1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch)
đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trái
đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây
dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng
đến nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Môn Công nghệ lớp 11 là môn học có nhiều nội dung giúp học sinh tìm
hiểu các khái quát về các phương pháp gia công kim loại. Cấu tạo, hoạt động,
ứng dụng của Động cơ đốt trong... đây là môn học có tính thực tế cao. Học sinh
được biết đến những phương pháp gia công kim loại và ứng dụng động cơ đốt
trong VD: Máy tiện, cưa, bào, động cơ ôtô, xem máy...
Vấn đề sử dụng NLTK&HQ trong môn học là rất cần thiết để học sinh
hiểu sự cần thiết phải sử dụng NLTK&HQ từ các máy công cụ và từ động cơ đốt
trong. Từ những vấn đề đó tôi sử dụng “Phiếu học tập” vào cụ thể một số bàn
học có nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ bằng các câu hỏi thảo
luận nhóm, tư liệu ...giúp học sinh dễ tiếp thu bài học và người dạy có thêm một
cách tiếp cận về nội dung dạy tích hợp sử dụng NLTK&HQ đối với môn công
nghệ lớp11.
Hiện nay, chủ đề sử dụng NLTK&HQ đã và đang được phổ biến rộng rãi
trong nhà trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục
cao hơn. Việc tích hợp sẽ đạt hiệu quả cao đối với những bài học có hình ảnh,
phim minh họa hợp lý. Chính vì vậy, nó gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với
các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết
học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết học sinh động hơn.
Giáo dục tích hợp sử dụng NLTK&HQ được Sở GD&ĐT Lào Cai rất
quan tâm, triển khai cho giáo viên cốt cán đi tập huấn tập trung ở Hà Nội và về
tỉnh đã tổ chức triển khai rộng đến từng giáo viên. Trong phân phối chương trình
dạy học môn Công nghệ lớp 11,12 đã thể hiện rõ nội dung dạy tích hợp sử dụng
NLTK&HQ để yêu cầu giáo viên thực hiện đúng.
1
Thực tế về chủ trương và cách triển khai tích hợp sử dụng NLTK&HQ
trong môn Công nghệ là rất tốt...Tuy nhiên trên thực tế nhiều giáo viên chưa làm
tốt nội dung dạy tích hợp này lý do:
Thứ nhất: thiếu tài liệu tham khảo về nội dung tích hợp.
Thứ hai: Chưa chú trọng dạy lồng ghép tích hợp trong bài.
Thứ ba: Do nội dung tích hợp ít nên xây dựng phương pháp dạy trong bài
giảng khó nên giáo viên chưa chú trọng, chủ yếu cho học sinh về nhà tự tìm
hiểu.
Xuất phát từ những lý do trên đã giúp tôi đi vào nghiên cứu vấn đề: SỬ
DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC NỘI DUNG
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU
QUẢ VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 THPT .
Mục đích nghiên cứu
Nội dung này đi vào nghiên cứu tạo ra các mẫu “Phiếu học tập” dựa trên
nội dung cần truyền đạt cho học sinh về sử dụng NLTK&HQ bằng cách tạo ra
các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm hoặc tư liệu để học sinh vừa tiếp thu bài học
kiến thức vừa xem “Phiếu học tập” để hiểu sâu hơn về vấn đề tại sao phải sử
dụng NLTK&HQ. Những nội dung học sinh cần thảo luận, những tư liệu giáo
viên cần cung cấp cho học sinh để nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực việc
thực hiện những bài dạy có lồng ghép nội dung sử dụng NLTK&HQ trong bài
dạy môn Công nghệ lớp 11 - THPT.
Giáo dục học sinh nhận thức về những hành vi của mình trong cuộc sống
nhằm góp phần sử dụng NLTK&HQ.
Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức môn Công
nghệ với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta rất quan
tâm. Ngày 17/6/2010 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật số: 50/2010/QH12
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK&HQ). Ngày 29/3/2011
2
Chính phủ đã ban hành nghị định số 21/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định
việc tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các môn học ở các cấp học là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức đến học sinh thuận lợi và hiệu
quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh
những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến
thức về sử dụng NLTK&HQ từ đó hình thành ý thức sử dụng năng lượng hợp lý
trong điều khiển các thiết bị máy móc. Hiện nay, nội dung này đã và đang được
triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc
biệt là lồng ghép trong các môn học như : Vật Lý, Công nghệ, Giáo dục công
dân,...
