Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thiên diễn luận và ảnh hưởng của nó tới văn học nhà nho yêu nước đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

LÊ THỊ HÀ

THIÊN DIỄN LUẬN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI VĂN HỌC
NHÀ NHO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX

CHUYÊN NGÀNH : HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nho Thìn

Hà Nội – 2011

1


MỤC LỤC

Mục lục
..................................................................................... 1
Phần mở đầu .....................................................................................
3
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………..4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………6
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 7
5. Những đóng góp của luận văn: ..................................................................... 7



Phần nội dung ............................................................................... 10
Chƣơng 1 – Tác phẩm Thiên diễn luận và những ảnh hƣởng của
nó tới xã hội Trung Quốc thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ................ 10
1.1 Tác phẩm Thiên diễn luận
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời

................................................................... 10

......................................................................................................... 10

1.1.2 Sơ lược về nội dung tác phẩm

................................................................................ 12

1.1.3 Quan điểm và phương pháp dịch thuật

............................................................... 23

1.2 Tác giả Nghiêm Phục ................................................................................ 26
1.3 Tại sao người Trung Quốc lại tiếp thu Thiên diễn luận và Thiên diễn luận
đã ảnh hưởng thế nào đế n xã hô ̣i Trung Quố c đương thời ………………….29
1.4 Những khái niê ̣m mới và những nhân vâ ̣t có ảnh hưởng ……………….32
1.5 Tiể u kế t chương 1 ……………………………………………………….35

Chƣơng 2: Dấu ấn ảnh hƣởng của tác phẩm Thiên diễn luận tới
các nhà nho yêu nƣớc Việt Nam đầu thế kỷ XX ........................ 37
2.1 Lịch sử tiếp xúc và ảnh hưởng của Hán văn Trung Quốc tới Việt Nam.. 38
2.2 Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng
của tình hình thế giới đến Việt Nam ………………………………………...40

2.3 Tân thư và ảnh hưởng tới Việt Nam đầu thế kỷ XX ……………………42
2.4 Tại sao các Nhà nho yêu nước Việt Nam lại có thể tiếp thu những ảnh
hưởng từ Thiên diễn luận …………………………………………………...46

2


2.5 Khảo sát tác phẩm của các nhà nho yêu nước …………………………..48
2.5.1 Cạnh tranh sinh tồn ..................................................................................................... 50
2.5.2 Ưu cường liệt bại
5.2.3 Hợp quần

. ....................................................................................................... 54

....................................................................................................................... .56

2.6 Phan Bô ̣i Châu – Tác gia tiêu biểu thể hiện dấu ấn đậm nét của Thiên Diễn
Luận đến các tác phẩ m văn chương ………………………………………...60
2.6.1 Con người, thân thế và sự nghiê ̣p ........................................................................ .60
2.6.2 Tư tưởng chính tri ̣của Phan Bô ̣i Châu ............................................................... 62
2.6.3 Sự tha y đổ i trong tư tưởng và phong cách của Phan Bô ̣i Châu sau khi
tiế p câ ̣n những Tân thư có dấ u ấ n của Thiên diễn luận ............................................63
2.7 Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………….80

Kết luận

................................................................................... 83
Danh mục sách tham khảo
…………………………………..…….i
Phụ lục ………………………………………...…………………..v


Phụ lục 1: Khảo sát các tác phẩm mang dấu ấn ảnh hưởng của Thiên diễn luận
trong Hợp tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ………………....v
Phụ lục 2: Phiên âm, dịch nghĩa một số đoạn trích trong Thiên diễn luận – bản
in năm 1981 của Nhà xuất bản Thương vụ Ấn thư quán – Trung Quốc xuất
bản ................................................................................................................ xiii

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ 19 phong trào Tân thư từ Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu
có ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhiều chí sĩ, nhà Nho yêu nước đã được tiếp thu
những tư tưởng mới thông qua sách báo Tân thư. Ở Trung Quốc, phong trào
Tân thư phát triển mạnh, với các tên tuổi và dịch giả nổi tiếng như Khang
Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục… Tác phẩm của các
tác giả này được truyền bá đến Việt Nam và ít nhiều có ảnh hưởng tới tư tưởng
của các nhà nho yêu nước, những người có tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ.
Thiên diễn luận là một trong những tác phẩm Tân thư dịch từ tiếng
nước ngoài sớm nhất trong lịch sử tư tưởng và dịch thuật Trung Quốc cận đại.
Tác phẩm được dịch từ cuốn Evolution and Ethics (Tiến hóa và đạo đức) của
Thomas Henry Huxley (Hách Tư Lê). Đây là tác phẩm Tân thư có ảnh hưởng
lớn đến tư tưởng học thuật của nhiều tri thức đương thời, được những nhà
cách mạng tư tưởng Trung Quốc cận đại như Khang Hữu Vi, Lương Khải
Siêu, Ngô Nhữ Luân, Lỗ Tấn … đánh giá cao. Tác phẩm lần đầu tiên giới
thiệu với người dân Trung quốc về thuyết tiến hóa của Darwin, với những
ngôn từ đơn giản như : “vật cạnh thiên trạch, thích giả sinh tồn” lên tiếng
cảnh tỉnh người dân Trung Quốc về tình hình tổ quốc đang nguy vong.
Cũng trong thời điểm đó, ở Việt Nam các nhà Nho yêu nước Việt Nam

đang đi tìm kiếm con đường cứu nước. Các chí sĩ như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền, … đã tìm đến với
những nhà cách mạng Trung Quốc như Lương Khải Siêu… và qua đó đã tiếp
thu được những tư tưởng của người Phương Tây.
Với tác phẩm Thiên diễn luận, từ trước đến nay ở Việt Nam từng được
nghe các nhà triết học, các nhà nghiên cứu tư tưởng đề cập đến, song còn sơ

