Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.51 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ NGA MY

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI,
CHI NHÁNH TÂY ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.34.02.01

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà
Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2015.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ bán lẻ, cụ thể là hoạt động cho vay
đối với KHCN là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay. Đây là phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng
khi quy mô thị trường còn rất lớn, dân số đông nhưng tỷ lệ người dân
sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp. Bên cạnh đó, so với hoạt
động cho vay khách hàng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn chưa
được tháo gỡ, hoạt động cho vay đối với KHCN có nhiều điều kiện
để phát triển hơn do số lượng khách hàng lớn, dễ tiếp cận, công tác
phân tích, thẩm định và quản lý sau cho vay cũng đơn giản hơn.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) từ lâu đã đặt mục
tiêu phấn đấu thành Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu.
Nhờ những nỗ lực trong nghiên cứu, xây dựng và triển khai các sản
phẩm cho vay mới và các chương trình ưu đãi lớn dành cho khách
hàng cá nhân, SHB cũng đã đạt được thành quả đáng kể. Tuy bước
đầu đạt được một số kết quả nhưng hoạt động cho vay cá nhân tại chi
nhánh vẫn chưa được triển khai một cách hiệu quả và chưa tương
xứng với tiềm năng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chính vì vậy, tập trung nghiên cứu thực tế hoạt động cho vay
KHCN để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
cá nhân tại SHB Tây Đà Nẵng là hết sức cần thiết và cấp bách. Đó là
lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà
Nội, chi nhánh Tây Đà Nẵng” làm đề tài luận văn cao học.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng vào 3 mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về hoạt động
cho vay đối với KHCN.
- Trên cơ sở nền tảng lý luận về cho vay KHCN, tiến hành đi sâu
phân tích, đánh giá thực trạng tình hình cho vay KHCN tại SHB Tây


2
Đà Nẵng.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN và
định hướng hoạt động cho vay của SHB Tây Đà Nẵng, đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối với
KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay
đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu toàn bộ hoạt động cho vay
KHCN bao gồm tình hình thực hiện đến kết quả của hoạt động tại
SHB Tây Đà Nẵng.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi chi nhánh
Tây Đà Nẵng của SHB.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ
năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê mô tả để thu thập, xử lý thông tin từ các

nguồn thông tin khác nhau để phân tích, diễn giải.
- Phương pháp phân tích tổng hợp để sàng lọc và đúc kết từ thực
tiễn kết hợp với lý luận để đưa ra các giải pháp theo mục đích của
luận văn.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm của cho vay đối với KHCN của NHTM là gì? Tiêu chí
đánh giá hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM là gì? Các nhân tố
nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM?
- Thực trạng tổ chức hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà
Nẵng trong thời gian qua như thế nào? Những mặt thành công,


3
những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN tại SHB
Tây Đà Nẵng? Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho
vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
- Để hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
cần thực hiện những giải pháp?
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay đối với KHCN tại ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay đối với KHCN tại
SHB Tây Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt
động cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Á, Chi nhánh Huế” năm 2014 của tác giả

Nguyễn Thị Hồng Diệu, Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại
Sacombank, Chi nhánh Đắk Lắk” năm 2014 của tác giả Thiều Hữu
Chung, Đại học Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ “Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà
Nẵng” năm 2013 của tác giả Đặng Ngọc Việt – Đại học Đà Nẵng.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của cho vay
a. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả
b. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả vỗn lẫn lãi
1.2.3. Phân loại cho vay của NHTM
a. Phân loại theo mục đích cho vay
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay sản xuất kinh doanh
b. Phân loại theo thời hạn tín dụng
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung dài hạn
c. Phân loại theo mức độ tín nhiệm

- Cho vay không có tài sản bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm
d. Phân loại theo phương thức cho vay
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
e. Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay
- Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả góp


5
1.2. CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN
1.2.1. Khái niệm cho vay đối với KHCN
Cho vay đối với KHCN là hình thức cho vay mà trong đó,
NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của
mình cho các khách hàng cá nhân sử dụng trong một thời hạn nhất
định, trên nguyên tắc có hoàn trả vốn gốc và lãi, với mục đích phục
vụ đời sống và phục vụ sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận.
1.2.2. Đặc điểm của cho vay đối với KHCN
- Đối tượng và mục đích vay đa dạng
- Quy mô món vay thường nhỏ nhưng số lượng của các khoản vay lớn
- Chi phí cho vay cao
- Rủi ro trong cho vay cao
- Lãi suất cho vay thường cao
- Nguồn thu nhập đa dạng và khó quản lý
- Chất lượng thông tin tài chính và phi tài chính thấp
1.2.3. Hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM
a. Hoạch định chính sách cho vay đối với KHCN
b. Tổ chức bộ máy quản lý cho vay đối với KHCN tại NHTM
c. Hoạt động phát triển thị trường cho vay đối với KHCN tại

