Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.81 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
Ở TỈNH BẾN TRE

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. LÊ XUÂN SINH
Ks. HUỲNH VĂN HIỀN

2006


TÓM TẮT
Đề tài nhằm khái quát được tiềm năng và hiện trạng của các hoạt động khai
thác cũng như công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ngọt của tỉnh
Bến Tre. Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2006 bằng cách:
sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn để phỏng vấn 62 ngư dân trong 2 loại
nghề khai thác chính là nghề đáy và nghề cào trên các nhánh sông thuộc địa
bàn tỉnh Bến Tre, mỗi loại hình thu 30 mẫu.
Qua khảo sát thấy được, ngư dân thường sử dụng tàu ghe có lắp máy, trọng tải
trung bình 2,5 tấn, sử dụng máy D15 với công suất 15 CV để phục vụ cho
việc khai thác. Mùa vụ đánh bắt thủy sản thường quanh năm, thời gian đánh
bắt chiếm 2/3 số ngày trong tháng, sản lượng khoảng vài kg/ngày,.... Đối


tượng đánh bắt chủ yếu là cá, tôm, tép nước ngọt.
Hầu hết các chủ hộ khai thác có trình độ cấp 1 và cấp 2. Kinh nghiệm khai
thác chủ yếu học từ bạn bè và gia truyền. Kiến thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản
chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng. Hoạt động khai thác thủy sản
mang lại nguồn thực phẩm và nguồn thu nhập cho ngư dân.

Trung

Tương quan với năng suất nghề cào như: kinh nghiệm khai thác thủy sản của
ngư dân, ngư trường hoạt động, số mẻ khai thác/ngày, số tháng khai
tâmthác/năm.
Học liệu
ĐH
Cần
Thơ
liệu
học
tập suất
và máy
nghiên
Ngoài
ra, lợi
nhuận
nghề@
càoTài
có liên
quan
với công
và số
tháng khai thác/năm.

Ngư dân hầu hết gặp những khó khăn chung như ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, thiếu vốn hoạt động, ô nhiễm môi trường, nguồn lợi thủy sản tự nhiên
ngày càng giảm,...
Để NLTS tự nhiên được duy trì, các cấp ban ngành cần có biện pháp quản lý
chặt chẽ hơn đối với việc khai thác, có chính sách tái tạo và BVNLTS tự
nhiên. Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về BVNLTS
cũng như tạo điều kiện chuyển đổi nghề một cách hợp lý cho ngư dân.

ii

cứu


MỤC LỤC
Tựa mục

Trang

Lời cảm tạ ...................................................................................................... i
Tóm tắt .......................................................................................................... ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh sách bảng ............................................................................................. v
Danh sách hình .............................................................................................. v
Danh sách các từ viết tắt ............................................................................... vi
Phần I: Giới thiệu ......................................................................................... 1
Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 2
Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 2
Phần II: Tổng quan tài liệu .......................................................................... 3
2.1 Tình hình thủy sản thế giới..................................................................... 3

2.2 Tình hình ngành thủy sản của Việt Nam................................................ 3
2.3 Tình hình ngành thủy sản ở ĐBSCL....................................................... 5
Tình
hìnhĐH
ngànhCần
thủy sản
của @
tỉnhTài
Bến Tre
............................................
Trung tâm 2.4
Học
liệu
Thơ
liệu
học tập và nghiên6 cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre ...................... 6

2.4.2 Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bến Tre ................................................ 8
2.4.3 Tình hình khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre...................................... 10
2.4.4 Định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ......... 12
Phần III: Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 15
3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu......................................................... 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 15
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu......................................... 16
3.2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế ............................................................. 16
Phần IV: Kết quả và thảo luận .................................................................. 17
4.1 Hiên trạng kinh tế - xã hội của các hộ tham gia khai thác thủy sản ...... 17
4.1.1 Thông tin chung về chủ hộ............................................................. 17

4.1.2 Các hoạt động kinh tế của hộ khai thác .......................................... 18
4.1.3 Số nhân khẩu và lao động .............................................................. 19
4.2 Hiện trạng đánh bắt thủy sản ở mức độ hộ gia đình ............................. 19

iii


4.2.1 Tài sản phục vụ cho khai thác ........................................................ 19
4.2.2 Kinh nghiệm, kiến thức khai thác và kiến thức BVNLTS............... 21
4.2.3 Thời gian và mùa vụ đánh bắt theo loại ngư cụ .............................. 23
4.2.4 Ngư trường hoạt động đánh bắt thủy sản........................................ 24
4.2.5 Sản lượng đánh bắt của các hộ đánh bắt thủy sản ........................... 25
4.2.6 Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác............................................ 28
4.2.7 Hiệu quả kinh tế của hoạt động đánh bắt thủy sản .......................... 28
4.2.8 Nhận thức của ngư dân về đánh bắt thủy sản.................................. 29
4.2.9 Những khó khăn và đề xuất của ngư dân trong khai thác thủy sản.. 31
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nghề cào
............................................................................................................. 33
4.3.1 Mô hình tương quan đa biến theo năng suất của nghề cào............... 33
4.3.2 Mô hình tương quan đa biến theo lợi nhuận của nghề cào............... 36
4.4 Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức (sơ đồ SWOT)........... 38
Phần V: Kết luận và đề xuất.................................................................... 40
5.1 Kết luận ............................................................................................... 40
Đề xuất................................................................................................. 41
Trung tâm 5.2
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 42
Phụ lục......................................................................................................... 46


iv


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 4.1: Độ tuổi và giới tính của chủ hộ khai thác ..................................... 17
Bảng 4.2: Số nhân khẩu và lao động trong gia đình. .................................... 19
Bảng 4.3: Thông tin về tàu thuyền khai thác ở mức độ hộ............................ 20
Bảng 4.4: Thông tin về ngư cụ khai thác...................................................... 20
Bảng 4.5: Đối tượng chủ yếu trong 2 loại nghề khai thác............................. 21
Bảng 4.6: Kiến thức về khai thác thủy sản của ngư dân. .............................. 22
Bảng 4.7: Thời gian và mùa vụ đánh bắt theo loại ngư cụ............................ 24
Bảng 4.8: Ngư trường hoạt động.................................................................. 25
Bảng 4.9: Sản lượng đánh bắt theo loại ngư cụ. ........................................... 25
Bảng 4.10: Sự thay đổi về sản lượng và kích cỡ sản phẩm khai thác............ 27
Bảng 4.11: Hình thức tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác được................. 28
Bảng 4.12: Chi phí, doanh thu của hoạt động đánh bắt theo loại ngư cụ....... 29
Bảng 4.13: Nhận thức của ngư dân về khai thác thủy sản nước ngọt. ........... 30
Bảng 4.14: Ma trận SWOT của hoạt động khai thác thủy sản nước ngọt tỉnh
Bến Tre........................................................................................................ 38

