Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tổng quan lắp ráp phần cứng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 11 trang )

THIẾT BỊ PHẦN CỨNG & LẮP RÁP
I.
Các khái niệm cơ bản:
1. Khái niệm máy vi tính:
Một chiếc máy vi tính bao gồm 2 phần chính, đó là: phần cứng và phần mềm.
• Phần cứng (Hardware): chỉ các thiết bị vật lý mà chúng ta có thể nhìn
thấy, sờ thấy và cảm nhận được.
VD: Màn hình, bàn phím, chuột, máy in, …
• Phần mềm (Software): là các chương trình điều khiển các thiết bị ngoại

vi và xử lý thông tin. Có 2 loại phần mềm, đó là:
o Phần mềm hệ thống: điều khiển mọi hoạt động của máy tính.

VD: Hệ điều hành Windows, Linux, Ubuntu, …
o Phần mềm ứng dụng: là các chương trình được viết ra nhằm

giải quyết công việc cụ thể.
VD: phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, trình nghe nhạc Windows
Media Player, …

2. Chức năng máy vi tính:
• Xử lý thông tin
• Vận chuyển dữ liệu
• Điều khiển
• Lưu trữ
3. Đơn vị sử dụng trong máy vi tính:
Máy tính điện tử hoạt động theo hệ thống số nhị phân, biểu thị 2 trạng thái:
ĐÓNG hoặc MỞ, tương ứng bởi hai chữ số 1 và 0.
Mỗi số như vậy được gọi là 1 bit. Bit là đơn vị nhỏ nhất trong máy tính.
Các đơn vị lớn hơn bit là: Byte, KiloByte (KB), MegaByte (MB), GigaByte(GB),
TeraByte (TB)


1 Byte = 8 Bit
1 KB = 210 = 1024 Bytes
1 MB = 210 = 1024 KB
1 GB = 210 = 1024 MB
1 TB = 210 = 1024 GB
4. Ứng dụng:
Từ khi ra đời tới nay, máy vi tính đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với
đời sống của chúng ta. Trong mọi lĩnh vực, máy vi tính luôn thể hiện sự ưu việt của
nó.
Bạn muốn trò chuyện với người thân ở xa. Bạn muốn tìm kiếm những bản nhạc
yêu thích. Bạn cần gửi thư cho người bạn ở nước ngoài. Bạn muốn cập nhật tin tức
mới nhất trong ngày, v.v… Tất cả những vấn đề đó đều được máy vi tính giải quyết
nhanh chóng.
Không chỉ ứng dụng trong đời sống, máy vi tính còn được ứng dụng trong các
ngành khoa học - kỹ thuật, y tế, giáo dục. Hỗ trợ các đơn vị quản lý, theo dõi, cập
nhật, chia sẻ, bảo mật dữ liệu…


5. Các nguyên tắc khi tháo lắp:
Khi học lắp ráp và sửa chữa máy tính, học viên được cung cấp kiến thức cơ
bản để có thể tự tháo lắp, cài đặt một chiếc máy tính hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta
cần tìm hiểu các nguyên tắc an toàn trước khi tháo lắp.
Thứ nhất, khi tháo lắp máy phải tắt nguồn, rút nguồn điện ra khỏi máy.
Thứ hai, chân tay ướt không được tiếp xúc với linh kiện điện tử. Khi tiếp xúc
với máy tính phải đứng trên vật cách điện, tránh bị điện giật.
Thứ ba, cắm dây cáp phải theo đúng chỉ dẫn, không dùng lực quá mạnh,
không lắp ngược.
Thứ tư, không để ốc vít hay thứ gì rơi vào thùng máy.
Thứ năm, có dụng cụ thích hợp để tháo lắp và kiểm tra.
II.


Giới thiệu các linh kiện trong máy vi tính:
1.
Vỏ máy và bộ nguồn:
a.
Vỏ máy (case):
Có tác dụng làm giá đỡ cho các thiết bị, bảo vệ và làm mát máy. Vỏ máy chia
thành dạng đứng (Tower) và dạng nằm (Desktop). Người ta phân biệt hai case chính:
AT và ATX dựa theo bộ nguồn. Ngày nay chủ yếu sử dụng loại case ATX.
Các nút Power, Reset, đèn Power và đèn HDD

Phía trước case bao gồm:

Các khoang để lắp ổ đĩa mềm, đĩa cứng, CD …
Ngõ cắm cổng USB, tai nghe, microphone.

