Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện việc chuẩn hóa trong xử lý tài liệu tại các thư viện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.75 MB, 194 trang )

B ộ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO

B ộ VẢN HOÁ,THẾ THAO VÀ D ư LỊCH

TR Ư Ờ N G ĐẠI HỌC VẢN H O Á HÀ NỘI

VŨ DƯƠNG THÚY NGÀ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN VIỆC CHUẨN HÓA
TRONG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIÊN VIÊT NAM

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ KHOA HỌC THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2012


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ VĂN HOÁ.THẺ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VẮN HOÁ HÀ NỘI

v ủ DƯƠNG THÚY NGÀ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN VIỆC CHUẨN HÓA
TRONG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
M â số: 62 32 20 01

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ KHOA HỌC THƯ VIỆN



Ngưỉrí hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS, Trần Thị Minh Nguyệt
2. TS. Nguyễn Thu Thảo

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiêncứu củariêng tôi. Các kết quả

n^iên cứu là hoàn toàn trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng những tài liệu tham khảođược tríchdẫn trong luận
án đều được xác định rõ nguồn gốc.

Hà Nội tháng 3 năm 2012
Tác giả luận ớn

Vũ Dương Thúy Ngà


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắctới PGS. TS Trần Thị Minh Nguyệt và TS. Nguyễn Thu Thảo, những người đã
tậntình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như đánh giá phân
tícl, kết quả và hoàn thành luận án.


Tôi cũng xin bày tỏ sự biết cm tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa
Thi viện - Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Vụ Thư viện Bộ Văn hóa,
The thao và Du lịch đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình
nghên cứu và thực hiện luận án.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn tới các thư viện trong cả nước đã cung cấp tài
liệuvà thông tin giúp tôi hoàn thành luận án này.

Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm OTI sự quan tâm, động viên chân
thàih và sự giúp đỡ quý báu bàng nhiều hình thức của gia đình và bạn bè đã dành
chotôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án khoa học này.

Hà Nội, tháng 3 năm 20 ỉ 2
Tác giả luận án

Vũ Dương Thúy Ngà


tỉl

BẢNG CHỮ VIÉT TẤT

I.Tiếng Việí
C-ÍTT

Công nghệ thông tin

c ;d l


Cơ sở dữ liệu

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

T'QGVN

Thư viện Quổc gia Việt Nam

rK H C N

Thông tin Khoa học Công nghệ

rK H X H

Thông tin Khoa học Xã hội

riT K H C N Q G

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quổc gia

TTTTLKHCNQG

Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ
Quốc gia

T^^KHTHTPHCM

Thư viện Khoa học Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh


T^KHCNQG

Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

T^^KHKTTƯ

Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương

T^^KHXH

Thư viện Khoa học Xã hội

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

//. Tiếng nước ngoài
AaCR

Anglo - American Caíaloging Rules
Quy tắc Biên mục Anh - Mỳ

AIA

American Library Association
Hội Thư viện Hoa Kỳ

BBK


Bibliotechno-Bibỉiograficheskaija Klassifikacija
Khung Phân loại Thư viện - Thư mục

CP

Cataloging in Publication
Biên mục trong ấn phẩm


IV

D3C

Dewey Decimal Classification
Khung Phân loại Thập phân Dewey

F\ST

Paceíed Application of Subịect Terminology
Chuẩn Áp dụng Kếl hợp Thuật ngừ Chủ đề theo Phương
diện

FD

Pédération Internationale de Documentation
Liên đoàn Tư liệu Quốc tế

IFLA

International Pederation of Library Associations and

Institutions
Liên đoàn các Hiệp hội và Cơ quan Thư viện Quốc tế

mD

International Standard Bibliographic Description
Chuẩn Mô tả Thư mục Quốc tế

ISN

International Standard Book Number
Mã số theo Tiêu chuẩn Quốc tế cho Sách

ISO

International Oiganizatioii for Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế/Tiêu chuẩn Quốc tế

ISSN

International Standard Serial Number
Mã số theo Tiêu chuẩn Quốc tế cho Xuất bản phẩm
Định kỳ

LCSH

Library o f Congress Subject Headings
Bảng Tiêu đề Chủ đề của Thư viện Quốc hội

M \RC


Machine Reađable Cataloging
Khổ mẫu Biên mục Đọc máy

M-SH

Medicaỉ Subject Headings
Bảng Tiêu đề Chủ đề Y học

NSO

National Iníoưnation Standard Organization
Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia Hoa Kỳ

OÍAC

Online Public Access Catalogue.
Mục lục Truy cập Công cộng Trực tuyến

RaMEAƯ

Répertoire d ’Autoriié-Matière Encyclopédique et
Alphabétique Uniíié


Danh mục Tiêu đề Chù đề Bách khoa theo v ầ n Chữ cái
RDA

Resource Description and Access
Truy cập và Mô tả Tài nguyên


UBC

ưniversaỉ Bibliographic Control
Chương trình Kiểm soát Thư mục Toàn cầu

ƯDC

Universal Decimal Classification
Bảng Phân loại Thập phân Bách khoa

UNESCO

United Nations Educational Scientific Cultural
Organization
Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc

ƯMMARC

ưniversal Machine Readable Cataloging
Khổ mẫu Biên mục Đọc máy Quốc tế

ƯT

UNESCO Thesaurus
Từ điển Từ chuẩn của UNESCO


vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Trang
i

Lời cảm ơn

ii

Bảng chữ viểt tắt

iii

Mục lục
Danh mục các bảng biểu
CHƯƠNG 1. NHŨNG VÀN ĐỀ CHUNG VỀ CHUÁN HOÁ

15

TRONG XỬ LÝ TÀI LIỆU
1. ỉ Cơ sở ỉý luận của chuẩn hoá trong xử lý tài liệu

15

1.1.1 Khái niệm chuẩn hoá trong xử lý tài liệu

15

1.1.2 Nội dung của chuẩn hoá trong xử lý tài liệu


20

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn hoá trong xử lý tài liệu

22

1.2 Vai trò của chuẩn hoá trong xử lý tài liệu đối với hoạt động thư viện

24

1.2.1 Vai trò của xử iý tài íiệu trong hoạt động thư viện

24

1.2.2 Vai trò của chuẩn hoá trong xử lý tài liệu

25

1.3 Khái quát về việc thực hiện chuẩn hoá trong xử lý tài liệu trên thế giới

26

1.3.1 Sự hình thành các công cụ và chuẩn nghiệp vụ trong xử !ý tài liệu

27

1.3.2 Sự hình thành các tiêu chuẩn quốc tế về xử lý tài liệu

33


1.3.3 Tình hình chuẩn hoá trong xử lý tài liệu của nước ngoài

37

Tiểu kết chương ỉ

42

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUẨN HOÁ TRONG x ử LÝ TÀI LIỆU TẠI 43
CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm hoạt động thư viện và công tác xử lý tài liệu ở Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm hoạt động thư viện

