Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn học sinh THCS: Làm thế nào để không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.95 KB, 14 trang )

1. Tên tình huống
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG KHÔNG SỬ
DỤNG CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI ?
Trên thị trường hiện nay, tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển, tiêu
thụ chất cấm trong chăn nuôi ngày càng gia tăng. Việc sử dụng chất cấm trong
chăn nuôi, trồng trọt đã trở nên phổ biến bất chấp những cảnh báo của các nhà
quản lí về việc sử dụng chúng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư và
tử vong do người dân phải sử dụng thức ăn bẩn, nhiễm độc. Một đại biểu Quốc
hội đã phải bức xúc thốt lên: “đường tắt ra nghĩa địa được xuất phát từ chiếc dạ
dày”. Thế nhưng đa phần những người sử dụng vẫn mơ hồ về tác hại thực của
nó. Việc không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một vấn đề nan giải, nó phụ
thuộc phần lớn vào ý thức người dân và doanh nghiệp sản xuất. Với kiến thức
hiểu biết của bản thân, em thử làm một tuyên truyền viên về chống sử dụng chất
cấm trong chăn nuôi.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Thứ nhất: Tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong thời gian
gần đây đã gia tăng ở mức độ báo động cả về quy mô lẫn tính chất.
- Thứ hai: Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong đó có việc bảo vệ sức
khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm được các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường
cùng với bố mẹ rất quan tâm nên em muốn việc giải quyết tình huống thực tế
này của chúng em sẽ góp phần thiết thực cùng với các thầy, cô giáo và bố mẹ
tuyên truyền, hướng dẫn giúp các bạn học sinh trong nhà trường có kĩ năng bảo
vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó các bạn sẽ là những tuyên
truyền viên tới những người thân trong gia đình và những người xung quanh
mình có kĩ năng bảo vệ sức khỏe , vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thứ 3: Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được
tìm hiểu sâu, rộng về kiến thức các môn học như môn Sinh học, Hóa học, Toán,
Tin học, GDCD, Địa lí, Ngữ văn và từ đó chúng em tăng khả năng của mình
trong việc vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế đời sống.

1




3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể
vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho
thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: môn Sinh
học, Hóa học, Toán, Tin học, GDCD, Địa lí, Ngữ văn ở các khối lớp mà chúng
em đã được học. Cụ thể:
- Toán học: Số liệu thống kê về tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện
nay và tác hại của nó đối với cơ thể và nền kinh tế
- Địa lí : Vẽ biểu đồ tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và tử vong do
các bệnh có liên quan đến sử dụng thức ăn bị nhiễm độc.
- Hóa học: Thành phần hóa học của một số chất cấm trong chăn nuôi
- Sinh học: Tác hại sử dụng chất độc
- Giáo dục công dân: tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện không sử dụng chất
cấm trong chăn nuôi, tuyên truyền về luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn
- Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google
4. Giải pháp giải quyết tình huống
4.1. Tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
4.2. Thành phần hóa học một số chất cấm
4.3. Tác hại của sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
4.4. Các biện pháp giảm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
4.5. Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực
tế.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1. Tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay
Theo Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong thời gian gần đây đã
gia tăng ở mức độ báo động cả về quy mô lẫn tính chất. Ở các tỉnh phía nam,

nếu trước đây, sử dụng chất cấm chỉ xuất hiện ở các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, thì
2


nay đã có ở cả các cơ sở chăn nuôi trang trại, thậm chí là các trang trại trong hệ
thống chăn nuôi gia công của các tập đoàn lớn.

2014

2015

Ví dụ: Chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, liên tiếp trong 4 năm qua (từ 2012
đến 2015) đều phát hiện các hộ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với mức độ
khác nhau. Năm 2012 qua lấy 151 mẫu kiểm tra, phát hiện 17 mẫu dương tính.
Năm 2013 kiểm tra 120 mẫu, phát hiện 3 mẫu dương tính. Năm 2014 kiểm tra
156 mẫu, phát hiện 12 mẫu dương tính. Năm 2015, kiểm tra 84 mẫu tại các cơ
sở chăn nuôi nhỏ, phát hiện 17 mẫu dương tính với chất Sabultamol.