4


sài. Riêng việc nghiên cứu trực tiếp và cụ thể tác phẩm trên khía cạnh những
ảnh hưởng tới văn học nhà nho yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX thì chưa có công trình nghiên cứu nào.
Chính vì thế, luận văn “Thiên diễn luận và ảnh hƣởng của nó tới văn
học nhà nho yêu nƣớc đầu thế kỷ XX” nghiên cứu những dấu ấn ảnh
hưởng của tác phẩm Thiên diễn luận tới văn học nhà Nho yêu nước đầu thế
kỷ XX. Mong muốn thông qua những dấu ấn ảnh hưởng đó có thể tìm ra được
cách thức tiếp cận tư tưởng phương Tây của người Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tác phẩm Thiên diễn luận của Nghiêm Phục, tại Trung Quốc, Nhật
Bản đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này dưới nhiều góc độ,
trong đó đặc biệt lưu ý đến những vấn đề về giá trị tư tưởng và tầm ảnh hưởng
thời đại của Thiên diễn luận với xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
Tại Việt Nam, tác phẩm Thiên diễn luận của Nghiêm Phục từng được
nhắc tên trong một số bài nghiên cứu tại Hội thảo Tân thư và xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX năm 1997, hay trong một số bài báo nghiên cứu
về ảnh hưởng của Tân thư tới Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Vấn đề nghiên cứu tác phẩm Thiên diễn luận trong tương quan ảnh
hưởng đến văn thơ nhà nho yêu nước đầu thế kỷ XX có bài nghiên cứu Thiên

diễn luận và thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ XX của PGS.TS. Trần Nho Thìn,
nhưng ở phạm vi bài viết nghiên cứu mới xới lên được một số nét chính chứ
chưa khảo sát sâu, chi tiết bản dịch này. Ở luận văn này, chúng tôi tìm hiểu
sâu hơn những vấn đề của tác phẩm Thiên diễn luận cũng như tìm hiểu
nguyên nhân vì sao Thiên diễn luận lại có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam vào
thời kỳ này, và phân tích cụ thể những ảnh hưởng đó.

5


Như chúng ta đã biết, Tân thư, tân văn Trung Quốc đã có ảnh hưởng cả
về nội dung, hình thức, tư tưởng lẫn ngôn ngữ vào tiếng Việt. Từ trước tới
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, văn học và ngôn
ngữ, như Hội thảo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX năm 1997; Dưới
góc độ văn học có tác phẩm Văn thơ cách mạng đầu thế kỷ XX của Đặng Thai
Mai, Nxb Văn học, 1974. Từ góc độ ngôn ngữ học có công trình Lịch sử từ
vựng tiếng Việt thời kỳ 1858 – 1945, Nxb KHXH, 2003. Một số công trình lấy
đối tượng là Hán văn giai đoạn này làm đối tượng nghiên cứu, như công trình
của Phạm Văn Khoái: Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb ĐHQGHN,
2001; Đề tài Một số vấn đề về Hán văn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế
kỷ XX (Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG, mã số QG, 0313, Hà Nội). Hay Đề tài khoa
học cơ bản cấp Đại học Quốc gia của Đỗ Thúy Nhung: Khảo sát ảnh hưởng từ
ngữ của Tân thư (Trung Quốc) tới hán văn Đông Kinh nghĩa thục (2007).
Tuy nhiên, điều có thể nhận thấy rằng các công trình trên chủ yếu đều
nghiên cứu trên mặt tổng thể sự ảnh hưởng của Hán văn và cụ thể là tân thư
nhưng chưa có tác phẩm nào nghiên cứu cụ thể sự ảnh hưởng của một tác
phẩm Tân thư nào đó tới văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Lại càng chưa có
công trình nghiên cứu dành riêng cho Thiên diễn luận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng:
-天演論, 商務印書管出版, 1981.
- Thơ văn Nhà nho yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- 天演論 Thiên diễn luận và Thơ văn yêu nước của các nhà nho Việt
nam đầu thế kỷ XX: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Thơ văn Đông Kinh nghĩa thục …

6


Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ sự ảnh hưởng của Thiên diễn
luận tới văn thơ nhà nho yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX chúng tôi có
nghiên cứu thêm về Lương Khải Siêu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn bản học
- Phương pháp thống kê định lượng
- Phương pháp luận sử học
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5. Những đóng góp của luận văn
1.

Tìm hiểu tác phẩm Thiên diễn luận của Nghiêm Phục.

2.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Thiên diễn luận với văn học nhà

nho yêu nước đầu thế kỷ XX, trong đó chỉ rõ sự ảnh hưởng về mặt từ vựng và
tư duy. Các danh từ như: 物竞天择“vật cạnh thiên trạch”, 竞争生存“cạnh

tranh sinh tồn”, 忧强列敗 “ưu cường liệt bại”, 合群 “hợp quần”, … của
Thiên diễn luận theo đó đã được các nhà nho Việt Nam tiếp thu. Những danh
từ đó được biểu hiện trước hết ở trong các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, … và góp phần tạo
nên những biến chuyển trong tư tưởng của những nhà cách mạng đương thời.
3.

Làm sáng tỏ vấn đề đầu thế kỷ XX, sự tiếp thu các tư tưởng

phương Tây, mà trong đó tiêu biểu là chủ nghĩa xã hội Darwin của các nhà nho
yêu nước Việt Nam chủ yếu qua con đường tiếp nhận các sách dịch từ Trung
Quốc. Nghĩa là nhờ vào chữ Hán như một chuyển ngữ, các nhà nho yêu nước Việt
Nam đã tiếp cận được với những tư tưởng văn minh thế giới, song mặt tiêu cực
của nó là sự tiếp nhận tư tưởng mới này đều phải thông qua lăng kính chủ quan
của người Trung Quốc, được lọc qua cái nhìn của văn văn hóa Trung Quốc truyền
thống. Như với tác phẩm Thiên diễn luận – mặc dù Nghiêm Phục tuyên bố chủ

7


trương dịch thuật của ông là 信 tín, 达 đạt, 雅 nhã nhưng như giới nghiên cứu chỉ
rõ, ông đã 加 gia (thêm thắt), 減 giảm (bớt đi), 改 cải (thay đổi) và 案 án (thêm
lời bình luận). Ông chỉ làm công việc “ý dịch” (dịch ý) có thêm các “án ngữ” là lời
bình luận chủ quan của bản thân để phù hợp với hiện trạng của Trung Quốc lúc
bấy giờ.
6. Bố cục của Luận văn
Phần mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những đóng góp của Luận văn
Phần nội dung

Chƣơng 1 - Tác phẩm Thiên diễn luận và những ảnh hƣởng của
nó tới xã hội Trung Quốc thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1 Tác phẩm Thiên diễn luận
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời
1.1.2 Sơ lược về nội dung tác phẩm
1.1.3 Quan điểm và phương pháp dịch thuật
1.2 Tác giả Nghiêm Phục
1.3 Tại sao người Trung Quốc lại tiếp thu Thiên diễn luận và Thiên diễn luận
đã ảnh hưởng thế nào đế n xã hô ̣i Trung Quố c đương thời
1.4 Những khái niê ̣m mới và những nhân vâ ̣t có ảnh hưởng
1.5 Tiể u kế t chương 1
Chƣơng 2: Dấu ấn ảnh hƣởng của tác phẩm Thiên diễn luận tới văn thơ
các nhà Nho yêu nƣớc Việt Nam đầu thế kỷ XX
2.1 Lịch sử tiếp xúc và ảnh hưởng của Hán văn Trung Quốc tới Việt Nam
2.2 Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng
của tình hình thế giới đến Việt Nam
2.3 Tân thư và ảnh hưởng tới Việt Nam đầu thế kỷ XX
2.4 Tại sao các Nhà nho yêu nước Việt Nam lại có thể tiếp thu những ảnh
hưởng từ Thiên diễn luận
2.5 Khảo sát tác phẩm của các nhà nho yêu nước