NHTM
d. Các hoạt động kiểm soát rủi ro
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay đối với KHCN
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay KHCN
- Chỉ tiêu dư nợ và tăng trưởng dư nợ
- Số lượng KHCN vay vốn
- Dư nợ bình quân/khách hàng
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng
- Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm
- Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn vay
- Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo phương thức bảo đảm
- Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo ngành nghề kinh tế


6
- Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo khu vực địa lý
- Cơ cấu cho vay cho vay KHCN theo loại tiền tệ
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng
d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ cho vay KHCN
e. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN
a. Nhân tố chủ quan
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Quy trình cho vay, thủ tục vay
- Tính năng sản phẩm cho vay KHCN
- Cách thức tổ chức, quản lý hoạt động cho vay KHCN
- Chất lượng, số lượng và thái độ đội ngũ nhân sự phục vụ mảng
KHCN
- Chính sách chăm sóc KHCN
- Mạng lưới cho vay KHCN

- Chiến lược tiếp thị, quảng cáo
- Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng
b. Nhân tố khách quan
- Chính sách của Nhà nước
- Môi trường kinh tế
- Môi trường pháp lý
- Môi trường văn hóa - xã hội
- Nhân tố từ phía khách hàng


7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày nghiên cứu tổng quan cơ
sở lý luận về cho vay của ngân hàng thương mại và đi vào cụ thể
hoạt động cho vay đối với KHCN. Trong đó, luận văn đã đi phân tích
khái niệm và một số đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN đối với
NHTM, các cách phân loại hoạt động cho vay KHCN. Chương 1
cũng đã nêu một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động cho vay đối
với KHCN, trong đó bao gồm các nhóm chỉ tiêu về quy mô, chỉ tiêu
về cơ cấu dư nợ, chỉ tiêu về thu nhập, chỉ tiêu về mức độ kiểm soát
rủi ro. Đây là những chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt
động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng trong chương 2. Chương
1 cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
KHCN, trong đó chia theo 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan. Những cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay KHCN sẽ là cơ sở để nghiên cứu đánh
giá các tác động của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN tại
SHB Tây Đà Nẵng trong chương 2, từ đó, đưa các giải pháp trong
chương 3 để hoản thiện hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà
Nẵng phù hợp với thực trạng hoạt động. Những lý luận nêu trên làm

cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong các
chương tiếp theo.


8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH TÂY
ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – CHI NHÁNH TÂY ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SHB Tây Đà Nẵng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tây Đà Nẵng
(gọi tắt là SHB Tây Đà Nẵng) tiền thân là chi nhánh Đà Nẵng của
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy tại SHB Tây Đà Nẵng
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Tây Đà Nẵng
a. Huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại SHB Tây Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng
Năm 2012
Năm 2013
Tỷ
Tỷ
Chỉ tiêu
Số tiền trọng Số tiền trọng
(%)
(%)
Tổng
NV huy 364.001 100 730.973 100
động

Cá nhân 359.145
99 435.687
60
TCKT
4.856
1 295.286
40

Năm 2014 Tốc độ tăng/giảm
Tỷ
2013/
2014/
Số tiền trọng
2012
2013
(%)
841.328

100

101

15

463.048
378.280

55
45


21
5.980

6
28

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Nguồn vốn huy động qua các năm có sự tăng trưởng nhưng chưa
ổn định. Cụ thể, trong năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là
364,001 tỷ đồng. Trong năm 2013, tổng nguồn vốn huy động tăng
100% đạt mức 730,973 tỷ đồng. Đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng
huy động vốn bị chậm lại ở mức tăng trưởng 15,1%, đạt mức 841,328
tỷ đồng. Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, nguồn vốn


9
huy động từ TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua
các năm.
b. Hoạt động cho vay
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại SHB Tây Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng
Năm
Năm
Năm
Tăng giảm
Tăng giảm
Chỉ
2012
2013
2014

