Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tp hcm đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.97 KB, 71 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

TR

I H C KINH T TP.HCM

NG THÁI PHÚ

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I
MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TP.HCM
1.1
1.2.
1.3.
1.4.

PHÁT



1

VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

2
3

MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
TRIỂN NÔNG NGHIỆP

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THẾ
GIỚI
NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI

6

1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
1.4.6.

Kin nghiệm Hàn Quốc
Kinh nghiệm Thái Lan
Kinh nghiệm Đài Loan
Một số hướng đi của nông nghiệp các nước Châu Á
Bài học phát triển kinh tế nông nghiệp các nước XHCN trước đây

Một số mô hình phát triển nông nghiệp điển hình trên thế giới

6
7
8
9
9
10

1.5

THỰC TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

11

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TP.HCM
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN–XÃ HỘI–KINH TẾ
Đặc điểm tư nhiên
Đặc điểm xã hội
Đặc điểm kinh tế

15
15
18

19

2.2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THỜI
GIAN QUA
Thực trạng về trồng trọt
Thực trạng về chăn nuôi

20

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THỜI GIAN QUA

28

2.2.1.
2.2.2.
2.3.

1

TRONG

20
26


2.3.1.
2.3.2

2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.

Thủy lợi
Sử dụng đất đai
Công tác chọn, tạo giống mới
Công tác bảo vệ thực vật – Thú y
Tổ chức sản xuất

28
28
29
30
30

CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TP.HCM ĐẾN NĂM 2010
3.1.

QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TP.HCM ĐẾN NĂM 2010

34

3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.

3.2.4.
3.2.5.
3.2.6
3.2.7.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TP.HCM
Giải pháp tạo vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Giải pháp giống
Giải pháp bảo vệ thực vật – Thú y
Giải pháp đổi mới qui trình và phát triển sản xuất
Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Giải pháp phát triển thò trường
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

36
36
38
45
48
49
50
53

4.

KIẾN NGHỊ

55

KẾT LUẬN


2


LỜI MỞ ĐẦU

.
1. Sự cần thiết nghiên cứu.

Thành Phố Hồ Chí Minh là một Trung tâm thương mại, dòch vụ, công
nghiệp, đồng thời cũng là một trung tâm chính trò, văn hóa, KHKT và du lòch của
cả nước. Tuy là một Thành phố công nghiệp nhưng để bảo đảm tốc độ tăng trưởng
ổn đònh của toàn Thành phố, việc đầu tư vào phát triển ngành Nông nghiệp cũng
rất quan trọng. Đó là do :
- Nông nghiệp tăng trưởng ổn đònh sẽ góp phần đáng kể vào tốc độ tăng
trưởng của các ngành công nghiệp và dòch vụ. Theo tính toán của các nhà Kinh tế
học Mỹ, nếu ngành Nông nghiệp tăng trưởng 1% sẽ thúc đẩy các ngành dòch vụ
tăng 3%, do thò trường cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn đònh và thò trường tiêu thụ
các sản phẩm công nghiệp, dòch vụï được mở rộng.
- Thực tiễn của cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông Á và lan sang
toàn khu vực, ảnh hưởng đến toàn thế giới vừa qua, là một bài học kinh nghiệm q
báu cho các quốc gia phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng thiếu sự ổn đònh
tăng trưởng của ngành Nông nghiệp, đã làm cho sự tăng trưởng không bền vững và
đã dẫn đến những suy sụp nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc gia.
- Trang bò hiện đại hóa trong khâu sản xuất, chế biến sẽ góp phần nâng cao
năng suất lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân sẽ có
tác động tích cực ảnh hưởng dây chuyền đến các lónh vực kinh tế, xã hội của Thành
phố, giảm bớt áp lực chi tiêu của Nhà nước vào các chính sách trợ cấp xã hội, tăng
tiết kiệm quốc dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mục tiêu.

Đánh giá thực trạng và đònh hướng phát triển, đề xuất các giải pháp khả thi,
nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển
ổn đònh, bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu của ngành
Nông nghiệp thành phố, tạo điều kiện để phân bổ hợp lý và đúng đắn các nguồn
lực của thành phố như vốn, KHKT, đất đai...
3. Phạm vi nghiên cứu.
a. Về nội dung.
-

Đánh giá thực trạng phát triển Nông nghiệp thành phố trong thời gian
qua.

-

Đònh hướng phát triển Nông nghiệp thành phố trong thời kỳ đến năm
2010.

-

Đưa ra các giải pháp chủ yếu phát triển Nông nghiệp trong thời kỳ này.
3


b. Về thời gian.
- Luận án nghiên cứu đònh hướng phát triển và vạch ra các giải pháp chủ
yếu phát triển Nông nghiệp thành phố đến năm 2010.
4. phương pháp nghiên cứu .
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận án này gồm có:
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống
- Phương pháp phân tích thống kê.

- Phương pháp chuyên gia…
Vì đề tài rất rộng lớn , với thời gian và kiến thức có hạn, do đó luận án
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp qúy báu của
các thầy cô cho luận án.

4


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HCM
1.1.

MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP :

Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia về mặt kinh tế thường lấy một hoặc
một vài học thuyết kinh tế làm kim chỉ nam cho con đường đi của mình. Vì vậy tìm
hiểu các lý thuyết kinh tế nhằm đưa ra tổng quan về vò trí, vai trò của từng lónh vực,
đặc biệt là của Nông nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế, cũng như con
đường,những yếu tố quyết đònh đến sự phát triển của nó là rất cần thiết.
Từ giữa thế kỷ 18, trường phái Trọng nông đã coi Nông nghiệp là ngành duy
nhất tạo ra sản phẩm cho xã hội, và con đường phát triển Nông nghiệp được phái
này nêu lên :” Làm tan rã Nông nghiệp cổ truyền, tạo ra một nền Nông nghiệp
thương phẩm, kinh doanh theo phương thức TBCN”. Hạn chế của trường phái này
là tuyệt đối hóa vai trò của Nông nghiệp, coi công nghiệp chỉ là một ngành chế
biến, không làm ra của cải mà chỉ làm thay đổi hình dáng của cải.
Ngược lại, D.Ricardo lại cho rằng phát triển Nông nghiệp là không có lợi, làm
ảnh hưởng đến tích lũy của cải và tăng tư bản. Đây chính là hạn chế của D.
Ricardo, bởi ông không đặt sự phát triển của Nông nghiệp trong điều kiện có

những tác động của khoa học – kỹ thuật và coi Nông nghiệp đơn thuần là Nông
nghiệp độc canh, không có sự chuyển dòch cơ cấu sản phẩm sang những sản phẩm
có lợi thế so sánh, thích ứng với thò trường.
Mác cho rằng sự phát triển của Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển của xã
hội. Sau cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin đã đưa ra đường lối kinh tế mới NEP
”Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong Nông nghiệp thông qua trao đổi
sản phẩm giữa Nông nghiệp và công nghiệp ; khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất
công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của Nông nghiệp và nông dân”.Đường lối
NEP đã khẳng đònh vò trí của vấn đề Nông nghiệp, nông dân trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội ở một nước mà Nông nghiệp chiếm vò trí chủ yếu trong nền
kinh tế quốc dân và nông dân chiếm đại bộ phận trong dân cư.
Tóm lại, phần điểm lại các lý thuyết kinh tế chủ yếu đề cập về con đường
phát triển kinh tế, phát triển Nông nghiệp, đánh giá khái quát về những mặt mạnh
và yếu, chúng ta có thể chắt lọc từ những lý thuyết đó những hạt nhân hợp lý để
vận dụng vào thực tiễn, đó là : đẩy mạnh việc phát triển Nông nghiệp phải được
coi là xuất phát điểm của các quốc gia; con đường phát triển chung nhất của Nông
nghiệp là làm tan rã kết cấu kinh tế cổ truyền, chuyển Nông nghiệp từ nền kinh tế
5


tự nhiên, tư cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa; khôi phục và tổ chức lại nền sản
xuất công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của Nông nghiệp, trong đó khâu then
chốt là phát triển công nghiệp chế biến; phát triển Nông nghiệp không phải là phát
triển dàn trải, mà phải lựa chọn lợi thế so sánh của từng vùng, của các sản phẩm
để tạo ra
“ cực tăng trưởng” của nó nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của
đất nước vào phát triển kinh tế; thể chế đóng vai trò rất quan trọng, có tác dụng
thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển Nông nghiệp, vì vậy cần phải có những chính
sách, thể chế huy động được các nguồn lực, phát huy nội lực trong xã hội cho phát
triển Nông nghiệp.