8


2.6 Phan Bô ̣i Châu – Tác gia tiêu biểu thể hiện dấu ấn đậm nét của Thiên Diễn
Luận đến các tác phẩm văn chương

2.7 Tiểu kết chương 2
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TÁC PHẨM THIÊN DIỄN LUẬN VÀ NHỮNG
ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TỚI XÃ HỘI TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1 Tác phẩm Thiên diễn luâṇ
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Sau chiế n tranh Nha phiế n (1840 – 1843 và 1856 - 1860), lịch sử Trung
Quố c bước sang mô ̣t trang mới

. Với các điề u ước Trung Anh

, Điề u ước

Hoàng Phố Trung Pháp , Điề u ước Thiên Tân , điề u ước Bắ c Kinh ...Trung
Quố c dầ n trở thành miế ng bánh chia cho các nước đế quố c Phương Tây.
Nguy cơ đối với dân tộc Trung Quốc nặng nề hơn bao giờ hết. Nỗi ám
ảnh vong quốc diệt chủng đè nặng lên tâm khảm của bất cứ con người Trung
Quốc còn tỉnh táo nào. Trước chiến tranh Giáp Ngọ, có đông đảo người dân
Trung Quốc không am hiểu tình hình, vẫn có một tinh thần kiêu ngạo, cho
rằng: Trung Quốc, nước rộng người đông, sản vật phong phú, mặc dù sau hai
cuộc chiến tranh Nha Phiến bùng nổ đến nay đã gần nửa thế kỷ, tuy người
Trung Quốc nhiều phen bị các cường quốc Anh, Pháp đánh bại, nhưng việc

đối phó với các nước như Nhật Bản là một đảo quốc đất nhỏ người ít, nhất là
mới duy tân không bao lâu, chắc chắn sẽ có thừa sức. Huống hồ, Trung Quốc
đã học được kỹ thuật "tàu to súng lớn" của các nước phương Tây, trong tay có
một lực lượng hải quân không thua gì hải quân của Nhật Bản là Hải quân Bắc
Dương. Thế nhưng, kết quả của cuộc chiến tranh này thì "Đảo quốc bé nhỏ
Nhật Bản" mà bấy lâu nay bị người ta xem thường, lại đánh bại Trung Quốc
tan tác không còn manh giáp, kèm theo những điều ước khắt khe khác. Trước
sự thật phũ phàng nói trên, một mặt chứng minh phong trào Dương Vụ theo
chính sách "tàu to súng lớn" cuối cùng đã bị thất bại, mặt khác cũng buộc một

10


thiểu số người Trung Quốc vẫn còn mơ mộng hảo huyền phải bừng tỉnh trở
lại. Cái gọi là "Thiên triều thượng quốc" té ra còn hủ bại và lạc hậu hơn sự
tưởng tượng của mọi người. Đồng thời, hậu quả của cuộc chiến tranh Giáp
Ngọ (1894 – 1895) đã thúc đẩy các cường quốc đang dựa vào điều kiện "Tối
huệ quốc" phiến diện mà họ dành được, sẵn sàng tranh đoạt tiếp những quyền
lợi tại đất nước Trung Hoa, tức đất nước Trung Hoa sắp bị họ chia sẻ trong
chớp mắt.
Thời bấy giờ, tư tưởng cải lương của giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện
từ những thập niên sáu mươi đến nay đã chín muồi, đồng thời lại đang phát
triển rất nhanh chóng. Nhiều người Trung Quốc không ai bảo ai đều có chung
một kết luận là nước Trung Quốc cần phải được cải cách duy tân. Do vậy,
việc cứu nước cũng như việc mưu cầu sự sinh tồn từ cải cách đã trở thành những
tiếng hò hét vang dội của mỗi người Trung Quốc, và tiến lên biến thành một
phong trào chính trị, tức phong trào duy tân Mậu Tuất bùng nổ năm 1898.
Phong trào duy tân cải cách năm Mậu Tuất được xem là một phong trào
cải lương chính trị, với mục đích cứu đất nước và dân tộc đang sắp sửa nguy
vong, nhưng có thể nói đó chỉ là một cuộc hoạt động cải cách chính trị vắn số.

Tuy nhiên, nếu xem đây là một cuộc truyền bá tư tưởng, một phong trào tư
tưởng mới nhằm phổ biến văn hóa mới, thì nó lại có một ý nghĩa hết sức sâu
xa. Trong thời kỳ Mậu Tuất, đã xuất hiện một trào lưu giải phóng tư tưởng
lớn lần thứ nhất trong lịch sử của nước Trung Quốc. Nó làm cho một nước
Trung Quốc già nua bắt đầu nảy ra một sự thay đổi lớn chưa từng có, từ các
mặt tư tưởng, quan niệm, phong cách của xã hội cho đến toàn bộ kết cấu tư
tưởng, văn hóa, cho nên nó là một cột mốc mang tính chất thời đại đối với
lịch sử tư tưởng của Trung Quốc: Nó làm cho ngày càng đông đảo người dân
Trung Quốc nhận thức được nguy cơ của dân tộc đang hết sức nghiêm trọng,
việc cứu nguy cho đất nước, mưu cầu sinh tồn cho dân tộc, cũng như việc tự

11


cường và bảo tồn giống nòi đang là nhiệm vụ cấp thiết không cho phép bất cứ
người Trung Quốc nào được chần chừ. Những người dân Trung Quốc, đặc
biệt là những phần tử trí thức nhận thức được rằng: muốn cứu nước là phải đi
theo con đường duy tân cải cách.
Theo đó, Tây học ngày càng truyền bá rộng rãi hơn ở Trung Quốc, các
học đường, học hội, báo quán mọc lên khắp nơi trên toàn quốc, dẫn đến xuất
hiện tình hình "nhà nhà nói chuyện thời sự, người người nói chuyện Tây học".
Những học thuyết xã hội chính trị của tư sản Phương Tây được du nhập nhiều
vào Trung Quốc thông qua phong trào này. Những khẩu hiệu như "Tự do,
bình đẳng, bác ái" đã xuất hiện trên mảnh đất rộng lớn của nước Trung Quốc.
Tư tưởng dân quyền, thuyết tiến hóa... là những lý luận mới mẻ cũng được
phổ biến rộng rãi trong giới tư tưởng Trung Quốc.
Cùng với sự du nhập những tư tưởng, lý luận tư tưởng của văn hóa
phương Tây thì văn hóa phong kiến của Trung Quốc bắt đầu bị lung lay bởi
những trào lưu tư tưởng mới. Những quan niệm trước kia xem là thần thánh,
không cho phép nghi ngờ thì nay bắt đầu có người hoài nghi, phủ định, thậm