2013/2012
2014/2013
tiêu Số tiền Số tiền Số tiền
Số tiền (%)
Số tiền (%)
Dư nợ 136.948 104.226 2.771.245 -32.722
-24 2.667.019 2559
Nợ
20.859 16.859
18.993
-4.000
-19
2.134
13
xấu
Tỷ lệ
nợ xấu 15,23% 16,18%
0,69%
6
-95
(%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Hoạt động cho vay tại SHB Tây Đà Nẵng không ổn định và chưa
phát triển mạnh qua các năm. Dư nợ cho vay giảm mạnh trong năm
2013 từ 136,948 tỷ đồng xuống còn 104,226 tỷ đồng. Trong năm
2014, dư nợ đã tăng vọt lên đến 2558%, đạt mức 2.771,245 tỷ đồng.
Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là nhờ chi nhánh đã nhận được
một số dự án lớn từ Hội sở chuyển về để quản lý.
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong năm 2012, năm 2013 rất cao, (lần

lượt là 15,23% và 16,18%). Sang năm 2014, nợ xấu của chi nhánh tăng
lên nhưng nhờ có sự tăng trưởng vượt bậc của dư nợ mà tỷ lệ nợ xấu
giảm xuống chỉ còn 0,69%.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh tại SHB Tây Đà nẵng có sự cải thiện đáng
kể qua các năm. Từ một chi nhánh có lợi nhuận âm đến 16,077 tỷ
đồng trong năm 2012, SHB Tây Đà Nẵng đã đạt được lợi nhuận 555
triệu đồng trong năm 2013, đến năm 2014, lợi nhuận của chi nhánh
tăng trưởng vượt bậc (tỷ lệ tăng trưởng 10749%), đạt mức 60,213 tỷ


10
đồng. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận
và cũng mang lại nhiều chi phí nhất cho chi nhánh.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại SHB Tây Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng
2014/ 2013/
2013 2012
TT
TT
TT
+/+/Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
(%) (%) (%)
Năm 2012

Chỉ tiêu

Thu
nhập
(TN)
TN từ hoạt
động TD
TN khác
Chi
phí
(CP)
CP hoạt động
TD

Năm 2013

Năm 2014

30.560

100 68.365

100 296.517 100

124

334

22.730

74,4 63.426 92,8 295.431 99,6


179

366

25,6

0,4

-37

-78

100 236.304 100

7.830

4.939

7,2

1.086

46.637

100 67.810

45

249


23.490

50,4 49.249 72,6 199.564 84,5 109,7

305

CP khác

23.147

49,6 18.561 27,4

Lợi nhuận

16.077

555

36.740 15,5
60.213

98
19,81
- 10.74
103,5
9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH

TÂY ĐÀ NẴNG
2.2.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
a. Mạng lưới hoạt động: SHB Tây Đà Nẵng có mạng lưới phân
bố hẹp, hiện nay chỉ có một chi nhánh chính và 02 Phòng giao dịch
đặt tại quận Thanh Khê và quận Hải Châu.
b. Đội ngũ nhân sự: SHB Tây Đà Nẵng có đội ngũ nhân sự trẻ
có trình độ chuyên môn tốt.
c. Đặc điểm về môi trường kinh doanh và khách hàng
- Về môi trường kinh tế: Tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 của
thành phố Đà Nẵng là 9,28%, đạt mức kế hoạch được giao là 9% -


11
9,5%. Môi trường kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng được các doanh
nghiệp đánh giá cao.
- Về môi trường văn hóa, xã hội: Hiện nay, Đà Nẵng có tốc độ
tăng dân số cao do tỷ lệ sinh cao và lượng dân nhập cư vào thành phố
càng ngày càng tăng. Các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
của các cá nhân, hộ kinh doanh cũng gia tăng.
- Về đối thủ cạnh tranh: SHB Tây Đà Nẵng đối mặt với một chi
nhánh khác tồn tại lâu đời của SHB, chi nhánh Đà Nẵng và sự cạnh
tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố.
- Về đặc điểm nhân khẩu: Đà Nẵng có cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp
trí thức đông.
- Về đặc điểm khách hàng: Đà Nẵng xuất phát từ 1 tỉnh nghèo,
thói quen tâm lý của người dân vẫn còn khá e ngại khi vay vốn tại
ngân hàng.
2.2.2. Chính sách cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà
Nẵng