1.2.

VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NÔNG NGHIỆP :

Trong tiến trình lòch sử, làn sóng phát triển đầu tiên là làn sóng Nông nghiệp.
Trong giai đoạn lòch sử đầu tiên này, xã hội được tổ chức và tiến triển dưới sự tác
động quyết đònh của làn sóng Nông nghiệp. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh nhất
đònh mỗi quốc gia có một nền Nông nghiệp với những nét đặc thù riêng. Đến lượt
mình, tính đặc thù của nền Nông nghiệp mỗi nước lại chi phối khác nhau đến tiến
trình phát triển của từng nước. Nói khác đi, hiệu lực của làn sóng phát triển Nông
nghiệp là rất khác nhau đối với tiến trình phát triển của mỗi nước.
Vai trò quan trọng của Nông nghiệp (nông – lâm – ngư nghiệp) được thể hiện
qua những đặc điểm sau đây :
Một là, Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình sản
xuất ra tư liệu tiêu dùng thiết yếu nhất cho con người (lương thực, thực phẩm…) mà
không một ngành nào có thể thay thế. Nông nghiệp phát triển là điều kiện để xây
dựng quỹ tiêu dùng càng nhiều cho xã hội và đóng góp phần tích lũy cho nền kinh
tế.
Hai là, Nông nghiệp phát triển có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp. Bởi lẽ Nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp : công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp… Ở đây nông
nghiệp tạo ra “đầu vào” cho nền kinh tế quốc dân.
Ba là, Nông nghiệp phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế
đất nước, góp phần đáng kể cho tích lũy, đặc biệt là đối với những nước nghèo
đang phát triển.
Bốn là, Nông nghiệp, nông thôn là đòa bàn rộng lớn, là thò trường chủ yếu tiêu
thụ các sản phẩm, “tạo ra thò trường đầu ra” cho nền kinh tế (kể cả tư liệu sản xuất
và vật phẩm tiêu dùng). Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn là điều kiện để mở
rộng thò trường ổn đònh sản xuất.
Năm là, Nông nghiệp, nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho

các ngành kinh tế xã hội phát triển.
6


Thực tế các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng mọi quốc gia nếu không có một
nền Nông nghiệp phát triển thì kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn trong việc đẩy
mạnh tăng trưởng cao và ổn đònh. Tất cả mọi quốc gia trên thế giới, trong chính
sách của mình đều lưu tâm, chú ý nhiều đến Nông nghiệp.
Kinh tế Nông nghiệp, nông thôn có những đặc điểm riêng so với các ngành
kinh tế khác :
- Sản xuất Nông nghiệp chòu sự tác động của các yếu tố tự nhiên nhiều hơn
các ngành khác, bò quy luật tự nhiên và điều kiện cụ thể như đất đai, khí hậu, thời
tiết… chi phối rất mạnh.
- Lao động Nông nghiệp của con người phụ thuộc vào các quá trình hoạt động
của sinh vật sống (cây, con…). Mỗi loại sản phẩm Nông nghiệp có quy luật vận
động riêng. Điều đó có vai trò quyết đònh đến sản phẩm cuối cùng của hoạt động
kinh tế Nông nghiệp, nông thôn.
- Sản xuất Nông nghiệp, kinh tế nông thôn có tính chất liên ngành và diễn ra
trong phạm vi không gian rộng và thời gian tương đối dài. Đặc điểm này làm tăng
mức độ phức tạp của công tác quản lý.
1.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI.
Theo nghiên cứu của các nhà Kinh tế, đối với mọi quốc gia đang phát triển,
mô thức phát triển đều có sự giống nhau: tỷ phần Nông nghiệp đóng góp vào GDP
giảm dần khi năng suất và thu nhập xã hội tăng lên, tỷ phần khu vực công nghiệp
gia tăng, vì đây là khu vực năng động nhất. Sau khi đạt tới mức thu nhập trung
bình, tỷ phần công nghiệp giảm xuống trong khi tỷ phần của các dòch vụ tiếp tục
phát triển trong các xã hội hậu công nghiệp thu nhập cao. Lao động Nông nghiệp
sẽ chuyển dần sang lao động phi Nông nghiệp. Theo cách nghó trước đây, người ta
xem nền kinh tế nông thôn và nền kinh tế Nông nghiệp là như nhau. Người ta nghó
rằng chức năng chủ yếu của các hộ gia đình nông thôn là sản xuất lương thực, vật

nuôi phục vụ thò trường trong nước hoặc tham gia xuất khẩu. Các thành viên trong
hộ gia đình có thể tham gia vào hoạt động có giới hạn về chế biến, vận chuyển và
tiếp thò Nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, ngoài hoạt động chế biến trong Nông
nghiệp, một tỷ phần tương đối lớn dân số nông thôn tham gia vào các công việc
toàn thời gian hay bán thời gian trong các hoạt động chế tạo công nghiệp, sửa chữa,
xây dựng, bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, vận chuyển, dòch vụ cá nhân…
Lòch sử tiến bộ khoa học kỹ thuật Nông nghiệp được chia làm hai thời kỳ lớn :
Nông nghiệp truyền thống:
Dựa vào kỹ thuật cổ truyền mang tính thủ công và kinh nghiệm. Do năng suất
lao động và năng suất cây trồng thấp nên Nông nghiệp truyền thống không thể đưa
Nông nghiệp thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn.
7


Nông nghiệp hiện đại:
Việc nghiên cứu khoa học Nông nghiệp hình thành từ cuối thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20 được đẩy mạnh, Nông nghiệp mới bắt đầu bước vào thời kỳ hiện đại.
Những máy móc công nghiệp hiện đại từng bước được áp dụng rộng rãi ở các nước
phát triển từ những năm 1950 và sau đó lan ra các nước chậm phát triển. Quá trình
này trải qua các giai đoạn phát triển với các nội dung chủ yếu khác nhau:
Giai đoạn những năm 1950 và đầu những năm 1960
Nội dung
-

Thực hiện cơ giới hóa giản đơn.

-

Bắt đầu chọn lựa các giống tốt.


-

Lai tạo 1 số giống lúa, mì, ngô.

-

Sử dụng thử nghiệm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu sơ khai.

Kết quả
-

Năng suất cây trồng, vật nuôi tăng 30%.

-

Một lao động Nông nghiệp có thể nuôi sống 5-10 người.

Giai đoạn những năm 1960 và những năm 1970
Nội dung:
-

Cơ giới hóa Nông nghiệp mạnh mẽ ở các khâu làm đất, gieo trồng và thu
hoạch với sự xuất hiện của máy kéo.

-

Cuộc cách mạng xanh bắt đầu được thực hiện.

-


Các giống lai được gieo trồng phổ biến.

-

Sử dụng nhiều phân hóa học.

-

p dụng các biện pháp kỹ thuật Nông nghiệp tiến bộ khác.

Kết quả:
-

Năng suất cây trồng vật nuôi tăng gấp rưỡi.

-

Một lao động Nông nghiệp có thể nuôi 10-20 người.

Giai đoạn những năm 1970 và những năm 1980
Nội dung:
-

Thực hiện cơ giới hóa tổng hợp cả trồng trọt và chăn nuôi, một số công
đoạn trong chăn nuôi được tự động hóa.
8


-


Phát triển nhanh chóng các công trình thủy lợi lớn, tỉ trọng diện tích được
tưới tiêu chủ động tăng lên, 1 số vùng thực hiện tưới tiêu khoa học.

-

Sử dụng các loại phân có hàm lượng NPK cao, các loại phân hỗn hợp
phù hợp cho từng vùng, từng loại cây trồng, sử dụng các loại thuốc phòng
trừ dòch bệnh cho cây trồng và gia súc, sử dụng các vitamin, chất khoáng
và vi lượng trong trồng trọt và chăn nuôi.

