Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tìm hiểu về SEO và các ứng dụng của SEO (search engine optimization)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 45 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Đề tài:

Tìm hiểu về SEO và các ứng dụng của SEO
(Search Engine Optimization)

Giáo viên hướng dẫn : ĐỖ NGỌC SƠN
Sinh viên thực hiện
:
Lớp : TIN1 K59
Khoá : (2012 – 2014)
Hệ : TCTN

Hà Nội ngày 3 tháng 6 năm 2014

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
MỞ ĐẦU
Bước vào thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của sự phát triển khoa học kỹ thuật, thời
đại của ngành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của cuộc sống hiện đại... Cùng với sự phát triển này
là hình thành lên những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả các doanh nghiệp không kinh doanh
hay mang tính chất kinh doanh họ đều muốn quảng bá được hỉnh ảnh hoặc sản phẩm của họ lên
phương tiện thông tin đại chúng, từ cơ quan nhà nước đến các công ty nhỏ. Nhiều vấn đề nảy
sinh thì việc quảng bá đó là một công việc được quan tâm. Từ đó người ta tìm ra phương pháp


chính là SEO.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt trội của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công
nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực, đã đóng góp nhiều lợi ích
vô cùng to lớn cho sự phát triển của con người.. Việc ứng dụng quảng bá hình ảnh hay sản phẩm
bằng Internet thay cho việc quảng bá theo cách truyền thống là thật sự cần thiết.
Hiện nay, lượng người tìm kiếm thứ họ cần trên Internet là con số đáng kể, thì phương
pháp em muốn nói đến ở đây là làm cách nào để họ tìm thấy thứ họ cần nhanh nhất chính là tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm. Xuất phát từ xu thế trên, đồng thời được sự cho phép của cô giáo
Nguyễn Thị Xuân, và sự giúp đỡ của cô em xin chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là:
“Tìm hiểu các ứng dụng của SEO (Search Engine Optimization) trong hoạt động quảng cáo và
thực hiện tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo)”
Nội dung đồ án chia làm 4 chương :
Chương 1 : Tổng quan về SEO
Chương 2 : Các phương pháp tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm
Chương 3 : Tối ưu một website thực tế />Chương 4 : Kết quả thực tế và kết luận.

LỜI CẢM ƠN
2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Qua những năm học tại trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, dưới sự
giảng dạy tận tình của các thầy, cô giáo nên chúng em đã trang bị được những kiến thức cơ bản
về chuyên ngành công nghệ thông tin. Nay chúng em vinh dự được nhà trường phân công bảo vệ
tốt nghiệp để có cơ hội học hỏi thực tế và trải nghiệm những gì đã được học, từ đó có cái nhìn sát
thực hơn về công việc trong thực tế. Và đó cũng là tiền đề cho chúng em sau này vững bước
bước vào công việc.
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là dịp tốt nhất để chúng em tiếp xúc với thực tế. Trong thời
gian bảo vệ này, chúng em đã học hỏi và tìm hiểu được hiện trạng và yêu cầu của thực tế. Mục
đích của việc làm đồ án trải nghiệm thực tế là giúp cho sinh viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của

người cán bộ kỹ thuật, nhằm xây dựng cho mình có được sự nhận thức đúng đắn và hiểu rõ hơn
được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế và sự vận dụng của lý thuyết vào thực tế, qua đó củng
cố và hệ thống lại kiến thức đã học. Qua đợt bảo vệ đồ án này được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình của cô giáo và các anh chị tại công ty em đã trải nghiệm thực tế, các bạn trong lớp, chúng
em đã nắm vững được nhiều kiến thức và đã hoàn thành tốt đề tài đồ án tốt nghiệp của mình.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô và toàn thể các bạn của lớp
H10CN2, đặc biệt là Thầy NGUYỄN NGỌC SƠN đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em hoàn
thành đề tài của mình.

NHẬN XÉT
(Của Giáo viên hướng dẫn)
3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN

………………..
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Điểm: ………………………………….( bằng chữ: …………………………………. )
Đồng ý/ không đồng ý cho sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp?
……………. ., ngày

tháng

năm 2012

CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
( ký, họ tên)

NHẬN XÉT
(Của Giáo viên hướng dẫn)
4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN

………………..
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Điểm: ………………………………….( bằng chữ: …………………………………. )
Đồng ý/ không đồng ý cho sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp?
……………. ., ngày

tháng

năm 2012

CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
( ký, họ tên)

MỤC LỤC

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SEO ( Search Engine Optimization).
1.1 Định nghĩa SEO
1.1.1 SE là gì?
1.1.1.1 Search Engine (SE)
Search Engine là phần mềm cung cấp các địa chỉ Web có chứa một hay nhiều thông tin, từ

khoá (keywords) mà người dùng cần tìm kiếm. Hay nói một cách dễ hiểu Search Engine là các
công cụ tìm kiếm như Google.com, Yahoo.com hay Bing.com… Đây là những công cụ tìm kiếm
phổ biến và chiếm thị phần lớn nhất.
Search Engine là một thư viện thông tin khổng lồ về các Website, cho phép người sử dụng
có thể tìm kiếm các Website cần quan tâm theo một chủ đề nào đó căn cứ vào các từ khóa
(keywords) mà người đó yêu cầu Search Engine tìm kiếm.

1.1.1.2 Sự ra đời của Search Engine
Sẽ rất khó khăn cho người sử dụng truy cập vào Internet để tìm kiếm một Website có chủ
đề phục vụ cho mục đích của mình vì hàng ngày có khoảng hơn 100.000 Website mới được đưa
lên mạng. Số lượng Website trên mạng Internet hiện nay đã lên tới hơn 5 tỷ. Vì vậy, để phục vụ
việc tìm kiếm nhanh chóng Website của người sử dụng Internet, Search Engine ra đời. Search
Engine ra đời giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên Internet dễ dàng và nhanh chóng. Tại Việt
Nam, Search Engine phổ biến nhất là google.com.vn và chiếm thị phần lớn nhất với hơn 90%.

