Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ỨNG DỤNG mô HÌNH ARIMA vào dự báo GIÁ CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA VÀO DỰ BÁO GIÁ
CHỨNG KHOÁN

Ngành

:

: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn
Lớp:
Sinh viên thực hiện
MSSV

: Ths. Nguyễn Linh Nhâm
: 11DTDN5
: Nguyễn Thanh Phú
: 1154020741

TP. HỒ CHÍ MINH, 2015


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo thực tập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu nêu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, được thu thập và tìm hiểu từ quá trình
tự chạy mô hình, và báo cáo thu được từ thực tập tại Công ty cổ phần chứng khoán
VNDirect – CN TP HCM, những số liệu khác trong bài được tác giả cho phép sử dụng
và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện


ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin cám ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể thầy cô giáo của Trường Đại học Công
Nghệ TP.HCM, những người đã giảng dạy tận tình, quan tâm và giúp đỡ em trong
suốt 4 năm học, giúp em trang bị những kiến thức cần thiết và vững bước trên đường
đời.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô, ThS. Nguyễn Linh Nhâm, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng muốn cảm ơn
bạn Nguyễn Công Thành là sinh viên HUTECH đã hỗ trợ và hướng dẫn em những
bước trong thực hiện mô hình ARIMA.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công ty cổ phần Chứng
khoán VNDIRECT – chi nhánh TP.HCM và các anh chị tại Phòng Môi giới 10 đã tạo
điều kiện cho em làm việc, hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệp thực tế quý báu giúp
em hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin chúc quý thầy cô sức khỏe để hoàn thành tốt công việc giảng dạy của mình.
Chúc các anh chị tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT sức khỏe, thành công
trong công việc. Chúc công ty ngày càng thành công và phát triển hơn nữa.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện



iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................................... 1
Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................................... 2
Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................... 2
Kết cấu khóa luận............................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG. .................................................................... 3
1.1. Một số thuật ngữ trong chứng khoán. ...................................................................... 3
1.1.1 Chứng khoán và thị trường chứng khoán. ............................................................. 3
1.1.2. Giá chứng khoán. .................................................................................................. 3
1.1.3. Một số thuật ngữ khác được dùng. ....................................................................... 4
1.1.4. Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. ................................................................ 6
1.2. Giới thiệu mô hình ARIMA. .................................................................................. 12
1.2.1. Chuỗi thời gian và các thành phần của chuỗi thời gian. ..................................... 12
1.2.2. Các thành phần của chuỗi thời gian. ................................................................... 12
1.2.3. Chuỗi thời gian tĩnh. ........................................................................................... 13
1.2.4. Mô hình kết hợp tự hồi quy và trung bình di động (ARIMA(p,d,q)) ................. 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, DỰ BÁO GIÁ CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VNDIRECT ĐANG SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO PHÂN TÍCH
NHANH. ....................................................................................................................... 15
2.1. Phân tích cơ bản. .................................................................................................... 15
2.1.1. Ứng dụng phân tích cơ bản. ................................................................................ 15
2.1.2. Phân tích cơ bản trong báo cáo phân tích nhanh của VND. ............................... 15
2.2. Phân tích kỹ thuật................................................................................................... 22
2.3. Đánh giá hoạt động phân tích của VND. ............................................................... 25



iv
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH EVIEWS 8 ĐỂ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
ARIMA VÀO DỰ BÁO GIÁ CHỨNG KHOÁN. ....................................................... 26
3.1. Số liệu dùng cho kiểm định. .................................................................................. 26
3.2. Chọn tham biến. ..................................................................................................... 26
3.3. Dữ liệu.................................................................................................................... 26
3.3.1. Nguồn dữ liệu. .................................................................................................... 26
3.3.2. Các bước kiểm định ứng dụng mô hình ARIMA. .............................................. 28
Xác định các tham số p, d, q trong ARIMA ................................................................. 28
Hình 10: Đồ thị Correlogram ........................................................................................ 28
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT TÍNH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH SAU KHI THỰC
NGHIỆM....................................................................................................................... 34
4.1. Đánh giá sơ bộ việc ứng dụng mô hình. ................................................................ 34
4.2. Những thành công của khóa luận. ......................................................................... 34
4.2.1. Đối với sinh viên. ................................................................................................ 34
4.2.2. Đối với doanh nghiệp.......................................................................................... 35
4.3. Những vấn đề đặt ra sau khi thực hiện khóa luận. ................................................. 35
4.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................... 36
KẾT LUẬN. .................................................................................................................. 37


