Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề Cương Môn Giống Cây Rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.06 KB, 25 trang )

Câu 1:Giống cây rừng1 là gì? Chọn giống, cải thiện giống.Mục tiêu của cái thiện giống?
Câu 2: Nêu vị trí của công tác giống trong sx Lâm Nghiệp? Quan hệ giữa chọn giống cây rừng với di
truyền học và chọn giống nông nghiệp?
Câu 4: hãy trình bày khái niệm loài, xuất xứ, khảo nghiệm loài và xuất xứ? Vai trò của khảo nghiệm
loài và xuất xứ trong cải thiện giống cây rừng?
Câu5: trật tự công việc khảo nghiệm loài và xuất xứ?
Câu 6: Hãy cho biết những nguyên tắc chính cần tuân thủ khi chọn loài và xuất xứ để khảo nghiệm?
Câu 7: cho biết những nguyên tắc chính cần tuân thủ khi chọn địa điểm và chọn cây thu hái hạt để
khảo nghiệm loài và xuất xứ??
Câu 8: Các bước tiến hành của 1 thí nghiệm khảo nghiệm loài:
Câu 9: Trình bày khảo nghiệm xuất xứ? Các bước tiến hành khảo nghiêm xuất xứ.
Câu 10: Nội dung, ưu, nhược điểm, các mức độ và fạm vi ứng dụng của chọn lọc hàng loạt trong công
tác giống cây rừng?
Câu 11: Nội dung,ưu, nhược điểm và fạm vi ứng dụng của chọn lọc cá thể trong công tác giống cây
rừng. Các kiểu chọn lọc cá thể được sd trong chọn lọc lần 2, lần 3?
Câu 12: Các nguyên tắc chính khi chọn lọc cây trội:
Câu 14: Hãy trình bày pp đánh giá cây trội dự tuyển áp dụng cho rừng thuần loài, đồng tuổi?
Câu 15: Khái niệm và cơ sở SH của khảo nghiệm hậu thế? Mục đích và các nguyên tắc tuân thủ của
khảo nghiệm hậu thế? Các pp khảo nghiệm
Câu 16: KN và các loại hệ số di truyền, khả năng tổ hợp? Phân biệt khả năng tổ hợp với khả năng di
truyền?
Câu 17: Tăng thu di truyền là gi? Những chú ý khi đánh giá tăng thu di truyền?
Câu 18: Lai hữu tính? Các hình thức lai hữu tính?
Câu 19: Ưu thê lai? Các giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai?
Câu 28: Ảnh hưởng của nhân tố nội sinh đến kết quả giâm hom?
Câu 29: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại sinh đến kết quả giâm hom?
Câu 30: Khái niệm rừng giống, vườn giống? Phân biệt rừng giống với vườn giống? Các loại rừng
giống, vườn giống?Câu 32: Các tiêu chuẩn của rừng làm đối tượng để chuyển hóa thành rừng giống?
Các nội dung của kỹ thuật chuyển hóa thành rừng giống?
Câu 33: Đ2 kỹ thuật của rừng giống trồng mới từ đầu? ND xd loại rừng giống này?
Câu 34: Đặc điểm kỹ thuật của các loại vườn giống?


Câu 35: Khái niệm, CSSH của pp nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào? Ý nghĩa của pp nhân
giống này đối với cải thiện giống cây rừng?


Câu 36: Các hình thức nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào?
Câu 37: Các quy trình nhân giống bằng pp nuôi cấy mô và tế bào?
Câu 38: Những vấn đề trong nhân giống invitro?
Câu 39: khái niệm và vai trò của bảo tồn nguồn gen cây rừng? Các đặc điểm của bảo tồn nguồn gen
cây rừng?
Câu 40: Hãy trình bày các lĩnh vực cần được ưu tiên trong bảo tồn nguồn gen cây rừng?

Câu 1:Giống cây rừng1 là gì? Chọn giống, cải thiện giống.Mục tiêu của cái thiện giống?
-Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có giống được
cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao..
-Chọn giống:+theo nghĩa hẹp: là sự chọn lọc những cá thể tốt nhất trong quần thể rồi lấy sản fẩm
giống từ chúng đem ra sản xuất ở vụ sau hay ở lứa sau. +theo nghĩa rộng: chọn giống là 1 quá trình
có được những giống tốt với số lượng lớn để đưa vào sản xuất cho vụ sau, lứa sau. => Vậy chọn
giống cây rừng là lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng các pp tạo giống cây rừng có định hướng như tăng
năng suất,tạo sp có mong muốn, tính chống chịu sâu bệnh và nhân các giống này fát triển vào sản
xuất.
-Cải thiện giống cây rừng là: áp dụng các nguyên lý di truyền học và các pp chọn giống để nâng cao
năng suất và chất lượng cây rừng theo mục tiêu KT cùng với việc áp dụng các biện fáp kỹ thuật trồng
rừng thâm canh.
-Mục tiêu của chọn giống cây rừng:trong Lâm nghiệp cho thấy mục tiêu kinh tế # nhau thì chỉ tiêu
chọn lọc cũng fải # nhau. Tuy nhiên cũng fải lấy mục tiêu kinh tế là chỉ tiêu chính trong cải thiện
giống cây rừng. Người ta tập trung vào mục tiêu chính sau: năng suất sinh trưởng, chất lượng gỗ,
tính chống chịu với sâu bệnh và các đk bất lợi.
+Nâng cao chất lượng và sản lượng gỗ( lấy gỗ là lâm sản chính)
+Lấy quả, hạt, nhựa, tinh dầu,….. ( LS ngoài gỗ)  mục tiêu là trồng rừng kinh tế
+tạo môi trường( fủ xanh) mục tiêu cải tạo MT & Mục tiêu # thì chỉ tiêu chọn cũng #

+ chỉ tiêu chọn lọc:1, sản lượng gỗ + chất lượng gỗ( độ cơ lý + hình dạng thân) là mục tiêu số một. 2,
sản lượng + chất lượng các sp ngoài gỗ là mục tiêu số hai. 3, tính chống chịu: khô hạn, nóng, rét,
kiềm, mặn, sâu bệnh là mục tiêu môi trường ( cho năng suất cao).
+ chọn giống đa mục tiêu: chọn giống đa mục tiêu chỉ có kết quả đối với tính trạng có quan hệ mật
thiết vơi nhau và có tương quan thuận.
Câu 2: Nêu vị trí của công tác giống trong sx Lâm Nghiệp? Quan hệ giữa chọn giống cây rừng với di
truyền học và chọn giống nông nghiệp?
1,vị trí của công tác giống trong sx LN :Giống có vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất cây
rừng. bên cạnh đó kết hợp cải thiện giống cây rừng với các biện fáp kỹ thuật thâm canh còn làm tăng
năng suất cây rừng hơn nữa. Sản xuất nông lâm nghiệp xét cho cùng là một quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa cây trồng với đk hoàn cảnh:
-Tạo đk hoàn cảnh thích hợp với yêu cầu sinh lý- sinh thái của cây trồng. đó là việc chọn vùng trồng
và mùa trồng thích hợp với từng giống cây, áp dụng các biện fáp kỹ thuật thâm canh hợp lý như cày
bừa, bón fân, chăm sóc, tưới tiêu nước và bảo vệ rừng chống các tác nhân fá hoại.


-Chọn giống và cải thiện giống có năng suất cao, chất lượng tốt, sức sống cao và thích hợp với từng
hoàn cảnh
-Vừa chọn giống và cải thiên giống, vừa tạo đk hoàn cảnh thích hợp với sự fát triển của cây trồng.
2, Quan hệ giữa chọn giống cây rừng với di truyền học và chọn giống cây nông nghiệp:
Chọn giống nói riêng cà cải thiện giống cây rừng nói chung là 1 lĩnh vực học thuật dựa trên nguyên lý
cở bản của di truyền học cũng như các pp chọn giống cây nông nghiệp fổ biến, xong chọn giống hải
cải thiện giống cây rừng vẫn có 1 số nét đặc trưng riêng:
-Cây rừng có fân bố tự nhiên rộng cho nên nó thường bao gồm nhiều dạng biến dị địa lý ( nhiều xuất
xứ) nên việc chọn xuất xứ là rất có hiệu quả.
-Các loài cây rừng chủ yếu là giao fấn trong khi các cây nông nghiệp chủ yếu là tự thụ fấn. Kết quả
giao fấn khác với tự thụ fấn ở 2 điểm:
+ Giao fấn trong quần thể luôn tồn tại 3 kiểu gen: AA, Aa và aa trong khi AA và Aa lại có cùng kiểu
hình nên người ta fải chọn nhiều lần mới cho giống tốt.
+ Nhờ hiện tượng giao fấn mà tính đa dạng của quần thể giao fấn là rất cao so với quần thể tự thụ

fấn.
Vì vậy nguồn biến dị tự nhiên của cây rừng là rất fong fú, vì thế đối với chọn giống cây rừng thì
chọn là chính còn tạo là cần thiết.
Di truyền học
cây lâm nghiệp - Cây nông nghiệp
-Cây rừng có đời sống dài ngay  mất nhiều thời gian vì thế đối với cây rừng người ta thường có pp
chọn lọc sớm.
-Nhiều loài cây rừng có khả năng sinh sản sinh dưỡng  bảo tồn những đặc điểm quý của cây tốt ở
thế hệ sau.
-Sản fẩm thu hoạch từ cây rừng fần lớn không liên quan nhiều đến sưc khỏe của người tiêu dùng. Sử
dụng những kỹ thuật công nghệ sinh học tiên tiến ( chuyển gen) không bị cản trở, lên án.
-Cây rừng được fân bố trong HSTquần xã sinh vật có thành fần loài rất fức tạp. Vì vậy công tác bảo
tồn nguồn gen gắn liền với việc bảo tồn cả hệ sinh thái.
Câu 4: hãy trình bày khái niệm loài, xuất xứ, khảo nghiệm loài và xuất xứ? Vai trò của khảo nghiệm
loài và xuất xứ trong cải thiện giống cây rừng?
-Loài ( species): là nhóm các sinh vật có các đặc trưng hình thái và đặc điểm di truyền giống nhau, có
khu fân bố địa lý – hình thái nhất định, có thể giao fối tự do với nhau để cho ra đời sau hoàn toàn
hữu thụ và cách ly với loài khác bởi sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính. Các tiêu chuẩn
để chọn loài là: có hình thái giống nhau, có các đặc điểm sinh hóa và di truyền giống nhau, có khu fân
bố xác định, tính cách ly về sinh sản hữu tính.
- Xuất xứ: là tên địa fương mà người ta tiến hành lấy vật liệu giống ( hạt, hom, cành,….)
+Khi giữa các xuất xứ có sự khác nhau rõ ràng về hình thái và di truyền thì xuất xứ là nòi địa lí
+Khi giữa các xuất xứ ko có sự khác nhau về hình thái và di truyền mà chỉ # nhau về tỷ lệ sống, sức
sinh trưởng thì người ta gọi nó là kiểu sinh học
+Khi giữa các xuất xứ ko có sự khác biệt nhau nào cả thì chúng đơn thuần được coi là nguồn hạt.
+ Khi vật liệu giống được lấy từ rừng tự nhiên( có thể rừng nguyên sinh hay thứ sinh) thì người ta gọi
là xuất xứ nguyên sinh. Còn lấy hạt từ nguồn là rừng trồng thì được gọi là xuất xứ fát sinh  xuất xứ
nguyên sinh chỉ là những cây bản địa hoặc cây nhập nội.
-Khảo nghiệm loài: là sự tập hợp các nguồn hạt của một số loài cây nhất định theo mục tiêu kinh tế
được đặt ra và xây dựng các khu khảo nghiệm so sánh giống ở 1 số vùng sinh thái chính nhằm chọn

ra 1 hoặc 1 số loài cây thích hợp nhất cho mỗi vùng.


-Khảo nghiệm xuất xứ: là bước tiếp sau khảo nghiệm loài, là sự tập hợp nguồn hạt của những xuất
xứ thuộc các vùng sinh thái # nhau trong những loài đã được xác định, xd khảo nghiệm so sánh giống
nhằm tìm ra 1 hoặc 1 số xuất xứ tốt nhất, có tỷ lệ sống lớn, năng suất cao theo mục tiêu kinh tế và có
khả năng fòng chống sâu bệnh cũng như các đk bất lợi #.
-Vai trò của khảo nghiệm loài và xuất xứ trong cải thiện giống cây rừng:
Là bước đầu tiên của chương trình cải thiện giống cây rừng thì đều được bắt đầu = việc chọn loài và
xuất xứ fù hợp với mục tiêu kinh doanh và fù hợp với đk sinh thái ở nơi quy hoạch trồng rừng. Để
chọn được loài và xuất xứ như vậy ta fải tiến hành khảo nghiệm. KN loài và xuất xứ chính là lợi dụng
những biến dị DT có sẵn trong TN 1 cách có cơ sở khoa học, thông qua KN cây trồng trong những đk
mới. chính vì vậy, mà KN một cách nghiêm túc ko những tiết kiệm được công sức, kinh fí, thời gian
trước khi mở rộng một chương trình trồng rừng, mà còn tránh được những thất bại ko đáng có. Như
vậy, theo quy luật trên thì khảo nghiệm loài luôn fải đi trước khảo nghiệm xuất xứ. xong trong thực
tế các nhà chọn giống đã biết một cách khá chi tiết những thông tin về những loài khảo nghiệm thì
có thể tiến hành bố trí khảo nghiệm đồng thời loài và xuất xứ trong cùng 1 lần tại cùng 1 vị trí -  TN
khảo nghiệm loài – xuất xứ.
-Đây là bước đầu tiên hết sức quan trọng trong chọn giống cây rừng
-Biết thừa kế nghiên cứu của người đi trước
-Biết xd những khảo nghiệm tổng hợp cho fép rút ngắn thời gian khảo nghiệm mau chóng dưa ra kết
quả vào trong rừng sx.
Câu5: trật tự công việc khảo nghiệm loài và xuất xứ?
-Xác định mục tiêu khảo nghiệm loài và xuất xứ.
-Tài liệu tham khảo: thu thập thông tin trong và ngoài nước về fân bố, đặc tính sinh thái và đặc điểm
biến dị của những loài cây có giá trị, cũng như kết quả khảo nghiệm của các chương trình quốc tế và
khu vực cho những loài cây định khảo nghiệm và những loài cây có liên quan. Tham khảo tài liệu đầy
đủ và cẩn thận sẽ cho fép dùng pp ngoại suy để chọn loài và xuất xứ fù hợp với mục đích kinh tế đặt
ra, tiết kiệm được thời gian, kinh fí và công sức trong khảo nghiệm.
-Xây dựng kế hoạch khảo nghiệm bao gồm khối công việc, kế hoạch thời gian, kinh fí, nhân lực, đất