1.1.2 SEO là gì?
SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO
là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả
của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm
kiếm. Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công
cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.
Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP Search Engine Results Page) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền
theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao
thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của
khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp
thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay,

6



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc
tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan
trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện
trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất : Google.com,
Yahoo.com, Bing.com
SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây
dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

1.2 Các hình thức hoạt động của công cụ tìm kiếm (SE).
Hoạt động của cỗ máy tìm kiếm – Search Engine (SE) : Thuật ngữ “Cỗ máy tìm kiếm –
Search Engine” được dùng chung để chỉ 2 hệ thống tìm kiếm: Một do các chương trình máy tính
tự động tạo ra (Crawler-Based Search Engines) và dạng thư mục internet do con người quản lý
(Human-Powered Directories).
Crawler-Based Search Engines – Hệ thống tìm kiếm trên nền tự động : Những cỗ máy
tìm kiếm tự động, như Google, tạo ra những danh sách của họ tự động. Chúng sử dụng các
chương trình máy tính, được gọi là “robots“, “spiders”, hay crawlers để lần tìm thông tin trên
mạng. khi có ai đó tìm kiếm một thông tin, các Search Engine lập tức hiển thị các thông tin lưu
trữ tương ứng. Nếu bạn thay đổi những trang web của các bạn, những cỗ máy tìm kiếm tự động
dần dần tìm thấy những sự thay đổi này, và điều đó có thể ảnh hưởng đến bạn được liệt kê như
thế nào. Những tiêu đề trang, nội dung văn bản và các phần tử khác đều giữ một vai trò nhất
định.
Human-Powered Directories - Các thư mục do con người quản lý và cập nhật : Các thư
mục Internet – ví dụ như Dự án thư mục mở – Open Directory Project (Dmoz.org) hoàn toàn phụ
thuộc vào sự quản lý của con người. Đăng ký website vào thư mục với một vài dòng mô tả ngắn
gọn hoặc các biên tập viên của thư mục viết giúp phần mô tả – chúng phù hợp với nội dung và
chủ đề của từng danh mục. Những thứ hữu ích để cải thiện vị trí xếp hạng với một cỗ máy tìm
kiếm không có gì để làm với việc cải thiện một vị trí trong một thư mục. Ngoại lệ duy nhất là
một site tốt, với nội dung tốt, có lẽ thích hợp hơn để được xem xét so với một website nghèo nàn.
1.2.1


Google , Bing, Yahoo – Thuật toán Google
7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Khi tìm kiếm bất cứ thứ gì với các cỗ máy tìm kiếm, thì gần như ngay lập tức, các cỗ máy
tìm kiếm sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu hàng triệu trang của nó lấy một hay nhiều kết quả phù hợp
nhất. Những kết quả phù hợp hơn sẽ được liệt kê trên cùng.
Tất nhiên, những cỗ máy tìm kiếm không luôn luôn đúng. Những trang không liên quan
làm nó bỏ qua, và đôi khi nó có thể đưa nhiều hơn những gì tôi cần. Nhưng, đối với những cỗ
máy tìm kiếm lớn, kết quả thật đáng kinh ngạc.
Brian Pinkerton – người sáng lập WebCrawler nói: “khi bạn vào một thư viện, bạn hỏi
người thủ thư: ‘travel’? Người thủ thư sẽ nhìn bạn chằm chằm và đưa ra vài gợi ý để bạn có thể
miêu tả nhiều hơn, rõ nghĩa hơn những gì bạn cần tìm liên quan đến từ khóa ‘travel’. Đối với các
search engine thì không phải như vậy. Bạn chỉ có thể tìm được những thông tin liên quan đến từ
khóa bạn nhập vào. Nó ít khi đưa ra cho bạn một gợi ý tốt hơn (ngoại trừ từ bạn đưa vào bị sai
chính tả).”
Vậy, làm sao để những cỗ máy tìm kiếm có thể tìm kiếm, lục lọi trong đống hồ sơ hàng
trăm triệu trang của chúng để tìm ra những kết quả liên quan cho tôi? Câu trả lời ở đây là chúng
có những quy tắc nhất định, được biết đến như những giải thuật đặc biệt. Mỗi giải thuật được thể
hiện chính xác như thế nào thì không ai được biết, vì đây là bí mật thương mại, nhưng nhìn
chung, chúng có những điểm cơ bản sau đây:
Vị trí, …và tần số
Một trong số những quy tắc chính trong giải thuật xếp hạng bao gồm sự định vị (vị trí) và
tần số xuất hiện của những từ khóa trên một trang web. Gọi ngắn gọn, nó là phương pháp định vị
(vị trí)/ tần số. Lấy ví dụ : Khi bạn hỏi một thủ thư về “travel”, rõ ràng anh ta sẽ đi tìm đến những
cuốn sách có tiêu đề liên quan đến du lịch (travel). Các cỗ máy tìm kiếm cũng làm việc như vậy.
Những trang với những thuật ngữ tìm kiếm xuất hiện trong tiêu đề HTML thường là những nội
dung liên quan nhất của đề tài. Những cỗ máy tìm kiếm cũng kiểm tra xem phải chăng những từ

khóa cần tìm kiếm xuất hiện gần đỉnh của một trang web, như trong hàng tít hay trong câu đầu
tiên văn bản. Chúng giả thiết rằng bất kỳ trang nào liên quan đối với đề tài sẽ đề cập những từ đó
ngay từ đầu tiên.
Tần số là nhân tố chính khác trong những cỗ máy tìm kiếm xác định mối quan hệ. Các cỗ
máy tìm kiếm sẽ phân tích tần số xuất hiện của một từ khóa trong tòan bộ trang web. Một từ xuất
hiện lặp lại nhiều lần thường trên một trang được coi là liên quan hơn so với các trang khác.

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Gia vị trong công thức
Bây giờ sẽ là thời gian phân loại phương pháp định vị (vị trí)/ tần số được mô tả ở trên.
Tất cả những cỗ máy tìm kiếm chính cho phép nó tới độ nào đó, giống như những người nấu bếp
có thể đi theo sau một công thức tiêu chuẩn. Trừ phi những người nấu bếp thích thêm những
thành phần bí mật của mình. Với hình thức giống như vậy, những cỗ máy tìm kiếm thêm đồ gia
vị vào phương pháp định vị (vị trí)/ tần số. Không có một công thức nào là mẫu số chung. Chính
vì vậy, mỗi cỗ máy tìm kiếm sẽ cho ra kết quả khác nhau với cùng một từ khóa được tìm kiếm.
Đầu tiên, một số cỗ máy tìm kiếm lập chỉ mục nhiều trang web hơn so với các cỗ máy
khác. Một số cỗ máy tìm kiếm lại thường index một số trang web nào đó thường xuyên hơn. Kết
quả là không có cỗ máy tìm kiếm nào có cùng kết quả về danh sách hồ sơ chúng tập hợp được.
Đó là điều tự nhiên khi chúng ta thử so sánh kết quả.
Những cỗ máy tìm kiếm có thể cũng phạt những trang hay loại trừ họ từ danh bạ của họ,
nếu họ phát hiện ra các trang dạng ” Spamming.” Một ví dụ là một từ khóa nào đó được lặp đi
lặp lại hàng trăm lần trên một trang web với mục đích nâng cao tần số để được xếp hạng cao hơn.
Các search engine sử dụng các phương pháp theo quy định chung (bao gồm cả những than phiền
hay sự tố cáo của người dùng internet) để xem xét, đánh giá một trang web xem nó có vi phạm
quy định hay không.
Những nhân tố bên ngoài (Off the page factors)
Các search engine hiện nay đã có nhiều kinh nghiệm đối với một số webmaster có kiến