2.2.Thực trạng của vấn đề
Theo ý nghĩ chủ quan của cá nhân tôi việc giảng dạy tích hợp sử dụng
NLTK&HQ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, mặc dù Bộ GD&ĐT đã chính thức
đưa nội dung từng bài cụ thể và nội dung cần đạt về sử dụng NLTK&HQ để giáo
viên giảng dạy:
Nguyên nhân
+ Giáo viên có biểu hiện “quên” dạy nội dung này hoặc có dạy thì không
sâu, thường thì giao cho học sinh tự nghiên cứu.
+ Chưa chủ động đưa nội dung vào giáo án vì có thể ảnh hưởng đến phân
phối thời gian cả bài dạy.
+ Chưa chủ động tìm tài liệu để dạy nên không biết hướng cho học sinh
nội dung gì về Giáo dục môi trường.
+ Phương pháp truyền đạt cũng ảnh hưởng đến nội dung dạy phần sử dụng
NLTK&HQ.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
Để hoàn thành nội dung này tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
3
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến việc tổ chức
dạy tích hợp sử dụng NLTK&HQ vào môn Công nghệ trong chương trình lớp 11
THPT
- Tìm hiểu nội dung và các biện pháp tích hợp nội dumg sử dụng
NLTK&HQ vào dạy học Công nghệ trong chương trình lớp 11 THPT
- Đưa ra các vấn đề trọng tâm học sinh cần nắm được về giáo dục sử dụng
NLTK&HQ
- Rút ra kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp cũng như sau những tiết dự giờ
từ các đồng nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến việc phải giáo dục học sinh sử dụng
NLTK&HQ
Hiện nay ở Việt nam còn rất nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền công
nghệ sản xuất của các doanh nghiệp còn lạc hậu, và tiêu tốn nhiều năng lượng vì
2 nguyên do chính.
Thứ nhất là máy móc đã khấu hao xong và hết thời gian sử dụng, nhưng
doanh nghiệp vẫn cố gắng tận dụng để giảm chi phí.
Thứ hai là để tiết kiệm khoản chi phí đầu tư ban đầu, các doanh nghiệp
mua sắm và nhập khẩu các loại máy móc thiết bị cũ, lỗi thời đã hết hạn sử dụng
từ nước ngoài, bất chấp các máy móc thiết bị này sẽ tiêu hao nhiều năng lượng
trong lâu dài.
Thực tế cho thấy có không ít doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của
việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả năng lượng, thế nhưng khi tiếp cận với các
giải pháp tiết kiệm năng lượng thì lại gặp nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là
tài chính.
Việc giảng dạy cho học sinh hiểu vấn đề sử dụng NLTK&HQ ngay còn
trong nhà trường sẽ giúp các em thấy tầm quan trọng việc sử dụng NLTK&HQ
trong sản xuất, dẫn đến sau này khi đi làm các em có tư duy nghiên cứu cải tiến
máy móc và hiểu tầm quan trọng phải đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nhằm
tiết kiệm tối đa các năng lượng.
2.3.1. Dùng “Phiếu học tập” giải quyết vấn đề gì?
4
- Không phải tất cả các bài có nội dung tích hợp sử dụng NLTK&HQ đều
dùng phiếu học tập . Do đó giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung tích hợp của
bà để lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học .
- Sử dụng “Phiếu học tập” học sinh có thể vừa nghiên cứu bài học vừa
xem nội dung sử dụng NLTK&HQ trong bài. Từ đó tự học sinh chủ động hơn
trong tiếp thu bài học.
- Giáo viên chủ động, tự tin khi giảng dạy về nội dung kiến thức nhưng có
thể không cần dành nhiều thời gian phân tích về nội dung tích hợp sử dụng
NLTK&HQ vào bài học.
2.3.2. Nội dung kiến thức trong “Phiếu học tập”
-Thể loại bài học có nội dung: Làm thế nào để sử dụng NLTK&HQ trong
máy móc thiết bị.
+ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để học sinh hiểu rộng thêm
nhiều nội dung kiến thức.
+ Sử dụng câu hỏi tự luận để học sinh khá- giỏi có thể biết phân tích và
đưa ra sáng kiến để sử dụng NLTK&HQ trong điều chỉnh máy móc thiết bị.
- Thể loại bài học có nội dung: Về các giải pháp và bổ sung kiến thức giúp
cho việc sử dụng NLTK&HQ.
Các phiếu học tập là kiến thức bổ sung hoặc những tư liệu, bài báo, những
thông tin...giúp học sinh hiểu biết xã hội từ đó có thể viết bài nói về tầm quan
trọng việc sử dụng NLTK&HQ.
2.3.3. Tổ chức dạy tích hợp sử dụng NLTK&HQ bằng “Phiếu học
tập”.
- Các phương pháp lồng ghép trong Phiếu học tập để dạy tích hợp sử
dụng NLTK&HQ.
+ Phương pháp đàm thoại ( hỏi, đáp) phân tích nội dung trong Phiếu học
tập.
+ Phương pháp thảo luận các nội dung trong Phiếu học tập theo nhóm học
sinh.
- Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
5
+ Đối với môn Công nghệ do nội dung tích hợp đã được cụ thể hóa rõ
từng bài, nội dung yêu cầu tích hợp nên giáo viên chỉ cần tổ chức cho học sinh
tìm hiểu và phân tích cụ thể vai trò của việc cần phải sử dụng NLTK&HQ .
2.3.4. Các hình thức tích hợp trong Phiếu học tập
+ Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên
quan đến sử dụng NLTK&HQ.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến sử dụng NLTK&HQ.
+ Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế trong Phiếu
học tập về nội dung sử dụng NLTK&HQ
+ Đưa vào nội dung Phiếu học tập những thông tin mang tính thời sự có
liên quan đến sử dụng NLTK&HQ.
2.3.5. Nguyên tắc khi dạy tích hợp nội dung sử dụng NLTK&HQ có
dùng Phiếu học tập.
- Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí.
- Nội dung sử dụng NLTK&HQ phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài
học.
- Các ví dụ phải ngắn gọn, hấp dẫn, có tính thời sự để lôi cuốn được sự
chú ý của học sinh.
2.4. Nội dung SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC
SINH HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 11 THPT .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
-Phần 1. Các giai đoạn thiết kế.
6
-Nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiện và hiệu quả
A. Yêu cầu: Hiểu được tại sao phải “Lập quy trình chế tạo chính xác sẽ
tiết kiệm vật liệu”.
B. Nội dung: Chọn qui trình hợp lý cho người thợ mộc làm ra một bộ bàn
ghế học sinh ngồi học.
I. Qui trình 1
1- Thiết kế.
2- Chọn gỗ
3- Cắt, đục, bào, mài, sơn… từng chi tiết của bộ bàn ghế.
4- Làm xong chi tiết nào thì lắp ghép luôn các chi tiết đó.
II. Qui trình 2
1- Thiết kế.
2- Chọn gỗ
3- Cắt, đục, bào, mài…đồng loạt các chi tiết giống nhau của bộ bàn ghế.
(Làm xong chi tiết này rồi chuyển sang làm chi tiết khác).
4- Lắp ghép các chi tiết lại.
5- Sơn toàn bộ các chi tiết.
C. Hoạt động của nhóm: Trao đổi, chọn phương án tốt nhất và lý giải tại
sao.
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
Đối với qui trình 1: Bộ bàn ghế học sinh có rất nhiều chi tiết giống nhau.
Nếu chế tạo từng chi tiết một sẽ dẫn đến lãng phí vật liệu, tốn thời gian, lắp ghép
không chính xác, sơn sẽ bị bong ra khi lắp ghép.
Kết luận: Căn cứ vào ví dụ để học sinh hiểu lại bài học, giúp học sinh hiểu
được vấn đề cốt lõi là phải tính toán kỹ các bước trong qui trình từ đó chọn được
qui trình hiệu quả nhất là tiết kiệm được vật liệu, thời gian khi gia công.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
7
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 15:Vật liệu cơ khí
-Phần I: Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
-Phần II. Một số loại vật liệu thông dụng.
-Nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
A. Yêu cầu 1: Biết tính chất của vật liệu cơ khí để lựa chọn theo yêu cầu
sử dụng tiết kiệm được năng lượng khi gia công đối với vật liệu đó.
1- Nội dung : Chọn kim loại thích hợp để sử dụng phương pháp Rèn khi
gia công chế tạo chi tiết
1- Gang
2- Sắt
3- Nhôm
2- Hoạt động của nhóm: Trao đổi, chọn kim loại hợp lý nhất để gia công
bằng phương pháp Rèn.
B. Yêu cầu 2: Hiểu được các vật liệu cơ khí sử dụng phù hợp với công
việc.
1-Nội dung: Tại sao phải hiểu thành phần, tính chất của vật liệu để chế tạo
chi tiết.
2- Hoạt động của nhóm: Trao đổi, cho ví dụ về chọn thành phần, tính
chất vật liệu kim loại để chế tạo dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt.
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
- Rèn là phương pháp gia công định hình, dùng nhiệt độ cao để kim loại
biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái dẻo tạo điều kiện thuận lợi để người thợ
rèn dùng ngoại lực (búa, đe) nhằm biến đổi hình dạng của kim loại theo ý muốn.
Đối vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp và tính chất vật liệu giòn sẽ khó thích
hợp với phương pháp gia công này.
- Mỗi chi tiết ở mỗi vị trí trong máy móc đều có công việc khác nhau. Các
môi trường làm việc của các chi tiết đều khác nhau về nhiệt độ, áp suất, sự mài
8
mòn…vì vậy cần phải chọn vật liệu có tính chất, thành phần phù hợp mới chịu
đựng được môi trường làm việc của chi tiết.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: Về nhà làm
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
-Phần I: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
-Phần II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công bằng áp lực
-Phần III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
A. Yêu cầu:
Thứ nhât: Tiết kiệm năng lượng khi gia công đúc
a/ Chọn phương án đúng: để sử dụng lò nấu chảy phù hợp với lượng kim loại
cần nấu chảy.
1- nhằm tránh lãng phí chất đốt.
2- nhằm tránh lãng phí thời gian.
3- nhằm trách lãng phí nhân công.
4- cả 3 phương án trên.
b/ Để giảm Giảm thời gian gia công chi tiết cần phải.
1-tính toán đúng qui trình gia công.
2-chọn công nghệ tốt nhất.
3- cả 2 phương án trên.
c/ Chọn phương pháp phù hợp giảm năng lượng tiêu tốn để gia công.
- Trong pháp Rèn dùng nguyên liệu nào để làm chất đốt lò rèn:
1- Điện
2- Ga
3- Than đá.
d/ Sử dụng các phương pháp đúc đặc biệt để làm gì trong chế tạo sản phẩm?
1- Có độ chính xác cao, hình dạng phức tạp.
9
2- Khối lượng lớn, thời gian nhanh
3- Tăng độ bền, giảm giá thành sản phẩm.
4- 3 phương án trên.
Thứ hai: Xác định phương pháp gia công áp lực:
Nhóm gia công nào thuộc phương pháp gia công áp lực:
Nhóm 1:
rèn, dập, uốn, kéo.
Nhóm 2:
đúc, mài, dũa, bào, cưa, khoan, tiện.
Thứ ba: Phương pháp hàn thông dụng
So sánh phương pháp Hàn hơi và Hàn điện.
Thứ tư: Chọn que hàn phù hợp, hàn đúng kỹ thuật
1- Que hàn dùng để làm gì.
2- Cấu tạo que hàn.
C. Hoạt động của nhóm: Về nhà hoặc ngoài giờ học tiến hành trao đổi,
làm bài trực tiếp vào phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
-Phần II. Gia công trên máy tiện
A. Yêu cầu
Thứ nhất: Các chuyển động khi tiện
Nội dung : Trả lời 2 câu hỏi
1- Dao tiện có mấy chuyển động?
2- Mục đích của từng chuyển động là gì?
Thứ hai: Nắm vững các chuyển động khi tiện, chọn dao tiện phù hợp
tăng năng suất lao động, giảm năng lượng tiêu tốn.
