Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở trường đại học nông lâm đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.39 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẠI HỌC HUẾ

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Kim Thoa

Giáo viên hướng dẫn:
Bùi Văn Chiêm

Bùi Thị Huyền
Hồ Thị Trà My
Thái Thị Quỳnh
Trần Thị Thùy
Trương Minh Thắng

Huế, tháng 05 năm 2013


Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng và nổ lực của nhóm,chúng tôi còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô giảng dạy bộ môn Quản trị nhân lực.
Được sự đón nhận nồng nhiệt của phòng tổ chức hành chính trường Đại học Nông
lâm Huế, và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Tiến Long-Phó trưởng Phòng Tổ chứcHành chính Trường Đại Học Nông Lâm.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người, đặc biệt là Thầy giáo –Th.S
Bùi Văn Chiêm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhóm chúng tôi hoàn thành đề tài


này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài, nhưng với kinh nghiệm
còn hạn chế và thời gian không cho phép nên chắc chắn không thể tránh khỏi những
sai sót.
Vậy, rất mong sự thông cảm, quan tâm và đóng góp ý kiến của các quý thầy cô!
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, ngày 17 tháng 05 năm 2013


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................1
3.6. Dự tính chi phí đào tạo.................................................................................12
3.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo....................................................13
3.7.1. Đánh giá chương trình đào tạo..................................................................13
3.7.2. Đánh giá kết quả đào tạo...........................................................................13
3.7.2.1. Chất lượng đào tạo.................................................................................13
3.7.2.2. Hiệu quả làm việc...................................................................................15
Phần III: KẾT LUẬN..........................................................................................16

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong nguồn lực thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất trong
một tổ chức. Nó mang đầy đủ thông tin, kỹ năng làm việc tổng thể. Nguồn nhân lực
đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại của mỗi tổ chức. Đặc biệt là trong nền kinh tế
Việt Nam hiện nay khi mới chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường thì nhu
cầu về nguồn nhân lực lại càng là vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Chỉ khi nào các
doanh nghiệp, công ty của Việt Nam có một nguồn nhân lực đủ mạnh thì mới có thể
tồn tại và phát triển trên thị trường, sau đó là hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Cùng
với công tác tuyển dụng thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là

một hoạt động then chốt của mỗi tổ chức trong việc có được một đội ngũ nhân viên
thoả mãn yêu cầu công việc. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém
về thời gian và chi phí. Nhưng thực hiện được công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh
tranh cho tổ chức, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Với nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực như hiện nay thì mỗi tổ chức đều mong
muốn có được đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc. Phần lớn nguồn
nhân lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày nay đều được đào tạo từ các trường
đại học. Vì vậy, để có đầu ra chất lượng cao thì cần có đội ngũ giảng viên giỏi, có trình

1


độ chuyên môn cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại các tổ chức nói chung và tại trường Đại học Nông Lâm nói riêng,
nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực ở trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế”.
1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và thu thập dữ liệu tại phòng tổ chức - hành chính trường
ĐH Nông lâm Huế để làm rõ công tác đào tạo và phát triển tại trường này.
Để hiểu rõ hơn về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường Đại
học Nông lâm Huế.

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế, được thành lập ngày 14 tháng 08 năm 1967 theo quyết định số 124/CP
của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Theo đó, nhà trường có
nhiệm vụ đào tạo kỹ sư các ngành nông nghiệp cho các tỉnh miền Trung và đóng tại
Việt Yên, Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang). Từ năm 1983 trường Đại học Nông nghiệp
2 – Hà Bắc chuyển vào Huế và sáp nhập với trường Cao đẳng Nông Lâm Huế thành

trường Đại học Nông nghiệp 2- Huế theo quyết định ngày 05 tháng 8 năm 1983 của
Phó Chủ tịch HĐBT – Tố Hữu đã ký.
Từ 04/04/1994, Trường Đại học Nông nghiệp 2 Huế trở thành thành viên của Đại
học Huế theo Nghị định số 30/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và đổi tên thành
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế (ĐHNLH).
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, ngành giáo dục - đào tạo
đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Nhiệm vụ trước mắt của các trường đại
học là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức; có
2


trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đối với các
trường đại học khối nông nghiệp những thách thức lại càng lớn hơn, bởi đây là những
nơi đào tạo con người trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn của hơn
70% dân số cả nước. Điều này đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng
cộng sản Việt Nam từ khóa IV đến khóa XI cũng như trong các chính sách 25 đổi
mới của Nhà nước.
Trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành Đại học Nông lâm Huế đã đào tạo hơn
17.000 kỹ sư; 500 thạc sĩ kỹ thuật các ngành Nông - Lâm – Ngư nghiệp và Cơ khí –
Công nghệ; Các cán bộ của Trường đào tạo ra đã đáp ứng có hiệu quả sự nghiệp phát
triển của đất nước đặc biệt góp phần từng bước thực hiện thắng lợi nghị quyết “Tam
nông”, đóng góp đáng kể vào sự thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Trong những năm sắp tới để đáp ứng yêu cầu về phát triển của đất nước trong xu
thế hội nhập, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và và an toàn thực phẩm, vấn đề
công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn đòi hỏi công tác đào tạo đội ngủ phải có
những bước nhảy vọt về chất. Phải tạo được những chuyển đổi hợp lý về ngành nghề,
về chất lượng đội ngũ về cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời sự thay đổi nhanh chóng của
nền kinh tế thị trường về lao động có trình độ cao. Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Huế phải khẳng định vai trò hàng đầu ở miền Trung về đào tạo nguồn nhân lực

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn; góp phần
xây dựng Đại học Huế ngày càng lớn mạnh.
(Theo số liệu 31/1/2010)
1.2. Hoạt động đào tạo
Nhà trường có các 3 chương trình đào tạo đó là: Đào tạo trung cấp và cao đẳng;
Đào tạo Đại Học và Đào tạo sau đại học. Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, thì hoạt động đào tạo chủ yếu của nhà trường là đào tạo sau Đại học:
- Đào tạo Cao học bắt đầu từ năm học 1994-1995. Năm học 2007-2008 có 07 chuyên
ngành do trường đảm nhận đó là: Trồng trọt; Chăn nuôi động vật; Thú y; Khoa học
đất; Lâm học; Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá Nông-Lâm nghiệp; Phát triển nông
thôn; và 01 chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh, liên kết với Trường đại học Khoa

3


học Nông nghiệp Thụy Điển: Phát triển nông thôn. Hàng năm số lượng được tuyển
khoảng 50 học viên. Học tập trung với thời gian 2 năm. Năm học 2006-2007, số học
viên cao học có mặt thường xuyên là 100.
-Đào tạo tiến sĩ bắt đầu từ năm học 1998-1999. Nghiên cứu sinh được

tuyển hàng

năm vào 02 chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt và Chăn nuôi động vật với quy mô 5 10 nghiên cứu sinh.
1.3. Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong trường.
Bảng Báo cáo số liệu CBVC (Tính đến 01.4.2013)

4


Đơn vị


Tổng
số

Trong đó
Nam

Nữ
27
18
19
20
20
16
15
14
7
1
6
2
2
3
3
9
5
18
7

Khoa Nông học
Khoa chăn nuôi thú y

Khoa Lâm nghiệp
Khoa Thủy sản
Khoa CK-CN
Viện NCPT
Khoa Cơ Bản
Khoa TNĐ& MTNN
Phòng TCHC
Phòng ĐTĐH
Phòng KHTC
Phòng KT&ĐBCLGD
Phòng ĐTSĐH
Phòng CTSV
Phòng KHCN&HTQT
TT TT&TV
Viện NCPT