thức siêu hạng có thể áp dụng những công thức làm đảo lộn kết quả để trang web của họ được
xếp hạng cao hơn. Bởi vậy, hầu hết các Search engine chính hiện giờ đều lấy nhân tố “Off Page”
làm tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng một trang web.
Những nhân tố bên ngoài (Off Page) là những nhân tố không dễ bị tác động bởi các
webmaster. Đứng đầu trong số này là sự phân tích những mối liên kết. Bằng việc phân tích những
trang liên kết tới nhau như thế nào, một cỗ máy tìm kiếm có thể xác định một trang là có vị thế gì
và liệu trang kia có “quan trọng” và xứng đáng được xếp hạng cao hay không. Ngoài ra, các
webmaster kinh nghiệm còn sử dụng các mối liên kết giả tạo nhằm đẩy cao thứ hạng website của
mình.
Một nhân tố bên ngoài khác có tác động lớn là việc đếm số lần truy cập vào trang web.
Nói ngắn gọn, các search engine theo dõi xem trang nào được tìm kiếm nhiều hơn với một từ

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
khóa nào đó. Một trang hôm qua đang xếp hạng thấp, nhưng có nhiều người tìm kiếm truy cập
vào thì sẽ được nâng cao trong hiện tại. Còn những trang ở top trên, nhưng hiếm khi được ai đó
truy cập sẽ bị mất dần ngôi vị. Đấy chính là lý do vì sao hầu hết các trang báo lớn, với số người
truy cập cao luôn có vị trí cao trong các cỗ máy tìm kiếm.

Hình 1.1 – Thuật toán G – B – Y
Thuật toán Google :
Thuật toán của Google thường hay thay đổi.
Có khoảng hơn 200 thuật toán, Google không công bố chi tiết các thuật toán/ Tiêu chí xếp
hạng mà chỉ cung cấp tài liệu SEO cơ bản cho người thiết kế web.
1.2.2

Cách xếp hạng của Search Engine (SE)
Để cải thiện thứ hạng của website trên SE, đầu tiên tôi cần làm là phát hiện và loại bỏ


ngay các lỗi nghiêm trọng thường khiến website trở nên vô hình trên Internet.
Những người tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của người quảng bá trên Internet chính là
những khách hàng tiềm năng nhất.

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Vì vậy, chính các công cụ tìm kiếm là nơi đem lại nguồn khách hàng to lớn mà tôi có thể
không ngờ. Nếu không có thứ hạng cao hoặc tệ hơn là không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm,
tôi hay doanh nghiệp đã bỏ phí nguồn khách hàng lớn nhất của mình.
Phần lớn mọi người đều ngừng tìm kiếm nếu họ không tìm thấy điều mình muốn trong 3
trang đầu liệt kê kết quả tìm kiếm, chính vì vậy, website cần phải xếp hạng ít nhất trong 3 trang
đầu, và xếp hạng càng cao càng tốt.
Tuy nhiên, ngay cả những trang web hấp dẫn nhất cũng có khi bị đẩy xuống “vùng xa xôi
hẻo lánh” của các trang kết quả tìm kiếm vì những lỗi không đáng có. Có nhiều trang rất hữu ích
và thân thiện lại nằm ở trang 72 của phần kết quả tìm kiếm thay vì trang 1 hay 2 bởi chúng có
một hay nhiều hơn các lỗi sau đây:
Nội dung không đầy đủ:
Website của tôi cần có ít nhất 200 từ khóa ở mỗi trang. Các công cụ tìm kiếm xác định
trang web dựa trên số từ được sử dụng trên trang đó. Một trang web có nhiều ảnh sẽ rất thú vị với
người muốn mua hàng, nhưng công cụ tìm kiếm không hiểu được các bức ảnh mà cần phải có
nội dung bằng chữ. Đồng thời, nội dung văn bản của tôi phải có đầy đủ các từ khóa mà mọi
người muốn tìm. Nếu công ty của doanh nghiệp đó kinh doanh dịch vụ hay du lịch và website nói
về sức mạnh của “tour”, “travel”, “discovery”, adventure tours,… công cụ tìm kiếm sẽ hiểu
website đó nói về cái gì. Nhưng nếu ai đó tìm kiếm với từ “Vietnam tours” thì có thể website của
doanh nghiệp sẽ không thể đến với khách hàng này do DN không dùng mệnh đề đó.
Sử dụng khung (frame):
Tạo khung là một kỹ thuật mà các nhà quản trị web sử dụng để đơn giản hóa công việc và

đảm bảo có một giao diện nhất quán trong tất cả các trang của website đó. Chẳng hạn, nhà thiết
kế web có thể tạo một khung bên ngoài cho một trang với đường viền đỉnh đặc trưng, các lô gô...
Và có thể có một đường viền bên trái với các đường kết nối tới nhiều trang khác nhau trên
website. Cuối cùng có thể là một đường viền đáy với các thông tin liên hệ, thông báo bản quyền
và đường kết nối tới chính sách cá nhân. Trong các khung, phần chủ yếu của trang, nơi đặt nội
dung chính, là vùng nằm trong những đường viền này và đó là phần duy nhất thay đổi khi đi từ
trang này sang trang khác. Đáng tiếc là, các công cụ tìm kiếm thường gặp khó khăn khi phải “lục

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
soát” trong các trang web có khung và có thể sẽ không đưa tất cả các trang này vào danh sách kết
quả. Vá các trang bị bỏ qua tất nhiên không bao giờ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với các từ
khóa của họ.
Còn có một vấn đề quan trọng nữa khi trang nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Đó
là khi người tìm kiếm nhấn chuột vào đường kết nối trên trang kết quả, họ sẽ được kết nối thẳng
vào phần nội dung của trang. Chỉ mỗi phần nội dung, không bao gồm khung bên ngoài cùng với
đặc điểm nhận biết của website, các chi tiết thông tin liên hệ, .. Vậy giải pháp nào là đơn giản
nhất? Chính là hạn chế sử dụng khung.
Đồ họa có văn bản
Bởi vì có rất nhiều người khác nhau truy nhập website từ những máy tính cài đặt các font
khác nhau, do vậy cách duy nhất để đảm bảo rằng nội dung văn bản trong trang web sẽ xuất hiện
với đúng font, kích cỡ, xuống dòng... đã định dạng là đưa vào trong một bức ảnh. Và thông
thường những văn bản này trong rất “bắt mắt”.
Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm không thể hiểu nếu phần đồ họa thể hiện thông tin văn
bản dưới dạng ảnh hay đưa ra hình ảnh rất đẹp về sản phẩm. Từ ngữ trong đồ họa không có ý
nghĩa nhiều trong công cụ tìm kiếm. Để hiểu được trang web của bạn có “Sản phẩm rẻ nhất”,
công cụ tìm kiếm cần tìm được những từ ngữ rõ ràng trên trang.
Tương tự, công cụ tìm kiếm cũng không hiểu được các nút nhất định hướng có từ