- Điều kiện cho vay: Khách hàng muốn vay vốn tại SHB bắt buộc
phải có kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng từ BB trở
lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện hành của SHB và có
độ tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cho vay không quá 70 tuổi.
- Thời hạn cho vay: SHB đưa ra thời hạn cho vay chủ yếu dựa
trên cân đối nguồn thu nhập của khách hàng và phải đảm bảo thời
hạn cho vay tối đa của mỗi sản phẩm vay.
- Mức cho vay: SHB xác định mức cho vay dựa trên mục đích
vay, tổng nhu cầu của phương án vay vốn và tài sản bảo đảm.
- Chính sách lãi suất cho vay: Tại SHB, lãi suất cho vay tại thời
điểm giải ngân có ưu điểm là phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của
khách hàng.
- Chính sách về phí: Phí phạt trả nợ trước hạn tương đối cao, từ
1% đến 3,5% trên số tiền trả nợ trước hạn.
- Về tài sản bảo đảm: SHB khuyến khích hoạt động cho vay có tài


12
sản bảo đảm. Đối với cho vay có tài sản bảo đảm, SHB cũng chủ yếu
nhận tài sản bảo đảm là bất động sản và phương tiện vận tải.
- Phương thức trả nợ: Có hai phương thức trả nợ chính: trả lãi
hàng tháng, gốc cuối kỳ hoặc trả gốc, lãi hàng tháng.
2.2.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý công tác cho vay đối
với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
a. Tổ chức bộ máy quản lý công tác cho vay KHCN tại SHB
Tây Đà Nẵng: Phân công trách nhiệm và quyền hạn trong bộ máy tổ
chức quản lý cho vay KHCN khá chặt chẽ, đi qua nhiều phòng ban.
Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm cụ thể, có thể kiểm soát chéo lẫn
nhau, đảm bảo hồ sơ vay được kiểm soát kỹ.
b. Mức phân quyền phán quyết: Mức phân quyền phán quyết

tín dụng thay đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào tình hình hoạt động
kinh doanh cũng như năng lực của Ban lãnh đạo của chi nhánh.
Tại thời điểm 31/12/2013, Ban tín dụng chi nhánh được quyền
phán quyết đến 7 tỷ đồng, chi nhánh có được nhiều thuận lợi trong
cho vay KHCN, bởi hầu hết các khoản vay KHCN đều là những món
vay nhỏ dưới 7 tỷ đồng.
2.2.4. Thực trạng thực hiện công tác cho vay KHCN của chi
nhánh
- Công tác tiếp thị, tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn khách hàng
vay: chủ yếu theo từng cán bộ tín dụng hoạt động riêng thông qua
mối quan hệ người thân hoặc thông qua những khách hàng cũ.
- Công tác thực hiện quy trình cho vay: tuân thủ khá chặt chẽ quy
trình, quy định cho vay. Đối với các trường hợp chưa có hướng dẫn
quy định, chi nhánh tiến hành trao đổi và xin hướng dẫn trực tiếp từ
Hội sở.
- Công tác chăm sóc khách hàng: khách hàng mới vay vốn tại
SHB được hưởng các dịch vụ gia tăng kèm theo như miễn phí phát
hành thẻ tín dụng, miễn phí thường niên trong năm đầu.
- Công tác nhân sự: Nhân sự chi nhánh được tuyển chọn khá gắt


13
gao, hầu hết đều là những người tốt nghiệp từ những trường danh
tiếng có nhiều năm kinh nghiệm trong các TCTD. Hội sở cũng
thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ.
- Chính sách về lãi suất: Lãi suất của SHB nằm ở tầm trung, có
lợi thế hơn Sacombank, Eximbank nhưng bất lợi hơn nhiều ngân
hàng đang có thành tích bán lẻ tốt nhất hiện nay là BIDV, MB và
Seabank.
- Kiểm soát rủi ro: Hồ sơ vay vốn KHCN tại chi nhánh được

tham gia bởi nhiều phòng/ban. Do đó, hồ sơ được kiểm soát khá chặt
chẽ.
2.2.5. Kết quả thực hiện cho vay đối với KHCN tại SHB Tây
Đà Nẵng
a. Tình hình quy mô cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
- Tình hình dư nợ cho vay KHCN
Bảng 2.5. Tình hình cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
Chỉ tiêu
Dư nợ (triệu đồng)
Dư nợ cho vay KHCN (triệu đồng)
Tỷ trọng cho vay KHCN (%)
Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN (%)

