người dân làng đối chứng, kết quả tỷ lệ
người nhiễm kí sinh trùng đường ruột ở mỗi làng tương ứng như sau: 56.99% và



32.84% ở làng KSH, 69.58% và 49.52% ở làng đối chứng.
Mức độ nhiễm bệnh đường ruột: tỷ lệ người nhiễm bệnh đường ruột hàng năm (từ
1984 – 1986) ở làng sử dụng KSH: 5.13%, 4.13%, 2.73% và ở làng đối chứng:

-

13.68%, 13.85%, 12.31%.
Giúp phụ nữ có nhiều thời gian hơn để chăm lo cuộc sống gia đình: sử dụng KSH để đun nấu
giúp phụ nữ hạn chế được công việc bếp núc nóng nực, khói bụi như dùng củi, tiết kiệm thời
gian kiếm chất đốt. Làm cho cuộc sống nông dân văn mình hơn, tiện nghi hơn, rút ngắn sự
cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

-

Giúp các hộ có thể phát triển được chăn nuôi trong các khu dân cư: do chu trình khép kín nên
các khí có mùi hôi thối không bị thoát ra ngoài gây khó chịu cho người dân xung quanh đặc

biệt là ở những nơi gần nhà dân.
- Tạo thêm nhiều việc làm nhờ mở rộng qui mô chăn nuôi:
Có thể sử dụng bã thải để nuôi trồng thuỷ sản. Khi bã thải được đưa vào các ao để nuôi trồng
thuỷ sản, các chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của tảo và các động vật phù du (thuỷ tức,
giáp xác,…) là nguồn thức ăn chính cho cá. Nuôi cá bằng phân KSH cá lớn nhanh và ít bệnh

hơn.
19


3. Một số khuyết điểm
Lượng khí sản sinh ra phải đảm bảo sử dụng hết hằng ngày, nếu không sử dụng hết và lượng khí
thừa quá nhiều sẽ đẩy phân sau khi phân huỷ phun mạnh lên trên:
- Làm bẩn khu vực xung quanh tuy không gây mùi hôi.
- Khí thoát ra làm gia tăng khí nhà kính.
- Kết hợp với nơi nước trong khí quyển tạo thành sương axit ăn mòn kim loại (thường là
các vật liệu làm chuồng heo: mái nhà, cột…bằng sắt).

20


IV.

SO SÁNH TÌNH TRẠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG HỆ
THỐNG BIOGAS

Nước thải chăn nuôi heo có đặc trưng ô nhiễm hữu cơ cao, giàu Nitơ, vi sinh vật..khả
năng gây ô nhiễm môi trường cao. Nếu không được xử lý thích hợp thì nó sẽ đe doạ các thành
phần môi trường khác và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

1. Môi trường
1.1. Trước khi lắp đặt hệ thống Biogas

Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên do lượng lớn các
khí thải và chất thải từ vật nuôi.
Với quy mô chăn nuôi trang trại thì việc xử lý chất thải được coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn

nuôi nhỏ lẻ gắn với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi chủ yếu được vận chuyển trực tiếp
từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, số lượng được xử lý rất ít.
Hàng ngày trang trại chăn nuôi heo thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực
tiếp vào hệ thống thoát nước, ruộng gần nhà, kênh mươngtrong vùng làm nhiều hộ dân không có
nước sinh hoạt hoặc nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh),
mùa mưa sình lầy, hôi thối ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
Phân, nước tiểu, phụ phẩm chăn nuôi được thải ra ao, hồ gần đó gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Mặt dù người dân đã sử dụng nguồn nước đó để tưới tiêu, trồng trọt trên ruộng để tái sử dụng
chất thải chăn nuôi, thế nhưng mùi hôi thối thì không kiểm soát được, gây ra bệnh về đường hô
hấp. Mùi hôi xuất phát từ trong chuồng trại, với không gian mở, nên mùi hôi được phán tán khắp
nơi. Sau khi cho gia súc ăn thức ăn chăn nuôi, thì phân của chúng cũng có những hoá chất trong
thức ăn, gây mùi hôi thối nặng nề hơn so với các hộ cho ăn bằng thức ăn tự nhiên.
Phân và nước tiểu theo đường dẫn ra ngoài, gây ảnh hưởng tới nước mặt, và nghiêm trọng hơn là
thấm xuống mạch nước ngầm. Các chất trong phân heo, và nước tiểu ngấm xuống tầng nước
ngầm, gây ô nhiễm, và được người dân bơm lên để sử dụng, gây ra những căn bệnh về da.
Môi trường đất của khu vực xung quanh cũng bị thay đổi do thành phần trong đất được cung cấp
một lượng lớn các chất hữu cơ có trong phân heo, và các chất có trong thức ăn chăn nuôi, kể cả
những hoá chất mà con người tiêm vào heo có thể theo đường nước tiểu thoát ra ngoài.
Chất thải không chỉ gây mất cảnh quang môi trường mà còn tác động bất lợi đến hệ sinh vật có
ích trong nước, đất, các loại động vật thủy sinh thân mềm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh và các
hoá chất tồn dư, kim loại nặng.

21


Chất thải chưa được xử lý thích hợp vào đất gây ra ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, kim loại
nặng, nitrate, và các chất độc khác vào nước ngầm, đất và cây trồng. Vi sinh vật gây bệnh và ký
sinh trùng có thể tồn tại trên hoa màu, đặc biệt là lá rau cải khi chúng được tưới bằng nước thải.
1.2. Sau khi lắp đặt hệ thống Biogas


Chất thải sau quá trình phân huỷ bởi các sinh vật kỵ khí thì giảm được các thành phần gây hại
cho môi trường.