2012

2013

2014

2015

Qua biểu đồ ta thấy, sau một thời gian lắng xuống thì gần đây tình trạng
sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trở nên ồ ạt hơn và tăng đột biến trong năm
2015.
Mỗi năm, tại Việt Nam căn bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn

uống chiếm vị trí đặc biệt nghiêm trọng do sự gia tăng nhanh chóng số người
mắc cũng như số ca tử vong, hậu quả tiềm tàng của việc đưa các loại thực phẩm
chứa chất độc vào cơ thể thông qua quá trình ăn uống. Khi đưa những thực
phẩm không đảm bảo (về vệ sinh cũng như cách chế biến gây độc hại) vào cơ
3


thể thì các chất (vốn không có khả năng gây ung thư) sẽ biến đổi (do yếu tố nội
sinh) thành những chất có khả năng gây ung thư cao. Theo thống kê của Tổ chức
ghi nhận ung thư toàn cầu, ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng và
ung thư thực quản đang ở mức báo động đỏ.
Loại ung thư
Gan
Dạ dày
Trực tràng, thực quản

Số ca mắc Số ca tử vong
20.000
19.000
12.000
8.000
12.000
6.000

Một số chất cấm thường sử dụng trong chăn nuôi hiện nay
STT
1
2
3


Tên hóa chất
Ractopamine
Clenbuterol
Salbutamol

Nhóm chất
Chất tạo nạc

bản màu vàng 2)

54, Bộ

NN&PTNT,

ngày

20/6/2002
Thông tư số 42, Bộ

Auramine O (chất cơ
4

Căn cứ
Quyết định

Chất tạo màu

NNPTNT, Ngày 16
tháng 11 năm 2015


5.2. Thành phần hóa học của một số chất cấm
5.2.1. Chất tạo nạc:
Chất tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist được xếp vào
loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Họ β-agonist gồm
2 nhóm:

4


- Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng
để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol,
Epinephrine.
- Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị
hen suyễn, bệnh phổi mãn tính như Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine, và
Epinephrine.
Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là
ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng
trong chăn nuôi bởi mức độ nguy hiểm cho sức khỏe
Vì lợi nhuận nên Để heo nhanh lớn, siêu nạc, dễ bán, một số người chăn
nuôi thường dùng các chất Clenbuterol và salbutamol. Tác dụng phụ của hai
chất này làm cho heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. khi heo
được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, và nếu không bán
nhanh thì heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi
heo gần đến ngày xuất chuồng.

* Ractopamine
- Công thức phân tử: C18H23NO3
- Khối lượng phân tử: 301,3801 đvC
- Tính chất: Hòa tan trong nước, hơi tan trong aceton, tan trong rượu, giá trị PH:
6 -7, trung tính, nhiệt độ nóng chảy 159,80C


5


* Clenbuterol
- Công thức phân tử: C12H18Cl2ON2
- Khối lượng phân tử: 276,0796 đvC
- Tính chất: Là tinh thể không màu, mịn, tan nhiều trong nước, axeton,
methanol, ethanol, ít tan trong chloroform, không tan trong bezen, nhiệt độ sôi là
404,90C.
* Salbutamol
- Công thức phân tử: C13H21NO3
- Khối lượng phân tử: 239,152 đvC
- Tính chất: Salbutamol thường có dạng bột tinh thể màu trắng, tan trong nước,
ít tan trong cồn (ethanol) và chloroform, kém bền dưới ánh sáng, nhiệt độ sôi là
433,50C. Trong cơ thể, salbutamol được hấp thu tốt nhất ở các mô dạ dày và
ruột. Nó sẽ được tích tụ tại gan và bị chuyển hoá thành dạng bất hoạt salbutamol
sulfate (muối). Sau cùng salbutamol sulfate sẽ được thải ra ngoài chủ yếu qua
nước tiểu (75%) trong vòng 72 giờ. Salbutamol tập trung nhiều nhất ở gan và
thận, ít hơn ở các cơ và mô mỡ.
5.2.2. Chất tạo màu:

Chất vàng O cấm dùng trong chăn nuôi

Bột vàng O hòa nước, bôi ra giấy có màu vàng đẹp
mắt.