53
40
43
43
49
31
26
30
17
7
9
4
4
5

5
12
15

26
22
24
23
29
15
11
16
10
6
3
2
2
2
2
3
10

Toàn Trường

393

206

Giảng
viên


GVCC,
GVC

33
16
25
32
38
27
16
24
0
0
0
0
0
1
0
1
1

13
16
14
5
4
4
5
5

1
2
1
1
2
0
2
0
1

Nhân
viên,
KT viên
2
2
1
1
1
0
1
1
8
5
8
3
2
3
3
10
1


214

76

52

5

Kỹ thuật
Trình độ
ĐH ThS TS
viên
khác
5
6
3
5
6
0
4
0
8
0
0
0
0
1
0
1

12
51

10
13
11
22
17
12
6
10
8
4
7
2
1
2
3
10
3
14
1

PGS

NGƯT,
NGND

29
12

23
17
24
14
18
15
1
1
1
2
2
2
0
0
2

13
15
8
4
5
5
1
5
1
2
1
0
1
0

2
1
1

1
0
1
0
3
0
1
0
7
0
0
0
0
1
0
1
9

6
10
1
0
2
2
0
1

0
0
1
0
1
0
2
0
1

1
2
0
0
1
1
0
0
1
1
1
0
0
0
0
0
0

163


65

24

27

8


CHƯƠNG II. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
2.1. Các khái niệm liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng
lợi trong môi trường cạnh tranh.
Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học
tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ
của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công
việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao
động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của
người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định
hướng tương lai của tổ chức.

2.2. Mục đích của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho
người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng

như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.
2.3. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi
lên trong cạnh tranh. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp:

- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
- Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc.
6


- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự
giám sát.

- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
- Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.
- Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp.
- Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện
ở chỗ:

- Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.
- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương
lai.

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ
là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
Về mặt xã hội: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một
đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống

lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ
chốt cho sự phồn vinh của đất nước.

7


CHƯƠNG III. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin để
làm rõ hơn nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công viện và xác định đào tạo hiện có phải
là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ và nhân viên
cụ thể.
Theo yêu cầu phát triển kiến thức chuyên môn cho bộ phận cán bộ giảng viên,
phục vụ công tác giảng dạy một cách tốt nhất cho sinh viên thì trường ĐH Nông lâm
hằng năm đã đặt ra các chương trình đào tạo như cử đi học trong nước, ngắn hạn, nước
ngoài, đào tạo kỹ năng…
Hằng năm thì số lượng giảng viên ngày càng tăng lên do phải đáp ứng nhu cầu đào
tạo, giảng dạy của nhà trường
Bảng 3.1: Số lượng và chất lượng đội ngũ cơ hữu toàn trường qua 3 năm 2008,
2009, 2010.
Năm

Tổng

Giảng

số

viên


Tiến Thạc



GS,

GVCC,

PGS GVC

NGND Đoàn

Tỷ lệ

NGƯT viên

sau

CBVC

công

ĐH/

-LĐ

đoàn

GV


2008

424

264

51

127

11

69

6

345

67,42

2009

428

280

57

127


16

76

6

378

65,71

2010

430

280

59

127

16

76

6

392

66,42


(Nguồn: số liệu từ phòng TC-HC, tính đến ngày 30/10/2010)

Theo số liệu từ bảng trên, ta thấy:
8


Tổng số lượng CBVC – LĐ của trường được tăng lên hằng năm: từ 424 người
(2008) lên 430 người (2010) tăng 1,4%. Trong đó phải kể đến số lượng Tiến sĩ đã được
nâng lên đáng kể trong vòng 3 năm, tăng 8 người có bằng Tiến sĩ, tăng 15,7%, điều này
cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong trường đều được nâng lên hằng
năm nhằm phục vụ tốt cho công tác đào tạo của trường
3.2. Xác định mục tiêu đào tạo.
Mục tiêu chung của công tác đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp các
cán bộ hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái đội tốt hơn, cũng như nâng
cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.
Đào tạo các cán bộ được cử đi có đủ phẩm chất, đạo đức, kiến thức và kỹ năng chuyên
môn về các ngành học đáp ứng được yêu cầu của nhà trường trong việc giảng dạy.
Trường ĐH Nông lâm Huế hướng các cán bộ được cử đi đào tạo theo các tiêu chí:
Kiến thức, Kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng mềm, Năng lực, Hành vi và Ngoại ngữ. Các
cán bộ sau khi được đào tạo được trang bị các kiến thức chuyên môn sâu, có thực tiễn và
luôn được cập nhật trong các lĩnh vực mà họ giảng dạy.
-

Thời gian đào tạo
+ Ngắn hạn: 3-4 tháng.
+ Thạc sĩ: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ
cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện,

giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một năm đến hai năm học.
Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm trở lên

thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ có thể là một năm học.
Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 4,5 năm
trở xuống thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là một năm rưỡi đến hai năm học.
9