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN

Chi nhánh

CTCP


Công ty cổ phần

VND

Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

HOSE (HSX)

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
chí minh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBCK NN

Ủy ban chứng khoán nhà nước

KTTCNH

Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

VCSH


Vốn chủ sở hữu

ARIMA
VCB
Vd

Autoregressive Integrated Moving
Average – Tự hồi qui tích hợp Trung bình
trượt.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt nam.
Ví dụ


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ biến động giao dịch của cổ phiếu VCB. .................................. 16
Hình 2: Tổng quan về VCB. ................................................................................. 17
Hình 3: Ngành nghề kinh doanh của VCB ......................................................... 18
Hình 4: Cơ cấu cổ đông VCB. .............................................................................. 18
Hình 5: Các thông tin về tình hình kinh doanh của VCB. ................................ 20
Hình 6: Các thông tin về tình hình kinh doanh của VCB (tiếp theo). ............. 21
Hình 7: Định giá cổ phiếu VCB. .......................................................................... 22
Hình 8: Phân tích kỹ thuật VNINDEX. .............................................................. 23
Hình 9: Dữ liệu đầu vào trong phần mềm Eviews. ............................................ 27
Hình 10: Biểu đồ Correlogram. ........................................................................... 28
Hình 11: Biểu đồ Correlogram sau khi lấy sai phân. ........................................ 29
Hình 12: Kết quả thu được từ thực hiện quá trình thử và lựa chọn mô hình phù
hợp. ......................................................................................................................... 30
Hình 13: Mô hình tối ưu nhất. ............................................................................. 31

Hình 14: Kết quả sau khi chạy mô hình tối ưu. ................................................. 32
Hình 15: Cửa sổ chọn cách dự báo trong Eviews 8. .......................................... 33
Hình 16: Kết quả dự báo. ..................................................................................... 33


1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Lý do lý luận: Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ những năm đầu của thế kỷ
21 và nhanh chóng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, từ nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ,
cho đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức với nhiều phong cách đầu tư khác
nhau. Họ đều mong muốn lợi nhuận, mức sinh lời cao và dĩ nhiên đi kèm cùng việc đó
là rủi ro tiềm ẩn cũng không hề ít. Do đó, việc dự báo chính xác giá của các tổ chức
phân tích chứng khoán luôn được đặt lên hàng đầu, từ phân tích kỹ thuật đến phân tích
cơ bản để cho các nhà đầu tư có sách lược và phong cách đầu tư phù hợp nhất do
mình. Nhưng liệu với một nền kinh tế với số liệu không minh bạch, hành lang pháp lý
còn nhiều sơ hở để sự thao túng giá cổ phiếu luôn xảy ra hàng phút trên bảng điện tử
sau 15 năm hoạt động, nhà đầu tư còn có thể tin vào những báo cáo đơn thuần về định
tính nữa không? Liệu tài chính định lượng có thể được áp dụng vào hoạt động phân
tích giá tại thị trường chứng khoán Việt Nam không?
Lý do thực tiễn: Qua quá trình thực tập tại CTCP CK VNDIRECT để thực hiện báo
cáo tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới tại CTCP CK VNDIRECT”.
Cùng với nhu cầu của hoạt động phân tích và trên những quan sát về hoạt động phân
tích cũng như qua tham khảo các báo cáo phân tích của VND, bản thân em rất muốn
phát triển báo cáo thực tập để tìm hiểu, áp dụng một mô hình định lượng đặt vào việc
phân tích giá chứng khoán. Đó chính là những lý do khiến em quyết định thực hiện đề
tài: “Ứng dụng mô hình ARIMA vào hoạt động phân tích giá trong thị trường chứng
khoán Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu.
-


Mục tiêu đối với sinh viên:
+ Tìm hiểu về mô hình ARIMA và xem xét tính hiệu quả của mô hình.
+ Ứng dụng kiến thức đã học và thực tế làm việc vào phân tích và dự báo chỉ số

giá chứng khoán.
+ Hiểu rõ hơn hoạt động phân tích của các công ty chứng khoán nói chung và
VND nói riêng.
- Mục tiêu đối với doanh nghiệp: Khóa luận có thể trở thành tài liệu tư vấn cho hoạt
động phân tích, nhận định các vấn đề thiếu sót nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa
chất lượng của hoạt động phân tích.