Chất tạo màu sử dụng chủ yếu là
Auramine O:
- Công thức phân tử: C17H21N3

- Khối lượng phân tử: 239,152 đvC
- Tính chất: Auramine O có nhân anthraquinones, một nhân thơm có đa
vòng, có chứa nitơ và lưu huỳnh. Auramine O thường tồn tại ở dạng tinh thể, có
ánh kim, màu từ vàng nhạt đến vàng nâu. Ngoài ra, một số chất thuộc nhóm này
6


còn có thể thấy ở dạng dung dịch đặc nhớt màu vàng. Các chất vàng ô có độ tan
ở nước kém nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Và các dẫn xuất của Auramine O là:
+ VAT Yellow 1, công thức phân tử: C28H12N2O2 là một loại thuốc nhuộm dùng
trong công nghiệp, nếu pha thêm một số phụ gia khác sẽ có tác dụng bám màu,
giữ màu tốt hơn.
+ VAT Yelow 2, có công thức hóa học là C28H14N2O2S2. Đây là 1 loại hợp chất
có tính axit, có chứa nguyên tố S, khi ở nồng độ cao nó phản ứng với hơi ẩm để
tạo ra axít sulfurơ mà với một lượng đủ lớn có thể gây tổn thương cho phổi, mắt
hay các cơ quan khác. Trong các sinh vật không có phổi như côn trùng hay thực
vật thì nó ngăn cản sự hô hấp.
+ VAT Yellow 3, công thức phân tử: C28H18N2O4
+ VAT Yellow 4, có công thức hóa học là: C 24H12O2, loại chất này được khuyến
cáo lại có hại cho sức khỏe loại cấp tính.
5.3. Tác hại của của một số chất cấm:
5.3.1. Tác hại đối với vật nuôi:
- Vàng O đưa vào thức ăn chăn nuôi nhằm làm da và chân gà vàng đẹp,
thịt heo màu hồng đẹp, tăng giá trị về cảm quan với người tiêu dùng, nhưng thực
nghiệm trên động vật cho thấy vàng O có nguy cơ gây ung thư, biến đổi gen và
có khả năng di truyền qua các thế hệ vật nuôi, chất độc tích tụ trong thịt của gia
súc gia cầm, rất khó đào thải. Thực tế, Các loại thịt sử dụng chất này có màu
vàng, hồng bắt mắt nhưng không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt.


Gà ngâm trong chất vàng O biến từ màu trắng sang màu vàng bắt mắt

7


- Khi sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi thì sự tăng trưởng của vật nuôi
sảy ra bằng cách tăng chiều dài và độ lớn của sợi cơ một cách nhanh chóng chứ
không gia tăng số lượng tế bào.
- Đặc điểm thấy rõ nhất là: Dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt
đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di
chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và
kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng
mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Nếu quá nửa tháng heo sẽ
tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, không chỉ gãy chân mà
khắp người heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…Trong khoảng 15
ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày
lên 1,5kg đến 2 kg....”.Tuy nhiên không thể kéo dài vì sẽ làm cho vật nuôi chết.

Những con heo được nuôi bằng chất tạo siêu nạc chỉ có thể nằm hoặc
ngồi.

5.3.2. Tác hại đối với sức khỏe con người:
* Ảnh hưởng tới hệ cơ:
- Các chất Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine đi vào cơ thể, điều
khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein
để tích lũy nạc và giảm sinh tổng hợp mỡ, giảm tích lũy mỡ trong cơ thể. Gây
run cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình
thường.