-

Cuộc cách mạng về giống cây và giống con đã có những tiến bộ vượt
bậc.

-

Có thể nói rằng giai đoạn này là giai đoạn công nghiệp hóa đúng với ý
nghóa của nó trong Nông nghiệp.

Kết quả
-

Năng suất cây trồng và vật nuôi đã tăng lên 50 -100%.

-

Một lao động Nông nghiệp ở các nước phát triển có thể nuôi sống 50-80
người.


Giai đoạn hiện nay
Ngày càng áp dụng mạnh mẽ hơn những tiến bộ khoa học, công nghệ trong
sản xuất và chế biến. Những nội dung mới và tác dụng to lớn của những tiến bộ
khoa học, công nghệ trong giai đoạn mới chưa thể thấy hết được. Nhưng một số nội
dung nổi lên như sau: sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến công nghệ sinh học, tự
động hóa, sử dụng máy vi tính, sử dụng hệ thống hydroponic…
Những đặc trưng của quá trình phát triển khoa học, công nghệ trong Nông nghiệp
-

Lấy công nghệ sinh học và công nghệ sinh thái học làm trung tâm. Các công
nghệ khác như hóa học hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, tự động
hóa …phải phục vụ cho yêu cầu của hai loại khoa học công nghệ trên.

-

Tiến bộ khoa học và công nghệ gắn liền với điều kiện cụ thể của từng vùng
sinh thái.

-

Tiến bộ khoa học và công nghệ trong Nông nghiệp tác động theo 2 hướng:
những công nghệ nhằm nâng cao năng suất sinh vật và những công nghệ nhằm
nâng cao năng suất lao động. Việc phối hợp về mức độ giữa 2 loại này tùy
thuộc vào từng vùng và từng thời gian.

-

Tiến bộ khoa học và công nghệ trong Nông nghiệp dựa trên 2 cơ sở thành tựu
nghiên cứu của khoa học Nông nghiệp và trình độ phát triển công nghiệp.


-

Tiến bộ khoa học và công nghệ trong Nông nghiệp diễn ra ngày càng nhanh,
phạm vi càng rộng và chất lượng càng cao.
9


-

p dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong Nông nghiệp cần được kết hợp
chặt chẽ tuần tự với nhảy vọt. Sự kết hợp này cần được vận dụng trong từng
nội dung riêng biệt như thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa.

1.4.

NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI.

Nước ta phát triển Nông nghiệp có những điều kiện bên ngoài và bên trong
khác với các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa. Tuy vậy, nghiên cứu những bài
học lòch sử, nhất là sự phát triển từ nền Nông nghiệp lạc hậu, lại trở nên cần thiết
cho sự sáng tạo, tránh được những giáo điều sao chép và ảnh hưởng của chủ nghóa
kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn.
1.4.1 Kinh nghiệm Hàn Quốc
Nước này mở đầu công nghiệp hóa vào cuối thập kỷ 60 và đã hoàn thành
công nghiệp khoảng 30 năm. Bài học tổng quát của Hàn Quốc về chính sách nông
thôn trong công nghiệp hóa là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trò
nông thôn, giữa công nghiệp với Nông nghiệp.
- Với chính sách “hy sinh” Nông nghiệp (kèm giá nông sản thấp hơn giá
thành) để thực hiện công nghiệp hóa, làm cho mức sống nông thôn giảm sút, nên

đã gây ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thò. Bối cảnh đó là nhân tố đưa đến
cuộc đảo chánh quân sự Pắc Chung Hy (5 -1961). Chính quyền mới đã thi hành
nhiều chính sách có lợi cho nông thôn, chủ yếu là về tài chánh tín dụng, nên đã ổn
đònh nông thôn và tạo ra thò trường nội đòa rộng lớn cho công nghiệp hóa, cải thiện
đời sống cho hàng chục triệu nông dân.
- Lần thứ hai, khi chuyển hướng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng
về xuất khẩu, chính quyền thực hiện trả lương thấp cho công nhân và trở lại kìm
giá nông sản, hạ thấp mức sống của nông thôn. Vì vậy một làn sóng mới chừng 1,4
triệu cư dân nông thôn lại đổ ra thành thò. Bối cảnh đó đã thúc đẩy cuộc nổi dậy tự
phát của dân chúng 8-1971.
Do sức ép bên trong và bên ngoài (quan hệ Nam – Bắc Triều Tiên) Chính
phủ buộc phải trở lại vấn đề nông thôn với “Chương trình phát triển nông thôn”
gồm bốn nội dung chính :
+ Tăng vốn vay cho nông dân (từ 1,3 tỷ Won năm 1969 lên 78 tỷ Won năm
1974);
+ Mua ngũ cốc với giá cao ở nông thôn và bán giá hạ cho thành thò;
+ Thay giống lúa cũ bằng giống lúa mới năng suất cao;
+ Khuyến khích xây dựng hợp tác xã sản xuất và đội lao động sửa chữa
đường xá, cấu cống, nhà ở.
10


Chính sách này có những kết quả tích cực, nhưng về sau đã bộc lộ nhược
điểm : trợ giá mua lúa gạo cao đã gây ra thâm hụt ngân sách lớn, xây dựng hợp tác
xã và đội lao động theo mệnh lệnh hành chính khiến nông dân bất mãn. Đó là bối
cảnh gây ra tình hình chính trò xã hội căng thẳng, đưa đến cuộc đảo chánh quân sự
của Chun Đô Hoan 12-1979. Tiếp đó chòu sức ép ngoại thương của Mỹ, đã làm cho
Nông nghiệp Hàn Quốc đình đốn. Từ năm 75-85 bình quân thu nhập của một hộ
nông dân tăng 6,6 lần, trong khi số nợ mà họ đi vay tăng 63 lần.
- Tình hình chính trò căng thẳng đã buộc Chính phủ phải đưa ra “kế hoạch tổng

thể về phát triển nông thôn” 4-1989 và đề ra “Mười năm cải tiến cơ cấu nông
thôn” nhằm công nghiệp hóa Nông nghiệp, đào tạo lại nguồn nhân lực ở nông
thôn, mở rộng qui mô các nông trại, nâng cao đời sống dân cư nông thôn lên ngang
với mức bình quân của một hộ làm công ăn lương ở đô thò.
1.4.2 Kinh nghiệm Thái Lan :
Nhìn lại quá trình cải cách, công nghiệp hóa của Thái Lan mấy thập kỷ qua,
có thể rút ra mấy vấn đề :
- Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất Châu Á, nhưng phần lớn nông dân nhiều
thời kỳ lâm vào thiếu đói, vì 85% số hộ dân không có ruộng đất, chỉ lónh canh và
làm thuê. Giai cấp đòa chủ chống lại chính sách hạn chế tập trung ruộng đất của
Chính phủ.
- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, đã tập trung 95% nguồn vốn Nhà
nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp, nên coi nhẹ phát triển nông thôn
và bảo vệ tài nguyên.
- Tập trung xây dựng công nghiệp ở một số đô thò đã phá hủy sự cân bằng về
bố trí không gian lãnh thổ, đưa đến mở rộng sự ngăn cách về trình độ phát triển
giữa các vùng, nhất là đô thò với nông thôn. Phần lớn nông dân bò bần cùng hóa,
đưa đến phong trào đấu tranh của nông dân.
- Tình hình trên là một trong những nhân tố dẫn tới khủng hoảng chính trò –
xã hội (5 Chính phủ thay nhau trong vòng 1973 – 1980). Về sau, nhờ đề xuất của
một nhóm nhà khoa học xã hội hàng đầu, Chính phủ đề ra chiến lược mới “Chiến
lược phát triển có lựa chọn”, đặt trọng tâm vào phát triển Nông nghiệp và nông
thôn, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, trong đó khâu then chốt là phát
triển công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm như sợi dây liên kết công nghiệp
với Nông nghiệp, nhờ đó đã lấy lại thế cân bằng trong phát triển kinh tế trong thập
kỷ 80.
- Trong quá trình tiếp tục công nghiệp hóa, sự phát triển theo con đường tư
bản chủ nghóa lại đưa đến mất cân đối, không đồng bộ giữa Nông nghiệp – nông
thôn với công nghiệp – đô thò gây ra sự trở ngại cho sự phát triển của hai phía. Hệ
quả của nó là sự phân hóa giàu nghèo tăng lên (vào 1988, 20% số hộ giàu có nhất