2
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là ứng dụng mô hình ARIMA vào các báo
cáo phân tích chứng khoán tại VND.
Phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hoạt động phân tích tại VND dựa trên số
liệu lịch sử của VCB trong thời gian từ 01/01/2013 – 01/01/2015.
Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập, thống kê, tổng hợp và so sánh thông tin từ Internet, website của VND, các
báo cáo phân tích của VND, cơ sở nghiên cứu từ công ty.
Nghiên cứu định tính: Quan sát, tham khảo các báo cáo, ý kiến của một số khách hàng
để đưa ra những nhận định về xu hướng giá chứng khoán.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình ARIMA, để dự báo giá chứng khoán.
Kết cấu khóa luận.
Khóa luận gồm các nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Giới thiệu mô hình ARIMA và một số công cụ thực hiện để phân tích.

Chương 2: Hoạt động phân tích tại CTCP Chứng khoán VNDIRECT qua Báo cáo
phân tích công ty.
Đánh giá hoạt động phân tích tại VND bằng việc phân tích Báo cáo phân tích
cổ phiếu được phát hành.
Chương 3: Xây dựng mô hình ARIMA để dự báo giá chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Trình bày thực nghiệm mô hình ARIMA cho dữ liệu của một công ty được
chọn. Thực hiện các bước song song với quá trình thi hành chương trình với phần
mềm Eviews.
Chương 4: Nhận xét tính ứng dụng của mô hình sau khi thực nghiệm.
Kết luận.


3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.
1.1. Một số thuật ngữ trong chứng khoán.
1.1.1 Chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Theo Điều 6 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của
Quốc hội thì:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới
hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.”
- Thị trường chứng khoán (Securities Market) là nơi trao đổi các chứng khoán. Thị
trường chứng khoán giúp những người thiếu vốn huy động được vốn và người có vốn
chuyển vốn của mình thành vốn đầu tư. Vì thế, thị trường chứng khoán còn được gọi

là thị trường vốn.
- Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo
trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng
khoán mới được thành lập thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch
lớn hơn. Tại phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ hiểu chứng khoán chỉ là các chứng
khoán cổ phần (cổ phiếu) và thị trường chứng khoán chỉ là thị trường giao dịch các cổ
phiếu của các công ty.
1.1.2. Giá chứng khoán.
- Mệnh giá: Là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu khi phát hành. Hiện nay, theo quy định tại
Việt Nam thì mỗi cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung có mệnh
giá là 10.000 đồng.
- Thị giá: Là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua-bán trên thị trường
giao dịch tập trung.
Ví dụ: Mệnh giá của cổ phiếu VCB là 10.000 đồng, nhưng giá thị trường hiện tại của
cổ phiếu VCB vào thời điểm ngày 02/07/2015 là 51.500 đồng.


4
- Giá niêm yết: Là mức giá của cổ phiếu được thực hiện trong phiên giao dịch đầu tiên
khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán và được hình thành dựa trên quan hệ
cung – cầu trên thị trường.
- Giá khớp lệnh: Là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao
dịch chứng khoán, thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng
khoán.
- Giá đóng cửa: Là giá thực hiện tại lần giao dịch cuối cùng trong ngày giao dịch.
- Giá mở cửa: Là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch.
- Giá tham chiếu: Là mức giá làm cơ sở trong việc tính giới hạn dao động giá chứng
khoán trong phiên giao dịch. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam thì giá tham chiếu
của một ngày giao dịch cũng chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó.
- Biên độ dao động giá: Là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong ngày