+ Tiến sĩ: Mục tiêu đào tạo tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về
lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả
năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ
và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung
liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.
3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Mỗi năm trường Đại học Nông lâm Huế đưa ra chỉ tiêu cho khoảng 2/3 số lượng
giảng viên đi đào tạo theo 2 hình thức:
• Học bổng toàn phần 911 do Bộ GD & ĐT
Đề án 911 là đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao
đẳng giai đoạn 2010-2020 (Đề án 911) được thông qua căn cứ Quyết định số 911/QĐTTg được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 17/6/2010 và Thông tư số 35/2012/TTBGDĐT ngày 12/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đào tạo
trình độ tiến sĩ theo Đề án 911.
Điều kiện để được dự tuyển
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài, cam kết trở về nước
phục vụ tại cơ sở đào tạo đã cử đi học
- Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển
- Đăng ký ngành học phù hợp với ngành đã tốt nghiệp đại học và thạc sĩ
- Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác hoặc nơi ký hợp đồng
cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.

- Có đủ trình độ ngoại ngữ theo quy định.
• Học bổng các dự án đề tài:
Khi có một dự án, đề tài có sự liên kết với các tổ chức, trường học trong và ngoài
nước đào tạo một số cán bộ, giảng viên đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để thực hiện
dự án. Các cán bộ, giảng viên đi đào tạo được các dự án tài trợ chi phí. Phần lớn khi được
trãi qua các khóa đào tạo, các cán bộ, giảng viên đều tích lũy thêm được nhiều kiến thức
cũng như kinh nghiệm thực tế, từ đó có những ý tưởng cho các đề tài tốt và chất lượng
hơn.
• Được nhà trường cử đi đào tạo:
10


Ngoài ra để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, trường Đại Học Nông
Lâm thường xuyên tôt chức cho các cán bộ, công nhân viên của trường được đi đào tạo ở
trong nước cũng như nước ngoài, thong qua nhiều hình thức như du học ở các nước phát
triển, tham dự hội thảo khoa học,…
3.4. Xác định chương trình và phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những
kiến thức nào, kĩ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn
phương pháp đào tạo phù hợp.
Trường ĐH nông lâm Huế thường có 2 hình thức đào tạo chủ yếu đó là đào tạo trong
nước và đào tạo nước ngoài
• Đối với chương trình đào tạo trong nước
- Đào tạo tại trường: nhà trường sẽ xác định chương trình đào tạo phù hợp, các kiến
thức thuộc các ngành học liên quan.
• Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Hiện nay, Trường ĐH Nông lâm Huế có 8 ngành được đào tạo Cao học – Thạc sĩ
tại trường đó là:
 Trồng trọt.
 Chăn nuôi thú y.

 Lâm nghiệp.
 Quản lí đất đai.
 Cơ khí công nghệ.
 Bảo vệ thực vật.
 Thủy sản.
 Khuyến nông và phát triển nông thôn.
• Đào tạo các lớp học kĩ năng giảng dạy cho các cán bộ mới.
Đối với đội ngũ cán bộ Giảng viên mới được tuyển vào trường, năm đầu sẽ được trang bị
các kĩ năng giảng dạy bằng cách cho đi theo các Giảng viên phụ trách bộ môn đó để tham
gia trợ giảng. Sau khi tập sự giảng dạy xong, nếu cán bộ Giảng viên nào đạt thành tích
cao và giành được các suất học bổng theo dạng đề tài, học bổng theo dạng đề án 322 (đề
án 911) thì nhà trường sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ này tham gia các khóa đào tạo trong
11


nước trong vòng 3 năm. Trong khoảng thời gian này nếu đội ngũ cán bộ không hoàn
thành khóa học thì nhà trường sẽ thu hồi hợp đồng và có các biện pháp xử lí phù hợp với
từng trường hợp cụ thể.
• Đối với chương trình đào tạo nước ngoài:
Nhà trường cử người đi đào tạo ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp,
Đức,Canada, Singapore… thì mỗi nước này sẽ có chương trình riêng phù hợp với từng
ngành học mà họ đào tạo. Từ đó họ đưa ra những phương pháp đào tạo phù hợp. Ở đây
nhà trường chỉ có nhiệm vụ là tạo điều kiện và tổ chức sắp xếp thời gian cho đội ngũ cán
bộ này đi học.
3.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Có thể lựa chọn các Giảng viên từ những người trong biên chế của Nhà trường hoặc
thuê ngoài (giảng viên của các trường Đại học khác, các trung tâm đào tạo…). Để có thể
thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với tình hình thực tế của nhà trường,
có thể kết hợp giảng viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm tron
trường.