đai, dự kiến kết quả và cả kế hoạch hợp tác quốc tế.
-Chọn loài và xuất xứ cho khảo nghiệm gồm các nội dung chính là chọn quần thụ lấy hạt, thu thập,
chế biến và cất trữ hạt, trao đổi hạt giống ( bao gồm cả trao đổi quốc tế)
-Thiết kế thí nghiệm vườn ươm và đánh giá sớm: chọn đất vườn ươm, thiết kế sơ đồ gieo ươm,
chăm sóc cây con, đánh giá sớm trong gđ vườn ươm.
-Thiết kế xây dựng khảo nghiệm ở gđ rừng trồng: bao gồm các khâu đánh giá và lựa chọn lập địa cho
khảo nghiệm, chọn giải fáp kỹ thuật lâm sinh.
-Đánh giá khảo nghiệm là 1 quá trình được tính từ khâu vườn ươm đến khi có kết quả cuối cùng,
gồm các khâu chính là thu thập số liệu, fân tích và xử lý số liệu, viết báo cáo đánh giá kết quả.
 khảo nghiệm loài và xuất xứ là 1 công việc lâu dài, gồm nhiều nội dung nối tiếp nhau, đòi hỏi thời
gian và công sức, song là 1 trong những pp chọn giống lợi dụng được các biến dị di truyền có sẵn
trong thiên nhiên một cách nhanh nhất và rẻ nhất. Đây cũng là bước đầu tiên hết sức quan trrọng
của bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng. Biết thừa kế kết quả nghiên cứu của những
người đi trước trong nước và ngoài nước., biết tận dụng hợp tác quốc tế và thực hiện nghiêm túc
các bước khảo nghiệm, đồng thời biết xd các khảo nghiệm tổng hợp sẽ cho fép rút ngắn thời gian
khảo nghiệm, mau chóng đưa kết quả vào trồng rừng sx.


Câu 6: Hãy cho biết những nguyên tắc chính cần tuân thủ khi chọn loài và xuất xứ để khảo
nghiệm?
1,Xác định và tuân thủ mục tiêu trồng rừng đặt ra cho khu vực: xác định mục tiêu và tuân thủ mục
tiêu là điều có ý nghĩa then chốt của một chương trình cải thiện giống cây rừng. mục tiêu của bất kỳ
1 chương trình khảo nghiệm loài và xuất xứ nào đều là:
-Xác định tác động qua lại giữa loài và xuất xứ với hoàn cảnh môi trường nơi khảo nghiệm
-Xđ loài và xuất xứ có giá trị kinh tế hoặc fòng hộ cao nhất cho vùng được khảo nghiệm
-Tìm hiểu sâu sắc hơn các đặc tính hình thái và sinh học của loài và xuất xứ.
2, nắm vững đặc điểm sinh thái học của loài – xuất xứ định đem khảo nghiệm và đk lập địa nơi khảo
nghiệm: Khi chọn được loài và xuất xứ đưa vào khảo nghiệm thì việc nắm vững đk lập địa của nơi
khảo nghiệm cũng như đặc điểm hình thái của loài – xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự
thành bại của khảo nghiệm. Các nội dung cần quan tâm là:

-Đặc điểm fân bố ( tọa độ địa lý)
-Độ cao so với mặt nước biển
-Đặc điểm khí hậu, lượng mưa hàng năm, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cực hạn cũng như độ
dài chiếu sang trong ngày
-Đối với loài mục tiêu là sinh sản.
3, Chọn loài và xuất xứ có nơi nguyên sản có đk khí hậu, đất đai tương đồng với đk khí hậu và đất đai
ở nơi khảo nghiệm. Trong trường hợp này ta fải lấy nơi khảo nghiệm là đích:
-Loài và xuất xứ có nơi nguyên sản có đk khí hậu, đất đai giống nơi khảo nghiệm thì khả năng thành
công cao.
-Loài và xuất xứ có nơi nguyên sản có khí hậu, đất đai càng khắc nghiệt hơn ở những nơi khảo
nghiệm thì càng dễ thành công hơn và ngược lại
4, không đưa cây đến nơi khảo nghiệm quá khắc nghiệt so với nơi nguyên sản:
-Không đưa cây từ vùng ven biển đến nơi có khí hậu lục địa
-Không đưa cấy từ noi có khí hậu ít dao động trong năm đến nơi có khí hậu dao động mạnh trong
năm.
-Không nên đưa cây từ nơi vĩ độ cao hay có độ cao lớn hơn đến nơi có vĩ độ thấp hay độ cao thấp vfa
ngược lại. Xong lại có thể đưa cây từ nơi có độ cao lớn hơn ở vĩ độ thấp tới nơi có độ cao nhỏ ở nơi
vĩ độ cao.
-Không nên đưa cây từ nơi có đất bazan đến nơi có đất axit và ngược lại. Hoặc không đưa từ nơi có
đất Glây đến nơi có đất cát và ngược lại.
Câu 7: cho biết những nguyên tắc chính cần tuân thủ khi chọn địa điểm và chọn cây thu hái hạt để
khảo nghiệm loài và xuất xứ??
1,Cơ sở: - vì 1 số lô hạt xấu của 1 xuất xứ tốt chưa hẳn đã cho kết quả khảo nghiệm tốt hơn 1 số lô
hạt xấu của một xuất xứ trung bình, vì thế để fản ánh thực tế bản chất xuất xứ thì việc chọn địa điểm
và cây lấy hạt là đặc biệt có ý nghĩa.
+ Địa điểm thu hái fải đại diện cho từng khu fân bố thường đó là vùng trung tâm fân bố của loài
( quần xã nào hệ số tổ thành của loài đó cao nhất).( nơi có nhiều biến dị di truyền nhất).
+ Tùy loài có fân bố rộng hay hẹp mà số mẫu hạt thu thập nhiều ít khác nhau.
2. Tiêu chuẩn lấy hạt:
-Cây lấy hạt thường được thống nhất là cây trội theo tiêu chuẩn chọn giống.

-Số lượng cây lấy hạt ở mỗi xuất xứ được dao động từ 10 – 15 cây,


 Đối với rừng tự nhiên thì các cây này fải cách xa nhau ít nhất 100m/cây để tránh hiện tượng giao
phối gần.
-->chú ý tiêu chuẩn cây lấy hạt phải đồng nhất trong một chương trình khảo nghiệm
-Các lô hạt cần được ghi chép đầy đủ số liệu cây, tọa độ địa lí, độ cao tuyệt đối, lượng mưa hàng
năm, nhiệt độ trung bình năm.
- hạt của từng cây phải để riêng để có thể dùng làm nguyên liệu cho khảo nghiệm hậu thế tức là
kiểm tra phẩm chất di truyền bằng kết quả đánh giá đời sau. Từ đó suy ra hệ số di truyền.
Câu 8: Các bước tiến hành của 1 thí nghiệm khảo nghiệm loài: khảo nghiệm loài được tiến hành sau
khi đã có thông tin cần thiết về giá trị kinh tế. đặc tính sinh thái của loài dự định khảo nghiệm, cũng
như đkiện lập địa của nơi khảo nghiệm. Những giai đoạn chính của khảo nghiệm loài là loại trừ loài,
đánh giá loài và chứng minh loài.
-Giai đoạn loại trừ loài ( gđ hạn chế loài). Mục đích của giai đoạn khảo nghiệm này là so sánh khả
năng sống của nhiều loài trên 1 hoặc 1 số lập địa nhằm chọn được 1 số ít loài cho khảo nghiệm ở gđ
sau. Nét đặc trưng của gđ này là các loài có thể trồng theo hàng hoặc theo đám nhỏ với 1 số ít cây.
Số loài đưa vào khảo nghiệm nhiều hay ít là do:
+ Số lượng hạt, kinh fí, cán bộ và cơ sở vật chất hiện có.
+ Đặc điểm lập địa của vùng khảo nghiệm. Ví dụ, nơi đất sâu, độ fì cao có thể chọn nhiều loài cho
khảo nghiệm, nhưng nơi đất nông, nghèo dd hoặc đất chua hay mặn chỉ chọn 1 số ít loài có khả năng
thích ứng.
+ Dự kiến sản fẩm cuối cùng ( như lấy gỗ củi, gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng, vỏ, lá, quả,….)
Số loài tham gia khảo nghiệm thường là 20 – 40 loài. Số xuất xứ trong mỗi loài là 2- 3 xuất xứ. Thời
gian khảo nghiệm là 1/10 – 1/15 luân kỳ tuổi, nghĩa là sau 2 – 4 năm đã có thể đánh giá sơ bộ về khả
năng sống và đặc điểm sinh trưởng của 1 loài nhất định. Khảo nghiệm được trồng theo hàng 5 -8 cây
hoặc theo đám 16 -25 cây. Khảo nghiệm ở giai đoạn loại trừ có thể cần 2 -3 lần lặp.
-Giai đoạn đánh giá loài:Giai đoạn này được coi là gđ xác định tình thích ứng, khả năng sinh trưởng
của 1 số loài có triển vọng được xác định ở gđ khảo nghiệm trước nhằm chọn ra 2-4 loài có triển
vọng nhất. Trong gđ này khảo nghiệm được thiết kế theo các nguyên tắc của toán thống kê 1 cách

chặt chẽ. Các lập địa ở nơi khảo nghiệm fải được fân cấp để đánh giá quan hệ thay đổi của lập địa
với sai khác giữa các loài. Thời gian khảo nghiệm là 1/4 – ½ luân kỳ. Được xác định theo các yếu tố
như:
+ Số loài có triển vọng từ gđ khảo nghiệm trước
+ khả năng kinh fí, cán bộ và cơ sở vật chất hiện có.
+ số hạt giống có được.
Số xuất xứ trong mỗi loài là 3- 5 xuất xứ. Kích thước ô khảo nghiệm fải đủ lớn để số liệu thu thập
được là đáng tin cậy. Thường là 16 cây( 4.4) hoặc 25 cây(5.5) có 1-2 hàng đệm, 3-4 lần lặp.
-Giai đoạn chứng minh loài ( gđ trồng thử). Khảo nghiệm ở gđ này nhằm xác định năng suất và chất
lượng sản fẩm cho 1 số ít loài( 2-4 loài) có triển vọng nhất trong đk sản xuất bình thường. Trong gđ
này có thể kết hợp nghiên cứu các biện fáp kỹ thuật như làm đất, bón fân, khoảng cách trồng, tỉa
thưa, tỉa cành…Cũng như xác định chất lượng gỗ. Các chỉ tiêu cần theo dõi là chiều cao vút ngọn,
chiều cao dưới cành, đường kính ngang ngực, độ thẳng thân cây, độ lớn cành,... Kích thước thí
nghiệm fải đủ lớn để đảm bảo số liệu về sinh trưởng và sản lượng trong cả chu kỳ không bị ảnh
hưởng của các hàng biên hoặc giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các nhân tố không cần thiết.
Số cây khảo nghiệm thường là 100 cây(10.10), có 2 hàng bao. Trong đk cho fép có thể trồng thử ở


quy mô bán sản xuất 1-2 ha hoặc hơn nữa. Số loài khảo nghiệm thường là 2-4 loài, mỗi loài gồm 1-2
xuất xứ tôt nhất. Thời gian theo dõi là đủ cả luân kỳ.
Câu 9: Trình bày khảo nghiệm xuất xứ? Các bước tiến hành khảo nghiêm xuất xứ.
Khảo nghiệm xuất xứ là công việc tiến hành trồng thử những xuất xứ # nhau của những loài cây
được chọn lọc trên cùng 1 vịt trí hoặc ngược lại từng xuất xứ trên vị trí # nhau nhằm tìm ra xuất xứ
fù hợp nhất với từng vùng trồng cụ thể. Khảo nghiệm xuất xứ gồm các gđ chính là khảo nghiệm
nhiều xuất xứ, khảo nghiệm ít xuất xứ và gđ chứng minh:
-Khảo nghiệm nhiều xuất xứ:
Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và kiểu biến dị giữa các xuất xứ của những loài có triển
vọng, nhằm chọn ra 1 số ít xuất xứ có triển vọng nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt và
khu vực không thể nhập hạt để gây trồng.
Quy mô của khảo nghiệm fụ thuộc vào fân bố địa lý và mức độ biến dị của loài. Loài càng có fạm vi