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Trang


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre.................................................. 9
Hình 4.1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác thủy sản. ......................... 18
Hình 4.2: Tỉ lệ các hộ khai thác tham gia các hoạt động kinh tế.................. 19
Hình 4.3: Số năm kinh nghiệm khai thác của chủ hộ................................... 22
Hình 4.4: Kiến thức BVNLTS nước ngọt của ngư dân................................ 23
Hình 4.5: Sản lượng đánh bắt theo ngư trường............................................ 26
Hình 4.6: Những khó khăn của ngư dân trong KTTS nước ngọt. ................ 31
Hình 4.7: Đề xuất của ngư dân trong KTTS nước ngọt. .............................. 32
Hình 4.8: Tương quan giữa kinh nghiệm khai thác với năng suất của nghề
cào.............................................................................................. 34
Hình 4.9: Ngư trường hoạt động và năng suất của nghề cào........................ 34
Hình 4.10: Số mẻ khai thác và năng suất của nghề cào. .............................. 35
Hình 4.11: Số ngày khai thác/tháng và năng suất của nghề cào................... 35
v


Hình 4.12: Số tháng khai thác/năm và năng suất của nghề cào.................... 36
Hình 4.13: Tương quan giữa công suất máy và năng suất của nghề cào. ..... 37
Hình 4.14: Số tháng khai thác/năm và lợi nhuận của nghề cào.................... 38

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVNLTS

: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

B

: Hệ số ước lượng tương quan

CV


: Đơn vị tính công suất máy.

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐHTN

: Điều kiện tự nhiên.

ĐLC

: Độ lệch chuẩn.

K/cỡ

: Kích cỡ.

K/thước

: Kích thước.

KT

: Khai thác.

Trung tâmKTTS
Học liệu ĐH: Khai
Cầnthác

Thơ
thủy @
sản.Tài liệu học tập và nghiên cứu
NLTS

: Nguồn lợi thủy sản.

S/lượng

: Sản lượng.

R

: Hệ số tương quan

SWOT

:Strengths weaknesses oppurtunites threats

vi


Phần 1
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Bờ biển Việt Nam dài hơn 3.260 km, trải dài trong khoảng 80–230 vĩ Bắc, với
trên 3.000 đảo lớn nhỏ. Hai hệ thống sông lớn đổ trực tiếp ra biển Đông là hệ
thống sông Hồng ở phía Bắc và hệ thống sông Cửu Long ở phía Nam. Phần
lục địa biển rộng nhất ở phía Bắc và phía Nam nhưng rất hẹp ở miền Trung.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều loại hình, đặc biệt là sông rạch, ruộng trũng

và hồ chứa. Từ những nét đặc trưng về vị trí địa lý và sự phong phú về nguồn
lợi thủy sản khẳng định ý nghĩa quan trọng của nghề cá và sự đa dạng về hoạt
động khai thác ở nước ta. Nghề cá chiếm vị trí thứ tư trong kinh tế thương mại
của Việt Nam, chúng cung cấp khoảng 40% lượng đạm động vật cho nhu cầu
thực phẩm quốc gia (Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre, 2000).

Trung

Bến Tre là một tỉnh ven biển thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có
trên 65 km đường bờ biển, với 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh
Phú hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản từ khai thác ven bờ và xa bờ.
Các huyện còn lại tuy không giáp biển hàng năm cũng cung cấp một lượng
đáng kể sản lượng thủy sản nước ngọt và lợ từ các con sông, rạch lớn và nhỏ.
tâmỞHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vùng nước này, các hoạt động khai thác truyền thống là phổ biến với các
loại hình như lưới kéo, đáy cọc, đáy neo… với công suất tàu thuyền nhỏ hơn
20 CV, sản lượng thường không lớn nhưng cũng đủ đáp ứng nhu cầu cung cấp
thực phẩm cho địa phương và giải quyết một số lượng lao động nhất định.
Mặc dù có những cố gắng nhất định trong việc quản lý hoạt động khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các cấp địa phương nhưng trong những năm gần
đây nguồn lợi thủy sản trong nội địa của tỉnh có xu hướng giảm dần, chúng
đang chịu sức ép từ nhiều mặt của các hoạt động của con người như khai thác
quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản (thuốc
nổ, hóa chất hoặc điện, sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định,…),
môi trường bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, các hoạt động khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng nước này cần được xem xét và đánh giá
nhằm tìm cách quản lý tốt để duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS)
ven bờ nói chung và trong nội đồng nói riêng.
Từ những lý do vừa nêu, tôi có ý tưởng để thực hiện đề tài “Khảo sát tình

hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh Bến Tre”
nhằm tìm hiểu tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS) ở
các vùng nước này. Trên cơ đó đưa ra một số đề xuất cơ bản nhằm cải thiện
hiệu quả các hoạt động khai thác cũng như giúp công tác bảo vệ và phát triển
1


nguồn lợi thủy sản được tốt hơn theo hướng khai thác và sử dụng nguồn lợi
thủy sản một cách hợp lý và lâu dài.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm khái quát được tiềm năng và hiện trạng của các hoạt động
khai thác cũng như công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ngọt của
tỉnh Bến Tre. Từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải thiện
hiệu quả của các hoạt động khai thác thủy sản cũng như tăng cường hiệu quả
của công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong địa bàn tỉnh.
Nội dung nghiên cứu
i) Tổng hợp các thông tin liên quan tới các hoạt động khai thác và công tác
bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh Bến Tre.
ii) Mô tả và đánh giá được hiệu quả của một số phương pháp chủ yếu trong
khai thác thủy sản nước ngọt tại địa bàn nghiên cứu.
iii) Xác định và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu của các
phương pháp quả khai thác thủy sản nước ngọt được nghiên cứu.

Trung tâm

iv) Đề xuất một số giải pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm góp phần cải
thiện liệu
hiệu quả
khai
thác thủy

và Tài
hiệu quả
côngtập
tác bảo
nguồn lợi cứu
Học
ĐH
Cần
Thơsản@
liệucủahọc
vàvệnghiên
thủy sản trong vùng nước ngọt.

2


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình thủy sản thế giới
Tình hình chung của thủy sản Thế Giới được công bố bởi FAO (2002) được
tóm lược bởi Lê Xuân Sinh (2005) có một vài nét chính: Tổng sản lượng hàng
năm tăng nhanh 13% trong giai đoạn 1985–1995 đạt 128–130 triệu tấn. Trong
mấy năm gần đây, những biến động tương đối lớn giữa các năm. Nuôi trồng
thủy sản tăng rất nhanh với tốc độ bình quân 7,60%/năm và đạt khoảng 37,5
triệu tấn vào năm 2001, chiếm 29,1% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới.
Khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng gần như không tăng do đã gần đạt
mức năng suất tối đa. Có khoảng 2/3 tổng sản lượng thủy sản được con người
sử dụng trực tiếp, phần còn lại được chế biến dưới nhiều hình thức. Trong đó
khoảng 25% dùng làm bột cá trong chăn nuôi và các mục đích phi thực phẩm
khác. Mức gia tăng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, sản lượng bình

quân/người/năm tăng dần: 14,3 kg/1994; 15,7 kg/1996; 15,8 kg/1997 và 16,2
kg vào năm 2001.