Năm 2012
136.948
59.876
43,72
-

Năm 2013
104.226
24.946
23,93
-58,34

Năm 2014
2.771.245
50.720
1,83
103,32


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Dư nợ cho vay KHCN còn khá thấp và chưa ổn định qua các
năm. Năm 2012, dư nợ cho vay KHCN đạt khoảng 59,876 tỷ đồng.
Sang năm 2013, dư nợ cho vay KHCN giảm xuống 58% còn 24,946
tỷ đồng. Đến năm 2014, dư nợ cho vay KHCN tăng trở lại 103,32%,
đạt mức 50,720 tỷ đồng.
So với hoạt động cho vay đối với KHDN, tỷ trọng của cho vay
KHCN chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm trong
tổng dư nợ của chi nhánh, từ 43,72% trong năm 2012 xuống còn
23,93% trong năm 2013 và chỉ còn 1,83% trong năm 2014.
Thị phần cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng thấp, chỉ đạt


14
mức 0,18% - 0,49% trong khi số lượng các chi nhánh các Tổ chức tín
dụng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2012 -2014 chỉ dao động
từ 57 - 58 chi nhánh. Điều này cho thấy mức độ chiếm lĩnh thị
trường cho vay cá nhân SHB Tây Đà Nẵng còn quá kém.
- Tình hình số lượng KH và dư nợ bình quân/KH
Bảng 2.8. Số lượng KHCN và dư nợ bình quân trên một KHCN tại
SHB Tây Đà Nẵng
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ CV KHCN
Số lượng KHCN vay
Dư nợ /KHCN

Năm
2012

59.876
172
348,12

Năm
2013
24.946
95
262,59

Năm
Mức tăng Mức tăng
2014 2013/2012 2014/2013
50.720
-34.930 25.774
229
-77
134
221,48
-86
-41

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Số lượng KHCN có dư nợ tại SHB: biến động cùng chiều với dư
nợ cho vay KHCN của chi nhánh, giảm mạnh trong năm 2013 và
tăng trở lại trong năm 2014.
Dư nợ bình quân/khách hàng: Dư nợ bình quân/khách hàng có xu
hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy nỗ lực của ngân hàng
trong việc gia tăng các dịch vụ bán lẻ.
b. Cơ cấu dư nợ cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng

- Cơ cấu cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng phân theo
sản phẩm vay)
Ngoại trừ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chiếm phần lớn trong
dư nợ cho vay KHCN là dư nợ từ cho vay mua nhà, nền nhà, xây
dựng sửa chữa nhà. Cho vay mua ô tô mặc dù còn ở mức thấp nhưng
cũng đạt được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Cho vay tiêu
dùng phong cách là sản phẩm cho vay nhằm mục đích mua sắm vật
dụng gia đình, du lịch, du học, hiếu hỉ, khám chữa bệnh, sửa chữa
phương tiện, thiết bị sinh hoạt,... có dư nợ tăng trưởng ổn định qua
các năm. Nhìn chung, tại SHB Tây Đà Nẵng, cơ cấu dư nợ theo sản
phẩm chưa được đa dạng, chủ yếu xoay quanh các sản phẩm cho vay


15
truyền thống.
- Cơ cấu cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng phân theo
thời hạn vay
Dư nợ cho vay KHCN trung dài hạn khởi đầu năm 2012 chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay KHCN nhưng có xu hướng
chiếm tỷ trọng ngày cảng tăng qua các năm trong tổng dư nợ cho vay
KHCN của chi nhánh.
- Cơ cấu cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng phân theo
phương thức bảo đảm
Dư nợ cho vay KHCN có tài sản bảo đảm chiếm phần lớn trong
tổng dư nợ cho vay của chi nhánh (trên 90%), cho vay không có tài
sản bảo đảm không được phổ biến. Tài sản bảo đảm mà SHB đã
nhận làm tài sản bảo đảm trong thời gian qua gồm: sổ tiết kiệm, bất
động sản và phương tiện vận tải. Trong đó, sổ tiết kiệm chủ yếu dùng
đảm bảo trong các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá. Phần lớn các
khoản vay KHCN còn lại của chi nhánh chủ yếu được đảm bảo bằng

bất động sản. Một biện pháp bảo đảm ít được sử dụng hơn nhưng có
xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng qua các năm là bảo đảm
bằng Phương tiện vận tải
- Cơ cấu vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng phân theo khu
vực địa lý
Dư nợ khách hàng lớn tại địa bàn quận Thanh Khê và quận Hải
Châu. Đây là 02 quận trung tâm có mật độ dân cư đông và hoạt động
sầm uất nhất tại Đà Nẵng và là nơi hoạt động của 02 Phòng giao dịch
và Chi nhánh của SHB Tây Đà Nẵng. Trong cơ cấu dư nợ cho vay
theo địa bàn tại SHB Tây Đà Nẵng, có tồn tại xu hướng mở rộng cho
vay sang các địa bàn vùng ven.


