Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn quản lý sinh viên thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.37 KB, 75 trang )

Luận văn
Quản lý sinh viên thực tập

1


Lời mở đầu
Microsoft Visual C Sharp (C#) .NET là một ngôn ngữ mạnh nhưng
đơn giản, chủ yếu dùng cho các nhà phát triển để tạo các ứng dụng chạy trên
bề mặt Microsoft.NET. Nó thừa hưởng nhiều đặc tính của ngôn ngữ C++,
đồng thời có nhiều đặc tính giúp tăng nhanh tốc độ phát triển ứng dụng, đặc
biệt khi kết hợp với Micrsoft Visual Studio.NET. Nó được dùng khá phổ
biến, hỗ trợ rất hiệu quả cho các phần mềm quản lý (như quản lý sinh viên,
quản lý nhân sự, quản lý khách sạn…)
Vì vậy trong đợt thực tập tốt nghiệp lần này, em đã chọn làm đề tài
“quản lý sinh viên thực tập” bằng ngôn ngữ C# xây dựng trong môi trường
Microsoft Visual Studio.Net. Quản lý sinh viên thực tập là một công việc
không thể thiếu được trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…Hệ
thống mà em xây dựng ở đây chỉ còn khá đơn giản, chỉ sử dụng để quản lý
sinh viên thực tập trong cao đẳng khoa công nghệ thông tin.

2


Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC MICROSOFT
VISUAL STUDIO 2005

.1.
1. Tổng quan về C#
Như chúng ta đều biết C# là một ngôn ngữ không bao giờ tách biệt mà nó


luôn đồng hành với “bộ khung.Net”. C# là một trình biên dịch hướng .Net,
nghĩa là tất cả các mã của C# luôn luôn chạy trên môi trường .Net
Framework. Điều đó dẫn đến 2 hệ quả sau:


Cấu trúc và các lập luận C# được phản ánh các phương pháp luận của

.Net ngầm bên dưới.


Trong nhiều trường hợp, các đặc trưng của C# thậm chí được quyết

định dựa vào đặc trưng của .Net, hoặc thư viện lớp cơ sở của .Net
Chính bởi tầm quan trọng của .Net, nên chúng ta cần phải biết sơ qua về .Net
trước khi đi vào ngôn ngữ C#.
C# là một ngôn ngữ lập trình mới, và được biết đến với 2 lời chào:


Nó được thiết kế riwwng để dùng cho Microsoft’s.Net Framework

(Một nền khá mạnh cho ho sự phát triển, triển khai, hiện thực và phân phối
các ứng dụng)


Nó là một ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng được thiết kế dựa trên

kinh nghiệm của ác ngôn ngữ hướng đối tượng khác.
Một điều quan trọng cần nhớ C# là một ngôn ngữ độc lập. Nó được thiết kế
để có thể sinh ra mã đích trong môi trường .Net, nó không phải là một phần
của .Net bởi vậy có một vài đặc trưng được hỗ trợ bởi .Net mà C# không hỗ

trợ được .Nhưng cũng có một vài đặc trưng C# hỗ trợ mà .Net không hỗ trợ
(chẳng hạn như quá tải toán tử)

3


2. Tạo các ứng dụng .Net bằng C#
C# có thể dùng để tạo các ứng dụng console: các ứng dụng thuần văn bản
chạy trên DOS window nhưng hầu như các ứng dụng console khi cần kiểm tra
các thư viện lớp , hoặc cho các tiến trình daemon Unix/Linux. Tất nhiên
chúng ta cũng có thể dùng C# để tạo ứng dụng dùng cho công nghệ tương
thích .Net. Dưới đây là các kiểu ứng dụng khác nhau có thể tạo ra bằng C#:
1)Tạo các ứng dụng ASP.NET


Các đặc tính của ASP.NET

-

ASP là một công nghệ của Microsoft dùng để tạo các trang web có nội

dung động.
-

ASP.NET là một phiên bản mới của ASP đã cải tiến rất nhiều các thiếu

sót của nó. Nó không chỉ thay thế ẤP, hơn nữa các trang ASP>NET có thể
sống chung với các ứng dụng ASP trên cùng một máy chủ. Tất nhiên bạn có
thể lập trình ASP>NET với C#



Web Forms

-

Các trang ASP.NET là thực chất là các trang có cấu trúc.

