Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng báo thường niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.46 KB, 4 trang )

Một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý
khi xây dựng báo thường niên
Với mong muốn giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hơn việc xây dựng một Báo cáo
thường niên chuyên nghiệp và chuẩn mực, Ban Tổ chức Cuộc bình chọn Báo cáo thường
niên xin giới thiệu một số điểm lưu ý được tổng hợp từ phần đánh giá của Hội đồng bình
chọn Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên năm 2007.

1. Nội dung báo cáo chưa phù hợp với mẫu Báo cáo thường niên
quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 14/04/2007 của
Bộ Tài chính
- Đây là lỗi chung mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng Báo cáo
thường niên. Báo cáo được trình bày không theo tuần tự yêu cầu, nội dung
chung chung, gộp chung các đề mục với nhau. Một số nội dung còn thiếu so
với quy định như: quá trình phát triển, định hướng phát triển, triển vọng và kế
hoạch trong tương lai, dữ liệu thống kê về cổ đông, thành viên góp vốn, báo
cáo của Hội đồng Quản trị, hoạt động của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban
Kiểm soát, thông tin về quản trị công ty, vấn đề thù lao, lợi ích của các thành
viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát…

2. Các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính
- Thiếu báo cáo tài chính kiểm toán: Báo cáo kiểm toán là một phần không thể
thiếu và cần phải được công bố toàn bộ trong một Báo cáo thường niên để
người sử dụng thông tin có cái nhìn đầy đủ về đối tượng được kiểm toán,
phạm vi kiểm toán, loại ý kiến kiểm toán và các vấn đề mà kiểm toán viên cần
lưu ý đến người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, đáng tiếc là một số Báo cáo
thường niên năm 2007 lại không đính kèm báo cáo kiểm toán. Một số doanh
nghiệp chỉ trích một đoạn của Báo cáo kiểm toán để công bố hoặc công bố
báo cáo kiểm toán nhưng lại không có chữ ký của kiểm toán viên, Giám đốc
(Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, người lập biểu,…
- Báo cáo tài chính chưa đầy đủ: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận
rất quan trọng, cung cấp thông tin về chính sách kế toán áp dụng và các giải


trình, công bố về các nghiệp vụ và số dư trọng yếu mà người sử dụng thông
tin cần phải biết để có cái nhìn đầy đủ khi ra quyết định. Tuy nhiên, trong một
số báo cáo, doanh nghiệp chỉ công bố Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; còn Thuyết minh báo cáo
tài chính thì lại bị bỏ sót, hoặc thuyết minh báo cáo tài chính chỉ dừng ở việc
đưa ra các con số và liệt kê những nguyên tắc kế toán áp dụng trong doanh
nghiệp, chưa cung cấp được những thông tin chi tiết diễn giải sự biến động và
nguyên nhân của sự biến động đó.
- Số liệu không khớp: Trong một số báo cáo thường niên, các nội dung trích yếu
từ số liệu tài chính không khớp với số liệu trong báo cáo kiểm toán như cổ tức
và lợi nhuận khi so sánh với năm trước hoặc chỉ tiêu kế hoạch năm không khớp
với nội dung được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Một số
trường hợp các số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu chưa kiểm toán,
không phù hợp với báo cáo kiểm toán được đính kèm.


3. Thiếu đánh giá và phân tích
- Đa số các báo cáo thường niên chỉ dừng lại ở việc liệt kê các con số mà thiếu
so sánh, đánh giá so với các năm trước hoặc với kế hoạch đề ra, thiếu phân
tích nguyên nhân dẫn đến những biến động trong sản xuất kinh doanh; khả
năng sinh lời, khả năng thanh toán;
- Một số báo cáo trình bày rất công phu nhưng đáng tiếc bị mất điểm do thiếu
phần đánh giá về quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Rủi ro
bao gồm cả rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tàng như: những rủi ro về ngành
nghề kinh doanh, xu hướng tăng mạnh của giá nguyên vật liệu đầu vào khiến
chi phí tăng lên nhưng giá thành không thể tăng tương ứng khiến lợi nhuận
cũng như khả năng cạnh tranh của công ty sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng
không có lợi; hoặc những rủi ro có thể gặp phải do sự đi xuống của các thị
trường xuất khẩu hay của nền kinh tế trong nước sẽ đe dọa đến doanh thu của
công ty; hoặc là xu hướng tăng nhanh của lãi suất ngân hàng sẽ làm tăng chi

phí tài chính dẫn đến giảm lợi nhuận…

4. Thông điệp của HĐQT còn chung chung
- Đa số các Báo cáo thường niên đều có phần “Thông điệp của Chủ tịch HĐQT”
hoặc “Thư gửi cổ đông”. Đây là phần quan trọng nhằm giúp chuyển tải thông
điệp của lãnh đạo doanh nghiệp đến cổ đông, nhà đầu tư, đối tác… về định
hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là phần lớn
các doanh nghiệp lại thiên về việc liệt kê thành tích hơn là đưa ra thông điệp
rõ ràng về định hướng phát triển, thiếu những phân tích, dự báo về những
thách thức, cơ hội…Đánh giá của HĐQT còn sơ sài, chưa đánh giá cụ thể về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm, tình hình thực hiện so với
kế hoạch, những triển vọng, kế hoạch tương lai…

5. Chưa công khai các thông tin quan trọng
- Có một đặc điểm chung trong nhiều báo cáo là các doanh nghiệp vẫn còn
nặng tâm lý “xấu che tốt khoe”. Nhiều thông tin quan trọng đáng lý phải
được doanh nghiệp công bố như thông tin về các khoản cam kết mua sắm và
xây dựng tài sản có giá trị lớn; thông tin về tài sản thế chấp; thông tin về các
khoản đầu tư tài chính; thông tin về các số dư và nghiệp vụ lớn, bất thường.
- Những thông tin quan trọng khác như tình hình quản trị công ty, những biến
động lớn so với dự kiến và lý giải nguyên nhân, kế hoạch phát triển trong
tương lai chưa được doanh nghiệp phân tích cụ thể, chưa chứng minh được
tính khả thi của các dự án, chưa công khai tiến độ thực hiện các dự án, các vấn
đề liên quan đến việc sử dụng tiền thu được từ các đợt phát hành cổ phiếu,
trái phiếu ...

6. Quá chú trọng về quảng bá hình ảnh
- Một số báo cáo quá chú trọng về quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, dành
một phần lớn dung lượng để giới thiệu các sản phẩm, biến quyển Báo cáo
thường niên thành một quyển brochure quảng cáo cho doanh nghiệp trong

khi thiếu những thông tin chính như tình hình quản trị công ty, thuyết minh
báo cáo tài chính, thiếu phân tích những biến động lớn so với dự kiến và lý
giải nguyên nhân.


Chuẩn mực

Sáng tạo

Chuyên nghiệp
Minh bạch




×