Nội dung:
1- Nếu dao tiện có độ cứng nhỏ hơn phôi thì….
10
2- Nếu dao tiện có độ cứng lớn hơn phôi thì…..
3- Dao sắc có ảnh hưởng gì đến quá trình cắt.
4- Dao cùn có ảnh hưởng gì đến quá trình cắt.
B. Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu
học tập.
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
Độ cứng của dao, dao sắc- cùn…sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu tốn năng năng
lượng của máy tiện, dẫn đến tốn nhiên liệu, hao mòn máy móc nhanh, các chi phí
tăng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 19:Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
-Phần II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững
-Nội dung: Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất cơ khí để giảm chi phí
về năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất.
-Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu học
tập.
Học sinh trả lời câu hỏi:
1- Năng lượng là gì? Tại sao phải tiết kiệm.
2- Nguyên liệu là gì? Tại sao phải tiết kiệm.
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
+ Công nghệ cao là sự tích hợp khoa học và công nghệ hiện đại tạo sản
phẩm có tính năng vượt chội, thân thiện với môi trường.
11
+ Năng lượng là Công năng, động năng, nhiệt năng, thế năng do máy móc
tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
+ Nguyên liệu là vật chất cần để chế biến ra sản phẩm bất kỳ nào đó.
+ Tiết kiệm để giảm các chi phí về thời gian, nhân công, vật liệu, giá thành
sản phẩm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
-Phần II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì
-Phần III. Nguyên lí làm việc của động cơ hai kì
-Nội dung: Động cơ xăng 2 kì và 4 kì cùng công suất => tiêu hao nhiên
liệu của động cơ 4 kì ít hơn
- Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu học
tập hoặc trả lời.
Học sinh trả lời câu hỏi: Phân tích tại sao động cơ 2 kì tốn nhiên liệu hơn
4 kì.
Gợi ý:
- Động cơ 4 kì: Chuyển động 4 lần lên, xuống của pít tông tương ứng với
kì Nạp- Nén- Cháy- xả. Có thời điểm nào thất thoát nhiên liệu không?
- Động cơ 2 kì: Khi pít tộng chuyển động đi xuống áp suất dưới các te
tăng. Lực nén đẩy hòa khí chuyển động theo cửa Quyét lên trên pít tông. Lúc này
áp suất trong xi lanh trên pít tông tăng… Điều gì sẽ sảy ra:
+ Khí đã cháy chuyển động như thế nào?
+ Hòa khí chuyển động như thế nào?
12
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
Một phần hòa khí thoát ra cửa xả khi quyet thổi khí đã cháy ra ngoài xi
lanh. Nên động cơ 2 kì tốn nhiên liệu hơn 4 kì.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
- Bài 24: Cơ cấu phối khí
- Phần II. Cơ cấu phối khí dùng xupap
- Nội dung TKNL: Điều chỉnh cơ cấu phân phối khí đóng mở đúng thời
điểm để giảm tiêu hao nhiện liệu, công suất động cơ đảm bảo.
- Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu học
tập hoặc trả lời.
Học sinh: Chọn câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi, từ đó phân tích tại sao
phải điều chỉnh cơ cấu phân phối khí đóng mở đúng thời điểm để giảm tiêu hao
nhiện liệu, công suất động cơ đảm bảo.
1- Xu páp hút mở để làm gì ?
a/ Hút hòa khí.
b/ Hút không khí.
c/ Hút xăng.
2-Xu páp xả mở để làm gì ?
a/ Thải hòa khí.
b/ Thải khí đã cháy ra ngoài.
3-Xu páp đóng mở có liên quan đến chuyển động của pít tông bu gi đánh lửa (đ/c
Xăng) , vòi phun (đ/c Dieden) không ?
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
13
Nếu cơ cấu phân phối khí đóng mở không đúng thời điểm thì hòa khí hoặc
nhiên liệu có thể vào xi lanh sớm, muộn hoặc sai kì …dẫn đến động cơ có thể
không nổ máy hoặc tốn nhiên liệu…
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
-Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
-Phần II. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
-Phần III. Hệ thống phun xăng
-Nội dung: Điều chỉnh tự động phun xăng tiết kiệm được năng lượng
-Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu học
tập hoặc trả lời.