8



Ảnh hưởng của β-agonist đến quá trình phân phối dưỡng chất đến mô cơ và mô mỡ ở vật nuôi khi có (sơ đồ bên
phải) và không có (sơ đồ bên trái) β-agonist

Các chất vàng ô có cấu tạo đa vòng, không tan trong nước, cồn, và các
dung môi hữu cơ thông thường; chỉ tan được trong dung môi đặc biệt hay có
thêm chất xúc tác. Nên khi tiếp xúc da sẽ bị mẫn đỏ, ngứa, sung đau, viêm
nhiễm, hoại tử, kích thích gây ra viêm và phù nề tại chỗ, đặc biệt là tại niêm
mạc, màng nhầy.
* Ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ thần kinh:
- Các chất Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine làm giãn phế quản,

Tác dụng làm giãn phế quản của các hợp chất β-agonist quá mức và bất hợp pháp.

Gây đau tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tăng huyết áp, choáng váng, thần
kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Những người sử
dụng thực phẩm có chứa các chất trên có nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp tăng
gấp đôi.

9


Việc lạm dụng các hợp chất β-agonist có thể gây ra các bệnh về tim mạch .

- Chất vàng ô khi hít vào, nạn nhân sẽ ho, khó thở, thở nhanh, thở khò
khè, co thắt phế quản, viêm đường hô hấp. Nếu chất màu đi vào đường tiêu hóa,
sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
* Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản:
- Nhóm chất kích thích trọng lượng heo gây giãn nở cơ trơn tử cung dẫn

đến hiện tượng dễ sẩy thai ở phụ nữ mang thai, khiến phụ nữ có nguy cơ mắc
ung thư vú, làm rối loạn giới tính đối với thai nhi.
- Đối với đàn ông: Có thể bị u nang tinh hoàn, giãn tĩnh mạch dịch hoàn,
chất lượng tinh dịch thấp, một trạng thái bệnh giống như đồng tính hay các
chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, suy yếu
hệ thống kháng thể.

U nang tinh hoàn

Ung thư vú

* Nguy cơ ung thư:
- Vàng O là chất độc hại đối với cơ thể. Tổ chức Ung thư thế giới (IARC)
đã xếp chất này vào loại gây ung thư nhóm 3, tức là có khả năng gây ung thư
cao

10


Theo ông Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ
Công an cho hay, theo thông tin tại một hội thảo khoa học về ung bướu năm
2014, các nhà khoa học đưa ra con số đáng báo động về số người bị ung thư tại
Việt Nam: Trung bình mỗi năm có 150.000-200.000 người mắc. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ, năm 2014, có 82.000 người tử vong vì ung thư, trong đó
có nguyên nhân lớn từ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hậu quả kéo theo đó là
vấn đề an sinh xã hội và phát triển bền vững. “Với bệnh tật như hiện nay, xây
nhiều bệnh viện cũng không đủ”.
Một số hình ảnh về bệnh ung thư

Ung thư gan


Ung thư dạ dày

Ung thư trực tràng

5.3.3. Tác hại đối với nền kinh tế:
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, doanh nghiệp đang tự hủy hoại mình.
Gần đây, thông tin về việc các lô hàng xuất khẩu thủy sản liên tục bị cảnh báo
nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại nhiều thị trường trên
thế giới. Con số thống kê cho biết, tính từ năm 2014 đến nay, đã có tới 32.000
tấn hàng bị trả về. Và chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô
11


hàng thủy sản bị 38 nước trả về, trung bình mỗi công ty xuất khẩu thủy sản có 5
lô hàng. Cá biệt có một công ty có đến 70 lô hàng bị trả về.