Phía sau case là ổ cắm nguồn, USB,
các khe để cắm card mở rộng, ngõ cắm
keyboard, chuột, dây mạng.
Bên trong chứa bo mạch chủ, bộ
nguồn, ổ cứng, ổ đĩa quang,…
b.
Bộ nguồn:
Có công dụng chuyển điện xoay chiều thành điện một
chiều, cung cấp điện năng cho các thiết bị hoạt động. Nguồn có
nhiều đầu cắm dành cho Mainboard và ổ đĩa.
Có hai loại nguồn: AT và ATX. Tuy nhiên các máy tính đời mới chủ yếu sử
dụng loại nguồn ATX, công suất từ 250W trở lên.

2.


Bo mạch chủ (Mainboard):
Được ví như hệ thần kinh của máy tính, Mainboard đóng vai trò quyết định tới
việc điều khiển thông tin liên lạc giữa các thiết bị. Khi mua máy tính chúng ta cần
chọn mua Mainboard loại tốt, giúp máy tính chạy ổn định.
Trên mainboard tích hợp nhiều thành phần như: đế cắm CPU, khe cắm bộ nhớ,
khe cắm card mở rộng, các cổng I/O (Input/Output) nối với thiết bị ngoại vi.


Các cổng
vào/ra
I/O port

Đế cắm chip
(Socket) Chipset cầu bắc
và quạt làm mát
(FAN)
Power Supply
Connector

Pin
CMOS
Chipset cầu
nam
Khe cắm RAM

Socket

IDE 1 (Hard Disk)
IDE 2 (CD)

IDE
conector

Chipset
PCI
slot

Thành phần quan trọng nhất của mainboard là các chip. Một con chip chính là
một bản mạch điện tử nhỏ, chứa đựng nhiều Tranzitor được sắp xếp khác nhau theo
từng nhiệm vụ của mỗi chip.
Trong mỗi main có một loại chip quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ hoạt
động của nó, đó là chipset. Có 2 loại chipset là:
o Bán cầu bắc (North Bridge): dùng truy cập cao (cỡ GHz) như CPU,
cache, RAM (DDR) …
o Bán cầu nam (South Bridge): truy cập tốc độ thấp như: PCI, ATA,
mouse, sound,…
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các thành phần trên Mainboard.
a) Chân cắm CPU (Socket)


Là một khối hình vuông có nhiều chân, tương ứng với số chân của CPU. Có 3
loại socket hiện nay vẫn sử dụng, đó là: socket 370, socket 478 và socket 775.
b) Khe cắm RAM:
Có nẫy ở 2 đầu để gắn chặt
thanh RAM. Có nhiều loại RAM, do vậy các khe cắm trên mainboard cũng khác
nhau.
c) Khe cắm IDE:
Là đầu cắm 40 chân, có đinh trên mainboard để cắm các loại ổ cứng, ổ đĩa
quang. Mỗi mainboard thường có 2 khe cắm IDE.
d) Khe cắm SATA: Là khe cắm giao tiếp giữa mainboard với ổ cứng. Tốc độ

truy xuất nhanh, đặc biệt đối với ổ đĩa cứng dung lượng
lớn.

e) Khe cắm ổ đĩa mềm FDD
Dùng để giao tiếp với ổ đĩa mềm. Khe cắm FDD thường nằm gần khe IDE
nhưng ngắn hơn.
f) Pin CMOS: Có tác dụng lưu các thiết lập về ngày giờ hệ
thống, các cài đặt phần cứng của hệ thống.
g) Các khe cắm mở rộng:
 PCI: Liên kết thiết bị ngoại vi.
Đây là khe cắm mở rộng thông dụng nhất, ngày nay
vẫn được dùng phổ biến. Khe cắm PCI màu trắng sữa, dùng để cắm card mạng, card
âm thanh, ...
 AGP: . Khe cắm card màn hình,
giải quyết yêu cầu về đồ họa đối với người dùng
chuyên nghiệp.
h) Các cổng kết nối sau Mainboard:

Cổng PS/2: Gắn
chuột và bàn
phím. Bạn có thể
phân biệt qua
màu sắc: màu tím
dành cho bàn
phím; màu xanh
dành cho chuột.