khóa. Vì vậy, bạn nên đưa các từ khóa vào trong đường nối dẫn đến site của mình. Như
vậy, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những trang nào liên quan đến. Và cũng nên thay thế

các nút nhấn định hướng bằng các đường kết nối có chứa từ ngữ đến các trang web,
hoặc bổ sung thêm các đường kết nối có chứa từ liên quan trong websitec của mình.
Nội dung động (dynamic content):
Trang web động rất phổ biến trên các site thương mại điện tử với hàng loạt
trang mô tả hàng trăm sản phẩm. (Trang web động được dựng từ một cơ sở dữ liệu
thông tin sản phẩm và thường được nhận biết bằng sự xuất hiện “?” ở nơi nào đó
trên địa chỉ trang).

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Tiếc là, các trang web động thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua vì nhiều lý do
kỹ thuật. Có một cách để hạn chế vấn đề này là tạo các trang web tĩnh theo chủ đề.
Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng
cách tạo một trang web tĩnh (một trang web “bình thường” không được tạo từ cơ sở
dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, bạn có thể sử
dụng các từ khóa quan trọng trên các trang này và vẫn kết nối đến các trang động để
trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng
sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác
nhau.
Thiếu các kết nối phổ biến:
Phần lớn các công cụ tìm kiếm xếp hạng kết quả theo cách đo lường số lượng
và chất lượng các website có kết nối đến website được đánh giá. Điều này phản ánh
quan điểm của họ cho rằng các website tốt sẽ không kết nối đến các trang vô giá trị.
Nếu có nhiều website tốt kết nối đến trang của doanh nghiệp sẽ có một vị trí cao
hơn các trang có ít đường kết nối vào. Tất nhiên, một website có nội dung tốt sẽ hơn

hẳn một website mới toanh, nhưng nói chung, khi xét tất cả các yếu tố đều cân
bằng, một website có nhiều đường kết nối đến vẫn sẽ được xếp hạng cao hơn. Và
một website không có đường kết nối vào nào có thể bị một số công cụ tìm kiếm bỏ
qua.
Cũng cần nhớ nên thu nhập kết nối từ các trang web cung cấp dịch vụ bổ sung chứ
không cạnh tranh với loại kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy kiểm tra trên danh mục liệt
kê theo ngành kinh doanh của doanh nghiệp.Và hãy sẵn sàng để cung cấp đường kết nối
trở lại các website đã kết nối tới website của doanh nghiệp.
Nếu có thể hạn chế được 5 lỗi trên, tôi sẽ tránh được vị trí xếp hạng xa tít tắp trong các
chương trình tìm kiếm. Luôn hiện diện trong thế giới Web chính là bước đầu tiên để thành công
trên web. Và trong khi tôi nỗ lực để đạt được vị trí trên 3 trang tìm kiếm đầu tiên của các từ khóa
chính, thì việc đầu tiên cần làm là kiểm tra xem website của tôi có mắc 1 trong 5 lỗi nghiêm
trọng trên không.

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
1.3 Một số công cụ SEO
1.3.1 Tích hợp vào trình duyệt : SEOQuake, SEOmoz, SEO site tools, Woorank,
Google Toolbar, PageSpeed…
1.3.1.1 SEO Quake :
SEO Quake là một công cụ không thể thiếu khác dành cho các webmaster hoặc bất cứ ai
tham gia vào việc làm seo. SEO Quake cho biết các thông tin cơ bản và rất quan trọng của một
website.
Pagerank: Là thứ hạng trang, khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google
PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự
ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.
Google index: Số trang trên website đã được Goolge/Yahoo/Bing index (đánh chỉ mục). Các
thông tin khác về độ tuổi tên miền, có sitemap.

Internal link: là số liên kết từ một bài viết của

tôi đến một bài viết khác trong cùng một trang.

Chỉ số này là yếu tố góp phần không nhỏ tới việc đưa từ khóa lên top.
External link : là số link trỏ từ trang web của bạn tới trang web khác ( cũng có thể là một trang
con trong trang web)
1.3.1.2

SEOmoz :Giúp chúng ta đánh giá được một phần nào đó chất lượng on page và off page

website của mình và đối thủ.
1.3.1.3 SEO site tools : là 1 ứng dụng trên trình duyệt Google Chrome có tác dụng giúp tôi
check được 1 số các thông số về website.
1.3.1.4 Woorank : đánh giá chất lượng Onpage của site.
1.3.1.5 Google Toolbar : Thanh công cụ kiểm tra Google Page Rank, Rank Alexa,..
1.3.1.6 PageSpeed : Kiểm tra tốc độ load trang.
1.3.2

Các công cụ SEO online :
: Kiểm tra số link trỏ về website của mình.
: Công cụ này phân tích backlink của đối thủ.

1.3.3 Các phần mềm ứng dụng trên máy.
- : Link Assistant là phần mềm SEO whiz-bang dành cho
các nhà quản trị web và các chuyên gia SEO. Công cụ SEO hàng đầu này xử lý các công việc xây

14



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
dựng liên kết chính như tìm kiếm các đối tác liên kết, tạo ra các thư mục liên kết, xác minh liên
kết và báo cáo khách hàng.
-

Rank checker : Để kiểm tra PR www.prchecker.info , www.checkpagerank.net

1.4 Ứng dụng SEO trong hoạt động quảng bá
1.4.1 Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
- Quảng cáo trên mạng xã hội : Facebook.com, LinkedIn, Zing, Space, Twitter, Opera,…
- Quảng cáo trên các diễn đàn.
- Comment trên các website và blog.
- Trao đổi textlink, banner, hình ảnh, …