43
43

2. l .2 Đặc điểm công tác xử lý tài liệu tại các thưviện ở Việt Nam
2.2 Sự hình thành các chuẩn nghiệp vụ và tiêuchuẩn Việt Nam
2.2.1 Văn bản chi đạo

59
60

2.2.1 Các chuẩn nghiệp vụ
2.2.2 Các tiêu chuẩn Việt Nam

69

2.3 Thực trạng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ và tiêu chuẩn Việt Nam trong 74



vii

xử lý tài liệu
2.3.1 Thực trạng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài íiệu

74

2.3.2 Thực trạng áp dụng các TCVN về xử lý tài liệu

86

2.3.3 Thực trạng kết quả xử lý tài liệu tại các thư viện

93

2.4 Đánh giá thực trạng chuẩn hóa trong công tác xử lý

tàiliệu tại các thư

103

viện Việt Nam
2.4.1 Kết quả đạt được

103

2.4.2 Hạn chế


106

2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chuẩn hóa

^^ ^

Tiểu kết chương 2

116

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHUẨN HOÁ

1ì 8

TRONG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3.1 Các giải pháp đảm bảo chuẩn hóa trong xử !ý tài liệu

118

3.1.1 Tăng cường vai trò của quản lý nhà nước

118

3.1.2 Hoàn thiện chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu

121

3.1.3 Tăng cường xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn iiên quan đếnxử lý

124


tài liệu
3.1.4 Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng

!26

3.1.5 Hoàn thiện biên mục trong ấn phẩm và biên mục tập trung

127

3.2 Đề xuất về mô hình thực hiện chuẩn hóa trong xử lý tài liệu tạicác thư

128

^'iện Việt Nam
3.2.1 Mô hình biên mục tập trung

128

3.2.2 Mô hình trung tâm biên mục tập trung

132

3.2.3 Đề xuất về việc tổ chức thực hiện

136

nểu kết chương 3

140


cết luận

142

rài liệu tham khảo

144

>hự lục

158


IX

2.16

Chât lượng biên mục mô tả và biên mục đọc máy tại các thư
viện

2.17

Chất lượng phân loại tài liệu tại các thư viện

2.18

Chât ỉượng định chủ đê tài liệu tại các thư viện

2.19


Chất lượng định từ khóa tài liệu tại các thư viện

2.20

Chât lượng tóm tăt tài liệu tại các thư viện Việt Nam

95

QO

102

Đồ thị
2.1

Phương thức xử !ý tài liệu tại các thư viện Việt Nam

2.2

Các hình thức xử lý tài liệu được áp dụng tại các thư viện
Việt Nam

2.3

Quy tắc mô tà tài liệu được áp dụng tại các thư viện Việt Nam

2.4

Các khung phân loại được áp dụng tại các thư viện Việt Nam


2.5

Công cụ và phương thức định chủ đê được áp dụng tại các thư
viện Việt Nam

2.6

Công cụ và phucng thức định từ khóa tài liệu được áp dụng
tại các thư viện Việt Nam

2.7

Phương pháp tóm tăt/chú giải tài liệu được áp dụng tại các

2.8

thư viện Việt Nam
Khổ mẫu biên mục đọc máy được áp dụng tại các thư viện
Việt Nam

2.9

Tình hình áp dụng TCVN vê xử lý tài liệu tại các thư viện
công cộng

2.10

Tình hình áp dụng TCVN vê xử lý tài liệu tại các thư viện
đại học


2.11

Tình hình áp dụng TCVN vê xử lý tài ỉiệu tại các thư viện
trường phổ thông

2.12

Tình hình áp dụng TCVN về xử lý tài liệu tại các thư viện đa

_

_

,

80

83
or

86
00

89

90
09

ngành/ íhư viện viện nghiên cứu

2.13

Tình hình áp dụng TCVN vê xử lý tài liệu tại các thư viện
ở Việt Nam

93


2.14

Chât lượng biên mục mô tả và biên mục đọc máy tại các thư viện

2.15

Chất lượng phân loại tài liệu tại các thư viện

2.16

Chât lượng định chủ đê tài liệu tại các thư viện

2.17

Chất lượng định từ khóa tài liệu tại các thư viện

2.18

Chất lượng tóm tắt tài iiệu tại các thư viện Việt Nam

95


99
^

Hình
3.1

Mô hình biên mục tập trung

3.2

Sơ đô Cơ câu tô chức Trung tâm Biên mục tập trung

3.3

Mô hình giao diện Trung tâm Biên mục Tập trung

^^ ^
134


viii

DANH MỤC BẢNG BIẺƯ
Nội dung
Bảng
2.1

Phương thức xử lý tài liệu tại các thư viện Việt Nam

2.2


Nguồn gốc các khung phân loại đang được sử dụng ở Việt
Nam

2.3

Tình trạng cập nhật của các công cụ xử lý tài liệu ở Việt Nam

2.4

Các hình thức xử lý tài liệu được áp đụng tại các thư viện Việt
Nam

2.5

Quy tắc mô tả tài liệu được áp dụng tại

2.6

Nam
Các khung phân loại được áp dụng tại các thư viện Việt Nam

các thư viện Việt
80
01

2.7

Công cụ và phương thức định chủ đê được áp dụng tại các
thư viện Việt Nam


2.8

Công cụ và phương thức định từ khóa tài
tại các thư viện Việt Nam

2.9

Phương pháp tóm tăt/chú giải tài liệu được áp dụng tại các

2.10

thư viện Việt Nam
Khổ mẫu biên mục đọc máy được áp dụng tại các thư viện
Việt Nam

liệu được áp dụng
84

86

2.11

Tình hình áp đụng TCVN về xử lý tài liệu tại các thư viện
công cộng

87

2.12


Tình hình áp dụng TCVN về xử lý tài liệu tại các thư viện đại
học

88
89

2.13

Tình hình áp dụng TCVN về xử lý tài liệu tại các thư viện
trưòng phổ thông

2.14

Tình hình áp dụng TCVN về xử lý tài liệu tại các thư viện đa
ngành/ thư viện viện nghiên cứu