fân bố rộng trên nhiều đk lập địa # nhau càng có nhiều xuất xứ tham gia khảo nghiệm, ngược lại, loài
có fạm vi fân bố hẹp sẽ có ít xuất xứ tham gia khảo nghiệm. Số xuất xứ tham gia khảo nghiệm
thường là 10-30 xuất xứ. Kích thước ô nhỏ, song đủ để theo dõi, số cây trong mỗi ô là 25 cây(5.5), có
them 1 hàng đệm. Số lần lặp là 3-4 lần, thời gian theo dõi khảo nghiệm 1/4 -1/2 luân kỳ.
-Khảo nghiệm ít xuất xứ hay khảo nghiệm xuất xứ hạn chế:khảo nghiệm này được tiếp ngay sau khảo
nghiệm nhiều xuất xứ hoặc khảo nghiệm đánh giá loài. Mục đích của khảo nghiệm ở gđ này là tìm
được xuất xứ triển vọng nhất fù hợp với lập địa ở các nơi khảo nghiệm. Đặc trưng của gđ này là số
xuất xứ còn lại không nhiều, sai khác giữa các xuất xứ có thể tương đối nhỏ, vì thế việc thiết kế khảo
nghiệm cần rất chặt chẽ. Số xuất xứ được dùng cho khảo nghiệm là 3-5 xuất xứ cho mỗi loài. Thời
gian khảo nghiệm là ½ luân kỳ. Kích thước ô khảo nghiệm vừa fải. Số cây trong mỗi ô thường là 36 –
49 cây(6.6 hoặc 7.7). Xung quanh có 1 hàng bao. Số lần lặp lại 3-4 lần. Trong gđ này cần có xuất xứ
địa fương để đối chứng.
-Chứng minh xuất xứ: Mục đích của gđ này là khẳng định 1-2 xuất xứ tốt nhất để đưa vào trồng rừng
ở mỗi lập địa hoặc theo mục tiêu sử dụng cuối cùng.
Kích thước ô khảo nghiệm và số lần lặp cũng giống như gđ chứng minh loài, nghĩa là ô fải bao gồm ít
nhất 100 cây (10.10), có 1-2 hàng đệm, hoặc ở quy mô trồng rừng thông thường ( 1-2 ha hoặc hơn).
Thời gian theo dõi fải đủ luân kỳ. Trong gđ này có thể kết hợp tiến hành 1 số khảo nghiệm về kỹ
thuật vườn ươm, bón fân, khoảng cách trồng và các KTLS khác.Sau gđ này có thể tiến hành gây trồng
thử trên diện rộng hoặc tiến hành trồng rừng trên quy mô lớn.
Câu 10: Nội dung, ưu, nhược điểm, các mức độ và fạm vi ứng dụng của chọn lọc hàng loạt trong
công tác giống cây rừng?
Chọn hàng loạt là pp chọn lọc tập hợp các cây trội theo kkiểu hình và so sánh hậu thế chung của
chúng với giống đại trà. Tùy theo cường độ chọn lọc và khả năng di truyền của các tính trạng mà hậu
thế của chúng sẽ có độ vượt khác nhau so với giống đại trà. Cường độ chọn lọc càng cao và khả năng
di truyền các tính trạng chọn lọc càng lớn thì hậu thế của giống được chọn càng có năgn suất và chất
lượng cao hơn giống đại trà ( giống lấy từ quần thể không được chọn lọc). Trong lâm nghiệp chọn lọc
hàng loạt thường được tiến hành 1 lần ( 1 đời), song cũng có tiến hành nhiều lần ( qua nhiều đời)
-Ưu điểm: nhanh, rẻ, nhiều, dễ áp dụng, không tốn kém, rút ngắn thời gian chọn giống.
-Nhược điểm: do chọn lọc được tiến hành theo KH, mà KH tốt của cây trội có thể do KG tốt hay do
MT tốt cục bộ tạo nên, nên giống được chọn có fẩm chất di truyền không cao.

-Các mức độ của chọn lọc hàng loạt:


+ Chọn lọc với cường độ thấp được tiến hành ở các rừng non tương đối tốt để chuyển hóa rừng sản
xuất thành rừng giống. Trong trường hợp này việc chọn lọc được tiến hành theo 2 hướng, một
hướng là chọn cây tốt để giữ lại cây làm giống, một hướng khác là từng bước chặt bỏ những cây xấu
không đạt yêu cầu. Tỷ lệ cây giữ lại thường là 40 – 60%. PP này cũng góp fần cải thiện năng suất và
chất lượng rừng trong đời sau.
+ Chọn cây mẹ để làm cây gieo giống được tiến hành ở các rừng chuẩn bị khai thác gỗ nhằm giữ lại
những cây sinh trưởng nhanh, có hình dạng tốt để làm cây gieo giống. Tùy theo đặc điểm gieo giống
của từng loài mà xác định số cây cần để lại. PP này được áp dụng khá phổ biến trong kinh doanh
rừng thông ở Thụy Điển.
+ Chọn lọc “ âm tính” ở gđ vườn ươm là việc lọc bỏ các cây xấu trước lúc đưa cây đi trồng rừng.Việc
chọn lọc này góp fần tạo ra rừng trồng có năng suất cao hơn và chất lượng đồng đều hơn.
+ Chọn lọc cây trội với cường độ cao Ở đây cây trội được chọn lọc cẩn thận, hạt từ các cây trội được
thu hái tập trung để sử dụng cho việc gây trồng rừng giống và rừng sản xuất. Đây là bước cao nhất
của chọn lọc hàng loạt.Trong trường hợp này giống chọn lọc thường được khảo nghiệm so sánh với
giống đại trà để xác định tính ưu trội của giống mới.
-Phạm vi ứng dụng:Áp dụng cho đối tượng là các tính trạng có hệ số di truyền cao. Chọn hàng loạt ở
bước này thường có tác dụng rất lớn đối với cây tự thụ fấn, vì trong quá trình sinh sản cây giống tốt
không bị lai tạp với hạt fấn của những cây xấu bên cạnh làm san bằng mất những đặc tính tốt.CÒn
đối với cây thụ fấn chéo chọn lọc hàng loạt chỉ có kết quả tốt khi có di truyền theo hệ mẹ ( thường là
di truyền TBC) hoặc khi đi cùng với việc loại bỏ cây xấu. Vì vậy chọn lọc hàng loạt thường được dùng
trong việc chọn cây mẹ gieo giống tự nhiên.
Câu 11: Nội dung,ưu, nhược điểm và fạm vi ứng dụng của chọn lọc cá thể trong công tác giống cây
rừng. Các kiểu chọn lọc cá thể được sd trong chọn lọc lần 2, lần 3?
Chọn lọc cá thể là pp chọn lọc cây trội đi kèm kiểm tra hậu thế theo từng cá thể cây riêng biệt. Nói
cách #, trong pp chọn lọc này mỗi cây trội là 1 đơn vị chọn lọc và kiểm tra hậu thế riêng biệt. Hạt
giống của mỗi cây đều được thu hái riêng và kiểm tra so sánh riêng với giống đại trà nhằm xđ cây trội
nào tiếp tục di truyền tính trạng được chọn lọc cho đời sau, cây trội nào cho đời sau kém hơn giống

đại trà thì loại bỏ.
-Ưu điểm: Kiểm tra được khả năng di truyền của từng cá thể cây, nên giống được chọn có fẩm chất
di truyền cao và ổn định.
-Nhược điểm: là pp phức tạp, khó tiến hành, tốn kém nhiều công sức để khảo nghiệm giống
- Phạm vi ứng dụng: chọn lọc cá thể là pp được dùng fổ biến nhất trong các chương trình cải thiện
giống cây rừng hiện nay.
-Các kiểu chọn lọc cá thể được sd trong chọn lọc lần 2, lần 3:
+Chọn lọc trong gia đình là sự chọn lọc các cá thể tốt trong 1 gia đình trên cơ sở lệch của chúng so
với trị số trung bình của gia đình và đánh giá gia đình về thực chất không được tính đến khi chọn lọc.
Đây là pp thường làm tăng giao fối họ hàng gần nên người ta thường kết hợp với pp chọn gia đình.
+Chọn gia đình kết hợp với chọn lọc gia đình tức chọn lần 2 là pp chọn lọc bao gồm cả việc đánh giá
so sánh các gia đình để loại bỏ những gia đình xấu lẫn việc chọn lọc các cá thể tốt nhất trong các gia
đình tốt để tiếp tục nhân giống fát triển vào sản xuất. PP này có tác dụng tốt khi gặp những tính
trạng có hệ số di truyền thấp và là1 pp được áp dụng rộng rãi trong các chương trình cải thiện giống.
Câu 12: Các nguyên tắc chính khi chọn lọc cây trội:


1, Phải lấy mục tiêu kinh tế để xác định các chỉ tiêu chọn lọc và đánh giá cây trội.Mục tiêu kinh tế #
nhau thì chỉ tiêu chọn lọc cũng # nhau. VD, chỉ tiêu chọn lọc cho cây lấy gỗ là tốc độ sinh trưởng, V,
hình dạng thân cây, chất lượng gỗ; cho cây lấy quả lại là sản lượng, chất lượng quả và nhân hạt; cho
cây lấy lá và lấy vỏ là sản lượng và chất lượng các chất được lấy ra từ vỏ và từ lá; còn cho cây lấy
nhựa lại là sản lượng và chất lượng nhựa.
2, Cây trội fải có độ vượt cần thiết so với trị số TB của lâm fần. Chính vì vậy mà 1 số người đã gọi cây
trội là cây cộng. Độ vượt càng cao thì cây trội càng có giá trị. Theo Schreiner(1963) thì tiêu chuẩn
chung để đánh giá cây trội là fải có độ vượt so với trị số TB của lâm fần 2-3 lần độ lệch chuẩn. Trong
thực tế không fải mọi loài cây ở mọi lâm fần đều có độ vượt so với trị số TB của đám rừng 2-3 lần độ
lệch chuẩn để có thể chọn được cây trội có độ vượt cao so với đám rừng còn lại. Vì vậy giới hạn dưới
của độ vượt nên để là T=Xtb +1,5Sx. Vì vậy, cần tùy loài cây và tùy lâm fần mà lựa chọn độ lệch
chuẩn thích hợp.
3,Việc chọn lọc cây trội nên tiến hành ở rừng thuần loại, đồng tuổi và có hoàn cảnh đồng đều. có

như vậy mới xác định đứng độ vượt của cây trội so với những cây còn lại trong lâm fần và kiểu hình
mới fản ánh gần đún kiểu gen vốn có của cây trội. Chính vì thế rừng trồng là đối tượng tốt nhất để
chọn lọc cây trội. Trong trường hợp rừng không đều tuổi có thể dựa vào đường hồi quy giữa tính
trạng chọn lọc với đặc trưng sinh trưởng để đánh giá, song thường không chính xác.
4,Rừng để chọn lọc fải ở tuổi thành thục công nghệ hoặc gần thành thục công nghệ.Vì ở tuổi này cây
trội mới thể hiện đầy đủ các đặc điểm của chúng, mới fản ánh đúng yêu cầu của nhà chọn giống.Kinh
nghiệm của 1 số nước đã cho thấy nếu hệ số tương quan khi đánh giá ở tuổi khai thác là r=1,0 thì ở
tuổi 1/2 luân kỳ khai thác r= 0,8 ; ở tuổi 1/3 luân kỳ khai thác là r=0,7 và ở tuổi 1/5 luân kỳ khai thác
là r=0,5 ( Willian.1988). Vì vậy, càng gần tuổi khai thác bao nhiêu thì việc đánh giá cây trội càng có
giá trị bấy nhiêu. Đối với rừng thông nhiệt đới fải có tuổi tối thiểu là 10- 12 năm, còn đối với bạch
đàn thì lúc 3 tuổi đã có thể tiến hành chọn cây trội.
5,Rừng để chọn lọc cây trội fải có sinh trưởng từ TB trở lên, có sản fẩm mong muốn trên mức trung
bình.Như vậy mới fát huy hết các ưu thế về sinh trưởng, sản lượng và fẩm chất theo mục đích KT của
chúng.
6,Rừng để chọn lọc cây trội fải cùng kiểu lập địa với rừng sẽ được gây trồng sau này khi lấy hạt từ cây
trội. Nếu rừng sẽ trồng là đất TB và nghèo thì không nên chọn cây trội trên những khu đất có lập địa
tốt nhất.
7, Đối với cây lấy gỗ hoặc lấy vỏ, lấy lá thì rừng được chọn lọc cây trội fải chưa bị khai thác gỗ, đặc
biệt là chưa bị chặt chọn. Còn đối với cây lấy quả thì khu chọn cây trội fải chưa bị thu hái quả trong
năm.
8, Diên tích tối thiểu của đám rừng có cây trội là không quan trọng, và nói chung chỉ nên chọn 1 cây
trội trong 1 quần thụ nhỏ để giảm bớt những cây dự tuyển tương đối gần nhau.
9, Trong rừng trồng các cây trội có thể được chọn gần nhau, còn trong rừng tự nhiên các cây trội
được chọn fải cách nhau ít nhất 100m ( để tránh chọn cây cùng 1 gia đình)
10, Khi tìm 1 khu rừng để chọn lọc cây trội fải nghiên cứu chúng 1 cách tỉ mỉ và có hệ thống, fải điều
tra khảo sát trên toàn diện tích rừng. Có như vậy những cây xuất sắc mới không bị bỏ qua.
11, Đối với cây không lấy quả, cây trội vẫn nên là những cây ra hoa kết trái nhiều. Song không nên
quá nhấn mạnh tính chất này. Những nghiên cứu bước đầu cho cây thông ba lá, thông nhựa và cây
mỡ ở ta đã thấy rằng không có tương quan rõ rệt giữa sinh trưởng của cây và sản lượng hạt của
chúng.

Câu 14: Hãy trình bày pp đánh giá cây trội dự tuyển áp dụng cho rừng thuần loài, đồng tuổi?