-

Một điểm mạnh khác là các trang ASP.Net có thể được tạ trong môi

trường VS.NET
-

Đặc tính ASP.NET’s code-behind giúp bạn có thể dễ dàng cấu trúc một

tang web. ASP.NET cho phép bạn tách biệt với các chức năng server-side của
trang thành một lớp , biên dịch lớp đó thành một DLL đó vào một thư mục
bên dưới phần HTML
-

ASP.NET có khả năng tăng cường thực thi.



Web controls

-

Để dễ dàng cho việc tạo các trang có cấu trúc, VS.NET cung cấp web


forms. Chúng cho phép bạn tạo các trang ASP.NET sinh động như cách mà
VB6 hay C++ Builder Windows đã làm.

4


-

Bạn có thể dùng C# hay VB.NET để mở rộng hộp công cụ web form.

Việc tạo một server-side control mới đơn giản là thực thi lớp .NET System
Web. UI Webcontrols. WebControl


Web Services

Web Services trong .NET là môt trang ASP>NET theo định dạng XML thay
vì theo định dạng HTML để yêu cầu các client. Các trang này có một codebehind DLL chứa các lớp xuất phát từ WebService. VS.NET cung cấp 1 cơ
chế dể tiện cho việc phát triển Web Service.
2)Tạo các Windows Form


Windows Control

Mặc dù Web Forms và Windows Forms được phát triển theo cùng một cách,
bạn dùng các loại khác nhau của controls để định vị chúng. Web Forms dùng
Web Controls, và Windows Forms dùng Windows Controls.
Một Windows Control là một ActiveX control. Đằng sau sự thực thi của một
Window control, là sự biên dich sang một DLL để có thể cài đặt trên máy

khách. Thật vậy, .NET SDK cung cấp một tiện ích dùng để tạo một vỏ bọc
cho các ActiveX control, vì thể chúng có thể được đặt trong Windows Forms.
Giống trường hợp này các Web Control, Windows Control được tạo thành từ
một lớp khác System.Windows.Forms.Control.


Windows Services

Một Windows Service là một chương trình được thiết kế để chạy trên nền
Windows NT/2000/XP (không hỗ trợ trên Windows 9x). Các dịch vụ này rất
hữu ích khi bạn muốn một chương trình có thể chạy liên tục và sẵn sàng đáp
ứng các sự kiện mà không cần người dùng phải khởi động. Ví dụ như một
World Wide Web Service ở trên các web server luôn lắng nghe các yêu cầu từ
trình khách.

5


Thật dễ dàng để viết các dịch vụ trong C#. Với thư viện lớp cơ sở .NET
Framework sẵn có trong không gian tên System.ServiceProcess namespace
chuyên dùng để tổ chức các tác vụ boilerplate kết hợp với các dịch vụ, ngoài
ra, Visual Studio .NET cho phép bạn tạo một đề án C# Windows Service, với
các mã nguồn cơ bản ban đầu. Chúng ta sẽ khám cách viết một C# Windows
Services trong chương 22.
3. Cơ bản về C#
Những kiến thức cơ bản nhất của ngôn ngữ lập trình C#. Những chủ đề chính
chúng ta sẽ được học sau đây :


Khai báo biến




Khởi tạo và phạm vi hoạt động của biến



C#'s predefined data types



Cách sử dụng các vòng lặp và câu lệnh.



Gọi và hiển thị lớp và phương thức



Cách sử dụng mảng



Toán tử



An toàn kiểu và cách để chuyển các kiểu dữ liệu




Enumerations



Namespaces



Phương thức của hàm Main( )



Cơ bản trình biên dịch dòng lệnh trong C#



Using System.Console để thực hiện I/O



Sử dụng chú thích trong C# và Visual Studio . NET



Các định danh và từ khoá trong C#

6



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

.2.
I. Tổng quan về đề tài
1. Tóm tắt về bài toán
Tóm tắt hoạt động của hệ thống mà dự án ứng dụng
-

Yêu cầu xây dựng một hệ thống quản lý công tác thực tập của sinh

viên Cao Đẳng Tin trường ĐHBK Hà Nội.
-

Mô tả về tổ chức như sau: Một khoa Công nghệ thông tin (CNTT)

trong trường ĐHBK Hà Nội sẽ quản lý công tác thực tập của sinh viên theo
các khóa học K1, K2, K3,…và theo các bộ môn trong khoa (bao gồm 4 bộ
môn chính: Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính,
Kỹ thuật máy tính). Trong mỗi khóa lại chia thành nhiều lớp Tin1, Tin2, Tin3,
Tin4,…và mỗi lớp gồm có ít nhất là 20 sinh viên và nhiều nhất là 30 sinh
viên. Như vậy sẽ chia lớp thành các nhóm thực tập (mỗi nhóm từ 2 đến 7 sinh
viên…) do 1 giảng viên hướng dẫn thực tập.
-