16
c. Tình hình kiểm soát rủi ro cho vay đối với KHCN tại SHB
Tây Đà Nẵng
Bảng 2.13. Tình hình nợ xấu cho vay KHCN tại SHB Tây
Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ CV KHCN
Nợ xấu CV KHCN
Tốc độ tăng nợ xấu (%)
Tỷ lệ nợ xấu (%)

Năm 2012
59.876
200
0,33


Năm 2013
24.946
80
-60
0,32

Năm 2014
50.720
134
68
0,26

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay KHCN tại chi nhánh không phải là
vấn đề quá lo ngại. Nợ xấu trong năm 2012 đối với cho vay khối
KHCN là 200 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,33%. Đến năm 2013, SHB
Tây Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp nhắc nợ, thu nợ hiệu quả.
Nợ xấu trong năm 2013 giảm xuống 60% còn 80 triệu đồng, tương
ứng tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 là 0,32%. Sang năm 2014, với sự
tăng trưởng trở lại trong dư nợ cho vay, nợ xấu cho vay KHCN của
chi nhánh cũng tăng lên 134 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là
68%. Tuy nhiên do dư nợ tăng trưởng mạnh nên tỷ lệ nợ xấu cho vay
KHCN giảm còn 0,26%.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng cũng
khá thấp. Tuy nhiên, nếu xét riêng theo từng loại hình, tỷ lệ nợ xấu cho
vay KHCN phục vụ sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu từ cho vay dài hạn,
cho vay đảm bảo bằng phương tiện vận tải khá cao. Chi nhánh cần phải
chú trọng trong công tác kiếm soát rủi ro đối với các mảng này.
d. Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng nhỏ trong

thu nhập của toàn chi nhánh và tỷ lệ đóng góp ngày càng giảm nhưng
có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm 2013, năm 2014. Đặc biệt thu
nhập của chi nhánh đã có mức tăng đột phá 88% trong năm 2014. Đây
là kết quả khích lệ cho sự nỗ lực không ngừng của toàn chi nhánh.


17
Bảng 2.16. Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay đối với
KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
TN từ hoạt
động
tín
dụng
-TN từ cho
vay KHCN

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014
Số
TT
tiền
(%)


2013/ 2014/
2012 2013
+/+/(%) (%)

Số tiền

TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

22.730

100

63.426

100

295.431

100

179

366


4.375

19

4.768

8

8.972

3

9

88

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –
HÀ NỘI – CHI NHÁNH TÂY ĐÀ NẴNG
2.3.1. Kết quả đạt được
- Dư nợ cho vay KHCN có xu hướng tăng trưởng trong năm
2014, tạo điều kiện nền tảng cho sự phát triển của cho vay KHCN
trong thời gian tới.
- Số lượng khách hàng vay cá nhân mặc dù có sự sụt giảm trong
năm 2013 nhưng đã tăng trưởng trở lại trong năm 2014 thể hiện sự
hiệu quả trong công tác giới thiệu và tiếp thị sản phẩm đến với người
dân.
- Dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng giảm cho thấy

mức độ mở rộng cho vay sang đối tượng vay nhỏ, lẻ.
- Thị phần cho vay thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh trong thời
gian gần đây cho thấy tín hiệu khả quan về năng lực mở rộng thị
phần của SHB Tây Đà Nẵng.
- Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, không
tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực nhất định, đã có sự đầu tư
mở rộng ra nhiều sản phẩm, địa bàn cho vay, thời hạn vay,...
- Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN đạt được sự tăng trưởng