1, pp điều tra thống kê:
-Bước 1: khảo sát trong toàn khu rừng để chọn cây đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu chọn giống.
CÂy lấy gỗ là những cây cao nhất có thân hình đẹp nhất, đối với cây lấy quả thì có quả to và nhiều
nhất. và chiều dài đoạn thân dưới cành và độ hẹp góc cành.
-Tùy theo độ biến động của lâm fần mà người ta xác định cây trội có độ vượt chiều cao khác so với
những cây còn lại.
-Chiều dài đoạn thân dưới cành cũng là 1 chỉ tiêu quan trọng nói lên khối lượng gỗ gây ra. Chỉ tiêu
này cũng có độ vượt tương đương nhưng chỉ tiêu về chiều cao ( 10%) trở lên.
-Mặt khác nếu chọn được các dạng hình thái có liên quan với sinh trưởng và tỉ trọng gỗ sẽ góp fần
tăng thu di truyền 1 cách đáng kể.
-Đối với cây lấy củi thì chỉ tiêu chính vẫn là khối lượng gỗ. Song chỉ tiêu về hình dạng thân cây lại
không hề quan trọng.
Theo Zoberth tabbert : 2 nhân tố q.trọng nhất khi thu chọn cây trội là: các tính trạng xem xét fải
chịu sự kiểm tra di truyền mạnh mẽ và các tính trạng xem xét fải có giá trị kinh tế.
VD: chiều dài và chiều rộng của lá tuy chịu sự kiểm tra di truyền mạnh mẽ xong không có ý nghĩa
kinh tế.
2, Chọn lọc cây lấy quả. Khi cọn cây trội để lấy quả thì chỉ tiêu chọn lọc fải là quả và hạt. Cây được coi
là cây trội fải có quả và hạt lớn nhất, tỷ lệ nhân trong quả là lớn nhất. Khi tiến hành chọn tại rừng thì
cây trội thường được biểu hiện là có tán xum xuê, có nhiều chùm quả, quả lớn, nhiều hạt và hạt lớn,
vỏ hạt mỏng. VD: Về cây trẩu ng.cứu của viện công nghệ cho thấy sản lượng quả có tương quan khá
chặt với các tỷ lệ hoa cái trên tổng số hoa quả mỗi cây. Cây trội thì có tỷ lệ hoa cái từ 85% trở lên.
Còn 1 số tác giả thì tỷ lệ chọn lọc cây trội vẫn là: tổng lượng quả của cây, tỷ lệ hạt, tỷ lệ nhân cùng
hàm lượng dầu trong nhân.
3. Chọn cây trội để lấy sản fẩm chuyên dùng khác:
-Đối với cây lấy lá để cất tinh dầu như màng tang, bạch đàn chanh,… hoặc làm thức ăn cho dâu tằm,
keo dậu,… Thi cây trội fải cho lượng lá lớn nhiều  tán xum xuê,lá nhiều, và to, dày, hàm lượng các
sản fẩm chuyên dùng trong lá cao.Tiêu chuẩn tổng hợp là lượng sản fẩm lấy ra từ 1 cây trội fải cao

hơn lượng sản fẩm TB trong lâm fần 15% bảo tồn
Câu 15: Khái niệm và cơ sở SH của khảo nghiệm hậu thế? Mục đích và các nguyên tắc tuân thủ của
khảo nghiệm hậu thế? Các pp khảo nghiệm
-KN: là khảo nghiệm được tiến hành để so sánh đời sau ( tức hậu thế) của từng cây riêng lẻ với giống
đại trà và với bố mẹ để kiểm tra tính di truyền của chúng. Khảo nghiệm hậu thế đoi khi được tiến
hành thông qua câu sinh dưỡng( cây chiết, cây ghép, cây hom, cây mô), được gọi là khảo nghiệm
dòng vô tính.
-Cơ sở SH của khảo nghiệm hậu thế: Cây trội được chọn lọc mới chỉ được đánh giá thông qua kiểu
hình , mà kiểu hình P là thể hiện sự tác động ttỏng hợp giữa kiểu gen(G) với gđ fát triển (D) của cây
cá thể như tuổi cây các fa fát triển của chúng và với đk hoàn cảnh(E):
P = G + D +E ( cho rừng khác tuổi)
Trong rừng trồng đồng tuổi thì cây trội là t/h sự t.động của kiểu gen (G) với đk hoàn cảnh (E)
P = G + E ( cho cây đồng tuổi)
Như vậy, trong rừng trồng đồng tuổi thì 1 cây được coi là cây trội có thể do tác động của kiểu gen là
chính, nghĩa là do yếu tố di truyền gây nên là chính. Trong TH này, cây trội sẽ dễ dàng di truyền các
đặc tính tốt cho đời sau. Còn khi do vai trò của hoàn cảnh là chính thì cây trội khó có thể di truyền
các đặc tính sinh trưởng nhanh cho đời sau.


-Mục đích: fải tiến hành khảo nghiệm hậu thế để xác định cây trội nào di truyền được các đặc tính
tốt cho đời sau để giữ lại làm giống ( những cây này được gọi là cây ưu việt). Cây trội nào không di
truyền được các đặc tính tốt cho đời sau fải loại bỏ khỏi chương trình chọn giống.
Câu 16: KN và các loại hệ số di truyền, khả năng tổ hợp? Phân biệt khả năng tổ hợp với khả năng di
truyền?
Mỗi tính trạng trong mỗi loài cây đều có khả năng nhất định di truyền lại cho đời sau. Khả năng đó
gọi là mức di truyền. Mức di truyền là mức độ di truyền các tính trạng riêng biệt, là fần kiểm tra của
kiểu gen trong các biến dị chung của kiểu hình. Mức di truyền khi được thể hiện bằng trị số tương
đối thì gọi là hệ số di truyền. Hệ số di truyền thường là 1 số nhỏ hơn 1,0; càng gần 1,0 thì hệ số di
truyền càng cao.
Công thức biểu thị hệ số di truyền là: h 2 =Vg / Vp. Trong đó Vg là fần biến dị của kiểu gen. Vp là fần

biến dị của kiểu hình.
Có 2 loại hệ số di truyền là:
+Hệ số di truyền rộng là fần biến dị chung do các nhân tố di truyền gây nên so với tổng biến dị theo
kiểu hình.
+ Hệ số di truyền hẹp là fần biến dị chung do các gen tích lũy gây nên so với tổng biến dị và thường
thể hiện chính xác hơn fần hiệu quả di truyền có thể truyền đạt cho đời sau.
-Khả năng tổ hợp là khả năng tương đối của sinh vật truyền đạt ưu thế di truyền cho đời sau thông
qua sinh sản hữu tính.
Câu 17: Tăng thu di truyền là gi? Những chú ý khi đánh giá tăng thu di truyền?
- Tăng thu di truyền ( đáp số chọn lọc) là fần tăng thêm đạt được nhờ áp dụng các pp chọn giống.
Tính trạng có hệ số di truyền càng cao và được chọn lọc với cường độ càng cao thì tăng thu di truyền
càng lớn.
Các chú ý những điểm khi đánh giá tăng thu di truyền:
1, Điều cần quan tâm là tăng thu tối ưu chứ không fải tăng thu tối đa. Tăng thu tối ưu là tăng thu đạt
được trước khi fải thêm chi fí cho mỗi đvị tăng thêm của cải thiện giống để vượt ra ngoài gtrị có thể
nhận được. Nói cách khác tăng thu tối ưu là tăng thu đạt được với 1 chi fí ít nhất. Tăng thu tối đa tuy
có gtrị, song lại không KT nen thường không được coi trọng trong cải thiện giống cây rừng.Theo
Gruenfield(1975) thì tăng thu tối ưu ít khi đẻ ra tăng thu tối đa.
2, Thời gian cần thiết để đạt được tăng thu có tầm quan trọng hàng đầu về mặt KT “ (t) là tiền bạc”.
Lãi lớn nhất từ 1 chương trình cải thiện giống là giảm (t) để sinh ra sản fẩm mong muốn. Thông
thường tăng thu từ cải thiện giống là tổng tăng thu, song tiêu chuẩn KTlà tăng thu trên 1 đ.vị (t)
3, Khai đánh giá tăng thu fải cố gắng chyển thành các đ.vị tiền tệ. Tiền tệ hóa là cách đánh giá fản
ánh tốt nhất g.trị tăng thu. Đương nhiên, việc chuyển thành g.trị tiền tệ của 1 đ.vị tăng thu thường
rất khó khăn, nhất là đối với các tính trạng chất lượng và tính chống chịu.
4, Không áp dụng một cách mù quáng số liệu tăng thu đã có của loài này cho loài khác, tuổi này cho
tuổi khác, khu vực này cho khu vực khác. Việc tính toán tăng thu fải xuất fát từ nghiên cứu cho loài,
đk lập địa và tuổi cây cụ thể.
5, Không được đánh giá tăng thu cho các rừng sản xuất có tuổi lớn trên cơ sở những khảo nghiệm ở
tuổi quá non, đặc biệt là đối với các tính trạng sinh trưởng vì sinh trưởng thường thay đổi theo
tuổi.Một số tính trạng về chất lượng, tính chống chịu và tính thích ứng có thể được đánh giá tin cậy

ở gđ tuổi non, song cũng fải hết sức thận trọng.


6, Các tăng thu tìm kiếm fải là những tăng thu hiện thực. Nhiều thiệt hại đã x.ra đ.với những cố gắng
cải thiện giống cây rừng do tăng thu hứa hẹn lớn hơn tăng thu có thể t/h được.
7, để thu nhận được tăng thu lớn cần chú ý sử dụng các pp nhân giống bảo toàn được tính di truyền
của các biện dị đã thu nhận, trong đó pp nhân giống sinh dưỡng( bao gồm cả nuôi cấy mô fân sinh)
có vị trí đặc biệt quan trọng.
Tóm lại, chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế là những khâu có tính chất quyết định trong 1
chương trình cải thiện giống cây rừng. Xác định đứng chỉ tiêu chọn lọc có hệ số di truyền cao, đảm
bảo cường độ chọn lọc cần thiết, dùng các pp khảo nghiệm hậu thế và nhân giống thích hợp, đồng
thời biết kết hợp chặt chẽ với các biện fáp kỹ thuật thâm canh thích đáng sẽ tạo ra tăng thu mong
muốn trong đời sau, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng.

Câu 18: Lai hữu tính? Các hình thức lai hữu tính?
-Lai hữu tính là: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái của bố mẹ tạo ra tổ hợp gen mới ở cây
lai nhờ tái tổ hợp 1 fần kiểu gen # nhau của bố mẹ. Các đặc tính của bố mẹ được kết hợp lại ở cây lai,
như vậy cây lai có các đặc tính fong fú nhưng không ổn định, thông qua sinh sản hữu tính những đặc
tính này sẽ fân ly trong những thế hệ sau. Vì vậy cần có biện fáp lựa chọn, bồi thường thích hợp để
tạo thành giống mới.
-Các hình thức lai hữu tính là:
+ Lai gần: là lai giống giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần gũi, các cá thể trong cùng 1 quần thể,
các nòi, chủng khác nhau của cùng 1 loài. Lai gần còn gọi là lai trong loài. Do đặc điểm sinh học của
cơ thể bố và mẹ không khác xa nhau nên lai gần dễ thành công, tuy nhiên khó tạo được ưu thế lai do
ít tạo được các biến dị tái tổ hợp có cấu trúc di truyền thay đổi mạnh. Vì vậy lai gần thường được áp
dụng để củng cố 1 số tính trạng mong muốn, để nghiên cứu các quy luật di truyền của TV… Lai gần
cũng có thể tạo được ưu thế lai tuy không nhiều và mạnh mẽ như lai xa.
+ Lai xa: là lai giữa các cá thể thuộc các loài, các chi hoặc có quan hệ họ hàng xa hơn nữa, hình thức
này gọi là lai xa huyết thống. lai xa còn có thể là lai giữa các cá thể thuộc các nòi, các loại hình sinh
thái fát sinh trên những vùng có đk địa lý sinh thái rất khác nhau, hình thức này là lai xa địa lý. Cây lai

( nhất là cây lai xa) thường có sức sống cao, khả năng đồng hóa các nhân tố của môi trường cao, có
khả năng thích ứng rộng nên chống chịu với đk bất lợi cũng như sâu bệnh hại tốt, cho năng suất và
chất lượng sản fẩm mục đích cao.
Câu 19: Ưu thê lai? Các giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai?
Ưu thế lai: sinh trưởng( con lai có khả năng tăng sinh khối cao hơn bố mẹ), sinh sản ( là hiện tượng
cây lai cho nhiều hoa quả hơn cây bố mẹ) , tính thích ứng ( con lai có khả năng chống chịu tốt với các
yếu tố bất lợi hơn cây bố mẹ).
-Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai: nguyên nhân trực tiếp là do tính dị hợp tử của cơ thể lai tạo nên.
Từ tính dị hợp tử mà hình thành nên nhiều cơ chế cụ thể.
-Các giả thuyết:
+ Thuyết ưu trội: thuyết này cho rằng nguyên nhân gây ra ưu thế lai là do tính dị hợp trong TB, tác
dụng qua lại giữa cac alen khác nhau cúng một locut gây ra nên hiệu quả vượt xa các dạng đồng hợp
tử ( aa < Aa >AA). Các alen a và A quy định việc sản sinh ra các chất # nhau nhưng có ảnh hưởng
vượt xa tác dụng của các chất sinh ra do 1 loại alen ( a hoặc A)