giao dịch.
- Giá trần: Là giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong ngày
giao dịch.
Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ dao động giá)
- Giá sàn: Là giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong ngày
giao dịch.
Giá sàn = Giá tham chiếu x (1 – Biên độ dao động giá).
1.1.3. Một số thuật ngữ khác được dùng.
- Báo cáo phân tích nhanh là các báo cáo phân tích cung cấp ngắn gọn nhưng đầy đủ
thông tin về tình hình doanh nghiệp. Báo cáo được lập khi khách hàng yêu cầu, và
phải được phát hành trong 24-48 tiếng.
- Chi phí dự phòng là phần tiền để dự phòng cho các rủi ro trong kinh doanh (Tại khóa
luận này là phần tiền Ngân hàng dùng để tự phòng cho việc phân loại nợ của mình).
- Thu nhập từ lãi là phần tiền vượt vốn mình thu lại được từ hoạt động cho vay.
- Chỉ số NIM. Thu nhập từ lãi biên %(NIM_Net interest margin) = (Thu nhập cho vay
và đầu tư CK - Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/ tổng tài sản có sinh lời bình quân((cuối
kỳ + đầu kỳ)/2). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách chia phần thu nhập từ
lãi cho thu nhập tài sản bình quân. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3%
được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu
hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ


5
chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay
các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản
Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân
hàng đang bị co hẹp lại.
- Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về
khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các
con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn

trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách
hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số giữa
nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng. Chỉ số này dưới 3% thì là bình thường, lớn hơn
3% được xem là cao.
- Chỉ số PE là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư
chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá
thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường
(Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được
tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở
thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà
công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay
nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ
phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố
trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao
trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá
thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
- Chỉ số PB là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ
của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ
phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Đối với các nhà đầu tư,
P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ
qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của
nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị


6
trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu
nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì
giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị
thật. Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các
điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo
dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.
Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì
đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập
trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương
đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi
sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu,
uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không
có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không
lớn.
1.1.4. Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Phân tích chứng khoán là nhu cầu không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán. Tùy theo
khả năng trình độ, thời gian cũng như nhu cầu sử dụng, có thể có rất nhiều cách tiếp
cận nghiên cứu, phân tích và ra các quyết định đầu tư khác nhau đối với từng chứng
khoán riêng lẻ hoặc đối với cả danh mục đầu tư.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán chủ yếu cần phân tích phục vụ đầu tư. Đến nay
người ta đã tổng kết lại rằng có hai phương pháp phân tích đã và đang được sử dụng
một cách phổ biến tại hầu hết các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới, đó là
phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong đó, phân tích cơ bản về thực chất là
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Hiệu quả hoạt
động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến giá
cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên thị trường. Khác với phân tích cơ bản,
phân tích kỹ thuật dựa vào các diễn biến của giá cả chứng khoán và khối lượng giao
dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế biến đổi của giá cả chứng khoán trong tương lai.
Việc phân tích kỹ thuật được thực hiện dựa trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các đồ thị và
các công thức toán học, các mô hình toán kinh tế để xác định xu thế thị trường của



7
một loại chứng khoán, từ đó xác định thời điểm mua bán chứng khoán phù hợp với
mục tiêu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không ít người còn rất mơ hồ và nhầm lẫn về vai trò cũng như ứng dụng
thực tiễn của hai phương pháp này. Phần sau đây sẽ làm rõ bản chất của cả hai phương
pháp.
1.3.1. Phân tích cơ bản (FA - Fundamental Analysis).
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có
tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại
(intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản là đo lường giá trị
thực của một công ty với các chỉ tiêu tài chính như: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận,
những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền… Sự chênh lệch của giá trị thị
trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội để đầu tư hoặc dấu hiệu cho
việc bán chốt lời cổ phiếu.
Phân tích cơ bản dựa vào những giả định sau:
- Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.
Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường
sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị của công ty. Trong khi
đó, một số khác lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E)…
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích thông tin cơ bản về công ty.
- Phân tích báo cáo tài chính của công ty.
- Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động.
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu.

Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho
những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá
trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ
phiếu trên thị trường.
Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:


8
- Hoạt động kinh doanh của công ty.
- Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty.
- Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán).
- Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả.
- Kết quả SXKD theo thời gian.
- Kết quả SXKD so với công ty tương tự và với thị trường.
- Vị thế trong ngành.
- Chất lượng quản lý.
Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp
phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi
là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:
1/ Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô.
2/ Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán.
3/ Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động.
4/ Phân tích công ty.
5/ Phân tích cổ phiếu.
Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử
dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên. Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta
có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính, đó là đánh giá về bộ máy quản lý
doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị
phần, khả năng cạnh tranh… Cũng như trong phân tích công ty, nhà phân tích còn có

thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định
và đánh giá tập trung và 4 khía cạnh sau của công ty.
- Điểm mạnh (Strenghts).
- Điểm yếu (Weaks).
- Cơ hội (Opportunities).
- Thách thức (Threats).
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 6
loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là:
1/ Cổ phiếu hàng đầu (blue-chips).
2/ Cổ phiếu tăng trưởng ổn định.


9
3/ Cổ phiếu tăng trưởng bùng nổ.
4/ Cổ phiếu phòng vệ.
5/ Cổ phiếu chu kỳ.
6/ Cổ phiếu thời vụ.
Hoạt động phân tích cơ bản cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ
phiếu. Bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu
nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường có 5
phương pháp định giá cổ phiếu là:
1/ Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức.
2/ Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền.
3/ Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E.
4/ Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính.
5/ Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
1.3.2. Phân tích kỹ thuật (TA – Technical Analysis)
Theo Edward và Magee thì “phân tích kỹ thuật là môn khoa học của sự ghi
nhận lại, thường là dưới dạng đồ thị, những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ
gây lên những thay đổi về giá, khối lượng giao dịch… của một chứng khoán bất kỳ

hay với chung toàn bộ thị trường và sau đó sẽ dựa trên “bức tranh về quá khứ để suy
luận ra xu thế có thể xảy ra trong tương lai”.
Còn theo Steven B. Achelis, tác giả của cuốn sách “Technical Analysis from A
to Z” thì “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ,
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư…”.
Xét cho cùng định nghĩa về phân tích kỹ thuật cũng chỉ cần đơn giản như vậy, còn cụ
thể bản chất của từng công cụ ta sẽ không bàn đến trong phạm vi của khóa luận.
Phương pháp phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên 3 giả định:
- Thị trường luôn có tính xu hướng: Khi một thị trường đã đi vào một xu hướng
(đi lên, đi xuống, hay đi ngang) thì sẽ tiếp tục xu hướng của nó, cho đến khi xu hướng
đó bị phá hủy, và chuyển hẳn sang một xu hướng mới.
- Giá phản ánh tất cả: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Các nhà phân tích kỹ
thuật tin rằng, mọi yếu tố cơ bản như kinh tế, chính trị, tâm lý… đều đã được phản ánh
trên giá cả thị trường. Không có gì là bât thường khi cổ phiếu của một công ty được
giao dịch thấp hơn hay cao hơn so với giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.


10
- Lịch sử sẽ lặp lại: Khi một cổ phiếu đã từng vận động như thế nào, thì sự vận
động đó, có khả năng rất cao sẽ lặp lại nếu giá của cổ phiếu hội tụ các yếu tố để rơi
vào vùng vận động giá đó. Ở phân tích kỹ thuật, giá cả và khối lượng giao dịch là 2
biến số chính, và qua nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kỹ
thuật sẽ đưa ra những dự báo cho tương lai.
Một trong những thế mạnh lớn của phân tích kỹ thuật là sự ứng dụng của nó trong bất
kỳ phương thức giao dịch nào và vào với bất kỳ khoản thời gian giao dịch nào. Không
có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phái sinh mà phân
tích kỹ thuật không ứng dụng được.
Một nhà phân tích kỹ thuật có thể sử dụng đồ thị trong bất kỳ và bao nhiêu thị trường
tùy thích, nhưng điều này là không thể đối với một người sử dụng phân tích cơ bản.
Điều này là do với mỗi thị trường, một người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải xử lý

một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người phân tích cơ bản
chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định. Những ưu thế
này của phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua.
Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó
trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng
như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến
(candlestick chart). Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân
tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự,
điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger…
Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành
chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với
các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết
Dow cho đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với
các chỉ báo quan trọng nhất.
Một số chỉ báo kỹ thuật thông dụng.
- RSI (Relative Strength Index) là chỉ số sức mạnh tương đối, dùng để nhận biết trạng
thái quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Dưới 50 là quá bán, giá sẽ nhanh chóng
tăng trở lại và trên 70 là quá mua giá sẽ có xu hướng giảm.
- DMI (Directional movement index) là chỉ số xu hướng thị trường, dùng để nhận biết
tín hiệu mua hoặc bán. Bao gồm cặp +DI (hướng vấn động tích cực) và –DI (hướng