Khoa quản lý các thông tin về công tác thực tập của sinh viên theo

khóa, theo bộ môn, theo giảng viên hướng dẫn thực tập, theo lớp, theo
nhóm,theo đề tài, theo mã số sinh viên. Mà mã số sinh viên là thông tin duy
nhất để phân biệt thông tin giữa các sinh viên với nhau. Ngoài ra hệ thống

quản lý thực tập còn thêm các thông tin khác về sinh viên, về lớp, bộ môn,
khóa, giảng viên hướng dẫn, nhóm…
-

Việc quản lý thông tin thực tập của sinh viên CĐ Tin như sau: Hệ

thống sẽ lấy bộ môn làm khóa chính để quản lý các thông tin liên quan đến
công tác thựuc tập của sinh viên.


Yêu cầu xây dựng hệ thống với hai chức năng chính:

o

Chức năng người dùng:

-

Người dùng là sinh viên, giảng viên hướng dẫn thực tập…Những

người có nhu cầu xem các thông tin về công tác thục tập.
7


-

Sinh viên chỉ có quyền xem và tìm kiếm các thông tin về lịch thực

tập, giáo viên hướng dẫn thực tập, danh sách nhóm thực tập, báo cáo thực tập,
điểm sau khi kết thúc đợt thực tập…và các hồ sơ sinh viên mà không có

quyền sửa đổi thông tin trong hệ thống.
-

Giảng viên hướng dẫn cũng sẽ có quyền xem các thông tin tương tự

như sinh viên.
o

Chức năng quản trị:

-

Có 2 nhóm vai trò: Cán bộ quản sinh và giảng viên hướng dẫn. Họ

phải đăng nhập vào hệ thống để sử dụng chức năng quản trị.
-

Cán bộ quản sinh cũng có tất cả các chức năng như người dùng bình

thường.
-

Ngoài quyền xem và tìm kiếm thông tin như sinh viên ra thì cán bộ

quản sinh còn có quyền chỉnh sửa và xóa các thông tin liên quan đến công tác
thực tập sau khi đăng nhập hệ thống. Còn giảng viên hướng dẫn thực tập sẽ có
quyền chỉnh sửa các thông tin liên quan đến điểm, báo cáo và lịch thực tập
cho từng tuần…
Phạm vi hệ thống sử dụng
- Do hệ thống còn đơn giản, các chức năng chưa được linh hoạt nên hệ thống

chỉ sử dụng để quản lý công tác thực tập của Cao Đẳng Tin trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội. Đây cũng là hạn chế về quy mô của hệ thống.
Đối tượng sử dụng và mô tả các tiến trình có liên quan
Hệ thống được xây dựng dựa trên nhu cầu của ba đối tượng chính. Đó là:
-

Sinh viên thực tập

-

Giáo viên hưởng dẫn thực tập cho sinh viên

-

Cán Bộ quản sinh, là người chịu trách nhiệm duy trì hệ thống QLSVTT.

Các thông tin sử dụng trong hệ thống
-

Các thông tin chi tiết về sinh viên thực tập, giảng viên thực tập, lớp, bộ

môn và nhóm thực tập.

8


-

Bảng điểm thực tập được chuyển cho các lớp cao đẳng tin


-

Các báo cáo về công tác thực tập của sinh viên.

Các yêu cầu đặt ra với hệ thống trong tương lai
-

Hệ thống phải thực hiện được các chức năng: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm

và lưu các thông tin
-

Ưu tiên: phía người quản lý và giảng viên

-

Hạn chế: chỉ sử dụng để quản lý sinh viên thực tập của cao đẳng tin

2.

Hệ thống dự định

Mục đích của hệ thống
- Đây là một ứng dụng của Microsoft Visual Studio 2005, tiện ích cho công
việc hỗ trợ và tự động hóa cho công tác quản lý sinh viên thực tập trong một
trường đại học hoặc cao đẳng, trung cấp
Tên hệ thống
- Quản lý sinh viên thực tập
Môi trường triển khai
- Hệ thống triển khai trong môi trường:Visual Studio 2005.