11


đã chiếm tới 54,9% thu nhập cả nước và 20% số hộ nghèo nhất chỉ chiếm 4,5%.
Ngoài ra tình trạng ô nhiễm và tàn phá môi trường càng trở nên nghiêm trọng.
Như vậy, bài học của Thái Lan cũng xoay quanh mối quan hệ giữa Nông
nghiệp với công nghiệp, nông thôn với thành thò.
1.4.3 Kinh nghiệm Đài Loan :
Do đòa vò chính trò đặt ra, đòi hỏi chính quyền Đài Loan tìm ra chính sách kinh
tế – xã hội phù hợp để tồn tại. Sức ép có lẽ là động lực quan trọng để Đài Loan trở
thành mô hình giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp hóa Nông nghiệp và nông
thôn thành công hơn cả. Chỉ trong vòng 03 thập kỷ, Đài Loan từ một vùng Nông
nghiệp kém phát triển trở thành một trong mấy “con Rồng” Châu Á. Từ năm 1952
– 1990, sản lượng Nông nghiệp tăng 4,5 lần, về giá trò tăng từ 700 triệu USD lên 12
tỷ USD, riêng nông sản xuất khẩu tăng từ 114 triệu USD lên hơn 4 tỷ USD.
- Đem lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia
đình qui mô nhỏ. Đến 1991, tổng số trang trại tăng đến 823.256 với qui mô trung
bình là 1,08ha.
- Đa dạng hóa sản xuất Nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn. Nhờ đó
nông dân có tích lũy để thực hiện nền Nông nghiệp đa canh, đồng thời mấy chục
vạn lao động Nông nghiệp đã làm ngành nghề khác. Nhờ cơ sở Nông nghiệp nông
thôn phát triển đã tạo môi trường và điều kiện cho sản lượng công nghiệp tăng 50
lần từ 1952 – 1990.
- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội để phát triển nông
thôn. Nhờ đó kinh tế thò trường nông thôn rộng khắp, điều kiện sản xuất và sinh
hoạt nông thôn khác trước.
- Chú ý phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá
mức vào các khu công nghiệp và đô thò. Tính đến đầu thập kỷ 80, Đài Loan chỉ có
17,7% cơ sở công nghiệp đặt ở 5 thành phố lớn (trái lại, ở Thái Lan trên 80% cơ sở
công nghiệp tập trung ở Băng Cốc …), 42% đặt ở vùng phụ cận, 32% đặt ở nông

thôn. Đó là một không gian hợp lý của công nghiệp hóa. Nhờ đó, mức thu nhập
không chênh lệch lớn : 20% dân số giàu nhất với 20% dân số nghèo nhất vào năm
50 là 15/1 thì đã giảm xuống 4/1 vào những năm 90.
- Phát triển cách sử dụng ruộng đất phù hợp với yêu cầu phát triển Nông
nghiệp từng bước. Công nghiệp hóa Nông nghiệp đòi hỏi mở rộng qui mô sản xuất
để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà không đụng chạm đến quyền sở hữu.
Đài Loan đã sử dụng “ Phương thức ủy thác” nghóa là giữ nguyên quyền sở hữu
ruộng đất trang trại, nhưng chuyển quyền sử dụng cho người khác mở rộng qui mô
canh tác. Phương thức này vốn là sáng kiến của nông dân, sau được thể chế hóa
trong “luật phát triển Nông nghiệp” . (1983)
12


- Để mở rộng qui mô sản xuất ngoài phương thức ủy thác, nông dân còn áp
dụng hình thức làm chung các công việc như làm đất, thu hoạch, mua bán giữa các
hộ, hình thức tổ chức dòch vụ, hội khuyến nông trở thành phổ biến. Một số nơi đã tổ
chức Hợp tác xã sản xuất thử nghiệm, nhưng không được nông dân hưởng ứng.
1.4.4 Ngoài kinh nghiệm các nước nói trên, trong đònh hướng chính sách
Nông nghiệp của các nước Châu Á đang phát triển cũng cho thấy mấy hướng đi :
- Coi trọng phát triển Nông nghiệp như một bảo đảm cho ổn đònh kinh tế xã
hội. Từ đó có giải pháp đẩy mạnh sản xuất Nông nghiệp cho thò trường trong nước
và xuất khẩu, nhằm tiết kiệm ngoại tệ vì đảm bảo được nông phẩm, vừa gia tăng
nguồn thu ngoại tệ vì có xuất khẩu. Hơn nữa, phát triển Nông nghiệp toàn diện thì
mới bảo đảm ổn đònh kinh tế xã hội nông thôn.
- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm cải thiện cơ cấu và chất lượng
sản phẩm Nông nghiệp. Từ đó đòi hỏi hiện đại hóa Nông nghiệp và đa dạng hóa
sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước theo ba hướng : Phát triển hoạt động
đối ngoại ổn đònh giá nông sản, nhất là mặt hàng chiến lược, đồng thời khuyến
khích nông dân đầu tư dài hạn và có lợi; Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư

nghiên cứu khoa học và đạo tạo nhân lực, đồng thời cấp phát tín dụng cho nông
dân vay.
1.4.5 Bài học phát triển kinh tế Nông nghiệp các nước XHCN trước đây:
- Nét nổi bật và phổ biến trong chính sách phát triển kinh tế xã hội nông
thôn, Nông nghiệp các nước này, trong đó có Việt Nam, là đưa nông dân đi vào
hợp tác hóa, dưới các hình thức nông trang, nông trường, hợp tác xã hay công xã
nhân dân… Về quan hệ sản xuất: Chuyển từ sở hữu cá thể và tư nhân hoàn toàn
sang sở hữu tập thể ruộng đất và công cụ sản xuất; thực hiện chủ nghóa bình quân
trong phân phối.
- Sai lầm cơ bản của chính sách này là thay đổi quan hệ sản xuất nhưng
không giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, nó trở thành cản trở, không hình
thành động lực cho nông dân trong sự nghiệp phát triển Nông nghiệp.
1.4.6

Một số mô hình phát triển Nông nghiệp điển hình trên thế giới :

Mô hình phát triển Nông nghiệp trên cơ sở trang trại gia đình.
Đặc trưng của các trang trại gia đình là chúng được hình thành từ các hộ tiểu
nông, sau khi phá vỡ cái vỏ bọc khép kín của sản xuất tự cấp, tự túc, vươn lên sản
xuất hàng hóa, tham gia vào nền kinh tế thò trường. Đây là đặc trưng cơ bản của
kinh tế nông trại so với kinh tế tiểu nông, sản xuất hàng hóa nhằm thu lợi nhuận
chứ không phải chỉ đảm bảo nhu cầu sinh tồn của bản thân gia đình mình.
13


Một đặc trưng khác của kinh tế trang trại gia đình là sử dụng lao động trong
gia đình, không dùng hoặc dùng rất ít lao động làm thuê.
Mô hình trang trại gia đình là hình thức sản xuất phù hợp với đặc điểm sản
xuất Nông nghiệp mà đối tượng tác động của nó là sinh vật, người nông dân trực
tiếp tác động vào quá trình sinh trưởng của chúng với thái độ của người chủ do đó