+ Thuyết tính trội: Ưu thế lai do tác dụng nhiều mặt của các gen trội gây ra. Gen trội thường quy
định tính trạng có lợi, nếu có nhiều gen trội thì tính trạng có lợi càng được tăng cường, những gen
trội này có thể nằm trên các locut khác nhau nhưng gây ra cùng 1 tác dụng ở kiểu hình, chúng có thể
có hiệu quả tương tác tội lặn, liên kết hoặc hỗ trợ tích lũy.
Ngoài ra, còn có thuyết cân bằng di truyền, cân bằng sinh lý,……
Câu 28: Ảnh hưởng của nhân tố nội sinh đến kết quả giâm hom?
1,Đặc điểm di truyền của loài:
_ Dựa vào khả năng ra rễ để chia các lài cây thân gỗ thanh 3 nhóm chính là:
+Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài như 1 số loài thuộc các chi Ficussp,….
+ Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài
+ Nhóm có khả năng ra rễ TB gồm 65 loài
_Dựa theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành 2 nhóm chính là:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành: là nhiều loài cây thuộc họ Dâu tằm như dâu tằm, đa, sung,
dương,…; một số loài thuộc họ Liễu như Dương, liễu, …. Và các loài cây nông nghiệp như sắn, mía,

khoai lang, rau muống,….. Đối với những loài cây này khi giâm hom không cần xử lý thuốc, giâm hom
vẫn ra rễ bình thường.
+ Nhóm ss chủ yếu bằng hạt thì k.năng ra rễ của giâm hom bị hạn chế ở các mức độ #nhau.
2, Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể:
3, Tuổi cây mẹ lấy cành.
-Thông thường cây chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng hom hơn cây đã sinh sản hạt.
- Hom lấy cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già.
- Cây non ko những dễ ra rễ mà thòi gian ra rễ cũng lớn hơn.
- Cây non khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây nhiều tuổi giải thích do: tỷ lệ đường tổng số
/ đoạn tổng số cao ở thân cây hay do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống.
4, Vị trí cành và tuổi cành:
-Cành dưới ra rễ dễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3.
-Cành chồi vượt thường ra rễ dễ hơn cành tán cây vì thế mà người ta thường xử lý cho cây ra chồi
vượt.
-Cây non và cành nửa hóa gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.
5, Sự tồn tại của lá trên hom:
Lá là c.quan q.hợp tạo hợp CHC cho cây đồng thời là c.quan thoát hơi nước để khuếch tán t/d của
chất kích thích ra rễ đến các b.fận hom, là c.quan điều tiết chất điều hòa sinh trưởng ở giâm hom 
ko có lá thì không thể ra rễ song diện tích quá lớn thì qt thoát hơi nước mạnh làm hom bị héo và
chết trước khi ra rễ. Cần để 1-2 fiến lá và cắt bớt 1 fần fiến lá.
6, Các chất điều hòa sinh dưỡng: trong các chất đièu hòa sinh dưỡng thì auxin được coi là chất quan
trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom. Song nhiều chất tác dộng cùng auxin cũng tồn tại 1
cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Trong đó, quan
trọng nhất là Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ, và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ.
-Rhizocalin: fát động sự ra rễ ở hom giâm
- Đồng nhân tố ra rễ: điều fối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ.
-Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ: có sự tồn tại của chất kích thích ra rễ trong các mô của
các loài cây dễ ra rễ. Các chất kích thích và kìm hãm ra rễ đều có thể tồn tại ở hầu hết TV, tiềm năng
ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối cả những chất này. Các loài cây dễ ra rễ



chứa nồng độ cao các chất kích thích ra rễ, còn các loài cây khó ra rễ lại chứa nồng độ cao các chất
kìm hãm ra rễ.
Câu 29: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại sinh đến kết quả giâm hom?
Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến ra rễ của giâm hom trước hết là đk sinh sống của cây mẹ lấy
cành, sau đó các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom như mùa vụ giâm hom, các đk ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm và giá thể giâm hom.
1,Đk sinh sống của cây mẹ lấy cành: Có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom
lấy từ những cây non. Điều kiện chiếu sáng của cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ
của giâm hom.
+Dinh dưỡng: hom lấy từ cây được bón fân hữu cơ và fân khoáng , tỷ lệ ra rễ cao hơn rõ rệt so với
hom lấy từ không được bón fân,
+ Ánh sáng: Cây mẹ lấy cành có thời gian chiếu sáng hợp lý, đầy đủ thì cành hom ra rễ cao hơn so với
cành lấy từ cây mẹ có ánh sáng kém hơn,
+ Độ ẩm và không khí: Ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm và không khí đầy đủ, cao thì cành hom ra rễ cao
hơn ánh sáng mạnh, độ ẩm và không khí thấp.
2, Thời vụ giâm hom:
Là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của
hom giâm fụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài cây có thể giâm hom quanh
năm, song nhiều loài cây có tính thời vụ rõ rệt. Hom lấy trong thời kỳ cây mẹ có hoạt động sinh
trưởng mạnh thường có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các thời kỳ khác. Hầu hết các loại cây đều sinh
trưởng mạnh trong mùa xuân_hè ( mùa mưa) hay sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa
đông( mùa khô)
3, Ánh sáng:
-Không có ánh sáng và không có lá thì có hoạt động quang hợp quá trình TĐC khó xảy ra, không thể
có hoạt động ra rễ.
-Chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của giâm hom, ánh sáng tự nhiên là cần
thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của giâm hom của 1 số loài cây
ưa sáng.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình ra rễ thường mang tính chất tổng hợp: ánh sáng_ nhiệt

độ_ độ ẩm mà không fải là từng nhân tố riêng rẽ.
4, Nhiệt độ: là một trong các nhân tố quy định tốc độ ra rễ.
-Ở nhiệt độ thấp, hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ vì quá trình TĐC trong hom bị ngừng
trệ.
-Ở nhiêt độ quá cao, tăng cường độ ho hấp và bị hỏng, thúc đẩy sự mất nước nên hom bị héo làm
giảm tỷ lệ ra rễ.
5, Độ ẩm:
-độ ẩm ko khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong qt giâm hom. Các hoạt động
quang hợp, hô hấp, fân chia TB và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước
-Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình
quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần 1 độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của
hom 15 – 20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ.
-Yêu cầu độ ẩm không những thay đổi theo loài cây mà còn thay đổi theo mức độ hóa gỗ của hom.
Hom non nhanh héo nên cần độ ẩm không khí cao hơn so với cây hom hóa gỗ


-Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi giâm hom, vừa làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí, giảm
thoát hơi nước của lá.
6, Giá thể giâm hom: Giá thể cũng góp fần vào thành công của giâm hom. Các loại giá thể được dùng
hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ
để tạo cây ra rễ, sau đó mới cấy cây hom vào bầu thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom
trực tiếp vào bầu để tạo thành cây hom thi fgiá thể thường là mùn cưa để mục, xơ dừa băm nhỏ
hoặc đất vườn ươm, hoặc có sự trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là có độ
thoáng khí tốt, duy trì được độ ẩm trong thời gian dai fmà không ứa nước, tạo đk cho rễ fát triển tốt
đồng thời sạch, không bị nhiễm nấm và không có nguồn bệnh, đọ pH khoảng 6 -7
Câu 30: Khái niệm rừng giống, vườn giống? Phân biệt rừng giống với vườn giống? Các loại rừng
giống, vườn giống?
-Rừng giống: là rừng chuyên để sản xuất vật liệu giống được xây dựn bắng cách chuyển hóa từ rừng
tự nhiên, rừng trồng hay được trồng mới từ giống của xuất xứ đã được xác định là tốt qua khảo
nghiệm hoặc của hạt trộn lẫn từ những cây mẹ đã được chọn lọc, có áp dụng các biện fap kỹ thuật

thâm canh và cách li với nguồn hạt fấn bên ngoài nhằm sản xuất giống với số lượng ổn định và chất
lượng được cải thiện.
- Vườn giống: là nơi trồng những dòng vô tính hoặc cây con từ hạt của những cây trội đã được chọn
lọc và đánh giá, được bố trí cây giống để hạn chế tới mức thấp nhất sự thụ fấn giữa các cây cùng
dòng hoặc cùng gia đình, được cách ly nhằm hạn chế hoặc tránh những nguồn hạt fấn bên ngoài và
được quản lý, chăm sóc tốt để sản xuất nhiều hạt giống 1 cách ổn định, dễ thu hoạch, có fẩm chất di
truyền cao.
-Phân biệt rừng giống và vườn giống:
Rừng giống
Vườn giống
-Chuyên để sản xuất vật liệu -Trồng các dòng vô tính hoặc cây con từ hạt của những cây trội
giống bằng cách chuyển hóa rừng đã được chọn lọc và đánh giá
tự nhiên hoặc rừng trồng hay - Cách ly: tránh hiệ tượng thụ fấn không kiểm soát được, ta tiến
được trồng mới( từ hạt..) từ các hành chặt hơn rừng giống
giống đã qua khảo nghiệm.
Trồng các giải rừng cách ly = cây không thể giao fấn với cây
- Cách ly: cách ly với nguồn hạt trong rừng.
fấn bên ngoài nhưng không chặt Để 1 khoảng trống có bờ rộng hợp lý bao quanh rừng tùy theo
= vườn giống  khó kiểm soát đặc điểm fát tán và đặc điểm sinh học của loài.
hơn vườn giống.
-Bố trí cây rừng trong vườn hợp lý để hạn chế tới mức thấp nhất
sự giao fấn giữa các cây trong 1 dòng hoặc 1 gia đình.
-Các loại vườn giống và rừng giống:
1, Rừng giống: Tùy theo yêu cầu về loại hạt giống cũng như các mục tiêu kết hợp khác nếu có mà áp
dụng loại rừng giống cho fù hợp
a, Rừng giống tạm thời: là rừng giống được xây dựng từ các lâm fần tự nhiên hoặc rừng trồng được
tuyển chọn nhằm thỏa mãn nhu cầu hạt giống trong 1 thời gian nhất định. Loại rừng giống này
thường được sd cho những loài cây có diện tích trồng rừng không lớn.hoặc trong thời gian chờ đợi
hoàn thành xây dựng các khu rừng giống, vườn giống cố định. Những cây tốt trong lâm fần được sd
để lấy vật liệu giống. Lượng hạt giống do rừng giống tạm thời cung cấp thường có số lượng không

lớn, mặt khác fẩm chất toàn diện của chúng cũng được cải thiện một fần. Rừng giống tạm thời tự
nhiên cho vật liệu giống có ưu điểm lớn là tính thích ứng tốt với đk hoàn cảnh địa fương. Một số tính


trạng # như: độ thẳng của thân cây, sức đề kháng với đk bất lợi,… cũng có thể được cải thiện thông
qua các biện fáp tác động cho loại rừng trồng này.
b, Rừng giống cố định: là rừng giống được xây dựng mới bằng cách tuyển chọn từ rừng tự nhiên
hoặc trồng mới. Dựa vào nguồn gốc có thể chia rừng giống ccố định thành 2 loại:
-Rừng giống chuyển hóa: là rừng giống được tuyển chọn từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng đủ tiêu
chuẩn và được tác động biện fáp kỹ thuât chuyển hóa như tỉa thưa di truyền, tỉa thưa lâm sinh, chăm
sóc tốt,…. Để sản xuất vật liệu giống trong một khoảng thời gian nhất định.
-Rừng giống trồng mới: là rừng giống được trồng bằng vật liệu giống có fẩm chất di truyền cao,
thường là vật liệu giống được lấy từ những cây trội trong quần thể gốc. Vật liệu giống được trồng ở
rừng giống có thể là cây sinh dưỡng hoặc cây từ hạt của các xuất xứ tốt nhất đã qua khảo nghiệm
của cây trội, trong các xuất xứ đó đã hoặc chưa qua khảo nghiệm hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô
tính.
2, Vườn giống:
a, Vườn giống lấy hạt là vườn giống trồng để thu hoạch vật liệu giống là hạt giống. Vườn giống lấy
hạt lai là 1 dạng đặc biệt, ở đó 2 dòng hoặc hai loài cây khác nhau được bố trí trồng sao cho chúng có
thể giao fấn cho nhau dễ dàng để tạo ra hạt giống lai có ưu thế lai và có thể sd được ngay ở đời lai
thứ nhất (F1). Căn cứ vào kết quả kiểm tra khả năng tổ hợp của bố mẹ lai và mức độ ưu thế lai của
cây lai cũng như tình hình sinh trưởng và fát triển cụ thể của bố mẹ lai mà xác định và bố trí tỷ lệ, vị
trí cây làm bố và mẹ sao cho chúng cho nhiều hạt lai có chất lượng toàn diện tốt.
b, Vườn giống lấy vật liệu sinh dưỡng là vườn giống được trồng để thu hoạch vật liệu để nhân giống
bằng sinh sản sinh dưỡng. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của vật liệu giống do vườn giống này cung
cấp, người ta chia ra: vườn giống lấy hom và vườn giống lấy quả. Vườn giống lấy hom cũng có thể sd
để lấy vật liệu nhân giống bằng pp nuôi cấy mô tế bào. Đặc điểm của loại vườn giống này là cung cấp
vật liệu giống non trẻ cả về tuổi đời và tuổi gđ fù hợp cho các pp nhân giống nói trên. Vườn giống cây
lấy quả thường cung cấp cánh chiết, cành và mắt ghép để sản xuất cây chiết, cây ghép. Loại vườn
giống này cung cấp vật liệu giống ở gđ thành thục sinh sản để cây chiết, cây ghép nhanh ra hoa kết

quả. Căn cứ vào bản chất của vật liệu giống dùng để xây dựng vườn giống có thể chia thành: vườn
giống thế hệ 1; 1,5 và 2.
-Vườn giống thế hệ 1: là vườn giống được xây dựng bằng cây chiết, ghép mà cành chiết, ghép lấy từ
các cây mẹ trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng chưa áp dụng pp chọn cá thể. Loại vườn giống này
có đặc điểm là dựa vào kiểu hình của cây mẹ để chọn lọc lấy cây mẹ làm giống,nhân tố bố không xác
định được do hiẹn tượng thụ fấn tự do trong quần thể gốc.
-Vườn giống thế hệ 1,5: là vườn giống được xây dựng = cây ghép mà cành ghép được lấy từ các cây
mẹ ở ngoài rừng hoặc trong vườn giống thế hệ 1 đã qua khảo nghiệm hậu thế và được chứng minh
là tốt. Cũng có thể trồng nhiều vườn giống thế hệ 1 trên 1 số nơi có đk hoàn cảnh tương tự nhằm
tuyển chọn những dạng tốt nhất xây dựng vườn giống thế hệ 1,5 để đạt tăng thu di truyền cao.
-Vườn giống thế hệ 2: là vườn giống được xây dựng bằng nguồn vật liệu giống lấy từ những cá thể
tốt nhất được chọn lọc trong quần thể sản xuất, trồng bằng vật liệu giống đã được cải thiện fẩm
chất, có nghĩa là quần thể sản xuất được trồng bằng vật liệu giống lấy từ vườn giống thế hệ 1 và 1,5.
Vật liệu giống trồng trong loại vườn giống thế hệ 2 cũng có thể được xây dựng bằng cây từ hạt lấy từ
những gia đình hoặc từ những dòng vô tính trong các vườn giống thế hệ 1 và 1,5 để cho hậu thế tốt
nhất.
3, Vườn giống nghiên cứu: là 1 tập hợp toàn bộ các dòng vô tính của các cây ưu tú đã qua tuyển
chọn, đại diện cho sự đa dạng di truyền fong fú của loài. Mục đích của laoị vườn giống này là kiểm
tra và bảo tồn 1 số lượng lớn các kiểu gen có giá trị cao và nhân những kiểu gen tốt fục vụ cho