Cổng USB: dùng
kết nối các thiết bị giao tiếp chuẩn USB như: máy in, máy quét, ổ USB,
điện

thoại,
máy
ảnh

thuật
số…
 Cổng COM: Có các chân cắm nhô ra, dùng cắm
các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét,…Tuy nhiên hiện
nay rất ít dùng


 Cổng LPT: kết nối máy vi tính với máy in.
 Cổng VGA: kết nối màn hình với máy vi tính để
hiển thị hình ảnh.

3.

Bộ vi xử lý ( CPU - Center Processor Unit)

CPU đóng vai trò trung tâm đối với mọi hoạt động của máy vi tính. Nó xử lý
và đưa ra kết quả mà con người yêu cầu với tốc độ nhanh chóng. Hiện nay trên thế
giới có 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất là AMD và Intel. Ở nước ta đa số người dùng
sử dụng CPU của hãng Intel. Trong chương trình chúng tôi sẽ giảng dạy về loại CPU
này.
Phân loại CPU (theo loại socket)
• Socket 370: Pentium II, Celeron, Pentitum III
• Socket 478: Celeron, Pentium IV


Socket 775: Pentium D, Dual Core, Core 2 Duo, Core 2 Quad,…


Lưu ý: Khi mua CPU cần chọn loại có socket tương ứng với socket trên mainboard.

4.

Bộ nhớ trong (RAM):
RAM viết tắt của Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Là
thiết bị có khả năng ghi và chứa thông tin. Nhiệm vụ của nó là lưu trữ tạm những
thông tin mà CPU cần, những ứng dụng đang hoạt động, …Các thông tin lưu trữ
trong RAM sẽ mất đi sau khi tắt máy.
Có các loại RAM sau:

a) SDRAM: Có dung lượng nhỏ: 32MB, 64MB, 128MB.
Tốc độ bus 100Mhz, 133Mhz. Loại này được sử
dụng trên các mainboard đời cũ Pen II, Pen III.
Đặc điểm: có 2 khe cắt ở phần chân cắm.
(xem hình bên)


b) DDRAM: Dung lượng 128MB,
256MB, 512MB, 1GB. Có 1 khe cắt ở giữa
phần chân cắm
Tốc độ bus 266 Mhz, 333Mhz,
400Mhz.
DDR tương thích với mainboard
socket 478, socket 775

c) DDRAM II: là thế hệ tiếp theo của
DRAM nhưng có tốc độ gấp đôi. Dung lượng có
lên tới 2GB.


thể

Tốc độ bus 400 MHz, 667 MHz, 800 MHz.
DDRAM II tương thích với mainboard socket

5.

775

Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive –
HDD):

Ổ đĩa cứng đóng vai trò bộ nhớ ngoài, lưu
trữ dữ liệu, hệ điều hành và các phần mềm ứng
dụng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, ổ
đĩa cứng ngày nay có tốc độ và dung lượng
ngày càng cao. Hiện nay trên thị trường đã xuất
hiện ổ đĩa cứng dung lượng 1TB (1TB =
1024GB) của hãng Samsung
Cấu tạo: Bên trong ổ đĩa gồm nhiều đĩa từ
được làm bằng nhôm hoặc hợp chất gốm thuỷ tinh. Đĩa được phủ một lớp từ và lớp
bảo vệ ở cả 2 mặt. Các đĩa này được xếp chồng và cùng được gắn với một trục motor.
Mỗi mặt đĩa có một đầu từ. Khi ổ đĩa hoạt động, trục motor quay khiến các đĩa
quay nhanh (cỡ 7200 vòng/phút) giúp các đầu từ dịch chuyển ngang trên bề mặt đĩa
để ghi, đọc dữ liệu.
Phía sau ổ cứng có một mạch điều khiển có chức năng:
 Điều khiển tốc độ quay đĩa
 Điều khiển dịch chuyển các đầu từ
 Mã hoá và giải mã các tín hiệu ghi, đọc



Phân loại: người ta chia ổ đĩa cứng thành 2 loại chuẩn dựa vào khe cắm giao tiếp
 Chuẩn IDE:
 Chuẩn SATA:

6.
Ổ đĩa mềm (Floppy Disk Drive –
FDD):
Được sử dụng để đọc đĩa mềm. Tuy nhiên do
dung lượng quá thấp nên ổ đĩa này ít được sử dụng

7.