1.4.2 Thủ thuật quảng bá website
Quảng bá doanh nghiệp là một trong những hoạt động thiết yếu trong kinh doanh vì nó
giúp thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Với sự ra đời của Internet, quảng bá
doanh nghiệp trên web là một hình thức mới nhưng có thể đem lại hiệu quả cao do tính phổ dụng
và chí phí thấp của nó. Lấy một ví dụ đơn giản, nếu tôi quảng bá trên Internet, người dùng khắp
nơi trên thế giới và trong nước đều có thể biết đến, trong khi nếu quảng bá trên báo giấy thông
thường, phạm vi sẽ bị thu hẹp rất nhiều nếu kinh phí hạn hẹp. Quảng bá trên Internet có nhiều
dạng, hoặc là tôi trả tiền cho các website có nhiều người truy cập vào để đặt thông tin của tôi ở
đó, hoặc là tôi tự thiết lập website và quảng bá website đó thông qua các máy tìm kiếm. Ở cách
làm thứ hai, tôi sẽ ko phải tốn tiền nhưng để các máy tìm kiếm có thể "nhìn thấy" website của tôi
và xếp hạng website của tôi cao (đồng nghĩa với cơ hội được nhiều người quan tâm), tôi cần phải
biết một số thủ thuật sau:
Đăng kí website với máy tìm kiếm
Để website của tôi nằm trong kết quả trả về của một máy tìm kiếm, trước tiên nó phải
được bộ phận thu thập thông tin của máy tìm kiếm "thấy". Vì có rất nhiều trang web mới ra đời
và được cập nhật trên Internet, bên cạnh việc để bộ phận này "thấy", còn phải đảm bảo nó thu

thập thông tin từ website của tôi càng sớm càng tốt. Lấy một ví dụ trang web của tôi chuyên
cung cấp thông tin bình luận về Euro, nếu sau đó vài ngày bài bình luận về trận đấu tối qua
mới được máy tìm kiếm xử lí thì lúc đó tính cập nhật thông tin sẽ không còn nữa.
Có nhiều cách để giúp máy tìm kiếm "thấy", đơn giản nhất là đăng kí website của tôi vào

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
các thư mục web như ODP (Open Directory Project) hoặc là sử dụng Google WebMaster Tool.
Với việc sử dụng Google WebMaster Tool, tôi sẽ được đảm bảo rằng website của tôi sẽ được
Google thu thập thông tin thường xuyên.
Làm nổi bật các từ khóa liên quan trong tiêu đề và mô tả của trang web
Khi một người dùng tìm thông tin trên Internet thông qua các máy tìm kiếm, họ thường
dùng từ khóa, ví dụ họ muốn mua máy giặt thì họ sẽ gõ "máy giặt" vào ô tìm kiếm. Nếu công ty
của tôi kinh doanh mặt hàng này, tôi cần phải "báo" cho máy tìm kiếm biết điều này để máy tìm
kiếm có thể đưa website của công ty tôi vào danh sách kết quả trả về cho người dùng. Cách đơn
giản nhất để báo cho máy tìm kiếm biết điều này là phải đặt danh sách các từ khóa liên quan
trong trang web của tôi. Hai vị trí thông dụng nhất đó là tiêu đề và mô tả trang web. Thủ thuật
này tuy đơn giản nhưng lại có không ít website không để ý.
Tăng thứ tự xếp hạng
Với mỗi yêu cầu tìm kiếm của người dùng, máy tìm kiếm có thể tìm ra được rất nhiều
trang web được cho là phù hợp với người dùng. Để có cơ hội được người dùng quan tâm, trang
web của tôi cần phải được xếp thứ hạng cao trong kết quả trả về (thông thường phải nằm trong
top 10 hoặc 20 - tương đương với trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm). Để xếp hạng các trang
web, các máy tìm kiếm hiện nay sử dụng tiêu chí phổ dụng (popularity). Tính phổ dụng bao gồm
2 phần, phần thứ nhất là số lượng các trang liên kết đến trang của tôi, và phần thứ hai là chất
lượng của các trang liên kết đến trang của tôi. Nếu trang web của tôi được các site có tiếng tăm
(authoritive sites) liên kết đến, nó sẽ có thứ hạng cao hơn trang không có site nào liên kết đến
hoặc nhiều site không tiếng tăm liên kết đến.

Việc được các site có tiếng tăm liên kết đến đòi hỏi site của tôi phải có chất lượng, điều
mà chỉ có thể đạt được qua thời gian dài. Cách đơn giản nhất là nhắm vào số lượng các site liên
kết đến trang web của tôi trước. Để làm điều này, blog cá nhân mà một sự lựa chọn hợp lí. Khi
blog của tôi có bài viết về chủ đề nóng bỏng nào đó, nó sẽ dễ dàng được mọi người quan tâm, và
từ đó đặt các liên kết đến. Bằng cách này, tôi sẽ tăng giá trị cho blog cá nhân của tôi. Hệ quả là
khi tôi đặt liên kết từ blog cá nhân của tôi đến website công ty của mình, nó sẽ giúp làm tăng thứ
tự xếp hạng website đó.

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
Nói một cách tóm tắt, các thủ thuật trên bao gồm các bước: thứ nhất, cung cấp thông tin
cho máy tìm kiếm để đảm bảo thông tin của tôi nằm trong cơ sở dữ liệu của máy tìm kiếm; thứ
hai, làm nổi bật các đặc trưng của tôi để để máy tìm kiếm có thể đưa trang web của tôi vào danh
sách phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của người dùng; và thứ ba là tăng thứ tự xếp hạng để đảm bảo
trang web của tôi được người dùng chọn trong danh sách đầu tiên được máy tìm kiếm trả về.

1.4.3 Lợi ích của SEO cho doanh nghiệp
SEO cho doanh nghiệp có những lợi ích sau :

1.4.3.1 Cung cấp lưu lượng khách hàng mục tiêu miễn phí
Một lợi thế của SEO so với những loại hình tiếp thị Internet khác chính là khả năng tìm
kiếm những khách hàng lâu năm, dài hạn. Một khi site của tôi đạt được thứ hạng cao trên top 10
nhờ từ khóa của tôi, tôi có thể giữ được vị trí đó chỉ với một chút nỗ lực. Tất nhiên, nguồn lợi
đem lại cho tôi là vô cùng đáng giá, nghĩa là tôi sẽ nhận được nguồn khách hàng tiềm năng miễn
phí 24 giờ/1 ngày, 7 ngày/tuần, và 52 tuần trong vòng một năm miễn là site của tôi không bị rớt
hạng. Có thể nói, tôi sẽ nhận được một nguồn khách hàng vô tận nếu tôi biết sử dụng sức mạnh
của SEO.


1.4.3.2 Xác định được đúng khách hàng mục tiêu
Hầu hết người dùng lên Internet để tìm kiếm một thứ gì đó, một dịch vụ hay một sản phầm
phù hợp với mong muốn của họ. SEO giúp bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào đang xây dựng
website xác định được đúng khách hàng mục tiêu, cung cấp cho họ những thứ mà chính họ đang
cần, nhờ đó mà làm tăng tỉ lệ ROI cho website.

1.4.3.3 Tỉ lệ ROI hoàn hảo
ROI (Return on Invesment) là tỉ lệ chuyển đổi từ người xem hàng trở thành khách mua
hàng. ROI là một trong những lợi ích chính của SEO so với việc mua quảng cáo. Site của tôi sẽ
phải mất một khoảng thời gian để đạt được thứ hạng cao cùng với từ khóa, nhưng một khi đạt
được, tỉ lệ ROI sẽ tăng đột biến khi tôi nhận được rất nhiều khách hàng đến với site của tôi.