2.15

Tình hình áp dụng TCVN về xử lý tài liệu tại các thư viện ở
Việt Nam

90

91

92


MỞ ĐẦU
I. Lỷ do chọn đề tài

Chuẩn hoá đã và đang trờ thành một yêu cầu khách quan của bất cứ ngành nghề và
hoạt động nào trong xã hội. Để có thể phục vụ cho người dùng tin một cách có hiệu
quả và chất lượng, các thư viện không thể không tiến hành chuẩn hoá hoạt động thư
viện.
Trong quá trình phát triển, các thư viện trên thế giới và Việt Nam đã không ngừng
quan tâm đến việc chuẩn hoá. Trong các nội dung hoạt động thư viện cần chuẩn hoá,
chuẩn hoá công tác xử lý tài liệu là một nội dung quan trọng. Công nghệ thông tin đã
có những bước phát triển mạnh mẽ và được áp dụng ngày một rộng rãi trong các thư
viện, làm thay đổi tính chất hoạt động của thư viện, làm cho khái niệm thư viện đã
được mở rộng, nhiều thư viện điện từ đã được xây dựng, Mặc dù có sự thay đổi,
nhưng cho đến nay định nghĩa của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên
hợp quổc (UNESCO) vần được đánh giá là định nghĩa nêu được đầy đủ bản chất của
thư viện: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, ỉà bất cử bộ smi tập có íồ
chức nào của sách, xuất bản phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đỗ hoạ, nghe
nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tồ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó
nhằm mục đích thông tín, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giàỉ tri”. Để tạo lập
nên bộ sưu tập có tổ chức, công việc bất cứ thư viện nào cũng phải thực hiện là xử lý
tài liệu. Chuẩn hóa trong xử lý tài liệu sẽ tạo ra các dữ liệu chuẩn, yếu tố quan trọng
để thiết lập nên bộ máy tra cứu và các sản phẩm thông tin thư mục, giúp cho việc liếp
cận, tra cứu và sử dụng tài ỉiệu, thông tin trong thư viện được dễ dàng, thuận lợi.
Gần đây, một số tiêu chuẩn Việt Nam về lĩnh vực thư viện đã được ban hành và
một sổ chuẩn nghiệp vụ mới đã hình thành. Trên phương diện quản lý Nhà nước, ngày
07 tháng 5 năm 2007, Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã có công văn số
1597/ BVHTT về việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong các thư viện Việt Nam khuyến
cáo các thư viện Việt Nam triển khai áp dụng AACR 2, DDC, MARC 21 như là các
chuẩn nghiệp vụ trong biên mục và xử !ý tài liệu kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2007
[11]. Yêu cầu chuẩn hóa càng trở nên cấp bách hơn sau sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ


chức Thương mại Thế giới (WTO). Để hướng tới việc hội nhập và đẩy mạnh chia sẻ

trao đổi thông tin, các thư viện không thể không thực hiện chuẩn hoá các khâu cônị
tác liên quan đến xử lý tài liệu. Mặc dù nhận thức được điều đó, nhưng không phả
thư viện nào cũng dành sự quan tâm thoả đáng cho vấn đề này. Việc xử lý tài liệi
trong các thư viện Việt Nam hiện nay còn mang tính cục bộ và thiếu thống nhất.
Trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra được các nguyên nhân đã dẫr
đến sự thiếu khoa học và chuẩn xác trong xử lý tài liệu để từ đó đưa ra được giải pháp
nhằm chuẩn hoá trong công tác xừ lý tài liệu tại các thư viện là một việc làm cấp bách
và có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ có ý nghĩa to lớn trong hoại
động thực tiền của ngành thư viện, mà còn góp phần định hướng trong việc xây dựng
chính sách và chiến lược phát triển nghề thư viện, đồng thời góp phần thúc đẩy sụ
nghiệp thư viện Việt Nam có thể phát triển ổn định và bền vững, có khả năng hội
nhập với khu vực và quốc tế.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xử lý tài liệu là một khâu xử lý kỹ thuật then chốt trong thư viện. Trong một thời
gian dài, xử lý tài liệu được coi là một trong những nội dung cốt lõi của thư viện học,
vì thế đã có một số công trình nghiên cứu ỉiên quan đến xử lý tài íiệu trên cả hai
phương diện lý luận và thực hành. Chuẩn hoá trong xử lý tài liệu là một vấn đề được
cộng đồng thư viện trên thế giới quan tâm và đặt trong nội dung chuẩn hoá hoạt động
thông tin tư liệu. Việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chuẩn về xử lý tài liệu
đã được tiến hành với việc thiết lập các tiêu chuẩn, chuẩn nghiệp vụ tại các tổ chức
tiêu chuẩn hoá quốc tế, tổ chức nghề nghiệp quốc tế, và các hội nghề nghiệp các cơ
quan tiêu chuẩn hoá của các quốc gia.
ở nước ngoài, xử lý tái liệu được đặt trong nội dung công việc tổ chức thông tin,
tổ chức tri thức, trước đây thường được gọi là phân loại biên mục. Việc chuẩn hoá
trong xử lý tài liệu được tiến hành gắn với các công cụ chuẩn, chẳng hạn như Quy tắc
Biên mục Anh-Mỹ (AACR2), Tiêu chuẩn Mô tả Thư mục Quốc tế (ISBD), Khung
Phân loại Thập phân Dewey (DDC), Khung Phân loại cùa Thư viện Quốc hội (LCC),
Bảng Tiêu đề Chủ đề của Thư viện Quốc hội (LCSH), Bảng Tiêu đề Chủ đề Sears,