Trung

Theo FAO (1998), dự đoán tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm
có thể đạt khoảng 107–144 triệu tấn, trong đó khoảng 30 triệu tấn được
tâm2010
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dùng làm bột cá và các mục đích phi thực phẩm khác. Mặc dù mỗi quốc gia có
tiềm năng lớn về thủy sản đã và đang có chiến lược và các chính sách được đề
ra cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhưng các chiến lược và chính sách
này cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản và
biến động của các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong từng quốc gia,
từng khu vực và trên toàn thế giới (Lê Xuân Sinh, 2005).
2.2 Tình hình ngành thủy sản của Việt Nam
Việt Nam với diện tích đất là 330.514 km2, trong đó dãi đất ven biển chỉ
chiếm 24000 km2, nhưng lại là nơi sinh sống của hơn 50% dân số cả nước. Bờ
biển dài hơn 3260 km, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng
1.000.000 km 2 và có nhiều đảo lớn nhỏ. Cùng với khai thác các nguồn lợi cá
và hải sản biển, Việt Nam có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thủy
sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh
nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần
tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước. Hai hệ
thống sông lớn đổ ra biển: Sông Hồng và Sông Cửu Long, hệ thống sông ngòi
chằng chịt có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú (Sở Thủy Sản tỉnh Bến
Tre, 2002).
3



Nước ta có khoảng 2.470 loài trong 19.000 loài cá trên thế giới, tỉ lệ đa dạng
sinh học trên thế giới bằng 13%. Theo tài liệu thống kê gần đây, đã thống kê
được 546 loài cá nước ngọt, phân loài cá nước ngọt thuộc 18 bộ, 57 họ và 228
giống (Bộ Thủy Sản, 1996). Trong số các loài cá nước ngọt nội địa, đã thống
kê 97 loài cá kinh tế nằm trong 23 họ và phân ra thành 4 nhóm chính: Các loài
cá kinh tế sống ở sông, suối thuộc lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình; các
loài sống ở sông, suối thuộc lưu vực ĐBSCL, sông Đồng Nai; các loài sống ở
thủy vực nước tỉnh như ao, hồ, ruộng đồng bằng; các loài cá có nguồn gốc
nước mặn, lợ di cư vào nước ngọt (Đặng Ngọc Thanh, 2000).
Tổng trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3–3,5 triệu tấn, và tổng sản lượng cho
phép khai thác hàng năm ước tính khoảng 1,2–1,4 triệu tấn. Trong số trên
1.700 loài cá biển có khoảng 170 loài được coi là có giá trị thương mại.
Khoảng 30 loài có ý nghĩa quan trọng đối với nghề cá. Do giá trị kinh tế cao
nên tôm là đối tượng thương mại quan trọng nhất. Các loài quan trọng sau tôm
gồm có cá nục, cá đù, cá trích, cá mối, cá trác, cá ngừ và cá chuồn.

Trung

Việc đánh giá cho thấy phần lớn sản lượng hải sản của Việt Nam được khai
thác ở các vùng ven bờ trong phạm vi độ sâu 50 m. Khoảng 98,7% tổng sản
lượng có thể đã được khai thác trong vùng có độ sâu 50 m. Hình ảnh này cho
thấy rõ là nghề cá biển Việt Nam chủ yếu là nghề cá ven bờ. Trên 1.4 triệu ha
tâmdiện
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tích mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo một tiềm năng cho ngành nuôi
trồng thuỷ sản đầy sức sống. Khoảng 548.050 ha là diện tích ruộng lúa,
397.500 ha là hồ chứa vừa và lớn; 290.200 ha là vùng triều; 84.700 ha là vùng
đầm và vịnh, còn lại 58.088 ha là các ao hồ nhỏ. Trên 600.000 ha đang được

sử dụng để nuôi cá theo các mô hình khác nhau. Ước tính sản lượng hàng năm
của nghề khai thác cá ở sông Hồng và sông Cửu Long đã giảm sút từ mức
80.000 tấn và 200.000 tấn xuống còn 10.000 tấn và 50.000 tấn. Điều hiển
nhiên là nguồn lợi cá ven bờ đã được khai thác trên mức cho phép đối với hầu
hết các loài cá. Do đó chính phủ đã nhấn mạnh rằng bất kỳ sự phát triển nghề
khai thác cá biển nào cũng phải nhằm vào các nguồn lợi chưa được khai thác
hết và phải giảm bớt áp lực đối với trữ lượng cá ven bờ bằng cách tìm kiếm để
tạo ra các cơ hội khác mang lại công ăn việc làm (Dự án qui hoạch tổng thể
ngành thủy sản đến năm 2010, 1999).
Cường độ khai thác và sử dụng nguồn lợi nước ngọt tự nhiên ở nước ta hiện
nay khá cao, nguyên nhân do sản lượng thực phẩm hiện nay còn chưa đáp ứng
kịp nhu cầu hàng ngày, mặt khác do những tập quán ưa dùng thủy sản nước
ngọt lâu đời của nhân dân ta. Do cường độ khai thác cao dễ đi đến khai thác
quá mức, các biện pháp bảo vệ lại chưa chặt chẽ, nên sản lượng thủy sản nội
địa đã có hiện tượng giảm sút. Sản lượng thủy sản nước ngọt ở nước ta, với
4


những thuận lợi cơ bản về mặt điều kiện tự nhiên so với những nước có ngành
thủy sản nước ngọt phát triển còn chưa cao, chỉ trên 30% tổng sản lượng hải
sản, trong khi Trung Quốc là 40%.
Tuy chưa có nhiều tài liệu và kết quả điều tra về tình hình khai thác cá nước
ngọt trong nước. Hiện nay việc khai thác đánh bắt tự nhiên ở Việt Nam có thể
coi là đã tới mức báo động, đối với một số đối tượng đã có thể coi là quá mức,
nguyên nhân chính là do khai thác quá mức hay nói cách khác là khai thác
không hợp lý nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, phương hướng khai thác thủy sản tự
nhiên hiện nay là khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2000).
2.3 Tình hình thủy sản ở ĐBSCL
ĐBSCL có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản của Việt Nam cả về khai

