Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nội soi trận đồ bát quái thị trường tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.9 KB, 3 trang )

Nội soi “Trận đồ bát quái” thị trường tài chính ngân hàng!?
Tuy nhiên, khi mối liên hệ “thân thiết” trên mức bình thường giữa doanh
nghiệp - ngân hàng - doanh nghiệp (DN-NH-DN) xuất hiện ngày càng nhiều
thì một “trận đồ bát quái” được hình thành trong chuỗi quan hệ khép kín này
đã được nhiều người mường tượng ra. Và nếu đó là sự thật thì nguyên nhân
dẫn tới những “rối ren” trên thị trường TC-NH thời gian qua xem như đã
được làm rõ!
Từ “ẩn họa” trong các hợp đồng ủy thác đầu tư
Trước những biến động mạnh, đầy bất thường trên thị trường TC-NH thời
gian gần đây, mối liên hệ DN-NH-DN, đặc biệt là mối quan hệ giữa các
công ty đầu tư tài chính với hệ thống NH đang được xem là một ẩn số. Điều
này càng có căn cứ hơn khi danh tính một loạt các nhân vật được xem là
“ông chủ lớn” trên thị trường TC-NH vừa là cổ đông của các NH và cũng là
chủ của các công ty đầu tư tài chính sở hữu cổ phần ở các NH. Sự ra đời của
các công ty đầu tư tài chính bên cạnh sự xuất hiện hiện của một loạt các NH
Thương mại (NHTM) trên thị trường TC-NH những năm gần đây có thể
xem là bất thường.
Và theo đánh giá của giới chuyên gia thì đây chính là “sân sau” của các lãnh
đạo, ông chủ của NH nhằm dẫn vốn theo chỉ định hoặc dẫn vốn đi thao túng
dưới danh nghĩa ủy thác đầu tư vào các NH. Dòng tiền khá lớn này được cho
là núp dưới cái bóng “tài sản khác”, “khoản phải thu khác” trong các báo cáo
tài chính của hầu hết các NH.


Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở bởi chức năng quan trọng nhất của
NHTM chính là cho vay, thì tại sao lại phải thực hiện việc cho vay đó thông
qua một công ty khác? Phải chăng các khoản vay này đã được “tô vẽ”, “thổi
phồng”? Tại sao cái gọi là “tài sản khác”, “khoản phải thu khác” lại không
thể thuyết minh, nói rõ trong các báo cáo tài chính?... Điều này chỉ có thể lý
giải là tài sản đảm bảo cho các khoản vay này có mức độ rủi ro rất lớn,
không đúng quy định của các NH hoặc giá trị hợp đồng quá lớn nên đã được


hợp thức hóa thông qua các công ty đầu tư tài chính mà rất có thể, ông chủ
của công ty chính là lãnh đạo hoặc người nắm quyền chi phối hoạt động của
NH đó.
Nhìn nhận về hiện tượng này, các chuyên gia tài chính cho rằng, đây rất có
thể là cách để các tổ chức, cá nhân dùng để rót vốn cho những phi vụ riêng
của mình hoặc thực hiện các vụ thâu tóm với lượng vốn khổng lồ. Thậm chí,
đây còn là một trong những cách “lách” luật tổ chức tín dụng, là cách đã đưa
nhiều cá nhân trở thành cổ đông lớn, thậm chí là ông chủ của các NH. Sau
khi quá trình trên hoàn tất, các công ty đầu tư tài chính hay nói đúng hơn là
một cá nhân, nhóm lợi ích sẽ sử dụng chính NH đó tiếp tục dùng NH như là
một công cụ rót vốn cho các công ty “sân sau” của họ.
Đặc biệt, với số tiền khổng lồ và ngày càng “khủng”, các công ty đầu tư tài
chính sẽ tiếp tục lập lên các công ty đầu tư tài chính “con”, “cháu” để đi mua
cổ phiếu của NH khác thông qua con đường ủy thác đầu tư… Quá trình trên
nếu diễn ra liên tục sẽ hình thành lên “trận đồ bát quái” trong mối quan hệ
chằng chịt của hàng tá DN-NH với tiềm lực tài chính “siêu khủng”. Và đây
cũng là nguyên nhân lý giải hiện tượng những cổ đông nhỏ nhưng lại có
quyền lực cực lớn tại các NH.




×