Bảig RAMEAU, MARC 21, Từ điển từ chuẩn của UNESCO (UT)...và được thực
hiệi theo các quy trình chuẩn mà tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các hội nghề
ngliệp đã đặt ra [146], [146], [148].
Trên thực tế, đã có một số tài liệu viết về chuẩn hóa, tiêu chuẩn hoạt động thư viện
nói chung và trong từng khâu xử lý cụ thể với các công cụ, các tiêu chuẩn tương ứng.
Karen Coyle (2005) đã giới thiệu khái quát về các tiêu chuẩn thư viện và các tiêu
chiẩn phi thư viện được xây dựng và áp đụng trong thư viện ở Hoa Kỳ trong bài “Thư
việi và Tiêu chuẩn” {Lỉbrarỉes and Standards). Bài viết đã phân tích vai trò của Hội
Thr viện Hoa Kỳ (ALA) và Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia (NISO) Hoa Kỳ
troig việc tạo ra và phát triển các tiêu chuẩn thư viện ở Hoa Kỳ và những vấn đề đặt
ra à: có những tiêu chuẩn trưởng thành trong môi trường thư viện mà không nằm
troig phạm vi hoạt động tiêu chuẩn của NI so, việc xây dựng tiêu chuẩn của NĨSO
luôi chậm chạp và không bát kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ
thôig tin hiện nay [84]...
Với bài “Chuẩn hóa ỉà một thành tố frong chuyển giao thông tin” {Standardisation
as i /actor in ỉnformation transfer), E.J. Prench (1981) đẫ cung cấp các chỉ dẫn tóm
lượ: tới các nguồn thông tin về các tiêu chuẩn các quy định kỳ thuật và các vẩn đề
liêr quan cũng như chỉ ra vai trò quan trọng của các tiêu chuẩn trong việc hỗ trợ các
cán bộ thông tin trong việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất có thể tới người sử dụng.
Trơig bài có đề cập một chút đến chuẩn hóa trong xử lý thông tin, một yếu tố giúp
chcviệc chuyển giao thông tin đến người sử dụng có hiệu quà [86]. Otto Lohmann
troig bài “Những nỗ lực chuẩn hóa trên quy mô quốc tế trong lĩnh vực thu viện”
{Efprts fo r ỉnternationaỉ Standardizatỉon in Lỉbraries) đã phản ánh sự hợp tác mật
thiá của Liên đoàn các Hiệp hội Thư viện Quốc tế (1FLA) với Tổ chức tiêu chuẩn hóa
q u ấ tế (ISO) và Liên đoàn Tư liệu Quốc tế (FID) trong việc đẩy mạnh hoạt động
chiần hóa trong lĩnh vực thư viện trên quy mô quốc tế tính đến năm 1971 [140], D.
Johi và JR. Byrum đã góp phần khái quát về sự ra đời và phát triển của các ISBD
qua bài viết “Sự ra đời và tái sinh của ISBD: Quy trình và thủ tục Tạo và Sửa đổi Tiêu



chuẩn Mô tả Thư mục Quốc tế” {The Birth and Re-bừth o f the ĨSBDs; Process and
Procedures fo r Creating and Revising the International Standard Biblỉographic
Descrỉptions). Tác giả cho rảng sự hoàn thiện của ISBD là thể hiện sự nỗ lực thành
công nhất của IFLA trong việc thúc đẩy chuẩn hóa trong công tác biên mục [137]...
Jurgen Krause (2003) trong bài tham luận “Chuẩn hoá, sự không đồng nhất và chất
lượng của việc phân tích nội đung: Mâu thuẫn chính yếu của các thư viện sổ và giải
pháp” {Standardization, heterogeneity and the qualỉty o f content analysis: a key
conỷlỉct o f digitaỉ ỉibmrỉes and its solution) trình bày tại Đại hội Thông tin và Thư
viện thế giới IFLA 69 ở Berlin (Đức), đã phân tích ảnh hưởng của sự phát triển về
mặt công nghệ, những nhu cẩu mới mẻ của người dùng tin đối với những thay đổi
mang tính hệ quả trong việc định hình việc xử lý thông tin. Tham luận đã khẳng định
vai trò cúa chuẩn hóa trong việc xử lý nội dung tài liệu đảm bảo cho thư viện giữ vai
trò một cơ quan cung cấp thông tin đa tiêu điểm trong môi trường web [138].
Trong bài “Bắt đầu và tiến bộ của biên mục trong xuất bản ở Trung Q uốc” {The
Commencemení and Advancement o f Chỉna's Cataỉoging in Pubỉỉcaiỉon), Hao
Zhiping (1996) giới thiệu về lịch sử Biên mục trong xuất bản phẩm ở Trung Quốc với
ba giai đoạn; ý tưởng, chuẩn bị với việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia
và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia này trong công tác Biên mục trong xuất bản phẩm
[90].
Các nghiên cửu trên giúp cho người nghiên cứu nắm bát được các thông tin về tình
hình và các biện pháp chuẩn hóa trong xử lý tài liệu được thực hiện tại nước ngoài.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ờ việc nêu vấn đề hoặc phản ánh
thực trạng hoặc hướng dẫn việc áp dụng một chuẩn nghiệp vụ cụ thể mà chưa nghiên
cứu tổng hợp về vấn đề, các phương diện liên quan đến chuẩn hoá trong xử lý tài liệu.
ờ Việt Nam, một số cuộc hội thảo về chuẩn hóa hoạt động thư viện đã được tổ
chức. Năm 2001, với sự tài trợ của Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương {Atlantic
Phỉlanthropies Fom dơíìon), Viện Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMỈĨ)
đã tổ chức cuộc hội thảo “Hệ thống và tiêu chuẩn cho Việt N am ”. Tại cuộc hội thảo