thác và nuôi trồng. Với bờ biển dài 735 km và diện tích mặt nước nội địa
khoảng 954 ngàn ha, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng phát triển mạnh về
khai thác nuôi trồng, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của vùng và cả
nước. Hàng năm đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước, 60%
sản lượng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là 80% sản lượng tôm cho xuất khẩu.
ĐBSCL là một vùng đất thấp rộng 3,9 triệu ha, chiếm 71% tổng diện tích châu
thổ sông Mêkông, có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ,
ĐBSCL cũng được biết đến như là một nơi có sự phong phú về đa dạng sinh
học, đặc biệt là các loài thủy sinh vật trong thuỷ vực nước ngọt và nước mặn
lợ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1 triệu hecta diện tích ngập lũ trong 2-4
tháng. Vì vậy nguồn lợi thủy sản nước ngọt rất phong phú. Theo kết quả điều
tra khoa học, xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam.
Nguồn lợi thủy sản của ĐBSCL rất dồi dào về chủng loại, ở sông có: tôm càng
xanh, tép trứng, tép bạc, cá làng, cá chốt, rô biển,… Nhuyễn thể có vẹm,
hến,… Trong đồng ruộng có: cá lóc, cá trê, cá sặc, cá rô,…
Theo Bộ Thủy Sản (2005) thì sản lượng khai thác nội địa của Việt Nam đạt
khoảng 190.000 tấn, trong đó ĐBSCL đóng góp khoảng 71% .
Khai thác thủy sản (KTTS) ở ĐBSCL rất đa dạng và phong phú, tàu khai thác
ở các vùng xa, ven bờ biển có công suất từ 45 CV trở lên. Tuy nhiên, phần lớn
tàu thuyền còn thiếu thông tin.
Phương tiện khai thác trên sông và nội đồng với công suất nhỏ (nhỏ hơn 20
CV) và ngư cụ thô sơ. Thời gian khai thác cũng khác nhau tùy theo từng loại

5



ngư cụ, mùa nước, ngư trường, hoạt động từ sông lớn đến kênh mương, nội
đồng ruộng lúa. Có nhiều phương pháp đánh bắt cá tôm tự nhiên được áp dụng
trong vùng nước ngọt, đặc biệt là giăng lưới, câu và đặt đăng – lợp. Một mô
hình bắt cá tôm tự nhiên có thể dùng từ một đến nhiều phương pháp, việc
dùng xiệc điện bắt cá đã xuất hiện nhiều, một số người dân còn dùng nhiều
hóa chất, chất độc để đánh bắt.
Lượng cá tôm bắt ở vùng ngập lũ của ĐBSCL chủ yếu từ giữa tháng 8 đến
giữa tháng 11 âm lịch (tương ứng với thời gian có mực nước lũ cao trong
năm). Trung bình một hộ có thời gian hoạt động này có thể đánh bắt bình quân
237 kg/năm. Nhìn chung sản lượng cá tôm tự nhiên thu được bởi các hộ tham
gia khai thác có thể được sử dụng theo nhiều cách, trong đó để lại ăn trong gia
đình chiếm 38,0%, phần lớn được đem bán ra ngoài chiếm 58,9%, và có
khoảng 3,10% còn lại có thể dùng cho bà con hàng xóm (Lê Xuân Sinh,
2000).
Nhưng nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt do con người với những
phương tiện khai thác hủy diệt hàng loạt gây nên, ô nhiễm môi trường, những
thay đổi về thời tiết,… tác động mạnh đến nguồn lơi thủy sản, cùng với những
chính sách quản lý không chặt chẽ. Hiện nay việc khai thác và bảo vệ nguồn
lợi cần phải được bảo vệ và quan tâm hơn nữa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4 Tình hình ngành thủy sản ở Bến Tre
Theo Sở Thủy Sản tỉnh Bến Tre (2002) thì tình hình phát triển ngành thủy sản
của tỉnh được tóm lược như sau:
2.4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre thuộc khu vực ven biển của ĐBSCL, diện tích tự nhiên
2.315,02km 2. Có vị trí địa lý 9o48’ đến 11o20’ vĩ độ Bắc và 105o57’ đến
106o48’ kinh độ Đông.
-


Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang.

-

Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

-

Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Là khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ổn định, bình
quân 27,3 0C, độ ẩm bình quân khoảng 81 – 82 o/oo.
Hệ thống sông rạch: có 4 nhánh sông chính của hệ thống sông Cửu Long.

6


- Sông Tiền Giang (sông Mỹ Tho): dài 90 km,lưu lượng nước mùa mưa
6.480 m3/s, mùa khô 1.598 m3/s, trong đó nhánh cửa Đại có lưu lượng mùa
mưa 1.929 m3/s, mùa khô 475 m 3/s.
- Sông Ba Lai dài 72 km, lưu lượng mùa mưa 3.360 m3/s, mùa khô 829
m3/s.
- Sông Cổ Chiên dài 87 km, lưu lượng nước mùa mưa 2880 m3/s, mùa
khô 710 m3/s.
- Sông Hàm Luông dài 72 km, lưu lượng mùa mưa 3.360 m3/s, mùa khô
829 m3/s.
Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch chính nối các sông trên với nhau thành một hệ
thống mạng lưới chằng chịt. Tỉnh đã thống kê được 45 kênh rạch chính với
tổng chiều dài 380 km, trong đó quan trọng nhất là kênh Giao Hào (Châu
Thành, Bình Đại); Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày); Băng Cung, Eo

Lới, Khém Thuyền (Thạnh Phú); Bến Tre, Sơn Đốc (Thị xã Giồng Trôm);
Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào, Ba Tri (Ba Tri).
Chế độ triều của tỉnh Bến Tre là bán nhật triều không đều, mỗi ngày 24 giờ 25
phút có hai lần nước lên và 2 lần nước xuống. Hàng tháng có 2 lần triều cường
(03 và 17 âm lịch) và hai lần triều kém (10 và 25 âm lịch)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sóng biển ở một số vùng mang tính nguy hiểm đối với vùng biển Bến Tre là
hướng Bắc, Đông, Đông Nam. Theo vận tốc gió khác nhau, độ sóng của Bến
Tre không lớn lắm từ 0,3–1,5m và suy giảm từ ngoài khơi vào bờ với chu kỳ 3
– 6 giây.

