Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HÃY CỨU LẤY NGUỒN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 25 trang )

Hãy cứu lấy nguồn nước
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
--------------------
CON NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
HÃY CỨU LẤY NGUỒN NƯỚC

22222222222222



Năm học: 2010-2011
Hãy cứu lấy nguồn nước
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC...............................................................3
1.1.Khái niệm........................................................................................................................3
1.2. Sơ lược về vòng tuần hoàn nước...................................................................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM.......................................5
2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ...................................................................5
2.2. Mức độ ô nhiễm nguồn nước tại một số cụm công nghiệp..........................................5
CHƯƠNG III :
KHAN HIẾM NGUỒN NƯỚC CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN............................................8
3.1. Do biến đổi khí hậu.......................................................................................................8
3.2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp..........................................................................8
3.3.Thất thoát nước do bốc hơi và lãng phí........................................................................10
3.4. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người............................................................11
3.5. Dân Số:.........................................................................................................................15
3.6. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước.............................................................................15
3.6.1.Ô nhiễm môi trường nước.....................................................................................15


3.6.2. Chặt phá rừng bừa bãi..........................................................................................15
3.6.3. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác............................................................16
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC.................................................................16
4.1 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC.........................17
4.1.1. Thế nào là khai thác nguồn nước dưới lòng đất đúng kỉ thuật............................17
4.1.2. Sử dụng hợp lý......................................................................................................18
4.1.3. Sử dụng tiết kiệm..................................................................................................18
4.1.3. Có hình thức xả thải phù hợp...............................................................................19
4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN.................................................20
4.3. NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC..................................................21
4.3.2. Trách nhiệm của Doanh nghiệp...........................................................................22
4.3.3. Trách nhiệm của người dân.................................................................................22
4.3.4. Đối với sinh viên..................................................................................................23
4.3.4 Các biện pháp khác................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.....................................................................................................25
DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHÓM:..................................................................................25
Hãy cứu lấy nguồn nước
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.Khái niệm
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những
mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3
lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không
đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt
đất và trong không khí.
1.2. Sơ lược về vòng tuần hoàn nước
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và
trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này

sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước
đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó,
Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.
Hãy cứu lấy nguồn nước
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại
dương.
• Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên
những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí
bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn
hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di
chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào
nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa.
• Mưa dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể
giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn,
khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành
lũ. Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ
trọng lực trở thành dòng chảy mặt.
• Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông
trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.
• Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ
nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các
sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được
giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại
đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các
dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi
qua lá cây.
Hãy cứu lấy nguồn nước
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
• Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước.

Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO
3
, P, thuốc trừ sâu
và hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v.
• Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy
sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép.
(Nguồn: />nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam.html)
2.2. Mức độ ô nhiễm nguồn nước tại một số cụm công nghiệp
• Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
• Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị
nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt.
(Nguồn: />nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam.html)
Hãy cứu lấy nguồn nước
• Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố Hồ Chí
Minh mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có... 4.000 tấn rác thải các loại và
70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3)
chưa qua xử lý. Với một thực trạng như vậy thử hỏi làm sao những dòng
kênh xanh không biến thành những dòng kênh bị "ung thư".

(Nguồn: />nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam.html)
Hãy cứu lấy nguồn nước
Hãy cứu lấy nguồn nước
• Trong khu vực nội thành, những dòng kênh như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh
Đôi-kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa-Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm
nay là chuyện đã đành thì đến hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình
Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới
tiêu trước đây nay cũng biến thành những dòng kênh mà người dân đã gọi là
kênh sủi bọt, kênh ngứa, kênh nín thở..
CHƯƠNG III :
KHAN HIẾM NGUỒN NƯỚC CÓ NHIỀU NGUYÊN
NHÂN
Khan hiếm nước sạch đang là một thách thức lớn với các quốc gia
3.1. Do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể làm thay đổi chất lượng nước do thay đổi nhiệt độ, lượng
và phân phối dòng chảy, thay đổi khả năng chuyển hoá các chất ô nhiễm của lưu vực sông,
gia tăng xâm nhập mặn, mực nước biển và tài nguyên nước (TNN) dưới đất.
Theo TS Hoàng Minh Tuyển, phó giám đốc Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài
nguyên nước.” , Việt Nam có tổng lượng dòng chảy năm vào khoảng 847 km3, lượng nước
chảy từ ngoài lãnh thổ vào là 507 (chiếm đến 60%), phân bố chủ yếu trên hai hệ thống sông
lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện phân bố không
đồng đều, đặc biệt, trong điều kiện BĐKH lượng mưa ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa
khô, hạn hán, lũ lụt, kèm theo sự bùng nổ dân số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở
lên gay gắt.
3.2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp
• Nông nghiệp tiêu thụ 75% tổng lượng nước ngọt .
• Ngành nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khan
hiếm nước. Các loại phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh là nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước. Trong 10 tấn mễ cốc thu hoạch, có 4 tấn được trồng trên các
cánh đồng cần nước tưới. Tỷ lệ này đang ngày càng tăng vì ở nhiều quốc gia, việc

Hãy cứu lấy nguồn nước
tự túc lương thực đang được coi là ưu tiên cao nhất. Nhiều loại cây trồng được
trồng trong môi trường không phù hợp với tính chất lý sinh của chúng. Do đó, con
người phải trồng theo những phương pháp đặc biệt và cần tưới nước. Điều này làm
cho nguồn nước tưới bổ sung tăng thêm 1.000m
3
/năm/người.
• Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý
thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ
thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm
vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.
• Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã
làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự
khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
Hãy cứu lấy nguồn nước
• Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các
loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu
nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
• Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây
thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
3.3.Thất thoát nước do bốc hơi và lãng phí
• Ở các nước đang phát triển, hệ thống hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu và hệ thống quản lý
thiếu hiệu quả dẫn đến tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước khá lớn. Tỷ lệ tới 50% không

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×