này, nhiều ý kiến về chuẩn hoá hoạt động thư viện đã được đưa ra. Một số chuyên gia
Hoa Kỳ và Việt kiều đã khuyến cáo các thư viện Việt Nam nên áp dụng chuẩn nghiệp
vụ cùa nước ngoài như: AACR2, MARC21, DDC để thực hiện việc chuẩn hoá.[22]
Sau đó, năm 2003, TTTTKHCNQG đã tổ chức cuộc hội thảo ‘T ăng cường công tác
tiêu chuẩn hoá trong hoạt động thông tin-tư liệu”, tại đó, nhiều tham luận đã đề cập
đến những vấn đề chung và thực tiễn công tác tiêu chuẩn hoá tại một $ố thư viện vả
cơ quan thông tin cụ thể [34]. Tuy nhiên, vấn đề chuẩn hoá xử lý tài liệu chưa được
nêu ra và thảo luận thoả đáng. Năm 2009, tại cuộc Hội thảo “Công tác xây dựng và áp
dụng chuẩn nghiệp vụ và tiêu chuẩn tại các thư viện ở Việt Nam” trong khuôn khổ Đề
tài nghiên cửu khoa học ‘"Tăng cường việc chuẩn hóa trong hoạt động thư viện ờ Việt
Nam”, chuẩn hóa đã được nhìn nhận trên nhiều góc độ: xây dựng, ban hành và thực
thi các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn và chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động thu viện.
Trong hội thảo có một số tham luận đề cập đến chuẩn hóa trong xử lý tài liệu trong
môi trường thư viện truyền thống và hiện đại [16].
Tiếp đó, có một số hội thảo được tổ chức gắn liền với các việc áp dụng và triển
khai các chuẩn nghiệp vụ trong xử !ý tài iiệu, cụ thể như: Hội thảo “ MARC 21 ” tổ
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Năm 2007, Liên hiệp Thư viện Khu vực
miền Đông và cực Nam Trung bộ đã tổ chức hội thảo "ứ n g đụng chuẩn nghiệp vụ
thư viện ” tại Thư viện Tỉnh Bình Dương với sự tham gia của 8 thư viện tỉnh trong
khu vực. Thư viện các tình đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm khi áp dụng các chuẩn
nghiệp vụ thư viện như: khung phần loại DDC; biên mục theo khổ mẫu MARC21,
AACR2; sự chuyển đổi Khung Phân loại Thập phân Dewey [72]. Năm 2001, Trung
tâm TTTLKHCNQG đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng khổ mẫu MARC Việt Nam”. Tại
hội thảo này các thư viện Việt Nam đã đi đến thống nhất áp dụng khổ mẫu MARC21
để xây dựng MARC Việt Nam. Năm 2008, Liên Chi hội Thư viện Đại học Phía Nam
tổ chức Hội thảo “Thống nhất công việc Định chủ đề & Biên soạn Khung Tiêu đề đề
mục” do tại Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nang. Năm 2009, TVQGVN
tổ chức Hội thảo “ Sơ kết 3 năm áp dụng khung phân loại DDC trong ngành thư viện



Việt Nam”. Việc xuất hiện chuẩn biên mục mới RDA cũng đã được ngành thư viện
Việt Nam quan tâm. Thảng 2 năm 2011, TVQGVN đã tổ chức tọa đàm “Mô tả và truy
cập tài nguyên (RDA) và khà năng áp dụng tại Việt Nam” ...
v ề đề tài nghiên cứu, có hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ nghiên cứu về
chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin-thư viện. Phan Huy Quế (2003) cùng cộng sự đã
thực hiện đề tài ‘*Nghiên cứu áp dụng các chuẩn lưu trữ và trao đổi thông tin trong hệ
thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia”. Đề tài này đâ tập trung vào việc
nghiên cứu hiện trạng hoạt động tiêu chuẩn hoá trong hệ thống thồng tin Khoa học
Công nghệ Quốc gia nhàm đưa ra một số kiến nghị đối với việc xây dựng tiêu chuẩn
Việt Nam, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của nước ngoài về xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin [40]. Tiếp đó, Vũ Dưong Thúy Ngà (tác giả luận án) cùng cộng
sự đã thực hiện đề tài ‘T ăng cường việc chuẩn hóa trong hoạt động thư viện ở Việt
Nam ”. Đề tài này đã tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá ihực trạng chuẩn hóa
với việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ và hoạt động tiêu chuẩn hoá trong các thư viện
Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp cụ thể để có thể đảm bảo và tăng cưòng sự
chuẩn hoá trong hoạt động thư viện Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
của hoạt động này. Trong các nội dung liên quan đến chuẩn hóa hoạt động thư viện
có đề cập một phần đến chuẩn hóa trong xử lý tài liệu,
Bên cạnh đó, vấn đề chuẩn hoá trong hoạt động thư viện nói chung và chuẩn hóa
trong xử íý tài liệu còn được đề cập trong một số bài nghiên cứu. v ề chuẩn hóa hoạt
động thư viện nói chung đã có một số bài nghiên cứu. Có thể kể đến các bài viết của
tác giả Phan Huy Quế, như: “Hoạt động Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư
liệu”, “Chiến lược nào cho công tác chuẩn hoá trong hoạt động thông từi tư liệu”, “Hoạt
động Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tín tư liệu”, “Bộ Tiêu chuẩn ISO và vấn đề
áp dụng trong các tổ chức thông tin tư liệu”, “Tiếp cận hoạt động tiêu chuẩn hóa trong
lĩnh vực tíiông tin và tư liệu theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ ửiuật”... Những bài viết
này đã phân tích, nêu lên thực trạng và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh chuẩn hóa trong hoạt
động ữiông tin-tư liệu trong đó có thư viện [35], [38], [39], [41 ].