chương trình cải thiện giống dài hạn nhằm sản xuất 1 lượng lớn hạt giống có tăng thu di truyền tối
đa từ những dòng vô tính ưu tú nhất. Vì vậy loại vườn giống này có ý nghĩa lớn cả về khoa học và
thực tiễn, nó có thể fục vụ cho các mục tiêu trước mắt và lâu dài, thậm chí có thể kết hợp giữa
nghiên cứu, sản xuất hạt giống chất lượng cao với các mục tiêu # như: bảo tồn nguồn gen, gây tạo
giống mới,….
Câu 32: Các tiêu chuẩn của rừng làm đối tượng để chuyển hóa thành rừng giống? Các nội dung của
kỹ thuật chuyển hóa thành rừng giống?
-Rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được chọn để chuyển hóa thành rừng giống fải là loại rừng chưa bị
dịch sâu bệnh hại fát thành dịch và chưa bị tác động mạnh làm mất tính tự nhiên của quần thể ( chặt

ngọn, khai thác nhựa,….) Diện tích tối thiểu của rừng giống, vườn giống lấy hạt là 1 ha, vườn giống
lấy vật liệu sinh dưỡng là 0,1 ha.
-Rừng tự nhiên muốn chuyển thành rừng giống fải có đại bộ fận cây rừng trong lâm fần sinh trưởng
tốt, cây lấy giống fải đạt tiêu chuẩn theo mục đích kinh doanh, không bị cong queo sâu bệnh, có dạng
tán cân đối. Có thể có1 hoặc 1 vài loài cây làm giống trên cùng 1 đơn vị diện tích rừng fục vụ cho
trồng rừng và tái sinh rừng. Số lượng cây của mỗi loài cây thuộc đối tượng chuyển hóa fải nhiều hơn
20 cây/ ha.
-Rừng trồng được chọn để chuyển hóa thành rừng giống fải là khu rừng tốt nhất theo từng MĐ kinh
doanh cụ thể. Cây rừng sinh trưởng và fát triển tốt, số cây cho sp đạt yêu cầu theo MĐ kinh doanh
fải đạt trên 60 % tổng số cây và fân bố đều trên diện tích cần fải chuyển hóa.
Độ tuổi rừng trồng được chọn để chuyển hóa thành rừng giống fù hợp nhất cũng thay đổi tùy theo
loài cây và đk lập địa. Nhìn chung rừng ở gđ tuổi non hoặc rừng sào là fù hợp. Tuổi fù hợp của Thông
nhựa là 15, thông đuôi ngựa là 12,……
-Tiến hành tỉa thưa fải đạt 2 nội dung là tỉa thưa lâm sinh đơn thuần và tỉa thưa di truyền. Tỉa thưa
lâm sinh nhằm tạo không gian dinh dưỡng fù hợp cho cây giữ làm giống sinh trưởng, fát triển tốt và
cho nhiều quả. Tỉa thưa di truyền nhằm mục đích loại bỏ các cây hoặc gia đình không đạt yêu cầu
chọn giống hoặc cho hậu thế không mong muốn.
** Nội dung của kỹ thuật chuyển hóa rừng giống: Hồ sơ xây dựng rừng giống chuyển hóa: điều tra,
chọn tuyển rừng giống và cây giống được tiến hành theo pp lập OTC điển hình hoặc theo tuyến. Tùy
theo diện tích cần điều tra mà xác định diện tích cần đo đếm theo công thức ứng dụng thống kê toán
học hoặc theo quy định sau:
Diện tích điều tra

Tỷ lệ diện tích cần đo đếm

Dưới 5 ha
5 – 10 ha
10 – 20 ha
Trên 20 ha


5%
4%
3%
2%

Các chỉ tiêu cần điều tra: loại đất, đá mẹ, độ dốc và hướng dốc, độ cao so với mặt nước biển, nhiệt
độ, lượng mưa,….
-Nội dung:
+Số cây để lại cuối cùng làm cây giống.
+Số lần tỉa thưa- cường độ và chu kỳ chặt tỉa thưa,pp bài cây, các biện fáp chăm sóc sau chuyển hóa.
+ Phải xây dựng dự toán chi fí cho các công việc chuyển hóa


Các nội dung trên fải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: Việc tuyển chọn cây giống fải tiến hành
nhiều lần nhằm chọn được những cây cho sản fẩm đạt mục đích kinh doanh và cường độ chặt tỉa
thưa, số lần chặt, chu kỳ chặt fải fù hợp với loài cây và lập địa.Căn cứ vào đặc điểm sinh học của loài,
đk lập địa, mật độ ban đầu, tỷ lệ cây xấu và tốt để xđ mật độ cuối cùng, cường độ , chu kỳ và số lần
chặt tỉa thưa. Đối với những loài cây ưa sáng mọc trên đkk lập địa tốt, cây sinh trưởng nhanh, tán lá
fát triển, mật độ trồng dày, cần tỉa thưa với cường độ 40 -50% tính theo số cây. Chu kỳ tỉa thưa được
xđ dựa trên đặc điểm sinh trưởng, fát triển của loài và cường độ tỉa thưa lần trước. Chu kỳ chặt từ 3
– 5 năm.
*Nội dung của kỹ thuật tỉa thưa:
-Bài cây: fải do 1 nhóm cán bộ kỹ thuật thực hiện đểm đảm bảo được khách quan và chính xác, bài
cây tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn chọn cây giống và bài cây đã nêu ở trên.
-Thời gian chặt: tốt nhất nên chặt cây đã bài vào trước mùa sinh trưởng.
-Kỹ thuật chặt: chặt sát gốc, hướng đổ không ảnh hưởng đến cây giữ lại. Cần đảm bảo cho cây được
giữ lại làm giống có đủ không gian để sinh trưởng, fát triển tốt,ít nhất cũng fải được chiếu sáng từ 3
fía.Nếu có 1 số cây đủ tiêu chuẩn cây giống đứng gần nhau và có biểu hiện cạnh tranh về không gian,
ánh sáng thì chỉ để lại cây tốt nhất trong đám. Ngược lại nếu có 1 đám cây không đủ tiêu chuẩn làm
cây giống thì vẫn fải chặt hết cả đám, mặc dù làm như vậy sẽ tạo ra những khoảng trống lớn trong

rừng.
Câu 33: Đ2 kỹ thuật của rừng giống trồng mới từ đầu? ND xd loại rừng giống này?
Vật liệu trồng rừng giống: có thể là cây từ hạt hoặc cây sinh dưỡng. chỉ chọn những cây từ hạt tốt
nhất tong vườn ươm để trồng rừng giống. Nếu lá cây sinh dưỡng thì chúng fải được lấy từ 20 cây
mẹ( cây trội) # nhau trở lên và được trộn đều với số lượng như nhau trong vườn ươm. Phải thiết kế
trước khi trồng rừng giống. Thời kỳ trồng rừng giống bao gồm những ND: diện tích trồng rừng, fương
thức trồng rừng, bố trí cây trồng, mật độ trồng, kỹ thuật trồng và quản lý rừng giống sau khi trồng.
Đất trồng rừng giống có độ dốc không qua 15º , fải dọn sạch thực bì, cày bừa toàn diện hoặc theo
bậc thang, làm sạch cỏ. Hố trồng cây giống có kích thước: 50*50*50 cm, trước khi trồng fải bón lót
fân hữu cơ theo yêu cầu của từng loài cây. Công việc đào hố và bón lót fải làm xong trước khi trồng
cây giống khoảng 1 tuần, Nếu trông cây bằng cây con từ hạt thì được trồng theo cụm 3 cây. Các cây
trong cụm nằm ở đỉnh của tam giác đều có cạnh 1m, khoảng cách giữa các cụm tùy theo loài cây má
xác định cho fù hợp.
**Nội dung:
-Lập hồ sơ rừng giống: tìm hiểu các tài liệu về ĐKTN, các biện fáp kỹ thuật tác động, bản đồ rừng
giống, thời gian trồng và các biện fáp kỹ thuật tác động
-Kỹ thuật chăm sóc: fát dọn thực bì, làm cỏ, xới đất, bón fân và vung gốc. Nơi có làm nông lâm kết
hợp: làm cỏ quanh gốc, bón fân và vun gốc.
-Tỉa thưa rừng giống: khi cây trong cụm khép tán thì fải chặt tiả thưa. Tùy theo đ 2 của loài cây và đk
lập địa mà chặt tỉa thưa tù 1 hoặc 2 lần. Cây giữ lại là cây sinh trưởng và fát triển cân đối, sp MĐích
cao, không sâu bệnh và có khả năng ra hoa kết hạt. Cây chạt bỏ là những cây sinh trưởng kém, bị sâu
bệnh, không đáp ứng được yêu cầu làm giống. mùa tỉa thưa tốt nhất là trước mùa sinh trưởng.+ có
thể kết hợp chặt bỏ với chặt tỉa để tập trung dd cho cây hữu hiệu.+ sau khi chặt tỉa fải thu dọn và
chăm sóc rừng giống
-Thu hái: Từ năm thứ 3 trở đi fải thu hái kịp thời, tránh mất mát, không làm tổn thương cây giống khi
thu hái quả


Câu 34: Đặc điểm kỹ thuật của các loại vườn giống?
-Vườn giống thế hệ1; 1,5; 2 : xây dựng bằng hạt và mật độ dày gấp 3 lần mật độ cuối cùng. Trong

quá trinh theo dõi dựa vào kết quả kiểm tra cây giống chặt bỏ những cây không đạt yêu cầu.
-Vườn giống hấy hom: + vật liệu lấy từ cây mẹ đã qua khảo nghiệm. – số dòng vô tính, số gia đình
được chọn tùy thuộc vào yêu cầu của độ vượt năng suất cần có và khả năng di truyền tính trạng của
từng loài cây.+ Số cây mỗi dòng fụ thuộc vào nhu cầu giống thực tiễn. + dòng được bố trí theo khối
hoặc theo hàng.+ mật độ cao vì tán thu hẹp hàng năm nhằm cung cấp vậ tliệu sinh dưỡng.
-Vườn giống khi mục tiêu chọn giống là hoa – quả - hạt : Vật liệu chọn trong vườn giống loại này là vậ
tliệu sinh dưỡng được lấy từ cây trội đã hợc chưa qua khảo nghiệm. Tuổi thành thục sinh sản mới lấy
cành chiết ghép để nhân giống. Mật độ thưa hơn vườn giống lấy hom.
-Vườn giống lấy hạt lai: Nguồn giống đem trồng 20 – 25 dòng vô tính hay gia đình theo 1 hồ sơ thích
hợp để thu được tỷ lệ lai nhiều nhất và tận dụng ưu thế lai F1 trong sản xuất.
-vườn giống nghiên cứu: số lượng dòng vô tính lớn hơn nhiều so với vuòn giống thông thường ( 100
– 400 ). Các cây trong dòng vô tính được trồng gần nhau trong 1 hàng hay ` khối vì không sợ hiện
tượng thụ fấn và giao fấn gần. KHông cần xây dựng vùng cách ly fấn hoa. Số cá thể trong mỗi dòng và
gia đình không cần nhiều (3 – 10 cá thể).
Nội dung xây dựng vườn giống:
-Vật liệu trồng có thể là từ hạt, cây sinh dưỡng. trồng bằng hạt có thể trồng theo cụm 3 -5 cây của
cùng 1 cây mẹ sau đó chặt tỉa thưa chỉ để lại 1 cây tốt nhất
-Cây trội được chọn để xây dựng vườn giống có tiêu chuẩn cao hơn cây trội lấy giống để xây dựng
rừng trồng.
-Cây giống fải được bố trí theo 1 sơ đồ nhất định để hạn chế tới mức thấp nhất sự thụ fấn cùng dòng
-Biện fáp kỹ thuật áp dụng tương tự đối với rừng giống
-Cách bố trí: Sắp xếp cây giống theo hàng có chuyển dịch: trật tự trong hàng không thay đổi, chỉ thay
đổi trật tự cây giữa các hàng. Sắp xếp theo khối hoán: khối xuất fát, khối lặp lại chuyển dịch bậc
thang. Sắp xếp theo khối cân bằng không đầy đủ. Sắp xếp theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
Câu 35: Khái niệm, CSSH của pp nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào? Ý nghĩa của pp nhân
giống này đối với cải thiện giống cây rừng?
-Nhân giống bằng pp nuôi cấy mô và tế bào TV( còn gọi là vi nhân giống) là pp sản xuất hàng loạt cây
con ( bản sao) từ các bộ fận của cây ( các cơ quan, mô, tế bào) bừng cách nuôi cấy chúng trong ống
nghiệm ở đk vô trùng có môi trường thích hợp và được kiểm soát.
-CSSH của pp nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô TB: Quá trình hình thành các cơ quan khi nuôi

cấy mô và TB được chi fối bởi 2 nhân tố: bản chất vật liệu ( mẫu) nuôi cấy và môi trường nuôi cấy
( bao gồm môi trường vật lý và hóa học). Trong mqh tương tác giữa 2 nhân tố trên, mẫu nuôi cấy trải
qua những thay đổi sinh hóa và sinh lý fức tạp dẫn đến sự hình thành các cơ quan.
+ Nguyên nhân sâu xa của những h.tượng đó là do TB sống có tính toàn năng. Mỗi TB bất kỳ của cơ
thể sv nào cũng đều mang toàn bộ thông tin di truyền cần thiết và đầy đủ cho cả loài sv đó. Khi gặp
những đk thích hợp, mỗi TB đều có thể p.triển thành 1 cá thể hoàn chỉnh.
Một vòng đời( chu kỳ sống) của sinh vật bậc cao duy trì nòi giống theo phương thức ss hữu tính
được bắt đầu từ các TB trứng được thụ tinh ( hợp tử), hợp tử p.triển thành fôi, từ fôi các TB trải qua
nhiều lần nguyên fân liên tiếp và được chuyển hóa hình thành các TB của các mô chuyên hóa thuộc
các cơ quan rất # nhau và thực hiện các chức năng # nhau của cơ thể. Ví dụ: mô fân sinh làm nhiệm
vụ sinh ra các TB mới, mô rộng thực hiện chức năng quang hợp, như mô làm nhiệm vụ dự trữ….. Quá