18
ổn định qua các năm.
- Chất lượng tín dụng của ngân hàng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ
xấu ở mức thấp, quy trình tín dụng khá chặt chẽ và an toàn. Đây
cũng là một yếu tố mang lại hiệu quả cho hoạt động cho vay KHCN
- Hoạt động cho vay KHCN vừa giúp SHB Tây Đà Nẵng mở rộng
thị phần, vừa phát triển được các dịch vụ ngân hàng khác như thẻ,
internet banking,... tạo ra uy tín, góp phần đẩy mạnh thương hiệu, nâng
cao hình ảnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
- Dư nợ cho vay KHCN và tốc độ tăng trưởng dư nợ còn quá
thấp, chưa tương xứng với quy mô của một chi nhánh tại thành phố
lớn như Đà Nẵng. Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu Hội sở giao còn quá
thấp. Thị phần cho vay KHCN trên địa bàn dù đã có sự cải thiện
nhưng vẫn rất nhỏ so với các ngân hàng khác.
- Đối tượng cho vay chưa được mở rộng, SHB Tây Đà Nẵng chưa
khai thác mảng cho vay tín chấp.
- Cơ cấu cho vay chưa đa dạng, dư nợ cho vay vẫn chỉ tập trung
xoay quanh một số sản phẩm truyền thống.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay tăng đều qua các năm nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng thu nhập của chi nhánh và có xu
hướng giảm qua các năm.
- Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp nhưng có xu hướng tăng trở lại
trong năm 2014.
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
+ Chính sách cho vay chưa hoàn thiện và chưa tạo điều kiện tốt
nhất cho hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh
+ Quy trình cho vay còn nhiều điểm mang tính thủ tục, rườm rà
dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ lâu
+ Phối hợp tổ chức, quản lý hoạt động cho vay KHCN chưa


19
đồng bộ và chưa đạt hiệu quả tối ưu
+ Các kênh phân phối chưa phát triển mạnh
+ Chính sách chăm sóc bán hàng chưa được chú trọng
+ Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng chưa hỗ trợ tốt
+ Công tác tiếp thị, quảng cáo chưa chú trọng
+ Đội ngũ nhân sự thiếu, chưa ổn định, công tác đào tạo chưa chú
trọng
- Nguyên nhân bên ngoài
+ Nguyên nhân từ đối thủ cạnh tranh
+ Nguyên nhân từ môi trường kinh tế xã hội
+ Môi trường pháp lý
+ Nguyên nhân từ khách hàng: nguyên nhân đến từ đặc điểm về
thói quen, tâm lý tiêu dùng, nguồn thu nhập trả nợ vay của khách
hàng, tài sản bảo đảm, đạo đức của khách hàng...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng hoạt động cho vay
KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng trong giai đoạn 2012 – 2014. Tình hình
cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng tại SHB Tây Đà Nẵng
đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn rất nhiều hạn chế. Dư
nợ hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng trưởng dư nợ qua các
năm song vẫn chưa ổn định, thị phần cho vay KHCN có xu hướng
tăng nhưng vẫn còn khá nhỏ, cơ cấu dư nợ có dịch chuyển theo xu
hướng hợp lý hơn, tuy nhiên vẫn tập trung ở một số sản phẩm truyền
thống... Luận văn đã đi phân tích các nguyên nhân và các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN. Đây là cơ sở để nghiên
cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho
vay KHCN trong chương 3.


20
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI - CHI NHÁNH TÂY ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN
TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG
3.2.1. Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với
thực tiễn hoạt động
- Vận dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, cập nhật theo thị
trường.
- Vận dụng biểu phí linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Vận dụng các chính sách về đảm bảo tiền vay cởi mở theo
hướng nới lỏng có kiểm soát.

- Rà soát, hoàn thiện các quy định cho vay.
- Vận dụng linh hoạt quy trình cho vay.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay.
3.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động tổ chức và quản lý
hoạt động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh
- Tổ chức thảo luận các nội dung văn bản mới han hành, đào tạo
bán chéo sản phẩm.
- Tăng cường các buổi huấn luyện, trao đổi nghiệp vụ giữa các
Phòng ban với nhau, đảm bảo hoạt động được diễn ra trôi chảy.
- Các Phòng/Ban thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi về một
số tình huống vướng mắc hay xảy ra để cùng thống nhất cách thức
xử lý linh hoạt công việc.
3.2.3. Thực hiện các hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
3.2.4. Tăng cường các chính sách chăm sóc khách hàng
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi dành cho các KHCN.
- Thường xuyên gọi điện, ghé thăm khách hàng, tư vấn thêm các