1.4.3.4 Nguồn chi phí hiệu quả
Một lợi ích của SEO mà rất nhiều người phải công nhận đó là lượng chi phí bỏ ra hoàn
toàn xứng đáng với những kết quả nhận được, thậm chí còn cao hơn cả mong đợi. So với các
cách tiếp thị Internet khác thì SEO tiêu tốn một lượng chi phí hợp lý và hiệu quả hơn hẳn. Nếu

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
như một site được thiết kế và tối ưu hóa đúng cách thì hoàn toàn có thể so sánh được với các
quảng cáo PPC – Pay Per Click Advertising.

1.4.3.5 Nâng cao độ uy tín và thương hiệu
SEO có khả năng làm tăng mức độ uy tín cũng như thương hiệu cho site của bạn. Doanh
nghiệp của bạn sẽ được hiển thị cho người tìm kiếm với bất kỳ một từ khóa liên quan nào, và từ
đó sẽ có ngày càng nhiều khách hàng biết đến dịch vụ mà tôi đang cung cấp thông qua site của
tôi.


1.4.3.6 Tăng lượng bán hàng
Một lợi ích của SEO mà không cần bàn cãi đó chính là làm tăng lượng bán hàng. Điều này
là hiển nhiên vì một khi bạn đã bỏ ra một lượng chi phí hiệu quả, nâng cao uy tín và thương hiệu,
thì bạn không thể làm gì hơn ngoài việc tăng lượng bán hàng.

1.4.3.7 Khả năng sử dụng tốt hơn
Một website với những công cụ điều hướng và sử dụng dễ dàng luôn thu hút phần lớn
người dùng trực tuyến. Khi site của tôi được SEO tối ưu hóa tốn hơn, làm tăng sự dễ dàng khi sử
dụng, chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều người ghé thăm, và những người đó có thể sẽ trở thành
những khách hàng tiềm năng của tôi.

Tương thích với hầu hết trình duyệt : Một website đã được tối ưu
hóa thì luôn tương thích với mọi trình duyệt web, cùng xuất hiện một
thiết kế và cấu trúc trên bất kỳ trình duyệt nào. Vì thế, một trang web
được tối ưu thì không bỏ qua một đối tượng người dùng nào. Nhờ đó,
khả năng thu hút người dùng sẽ cao hơn.
Tổng kết
SEO đã đem lại một bước tiến mới trong ngành công nghiệp tiếp thị trực tuyến. Có thể
nói, lợi ích của SEO là không thể bàn cãi, rất nhiều doanh nghiệp và tư nhân đã nhờ SEO mà
tăng số doanh thu một cách kỷ lục. Mình nói như vậy không có nghĩa SEO chỉ dành cho những
người kinh doanh, SEO dành cho tất cả mọi người, bất kỳ ai có ý định xây dựng một website cho
riêng mình.

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
1.4.4 Mặt hạn chế của SEO
SEO Là một cuộc chơi có tính rủi do cao: ngay từ ngày đầu tiên tôi đến để đặt bút kí hợp
đồng SEO với một công ty nào đó thì đã tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm.Hiện nay, công ty

làm SEO hay nâng hạng website lên Top 10 Google mọc lên như nấm sau mưa mặc dù nhu cầu
thực tế là chưa cao. Các công ty mới đua nhau phá giá và quảng cáo nên việc người dùng chọn
ra một “chân quân tử” trở nên khó khăn vô cùng. Khi một công ty thực lực kém nhận website
của tôi về và làm tất cả các thủ thuật nâng hạng “đen”. Sau 3 tháng hợp đồng website tôi chẳng
những không lên hạng mà còn bị Google phạt nặng, thậm chí tên miền của tôi sẽ được cho vào
danh sách đen của Google và việc khắc phục mất một khoản chi phí khá cao.
Từ khóa có thể lên top nhưng doanh thu không tăng : Các nhà đầu tư nên cân nhắc cho
đúng đắn về seo là cần cho doanh nghiệp nhưng nếu như tôi đầu tư không đúng hướng hoặc tôi
chọn sai từ khóa thì dù có lên top doanh thu của công ty tôi vẫn không tăng được.
Có thể rớt hạng bất cứ lúc nào : Đừng nghĩ là khi lên Top rồi thì tôi sẽ giữ mãi vị trí đẹp
này. Website của tôi có thể lên hạng một hoặc một vài từ khóa bạn đã thuê làm nhưng khi hết
hợp đồng thì các từ khóa cứ lần lượt rớt hạng là chuyện thường tình.Nếu bạn không thực hiện
duy trì thì các công ty sẽ lấy lại vốn liếng đã cho tôi mượn để hỗ trợ cho khách hàng mới vì vậy
tôi sẽ rớt hạng.
SEO chứa đựng nhiều rủi ro nhưng không phải vì thế mà tôi từ bỏ nó. Zing thành công
nhờ lượng traffic lớn từ SEO, đại siêu thị Vật Giá có được lượng visitor như hôm nay thì
SEOer là những công thần,VnExpress, Thanh Niên đã bắt đầu thực hiện SEO hay bé nhỏ hơn là
nhà tổ chức tour du lịch online nho nhỏ đủ nuôi sống mình ngày càng phát triển cũng nhờ SEO,
SEO chỉ thất bại khi tôi không có đầu tư thỏa đáng và một chiến lược phù hợp. Đó là quan điểm
của tôi.

1.4.5 Kết luận chung.
- Về mặt chi phí, SEO có lợi hơn quảng cáo và SEO cũng có mặt hạn chế đã nêu trên.
- SEO giúp trang web của tôi được lên top của trang tìm kiếm.

CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HÓA TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIỀM.
2.1 SEO On-Page và SEO Off-Page
2.1.1. Tối ưu bên trong website (SEO On-page)
19



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
2.1.1.1 Tối ưu thiết kế website
2.1.1.1.1 Xây dựng URL
URL thân thiện hay còn được gọi là URL tĩnh trên trình duyệt thẻ hiện như “tenmien.com/
viet-nam-tours.html” thay cho cấu trúc “ index.php = 1? & Subcat =2& page =12 “.
Các url thân thiện cung cấp thêm thông tin để máy tìm kiếm dễ dàng nhận dạng cấu trúc
website. Các từ khóa trên URL sẽ được hiện thị in đậm trong kết quả công cụ tìm kiếm.
Các lưu ý khi xây dựng cấu trúc URL thân thiện :
- Không chứa các ký tự vô nghĩa ?, &,#,…
- Không để URL quá dài, phân cấp quá sâu, tối ưu nhất để phân cấp 2
lớp>>>tenmien.com/ID/tenbaiviet.html
- Không đặt quá nhiều từ khóa trên URL , vi dụ như :”vietnam-travel-holiday-andvietnam-adventure-tours.html”
Tại sao lại phải làm như trên?
- Ký tự vô nghĩa sẽ làm máy tìm kiếm mất thêm thời gian để phân tích.
- URL quá dài sẽ không được hiển thị, khi trang càng phân cấp sâu thì càng bị đánh giá
kém.
-

Quá nhiều từ khóa xuất hiện website sẽ làm website bị đánh giá spam.