chí vứt bỏ, điều này thể hiện qua những sáng tác của Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục, ..
Từ thập niên bốn mươi của thế kỷ XIX, Lâm Tắc Từ, Ngụy Nguyên
đều là những nhân vật tiên tiến, "dám mở to đôi mắt để nhìn ra thế giới",
nhưng hành động của họ mới chỉ thể hiện một thái độ văn hóa cởi mở, mà vẫn
chưa thực sự tiếp thu thực chất và nội dung của tư tưởng phương Tây, nguyên
nhân là do lúc bấy giờ họ đang nôn nóng với mục đích "chế ngự người Di", và
"có công dụng ngay đối với việc kinh bang tế thế", đó là cách làm theo hướng
thực dụng và hơn nữa cũng do họ vẫn cơ bản giữ lập trường của văn hóa
phong kiến Trung Quốc. Hay sau này, Hồng Tú Toàn trong Thái Bình Thiên
Quốc đã thông qua đạo Cơ Đốc của người phương Tây để phục vụ nông dân
cách mạng thời bấy giờ...

12


Sự nhận thức của một phái người này đã bước đầu tiến lên một nấc
thang mới, tức họ đã bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây một cách
tương đối có thực chất hơn, song đối với những vấn đề mấu chốt của văn hóa
phương Tây họ vẫn có thái độ bảo lưu hoặc những ảnh hưởng của chúng cơ
bản chỉ được giới hạn ở những vùng Hồng Kông, Áo Môn, Thượng Hải. Và quan
trọng hơn, những ảnh hưởng đó chỉ có những tác dụng riêng lẻ mà không phải là
một chuyển động về mặt trào lưu tư tưởng trong xã hội, cho nên xét cho cùng đó
cũng mới chỉ là “dòng thác ngầm đang âm thầm chuyển động, đang tích tụ lực
lượng, đang chờ đợi thời cơ, nhưng lại không tìm được phát khẩu để phun trào”1.
Và cho đến những thập niên chín mươi của thế kỷ XIX, thì đột phát
khẩu đó cuối cùng cũng xuất hiện. Qua chiến tranh Giáp Ngọ, chính phủ của
vương triều nhà Thanh bị thất bại thảm hại, nguy cơ chính trị vô cùng khắc
nghiệt, buộc tất cả những người Trung Quốc tỉnh táo không thể không đi đến
kết luận: Muốn cứu Trung Quốc thì chỉ có duy tân, muốn có duy tân thì phải

có học với người ngoại quốc. Ngoài ra, kết quả lâu dài của việc “Tây học tiến
dần về phía Đông” cũng đã tạo nên những phần tử tri thức mới, họ trở thành
những người sáng tạo và tuyên truyền tích cực cho việc cải cách duy tân cũng
như cho dư luận trong xã hội, từ đó tạo điều kiện cho “dòng thác ngầm” trở
thành một “dòng thác lũ mạnh mẽ”.
Trong điều kiện đó, Nghiêm Phục đã dịch Thiên diễn luận.
1.1.2 Sơ lƣợc về nội dung tác phẩm
Thiên diễn luận là tác phẩm do Nghiêm Phục phiên dịch từ quyển Tiến
hóa luận và luân lí học của nhà bác học người Anh T.H.Huxley. Cuốn sách
này nằm trong bài giảng về “Romanes” của Huxley tại trường Đại học
Oxford năm 1893.

1

Chuyển dẫn theo Cát Kiếm Hùng, Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2005, Tr.633

13


Tư tưởng chủ đạo của cuốn sách này là tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa
Darwin xã hội, mà khởi nguồn của nó chính là từ Học thuyết Tiến hóa sinh
vâ ̣t của Darwin. Ông tổ của tư tưởng này là nhà xã hô ̣i ho ̣c của giai cấ p tư sản
nước Anh nổ i tiế ng Spencer . Học thuyết Tiến hóa sinh vật của Dar win (còn
gọi là chủ nghĩa Darwin ) là một học thuyết với những quy luật thông thường
đươ ̣c mọi người tổng kết thành m ấy câu: “Cạnh tranh sinh tồ n , tố t thắ ng xấ u
bại, kẻ thích nghi thì tồn tại , kẻ không thích nghi thì bị đào thải”. Luâ ̣n điể m
cơ bản của Thiên diễn luận là: Sinh vâ ̣t là tiế n hóa , không phải là bấ t biế n ,
trên thế giới sở di ̃ có hiê ̣n tươ ̣ng này là vì “cạnh tranh giữa các sinh vật với
nhau” và “trời chọn ” (ý nói sự lựa chọn tự nhiên). “Cạnh tranh giữa các

sinh vật là cạnh tranh sinh tồ n” , “trời chọn” là chọn lọc tự nhiên cũng chính
là “đào thải tự nhiên”. Ông cho rằ ng quy luật tự nhiên của sự phát triể n sinh
vâ ̣t này vừa dùng để giải thích tất cả mọi hiê ̣n tươ ̣ng tự nhiên , đồ ng thời có
thể dùng để giải thić h các hiê ̣n tươ ̣ng xã hô ̣i.
Thiên diễn luận (Bản dịch năm 1981, do nhà xuất bản Thương Vụ Ấn
thư quán xuất bản), đươ ̣c chia làm 2 quyể n: Quyể n thươ ̣ng, quyể n ha ̣
Quyể n thươ ̣ng gồ m 18 thiên, được đặt tên là “Vật cạnh thiên trạch”,
bàn về vấn đề tiến hóa, trong đó đề cao “vật cạnh thiên trạch, thích giả sinh
tồn”, loài tối ưu là loài được bảo dưỡng và phát triển. Những loài vật đang tồn
tại đều là những loài còn lại sau cuộc đấu tranh sinh tồn hàng vạn năm trong
tự nhiên. Trong đó đặc biệt đề cao vấn đề con người.
导言一: 察变 Sát biến : giới thiệu sơ lược về sự biến đổi thông
thường của giới tự nhiên, dụng ý giải thích sự lựa chọn tự nhiên và cạnh tranh
sinh tồn của sinh vật.
导言二: 广义 Quảng nghĩa: chỉ rõ ý nghĩa quan trọng của sự tiến hóa,
đồng thời thuyết minh về sự tiến hóa là bản nguyên của sự sinh tồn phát triển
vạn vật.