Do vùng cửa sông ven biển của tỉnh chịu ảnh hưởng của triều, gió chướng,
sóng,… nên có sự xâm nhập mặn nghiêm trọng trong mùa khô. Độ mặn của
nước mặt biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thủy triều và
lưu lượng nước thủy triều đổ về. Tốc độ xâm nhập mặn vào đất liền hàng năm
là 0,5–1 km; thời gian nhiễm mặn cao nhất thường kéo dài từ 40–100
ngày/năm vào tháng 1–5.
Do thích nghi với môi trường sông biển với những biến động mang tính chất
nhịp điệu mùa, phân hóa theo không gian thành 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt
nên tài nguyên sinh vật tương đối đa dạng và phong phú về thành phần loài và
chủng loại, cụ thể là:
- Thảm thực vật tự nhiên: có 25 loài thuộc 19 họ chủ yếu là các loài Mắm
trắng, Bần đắng, Dừa nước,…

7


- Có 278 loài thực vật phù du, 36 loài động vật phù du, 126 loài cá thuộc
43 họ trong 15 bộ và 3 ngành động vật đáy. Diện tích đất mặt bằng và sông

suối là 39,628 ha cũng góp phần tạo ra thức ăn tự nhiên và nguồn lợi thủy
sản trong nội địa tỉnh Bến Tre.
2.4.2 Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bến Tre
2.4.2.1 Nguồn lợi thủy sản ven bờ và xa bờ
Nguồn lợi cá, tôm, mực, cua, ghẹ ven bờ ở độ sâu từ 30–35 m nước trở vào.
Trữ lượng cá 14.668–18.482 tấn, so với giai đoạn 1978–1980 mật độ cá giảm
gần 4,1 lần, mật độ tôm, mực, cua, ghẹ giảm gần 5,3 lần.
Nguồn lợi nghêu: tập trung nhiều ở ven biển của 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri,
Thạnh Phú. Năm 2000, sản lượng nghêu đạt 22.900 tấn.
Ngoài ra, còn có những động vật thủy sinh làm thức ăn chủ yếu cho các ấu
trùng hoặc cá thể trưởng thành của các hải sản có giá trị kinh tế.
2.4.2.2 Nguồn lợi thủy sản trong nội địa

Trung

Vùng nước trong nội địa: bao gồm vùng nước trên các sông rạch, các đầm hồ
ngập nước quanh năm và có tiến hành khai thác thủy sản tự nhiên. Các diện
ngậpliệu
nướcĐH
trongCần
mùa mưa
có tiến
hoạttập
độngvà
thủy
sản theo cứu
tâmtích
Học
Thơlũ @
Tàihành

liệucáchọc
nghiên
mùa vụ. Các hoạt động khai thác trong vùng này gọi chung là khai thác thủy
sản tự nhiên trong nội địa. Diện tích của vùng đất có mặt nước để tiến hành
các hoạt động khai thác được ước tính khoảng 40.000 ha (gần 25.000 ha diện
tích sông rạch và vùng trũng ngập nước thường xuyên, 15.000 ha ngập nước
theo mùa mưa lũ). Khả năng khai thác bền vững cho phép là khoảng 2.500
tấn/năm (0,06 tấn/ha).
Sản lượng đánh bắt thủy sản nước ngọt và nước lợ ở Bến Tre năm 1995 xấp xỉ
1.900 tấn, nghĩa là xuýt soát 4% tổng sản lượng đánh bắt của tỉnh. Đội thuyền
có gắn máy trong năm 1995 khoảng 266 chiếc có trang bị máy từ 6 đến 20 mã
lực. Hiện không có thông tin cụ thể nào về số lượng tàu không đăng ký, tuy
nhiên, ước tính có hơn 1.000 thuyền nhỏ đang sử dụng. Phương tiện đánh bắt
chủ yếu là lưới giã và lưới buộc cọc (đáy). Sản lượng trung bình của một
chuyến khai thác nói chung là thấp và sản lượng tôm cá đánh bắt được trong
một ngày thường dưới vài kilôgam/ngư cụ.

8


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

9


Năm 2000 tổng sản lượng khai thác thủy sản nội địa của tỉnh theo kết quả điều
tra tháng 5–6/2001 là 5.683 tấn trong đó gồm 3.815 tấn cá, 1.868 tấn tôm. Tàu
dưới 20 CV là 282 chiếc, tàu thủ công có 653 chiếc. So sánh sản lượng cho

phép khai thác thì sản lượng khai thác thủy sản nội địa năm 2000 vượt mức
bền vững cho phép trên 2 lần (2.500 tấn/năm).
Theo quy định sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2010 thì diện tích sông suối
thời kỳ 2000–2010 là 36.791 ha, đất bằng và mặt nước chưa sử dụng giai đoạn
2005–2010 là 1.600–1.940 ha. Đối với mặt nước sông của Bến Tre nằm ở cuối
hạ lưu có sự giao lưu nguồn nước biển cửa sông với nguồn nước trong nội địa
nên có sự đa dạng sinh học lớn hơn phía thượng nguồn. Nguồn lợi cũng có
phần giàu hơn, khoảng 100 kg/ha mặt nước, trữ lượng thủy sản ở thủy vực là
5.519 tấn. Đối với mặt nước chưa sử dụng ven sông và ven biển khoảng 1.000
ha mặt nước, mật độ khoảng 50 kg/ha, trữ lượng là 50 tấn, khả năng cho phép
khai thác là 35 tấn/năm. Hàng năm, Bến Tre ước tính khoảng 10.000 ha trong
mùa mưa lũ có ngập nước và ngập triều sẽ cung cấp một nguồn lợi thủy sản
khoảng 30 kg/ha, trữ lượng khoảng 300 tấn. Tóm lại, khả năng cho phép khai
thác là 225 tấn/năm. Khả năng khai thác thủy sản cho phép tối đa cho cả tỉnh
là 4.123 tấn/năm (Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre, 2002).
Do đa dạng về loại hình thủy vực (sông, hồ, ao, ruộng lúa nước, đầm phá…)

Trung tâmđãHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tạo nên sự đa dạng sinh học thủy vực như thành phần loài đặc trưng, cấu
trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố, số lượng,… cho từng loại thủy sản
vực. Cũng vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên khí hậu ảnh hưởng thuận
lợi cho khả năng sinh trưởng và phát triển của các quần xã sinh vật quanh
năm.
Nền cơ sở thức ăn tự nhiên tương đối phong phú, đặc biệt là sinh vật nổi, vi
khuẩn nước: mật độ thực vật nổi tại các hồ của vùng đồng bằng có thể tới hàng
triệu, thậm chí hàng chục triệu tế bào/lít. Mật độ động vật nổi tời hàng chục,
thậm chí hàng trăm ngàn con/m3. Ngoài ra, có một diện tích nước lợ rộng do
tiếp xúc với biển làm đa dạng thành phần loài và số lượng, tạo điều kiện cho
sự phát triển các loài thủy sản nước ngọt và nước mặn, tạo nơi trú ẩn cho sinh

vật biển, nhất là giai đoạn con non.
2.4.3 Tình hình khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre
2.4.3.1 Tàu thuyền, lao động và sản lượng khai thác thủy sản
Số lượng tàu thuyền máy của tỉnh tăng cả về số lượng, quy mô công suất và
công suất bình quân mỗi đơn vị tàu cũng tăng. Năm 2000 so với 1990 tăng
595 chiếc và 57 CV/tàu. Bình quân công suất của số tàu tăng là 203 CV/tàu.