11
vận động tiêu cực), khi +DI cắt và nằm trên –DI đó là tín hiệu mua và ngược lại khi
+DI cắt và nằm dưới là tín hiệu bán. Kết hợp với chỉ số ADX (chỉ số xu hướng trung
bình) cho biết được mức hỗ trợ đối với xu hướng, ADX tăng cho biết thị trường sẽ tiếp
tục duy trì xu hướng hiện tại và ngược lại. Vd như trong phân tích VnIndex của VND,
đường +DI màu xanh lá đang cắt trên đường +DI màu đỏ cho thấy tín hiệu mua, tuy
nhiên ADX lại hướng xuống đồng thời thanh khoản của thị trường giảm nên khả năng
xu hướng mua sẽ không tồn tại được lâu.

- SMA là đường trung bình đơn giản, được tính bằng cách lấy tổng giá đóng cửa thị
trường chia cho số khoảng thời gian. Vd SMA (20) là 20 ngày. Bằng việc so sánh giữa
2 đường SMA khác nhau về khoảng thời gian sẽ cho ta biết được xu hướng của giá,
khi đường SMA ngắn hạn cắt và ở phía trên đường SMA dài hạn thì giá có xu hướng
tăng và ngược lại. Tuy nhiên SMA là trung bình giá của quá khứ nên sẽ có độ trễ.
- Bollinger Band: dải băng Bollinger được sử dụng để đo sự bất ổn của thị trường,
công cụ này cho biết thị trường đang yên lặng hay sôi động, khi thị trường ổn định bải
băng thu hẹp, khi thị trường biến động lớn thì dải băng mở rộng. Từ đó cũng cho thấy
được xu hướng của thị trường dựa trên xu hướng của dải băng.
- Hỗ trợ và kháng cự, các đường xu thế, kênh là các công cụ hỗ trợ cho phân tích xu
hướng của thị trường.
Phân tích cơ bản:
- Ưu:
+ Phù hợp hơn cho việc quyết định đầu tư dài hạn ( do lựa chọn công ty tốt để đầu tư).
- Nhược:
+ Tốn nhiều thời gian và công sức (do phải tiếp cận và xử lí nhiều thông tin tài chính).
+ Kết quả phân tích hạn chế ( phụ thuộc độ chính xác của báo cáo tài chính) .
+ Mang tính chủ quan của người phân tích, bỏ qua tâm lí của nhà đầu tư.
Phân tích kĩ thuật:
- Ưu:
+ Dự báo giá trong cả ngắn, trung,dài hạn
+ Phân tích không phụ thuộc báo cáo tài chính.
+ Xác định được thời điểm đâu tư thích hợp.
+ Cho phép phát hiện ra xu thế chuyển dịch giá sang mức giá cân bằng mới.
- Nhược:


12
+ Mang nặng tính chủ quan của người phân tích.
+ Dự đoán có thế bị chậm vì khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động mạnh.