14


导言三: 趋异 Xu dị : chủ yếu thuyết minh về đạo trị thế của loài
người, lấy ba luận điểm: lựa chọn, cạnh tranh, biến đổi để giải thích về tác
dụng của nền chính trị giáo hóa với sự tiến hóa của xã hội.
导言四: 人为 Nhân vi : Lấy ví dụ về người quản lý khu viên lâm, để
làm rõ một vài hiện tượng trái ngược giữa tiến trình của tự nhiên và sự quản
lý của con người.
导言五: 互争 Hỗ tranh : Thuật lại tiến trình tự nhiên và sự quản lý của
con người tuy có phần trái ngược nhau, nhưng cùng chung một nguồn gốc,
đặc biệt trong tiến trình của tự nhiên vận hành thì các loài vật tự do cạnh tranh

với nhau để bảo lưu loài tối ưu nhất, còn dưới bàn tay cai trị của con người thì
loài vật được khiến cho ngày càng thích nghi hơn để tìm đến với con người.
导言六: 人择 Nhân trạch : Khi vận hành của tự nhiên có phần giảm
đi, thì sự cạnh tranh của loài vật cũng đi vào ổn định, nhưng vật vốn có tổ tiên
và đặc tính không ngừng biến đổi, nên sự tác động (trị) của con người có thể
phạm vào vật, khiến cho vật tiến hóa ngày càng tốt hơn mà không biết, đây
chính là nguyên nhân của một xã hội tiến bộ nhờ vào nền chính trị giáo hóa tốt.
导言七: 善败 Thiện bại : Lấy thêm việc khai thác thực dân thành lập
nhà nước thực dân để làm rõ chính thuật của nhân trị.
导言八: 鸟扥帮 Utopia : Lấy ví dụ về nhà nước thực dân ấy, dân ngày
một gia tăng, lại có thần thánh chủ trị, mà đạo đó có thể luận qua hình ảnh ẩn
dụ về người làm vườn.
导言九: 汰蕃 Thải phiền: Điểm cuối cùng của phép ấy, ắt là thiên
hành được phục hưng, nhân trị bị bỏ giữa chừng.
导言十: 择难 Trạch nan: bàn về phương pháp khống chế sự gia tăng
về nhân khẩu, riêng có thể cắt bỏ những loài cỏ dại để bảo vệ cây lúa nhưng
không thể dùng phương án này đối với loài người.

15


导言十一: 蜂群 Phong quần: nói về vấn đề hợp quần vốn xuất phát từ
trong sự tiến hóa của tự nhiên, hợp quần là thiên tính của con người, đấu tranh
sinh tồn là lò rèn luyện, mục đích hợp quần đầu tiên của con người cũng
không khác gì côn trùng cầm thú.
导言十二: 人群 Nhân quần: nói về sự khác nhau giữa người và vật,
một là tài vô bất đồng, hai là cạnh tranh không có thủ đoạn, cả hai đều là vũ
khí của đấu tranh. Hai loại vũ khí này đối với việc duy trì và bảo vệ xã hội mà
nói có tác dụng xấu, nhưng vào thời kỳ đầu con người đã dùng nó để bảo vệ
chính mình.

导言十三: 制私 Chế tư : Đặc điểm lớn của loài người so với các loài
khác là có thể tự làm điều mình muốn, nhưng trong phạm vi tự do quá độ sẽ
dẫn đến tư dục tràn lan, từ đó làm tổn hại đến lợi ích của những người khác,
do vậy sẽ khiến cho sự phát triển đi xuống, tất sẽ dẫn đến “quần đạo tức nhi
nhân chủng diệt”. Do vậy nếu muốn xã hội phát triển ổn định, tất phải chế
định lễ chế, đạo đức, hình phạt tương ứng, đồng thời do con người có lòng
vinh nhục, nên càng chú trọng bản tính “thiên lương” của họ, dùng lễ, pháp để
cùng chế ngự tư dục, với phương pháp đó có thể khiến cho các thành viên
trong xã hội cùng nhau hợp lực, không còn tranh giành lẫn nhau. Đây muốn
diễn tả ý niệm về nhà nước pháp quyền.
导言十四: 恕败 Thứ bại : Muốn hợp lực cùng các thế lực tự nhiên
ngoài xã hội kháng tranh, thì tất nhiên phải triển khai có hiệu lực nền chính trị
giáo hóa để chế ngự cái riêng tư mà đề cao sự trong sạch, thúc đẩy phong khí
tốt đẹp của xã hội, như vậy gọi là đạo “thứ”. Nhưng ở một phương diện khác,
nếu cưỡng chế quá mạnh tư dục, thì loài người sẽ mất đi động lực để cạnh tranh
với bên ngoài. Do vậy, tổn nhân lợi kỷ và tổn kỷ lợi nhân đều không hợp lý,
trong quỹ đạo của đạo “thứ” và pháp chế, chú trọng quy luật kinh tế, làm cho
cộng đồng được lợi, có lẽ đó chính là chính đạo sở tại của xã hội phát triển.

16


导言十五: 最旨Tối chỉ: Tổng kết nội dung chủ yếu của 14 thiên trước
đó. Trong đó chỉ ra rằng, cái gọi là “nhân công lựa chọn” trong xã hội loài
người “nhất định không thể dùng”, chỉ khiến cho xã hội thêm động loạn. Mà
sự phồn vinh của xã hội loài người, căn bản nằm ở chỗ thông đạt của thế giới,
sự động loạn của xã hội loài người nguyên nhân chính bởi con người không
ngừng chiến tranh. Muốn được ổn định trong thời gian dài, tất phải đề cao
năng lực sinh tồn và phát triển cũng như sự biến đổi thích nghi của con
người trong một thời gian dài, như vậy chúng ta mới có thể sống hòa hợp

trong cùng một thế giới. Đó cũng chính là chân lý của Tiến hóa luận trong
xã hội loài người.
导言十六: 进微 Tiến vi: “Sự cai trị của con người và quy luật tự
nhiên” của xã hội đã được làm sáng tỏ trong thế giới động thực vật. Nhưng
việc “nhân trị” trong xã hội lại là việc không đơn giản chút nào, cho dù người
đương cầm quyền muốn chiêu dụng hiền tài một cách rộng rãi, nhưng việc
giáo hóa bách tính lại là công việc gian khổ trong một thời gian dài, do vậy
việc đề cao tố chất thân tâm và đạo đức của con người là việc vô cùng khó.
Do vậy, trách nhiệm của kẻ thống trị chính là phải có đủ khả năng để “mở
đường khai lối”, khiến từng bước đạo đức và phong tục tập quán của xã hội
được tốt đẹp.
导言十七: 善群 Thiện quần: Xét đến sự cạnh tranh sinh tồn trong xã
hội loài người, kẻ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh đó được ưu đãi mọi mặt,
còn những kẻ phải sống ở tầng dưới của xã hội thì không thể tự lo đến sự đói
khổ của mình, thậm chí còn chẳng có được “quyền lựa chọn” nào, những bất
công nghiêm trọng của xã hội và những cạnh tranh vô lối, trách nhiệm này rõ
ràng thuộc về người cầm quyền và chính sách đang được thi hành của nhà
cầm quyền đó. Tác giả đã dựa vào câu nói “Điều bất hạnh nhất của thế trị,
không phải ở ngôi thấp của người hiền không được thi hành, mà ở chỗ ngôi