10


Nghề khai thác thủy sản của Bến Tre được xếp thành 7 họ nghề chính: lưới
kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề cố định, nghề sông và nghề khác.
Sản lượng khai thác thủy sản qua các năm:
- Năm 2002: 67.700 tấn.
- Năm 2003: 70.146 tấn.
- Năm 2004: 75.946 tấn.
- Năm 2005: 73.440 tấn.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng hàng năm, từ 36–212 tấn/năm
1990 lên 62.442 tấn/năm 2000, tăng 23.341 tấn trng 10 năm, gấp 1,59 lần.
Nhịp tăng trưởng bình quân/năm về sản lượng khai thác của cả thời kỳ 1990–
2000 là 4,9%/năm.
Lao động chuyên nghiệp tham gia khai thác thủy sản tăng khoảng hai lần từ
6.036 người trong 10 năm, 1990 lên 12.047 người năm 2000. Chất lượng lao
động không ngừng được tăng lên.
Năng suất lao động và năng suất bình quân theo mã lực có xu hướng giảm
dần; ngược lại năng suất bình quân của 1 tàu khai thác có xu thế tăng dần.
sản lượng
trênThơ
ta thấy
lượng

có học
tăng nhưng
tăngnghiên
chậm, có cứu
Trung tâmTừHọc
liệu khai
ĐHthác
Cần
@sảnTài
liệu
tập và
giảm vào năm 2005. Nguyên nhân là chưa có giải pháp giảm tàu nhỏ, sử dụng
ngư cụ cấm còn tồn tại và giá dầu tăng làm nghề khai thác có sản lượng giảm.
2.4.3.2 Tàu thuyền, lao động, sản lượng khai thác nội địa
Theo kết quả điều tra kỹ thuật, chi tiết trong 5–6 năm 2001: có khoảng 400–
653 phương tiện thủ công và 120–282 tàu thuyền lắp máy nhỏ di động với
công suất nhỏ hơn 20 CV tham gia khai thác thủy sản trong nội địa. Nguyên
nhân do vốn đầu tư ít, sản lượng khai thác được trên mỗi đơn vị nghề không
lớn, trang trải được chi phí, còn thừa chút ít góp phần cải thiện bữa ăn và chi
phí khác cho gia đình. Nếu ước tính bình quân hàng năm giai đoạn 1996–2000
có 850 phương tiện tham gia khai thác, mỗi phương tiện đạt 3,6 tấn/năm. Các
hình thức đánh bắt như tát cạn, vó, chày,… khoảng 500 tấn/năm. Trên cơ sở
đánh giá hiện trạng khai thác; để nguồn lợi thủy sản nội địa của tỉnh Bến Tre
được duy trì, cho phép khai thác 2.500 t ấn/năm.
Ở vùng nước nội địa Bến Tre ngư dân sử dụng nhiều hình thức đánh bắt như:
đóng đáy sông, lưới kéo, nò, đăng, vó, chày,…

11



Đáy sông phân bố hầu hết ở vùng cửa sông và phía trong sông. Theo thống kê
1996, 74 khẩu đáy sông; nhưng theo các đánh giá khác nhau vào năm 1999, số
lượng khẩu đáy có xu hướng giảm vì năng suất khai thác ngày càng giảm.
Sản lượng đáy sông đạt 44 tấn/năm, đối tượng khai thác chủ yếu là cá, tôm
nhỏ, năng suất đạt 0,03–0,12 tấn/CV/năm. Mùa vụ khai thác chính vào tháng
1–6 hàng năm, mùa vụ vào tháng 7–12 hàng năm.
Đối tượng khai thác của nghề đáy phần lớn là ruốc và cá tạp, sản lượng thấp,
đối tượng khai thác có giá trị thấp, nhưng làm tổn hại khá lớn về mặt sinh thái,
nhất là khai thác phần lớn tôm, cá con... chưa đến tuổi thành thục lần đầu. Sản
phẩm khai thác sử dụng làm thực phẩm trong nội địa là chính (Sở Thủy Sản
Bến Tre, 2002).

Trung

Cá tôm đánh bắt tự nhiên được sử dụng cho nhiều mục đích. Các loài hoặc cỡ
tôm có giá trị kinh tế cao thường được mang bán lấy tiền mặt. Những loài
hoặc cỡ cá tôm có giá trị kinh tế thấp và cá tạp được dùng để ăn trong gia đình
(tươi sống hoặc làm mắm), mang cho bà con hoặc mang bán cho một số hộ
nông dân khác làm thức ăn cho cá nuôi trong lồng bè. Một số loài có giá trị
kinh tế cao nhưng chưa thể sản xuất giống đáp ứng yêu cầu nuôi nếu bắt được
trong tự nhiên mà kích cõ còn nhỏ thì sẽ được trữ lại như là tôm cá giống thả
ao mương
vườn Cần
chờ đếnThơ
khi đủ@
lớnTài
đủ cỡliệu
mới thu
hoạch,
mang cứu

tâmvào
Học
liệu ĐH
học
tậphoặc
và được
nghiên
bán ở dạng cá giống cho một số nông dân khác để nuôi (Lê Xuân Sinh, 2005).
2.4.4 Định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Bộ Thủy Sản phối hợp với các ngành liên quan và địa phương tổ chức điều tra,
nghiên cứu nguồn lợi trong cả nước; quan tâm, chỉ đạo trực tiếp ở các cửa
sông, các hồ lớn và các đối tượng di cư có giá trị kinh tế, tổ chức thực hiện
đồng bộ phù hợp với tình hình thực tiển.
Hoạt động khai thác phải có giấy phép, đơn xin đăng ký hành nghề.
Nghề khai thác cấm hoặc hạn chế bao gồm:
- Các nghề cấm: sử dụng chất nổ, sử dụng chất độc, nghề sử dụng kích
thước mắt lưới nhỏ hơn quy định (Phụ lục D).
- Nghề hạn chế: cấm phát triển thêm, đồng thời giảm dần số lượng đơn vị
sản xuất các nghề khai thác nhiều tôm con, cá con ở vùng cửa sông ven
biển như: te, vét, xiệp, xịch cửa sông, các nghề khai thác nước ngọt, bắt cá
đi đẻ từ đồng ra sông như vó bè, lờ, lợp, đăng chắn, bao chà.
Qui định mức sản lượng cho phép khai thác làm căn cứ cho việc quy hoạch, kế
hoạch khai thác, tổ chức hậu cần dịch vụ thích hợp ở các vùng nước, để đảm

12


bảo tái sinh tự nhiên các loài thủy sản, đảm bảo năng suất khai thác lâu dài và
đời sống của ngư dân (Chi cục BVNLTS Trà Vinh, 1996).
* Khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên:

Dựa trên tình hình thực tế hiện nay và khả năng điều khiển thiên nhiên cũng
như điều kiện về cơ sở khoa học – kĩ thuật để góp phần nâng cao thuỷ sản nội
địa, trước hết cần tổ chức khai thác hợp lý khả năng nguồn lợi thuỷ sản nội địa
tự nhiên nước ta.
Việc khai thác thuỷ sản tự nhiên ở Việt Nam hiện nay có thể coi là đã tới mức
cao báo động, đối với một số đối tượng đã có thể coi là quá mức. Vì vậy,
phương hướng khai thác khả năng tự nhiên hiện nay phải là: trên cơ sở kết quả
điều tra nghiên cứu cũng như kinh nghiệm đã có được hoàn chỉnh thêm trong
thời gian tới, tạo thêm cơ sở vật chất và kỹ thuật, trước hết là con giống để có
thể mở rộng việc gây nuôi tự nhiên trên tất cả các diện tích của các loại mặt
nước hiện có và sẽ có trong thời gian tới.