Để trang bị thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng cho giảng viên thì hằng năm nhà
trường thường mời các chuyên gia từ các trường chất lượng cao trong nước và nước
ngoài về giảng dạy
3.6. Dự tính chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm các chi phí
cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.
Đối với công tác đào tạo của trường ĐH Nông lâm Huế, tùy theo từng loại hình đào
tạo để có các mức chi phí khác nhau.
Có 3 loại hình đào tạo, ứng với mỗi loại hình đào tạo thì sẽ có mức hỗ trợ chi phí khác
nhau:
Thứ nhất: Nhà trường cử đi học trong nước thì chi phí học tập sẽ do nhà trường chi
trả và hỗ trợ một phần chi phí đi lại.
12


Thứ hai: Học bổng 322 của chính phủ mà hiện nay được đổi tên thành đề án 911,
toàn bộ chi phí này được Bộ giáo dục đài thọ, nhà trường chỉ tạo điều kiện và sắp xếp
thời gian phù hợp cho cán bộ được cử đi đào tạo.
Thứ ba: Các dự án đề tài thì kinh phí sẽ được chủ các dự án sẽ chịu toàn bộ, bên phía
nhà trường có nhiệm vụ là cử cán bộ mình đi đào tạo

3.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.
3.7.1. Đánh giá chương trình đào tạo
Hầu hết các cán bộ sau khi được đào tạo đều hoàn thành tốt chương trình và đạt được
mục tiêu đề ra.
Quá trình đào tạo đã đem lại cho nhà trường những cơ hội cũng như thách thức:
 Cơ hội: Đa số các cán bộ Giảng viên đều được nâng cao kiến thức và kĩ năng
giảng dạy.
 Thách thức: Do số lượng cán bộ giảng viên đi đào tạo trong nước và nước ngoài
lớn, chiếm 60% – 70% tổng số giảng viên nên số lượng cán bộ không đủ để đáp

ứng công tác giảng dạy cho sinh viên trong trường. Nhà trường phải bỏ ra một
khoản chi phí khá lớn để mời các cán bộ Giảng viên ở các trường khác trong nước
như các trường ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… về giảng dạy cho sinh viên trường
mình, thậm chí là mời cả Giảng viên nước ngoài.
3.7.2. Đánh giá kết quả đào tạo
Qua các chương trình đào tạo thì hiện nay nhà trường đã có một đội ngũ cán bộ giảng
viên, dày dặn kinh nghiệm, nhìn chung đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường
3.7.2.1. Chất lượng đào tạo
Nhận thức được vai trò quan trọng của con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở
trường ĐH nông lâm Huế đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức. Chất lượng
13


đào tạo nhân lực đã nâng cao rõ rệt. Cụ thể, qua 2 năm 2009 và năm 2010 tỉ lệ /tổng GV
của cán bộ được đào tạo tiến sĩ và đào tạo sau ĐH của các khoa như sau:
Đơn vị

Tỷ lệ/tổng GV
Năm 2009
Năm 2010
Tiến
sĩ Sau ĐH Tiến sỹ Sau ĐH
(%)
17,5
33,3
10,0
18,2
14,8
10,0

7,7
3,8
20,4

(%)
57,1
64,8
86,0
72,7
85,2
90,0
92,3
92,3
66,7

(%)
29.54
38.09
21.42
15
13.04
15.15
16.66
5
23.35

(%)
75
71.12
66.66

72.5
65.21
42.42
50
70
63.92

Khoa Nông Học
Khoa Chăn nuôi thú y
Khoa Cơ khí Công Nghệ
Khoa Lâm Nghiệp
Khoa TNĐ & MTNN
Khoa KN & PTNT
Khoa Thủy sản
Khoa Cơ bản
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính, tính tới tháng 10/2010)
Nhận xét: Nhìn chung chất lượng đào tạo qua 2 năm 2009 và năm 2010 có sự thay
đổi rõ rệt
Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ: Tỉ lệ/tổng GV tăng 2.95% trong toàn ngành. Cụ
thể trong từng ngành có sự biến đổi như sau:
-