- Công cụ phát triển hệ thống: Microsoft Access 2003
- Ngôn ngữ lập trình C#
Dự trù cho dự án
-

Rủi do của dự án:Trong quá trình xây dựng hệ thống sẽ không tránh

khỏi các thiếu sót. Vì vậy khi đưa hệ thống vào sử dụng nguy cơ hệ thống còn
đơn giản, qui mô ứng dụng nhỏ, sẽ không thực hiện hết các chức năng như đã
phân tích.
-

Kế hoạch triển khai: từ ngày 18/03 đến ngày 18/04/2008

II. Mô tả các yêu cầu của hệ thống
1. Tổng quan về hệ thống
- Thực tập là một học phần trong chương trình đào tạo sinh viên. Hàng năm
khoa sẽ có kế hoạch cho sinh viên các khóa tiến hành thực tập. Riêng với hệ
cao đẳng CNTT, khoa sẽ tổ chức 3 đợt thực tập chính (thực tập cơ sở, thực tập
9


chuyên ngành, thực tập tốt nghiêp) với thời gian hợp lý. Công tác thực tập
hàng năm sẽ dokhoa chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện. Kế hoạch
này cũng có thể thay đổi hàng năm tùy theo ình hình thực tế, chẳng hạn như :
thời gian, thời điểm cho sinh viên thực tập năm này sẽ khác với năm trước,
khóa này khác với khóa trước, giảng viên hướng dẫn thực tập đợt này sẽ khác
với đợt trước…
- Mỗi sinh viên khi vào trường nhập học sẽ được gán cho một mã số gọi là
Mã sinh viên. Mã sinh viên này sẽ không thay đổi trong quá trình 3 năm học

tập tại cao đẳng. Người ta cũng cần quản lý thêm họ tên, giới tính, ngày sinh,
quê quán, địa chỉ nơi ở hiện tại, số điện thoại…của sinh viên.
- Trước khi triển khai cho sinh viên thực tâp, khoa cũng cần phải liên hệ trước
với các bộ môn và các giảng viên trong từng bộ môn đó để tiến hành một
cuộc họp. Từ đó đưa bảng thông tin phân chia các lớp vào từng bộ môn, phân
chia nhóm thực tập trong từng nhóm, phân công giảng viên hướng dẫn thực
tập cho từng nhóm và thời gian thực tập… thông báo cho sinh viên khoa
mình.
- Sau khi nhận thông báo từ khoa do các lớp trưởng đem về, đúng ngày hẹn,
sinh viên các lớp sẽ đến bộ môn trong khoa để họp nhóm, gặp giảng viên
hướng dấn thực tập để nhận đề tài, lịch thực tập hàng tuần…Có thể là một
nhóm một đề tài hoặc cũng có thể nhiều đề tài 1 nhóm tùy theo giảng viên
hướng dẫn yêu cầu.
- Sinh viên sẽ triển khai quá trình thực tập hàng tuần: nộp báo cáo hàng tuần
cho giảng viên hướng dẫn thực tập (gửi qua thư điện tử hoặc là nộp trực tiếp
cho giảng viên hướng dẫn mình), tiếp thu đóng góp ý kiến của GVHD để về
làm tiếp. Hết thời gian quy định thực tập do khoa quy định, sinh viên sẽ bảo
vệ đề tài của mình với giảng viên hướng dẫn thực tập mình. Nộp báo cáo kèm
theo đĩa mềm lưu trữ project của mình cho giảng viên hướng dẫn thực tập.

10


- Giảng viên sẽ chấm điểm và nộp lên khoa để cán bộ sinh đưa thông tin vào
hệ thống. Sau khi hoàn tất mỗi đợt thực tập, khoa sẽ thông báo cho sinh viên
về điểm thực tập theo danh sách từng lớp.
- Mặt khác, những sinh viên dưới 5 điểm sẽ phải thực tập lại. Lớp trưởng sẽ
lên danh sách và gửi cho khoa danh sách thực tập tín chỉ của lớp mình. Từ đó
khoa sẽ tổ chức thực tập lần 2, lần 3,… cho sinh viên khoa mình.
2. Các đối tác