v ề những vấn đề chung liên quan đến chuấn hỏa trong xử lý tài liệu, v o Dương
Tiúv Ngà đã có mộl sổ nghiên cứu dăng trona các lạp chí Kđn hóa Nghệ thuật, Thư
viìn Việí Nam, Thông tin và Tư ỉiệu, và Nghiên cứu văn hóa . Bài "Xử lý tài liệu trong
cổc ihư viện: một số vấn đề dặl ra" đã nêu lên một số đặc điểm trons thực trạng cône
tá: xử Iv lài liệu ở Việt Nam hiộii nay: lính cục bộ, đơn lẻ về phương íhức xử lý. sự
thiểu chuẩn hoá do các cóng cụ xử lý còn thiếu và chưa hoàn thiện, biên mục tập
trung của Thư viện Quốc eia Việt Nam còn chưa phát huy tác dụng. Bài “Quan niệm
chuẩn hóa trona xử lý tài liệu và những biện pháp đảm bảí) chuấn hóa trong xử lý tài liệu ở
v.ệl Nam hiện nay” đã đưa ra quan niệm về chuẩn hóa trong xử lý lài liệu, nêu những bất
cập và đề xuất các giăi pháp cần thực hiện để đẩy mạnh chuẩn hóa trons xử iý tài liệu tại
các ứiư viện Việt Nam. Bài ''Đế hướng tới sự chuẩn hoá trong công tác xử lý tài liệu và
biên mục trong các thư viện ở Việt Nam” đã phân tích và nêu ra một sổ vấn đề cần
quan tâm Irong việc triẻn khai các chuấn nghiệp vụ trong biên mục và xử lý tài liệu ớ
Việi Nam. Bài “Chuẩn nghiệp vụ trona xử iý lài liệu ở Việt Nam; Thực trạng và giải
pháp” đã phản ánh thực trạng việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ như quy tắc bièn
mục, khung phân loại, bộ tiêu đề chủ đề, bộ từ khóa trong xử lý tài liệu tại Việt Nam
thu(c các loại hình thư viện khác nhau và đưa ra một số giải pháp tăng cường chuẩn
hóa trong xử lý tài liệu đối với các thư viện lại Việt Nam. Bài 'T iêu chuẩn Việt Nam
về xử lý tài liệu” đã đề cập (ới các tiêu chuẩn Việt Nam về xử lý tài liệu và nêu ra một
số giải pháp đẩy mạnh công tác liêu chuẩn hoá trong công tác xử lý lài liệu. Bài
“Tlực trạng việc áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam về biên mục và xử lý tài liộu
trorg các thư viện Việt Nam“ dã nêu thực trạng việc áp dụng các Tiêu chuẩn Viộl
Nan tại các loại hình thư viện và đưa ra các kiến na,hỊ để tăng cường công tác tiêu
chuìn hóa Irorm xử lý lài liệu ỡ Việt Nam.
Dể hướng tới chuẩn hóa trong biên mục và xử lý tài liệu điện tử, Vũ Dương Thúy
Ngí đã giới thiệu một số chuẩn nghiệp vụ cần áp dụníỉ như Chuẩn mô tả và truy cập
tài Iguyẽn (RDA), chuẩn áp dụng phươna diện kết hợp thuật ngừ (FAST), Dublin
Con và các tiêu chuẩn kèm theo (Chuẩn từ vựng mô là tài liệu, ISO 8601-2004 cho



mô tả yếu tố Ngày và ISO 639-2 mô tả yếu tố Ngôn ngữ) trong bài “Chuẩn nghiệp vụ
trong xử lý và biên mục tài liệu điện tử” .
Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu liên quan đến việc áp đụng các chuẩn
nghiệp vụ cụ thể trong xử lý tài liệu trong các thư viện và những vấn đề đặt ra, bao
gồm những quy định trong biên mục mô tả, biên mục theo MARC 2 1, phân ỉoại theo
DDC, định chủ đề...
Bài “Qui tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam” của Vũ
Văn Sơn đã nêu rõ những đặc điểm chủ yếu và tình hình sử dụng AACR2 tại Hoa Kỳ
và một số nước khác. So sánh một số qui định chủ yếu trong AACR2 với thực tiễn
biên mục ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số ý kiến nghiên cửu sử dụng AACR2
trong cơ quan thư viện và thông tin Việt Nam [45].
Nguyễn Văn Hành trong bài “Vấn đề chuẩn hóa cách trình bày tiêu đề mô tả/điểm
truy nhập tên người Việt Nam trong cơ sở dữ ỉiệu” đã nêu lên sự cần thiết và một số
đề xuất về việc mô tả tên người Việt Nam với tư cách ỉà tiêu đề mô tả trong biên mục
đọc máy để xây dựng các CSDL [2!].
v ề việc áp đụng M ARC 2 Ỉ, Nguyễn Thị Xuân Bình có bài “Áp dụng M ARC 2 ì ở

một số cơ quan thông tin, thư viện tại Hà Nội” đã phân tích bối cảnh tin học hoá tại
các cơ quan thông tin và thư viện lóna ở Hà Nội trước khi áp dụng MARC21. Tác giả
đưa ra luận chứng, đề xuất về lộ trình và nêu những thuận lợi, khó khăn, yêu cầu khi
triển khai áp dụng biên mục MARC21 [4].
Nguyễn Thị Thanh Vân đã có bài “Thực trạng ứng đụng MARC 21 tại TVQGVN”
đã phản ánh những khó Idiăn và thuận lợi trong việc biên mục theo MARC 21 với
phần mềm ILIB tại TVQGVN kể từ năm 2003 [73]. Trong đó, những khó khăn đã
được tác giả phân tích bao gồm: vấn đề tiêu đề mô tả hình thức, sự phân biệt chưa rõ
ràng trong mô tả giữ hai trường: 260 và 502, mã tên nước và mã ngôn ngữ trong phục
lục MARC 21 rút gọn và chuẩn của MARC 21 không giống nhau...
Bên cạnh các nghiên cửu về thực trạng áp dụng MARC 21, Nguyễn Đức Bình có
nghiên cứu đã tìm hiểu sâu về khổ mẫu vốn tài liệu lưu giữ trong quản lý báo tạp chí
và những điểm lưu ý khi sử dụng khổ mẫu này nhằm chuẩn hóa dữ liệu khi triển khai



biên mục theo MARC 21 trong ứng dụng quản lý báo, tạp chí tự động với việc sử
dụng các phần mềm thư viện điện tử [4].
v ề việc áp dụng DDC, Nguyễn Thị Thanh Vân có hai bài viết. Bài “Phân loại tài