-

Tỉ lệ tiến sỹ/tổng GV tăng đối với các ngành sau:
 Khoa nông học tăng 12.04%
 Khoa chăn nuôi thú y tăng 4.79%
 Khoa cơ khí công nghệ tăng 11.42%
 Khoa KN & PTNT tăng 5,15%

 Khoa thủy sản tăng 8.96%
 Khoa cơ bản tăng 1.2%
Tỉ lệ tiến sỹ/tổng GV giảm đối với các ngành sau:
 Khoa lâm nghiệp giảm 3.2%
 Khoa TNĐ & MTNN giảm 1.26%

Đối với chương trình đào tạo Sau ĐH: Tỉ lệ/tổng GV giảm 2.76% trong toàn ngành.
Cụ thể trong từng ngành có sự biến đổi như sau:
-

Tỉ lệ tiến sỹ/tổng GV tăng đối với các ngành sau:
14


-

 Khoa nông học tăng 17.9%
 Khoa chăn nuôi thú y tăng 6.32%
Tỉ lệ tiến sỹ/tổng GV tăng đối với các ngành sau:
 Khoa cơ khí công nghệ tăng 11.42%
 Khoa KN & PTNT tăng 5,15%
 Khoa thủy sản tăng 8.96%
 Khoa cơ bản tăng 1.2%
 Khoa lâm nghiệp giảm 3.2%
 Khoa TNĐ & MTNN giảm 1.26%
 Khoa KN & PTNT giảm 47.58%
 Khoa thủy sản giảm 42.3%
 Khoa cơ bản giảm 22.3%

Nhìn chung, chất lượng đào tạo được nâng cao, đặc biệt là những cán bộ sau khi được

đào tạo ở nước ngoài, được tiếp xúc và tìm hiểu những nền giáo dục tiến tiến của các
quốc gia đứng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản…đã làm cho cán bộ giảng viên có
được môi trường học tập và làm việc tốt hơn.
Như vậy chất lượng đào về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của nhà trường. Với số lượng
và chất lượng kiến thức kĩ năng ngày càng được nâng lên, đa số các cán bộ đã đáp ứng
được yêu cầu của nhà trường.
3.7.2.2. Hiệu quả làm việc
Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả
làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng mong muốn hay không?
Theo thầy giáo Nguyễn Tiến Long, phó phòng Tổ chức – Hành chính trường Đại
học Nông lâm Huế thì hầu hết các cán bộ Giảng viên sau khi hoàn thành khóa đào
tạo thì trình độ kiến thức cũng như các kỹ năng giảng dạy được nâng cao, hiệu quả
làm việc thay đổi theo hướng tích cực điều đó có tác động tích cực đối với công tác
đào tạo sinh viên học tập trong trường, hướng sinh viên hội nhập vào nền giáo dục
nước ngoài, nâng cao kiến thức để sinh viên có thể sánh vai với bạn bè quốc tế và hội
nhập tốt hơn trong xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay.

15


Phần III: KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi
con người phải có một trình độ nhất định phù hợp với xu thế đó thì đào tạo và phát triển
là một quá trình không thể thiếu trong một tổ chức nhất lại là trong ngành giáo dục ngày
nay.
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển Trường đại học Nông lâm Huế đã có một
đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi về kiến thức chuyên môn, được trang bị kinh nghiệm thực
tế và đang phát triển qua từng năm. Để tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ
cũng như đáp ứng nhu cầu giảng dạy tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội thì hằng năm, nhà
trường cũng tổ chức các lớp đào tạo cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy trình độ nhân

lực nhà trường ngày càng được nâng cao, phát triển hơn, đáp ứng được các yêu cầu thay
đổi của môi trường qua từng giai đoạn phát triển.
Qua quá trình điều tra tìm hiểu nguồn nhân lực qua các năm 2009-2013 ta thấy số
lượng cán bộ, giảng viên được đi đào tạo tăng lên đáng kể. Tương ứng với số lượng đó
thì trình độ của đội ngũ này cũng được đánh giá cao so với các trường đại học trong
nước. Trong những năm tới nhà trường sẽ tiếp tục tao điều kiện về thời gian cũng như chi
phí để tạo ra một đội ngũ nhân lực tốt hơn, hoàn thiện hơn và đáp ứng tốt hơn cho công
việc chính là giảng dạy tạo đầu ra tốt phục vụ xã hội.

16



×