Trung

Diện tích vùng nước lợ ven biển cần được qui hoạch để phát triển các khu vực
nuôi thuỷ sản ven biển có giá trị kinh tế cao theo hướng thâm canh các biện
pháp kỹ thuật mới. Hạn chế tối đa sử dụng vùng triều ven biển để nuôi thuỷ
sản nâng suất thấp, tốn nhiều diện tích. Nghiên cứu mô hình nuôi thuỷ sản
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kiểu công nghiệp trên vùng cao triều.
Trong việc mở rộng diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản theo phương thức tự
nhiên, ngoài vấn đề giống, một số vấn đề quan trọng hiện nay là sử dụng hợp
lý với hiệu quả cao nhất cơ sở thức ăn tự nhiên hiện có ở mỗi loại thuỷ vực. Vì
vậy, cần có biện pháp sử dụng thích hợp, xác định đúng tỉ lệ thành phần cá
nuôi, mật độ cá nuôi để tận dụng hiệu quả chuỗi thức ăn tự nhiên và có được
năng suất cao nhất.
Song song với việc mở rộng diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản, sử dụng hợp lý
trên cở sở khoa học nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có ở đây nhằm phát triển mạnh
hơn nữa đàn cá nuôi bên cạnh cá tự nhiên, cần có những biện pháp bảo vệ chặt
chẽ và hiệu quả hơn nữa nguồn thuỷ sản và các thuỷ vực. Trong tình hình hiện

nay, trước hết cần có những biện pháp kiên quyết và có hiệu quả việc phá hoại
nghiêm trọng trữ lượng cá tự nhiên do cách khai thác gây tác hại lớn như:
dùng thuốc nổ, chất độc, đánh bắt cá bố mẹ đi đẻ... Những qui định trong kỹ
thuật khai thác (cỡ mắt lưới, kích thước tối thiểu cho phép khai thác, mùa vụ
khai thác,...) cần được thực hiện nghiêm chỉnh ở mọi nơi. Cần có những biện
pháp tích cực để giảm dần, tiến tới chấm dứt việc vớt cá bột trên sông hàng
năm vào vụ cá đẻ để bảo vệ trữ lượng cá sông. Trên cơ sở nghiên cứu năng

13


suất sinh học, trữ lượng các loài cá là đối tượng quan trọng ở sông, cần xác
định mức sản lượng khai thác qui định hàng năm hoặc tạm thời ngừng khai
thác để tránh khai thác quá mức. Khi thiết kế xây dựng các công trình thuỷ lợi
trên các sông lớn, cần lưu ý đầy đủ hơn đến việc giải quyết đường di cư cho
các loài cá đi đẻ.
Vấn đề nước thải công nghiệp làm nhiễm bẩn thuỷ vực hiện nay cần được
quan tâm để có biện pháp giảm thiểu những tác động xấu tới chất lượng thuỷ
sản tự nhiên và nuôi thả. Các qui định của nhà nước về xử lý nước thải ở các
cơ sở công nghiệp, phải được nâng tới mức pháp lệnh và phải được thực hiện
rất nghiêm chỉnh. Nước thải sinh hoạt trước khi sử dụng vào nuôi cá cũng cần
phải được xử lý vệ sinh đúng qui định. Để tránh tác hại của dư lượng thuốc trừ
sâu trên ruộng lúa cho cá nuôi, cần hạn chế việc tháo nước ruộng sau khi phun
thuốc để giới hạn tác hại, thiết kế lối thoát cho cá nuôi khi ruộng bị phun
thuốc.

Trung

Trong những vấn đề về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, có những vấn đề
thuộc phạm vi kỹ thuật đều phải đặt ra ở mọi nước, có thể thực hiện được nếu

được tổ chức thực hiện tốt, với sự giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thiên
nhiên cho mọi người. Bên cạnh đó, có những vấn đề phức tạp hơn trong điều
kiện còn khó khăn ở nước ta hiện nay như: hạn chế vớt cá bột, giảm khai thác
tâmcáHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sông, giải quyết mối quan hệ giữa trồng lúa và nuôi cá, thuỷ lợi và thuỷ
sản... cần phải được nghiên cứu đầy đủ để có biện pháp giải quyết thích hợp
trong tình trạng hiện nay (Đặng Ngọc Thanh, 2000).

14


Phần 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 năm 2006 đến tháng 7 năm 2006. Chủ đề
nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản nước ngọt ở tỉnh Bến Tre, đặc biệt là đối với 2 nghề khai thác chính: cào
và đáy.
Công tác dã ngoại thu số liệu được thực hiện ở tỉnh Bến Tre, trên 3 nhánh
sông lớn: sông Tiền Giang, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và trên các tuyến
sông nhỏ thuộc địa bàn tỉnh. Công tác nhập, xử lý, phân tích số liệu và viết
báo cáo được thực hiện tại khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin thu thập gồm 2 loại:
- Thông tin thứ cấp: các nghiên cứu trước đây, các báo cáo của tỉnh cùng
với các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Thông tin sơ cấp: được thu trực tiếp từ các ngư dân khai thác thủy sản ở
địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
-

Phương pháp thu số liệu:

- Đối với thông tin thứ cấp: liên hệ với các cơ quan, ban ngành ở địa bàn
nghiên cứu để thu thập thông tin thứ cấp hoặc thư viện, website, báo chí…
-

Đối với thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp ngư dân khai thác.

- Số mẫu cần thu: Do điều kiện về nhân lực, thời gian và kinh phí nên đề
tài chỉ thực hiện khảo sát với 2 loại hình ngư cụ chủ yếu là lưới kéo (cào) và
đáy sông. Mỗi loại hình đã thu được 31 mẫu, tổng cộng có 62 mẫu. Trong
đó:
• Sông Tiền Giang: 14 mẫu (7 mẫu cào, 7 mẫu đáy).
• Sông Cổ Chiên: 19 mẫu (10 mẫu cào, 9 mẫu đáy).
• Sông Hàm Luông: 16 mẫu (7 mẫu cào, 9 mẫu đáy).
• Các sông nhỏ: 13 mẫu (7 mẫu cào, 6 mẫu đáy).

15


3.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
-

Tổng thu = Sản lượng * Giá bán


-

Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Chi phí cố định: Khấu hao sữa chữa máy móc, trang thiết bị,...
Chi phí biến đổi: Thức ăn, dầu, nhớt, nước đá,...