liệu theo DDC tại TVQGVN” đã phản ánh quá trình triển khai áp dụng DDC rút gọn
tại TVQGVN. Tác giả đã nêu lên mộí số quy định cụ thể của TVQGVN trong phân
loại theo DDC và những khó khăn khi phân loại theo khung phân loại này [73]. Tiếp
đó bài “Một số quy định cụ thể của TVQGVN trong việc áp dụng khung phân loại
DDC” cũng đã giới thiệu 18 quy định của TVQGVN nhàm góp phần tạo nên sự
thống nhất trong các thư viện khi phân loại theo DDC [73].
v ề công tác định chủ đề, định từ khóa và việc chuẩn hóa cũng đã có một số bài
viết của Nguyễn Minh Hiệp “ v ấ n đề định chủ đề đối với với ngành biên mục học”
[23], Lê Ngọc Oánh “ Đào tạo cán bộ thư viện phụ trách công tác thiết lập tiêu đề chủ
đề trong các thư viện” [35], Vũ Dương Thúy Ngà “Để hướng tới sự chuẩn hoá trong
công tác định từ khóa và định chù đề tài liệu ờ Việt Nam” ... Nhữiig bài viết này đã
phân tích vai trò của công tác định chủ đề và những vấn đề đặt ra trong chuẩn hóa biên
mục chủ đề ở Việt Nam rtr quy trình, phưong pháp xử lý, đến việc hình thành các công cụ
kiểm soát rtr vựng và đào tạo những ngưcri làm công tác định chủ đề tài liệu trong các thư
viện.

về chuẩn hóa và đảm bảo tính thống nhất trong xử lý tài liệu đẫ được Hoàng Thị
Hoà đề cập trong “Một vài ý kiến về vấn đề kiểm soát tính thống nhất trong biên
mục”. Bài viết đã phân tích thực trạng về việc kiểm soát tính thống nhất trong mô tả,
phán loại, định chủ đề tài liệu trong các thư viện ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và
một sổ kiến nghị với Tmng tâm Thông tỉn-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội về việc
thiét lập được hồ sơ KSTTN chuẩn [24].
Những nghiên cứu trên đã góp phần phản ánh thực trạng, một số vấn đề đặt ra và
các biện pháp tăng cường chuẩn hoá trong xử lý tài liệu tại các thư viện ở Việt Nam.

Tuv nhiên, để hoàn thiện chuẩn hóa trong xử lý tài liệu tại các thư viện Việt Nam cần
có sự nghiên cứu sầu sắc và toàn diện hơn.


10

III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu. dánh giá thực trạne, việc chuẩn hoá trona xử Iv tài liệu,
ỉuận án đề xuất các giái pháp dảm bảo chuẩn hoá irong xử lý tài liệu góp phần nâng
cao chất lượng cùa hoạt độne thư viện Việt Nam nhằm phục vụ cho nguời dùng tin
một cách tốt nhất .
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý iuận của chuẩn hóa trong xử lý tài liệu.
- Nghiên cứu tổng quan về việc chuẩn hoá trong công tác xử lý tài liệu tại các thư
viện trên thế giới.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc chuẩn hoá trong công tác xử lý tài liệu,
tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự thicu khoa học và chuấn xác Irona xử lý tài liệu
tại các thư viện ớ Việl Nam.
- Đề xuất các íỉiài pháp cụ ihc để có thể thực hiện việc chuẩn hoá trong công lác
xử lý tài liệu lại các thư viện ứ Việt Nam
IV. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tu’Ọ'ng nghicn cửu; sự chuẩn hoá trong xử lý tài liệu tại các Ihư viện Việt
Nam với việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam, các công cụ, chuẩn nghiệp vụ trong
xử lý tài liệu và kết quả xử lý tài liệu lại các thư viện Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sự chuẩn hoá trong xử lý tài liệu tại
- Các thư viện công cộng (chỉ đừng đến thư viện cấp tỉnh, thành phố);
- Các thư viện da ngành, chuyên ngành lớn, thư viện các Irưừne đại học, cao
đẳng, thư viện trường phổ thông, thư viện viện nghiên cứu .
Các thư viện quận huyện, thư viện tủ sách xã, phường, thư viện nhà máy, xí

nghiệp không nàin trong phạm vi nghiên cứu của đè lài.
Do thò'i gian nshiên cứu có hạn, trong luận án. công tác xử íý tài iiệu dược giới
hạn với các khâu cơ bản như; mô lả ihư mục tài liệu, phân loại tài liệu, định từ khoá,
định chủ dề tài liệu, làin lóm tắl và chú giải tài liệu.


Côns, tác đăng ký lài liệu, dán nhãn, lảm tổna quan/lổng thuật cũng là những khâu
xử lý tài liệu nhưng không nàni irong phạm vi nghiên cứu của luận án.
V.

Phưong pháp luận và phưong pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là phương pháp duy vậi biện chứng
và duy vật lịch sử: nghiên cứu chuẩn hóa irong công tác xử lý tài liệu gẩn với tiến
trình phát triển trong diều kiện, hoàn cảnh thực tiền cụ thể của Việt Nam theo nauyên
tẳc đảm bảo tính khách quan, phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể.
I

Phương pháp tiếp cận bệ thống: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm có một

cái nhin hệ thống về nhữna vấn đồ liên quan đến việc chuẩn hoá công tác xứ íý lài liệu
tại các thir viện ở Việl Nam.
+ Phương pháp tiếp cận lịch sử/logic học: Nhăm tìm hiểu việc chuẩn hoá công tác
xử lý tài íiệu tại các thư viện Việl Nam trong mối liên hệ với các hoạt động khác trong
thư viện đặt trong hoàn cảnh xã hội-lỊch sử của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá và
đẩy mạnh hội nhập quốc le.
I Phương pháp nỉỊhién cúv cụ thê được sử ílỊing trong dề tài, bao gồm;

• Tổng họp, phân tích tư liệu, thư từ trao đối liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Với phương pháp này đề tài đã kế Ihừa kết quả của các nghiên cứu trưức đó.

• Quan sát việc xử lý tài liệu tại thư viện, cơ quan thông tin; quy trinh, phưong
thức xử lý tài liệu và các công cụ được sử dụng trong xử lý tài liệu nhu: Các quy tấc
biên mục, khung phân loại, từ điền từ khoá và bộ khoá quy ước, bộ tiêu đề chủ đề,
tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuấn quốc té về xử Iv tài liệu.