- Sinh viên thực tập: là người được phép sử dụng hệ thống để xem và tìm
kiếm tất cả các thông tin mà hệ thống cập nhật lên: thông tin về giảng viên
hướng dẫn thực tập, về bộ môn, lớp, nhóm thực tập, thậm chí là các thông tin
về các sinh viên học cùng khóa với mình.
- Giảng viên hướng dẫn thực tập: là người có tất cả các quyền giống như
sinh viên thực tập. Ngoài ra giảng viên còn có quyền của một người quản trị
nhưng ở một mức độ nhất định: Giảng viên chỉ có thể thao tác chỉnh sửa, xóa
các thông tin về nhóm thực tập và điểm thực tập.
- Cán bộ quản sinh: là người có tất cả các đặc quyền mà sinh viên và giảng
viên có và không có. Cán bộ quản sinh có quyền được thay đổi, chỉnh sửa và
xóa bỏ các thông tin liên quan đến các dữ liệu trong hệ thống “Quản lý sinh
viên thực tập”. Và cán bộ quản lý chính là người duy trì hoạt động của hệ
thống.
3. Nhận định về cơ cấu quản lý của hệ thống
Với hệ thống quản lý sinh viên thực tập, ta sẽ đặc tả từng giai đoạn của cơ cấu
quản lý này. Cơ cấu quản lý của hệ thống sẽ bao gồm:
- Chức năng quản lý chính: Quản lý sinh viên thực tập (Thêm, sửa, xóa tìm
kiếm thông tin về sinh viên thực tập) và quản lý giảng viên hướng dẫn thực
tập (Thêm, sửa, xóa và tìm kiếm thông tin về giảng viên hướng dẫn thực)
- Quản lý danh mục: quản lý hồ sơ sinh viên, quản lý hồ sơ giảng viên, bộ
môn, lớp (sửa, lưu và tìm kiếm thông tin về lớp).

11


- Cập nhật: thêm, sửa, xóa, lưu thông tin về bảng điểm thực tập, nhóm thực
tập.
4. Đặc tả cơ cấu quản lý của hệ thống
- Hệ thống quản lý sinh viên thực tập này đã được phân quyền cho người sử
dụng hệ thống này. Hơn nữa sự phân quyền này còn dựa trên các chức năng

cho phép ngưởi dùng sử dụng hệ thống một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó,
hệ thống là tích hợp các chức năng liên quan đến quản lý sinh viên thực tập,
có khả năng thao tác với các chức năng: thêm, sửa, xóa, sao lưu các dữ liệu
khi thay đổi thông tin, bảo toàn trọn vẹn các thông tin một cách tối ưu nhất
- Để hiểu hơn về hoạt động của hệ thống, ta đi tìm hiểu cụ thể hơn về cơ cấu
quản lý của hệ thống:
4.1 Chức năng quản lý chính:
Hệ thống quản lý sinh viên thực tập được sử dụng với mục đích để theo dõi
quá trình thực tập của sinh viên, công tác hướng dẫn của giảng viên trong bộ
môn của khoa công nghệ thông tin, giúp cho khoa có thể quản lý tự động hóa
mà không mất nhiều thời gian. Quản lý sinh viên thực và giảng viên và giảng
viên hướng dẫn thực tập là 2 khâu quan trọng của hệ thống.
4.1.1 Quản lý sinh viên thực tập
- Mục đích: Giúp sinh viên, giảng viên hướng dẫn có thể xem được các thông
tin của sinh viên một cách dễ dàng hơn
- Tóm lược: Cán bộ quản sinh đăng nhập hệ thống QLSVTT và nhập mật
khẩu của mình. Hệ thống kiểm tra thấy mật khẩu đó là đúng đắn và nhắc cán
bộ quản sinh chọn ra một khóa bất kỳ, sau đó có thể thêm, bỏ, xem, tìm kiếm,
in kết quả thực tập cho khóa đó theo từng lớp.
- Đối tác: Cán bộ quản sinh (chính)
- Đầu vào: Mã sinh viên
Tên sinh viên
Ngày sinh
Nơi sinh
12


Địa chỉ
Điện thoại
Giới tính

Địa chỉ Email
Mã lớp
Mã nhóm
- Đầu ra: Danh sách lớp
Thông tin chi tiết về sinh viên
- Module xử lý: In ra danh sách lớp, danh sách sinh viên để gửi cho sinh viên
các lớp trong khoa CNTT
- Sự cố xảy ra với hệ thống:
+ Mật khẩu do cán bộ quản sinh đưa vào là không đúng đắn. Người dùng
phải đưa lại mật khẩu hoặc kết thúc sử dụng.
+ Mã số sinh viên, mã lớp đưa vào là không đúng.
4.1.2 Quản lý giảng viên hướng dẫn thực tập
- Mục đích: giúp cho sinh viên có thể có thể nắm bắt các thông tin về giảng
viên hướng dẫn thực tập mình.
- Tóm lược: cán bộ quản sinh và giảng viên hướng dẫn thực tập có thể đăng
nhập vào hệ thống và nhập mật khẩu của mình. Hệ thống kiểm tra thấy mật
khẩu đó là đúng đắn thì cả 2 đối tượng đó có thể sử dụng hệ thống để xem,
thêm, bỏ, tìm kiếm thông tin về các giảng viên. Nói chung trong ca này. Chức
năng và quyền của cả cán bộ quản sinh và giảng viên là như nhau, có thể:
thêm, sửa, xóa, tìm kiếm các thông tin về giảng viên. Sinh viên chỉ có quyền
xem
- Đối tác: Cán bộ quản sinh, giảng viên hướng dẫn sử dụng
- Đầu vào:
Mã giảng viên hướng dẫn thực tập
Tên giảng viên
Giới tính
13