1.2. Giới thiệu mô hình ARIMA.
Mô hình dự báo ARIMA là phương pháp dự báo yếu tố nghiên cứu một cách độc lập
(dự báo theo chuỗi thời gian). Bằng các thuật toán sử dụng độ trễ sẽ đưa ra mô hình dự
báo thích hợp.
George Box và Gwilym Jenkins (1976) đã nghiên cứu mô hình ARIMA
(Autoregressive Integrated Moving Average – Tự hồi qui tích hợp Trung bình trượt),
và tên của họ thường được dùng để gọi tên các quá trình ARIMA tổng quát, áp dụng
vào việc phân tích và dự báo các chuỗi thời gian. Phương pháp Box-Jenkins với bốn
bước: nhận dạng mô hình thử nghiệm, ước lượng, kiểm dịnh bằng chẩn đoán, và dự
báo.
Với cách xây dựng tương đối dễ và độ tin cậy khá cao, mô hình ARIMA được sử dụng
khá phổ biến trong các dự báo ngắn hạn, và đã có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng
mô hình vào tài chính. Khóa luận không đi sâu vào việc xây dựng và hoàn thiện mô
hình mà chỉ tiến hành ứng dụng mô hình ARIMA vào dự báo giá chứng khoán và
nhận xét tính ứng dụng của mô hình. Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản trong mô
hình.
1.2.1. Chuỗi thời gian và các thành phần của chuỗi thời gian.
Trong bài toán dự báo, một kiểu dữ liệu thường gặp là dữ liệu chuỗi thời gian, tức là
dữ liệu được thu nhập, lưu trữ và quan sát theo sự tăng dần của thời gian.
Trong chuỗi thời gian thường các giá trị ở những thời điểm khác nhau có mối tương
quan với nhau. Sự tương quan này được đánh giá bằng hệ số tự tương quan.
Định nghĩa: Tự tương quan là sự tương quan giữa một biến với chính nó theo những
độ trễ thời gian khác nhau.
Để biểu diễn sự tự tương quan của một biến theo nhiều độ trễ khác nhau một cách trực
quan, ta dùng hàm tự tương quan.
Định nghĩa: Hàm tự tương quan là một đồ thị biểu diễn các hệ số tự tương quan theo
các độ trễ khác nhau
1.2.2. Các thành phần của chuỗi thời gian.
- Thành phần xu hướng (trend) là thành phần thể hiện sự tăng hay giảm giá trị của
chuỗi thời gian trong một giai đoạn dài hạn nào đó.



13
- Thành phần chu kỳ (cyclical) là chuỗi biến đổi dạng sóng quanh xu hướng.
- Trong thực tế thành phần này rất khó xác định và người ta thường xem nó như là một
phần của thành phần xu hướng.
- Thành phần bất quy tắc (irregular) là thành phần thể hiện sự biến đổi ngẫu nhiên
không thể đoán được của chuỗi thời gian.
- Thành phần mùa (Seasonal) là thành phần thể hiện sự biến đổi lặp đi lặp lại tại từng
thời điểm cố định theo từng năm của chuỗi thời gian. Đối với chuỗi thời gian có thành
phần mùa thì giá trị tại những thời điểm cố định theo từng năm sẽ có sự tương quan
lớn với nhau.
1.2.3. Chuỗi thời gian tĩnh.
- Trong quá trình quan sát các chuỗi thời gian, ta nhận thấy có những chuỗi thời gian
mà trung bình và phương sai của nó không phụ thuộc vào thời gian. Những chuỗi thời
gian như vậy gọi là chuỗi thời gian có tính chất tĩnh (stationary) hay gọi là chuỗi thời
gian tĩnh.
1.2.4. Mô hình kết hợp tự hồi quy và trung bình di động (ARIMA(p,d,q))
- Mô hình ARIMA (p,d,q) là mô hình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy. Mô
hình sử dụng dữ liệu chính là số liệu trong quá khứ của biến cần giải thích để dự báo
cho biến đó. Công thức tổng quát của mô hình:

Dd (Yt) = Ф + [ α1Dd(Yt-1) +…+ αpDd(Yt-p) ] + [ β1Ut-1 +…+ βqUt-q ] + Ut
Trong đó:
Ф là giá trị trung bình của quá trình
Dd là sai phân bậc d
α1,…,αp ; β1,…,βq là hệ số ước lượng, điều kiện : -1< α1,…,αp ; β1,…,βq <1
Ut là nhiễu trắng (kỳ vọng bằng 0, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng 0)
(Nguồn: Mô hình ARIMA_2013 – Tài liệu nghiên cứu nhóm SFR).
Mô hình bao gồm:

- Mô hình AR (p): AR (autoregressive) là cơ chế tự hồi quy, nghĩa là biến phụ thuộc
được hồi quy theo các biến trễ của nó.
- Mô hình MA (q): MA (moving average) là trung bình trượt, nghĩa là độ lệch của biến
phụ thuộc so với giá trị trung bìnhlà một hàm tuyến tính của các sai số ut trong quá
khứ.