Phương pháp điều tra xã hội học: Bao gồm việc sử dụng phương pháp điều

tra bàng phiếu hỏi và phòns vấn Irực liếp. Phươna pháp này ciủp cho tác gỉS luận án
thu được các thône tin khách quan. Irune Ihực đổ có thể đánh eiá dược thực trạns và
gợi ý về các biện pháp tăng cường chuẩn hỏa (.rong xứ lý tài liệu tài các thư viện Việl
Nam. Những kết quả thu được qua xứ lý hệ thống phiếu điều tra và phỏng vấn là cư


12

sở đê đưa ra các giải pháp thực hiện chuẩn hóa trong xử lý tài liệu khá thi và phù hợp
với ihực tế của Việt Nam.
Tác giả luận án tiến hành phóng vấn các chuyên gia và cán bộ thuộc các loại
hình thư viện khác nhau trong phạm vi toàn quốc.
Chọn mau kháo sát: Do thời gian có hạn, đối với loại hình ihư viện cônR cộng, đề
tài chỉ dừng íại nghiên cứu, khảo sát đến thư viện cấp tỉnh. Đối với loại hình thư viện
đa nsành, chuyên ngành, dề tài chỉ dừng lại ở các thư viện da ngành lớn, thư viện
trườne đại học, cao dana, thư viện Irườníỉ học. thư viện viện nehiên cứu.
Các thư viện huyện, thư viện xã, phườnR, Ihư viện nhà máy, xí nghiệp không nàin
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối với lừng loại hình thư viện, đề tài chọn điểm khảo sát theo vùng miền, với đại
diện của ba miền tại các địa bàn khác nhau: thành phố lớn, các tỉnh miền núi, đồng
bằng. Trong đó, Miền Bắc gồm 12 tỉnh/ thành phố; Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng

Sơn. Điộn Bièn; Miền 'ÍVung gồm Ỉ2 tỉnh/ thảnh phổ; Đà Nang, Thừa rhiên-Huế,
Quảng Bình, Quàng Trị, Hà 'ITnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Dắc l,ác, Đắc
Nông, Gia Lai, Phú Ycn; Miền Nam gồm 9 tỉnh/ thành phố: Tp, Hồ Chí Minh, Tiền
Giang, Kiên Giang, Sóc 1'răng, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng 'í’háp, Vĩnh Long, cần
Thơ.
Việc điều Ira, phỏng vấn được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu. Mầu khảo
sát được chọn theo nguyên tắc phân tầng bởi đổi lượng khảo sál không dồng nhất.
Dối tượng phỏng vấn và điều Ira 2ồm 2 nhóm chính: các cán bộ làm công tác xử Iv
tài liệu và các cán bộ lãnh đạo. các chuyên gia trong ngành.
Cụ thể, tác giả luận án đã khảo sát tại 101 thư viện với các loại hình khác nhau tại
33 tỉnh, thành phố. Việc diều ira. phỏng vấn được tiến hành theo phương pháp chọn
mẫu đại diện cho 4 nhóm thư viện: thư viện công 00112, Ihư viện dại học, thư viện
trường học, thư viện đa ngành và thư viện viện nghiên cứu. ‘l ong số phiếu điều tra


13

phát ra: 700 phiếu. Tổng số phiéu Ihu lại dược: 600 phiếu (dạt tv lệ 85.7%), trong đó
có 45 phiếu của thư viện côníi cộng, 120 phicu của thư viện đại học, 400 phiếu cùa
thư viện trường học, 35 phiếu của thư viện đa ngành và ihư viện viện nghiên cứu
(trong phần xử lý số liệu nhóm này dược gộp thành; các thư viện chuyên ngành khác).
Các phiếu được gửi đến đối tượng điều tra theo ba phương thức: phát trực tiếp, gửi
qua đường bưu điện và gửi qua thư điện tử.
Ngoài các cán bộ lãnh dạo và nhân viên tại 4 nhóm thư viện kể trên, việc phỏng
vấn được mở rộng thêm với một số chuyên gia, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo. Tổng số cán bộ dược phòng vấn là 95 người, gồm: 3 chuyên eia, 3 cán bộ giảng
dạy, 15 cán bộ thư viện cônt> cộng. 20 cán bộ thư viện đại học, 40 cán bộ thư viện
trường phồ thône. 14 cán bộ thư viện chuyên naành.
Việc khảo sát kết quả xử lý tài liệu dược íhực hiện bàng hai phương thúc; khảo sál
trực liếp lại mục lục, CSDÍ. và khảo bál qua OPAC của 17 thư viện; '1'VQGVN,

TVKHCNQG, Thư viện Hà Nội, Thư viện tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Tỉnh Phú Thọ,
Bình Định, Đồng Nai, Phú Yên, Trung tâm Học liệu Đại học Huế, Trung tâm Học liệu
Đà Nằng, Trung tâm Thôna tin-'i'hư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông
tin*Thư viện Đại học Quốc gia Tp. ỉ lồ Chí Minh, 1 rung tâm 'ĩhông tin-'rhư viện Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Khoa học Tự
nhiên tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Viện Triếl học, Thư viện Viện KHCN Việt Nam,
Thư viện Trường Phổ thông Trung học Chu Văn An (Hà Nội). ỉ'hư viẹn Trường Phổ
thông Trung học Đào Duy 'ỉ ừ (Quàng Bình).


So sánh phương thức xử lý tài liệu và sự chuẩn hóa trong xử lý tài liệu giữa

Việt Nam và nước ngoài để ùm ra những nét tương đồng và khác biệt. So sánh công
tác xử lý tài liệu, việc tổ chức xử lý tài liộu và kết quá của chúníi giừa các thư viện ở
trong nước để đánh giá được thực trạng chuẩn hóa trong xử lý tài liệu ở Việt Nam.


Thống kê phân lích, tỗns hợp các kết quả điều tra dược, lính tỷ lệ % để dễ so

sánh. Các sổ liệu liên quan đến thực trạng áp dụng các TCVN và chuẩn nghiệp vụ


×