Ngày sinh

Số điện thoại của giảng viên
Địa chỉ email của giảng viên
Tên bộ môn
- Đầu ra: Thông tin về giảng viên hướng dẫn thực tập
- Module xử lý: In danh sách các giảng viên
- Sự cố xảy ra:
+ Mật khẩu do cán bộ quản sinh và giảng viên không đúng đắn. Người
dùng nhập lại hoặc kết thúc sử dụng hệ thống.
+ Mã giảng viên sai. Người dùng nhập lại mã giảng viên hoặc kết thúc
sử dụng.
4.2

Quản lý danh mục

Phân hệ danh mục được chia ra làm nhiều chức năng con: hồ sơ sinh viên, hồ
sơ giảng viên, bộ môn, lớp…tổng hợp của toàn bộ các hạng mục thiết yếu
trong hệ thống quản lý sinh viên thực tập của cao đẳng tin k50. Hệ thống này
cho phép cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến các đối tượng có liên
quan và tham gia vào quá trình thực tập của sinh viên.
4.2.1 Hồ sơ sinh viên
- Công việc quản lý hồ sơ sinh viên ở đây khá đơn giản. Đó chỉ là một hình
thức đưa ra danh danh sách sinh viên với đầy đủ các thông cần thiết có liên
quan đến sinh viên đó
- Đầu ra: in danh sách chung về sinh viên
4.2.2 Hồ sơ giảng viên
- Đây là mục giúp cho người sử dụng hệ thống có cái nhìn tống thể về
thông tin liên quan đến giảng viên. Từ đó năm na\bắt một cách tống quát về
các thông tin giúp cho việc quản lý quá trình thực tập tốt hơn.
- Đầu ra: in danh sách Giảng viên hướng dẫn thực tập


14


4.2.3 Quản lý bộ môn
- Bộ môn thì không thể thay đổi hay sửa xóa được vì đó là do nhà trường và
khoa công nghê đã quy định và phân chia. Vì vậy ở đây hệ thống sẽ cho phép
người sử dụng xem thông tin về bộ môn một cách tổng thể nhất và chung
nhất.
- Đầu ra: in danh sách các bộ môn
4.2.4 Quản lý lớp
-

Mục đích: Quản lý lớp cũng khá là quan trọng. do trong một khoa công

nghệ thông tin có rất nhiều khóa học có nhiều sinh viên. Vì vậy công việc
quản lý sẽ trở lên khó khăn nếu như ta không quản lý theo lớp.
-

Tóm lược: Một lớp có nhiều sinh viên, từ đo phân chia thành nhiều

nhóm thực tập. Nhưng đối với lớp chỉ có thể chỉnh sửa thông tin , lưu và tìm
kiếm. Chúng ta không thể thêm hay xóa lớp đó ra khỏi danh sách các lớp của
khóa đó hay khoa đó được. Hệ thống sẽ cho phép sửa, lưu và tìm kiếm các
thông tin liên quan đến lớp
-

Đầu vào:
Mã lớp
Tên lớp
Sĩ số

Mã khoa

-

Đầu ra: Danh sách các lớp

-

Module xử lý: in danh sách lớp

4.3
4.3.1
-

Cập nhật
Cập nhật thông tin về bảng điểm
Mục đích: Hệ thống được xây dựng với mục đích quản lý sinh viên

thực tập. Vậy nên việc quản lý bảng điểm thực tập là khá quan trọng trong hệ
thống