17


cao của người hiền chẳng có gì tốt đẹp giáng xuống” để chống phá thiên cơ,
chỉ rõ sự vui vẻ và công chính của xã hội, tất cả ở cơ chế đấu tranh hợp lý của
toàn xã hội.
导言十八: 新反 Tân phản: ở chương này tác giả chủ yếu đề cập đến
hai vấn đề là “Tân” và “phản”. “Tân” tức chỉ “nhân trị cùng nhật nguyệt cùng
mới”, “phản” tức chỉ “vật đến chỗ cùng cực thì phản”. Tác giả cho rằng,
muốn cho xã hội phát triển và đạo lý được nhuần nhuyễn thì người đương

quyền tất phải làm tốt công việc “Bảo dân dưỡng dân, đoàn kết tiến hóa”, …
mà việc cai trị công bình công chính, tiến cử người hiền tài, chú trọng sự tốt
đẹp và trí năng của nhân dân. Tác giả còn đặc biệt nhấn mạnh, muốn xã hội
được phát triển không ngừng, điều này liên quan mật thiết đến việc thi hành
các chính sách thiện mỹ, cải tiến, thực tiễn cuộc sống.
Quyể n ha ̣ gồ m 18 thiên, trong đó nô ̣i dung chủ yế u đề câ ̣p đến một vài vấn
đề luân lí đạo đức của loài người. Có thể tóm lại trong một số nội dung sau:
-

Bàn luận về khởi nguyên và quá trình phát triển của những vấn đề:
thưởng phạt, tôn giáo, đau khổ của loài người.

-

Giảng thuật về tôn giáo (chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo),
về những vấn đề như: luân hồi, niết bàn, tu hành …

-

Tường tận giới thiệu, luận thuật học thuyết, học phái cho đến các
nhân vật nổi tiếng từ thời cổ Hy Lạp cho đến cổ đại Âu Châu.
Trong đó ông còn đề cập đến học thuyết của người Trung Quốc,
như Lý học đời Tống.

-

Xuất phát từ góc độ thúc đẩy xã hội loài người phát triển hoàn
thiện, để đề ra nguyên tắc trị lí xã hội và chủ trương “dữ thiên
tranh thắng”.


论一: 能实 Năng thực: Năng thực là từ ghép của “trữ năng” và “hiệu
thực”. Phần này riêng nói về việc vạn vật đều do quá trình sinh trưởng biến

18


hóa tuần hoàn của hai giai đoạn trữ năng và hiệu thực, từ đó đưa ra quy luật
tiến hóa của sinh vật. Tác giả nhấn mạnh, loài vật không có loài nào nằm
ngoài quy luật tuần hòa của trữ năng và hiệu thực. Điều này bao hàm cả nhân
tố về phép biện chứng, nhưng cũng biểu lộ nhân tố duy tâm không thể giải
thích được. Trong phần Án ngữ, Nghiêm Phục đã chỉ ra chỗ bất đồng giữa
sinh vật và những loài không có sinh mệnh, tiến thêm một bước về việc lí giải
quy luật tiến hòa và sinh trưởng của sinh vật.
论二: 忧患 Ưu hoạn: Trong phần luận này, tác giả riêng bàn về quá
trình sản sinh “nỗi lo sợ” của loài người. Nỗi lo sợ được sinh ra cùng với sự
sinh ra của xã hội loài người, khi trình độ xã hội phát triển càng chuyên sâu
thì nỗi lo sợ lại càng sâu sắc. Thánh nhân là do lịch sự tạo ra, do vậy thánh
nhân chỉ có thể thuận ứng theo trào lưu của lịch sử, mới có thể lay động nhân
loại xã hội tiến lên phía trước. Phần luận này giảng giải và bàn luận về sự sợ
hãi sản sinh từ khi nhân loại còn ở thời kỳ “nguyên thủy – tự doanh chi tư bị”,
là nỗi sợ hãi sản sinh ra trong thời kỳ con người nguyên thủy đấu tranh sinh
tồn cùng với những loài mãnh thú như hổ báo, vượn … trong giới tự nhiên, là
căn nguyên hình thành nên “quá, ố, tội, ..”, do vậy mới có hình tội, điển
chương để thánh nhân trị thế. Bản dịch gần như hoàn toàn thoát ly khỏi
nguyên văn của Huxley, là Nghiêm Phục hoàn toàn dùng tư duy của mình để
lý giải tác dụng của nguyên tác.
论三: 教源 Giáo nguyên: Phần luận này chú trọng bàn luận về nguồn
gốc Tông giáo. Con người từ thời kỳ nguyên thủy cách đây vài nghìn năm đã
hình thành nên “tự doanh bất nhân chi khí chất”, nhưng đến khi có văn tự mới
bắt đầu mới có sự hưng khởi về văn minh. Lịch sử văn minh của nhân loại đã

ngắn, ắt con người chưa có gì để vượt qua được những thói quen của một thời
kỳ man rợ. Và rồi bậc trí giả xuất hiện, để làm vai trò giáo hóa loài người,
khai sáng nhân trí. Nhưng khi văn minh được khởi xướng thì những khó khăn

19


cũng bắt đầu sinh ra, sự đau khổ phiền não của con người cũng từ đó mà hình
thành. Văn minh học thuật có thể giáo hóa con người, nhưng không thể
giải thoát con người khỏi những đau khổ phiền não của họ, tâm lý mệt
mỏi dần phát sinh. Nên các học thuyết “Thích, Cảnh, Do, Hồi” dần hoài
thai và hình thành.
Nghiêm Phục đã dùng hình thức những lời nói thêm để giải thích về
Thích Ca Mâu Ni và các học giả thời Cổ Hy Lạp, đồng thời giải thích thêm về
nền văn minh Cổ Hy Lạp, Cổ Ấn Độ, và thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc ở
Trung Hoa, mục đích để những kẻ cầm quyền Mãn Thanh hiểu được vào thời
điểm này phải có một cuộc cách tân biến pháp.
论四: 严意 Nghiêm ý: Phần này bàn luận sâu về vấn đề “hình phạt,
và phần thưởng” trong xã hội loài người. Xã hội nguyên thủy cùng tuân thủ
theo khế ước mà xã hội tạo ra, việc thi hành hình phạt và ban phát phần
thưởng là do mọi người cùng quyết định, cho nên có thể nói việc thi hành
trong xã hội nguyên thủy là công bằng. Sau này, quyền xử phạt lại do thiểu số
hoặc chỉ riêng một người có quyền quyết định, nên việc thực thi hình phạt và
ban phát phần thưởng không còn công bằng nữa.
论五: 天刑 Thiên hình: Ở phần này chủ yếu là bác bỏ, phủ định quan
điểm “Các điều tốt, xấu, họa, phúc, đều là hình phạt hoặc phần thưởng của
trời ban cho”. Kẻ thống trị thì tuyên bố rằng “Kẻ mắc tội thì dùng hình, người
có công được thưởng”, đó là thay trời hành đạo vậy. Văn chương đã kể đến
bao việc: nạn hồng thủy, đốt rừng, cháy rừng … đã làm tổn hại đến vô số
người, Thành Cát Tư Hãn thì giết người như diệt cỏ, nhưng vẫn được làm