Chất thải khí sinh học là một loại phân hữu cơ nên nó không những có những đặc tính của loại
phân hữu co truyền thống mà còn có nhiều ưu điểm khác do kết quả của quá trình phân hủy kỵ
khí. Trong quá trình này các chất dinh dưỡng về cơ bản được bảo tồn trong bãi thải ngoại trừ một
số các nguyên tố như carbon, hydro và oxy được chuyển hóa thành khí CH4 và CO2. Một số chất
dinh dưỡng dễ hoà tan vẫn còn lại trong chất thải lỏng, đồng thời một số chất thải rắn hữu cơ và
vô cơ trong chất thải đã phân hủy, hấp thụ được một lượng lớn các chất dinh dưỡng hữu ích. Vì
vậy, các chất dinh dưỡng có trong chất thải Biogas cao hơn so với phân chuồng và phân ủ theo
phương pháp thông thường, ngoài các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K chất thải Biogas còn
chứa nhiều chất hữu cơ và các nguyên liệu cần thiết cho cây trồng như là các axit Humic,
Cellulose, Hemicellulose, lignin nên nó có tác dụng cải tạo đất tốt hơn phân ủ.

Do có những đặc tính như trên nên chất thải sau khi xử lý Biogas được sử dụng làm phân bón
cho cây trồng sẽ mang lại hiệu quả lớn và an toàn cho môi trường đất và nước.

Mùi hôi thối cũng được giảm thiểu, do hệ thống biogas kín, xử lý toàn bộ chất thải của trại chăn
nuôi(chất thải chăn nuôi heo là hỗn hợp bao gồm phân tươi, nước tắm và rửa chuồng) nên không
còn lượng dư để thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải chăn nuôi sau khi đi qua bể Biogas hàm lượng BOD, COD... giảm đáng kể, không gây
nguy hại cho động vật thuỷ sinh.

2. Sức khoẻ người dân
1. Trước khi lắp đặt hệ thống Biogas

Mầm bệnh trong chất thải gồm vi trùng, virus, nấm, ký sinh và ấu trùng hay trứng của
chúng.Chất thải còn phụ thuộc vào loại heo, heo thịt hay heo sữa hoặc heo nái mà thành phần
thức ăn khác nhau nên lượng phân cho ra cũng khác nhau. Nuôi heo thịt thì lượng phân trong 1
ngày nhiều hơn nhiều so với 2 loại heo còn lại, do chúng được cho ăn nhiều hơn. Riêng con nái

khi nuôi con phải cho ăn thức ăn giúp chúng ra sữa nhiều hơn. Vì vậy thành phần vi khuẩn, mầm

22


bệnh, mùi hôi trong từng loại phân cũng khác nhau. Nếu trang trại có quy mô 300-400 con thì
việc nuôi 3 loại heo này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phân thải ra.
Nước thải không được xử lý chứa rất nhiều mầm bệnh : Coliform, E.coli, Clostridium,
Salmonella (+). 100% mẫu nước thải đều không đạt TCVN 5945-2005 (cột B) về các chỉ tiêu cơ
bản như COD, BOD, SS, nitơ tổng số, phospho tổng số. Lượng gây ô nhiễm cao gấp 1,6 lần đến
hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn.
Chất thải không qua xử lý có mùi rất khó chịu, chủ yếu là H2S, NH3 gây cho người dân xung
quanh ( đặc biệt là người già, trẻ em ) cảm thấy buồn nôn, không muốn ăn uống. Tỷ lệ người dân
xung quanh bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao.
Chất thải trong chuồng, không qua xử lý, ứ đọng và sau đó được thải ra ngoài tự nhiên, chứa
nhiều mầm bệnh, và những mầm bệnh này được phán tán qua con đường ruồi nhặng có trong
chuồng.
2. Sau khi lắp đặt hệ thống Biogas

Sau khi các hộ chăn nuôi lắp đặt hệ thống Biogas thì tình hình chất lượng không khí xung quanh
được cải thiện rõ rệt. Người dân không còn nghe thấy mùi, hoặc nếu có thì chỉ thoang thoảng chứ
không nồng nặc như lúc trước. Trẻ em, người lớn giảm về các bệnh hô hấp và da liễu.
Do khi áp dụng phương pháp biogas kết hợp xây chuồng kín, lắp đặt hệ thống làm mát, nên mùi
hôi không thoát ra ngoài, và cũng không xuất hiện ruồi nhặng lây truyền dịch bệnh.

V.

KẾT LUẬN

Tuy còn một số khuyết điểm nhưng chủ yếu là do kỹ thuật của người thi công và thiết kế mô

hình do đó cần có đội ngũ đào tạo những kiến thức cần thiết cho những người thi công.
Điều quan trọng ở đây là không thể phủ nhận những ưu điểm to lớn mà hệ thống này mang lại,
nhất là về mặt cải thiện môi trường xung quang liên quan tới sức khoẻ người chăn nuôi và người
dân vùng lân cận.
Chương trình KSH rất thành công trong việc giới thiệu một công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho
người chăn nuôi, cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Chương trình
đã góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh mà các hộ chăn nuôi phải đối mặt, làm giảm bớt ô nhiễm
môi trường trong chăn nuôi ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đồng thời nó mang lại lợi ích cho
nông dân bằng cách cung cấp năng lượng sạch, thường xuyên và giá rẻ. Chương trình KSH đã
nhận được sự hưởng ứng cao của chính quyền địa phương và người chăn nuôi.
Có thể hy vọng KSH sẽ là nguồn năng lượng chính trong tương lai. Sử dụng công nghệ KSH quy
mô gia đình là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm
thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn miền núi nước ta..

23



×