15


-

Tóm lược: Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ cho phép thao tác

với các chức năng thêm, sửa, xóa và tìm kiếm trên form bảng điểm .
-


Đầu vào:
Mã sinh viên
Điểm
Loại hình thực tập
Lần thực tập
Thời gian
Ghi chú

-

Đầu ra : thông tin điểm của sinh viên

-

Module xử lý: in bảng điểm của sinh viên

4.3.2

Cập nhật thông tin về nhóm thực tập

- Mục đích: Việc quản lý nhóm thực tập sẽ giúp cho quá trình thao dõi quá
trình thực tập của sinh viên hiệu quả hơn.
- Tóm lược: Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ cho phép người sử
dụng hệ thống được thao tác các chức năng: sửa, xóa, lưu và tìm kiếm thông
tin về nhóm thực tập.
- Đầu vào:
Mã nhóm
Đề tài thực tập
Lịch thực tập

Mã giảng viên
- Đầu ra : thông tin về nhóm thực tập
- Module xử lý: In danh sách nhóm thực tập

16


CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

.3.
I. Phân tích hệ thống về mặt xử lý
1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Trong chương 2 đã phân tích rất rõ ràng và cụ thể về cơ cấu quản lý của hệ
thống quản lý sinh viên thực tập. Từ đó có thể thấy, hệ thống quản lý này
chỉ bao gồm 5 chức năng chính, đó là: thêm, sửa. xóa, tìm kiếm và in báo
cáo.. Vì vậy trong biểu đồ phân cấp chức năng dưới đây sẽ mô tả một
cách khái quát và chi tiết về chức năng quản lý mà hệ thống xây dựng
dưới dạng cấu trức cây. Biểu đồ sẽ tiến hành phân mức từ trên xuống (mức
đỉnh và dưới đỉnh):
- Chức năng 1: thêm thông tin về giảng viên, sinh viên và điểm thực tập
- Chức năng 2: sửa thông tin về sinh viên, giảng viên, điểm thực tập, lớp
và nhóm thực tập.
- Chức năng 3: xóa thông tin về sinh viên, giảng viên, điểm thực tập và
nhóm thực tập
- Chức năng 4: tìm kiếm sinh viên, giảng viên, điểm thực tập, lớp và nhóm
thực tập
- Chức năng 5: in danh sách, báo cáo: in danh sách sinh viên, giảng viên,
bộ môn, bảng điểm thực tập.


17


Quản lý sinh viên
thực tập

Thêm
thông tin

Sửa thông
tin

Sửa thông
tin sinh viên

Thêm
thông tin
sinh viên

Sửa thông
tin giảng
viên

Thêm
thông tin
giảng viên

Xóa thông tin

Xóa thông tin

sinh viên

Xóa thông tin
giảng viên

Sửa thông
tin bảng
điểm TT

Thêm
thông tin
bảng điểm
TT

Sửa thông
tin về lớp

Xóa thông
tin bảng
điểm TT

Sửa thông
tin về nhóm
TT

Xóa thông
tin về nhóm
TT

Tìm kiếm


Tìm kiếm
sinh viên

In danh
sách, báo
cáo

In danh
sách sinh
viên

Tìm kiếm
giảng viên

In danh
sách
giảng viên

Tìm kiếm
bảng điểm

In danh
dách bộ
môn

Tìm kiếm lớp
In bảng
điểm TT
Tìm kiếm

nhóm TT

Hình 3.1: Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý sinh viên thực tập

- Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về việc phân cấp quản lý ở biểu đồ
phân cấp chức năng ở trên ở biểu đồ mức khung cảnh và biểu đồ mức
đỉnh và dưới đỉnh ở phẩn tiếp theo.
18


2. Biểu đồ mức bối cảnh
- Biểu đồ phân cấp chức năng trên chỉ là mô tả khải quát về các chức
năng chính của hệ thống giúp cho người sử dụng có thể hình dung một
cách tổng quát, dễ dàng về hệ thống. Vì vậy để biểu diễn quá trình hoạt
động của hệ thống quản lý sinh viên, ta phải biểu diễn từng mức của
biểu đồ đó. Trước hết là mức 0: chức năng tổng quát của hệ thống quản
lý sinh viên thực tập. Các đối tác phải xuất hiện trong toàn bộ BLD bối
cảnh và không được phát sinh mới ở các mức dưới. tuy nhiên có thể vẽ
lại một đối tác ở mức dưới nếu thấy cần thiết.
- Như đã phân tích ở trên hệ thống gồm có 3 đối tác chính đó là: sinh
viên thực tập, giảng viên hướng dẫn thực tập và cán bộ quản sinh..
Giữa các đối tác này sẽ có sự trao đổi các luồng dữ liệu với nhau:
+ Sinh viên thực tập: cung cấp tất cả các thông tin về mình để nhập vào hệ
thống quản lý này. Nhưng đồng thời sinh viên có quyền yêu cầu hệ thống
cho xem các thông tin về bộ môn, về giảng viên hướng dẫn thực tập, về
lớp và bảng điểm tsau quá tình thực tập.
+ Giảng viên hướng dẫn thực tập: cung cấp tất cả các thông tin để nhập và
lưu lại trong hệ thống. Còn hệ thống yêu cầu giảng viên cung cấp thông tin
về nhóm thực tập và đăng nhập trước khi sử dụng hệ thống.
+ Cán bộ quản sinh: yêu cầu hệ thống lập báo cáo và in bảng điểm thực