Thiên tử, một việc đó thôi cũng có thể suy ra được quan điểm trên. Đồng thời
cũng chỉ ra rằng, ngày nay, người làm việc tốt thì không hẳn là sẽ được hạnh
phúc, kẻ làm điều xấu thì không hẳn là sẽ gặp tai ương, từ đó đâm thủng
những lời dối trá “động vân thiên mệnh” của những kẻ thống trị.

20


论六: 佛释 Phật thích: Phần này chủ yếu giới thiệu về học thuyết luân
hồi, nhân quả của đạo Phật. Học thuyết này của Phật giáo, dùng để thuyết
minh về đạo lý, dẫn chứng những sự việc không thể giải thích được, mượn
những điều đó để giải thích những quy luật tự nhiên. Học thuyết này cho rằng,
tất cả những điều thiện và ác thì đều có quan hệ nhân quả với nhau, quan hệ
nhân quả này do việc làm ở đời này mà đời sau mới lãnh chịu quả báo. Đối
với học thuyết này, tác giả không có thái độ khẳng định hay phủ định, chỉ là
giới thiệu một cách khách quan mà thôi.
论七: 种业 Chủng nghiệp: Phần này chủ yếu giới thiệu và phân tích
về học thuyết “Chủng nghiệp” của đạo Phật (Trúc Càn). Chủng nghiệp chính
là Karman (Nghiệp). Nên học thuyết cho rằng, con người duy chỉ khi tiến
được tới cảnh giới Niết bàn của phản bổn quy chân thì mới có thể thoát khỏi
vòng sinh tử luân hồi, vĩnh viễn thoát ly biển khổ, đồng thời chủ trương chú
trọng siêng năng hương khói, như vậy mới có thể cải biến khí chất của con
người, tu thành Phật môn chính quả. Tác giả cho rằng, học thuyết “chủng
nghiệp” là để bổ sung những điều còn thiếu sót của thuyết luân hồi và nhân
quả, cho rằng việc thắp hương không chỉ làm thay đổi khí chất mà còn có thể
giúp tu thành chính quả. Trong phần án ngữ, Nghiêm Phục cho rằng lý thuyết
của Plato và học thuyết nhân quả tam giới của Ấn Độ có sự tương cận, đồng
thời giới thiệu thêm về lý thuyết của Plato.
论八: 冥往 Minh vãng: Phần này chủ yếu giới thiệu thuyết “Minh vãng”
của Bà La Môn giáo. Minh Vãng chỉ trạng thái tịnh tâm tu hành. Bà La Môn

giáo cho rằng, con người ta chỉ khi bỏ đi được tất cả suy nghĩ, tình cảm, tham
vọng, thậm chí là nhà cửa, người thân sơ, lễ phép, xã hội, thoát khỏi đấu tranh
sinh tồn, tĩnh tâm ngồi trong mật thất, giữ trạng thái vô tư lự, chuyên tâm tu
luyện thì linh hồn người đó mới có thể giải thoát hoàn toàn khỏi những phiền
não, đau khổ, từ đó đạt được cảnh giới hợp nhất thành một thể với vũ trụ.

21


论九: 真约 Chân ảo: Phần này bàn luận tới quan điểm Thực và Ảo
của Tông giáo và các nhà triết học cổ đại. Đạo Bà La Môn thì cho rằng cảnh
giới cao nhất chính là “Không hình thể, xanh xao gầy guộc”; nhưng Đạo Phật
lại cho rằng tất cả đều là ảo, ngay đến như sự tồn tại cảnh giới cao nhất của
Bà la môn cũng phải tiêu diệt, mới là “ảo” chân chính. Tác giả còn bàn luận
chi tiết về hai quan điểm “vô thực phi ảo” và “trong ảo có thực” của các triết
gia cổ Hy Lạp và Châu Âu.
论十: 佛法 Phật pháp: Phần này bàn luận đến cái gọi là Pháp giới
chân đế của Thích Ca Mâu Ni, tức Phật pháp, tiến hành giới thiệu, so sánh
Phật pháp với Đạo Bà La Môn, từ đó chỉ ra một vài điểm khác nhau giữa Phật
pháp và đạo Bà La Môn, khiến cho những vấn đề quan trọng của Phật pháp
càng trở nên rõ ràng. Trong phần Án ngữ của Nghiêm Phục, bàn luận cụ thể
những nhận thức và lý giải của ông về thuyết “bất khả tư nghị” của Phật giáo,
và cho rằng đó chính là cảnh giới cao nhất của tất cả các sự lý trong thiên hạ.
论十一: 学派 Học phái: phần này chủ yếu giới thiệu về các thành tự
học thuật của cổ Hy Lạp, về những tư tưởng và học thuyết của các nhà triết
học cổ của Hy Lạp, trong phần Án ngữ, Nghiêm Phục có giải thích cặn kẽ
hơn và bổ sung đến một số nhân vật mà nguyên văn không nói tới như Plato.
论十二: 天难 Thiên nan
论十三: 论性 Luận tính: Phần này chủ yếu phân tích thuyết “Sống
đúng với bản chất” của Ki-tô giáo. Cho rằng: Nếu đem “tính” này để lý giải

phép tắc của thiên đạo, thì sẽ khiến con người quay trở lại thời kỳ nguyên
thủy, điều này thì không thể chấp nhận được. Nếu đem “tính” này để lý giải
về nhân tính, thì sẽ có thêm ý nghĩa. Nhân tính có “tinh” và “thô”, mà “tinh”
là điều đáng quý, lấy sự “thanh sạch” tức là chỗ cao nhất của lý tính, đạo Kitô gọi đó là “tính cộng đồng” tức là tính xã hội; Loài người có tính xã hội, tức