đạt hiệu quả cao. Mặt khác, trong trang trại gia đình, vì lao động chủ yếu là lao
động gia đình nên thuận tiện trong việc quản lý điều hành, đem lại hiệu suất cao.
Trang trại gia đình là đơn vò sản xuất hàng hóa, trong thực tiễn đã trở thành
lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu cho xã hội. Kinh tế trang trại gia
đình dung nạp nhiều hình thức sản xuất từ qui mô lớn đến qui mô vừa và nhỏ và
biến động linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thò trường, nó có khả năng
điều chỉnh một cách linh hoạt qui mô cũng như cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm
đa dạng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất… để đáp ứng kòp thời
những nhu cầu của thò trường.
Trang trại gia đình cũng dung nạp nhiều hình thức sở hữu khác nhau từ cá thể
đến hợp tác, Nhà nước qua các hoạt động liên kết nhằm tăng thêm năng lực sản
xuất và đạt hiệu quả cao. Và cuối cùng, trang trại gia đình cũng có khả năng dung
nạp nhiều trình độ khoa học và công nghệ khác nhau phù hợp với khả năng của
từng loại trang trại để đạt hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp.
Mô hình phát triển Nông nghiệp bằng tập thể hóa Nông nghiệp:
Mô hình này xuất hiện ở Liên Xô đầu những năm ba mươi của thế kỷ 20 và
đã được các nước trong khối XHCN lấy làm hình mẫu để noi theo. Một loạt các
nước như Trung Quốc, Việt Nam, Hungari, Bungari… đã tổ chức nông dân của mình
vào các hợp tác xã hoặc các nông trang, các công xã nhân dân… có thể tóm tắt
những đặc trưng của mô hình này như sau:
Về mặt quan hệ sản xuất: Tập trung tư liệu sản xuất, sức lao động vào để sản
xuất tập thể. Về qui mô sản xuất: Với quan niệm nền kinh tế XHCN phải là nền
sản xuất lớn, các nước đã coi việc thành lập các xí nghiệp quốc doanh Nông
nghiệp, các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã là trụ cột của nền sản xuất
Nông nghiệp và ngày càng mở rộng qui mô.
Về phương pháp quản lý : Đó là phương pháp hành chánh được áp đặt từ trên
xuống, các tổ chức sản xuất Nông nghiệp là những đơn vò chấp hành các chỉ tiêu
của cấp trên, nhận vật tư do Nhà nước cấp phát và giao nộp sản phẩm theo những
đòa chỉ quy đònh.
Đây là cơ chế đặc trưng của các nước Xã hội Chủ nghóa, cơ chế này tồn tại

quá lâu đã làm suy thoái sản xuất Nông nghiệp, vì nó không kích thích tính chủ
động sáng tạo của các đơn vò sản xuất.
14


Tóm lại, qua việc khảo cứu hai mô hình phát triển Nông nghiệp cụ thể, chúng
ta có thể rút ra được bài học sau :
- Sự phát triển kinh tế bắt nguồn từ những tất yếu nội sinh, từ những quy đònh
của lòch sử trong những hoàn cảnh nhất đònh. Do đó, sự phát triển của nền kinh tế
nói chung cũng như ngành Nông nghiệp luôn được đặt trong những thể chế và chòu
sự chi phối của các thể chế. Chính vì vậy việc vận dụng yếu tố thể chế vào phát
triển kinh tế, phát triển Nông nghiệp có ý nghóa quyết đònh đến tiến trình phát triển
của chúng.
- Việc đònh ra được một mô hình phát triển phù hợp với nghề nông có ý nghóa
quyết đònh tới sự phát triển của ngành này bởi những tính chất đặc thù của nó do
đối tượng sản xuất quy đònh. Thực tiễn phát triển của Nông nghiệp trên thế giới đã
chỉ ra mô hình phù hợp với nghề nông là hình thức các trang trại gia đình hoạt động
sản xuất kinh doanh độc lập tự chủ và có sự hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện,
cùng có lợi.
- Phát triển kinh tế trang trại sẽ phát huy tiềm năng đất đai và nội lực, một
nhân tố quan trọng khơi dậy năng lực của xã hội để đầu tư cho Nông nghiệp và
nông thôn. Kinh tế trang trại thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu Nông nghiệp – nông thôn
theo hướng sản xuất lớn, tạo thuận lợi đưa công nghệ – dòch vụ vào nông thôn, cải
tạo môi trường tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập của một bộ phận nhân dân.

1.5 THỰC TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.
Bất chấp khó khăn do lũ lụt hạn hán liên tục xảy ra từ 1996 đến 1998, sản
xuất Nông nghiệp của Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn đònh.
Thành tựu nổi bật và thắng lợi ngoạn mục nhất là sản xuất lương thực phát triển và
tăng trưởng với nhòp độ cao trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sản lượng lúa

năm 1998 đạt 29,1 triệu tấn, vượt xa mục tiêu đề ra cho năm 2000 và tăng gần 1,6
triệu tấn so 1997, hơn 2 triệu tấn so với năm 1996 và tăng hơn 4 triệu tấn so với
năm1885. Bình quân, 3 năm 1996 – 1998 mỗi năm sản lượng lúa tăng khoảng 1,3
triệu tấn, là mức cao nhất từ trước đến nay và vượt xa các nước ASEAN.
Có được kết quả đó là do diện tích gieo cấy lúa được mở rộng, năng suất lúa
tăng đều qua các năm và cao hơn hẳn các thời kỳ trước đó.
Suốt trong nửa đầu thập kỷ 90, diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam chỉ dao
động xung quanh 6,3 đến 6,7 triệu ha, bình quân 5 năm (1991-1995) chỉ đạt 6,5
triệu ha, nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 7 triệu ha, 1997 : 7,1 triệu ha và năm
1998 : 7,36 triệu ha. Bình quân năm 1996-1998 đạt 7,13 triệu ha, tăng 60 vạn ha so
với bình quân 5 năm trước đó. Như vậy mức tăng diện tích lúa bình quân 1 năm của
thời kỳ 1996-1998 là 110 ngàn ha.

15


Từ hè thu năm 1998, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện một
xu hướng mới là mở rộng diện tích lúa vụ 3 (thu đông) thêm 299 ngàn ha làm gia
tăng khoảng 800 ngàn tấn lúa so với hè thu 1997. Sự gia tăng đột biến diện tích lúa
thu đông năm 1998 một phần do thời tiết thuận lợi, lũ ở sông Cửu Long về muộn và
mực nước thấp, mặt khác, do giá lúa trên thò trường ở mức khá cao có lợi cho người
trồng lúa hàng hóa và thò trường xuất khẩu gạo thông thoáng hơn.
Bảng 1:
Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam và một số nước ASEAN 1991-1998
Sản lượng lúa 1991 1992 1993 1994
1995
1996
1997
1998
(triệu tấn)

Việt Nam
Thái Lan
Indonesia
Phillipin
Năng suất lúa
(tạ/ha)
Việt Nam
Thái Lan
Indonesia
Phillipin

19.6
19.8
44.6
9.6

21.5
20.2
48.2
9.1

22.8
19.1
48.1
9.5

23.5
21.1
46.6
10.5


24.9
21.0
49.7
10.0

26.4
21.8
51.1
10.5

27.6
22.0
49.1
10.6

29.1
21.5
46.4
10.5

31.10
20.52
43.46
28.24

33.30
19.58
44.88
28.13


34.80
21.28
43.80
27.62

35.6
23.5
44.2
28.8

36.8
23.4
44.0
28.04

37.7
23.6
44.1
28.5

39.0
23.5
43.5
28.2

39.6
21.5
43.0
28.0


Nguồn : selected indicators of food an Agriculture, development in ASIA PACIFIC
REGION, 1985-1995-BANGKOK: 1996,1998. Indonexia in Figure 1997. Jakarta.1998.
Cùng với việc tăng diện tích, năng suất lúa các vụ trong năm ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long cũng có xu hướng tăng dần. Năm 1998 đạt trên 43 tạ/ ha, tăng
3 tạ/ha so với năm 1996, trong đó tăng nhanh nhất là lúa đông xuân từ 51,6tạ/ha
năm 1995, 51,9 tạ/ha năm 1996 lên 53,3 tạ/ha năm 1997 và trên 54 tạ/ha năm
1998.
Không chỉ Đồng bằng sông Cửu Long mà các vùng khác trong cả nước, xu
hướng tăng năng suất cũng thể hiện khá rõ nét. Đồng bằng sông Hồng trong 3 năm
1996-1998 đã có bước tiến vượt bậc về thâm canh tăng năng suất. Nếu năm 1995
năng suất lúa bình quân 1 vụ trong năm mới có 44,4 tạ/ha thì năm 1996 là 47 tạ/ha,
năm 1997 là 48,6 tạ/ha và năm 1998 trên 50 tạ/ha. Năng suất lúa bình quân của cả
nước tăng dần bất chấp những diễn biến bất lợi của thời tiết : năm 1995 : 36,9
tạ/ha; năm 1996 : 37,7 tạ/ha, năm 1997 39 tạ/ha và năm 1998 là 39,6 tạ/ha. Trung
bình mỗi năm năng suất lúa và sản lượng lúa tăng thêm 1 tạ/ha và Việt Nam trở
thành nước có tốc độ tăng năng suất và sản lượng lúa cao nhất so với các nước
ASEAN (tính đến năm 1998).
16