21
sản phẩm ưu đãi mới ban hành cho khách hàng.
- Tổ chức các chương trình hội nghị khách hàng, xây dựng các
chương trình hoa hồng đối với các khách hàng giới thiệu các khoản
vay cho SHB Tây Đà Nẵng.
3.2.5. Nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư hiện đại hóa công nghệ
và mở rộng các kênh phân phối
- Nghiên cứu và phát triển hoạt động cho vay thông qua kênh
phân phối hiện đại.
- Đầu tư, chú trọng hơn nữa hoạt động cho vay gián tiếp.
- Đầu tư, hiện đại hóa công nghệ.
3.2.6. Tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng cáo

Xây dựng Tổ/Bộ phận Marketing, đẩy mạnh các công tác khảo
sát nghiên cứu thị trường về nhu cầu khách hàng và dịch vụ của đối
thủ, đẩy mạnh các hoạt động treo băng rôn, dán tranh ảnh quảng cáo,
quảng bá thông qua các công ty bán thiết bị,…
3.2.7. Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, nhiệt tâm với
công việc
- Tuyển dụng thêm nhân sự cho SHB Tây Đà Nẵng.
- Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện, trao đổi nghiệp vụ
giữa Ban đào tạo Hội sở với chi nhánh và giữa phòng ban chi nhánh
với nhau, tăng cường các đợt thi nghiệp vụ.
- Xây dựng cơ chế khen thưởng và xử phạt đúng với năng lực và
đóng góp của từng cán bộ để tạo nên động lực cho cán bộ nhân viên.
- Tăng cường công tác mời các chuyên gia trong từng lĩnh vực
chuyên môn đến đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với các ban ngành liên quan
- Quy định rõ các thủ tục liên quan đến giao dịch bảo đảm, đẩy
nhanh thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Xây dựng các quy định về quyền sở hữu/sử dụng tài sản chặt
chẽ, rõ ràng.


22
- Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy
- Tăng cường hoạt động hiệu lực quản lý trong lĩnh vực ngân
hàng.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

- Xây dựng chính sách cho vay, quy trình cho vay, các quy định
về cho vay phù hợp với điều kiện thực tiễn, hỗ trợ hoạt động kinh
doanh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu dư nợ phù hợp với chi
nhánh.
- Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng, tăng kinh phí
cho chi nhánh để thực hiện các quà tặng khuyến mãi cho khách hàng.
- Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình hợp tác liên kết cho vay.
- Cải tiến hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, trang bị cơ sở
vật chất hiện đại cho hoạt động chi nhánh, tăng số lượng phòng giao
dịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích tình hình cho vay KHCN ở chương 2,
chương 3 đã trình bày lại một số định hướng trong hoạt động cho vay
KHCN của chi nhánh và đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các hạn
chế mà SHB Tây Đà Nẵng đang gặp phải trong hoạt động cho vay
KHCN, góp phần tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro và tăng thu
nhập cho chi nhánh.
Bên cạnh đó, luận văn đã đưa ra những kiến nghị với Nhà nước
và các cơ quan Ban, Ngành, kiến nghị đối với NHNN và đối với
SHB.


23
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích
đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động
cho vay KHCN, luận văn đã thực hiện được các nội dung chủ yếu
sau:
Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về cho vay

KHCN. Trong đó đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trờ của cho
vay KHCN đối với nền kinh tế, đối với khách hàng và đối với bản
thân ngân hàng cho vay; những chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay
KHCN và đưa ra một số nhân tố tác động đến hoạt động cho vay
KHCN.
Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng cho vay KHCN ở
SHB Tây Đà Nẵng dựa trên phân tích tình hình quy mô cho vay, cơ
cấu cho vay, khả năng kiểm soát rủi ro và thu nhập từ hoạt động cho
vay KHCN. Từ phân tích thực trạng cho vay, luận văn đánh giá các
thành quả đạt được và những mặt còn hạn chế, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng, các nguyên dân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động
cho vay KHCN tại chi nhánh.
Ba là, trên cơ sở các nguyên nhân và hạn chế và định hướng phát
triển cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng, luận văn đưa ra các
nhóm giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN tại chi
nhánh như hoàn thiện các điều kiện trong chính sách cho vay, quy
trình, quy định cho vay, tăng cường hiệu quả hoạt động tổ chức và
quản lý hoạt động cho vay, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp,
tận tâm, tăng cường các chính sách chăm sóc khách hàng, quảng bá
và tiếp thị, đầu tư hiện đại hóa công nghệ,... Các giải pháp nêu trên
cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và vững chắc thì mới đem
lại hiệu quả hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN.
Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung mà SHB Tây Đà
Nẵng quan tâm trong điều kiện hoạt động cho vay KHCN còn nhiều


×