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu thu được kiểm tra, bổ sung hoặc điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập
vào máy tính. Phần mềm dùng để xử lý số liệu và viết báo cáo là Microsoft
Word 2003, Microsoft Excel 2003 và SPSS version 10 for Windows.
Sau khi nhập vào máy tính số liệu được kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành
xử lý và phân tích thống kê.
Các phương pháp sau đây sẽ được sử dụng:
- Thống kê mô tả: để mô tả tình hình khai thác của ngư dân, sử dụng mô
tả đơn giản như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất
- Thống kê so sánh: trên cơ sở mô tả từ đó so sánh sự khác biệt giữa 2
nghề cào và đáy.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phân tích tương quan (đơn, đa biến) để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất và lợi nhuận của nghề.
Sử dụng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những thuận lợi, khó
khăn và thử thách.

16


Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của các hộ tham gia khai thác thuỷ sản

nước ngọt
4.1.1 Thông tin chung về chủ hộ
4.1.1.1 Độ tuổi và giới tính
Khảo sát 62 chủ hộ cho thấy từng nhóm tuổi theo 2 loại nghề khai thác như
sau:
Nghề cào: có 12 chủ hộ có độ tuổi từ 31–40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 38,7%,
độ tuổi từ 51–60 tuổi chỉ chiếm 9,7%, không có chủ hộ nào trên 60 tuổi.
Nghề đáy: có 11 chủ hộ có độ tuổi 31– 40 tuổi chiếm 35,5%, chỉ có 1 chủ hộ
có độ tuổi trên 60 (Bảng 4.1).
Nhìn chung, trong 2 loại nghề trên thì 100% chủ hộ khai thác đều là nam, đa
số chủ hộ ở độ tuổi trung niên từ 31–50 tuổi. Chủ hộ khai thác ở loại hình cào
thì có độ tuổi trẻ hơn chủ hộ ở loại hình đáy.
Bảng 4.1: Độ tuổi và giới tính của chủ hộ khai thác

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân nhóm tuổi

Giới tính

Loại nghề
21-30

31- 40

41-50

51-60

>60


Nam

Nữ

n1

7,00

12,0

9,00

3,00

-

31,0

-

%

22,6

38,7

29,0

9,70


-

100

-

n2

2,00

11,0

10,0

7,00

1,00

31,0

-

%

6,50

35,5

32,3


22,6

3,20

100

-

N

9,00

23,0

19,0

10,0

1,00

62,0

-

%

14,5

37,1


30,6

16,1

1,60

100

-

Cào

Đáy

Tổng
cộng

17


4.1.1.2 Trình độ văn hoá
So sánh trình độ văn hoá của 2 loại nghề đáy và cào, cho thấy trình độ văn
hoá của chủ hộ xấp xỉ bằng nhau, chủ hộ chủ yếu có trình độ cấp 1 (46,8%) và
cấp 2 (41,9%). Vẫn còn có chủ hộ mù chữ chiếm 6,5% đối với cào và 3,2%
đối với đáy, số có trình độ cấp 3 thấp, không có chủ hộ nào có trình độ trên
cấp 3.
Tỷ lệ (%)
60.0
50.0
40.0


Cào

30.0

Đáy

20.0
10.0
0.0
Mù chữ

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Hình 4.1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác

Trung

Từ biểu đồ trên, nhận xét thấy trình độ văn hoá của chủ hộ vẫn còn thấp, điều
gây liệu
khó khăn
côngThơ
tác tuyên
truyềnliệu
về kỹhọc
thuậttập

khai và
thácnghiên
mới cũng cứu
tâmnày
Học
ĐHcho
Cần
@ Tài
như khả năng nhận thức về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy, đòi
hỏi cần phải thường xuyên tuyên truyền, tập huấn để nâng cao tay nghề trong
khai thác, tiến tới mở rộng qui mô sản xuất để có thể hoạt động khai thác biển
và xa bờ.
4.1.2 Các hoạt động kinh tế của hộ khai thác
Ngoài hoạt động khai thác, ngư dân còn tham gia nhiều hoạt động kinh tế
khác để góp phần tăng thu nhập cho gia đình như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản,... (Hình 4.2). Do ngư dân sống trong vùng hoạt động nông
nghiệp nên một hộ khai thác có thể có nhiều hoạt động kinh tế, họ có thể vừa
hoạt động khai thác vừa trồng trọt chiếm tỉ lệ 47%, khai thác kết hợp với chăn
nuôi (21%). Một số hộ chỉ xem hoạt động khai thác là nghề phụ chiếm 29%
số hộ được khảo sát, để góp phần cải thiện bữa ăn gia đình. Họ còn tận dụng
cá phân, cá tạp thu được từ khai thác được sử dụng làm thức ăn trong chăn
nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

18


14%

Khai thác+Chăn nuôi


21%

Khai thác+Trồng trọt
18%

Khai thác+nuôi trồng thủy
sản
Khai thác+Trồng trọt+Chăn
nuôi
47%

Hình 4.2: Tỉ lệ các hộ khai thác tham gia các hoạt động kinh tế
4.1.3 Số nhân khẩu và lao động trong gia đình
Số nhân khẩu trung bình trong một hộ khai thác là 5,1 người (đối với cào) và
4,7 người (đáy), số lao động tham gia khai thác chiếm ½ số nhân khẩu trong
gia đình. Trong đó, nam giới vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đánh
bắt thuỷ sản (96,8%), nữ giới ít tham gia vào hoạt động này. Đánh bắt thủy
sản là công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức lao động nam; nữ chỉ có thể
phụ giúp những việc lặt vặt, hỗ trợ cho việc khai thác. Khai thác nước ngọt là
hình thức khai thác nhỏ nên các hộ khai thác thường sử dụng lao động gia
đình không thuê mướn thêm lao động.
Bảng 4.2: Số nhân khẩu và lao động trong gia đình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghề
Cào
Đáy
Tổng cộng

Số người

trung bình
(người/hộ)

Số lao động
gia đình
tham gia KT

% Nam

% Nữ

5,10
4,70
4,90

1,60
1,80
1,70

96,8
100
98,4

29,0
29,0
29,0

4.2 Hiện trạng đánh bắt thủy sản ở mức độ hộ gia đình
4.2.1 Tài sản phục vụ cho khai thác
4.2.1.1 Thông tin về tàu thuyền

Tàu thuyền là dụng cụ quan trọng phục vụ cho việc khai thác, ngư dân có thể
sử dụng thuyền có lắp máy hoặc xuồng chèo tùy thuộc vào loại nghề và qui
mô khai thác.
Đối với loại nghề cào sông: 100% ngư dân sử dụng thuyền máy, nó là công cụ
để tạo ra sức kéo, trọng tải trung bình 3,1 tấn, thường sử dụng máy D15
(32,2%) với công suất trung bình 15,7 CV. Chi phí đầu tư cho tàu, ghe và máy
để có thể hoạt động được khoảng 12,6 triệu đồng.

19


×