14
- Nếu một chuỗi dừng ở sai phân bậc d, thì ký hiệu là I(d), I là đồng liên kết
(Integrated).


15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, DỰ BÁO GIÁ CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VNDIRECT ĐANG SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO PHÂN TÍCH
NHANH.
Trong toàn bộ chương này, ta sẽ sử dụng báo cáo phân tích giá chứng khoán VCB của
VND làm ví dụ minh họa cho các nội dung được trình bày.
2.1. Phân tích cơ bản.
2.1.1. Ứng dụng phân tích cơ bản.
Phân tích cơ bản dựa trên những phân tích những nhân tố nền tảng tác động đến cổ
phiếu như báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, các điều kiện ngành và vĩ mô,… từ
đó đưa ra các dự báo về các chỉ số tài chính quan trọng của công ty, tiến hành định giá
cổ phiếu và xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường từ đó khuyến nghị đầu
tư cho KH.
2.1.2. Phân tích cơ bản trong báo cáo phân tích nhanh của VND.
2.1.2.1. Cung cấp thông tin cơ bản của công ty.
Thông tin cơ bản của công ty bao gồm:
- Tên công ty – Mã chứng khoán – tình hình giao dịch cổ phiếu hiện tại.



16
Hình 1: Biểu đồ biến động giao dịch của cổ phiếu VCB.

(Nguồn: Báo cáo phân tích nhanh 13/03/2015 của VNDirect)
Các thông tin cơ bản như: Đồ thị giá giao dịch và khối lượng giao dịch trong thời gian
gần đây, khối lượng cổ phiếu niêm yết, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, khối lượng
khớp lệnh trung bình, vốn hóa thị trường, room nước ngoài còn lại… đều được thể
hiện đầu tiên và trực quan nhất tại phần đầu của báo cáo.
Giá chứng khoán hiện tại, đồ thị giá và khối lượng giao dịch trong 52 tuần, kết hợp với
khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất cung cấp cho nhà đầu tư thông tin
về biến động giá và tính thanh khoản của cổ phiếu.
- Giới thiệu tổng quan công ty.


17
Hình 2: Tổng quan về VCB

(Nguồn: Báo cáo phân tích nhanh 13/03/2015 của VNDirect)
Ngoài ra, dựa theo vốn hóa thị trường của cổ phiếu, chúng ta có thể phân loại theo
nhóm: cổ phiếu vốn hóa lớn (large cap), cổ phiếu vốn hóa vừa (mid cap), cổ phiếu vốn
hóa nhỏ (small cap). Để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn cổ phiếu theo chiến lược đầu tư.
Hiện nay, chưa có một quy tắc chuẩn mực chính thức về phân loại cổ phiếu theo vốn
hóa, nên bộ lọc cổ phiếu theo vốn hóa có thể dựa theo phân loại của HSX theo chỉ số
VN30 (30 mã), VNMID (70 mã) và VNSML được sắp xếp theo giá trị vốn hóa từ cao
xuống thấp hoặc tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư.


18

- Ngành nghề hoạt động.
Hình 3: Ngành nghề kinh doanh của VCB

(Nguồn: Báo cáo phân tích nhanh 13/03/2015 của VNDirect)
Phân tích cơ bản công ty được sử dụng trong báo cáo phân tích của VND giúp cho nhà
đầu tư có cái nhìn tổng quát về thông tin cơ bản, cũng như quá trình hình thành công
ty, và quan trọng hơn hết, là ngành nghề mà công ty đang hoạt động.
Hình 4: Cơ cấu cổ đông VCB.

(Nguồn: Báo cáo phân tích nhanh 13/03/2015 của VNDirect)
Thông tin sở hữu và cổ đông lớn của công ty thể hiện một phần đánh giá về chính sách
tài chính cũng như khả năng quản lý và phương hướng phát triển của công ty. Từ cơ
cấu sở hữu của VCB cho thấy cũng giống như các ngân hàng lớn ở Việt Nam khác,


×