2.1.1.1.2 Tạo sitemap thân thiện với công cụ tìm kiếm :
SiteMap thường bị bỏ qua bởi các webmaster, giá trị của sitemap nhắm đến khách truy cập
(Visitor) và nhắm đến các robot luôn bị đánh giá thấp.
SiteMap là một hoặc nhiều trang chứa danh sách hoặc liên kết đến các tài liệu khác trong
toàn bộ website. Về lý thuyết nó được thiết kế để cung cấp cho visitor cách tiếp cận nhanh nhất
toàn bộ nội dung của website.
SiteMap được xem là quan trọng vì :
- Nó đảm bảo các trang giàu nội dung đều có cơ hội tiếp xúc với các Robot. Với website
có nhiều trang và cấu trúc sâu, các robot rất khó tìm kiếm tất cả các trang. Khi cung cấp 1 trang

duy nhất để dẫn đường đến tất cả nội dung cần thiết, tôi đã làm công việc của các robot nhẹ
nhàng hơn rất nhiều và đảm bảo không có nội dung nào bị bỏ qua.

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
- Nó là một trong những cách để tăng PR vì sitemap làm gia tăng tính phổ biến liên kết,
thay vì nhồi nhét hàng trăm liên kết nội bộ trong trang chủ, tôi dùng sitemap để thực hiện việc
này.

2.1.1.1.3 Tốc độ load trang :
Để khách hàng không khó chịu thì website phải được thiết kế sao cho thời gian tải trang
không mất thêm vài giây nếu có thể, trang web nên được lưu trữ trên sever thông qua một nhà
cung cấp với các máy chủ có tên tuổi. Các bước bổ sung hoặc thiết kế web nên làm để cải thiện
thời gian tải trang bao gồm:
- Giữ mã của bạn sạch sẽ và nhỏ gọn bằng cách loại bỏ mã không sử dụng hoặc không
mong muốn và loại bỏ khoảng trắng nếu có thể.
- Sử dụng JavaScript như là không thường xuyên có thể có trong mã của bạn. Điều này
cũng sẽ làm việc để tăng tốc độ thời gian tải trang.
- Tránh flash dựa trên các trang chủ hoặc các trang đích với video.
- Giữ kích thước hình ảnh đến mức tối thiểu, phần mềm như Adobe Fireworks có thể làm
tốt công việc của các tập tin hình ảnh thay đổi kích thước.

2.1.1.2 Tối ưu nội dung Website
2.1.1.2.1 Thẻ tiêu đề trang – Title Tag.
Thẻ tiêu đề là yếu tố rất quan trọng trong SEO, tiêu đề trang giống như tên 1 quyển sách
thường ngắn gọn, xúc tích, mô tả được nội dung trong cuốn sách.
Tiêu chuẩn tối ưu tiêu đề :
- Tiêu đề của mỗi webpage là duy nhất. Không được trùng lặp.

- Tiêu đề trang phải có từ khóa chính.
- Tiêu đề trang phải gắn gọn, xúc tích độ dài không quá 70 ký tự
- Từ khóa không nên xuất hiện quá 3 lần trong tiêu đề trang
Lí do tối ưu tiêu đề :
- Tiêu đề trang trùng lặp >>> 2 cuốn sách cùng tên nhưng lại khác nội dung. Sẽ gây nhầm
lẫn cho người dùng, máy tìm kiếm.
- Tiêu đề trang không chứa từ khóa >>> Tên cuốn sách không mô tả được nội dung bên
trong nó, gây khó hiểu.

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
- Tiêu đề trang quá dài >>> sẽ không được Google hiển thị ra ngoài. Nên không cần thiết
phải viết quá dài.
- Từ khóa xuất hiện nhiều >>> Không cung cấp được cho người đọc những thông tin hữu
ích liên quan.

2.1.1.2.2. Thẻ mô tả (Meta Description)
Thẻ mô tả được sử dụng như 1 đoạn tóm tắt, mô tả ngắn gọn nội dung của website. Nó
giống như lời giới thiệu của quyển sách, mô tả vắn tắt nội dung cơ bản.
Thẻ mô tả hiện thời không còn nhiều tác dụng như trước đây hiện tại nó có tác động gián
tiếp nhiều hơn. Khi đọc 1 đoạn mô tả tốt người dùng sẽ có xu hướng click vào website >>>> tăng
tỷ lệ click vào >>> ảnh hưởng đến thuật toán sắp xếp thứ hạng của Google.
Khi tối ưu tôi cần chú ý các tiêu chuẩn sau:
- Tránh sử dụng các công cụ tự động để tạo mô tả.
- Phải có từ khóa trong ở thẻ mô tả.
- Nội dung nên tóm gọn trong 70 từ hoặc 350 ký tự để hiện thị tốt nhất.
- Tránh chỉ điền mỗi từ khóa vào thẻ
- Sao chép toàn bộ nội dung bài viết vào thẻ

- Sử dụng các thẻ Meta description cho mỗi url – Có các thẻ meta mô tả khác nhau cho
mỗi trang sẽ giúp cho Google dễ dàng phân biệt nội dung của từng trang trong website của bạn.
- Nếu trang web của tôi có hàng ngàn , việc tạo các thẻ meta mô tả bằng tay có thể là
không khả thi. Trong trường hợp này, tôi có thể tạo tự động các thẻ mô tả dựa trên nội dung của
mỗi trang.

2.1.1.2.3. Thẻ H (H1 and H2 tags)
Thẻ H1 là thẻ khá quan trọng nhất trong SEO, nó giúp giúp các công cụ tìm kiếm hiểu
được bố cục của trang, bài viết. Biết được đâu là các đề mục quan trong, nội dung trọng tâm của
trang. Văn bản trong thẻ H1 thường lớn hơn so với văn bản bình thường .
- Sử dụng thẻ H1 và H2 để làm nổi bật các thông tin và các từ khóa quan trọng nên đặt ở
chỗ tên website
- Thẻ H1 nên được sử dụng một lần trên trang, sử dụng nhiều thẻ

trên 1 trang sẽ làm
cho google khó xác định nội dung và chỗ bắt đầu và kết thúc bài viết

22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
- Thẻ H2 có thể được sử dụng nhiều lần, sau thẻ H1
- Tránh đặt nội dung bài viết trong các thẻ tiêu đề có thể sẽ không thể hữu ích trong việc xác định
cấu trúc của trang của các công cụ tìm kiếm.
- Tránh sử dụng các thẻ tiêu đề ráo rỗng như “bài viết này hay”, “tôi thích bài viết này”
- Không nên để trung lặp tiêu đề.
- Không sử dụng thẻ <h> trong toàn trang.
- Không nên đặt tất cả nội dụng bài viết vào 1 nhóm thẻ.
- Sử dụng các thẻ <h> chỉ cho kiểu văn bản.