Các yếu tố chủ yếu tác động đến tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất lúa
của Việt Nam, đó là trình độ thâm canh tăng năng suất của nông dân các vùng
được nâng lên, nhất là thủy lợi, phân bón và ứng dụng những tiến bộ sinh học, đổi
mới cơ cấu giống lúa, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất đại trà.
Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, thì cơ chế tự chủ và các chính sách khuyến
khích sản xuất Nông nghiệp nhất là đối với sản xuất lúa của Nhà nước cũng đã và
đang kích thích nông dân đầu tư thâm canh lúa trên ruộng đất họ được quyền làm
chủ thật sự.
Cùng với sự phát triển của sản xuất lúa, sản xuất ngô của Việt Nam mấy năm

qua cũng có bước phát triển mới. Sản lượng ngô bình quân 3 năm 1996-1998 đạt
1,55 triệu tấn / năm, tăng 31,4 % so với năm 1995 và gấp hơn 2,3 lần năm 1991.
Yếu tố quyết đònh xu hướng tăng nhanh sản lượng ngô trong 3 năm qua là áp dụng
công nghệ sinh học tiến bộ, đưa các giống ngô lai vào sản xuất trên diện rộng.
Năng suất ngô bình quân 3 năm gần đây đạt 27 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha so với năm 1995
và tăng 11 tạ/ha so với năm 1991. Đã hình thành vùng sản xuất ngô tập trung qui
mô lớn, tỷ suất hàng hóa cao gắn với chế biến và xuất khẩu như Đồng Nai, Cao
Bằng, Sơn La, ngô vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng.
Do lúa và ngô phát triển và tăng trưởng khá nên sản lượng lương thực của
Việt Nam tăng khá nhanh và ổn đònh, 1998 đạt 31,85 triệu tấn so với 30,62 triệu
tấn năm 1997 và 29,11 triệu tấn năm 1996.
Bảng 2: Sản lượng lương thực quy thóc bình quân năm của các thời kỳ sau đổi mới
Đơn vò
tính

Bình quân 1 năm các thời kỳ
1986-1990

1991-1995

1996-1998

Kế hoạch
đến năm
2000

1. Sản lượng lương
thực qui thóc

Triệu tấn


19.71

25.08

30.47

30-32

2. Mức tăng bình
quân 1 năm

Triệu tấn

0.65

1.2

1.2

1.0

%

3.38

5.06

4.9


4.8

3. Tốc độ tăng bình
quân 1 năm

Do tốc độ tăng sản lượng lương thực luôn luôn cao hơn tốc độ tăng dân số nên
lương thực bình quân đầu người tăng dần từ 372.5kg năm 1995 lên 387,7kg năm
1996; 399 kg năm 1997 và trên 408 kg năm 1998. Đến năm 1998 Việt Nam đã đạt
trên 31,8 triệu tấn lương thực, vượt kế hoạch đề ra cho năm 2000, an ninh lương
thực quốc gia đảm bảo, nạn thiếu đói giáp hạt bò đẩy lùi, dự trữ tăng và đặc biệt
tăng số lượng gạo xuất khẩu. Trong 3 năm liên tục, Việt Nam đã xuất khẩu trên 3
triệu tấn gạo mỗi năm, 1996 : 3,04 triệu tấn, 1997 : 3,6 triệu tấn và năm 1998
17


khoảng 3,8 triệu tấn đạt mức cao nhất từ trước đến nay (1989: 1,42 triệu tấn; 1990 :
1,62 triệu tấn; 1991 : 1,03 triệu tấn; 1992 : 1,95 triệu tấn; 1993: 1,72 triệu tấn;
1994: 1,95 triệu tấn; và 1995: 2,10 triệu tấn)
Vượt qua mốc 3 triệu tấn gạo xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nùc xuất
khẩu gạo lớn thứ hai sau Thái Lan, vượt qua Mỹ và n Độ. Thành tựu có ý nghóa
đó đã và đang nâng tầm cao của sản xuất Nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đi đôi với việc tăng lượng gạo xuất khẩu, chất lượng, giá cả gạo Việt Nam
cũng được nâng lên, rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với gạo Thái Lan trên
thương trường. Trước năm 1996, giá gạo Việt Nam thường thấp hơn giá gạo cùng
loại của Thái Lan từ 40 -50USD/tấn, thì đến năm 1998, chỉ còn 15 -20 USD/tấn.
Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả cũng có nhiều khởi sắc, rõ nét nhất là
cà phê, cao su, chè, lạc. Nếu năm 1995, sản lượng cà phê mới đạt 218 ngàn tấn thì
bình quân 3 năm 1996 -1998 đạt 383 ngàn tấn, trong đó 2 năm 1997,1998 sản lượng
mỗi năm đạt trên 400 ngàn tấn và đã xuất khẩu trên dưới 390 ngàn tấn/năm.

Càphê trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược có giá trò cao đứng thứ hai (sau
gạo) và là cây trồng có nhiều triển vọng nhất ở vùng Tây nguyên. Sau càphê là
cao su, mía, lạc, chè... đều tăng trûng khá trong 3 năm qua và góp phần quan
trọng thực hiện đa dạng hóa Nông nghiệp. Năm 1998, sản lượng cao su đạt khoảng
225,7 ngàn tấn. Các cây ăn quả như xoài, cam, quýt, chuối, nhãn, vải, nho… cũng
có nhiều tiến bộ, không chỉ tăng năng suất, sản lượng mà chất lượng cũng được
nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thò trường trong nước và xuất khẩu. Sản
lượng quả tươi năm 1998 cả nước đạt trên 700 ngàn tấn, trong đó Đồng bằng sông
Cửu Long trên 400 ngàn tấn, tăng gấp 1,2 lần năm 1995.
Chăn nuôi phát triển toàn diện và tăng trưởng cao hơn trồng trọt. Bình quân 3
năm 1996-1998 so với bình quân 5 năm trước đó, sản lượng và chất lượng các đàn
gia súc và gia cầm đều tăng, trong đó đàn bò tăng 10%, đàn lợn tăng 20%, sản
lượng thòt hơi xuất chuồng tăng 25%. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi như thòt,
trứng sữa, mật ong đều có tiến bộ so với các thời kỳ trước. Sản lượng thòt hơi xuất
chuồng năm 1998 đạt 1,82 triệu tấn, tăng 6,2 % so 1997, trong đó có 1,22 triệu tấn
thòt lợn. Các chương trình dự án : ”Sin hóa đàn bò” ”nạc hóa đàn lợn thòt” “ nuôi vòt
siêu trứng siêu trọng”, phát triển đàn bò sữa ở ngoại vi Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
đã và đang đem lại những kết quả mới đáng khích lệ. So với 1997, năm 1998 đàn
bò sữa cả nước đạt 26.140 con, sản lượng sữa 32,8 ngàn tấn, tăng 4,9 % là nét mới
trong Nông nghiệp nước ta.
Có thể nói sản phẩm chăn nuôi 3 năm qua của nước ta không chỉ thoả mãn
mọi nhu cầu tiêu dùng trong nùc với chủng loại phong phú, giá cả ổn đònh mà còn
dư thừa để xuất khẩu.
18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN -XÃ HỘI - KINH TẾ.
2.1.1. Đặc Điểm Tự Nhiên:

Tp. Hồ Chí Minh với tổng diện tích tự nhiên: 209.650ha, nằm trong khu vực
tiếp giáp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, kéo dài ra biển,
đòa hình thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Về thiên nhiên mang
sắc thái chuyển tiếp giữa 2 vùng nói trên, với những tính chất và đặc thù chung của
Đồng bằng Nam bộ
Về đòa hình: gồm 4 dạng chính
- Dạng đồi gò lượn sóng :
Độ cao từ 2 -10m chiếm 19% tổng diện tích tự nhiên TP, phần cao trình trên
10m chiếm 11%, nơi cao nhất 32m (Thủ Đức). Dạng đòa hình này phân bố chủ yếu
ở Củ Chi, Hóc Môn, một phần các Huyện Thủ Đức, Bình Chánh.
- Dạng tương đối bằng:
Độ cao xấp xỉ 1,2m, chiếm 15% diện tích, điều kiện tiêu thoát nước tương đối
thuận tiện, phân bố dọc Quốc lộ 14 Nam Bình Chánh, một phần Nhà Bè và ven
sông Sài Gòn.
- Dạng trũng đầm lầy:
Tiêu thoát nước kém ở phía Tây Nam cao trình phổ biến từ 0,5 – 1m, chiếm
trên 35% diện tích, phân bố dọc kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt (Bình
Chánh), Nam Nhà Bè, bưng 6 xã (Thủ Đức) bắc Duyên Hải.
- Dạng thấp mới hình thành:
Ở ven biển, độ cao phổ biến 0 -1m, bò triều khống chế theo chu kỳ, dạng này
chiếm 20% diện tích thành phố.
Về đất : Có những nhóm đấât chính sau:
- Nhóm đất phù sa:
Không hoặc ít bò nhiễm phèn, chiếm 12,6% diện tích. Riêng loại đất tốt nhất
là phù sa ngọt chỉ chiếm 2,5% phân bố ở vùng giữa của Nam Bình Chánh và một
số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, có đòa hình cao xấp xỉ 1-2m. Đây là loại đất thuận lợi
nhất cho phát triển cây lúa thành phố.
- Nhóm đất xám đỏ vàng:
19



Chiếm 19,5% nghèo dinh dưỡng phân bố ở vùng đồi gò Củ Chi, Hóc Môn,
Thủ Đức và Bắc Bình Chánh, thích hợp với cây CN, ngắn ngày, rau đậu và cây
hàng năm.
- Nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều:
Chiếm 27,5%, hình thành ở vùng thấp trũng, tiêu thoát nước kém, có mặt hầu
hết ở các huyện, một số nơi bò nhiễm mặn như Nam Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ,
có thể sử dụng cho đất lúa hoặc cây hàng năm như mía, thơm, lác với điều kiện
phải cải tạo tốt.
- Nhóm đất mặn hoặc phèn:
Chiếm chiếm 12%, phát triển ở đòa hình thấp rừng Sác, duyên hải, chủ yếu để
trồng rừng.
-

Nhóm đất cồn cát biển:

3,2%, đặc biệt thích hợp với trồng cây ăn trái. Còn lại là đất xây dựng, sông
rạch chiếm 24,3%.
Nhìn chung đất của thành phố thuộc loại trung bình và xấu cho sản xuất Nông
nghiệp so với Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam bộ, vì vậy cần có sự đầu tư
lớn và có quá trình kiên trì cải tạo, bồi dưỡng đất bằng các biện pháp tổng hợp mới
hy vọng mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất nói chung, đất cho canh tác
Nông nghiệp nói riêng.
Hiện nay khoảng 0,38 ha/hộ Nông nghiệp.
Trên cơ sở các đặc điểm về tài nguyên, điều kiện tự nhiên trên đòa bàn TP đã
hình thành ba vùng sản xuất Nông nghiệp (bao gồm NNL) chủ yếu sau:
Vùng I:
Nằm ở phía Bắc TP, bao gồm huyện Củ Chi, phần lớn Hóc Môn, Bắc và
Đông bắc Thủ Đức, phần gò đồi phía Bắc Bình Chánh, chiếm trên 36% diện tích tự
nhiên của TP, ở đây nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, có thể thỏa

mãn nhu cầu nước cho sản xuất nông lâm nghiệp. Phổ biến trong vùng I là loại đất
xám bò rửa trôi, hoặc bò cày xới bởi chiến tranh nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng,
ngoài ra có một số đất phèn nhẹ hoặc nặng phân bố ở các thung lũng giữa các đồi.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chính là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN)
và cây hàng năm, rau, bò, heo. So với cả thành phố thì sản lượng đậu phôïng của
vùng chiếm 100%, rau 68%, thuốc lá 100%, lúa 50%,mía 50%.
Vùng II : Gồm đại bộ phận Bình Chánh, Đông nam Hóc Môn (phần ven sông
Sài Gòn) Nhà Bè, Nam Thủ Đức và Bắc Cần Giờ chiếm 36% diện tích toàn thành
phố. Đây là vùng nước lợ và thời gian ảnh hưởng mặn có khác nhau:
20


- Phần phía Bắc của vùng từ 2 -5 tháng.
- Phần phía Nam từ 6 -7 tháng.
Đất phổ biến là nhiễm phèn từ nhẹ đến nặng và bò nhiễm mặn. Mật độ dân cư
từ 600 – 700người/km2 (trừ nội thành).
Cơ cấu cây trồng vật nuôi chủ yếu là lúa, mía, tôm cá, heo, gia cầm. Sản lượng
lúa chiếm trên 50%, mía 50%, thòt các loại 70%, tôm cá 80%.
Vùng III:
Gồm đại bộ phận huyện Cần Giờ tiếp xúc trực tiếp với biển Đông. Diện tích
trên 57.000ha chiếm 28%, quanh năm nước mặn trên 18% là vùng rừng ngập mặn.
Đất đai thuộc loại đất mặn sú vẹt. Điều hạn chế ở đây là dân cư quá thưa thớt,
thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.
Nhìn chung sinh thái của ngoại thành không thuộc loại có nhiều ưu thế cho
sản xuất NLN nghiệp. Hai mươi năm qua thành phố đã có nhiều cố gắng đầu tư cải
tạo hệ sinh thái này, song kết quả còn hạn chế.
Khí hậu thời tiết :
Nằm trong khu vực gió cận xích đạo với những đặc trưng của chế độ nhiệt cao
và khá ổn đònh, với biểu hiện của hai cực đại và hai cực tiểu của nhiệt độ và độ ẩm
trong năm.

Lượng bức xạ trời phong phú với tổng bức xạ 141Kcal/cm2/năm, trung bình 78 giờ nắng trong ngày, chênh lệch nhiệt độ thích hợp cho việc sinh trưởng và phát
triển quanh năm của cây trồng và vật nuôi.
Gần 90% lượng mưa tập trung từ tháng 5 tới tháng 11 gây thừa nước, ngập úng
một số nơi trũng thấp, ảnh hưởng đến việc trồng trọt, các tháng còn lại là thời kỳ
khô hạn, thiếu nước cho sản xuất Nông nghiệp. Đặc biệt có “Hạn bà Chằn’ vào
tháng 8 - 9, gây khó khăn trong bố trí thời vụ và quay vòng sử dụng đất.
Nguồn nước thủy văn :
Toàn bộ việc cung cấp và tiêu thoát nước trên đòa bàn thành phố chòu sự chi
phối của hai sông Sài Gòn và Đồng Nai và chế độ triều của biển Đông qua hai cửa
Soài Rạp, Gềnh Rái và chia làm 4 vùng:
-

Vùng ngọt quanh năm : phần lớn huyện Củ Chi

-

Vùng ngọt lợ

: ở đòa phận Hóc Môn, Bình Chánh, bắc Thủ Đức.