Bàn phím (Keyboard):

Là thiết bị nhập cơ bản giúp con người giao tiếp với máy tính. Có 3 loại bàn
phím:
 Bàn phím giao tiếp cổng PS/2.
 Bàn phím giao tiếp USB
 Bàn phím không dây.
Một số bàn phím có thêm chức năng đa phương tiện:
nghe nhạc, truy cập internet,…

8.

Chuột (Mouse):
Là thiết bị nhập giúp chúng ta giao tiếp với máy

vi tính dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Có 2 loại

chuột: chuột bi và chuột quang. Ngoài giao tiếp cổng
PS/2, hiện nay còn có loại giao tiếp chuẩn USB và loại chuột không dây.

9.

Màn hình (Monitor):

Hiển thị thông tin, hình ảnh trực quan giúp
người sử dụng giao tiếp với máy tính dễ dàng hơn.
Có 2 loại màn hình trên thị trường là CRT và LCD.
Trong đó loại màn LCD đang dần chiếm ưu thế do
chất lượng và giá cả đã giảm đi nhiều

10.

Ổ đĩa quang (Optical Disk Drive):

Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ đĩa CD, VCD,
DVD bằng tia lazer. Tốc độ đọc ghi dữ liệu (24X, 32X,


48X, 52X)
Phân loại:






11.


CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD.
CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD.
DVD-ROM: chỉ đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD.
Combo-DVD: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD
DVD-RW: đọc ghi tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD.
Card mạng (Network Interface Card):

Dùng để nối mạng internet. Có 2 loại:
 NIC tích hợp trên mạch - onboard
 NIC dạng card rời cắm khe PCI.
12.

Modem:

Có tác dụng chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy
tính nối với mạng Internet.

13.

Máy in (Printer)
Dùng để in ấn tài liệu trên máy tính. Có 3 loại máy in là:
 In kim

 In phun
 In lazer
Máy in được đặc trưng bởi độ phân giải dpi (*), tốc độ in (số trang/phút) và bộ
nhớ (MB)
(*) dpi viết tắt từ dots per inch - số điểm ảnh trên mỗi inch
vuông.


14.

Máy quét (Scanner)

Dùng để nhập dữ liệu về hình ảnh, chữ viết, mã
vào máy tính.

15.

Máy chiếu (Projector):

vạc


Dùng trong hội thảo, giảng dạy học tập,… bằng
hiển thị hình ảnh từ máy tính ra màn hình rộng, thu hút

cách
sự

chú ý của mọi người.

III.
Hướng dẫn tháo lắp máy vi tính:
Trước khi tiến hành tháo lắp, chúng ta cần kiểm tra lại dụng cụ và đọc lại
nguyên tắc an toàn khi tháo lắp đã nêu ở chương I.
Sau khi đã kiểm tra, chúng ta tiến hành lắp ráp trên mainboard socket 478.
1. Gắn CPU vào mainboard:


Kéo cần gạt của socket CPU trên
o
mainboard hướng góc 70
 Khéo léo đặt CPU vào socket, khi CPU vào thẳng rồi hãy kéo cần gạt
xuống.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
Gắn quạt tản nhiệt cho CPU:
 Đặt quạt vào giá đỡ của quạt trên socket.
 Nhấn đều tay để quạt lọt xuống giá đỡ.
 Gạt 2 cần gạt để cố định quạt
 Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm có ký hiệu FAN trên
mainboard
3. Gắn RAM vào mainboard
 Mở cần gạt ở 2 bên khe cắm.
 Đặt RAM vào vị trí khớp với
khe cắt ở rãnh.
 Nhấn thẳng xuống, đều tay hai
bên thanh RAM tới khi 2 cần gạt tự sập vào
thanh RAM.