trình fân hóa thành các cơ quan có thể được biểu thị như sau: TB fôi  TB dãn  TB fân hóa chức
năng.
Một điều quan trọng ở đây là: mặc dù TB đã fân hóa hiện đang được thực hiện các chức năng # nhau
nhưng chúng vẫn không hoàn toàn mất đi khả năng fân chia của mình, nếu tách riêng của 1 nhóm TB
ra và đặt chúng trong những đk môi trường thích hợp thì chúng lại trở về dạng TB fôi sinh ban đầu và
lại fân chia mạnh mẽ, có thể thông qua điều khiển môi trường để điều khiển quá trình fân hóa tiếp
theo của chúng, thậm chí tái diễn quá trình fân hóa như ở TB fôi ban đầu.
Quá trình fân hóa và fản fân hóa TB cũng như mọi quá trình # xảy ra theo 1 chương trình đã được
mã trong bộ gen ( AND) của TB. Các gen trong bộ gen của TB không hoạt động đồng thời mà được
hoạt hóa và hoạt động từng fần làm xuất hiện những cơ quan # nhau, những đặc điểm của kiểu hình
khác nhau tương ứng với từng gđ trong quá trình fát triển cá thể.
Ngoài ra, khi cácTB nằm trong 1 khối mô của 1 cơ quan nào đó trong cơ thể thì chúng thường bị các
TB xung quanh ức chế nên không xuất hiện những tính trạng mới. Nếu các TB được tách riêng rẽ và
gặp đk môi trường thuận lợi thì bộ gen được hoạt hóa và quá trình fân hóa xảy ra theo 1 chương
trình đã được định sẵn trong bộ gen đó. Vấn đề then chốt ở đây là fải tiến hành hàng loạt các thí
nghiệm để xác định được môi trường thuận lợi cho fù hợp với mỗi loại TB # nhau ( TB của các cơ
quan, bộ fận khác nhau trong cây, của các loài, giống khác nhau,….) để chúng thực hiện được sự fân

hóa đó.
Một trong những biểu hiện fản fân hóa của tế bào là sự hình thành mô sẹo khi ta nuôi cấy những
mảnh cấy lấy từ những cơ quan chuyên hóa ( đoạn cành, mẩu lá,….). Mô sẹo được sinh ra có bản
chất di truyền như các mô của mẫu cấy, song có cấu trúc vách TB mỏng hơn, lớp mô sẹo mềm và xốp
hơn, không còn chức năng như TB của mẫu cấy nữa. Nếu đặt mô sẹo này trong các môi trường hóa
học khác nhau, môi trường vật lý có các đk # nhau ( ánh sáng, nhiệt độ,…), thì chúng sẽ có thể fân
hóa để hình thành các cơ quan khác nhau hoặc fân hóa theo trình tự đã được định sẵn trong bộ gen
của chúng.
-Ý nghĩa của pp nhân giống trong việc cải thiện giống cây rừng:
+ Sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng nhu cầu về lượng và chất trong sản xuất
+Giữ được các t.trạng tốt, p.chất tốt của cây mẹ.Có ý nghĩa rất lớn đối với cây quý , hiếm,…
+ Sản xuất được nhiều giống tốt, sạch bệnh,……
Câu 36: Các hình thức nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào?
Có 5 hình thức nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và TB:
1, Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng: Đỉnh sinh trưởng chứa đựng mô fân sinh đầu ngọn nằm ở fần đỉnh
thân, cành cây được bao bọc bởi 1 lớp vỏ, bề mặt có lớp cutin. Đỉnh sinh trưởng của cây được nuôi
dưỡng thường ở vào gđ non nên quá trình fân chia và fân hóa xảy ra mạnh mẽ. Sự fân hóa này xảy ra
ngay trong những gđ fát triển đầu tiên của fôi và giữ lại trong suốt đời sống của cây. Có thể sử dụng
chop chồi non của hạt mới nảy mầm để nuôi cấy. Các TB được sinh ra từ TB khởi sinh sau vài lần fân
chia sẽ rời khỏi mô fân sinh, nên mô fân sinh có thể tích tương đối ổn định. Quá trình sinh trưởng
của đỉnh sinh trưởng được chia làm 3 gđ:
-Gđ1 ( gđ fôi sinh ) : trong mô fân sinh đỉnh sinh trưởng xảy ra sự hình thành mầm cơ quan và sự fân
chia đầu tiên của chúng thành các mô riêng biệt.
-Gđ2: mầm của cơ quan sinh trưởng nhanh, dài ra, đạt kích thước tối đa và có hình dạng nhất định.
-Gđ 3: kết thúc sự fân hóa TB, vách TB bắt đầu hóa gỗ, có những chỗ dầy lên, TB ko còn khả năng
sinh trưởng. Mầm sống của lá xuất hiện, ban đầu dưới dạng những u lồi là u lá, u lá lớn dần chuyển
thành mầm lá, mầm lá fát triển thành lá.


Ngoài khả năng trên, mô fân sinh đỉnh là nơi duy nhất trong cơ thể sv không có virut. Nhưng mô này

quá nhỏ nên người ta có thể nuôi cấy fần đỉnh chồi. Dựa trên đặc điểm này, người ta đã nuôi cấy
đỉnh sinh trưởng của khoai tây, cà chua, cam, quýt,…. Để tạo ra những loài cây sạch bệnh virut.
2, Nhân chồi nách: Chồi nách còn gọi là chồi bên nằm ở nách lá, có cấu tạo tương tự như chồi đỉnh.
Tuy nhiên do hiện tượng ức chế ưu thế ngọn, chồi nách không fát triển. Khi được đánh thức, chúng
bắt đầu sinh trưởng fát triển như 1 thân chính.
3, Nhân chồi bất định: chồi bất định được hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên 1 cơ quan của cây ( rễ,
thân, lá, cành,….). Có thể nuôi cấy các bộ fận còn non của cây hoặc kích thích cho thân, cành cây
nhiều tuổi để tạo ra chồi bất định rồi sử dụng chúng để nhân giống. Ngày nay hình thức này có thể
áp dụng cho nhiều loài cây, kể cả cây thân gỗ lâu năm.
4, Hình thành cơ quan bằng TB mô nuôi cấy: Nuôi cấy bất kỳ một cơ quan, bộ fận nào đó của cơ thể
để có mô sẹo. Từ khối TB mô sẹo được nuôi cấy trong những đk môi trường fù hợp với từng loại mô,
từng loại cây sẽ hình thành mô fân sinh, những mô fân sinh này sẽ fân hóa tạo ra các cơ quan ( rễ,
thân,…) của cây.
Mô sẹo là khối TB fát sinh từ hầu khắp các bộ fận của thấn, cành, lá cây khi có vết cắt. Đây là khối TB
fát sinh vô tổ chức, không có lớp nhu mô nên ko có hình dạng nhất định. Mô sẹo thường có màu
vàng, trắng, xanh hay màu của sắc tố Anthoxian. Mô sẹo fát triển không theo 1 quy luật nhất định,
nhưng có 1 đặc tính quan trọng là có thể chịu tác động của những đk môi trường sống ( nuôi cấy) và
fân hóa các cơ quan: hình thành rễ, chồi và fôi để hình thành cây hoàn chỉnh. Quá trình đó có thể
được chia làm 1 gđ: fát sinh mô sẹo, fân chia TB và fân hóa cơ quan.
-Gđ fát sinh mô sẹo: quá trình TĐC kích thích TB fân chia và hình thành mô sẹo. Gđ này fụ thuộc vào
tình trạng sinh lý của mô nuôi cấy và đk môi trường nuôi cấy.
-Gđ fân chia mô sẹo: các TB mô sẹo fân chia làm tăng số lượng TB, tăng sinh khối.
-Gđ fân hóa cơ quan: Các TB mô sẹo fân hóa và xuất hiện các con đường TĐC dẫn đến việc sản xuất
ra các chất trao đổi thứ cấp có hoạt tính sinh học. Sự fân hóa TB mô sẹo tạo nên những chất liệu cấu
tạo nhu mô các loại, các TB rây và cùng mô fân sinh – trung tâm của sự hình thành chồi và rễ cây
mới. Sự fân hóa của TB mô sẹo xảy ra do tình trạng sinh lý, các chất có sẵn của mẫu nuôi cấy, thời
gian duy trì nuôi cấy mô sẹo ( số lần cấy chuyền), các chất được sản sinh ra trong khi nuôi cấy mô sẹo
và các chất điều hòa sinh trưởng được đưa vào môi trường nuôi cấy. Ví dụ: khi muốn tạo rễ cần tăng
cường auxin, giảm hoặc loại bỏ hẳn xitokinin. Khi muốn hình thành nhiều chồi thì tăng cường
xitokinin và giảm hàm lượng auxin trong môi trường nuôi cấy.

5, Tạo fôi nhân tạo:
-Nuôi cấy TB sinh dưỡng tạo ra fôi sinh dưỡng……
-Tạo fôi nhân tạo là kỹ thuật nhân giống vô tính hiện đại trong đó có thể tạo cây con hoàn chỉnh.
Hoặc sản xuất hàng loạt hạt giống nhân tạo.
Câu 37: Các quy trình nhân giống bằng pp nuôi cấy mô và tế bào?
1, Gđ 1: giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này được coi như là 1 bước thuần hóa vật liệu để nuôi cấy. Đưa cây từ ngoài rừng về nuôi
trồng để chúng thích ứng với hoàn cảnh mới, giảm bớt nguồn bệnh ở mẫu cấy và tạo đk chủ động về
nguồn mẫu vật cho công tác nuôi cấy. Trong đk cần thiết có thể tác động các biện fáp làm trẻ hóa vật
liệu nhân giống hoặc thụ fấn nhân tạo cho những loài rất khó thụ fấn trong đk tự nhiên.
2, Gđ 2: Cấy khởi động: Đặt các mẫu cấy đã được khử trùng vào môit trường nuôi cấy. Kết quả của
gđ này fụ thuộc vào việc chọn mẫu nuôi cấy,nguồn bệnh trên nó và môi trường nuôi cấy. Mẫu cấy fải
còn non, tốt nhất là chưa hóa gỗ.Bộ fận của cây được chọn làm mẫu cấy fụ thuộc vào hình thức nhân


giống thích hợp cho từng loài cây và đặc biệt là đúng gđ fát triển, đảm bảo mẫu cấy ít bị nấm bệnh
và fát triển tốt. Đối với các loài cây thân gỗ ( bạch đàn, keo,…) mẫu cấy thường được sd là chồi bên.
Chú ý: không được làm ảnh hưởng đến sức sống của mẫu cấy. Đối với mẫu dễ bị hóa nâu khi nuôi
cấy, mô trường thường được bổ sung than hoạt tính hoặc trước khi cấy ngâm mẫu trong hỗn hợp
axit ascorbic và axit xitric ( 25 – 150 mg/ lit mỗi loại)
Ánh sáng và nhiệt độ trong gđ này là cần thiết nhưng không quan trọng lắm. Có thể sd ánh sáng của
đèn huỳnh quang 1000 lux liên tục hoặc theo chu kỳ tùy theo loài cây. Nhiệt độ fòng nuôi ban ngày
20 – 25ºC, ban đêm 16 - 17ºC.
3, Gđ 3: nhân nhanh vật liệu nuôi cấy: Mục tiêu chính là để kích thích vật liệu nuôi cấy fát sinh nhiều
chồi để cung cấp cho gđ tạo rễ. Vật liệu nuôi cấy là thể chồi, chồi được tạo ra từ gđ cấy khởi
động.Môi trường nuôi cấy cư bản giống với môi trường ở gđ trước, trong đó thành fần các Xitokinin
và tỷ lệ của chúng với các chất auxin đóng vai trò quan trọng. Các thể chồi và chồi được nuôi cấy ở
gđ này rất non trẻ và nhạy cảm với môi trường nuôi cấy, đặc biệt là chồi điều hòa sinh trưởng. Đối
với Bạch đàn, chồi ở gđ này fân chia rất mạnh trong môi trường, Murashige và Skoog có bổ sung
Myo – Inositol 100mg/l và 0,3mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin, thời gian fân chia gần như vô hạn. Thời

gian chiếu sáng 12- 16 h/ ngày, nhiệt độ ngày 25 - 30ºC.
4, Gđ 4: Tạo rễ và huấn luyện
-Tạo rễ là gđ quan trọng để có được cây con hoàn chỉnh. Cần loại bỏ các chất kích thích tạo chồi và
fân chia chồi, thay vào đó là 1 số auxin và nồng độ cho fù hợp. Thông thường IBA và NAA với nồng
độ 1-5 mg/l tạo rễ tốt cho chồi của nhiều loài cây thân gỗ. Trong 1 số trường hợp đặc biệt nếu chồi
tạo được quá nhỏ và ngắn, còn fải sử dụng1-5mg/l GA 3 và một số hợp chất hữu cơ như nước dừa
non…. Bổ sung vào môi trường để đạt tiêu chuẩn cây con chuyển sang khu huấn luyện. Thông
thường cây con tạo ra được huấn luyện bằng cách tăng cường độ ánh sáng và bổ sung ánh sáng đỏ,
chuyển dần ra đk chiếu sáng ngoài trời, khi thấy cây xanh đậm và cứng cáp mới kết thúc gđ in vitro
và cấy vào bầu đất. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần tùy theo loài cây và mùa sinh trưởng.
5, Chuyển cây in vitro ra vườn ươm.
Cây in vitro ( plantlit) tuy đã được huấn luyện song vì được nuôi dưỡng trong đk tốt và vô trùng nên
khi đưa ra vườn ươm fải thận trọng để đạt kết quả tốt. Bầu bất hoặc luống cấy fải tơi xốp, ít hoặc
không có mầm bệnh, đặc biệt fải giữ đủ ẩm đất và không khí trong 7 – 10 ngày đầu ở đk tương tự
như khi giâm hom: ánh sáng tán xạ, cường độ yếu, nhiệt độ vừa fải. Khi cây sinh trưởng ổn định mới
bỏ dàn che và tưới như cây ươm từ hạt. có thể sử dụng những cây mô làm nguồn vật liệu để tiếp tục
tạo nhiều cây hom, nâng cao hệ số nhân giống và giảm giá thành cây con tạo được.
Câu 38: Những vấn đề trong nhân giống invitro?
1, Sự nhiễm mẫu:
Mẫu cấy được sống trong đk môi trường tự nhiên nên có rất nhiều mầm bệnh. Mặc dù trước khi cấy,
mẫu được khử trùng nhưng thường chỉ diệt được các vsv như nấm, vi khuẩn trên bề mặt mẫu cấy.
Mẫu cấy bị nhiễm virut hoặc thể giống như virut rrất khó loại trừ hoặc có sự xâm nhiễm cuẩ vi khuẩn
Agrobacterium, Bacilus vào nhu mô dẫn truyền…. sẽ dẫn đến hoại mẫu khi tế bào bắt đầu fân chia. Vì
vậy khi sử dụng mô fân sinh đỉnh sinh trưởng để nuôi cấy, do vùng này chưa bị virus xâm nhiễm cũng
như chưa fân hóa mô dẫn truyền nêu mẫu cấy sạch virus và bệnh vi khuẩn.
Có thể sd 1 số chất kháng sinh để diệt vi khuẩn và nấm, song cũng chính các chất này có thể gây hại
cho mẫu cấy.
2, Sản sinh chất độc từ mẫu nuôi cấy:



Mẫu mới cấy hay bị hóa nâu, hóa đen rồi chết là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do có chứa nhiều tannin hay hydroxyphenol trong mẫu cấy đã già. Để khắc fục hiện
tượng này người ta thường áp dụng mấy pp sau:
Sử dụng mẫu cấy non có ít tannin, phenol….
-Bổ sung than hoạt tính vào môi trường cấy ( 0,1 – 0,3 %) hoặc polyvinylpyrolidone (PVP). Vài giờ
trước khi cấy, ngâm mẫu vào dung dịch chứa các chất có tác dụng ngăn chặn oxy hóa phenol như
axit ascorbic, axit xitic
-Nuôi mẫu trong môi trường lỏng, nồng độ ôxy thấp và không có ánh sáng trong 1-2 tuần trước khi
cấy.
3, Hiện tượng thủy tinh hóa.
Cây nuôi cấy mô có khi trở nên mọng nước, lá và thân trong suốt do đó rất khó sống, đặc biệt khi
nuôi trên môi trường lỏng hoặc môi trường ít agar, trao đổi khí thấp. Cây dạng thủy tinh hóa có lớp
sáp bảo vệ mỏng,nhiều fần tử fân cực nên dễ hấp thu nước, mật độ khí khổng cao và khí khổng có
dạng tròn, mở liên tục trong quá trình nuôi cấy nên khi đưa ra môi trườn bên ngoài, cây dạng này dễ
mất nước và chết. Có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách:
-Tăng nồng độ đường trong môi trường nuôi để giảm sự hút nước của mẫu nuôi cấy.
-giảm nồng độ chất chứa N trong môi trường nuôi cấy.
- Giảm sự hình thành ethylene trong bình nuôi.
-Xử lý Axit Abxixic (ABA) hoặc các chất ức chế sinh trưởng.
- Tăng cường độ ánh sáng và giảm nhiệt độ trong fòng nuôi cấy.
4, Tính bất định về di truyền
Trong 1 số trường hợp nhân giống invitro có xảy ra đột biến TB soma một cách ngẫu nhiên. Thông
thường khi nuôi cấy mô sẹo gặp nhiều đột biến hơn nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Nguyên nhân gây ra
hiện tượng này có thể là:
-Kiểu di truyền của mô nuôi cấy: các loài cây khác nhau có tỷ lệ đột biến khác nhau, thông thường
cây có mức bội thể cao dễ đột biến hơn cây nhị bội
-Số lần cấy truyền càng nhiều thì tỷ lệ đột biến càng cao.
Câu 39: khái niệm và vai trò của bảo tồn nguồn gen cây rừng? Các đặc điểm của bảo tồn nguồn gen
cây rừng?
-Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm

phục vụ cho c.tác cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi #
-Vai trò của bảo tồn nguồn gen cây rừng:
+ Dùng cho công tác giống trước mắt mà còn lưu giữ các vốn gen mà hiện nay chưa được quan tâm
song lại có ý nghĩa rất lớn trong chương trình cải thiện giống dài hạn sau này.
+ bảo tồn nguồn gen cây rừng tạo đk cho nước ta có đk tham gia trao đổi giống quốc tế, góp fần làm
giàu them vốn gen sẵn có của nước ta và tạo nên nền tảng fong fú cho cải thiện giống cây rừng.
+ Duy trì tính đa dạng di truyền cần thiết, tạo lập 1 nền tảng di truyền đủ lớn để fục vụ cho công tác
cải thiện giống trước mắt và lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác.  Tăng năng suất rừng theo mục tiêu KT
và tăng tính chống chịu của chúng với đk bất lợi.
-Đặc điểm của bảo tồn nguồn gen cây rừng:
+ Bảo tồn tính đa dạng di truyền: Mục đích chính là giữ được vốn gen lâu dài cho công tác cải thiện
giống, nên bảo tồn nguồn gen cho bất cứ 1 loài động thực vật nào trước hết cũng là lưu giữ các đa
dạng di truyền vốn có của chúng để làm nền cho công tác chọn giống. Theo Pinchot (1973) và
Palmberg (1985) thì bảo tồn nguồn gen cây rừng là sd 1 cách thông minh nguồn tài nguyên di truyền


lâm nghiệp, là bảo vệ các đa dạng di truyền cần thiết của các loài cây rừng trong mộ tthời gian lâu
dài vì lợi ích của đa số người trong xã hội.,….. Do chịu nhiều nhân tố ảnh hưởng như biến đổi trong
các hệ sinh thái, trong biến dị di truyền, trong các hệ thống chọn giống và trong các kiểu thúc ép
hành chính, nên không thể có một chỉ dẫn chung cho công tác bảo tồn nguồn gen. Vì vậy, tùy đk sinh
thái địa lý và đặc điểm loài cây mà áo dụng các pp bảo tồn thích hợp.
+ bảo tồn nguồn gen cây rừng gắn liền với bảo vệ thiên nhiên: Đặc điểm của nguồn gen cây rừng
nhiệt đới là có rất nhiều chủng loại, trong đó có 1 số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết giá trị sử dụng
của chúng, số loài được gây trồng và sd không nhiều, cây rừng có đời sống dài ngày và khoảng sống
lớn, khu fân bố rộng với nhiều biến dị chưa được biết. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa dạng di
truyền, bảo tồn nguồn gen cây rừng còn có nét đặc thù fải gắn với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Phải
có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính. Bảo tồn
nguồn gen cây rừng thường gắn bảo tồn nguồn gen các cây thuốc, cây nông nghiệp hoang dại và
động vật sinh sống trong rừng. Vì vậy bảo tồn nguồn gen cây rừng cũng liên quan chặt chẽ với điều
chế rừng. Giữa bảo tồn nguồn gen với bảo vệ thiên nhiên có quan hệ mật thiết với nhau, song lại có

sự fân biệt quan trọng. Bảo tồn nguồn gen quan tâm đến các mẫu quần thể # nhau, có thể là đường
cắt theo vĩ độ và độ cao, thường là trên các vùng rrộng lớn, do đó 1 khu bảo tồn nguồn gen fải bao
gồm 1 fổ biến dị di truyền. Vì vậy nó có thể rất rộng hoặc rất fân tán.

Câu 40: Hãy trình bày các lĩnh vực cần được ưu tiên trong bảo tồn nguồn gen cây rừng?
Ba loại ưu tiên cần được xem xét khi tiến hành công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng là các vùng, các
loài và việc khảo sát đánh giá trước khi bảo tồn.
1, Các vùng cần được ưu tiên: các vùng cần được ưu tiên trong các nghiên cứu và hoạt động quốc tế
có liên quan đối với bảo tồn nguồn gen cây rừng: cùng nhiệt đới, á nhiệt đới và vùng địa trung hải.
-Nơi vùng ôn đới: công tác giống qua quá trình fát triển lâu dài, công tác giống được thực hiện từ lâu.
-Rừng nhiệt đới: số lượng loài cây rất fong fú , nhiều loài có giá trị kinh tế song chúng ta mới có 1 số
hiểu biết về fân loại mà còn hiểu biết rất ít về sinh thái và di truyền học của chúng. Những rừng nhiệt
đới này đang bị khai thác bừa bãi, suy giảm 1 cách liên tục và nhanh chóng do khai hoang để trồng
cây công nghiệp và nông nghiệp.
-Ở 1 số nước nhiệt đới sự ưu tiên tập trung cho các trung tâm fân bố của loài, ổ sinh thái của chúng
hoặc nơi có đk tự nhiên tương tự với ổ sinh thái
2, Các loài cây ưu tiên: Các loại cây có bảo tồn nguồn gen # nhau thì mục tiêu ưu tiên cũng # nhau:
-Các loại cây có bảo tồn nguồn gen cây rừng chỉ mới tập trung bảo tồn cho các loài cây đang được sd
cho trồng rừng
-Việc bảo tồn nguồn gen không fải sẽ được thực hiện cho tất cả các loài cây có ở 1 địa fương nào đó
àm tùy theo vai trò của chúng trong nền kinh tế quốc dân, giá trị thẩm mỹ.
-Cây mà được ưu tiên bảo tồn fải tùy theo mức độ đe dọa của chúng cây có được sự ưu tiên bảo tồn
là những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất.
+ Tuyệt chủng (EX) là loài thực sự tin chắc cá thể cuối cùng không còn sống nữa.
+ Tuyệt chủng ở dạng hoang dại (EW) là loài chỉ sinh sống ở dạng trồng trọt hoặc ở các quần thể
được thuần hóa nằm ngoài p.vi trước đây, là loài mà khi điều tra toàn diên nhiều lần ở nơi đã biết
hoặc nơi hy vọng có, đều không thấy 1 các thể nào ở dạng hoang dại.
+ Hết sưc nguy cấp ( CR): là loài fải đối mặt với 1 sự rủi ro cao độ về nguy cơ tuyệt chủng ở dạng
hoang dại trong thời gian trước mắt.



+Nguy cấp ( EN) : là loài fải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở dạng hoang dại trong tương lai gần
nếu các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn, có số lượng giảm đến mức báo động hoặc môi trường sống bị
thu hẹp đến mức có thể bị tuyệt chủng.
+ Sắp nguy cấp (VU): là loài fải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở dạng hoang dại trong tương lai
tương đối gần, fần lớn hoặc tất cả các quần thể của chúng đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi
sống bị fá hoại mạnh mẽ hoặc do những biến động khác nhau của môi trường sống. Tuy số lượng
còn khá nhưng vì có giá trị kinh tế lớn nên bị khai thác thường xuyên, dẫn đến bị đe dọa.
+ Ít rủi ro hơn (LR): là những loài được đánh giá là chưa đến mức xếp vào các tiêu chuẩn trên, song
đây là những loài có vấn đề mà sự tồn tại của chúng fụ thuộc vào mức độ bảo tồn nếu chấm dứt bảo
tồn thì trong vòng 5 năm sẽ rơi vào các tiêu chuẩn trên, hoặc gần bị đe dọa, gần đến mức sắp nguy
cấp, hoặc ít liên quan nhất chưa fụ thuộc vào bảo tồn.
Ngoài ra, còn có 2 tiêu chuẩn được xem xét khi đánh giá các loài cây cần bảo tồn là:
+ Thiếu dữ liệu là những loài còn thiếu thông tin về sự fân bố hoặc tình trạng quần thể của loài để
đánh giá 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp mức độ tuyệt chủng của chúng.
+ Chưa đánh giá (NE) là trường hợp loài chưa được đánh giá theo các tiêu chuẩn cần thiết.
3, Các hoạt động cần được ưu tiên.
a, Khảo sát: Đây là gđ dầu tiên trong bất kỳ 1 chương trình bảo tồn nguồn gen cây rừng nào. Xád
định fạm vi fân bố của loài, cấu trúc, thành fần quần thể, kiến thức sinh thái của loài cũng như khảo
nghiệm cây trồng và sử dụng sản fẩm. Khảo sát về thực vật và khảo sát về di truyền sinh thái  dẫn
đến xác định các khu bảo tồn. Khảo sát thực vật về logic là thu thập hạt theo xuất xứ và khảo nghiệm
xuất xứ.
b, Thu thập thông tin để đánh giá: thông tin để quyết định đến các loài cây và hệ sinh thái cần được
bảo tồn: số liệu điều tra rừng, bản đồ thực vật, bản đồ fân bố loài, bản ghi chép tiêu bản thực vật,
bản đồ mô tả khu rừng cấm và các công viên quốc gia. Từ đó xác định quy mô bảo tồn cho các hệ
sinh thái và các loài hợp thành hệ sinh thái đó trong các công viên quốc gia hay các rừng cấm hoặc
rừng tự nhiên nghiêm ngặt, và xác định cái nào là không cần bảo vệ
c, Đánh giá: đánh giá tình hình bảo tồn hiện tại là 1 yêu cầu quan trọng. Nếu 1 loài bị đe dọa là thành
fần chủ yếu của hệ sinh thái rừng cực đỉnh không thể tái sinh tự nhiên hoặc khó tái sinh tự nhiên
d, bảo tồn: bảo tồn in situ là 1 bảo đảm đích đáng và kịp thời nhất,là 1 biên fáp hữu hiệu để ngăn

chặn sự suy giảm thương mại và bảo tồn hệ sinh thái cực đỉnh.
e, Sử dụng: trong trường hợp 1 loài đứng trước áp lực mạnh mẽ của mục tiêu không lâm nghiệp
( như khoai lang) hay loài dễ trồng song ko dễ tái sinh tự nhiên thì bảo tồn ex situ là thích hợp nhất.


×