tập. Còn hệ thống sẽ yêu cầu cán bộ quản sinh báo cáo thông tin thực tập
và săng nhập trước khi sử dụng hệ thống.

19


Thông tin về GVHDTT
Yêu cầu đăng nhập

Giảng viên
hướng dẫn TT

Thông tin về nhóm
Thực tập

Thông tin về bộ môn
Thông tin sinh viên

Sinh viên

Bảng điểm
kết quả thực tập

Yêu cầu lập báo cáo
Báo cáo thông tin thực tập

Quản lý
Sinh viên
Thực tập


Yêu cầu in bảng
điểm thực tập

Cán bộ
quản sinh

Thông tin về lớp học
Yêu cầu đăng nhập trước
Thông tin về GVHDTT

khi sử dụng HT

Hình 3.2: Biểu đồ mức bối cảnh quản lý sinh viên thực tập

20


II. Phân tích thiết kế hệ thống về mặt dữ liệu
1. Các thực thể có trong hệ thống
-

Sinh viên thực tập (SinhVien)

-

Giảng viên hướng dẫn thực tập (GiangVienHDTT)

-

Bảng điểm thực tập (BangDiemTT)


-

Nhóm thực tập (NhomTT)

-

Lớp (Lop)

-

Khóa học (Khoa)

-

Bộ môn (BoMon)

-

Đăng nhập hệ thống (DangNhap)

2. Thuộc tính cụ thể của các thực thể và chuẩn hóa chúng
-

Sinh viên (Mã sinh viên, tên sinh viên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, điện

thoại, giới tính, email, mã lớp, mã nhóm)
-

Giảng viên hướng dẫn thực tập (mã giảng viên, tên giảng viên, giới tính


giảng viên, ngày sinh giảng viên, số điện thoại, email, địa chỉ, mã bộ môn)
-

Bảng điểm thực tập (Mã sinh viên, điểm thực tập, thực tập, lần thực

tập, thời gian thực tập, ghi chú)
-

Nhóm thực tập (Mã nhóm, đề tài thực tập, lịch thực tập, mã giảng viên)

-

Lớp (Mã lớp, tên lớp, sĩ số, mã khoa)

-

Khóa học (Mã khóa học, tên khóa học)

-

Bộ môn (Mã bộ môn, tên bộ môn)

-

Đăng nhập hệ thống (UserName, Password)

(Các thuộc tính được chọn làm khóa chính là các thuộc tính được gạch chân
ở từng thực thể trên)


21


3. Thiết kế mô hình thực thể liên kết

Hình 3.3: Mô hình thực thể liên kết
4. Thiết kế chi tiết cơ sở dữ liệu
Sinh viên

Hình 3.4: Bảng chuẩn hóa thực thể sinh viên

22


Giảng viên hướng dẫn thực tập

Hình 3.5: Bảng chuẩn hóa thực thể giảng viên HDTT
Bảng điểm thực tập

Hình 3.6: Bảng chuẩn hóa thực thể bảng điểm thực tập
Nhóm thực tập

Hình 3.7: Bảng chuẩn hóa thực thể nhóm thực tập
Lớp

Hình 3.8: Bảng chuẩn hóa thực thể lớp

23



Khóa học

Hình 3.9: Bảng chuẩn hóa thực thể khóa học
Bôn môn

Hình 3.10: Bảng chuẩn hóa thực thể bôn môn
Đăng nhập

Hình 3.11: Bảng chuẩn hóa thực thể đăng nhập

24


CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH

.4.
I. Form giao diện chính của hệ thống- frmMain
1. Quá trình thiết kế và thiết lập các thuộc tính của frmMain:

Hình 4.1: Form giao diện chính của chương trình

- Vào Add New Item -> Windows Form để tạo ra một form mới.Dùng
chuột để điều chỉnh kích thước của form tùy theo người thiết kế hệ
thống.
25


×