-

Vùng lợ mặn

: Nhà Bè, bắc Cần Giờ

-

Vùng mặn


: phần lớn huyện Cần Giờ.
21


Cùng với đòa hình, hệ thống sông rạch tạo ra một số vùng tưới, tiêu nước
thuận lợi, đồng thời cũng tạo ra nhiều vùng ngập úng, hạn, khó tưới, tiêu thoát
nước cho sản xuất Nông nghiệp.
Nguồn nước mặt:
Nói chung về mùa mưa đủ nước mặt cho sản xuất Nông nghiệp, trong mùa
khô, nguồn cung cấp nước mặt bò hạn chế, được bổ sung bởi nguồn nước của hồ
Dầu Tiếng qua hệ thống kênh Đông, nhưng mới chỉ giải quyết được cho huyện Củ
Chi.
Nguồn nước ngầm:
Đang được thăm dò đánh giá trữ lượng, trước mắt nông dân đang khai thác
tầng sâu để bổ sung cho nguồn tưới, sinh hoạt.
Tất cả các đặc điểm tự nhiên trên chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng, phát
triển và phân bố cây trồng, vật nuôi, đến sự bố trí mùa vụ cũng như việc sử dụng
kỹ thuật trong sản xuất Nông nghiệp.
2.1.2. Đặc Điểm Xã Hội :
Năm 1999 thành phố có khoảng 5.063.871 dân, trong đó ngoại thành có:
1.367.245 người và 432.090 người thuộc nhân khẩu Nông nghiệp, chiếm 51% dân
ngoại thành, ước có 90% nhân khẩu Nông nghiệp sống ở 6 huyện, còn lại sống ở
các quận ven.
Lực lượng lao động TP trên 2,9 triệu người, trong đó lao động có trình độ
KHKT trên 35.000 người. Tổng số lao động ở khu vực ngoại thành là 555.300
người, trong đó lao động Nông nghiệp chiếm 48%.
Mật độ dân số trung bình của ngoại thành là 593 người/km2 có sự chênh lệch
lớn giữa các huyện, cao nhất là Hóc Môn 1595 người/km2, thấp nhất là Cần Giờ
70người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đãï giảm từ 2% năm 1985 xuống còn
1,83%, luồng dòch chuyển dân cư vào nội thành vẫn tiếp tục gia tăng.

2.1.3. Đặc điểm Kinh Tế :
Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của cả nước và cũng là một thành phố
tương đối lớn so với các thành phố khác trong vùng Đông Nam Á.
GDP - tổng sản phẩm trên đòa bàn năm 1999 đạt 70.208 tỷ đồng giá hiện hành
tương đương 5 tỷ USD. Tính ra tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 980 USD
bằng 3 lần so với mức bình quân chung của cả nước.
Tp. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ đủ 20 ngành kinh tế quốc dân (theo QĐ 183/
Ttg ngày 25/12/1993 của Thủ Tướng Chính Phủ), từ ngành có giá trò nhỏ nhất, như
khai thác mỏ (khai thác cát đá sỏi, than non), đến các ngành lớn nhất thuộc khu vực
22


dòch vụ với một số ngành chiếm tỷ lệ trên 1/3 cả nước, như công nghiệp chế biến,
thương mại, vận tải, bưu điện, ngân hàng.
Trong các ngành kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh, nổi bật nhất là các ngành đóng
góp vào GDP nhiều nhất tập trung ở hai khu vực công nghiệp và dòch vụ theo xu
thế phát triển của những thành phố hiện đại trên thế giới. Năm 1999, tỷ trọng các
khu vực như sau:
Khu vực I: (Nông - Lâm – Ngư ) chiếm

: 2,2% GDP

Khu vực II: (CN chế biến – xây dựng) chiếm

: 44,4% GDP

Khu vực III: (thương mại dòch vụ) chiếm

: 53,4% GDP


Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất Việt Nam:
. Đường thủy: có cụm Cảng Sài Gòn - Nhà Bè tàu 20.000 tấn ra vào được với
năng lực, cảng hàng hóa trên 8 triệu tấn/năm - cảng dầu có khả năng bơm rót
50.000 tấn/ngày.
. Đường sắt - bao gồm: đường sắt Bắc - Nam, các lộ chính như : quốc lộ 1
Tp.Hồ Chí Minh - Hà Nội - Campuchia.
. Đường hàng không với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm gần trung tâm
thành phố và hiện nay có trên 20 đường bay quốc tế với trên 1 triệu hành
khách/năm.
. Ngoài ra TP có 48 trường Đại Học, Trung Học chuyên nghiệp trên đòa bàn
với khoảng 100.000 học viên của TP và các tỉnh thuộc các hệ đào tạo, hàng năm
tốt nghiệp gần 15.000 - 20.000 học viên.
Do vò trí đòa lý của Tp. Hồ Chí Minh nằm giữa Nam bộ - Nam trung bộ và Tây
Nguyên, Thành phố đã đóng vai trò trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chánh,
y tế, giáo dục trên đòa bàn các tỉnh phía Nam. Ngoài ra đây là một đầu mối lưu
thông chuyển tải xuất - nhập lượng hàng hóa, dòch vụ, lao động, chất xám, tiền vốn
giữa các vùng trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
Nơi đây còn là một thò trường lớn của cả khu vực phía Nam và cho cả nước.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THỜI GIAN
QUA.
Nông lâm thủy là khu vực kinh tế tạo ra giá trò gia tăng thấp nhất trong nền
kinh tế thành phố, tỷ trọng trong tổng sản phẩm GDP thành phố khoảng 2,2 – 2,5%.
Trong nông lâm thủy thành phốnăm 1999, Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhất khoảng 83,5% giá trò sản xuất nông lâm thủy.
Sản xuất Nông nghiệp của thành phố trong những năm gần đây đi vào phát
triển chiều sâu, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản
23


phẩm đồng thời chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng của ngành

năm 1995 đạt 104,6%, năm 1996 : 98,2%, năm 1997 : 102,5%, năm 1998 : 97,1%và
năm 1999: 102,6%, có xu hướng ít biến động. Đó là do tác động đáng kể của
chương trình đô thò hóa, thành lập một số quận mới dẫn đến việc đất Nông nghiệp
giảm, cùng với thiên tai và thò trường tiêu thụ cạnh tranh.
Bảng 3:

Giá trò sản xuất ngành Nông nghiệp (Giá cố đònh năm 1994).

Ngành
+ Nông nghiệp
Tốc độ
+ Trồng trọt
Tốc độ
+ Chăn nuôi
Tốc độ

ĐV
Tính
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%

1995
1.476.439
104,6
942.433
102,0

391.754
106,8

1996
1.449.602
98,2
877.975
93,2
420.498
107,1

Thực hiện
1997
1.486.258
102,5
909.824
103,6
420.167
99,9

1998
1.442.425
97,1
832.239
91,5
446.106
106,2

1999
1.480.517

102,6
845.656
101,6
467.499
104,8

Nguồn : Cục Thống Kê 2000

2.2.1. Thực trạng về trồng trọt:
Cơ cấu Nông nghiệp biến đổi chậm, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 54% GO
Nông nghiệp năm 1995 xuống còn 49,2% năm 1999, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ
34,7% năm 1995 lên 39,42% GO Nông nghiệp năm 1999. Tỷ trọng trồng trọt, chăn
nuôi như vậy phù hợp với sự phát triển của thành phố.
Bảng 4 :

CƠ CẤU GO NÔNG NGHIỆP ( GIÁ THỰC TẾ )
ĐVT: tỷ đồng.
Năm

Nông nghiệp

1995

1996

1997

1998

1999


1.620,2

1.737,8

1.863

1.933,2

2.050

Trồng trọt

875,9

879,3

992,3

979,2

1.008

Chăn nuôi

562,8

660,7

653,1


725,6

808

Cơ cấu (% )

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Trồng trọt

54,0

50,6

53,3

50,6

49,2

Chăn nuôi


34,7

38,0

35,0

37,5

39,42

Nguồn: Cục tống kê 2.000

Trong GO trồng trọt, cây lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất, giảm từ 46,7% năm
1995 xuống 43% năm 1999, rau đậu hoa và cây gia vò chiếm vò trí thứ hai, tỷ trọng
tăng từ 25,2% năm 1995 lên 29,5% năm 1999, nhưng so với các năm trước đó thì có
giảm. Cây công nghiệp đứng thứ ba, tỷ trọng giảm từ 19% xuống còn 13,3% năm
24


×