5.4. Biện pháp làm giảm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng chất cấm như hiện nay,
nhưng nhìn chung có bốn nguyên nhân chính, đó là:
- Sự lơ là trong công tác tuyên truyền, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi
của các cơ quan chức năng, nhất là ở các địa phương;
- Giá lợn thịt tăng cao đã tác động đến tư tưởng hám lợi của những người
chăn nuôi bất chính;
- Áp lực của thương lái ép người chăn nuôi sử dụng chất cấm để lợn thịt
có ngoại hình, tỷ lệ và mầu sắc thịt nạc “hấp dẫn” mua với giá cao;
- Sự lỏng lẻo trong quản lý chất cấm của ngành y tế cũng là những khe hở
làm gia tăng thêm tình hình dùng chất này trong chăn nuôi.

Nguyên nhân đã rõ, nhưng biện pháp nào làm giảm tình trạng sử dụng

chất cấm trong chăn nuôi như hiện nay? Là một học sinh, em đã thực hiện được
các biện pháp như sau:
5.4.1. Vận động người dân không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những
nguy hại của loại chất này đối với sức khỏe cộng đồng, với uy tín của ngành
chăn nuôi Việt Nam. Tố giác các đối tượng sử dụng chất cấm vì hành vi sử dụng

12


chất cấm không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là hành vi phi đạo đức phải bị
cộng đồng tẩy chay.
5.4.2. Tuyên truyền pháp luật cho người dân về về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Theo Điều 155 Bộ Luật hình sự: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm sẽ tùy mức độ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị phạt
tù.
- Theo nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi ban hành năm
2013:
+ Đối với trường hợp sự dụng chất cấm trong chăn nuôi hoặc trong thức
ăn chăn nuôi, hộ chăn nuôi sẽ bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Đối với trang
trại thì xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
+ Hành vi sử dụng chất cấm trong gia công, sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ
bị xử phạt từ 70 đến 100 triệu đồng. Ngoài ra hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt
động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 1 đến 3 tháng.
+ Đối với cơ sở chăn nuôi thì buộc phải tiếp tục nuôi vật nuôi đã sử dụng
chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn đọng chất cấm mới được đem bán hoặc
giết mổ. Bên cạnh đó còn buộc tiêu hủy toàn bộ chất cấm hoặc thức ăn chăn
nuôi có chất cấm.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Hóa, Sinh, Địa lý vào bài
thuyết trình rất quan trọng, giúp cho bài thuyết trình bao quát, đầy đủ ý hơn và
có sức thuyết phục hơn. Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề
thực tế tạo điều kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu vấn đề, phát huy được tính
tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Với tình huống trên, chúng em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi
đến tất cả mọi người sẽ có những ý nghĩa quan trọng như: mọi người sẽ có ý
thức tự bảo vệ đúng cách sức khỏe cho mình và cho cộng đồng. Từ đó các bạn
thấy rằng tất cả những điều chúng ta được học từ các bộ môn đều có tác dụng và
13


ý nghĩa lớn trong đời sống, không kiến thức nào, không môn học nào được gọi
là kiến thức hoặc môn học không quan trọng nữa. Như vậy tự các bạn sẽ có ý
thức học tốt hơn ở tất cả các môn học, không xem nhẹ, coi thường môn học nào.
Và hơn thế nữa thông qua cách vận dụng các kiến thức để giải quyết tình huống
trên, mỗi bạn học sinh khi được tuyên truyền đều có ý thức vận dụng các kiến
thức đã học để giải quyết các tình huống, các hiện tượng mà các bạn thường gặp
trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích thích tính tò mò, ham học hỏi, đồng thời
xác định rõ việc học tập quan trọng như thế nào. Từ đó sẽ thúc đầy mạnh mẽ
phong trào học tập trong mỗi học sinh và mỗi nhà trường. Trên đây là một trong
nhiều tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh trường THCS Tiên Lãng đã gặp và
giải quyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Tiên Lãng, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Người viết

Nguyễn Lê Trung Đức
Duyên


14

Lương Hồng



×