4. Gắn mainboard vào case:



 Trước tiên chúng ta bắt ốc vào các vị trí có sẵn trên thùng máy. Thao
tác này để tạo khoảng cách giữa mainboard và thùng máy, tránh chạm mạch
 Sau đó nhẹ nhàng đưa mainboard vào thùng máy.Chú ý đặt sao cho
đúng vị trí các lỗ để bắt vít trên case
 Tiếp theo, chúng ta bắt ốc các vị trí trên mainboard cho chắc chắn.
 Cắm dây nguồn và dây 4 chân cấp nguồn cho CPU.
5. Lắp ổ cứng:
 Khéo léo đưa ổ cứng vào
khoang, bắt vít 2 bên cho chắc chắn.
 Cắm dây cáp dữ liệu vào ổ
cứng và trên mainboard
 Cắm dây nguồn cho ổ cứng
6. Lắp ổ đĩa mềm:
 Đặt ổ đĩa vào đúng vị trí
của nó trên case. Bắt vít cẩn thận
 Nối dây dữ liệu có đầu bị
đánh chéo vào khe cắm trên ổ đĩa. Đầu còn
lại cắm trên mainboard
 Nối dây nguồn (loại nhỏ)
vào ổ đĩa
7. Lắp ổ đĩa quang
 Chúng ta bỏ nắp nhựa ở mặt trước case ra
 Đẩy ổ đĩa quang vào và bắt vít
 Cắm dây cáp dữ liệu trên ổ đĩa và mainboard
 Cắm dây nguồn ổ đĩa
8. Gắn dây công tắc của case
Thường trên mainboard có ghi các ký hiệu
để chúng ta cắm cho đúng. Căn cứ vào màu sắc,
ký hiệu mà ta cắm dây công tắc
9. Gắn các thiết bị ngoại vi:

 Chúng ta gắn dây tín hiệu màn
hình trước
 Gắn tiếp cổng cắm loa, dây mạng
 Sau đó gắn cổng PS/2: chuột, bàn
phím
 Cuối cùng gắn dây nguồn vào bộ
nguồn

10. Kiểm tra lần cuối:
Sau khi lắp các thiết bị vào case, chúng ta xem còn thiếu sót gì không. Nếu
không chúng ta đóng nắp thùng máy và tiến hành kiểm tra.


Bật công tắc nguồn. Nếu máy kêu 1 tiếng bíp là hoàn thành, các phần cứng hoạt
động tốt.
Nếu máy không kêu hoặc phát ra tiếng kêu liên tục thì phải kiểm tra xem có
thiết bị nào gắn lỏng, gắn chưa đúng hay không.

IV.
Các sự cố và cách khắc phục thường gặp:
1. Bật máy nhưng máy không hoạt động:
► Kiểm tra lại nguồn điện, có thể cần cắm lại
► Quạt nguồn không quay  nguồn có vấn đề
► Quạt nguồn quay nhưng máy không chạy:
i. Kiểm tra dây công tắc nối với mainboard
ii. Cắm lại cáp nguồn trên mainboard
iii. Kiểm tra CPU và quạt CPU đã gắn chính xác chưa
iv. Kiểm tra tiếp xúc giữa mainboard và case
2. Màn hình không lên:
► Kiểm tra dây nguồn, cáp tín hiệu

► Nếu có 1 tiếng kêu bíp dài, hoặc một loạt tiếng bíp ngắn liên tục 
kiểm tra RAM
► Có 1 tiếng bíp dài, 3 tiếng bíp ngắn  kiểm tra card màn hình
► Có 1 tiếng bíp ngắn, 1 tiếng bíp dài  mainboard có vấn đề
3. Màn hình hiển thị thông báo lỗi:
► “KEYBOARD ERROR OR NO KEYBOARD PRESENT” bàn
phím bị lỗi hoặc chưa được gắn, hãy kiểm tra lại
► “FLOPPY DISK ERROR”  ổ đĩa mềm bị lỗi hoặc bị lỏng dây cáp
► “PRIMARY MASTER HARD DISK FAIL”  gắn lại dây cáp ổ
đĩa cứng
► Hiển thị thông báo lỗi 305  Bàn phím có vấn đề
4. Máy tính bị tắt hoặc khởi động lại liên tục:
► Hệ thống quá nóng, hãy kiểm tra lại quạt tản nhiệt cho CPU.
► Nguồn điện không ổn định.
► Khả năng có xung đột giữa các thiết bị phần cứng, phần mềm.

Tài liệu tham khảo:
► Cuốn sách Hướng dẫn kỹ thuật Lắp ráp cài đặt, nâng cấp - bảo trì máy vi
tính đời mới (tái bản lần IV) - tác giả Nguyễn Thu Thiên, NXB Thống kê năm 2005
► Tài liệu ebook Kỹ thuật phần cứng máy tính - tác giả Trẩn Quang Hải
► Tài liệu ebook tin học trên trang web: www.hocnghe.com.vn và một số tài liệu
trên Internet.



×