22


có thể “sống chung cùng các loài khác, no ấm cùng dân chúng, cùng dưỡng
cùng sinh”, giúp xã hội phát triển. Trong phần Án ngữ, Nghiêm Phục cho
rằng điều này gần giống với Lý học thời Tống, nên ông đã giới thiệu sơ qua
để tham chiếu với vấn đề trên.
论十四: 矫性 Kiểu tính
论十五: 演恶 Diễn ố
论十六: 群治 Quần trị
论十七: 进化 Tiến hóa
1.1.3 Quan điểm và phƣơng pháp dịch thuật
Trong bản dịch Thiên diễn luận, ông thoát li khỏi nguyên văn, xiển phát
kiến giải của riêng mình. Những kiến giải này có được ghi chú cẩn thận là
“Phục án”, có thể đoán được đó là tư tưởng riêng của Nghiêm Phục, phản
ánh quan điểm cho tới tính khuynh hướng của dịch giả, biểu hiện thành quả
lao động sáng tạo.
Trong tổng số 35 thiên dịch của Thiên diễn luận, Nghiêm Phục đã viết
tổng cộng là 28 lời nói thêm. Trong đó có 4 lời nói thêm tương đồng với
nguyên văn, và 5 lời nói thêm dài hơn nguyên văn. Ví dụ, thiên “Xu dị” lời
nói đầu 3 quyển thượng, lời nói thêm đã dài gấp rưỡi so với bản dịch nguyên
văn; hay thiên “Tối chỉ” lời nói đầu 15, lời nói thêm dài gấp đôi nguyên văn
bản dịch. Từ góc độ nội dung, nếu như nói nguyên tác của Huxley phần nhiều
giảng thuật về lí luận tiến hóa của giới sinh vật tự nhiên, thì những lời nói
thêm của Nghiêm Phục phần nhiều là dựa vào đó để phát huy, từ những lí

luận về tiến hóa của giới sinh vật tự nhiên để nhận thức và kiểm nghiệm về
lịch sử xã hội loài người. Ông nhấn mạnh quan hệ mang tính chất cạnh tranh
giữa các chủng tộc, các quốc gia; do thực lực khác nhau mà kẻ yếu sẽ bị đào
thải, kẻ mạnh mới tồn tại, phát triển.

23


Nghiêm Phục trong khi phiên dịch quyển Thiên diễn luận, một mặt đã
đem quan điểm của Spencer gán cho Huxley; một mặt khác lại mang sự lý
giải của ông về tư tưởng triết học truyền thống của Trung Quốc, dùng hình
thức những “lời nói thêm” cũng như Trung Hoa hóa những khái niệm của
khoa học xã hội Tây phương để đưa vào quyển Thiên diễn luận. Trong quyển
sách này chúng ta thường thấy xuất hiện những tư tưởng của các học giả
Trung Quốc như Tuân Tử, Lưu Vũ Tích, Liễu Tông Nguyên, có liên quan đến
những quan điểm như 制天命以用之“chế thiên mệnh dĩ dụng chi” (khống
chế mệnh trời để làm điều có lợi cho mình), 人生不能无群“nhân sinh bất
năng vô quần” (trong cuộc sống của con người không thể thiếu xã hội – chữ
quần lúc này được dùng có nghĩa tương đương với xã hội – society) … Trong
khi phiên dịch Nghiêm Phục đã ngắt những câu dài, những câu phức hợp của
tiếng Anh, rồi dùng tập quán của Hán ngữ cổ để dịch thành những câu ngắn
cho dễ hiểu. Ông đã dùng rất nhiều những thuật ngữ triết học của Trung Quốc
để phiên dịch những từ ngữ tương ứng của phương Tây, như dịch hai chữ “tự
nhiên” (natural) thành “Trời”(天) , “trạng thái tự nhiên”(natural state) dịch
thành “thiên tạo thảo muội” (天造草妺) và dịch hai chữ “tiến hóa”
(evolution) thành “thiên diễn”(天演). Ông còn phát minh ra rất nhiều khái
niệm tuy trước kia không có nhưng người Trung Quốc xem qua thì tức khắc
lý giải được, như 天演“thiên diễn”, 物争 “vật tranh”, 天择“thiên trạch”,
…trong lời tựa của Thiên diễn luận ông cũng nhắc đến việc tìm kiếm những
danh từ mới đó có khi làm mất thì giờ của ông rất nhiều. Nhưng chính nhờ sự

gia công cải tạo đó của Nghiêm Phục, nên văn chương, nội dung, phong cách
của Thiên diễn luận tràn ngập hơi thở triết học của Trung Quốc, khiến cho
người đọc có cảm giác đó là một quyển sách do người Trung Quốc viết ra chứ
không phải nguyên tác của ngoại quốc.

24


Những thông tin về Tây học được Nghiêm Phục giới thiệu phong phú
và tường tận ở “Phục án”. Trong hơn hai chục lời nói thêm này, ông đã giới
thiệu “nguồn gốc của các loài”, “nguồn gốc của loài người và sự chọn lựa
giới tính” của Darwin, “Thiên nhân hội thông luận” (triết học tổng hợp)
của Spencer; “Nhân thiên diễn” (Sự tiến hóa của loài người), Kinh tế học
cổ điển của A. Smith; Kinh nghiệm luận của Bergson, Triết học sử cổ Hy
Lạp; …Những kinh điển nói trên đều có ảnh hưởng trên bình diện rộng, và
phạm vi lớn. Điều này đủ minh chứng cho sự am hiểu Trung Quốc và
Phương Tây, thông thạo cổ kim của Nghiêm Phục, mối liên hệ rộng rãi với
tiến trình phát triển tư tưởng xã hội để giải thích sự khác biệt các tính năng
của lí thuyết tiến hóa.
Nếu đem quan điểm 以人待天“dĩ nhân đãi thiên”, 与天争勝“dữ thiên
tranh thắng” trong Thiên diễn luận của Huxley và quan điểm của những nhà
tư tưởng cổ đại Trung Quốc như tư tưởng 天時不如地利,地利不如人和
“Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa” của Mạnh Tử, cho tới
制天命而用之 “chế thiên mệnh nhi dụng chi” của Tuân Tử sẽ liên kết thành
một mối dây tri thức. Nếu những quan điểm này của Huxley và nhận thức của
các nhà tư tưởng cổ đại Trung Hoa được liên hệ lại thành một đặc điểm để
nghiên cứu, thì sẽ thấy Nghiêm Phục uyên bác và nghiêm cẩn với văn hóa
Trung Quốc và Phương Tây. Điều này, đối với người phương Đông vốn trang
bị kiến thức Nho, Lão Trang thì Thiên diễn luận dễ có khả năng hấp dẫn, lôi
cuốn, ảnh hưởng.

Những nhân tố đó khiến cho Thiên diễn luận có sức hấp dẫn và truyền
cảm mạnh mẽ trong một thời gian dài đối với người dân Trung Quốc, từ đó nó
trở thành một dịch phẩm nổi tiếng trong lịch sử cận đại của Trung Quốc. Và
nói như Mã Cảnh Tường trong tác phẩm “100 người đàn ông có ảnh hưởng
đến lịch sử Trung Quốc”, “Thiên diễn luận và những lời chú của Nghiêm Phục

25


×