2.1.1.2.4. Thẻ keyword
Mặc dù có tên là Keyword, nhưng đây là phần ít quan trọng nhất trong việc làm SEO.

Tương tự như Meta Description, đây cũng là 1 thẻ ẩn, người sử dụng sẽ không nhìn thấy nội
dung của Meta Keyword, Meta Keyword chỉ dùng các search engine như Google, Yahoo, Bing

Meta Keyword chứa 1 danh sách các từ khóa, được cách nhau bởi dấu phẩy “,”. Ngày nay
các Search Engine không quan tâm nhiều đến Meta Keyword, nhưng cũng không nên bỏ phần
Meta Keyword này vì có thể về sau :
<HEAD>
page, separated, by, commas”>
</HEAD>
- Không nên spam từ khóa ở thẻ này => vô tác dụng.
- Nên đặt từ khóa chính và các từ khóa liên quan

2.1.1.2.5. Thẻ mô tả hình ảnh ( Alt Image Tag)
ALT tag hình ảnh đã trở nên quan trọng với sự gia tăng nhu cầu về tìm kiếm hình ảnh, nó
có thể đóng góp đáng kể lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm đến website của tôi nếu sử dụng
đúng cách. Nếu tôi sử dụng một hình ảnh như là một liên kết cùng với thẻ alt của nó sẽ giúp
Google hiểu thêm về trang web mà tôi đang liên kết.
Một số chú ý:
- Tât cả hình ảnh phải sử dụng thẻ alt tag và thẻ title tag để mô tả hình ảnh.
- Hình ảnh được xếp hạng cao khi được sử dụng với một đoạn mô tả và tiêu đề có cấu trúc
HTML <h> <img>



23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
- Nội dung thẻ Alt ngắn gọn, mô tả chính xách nội dung bức ảnh, không nhồi nhét từ khóa.

2.1.2. Tối ưu bên ngoài Website ( SEO Off-page)


Định nghĩa SEO OffPage : Off-page có nghĩa bóng chỉ định các phương thức nhằm tối ưu
hóa các công cụ tìm kiếm không liên quan trực tiếp đến các thao tác website của tôi. Ví dụ,
building backlinks, facebook seo, twitter seo, youtube seo... đó là các phương thức gián tiếp nhờ
các website khác để kéo lượng truy cập về site của mình.

2.1.2.1 Đăng ký website
Chọn tên miền phù hợp với mục đích muốn quảng bá.

2.1.2.2 Xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của mình.

Hình 2.1 - Backlink

2.1.2.2.1. Xây dựng Nội dung thật hay để website họ trỏ link về site của mình
Cái này là điều kiên tiên quyết để một trang web có thể tồn tại hay không. Không ai vào
trang web của tôi chỉ để xem những thứ vô giá trị. Do vậy tạo ra nội dung hấp dẫn là một cách
kiếm backlink hiệu quả nhất và lâu dài nhất. Bởi vì khi những bài viết của tôi có giá trị, nhiều
người khác sẽ đăng tải lại và liên kết đến trang của tôi. Cho dù những bước ở dưới đây tôi làm có
tốt đến đâu, nhưng nội dung của tôi không hay thì nó cũng không có tác dụng lâu dài.
Tôi không sợ việc người khác lấy nội dung của mình vì thuật toán mới của Google sẽ dễ
dàng xác định được nội dung trong site nào có trước và những site này sẽ được đưa lên đầu tiên.

24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TCTN
2.1.2.2.2. Post Comment trên Blog:
Thực tế thì cách kiếm backlink đơn giản nhất là đi dạo các blog cùng chủ đề và để lại
comment. Nhưng quan trọng nhất là không spam kiểu “tem”, “đặt gạch”, “hay đấy!”, “post nhiều
lên nhé!” “Nice”,..v.v.. những comment kiểu này không có giá trị và đôi khi còn có tác dụng
ngược và gây phản cảm. Và rất có thể bị admin trang web đó xóa mất. Do vậy nên nhớ là phải để

lại comment một cách nghiêm túc và có tính chất xây dựng. Như thế người ta mới thăm blog của
tôi và tôi mới có traffic.

2.1.2.2.3. Để lại chữ ký trên Forum:
Diễn đàn rất phổ biến ở Việt Nam do vậy ở mỗi diễn đàn tôi tham gia, để lại chứ ký và nó
sẽ là nguồn traffic không tệ cho tôi. Nhưng để chữ ký của tôi được mọi người lưu ý bạn cũng nên
xem kỹ quy định của diễn đàn đó về chữ ký. Đừng gây sự chú ý bằng hình to quá cỡ cũng gây
phản tác dụng. Tôi cũng không nên spam các diễn đàn khác cũng gây phản ứng ngược lại và
không có thiện cảm trong mắt người đọc. Đóng góp bài viết xây dựng diễn đàn “đặc biệt” là
những box HOT đông người xem.

2.1.2.2.4. Tạo Profile trên Website
Google có trang cho phép tôi tạo Profile và bạn có thể kèm URL của trang web của mình.
Nếu Profile của tôi đầy đủ tôi cũng có thêm một đường Link từ “ông kẹ” rồi. Thêm nữa bất cứ
khi nào tôi tham gia một diễn đàn hoặc trang web nào mà cho phép thành viên khai báo phần
URL, hãy điền thông tin này vào. Nó cũng giúp tôi chút ít.

2.1.2.2.5. Trao đổi chéo backlink
Có quá nhiều Webmaster lợi dùng việc trao đổi link để có được kết quả cao hơn trên
Google, Google coi điều này là không tự nhiên, cố tình làm sai lệch kết quả tìm kiếm của người
dùng nên có khái niệm Oneway link (link 1 chiều) các link oneway sẽ được đánh giá cao hơn,
chất lượng hơn. Vì thế trao đổi chéo ra đời để giải quyết việc này.
Tôi có site A và B, một người khác có site C. Tôi cần link cho A hay thiết lập mô hình trao
đổi như sau.
A>> B >> C >> A
Như vậy các trang đều có Oneway link (liên kết 1 chiều).

2.1.2.2.6. Mua link
25



×