Học sinh: Chọn câu trả lời đúng, từ đó phân tích tại sao phải Điều chỉnh
tự động phun xăng mới tiết kiệm được năng lượng
Pít tông chuyển động, xu páp đóng mở, bu gi phóng tia lửa điện, vòi phun
phun xăng. Tất cả các chi tiết này phối hợp với nhau thành qui trình chính xác để
đốt cháy nhiên liệu biến nhiệt năng thành cơ năng.
Nếu vòi phun, phun nhiên liệu sớm hoặc muộn hơn thời điểm qui định sẽ
lệch pha với các chi tiết chuyển động khác như pít tông, bu gi, xu páp dẫn đến
điều gì sẽ sảy ra:
1-Hòa khí không được đốt cháy.
2-Hòa khí cháy không hết.
3-Hòa khí cháy bình thường.
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
14
Nếu phun nhiên liệu lệch thời điểm qui định thì điều này sẽ dẫn đến sự ảnh
hưởng chất lượng đốt cháy nhiên liệu. Hậu quả là động cơ không hoạt động được
hoặc giảm công suất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
Dành cho nhóm học sinh thảo luận. Thời gian: 2-4 phút
Giúp học sinh học nội dung “tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”
- Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
- Phần II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
- Nội dung TKNL: Điều chỉnh bơm cao áp để tạo ra áp suất cao, phù hợp
với chế độ làm việc, phát huy được công suất của động cơ, giảm tiêu tốn năng
lượng.
- Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu học
tập hoặc trả lời.
Học sinh: chọn câu trả lời đúng, từ đó phân tích tại sao phải Điều chỉnh
bơm cao áp để tạo ra áp suất cao, phù hợp với chế độ làm việc, phát huy được
công suất của động cơ, giảm tiêu tốn năng lượng.
Câu 1: Bơm cao áp cung cấp nhiên liệu với áp suất cao, đúng thời điểm tới
vòi phun để phun vào xi lanh . Nếu áp suất không đúng qui định thì:
1-Vòi phun không phun được nhiên liệu.
2-Vòi phun phun nhiên liệu chậm so thời điểm qui định.
3- Vòi phun phung không đủ nhiên liệu.
4- Cả 3 phương án trên.
Câu 2: có 5 chế độ làm việc thực tế của động cơ là:
Khởi động; chạy không tải; chạy có tải; chạy tăng tốc; chạy toàn tải.
1-Tỉ lệ nhiêu liệu được phun vào xi lanh phải giống nhau cho cả 5 chế độ
làm việc của động cơ?
2- Tỉ lệ nhiêu liệu được phun vào xi lanh phải khác nhau mới phù hợp với
mức tiêu thu nhiên liệu ở 5 chế độ làm việc của động cơ.
ĐẠI DIỆN NHÓM HỌC SINH PHÁT BIỂU HOẶC NỘP PHIẾU HỌC TẬP.
GIÁO VIÊN NÊU HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG NÀY.
Phải điều chỉnh Bơm cao áp thì mới tạo ra áp suất cao, phù hợp với chế độ
làm việc, phát huy được công suất của động cơ, giảm tiêu tốn năng lượng.
15
2.5. Kết quả thực hiện
2.5.1. Số liệu khảo sát 2 lớp đang dạy.
Số HS
được
khảo
sát
Lớp
15
11A3
10
11A4
Tiết học không sử dụng “Phiếu
học tập”
Tiết học có sử dụng “Phiếu học
tập”
Số hs tìm ra
vấn đề trong
bài học có nội
dung học về sử
dụng TKNL
&HQ
Sau khi học
xong và được
hỏi về Sử dụng
NLTK &HQ số
hs hiểu nội dung
Số hs tìm ra vấn
đề trong bài học
có nội dung học
về sử dụng
TKNL &HQ
Sau khi học
xong và được
hỏi về Sử dụng
NLTK &HQ số
hs hiểu nội dung
5 hs =
10 hs =
13 hs =
15 hs =
33,33 %
3 hs =
66.66%
6 hs =
86,66%
8 hs =
100%
10 hs =
80%
100%
30%
60%
2.5.2. Đánh giá chung
Việc sử dụng “Phiếu học tập” để giảng dạy nội dung tích hợp sử dụng
NLTK&HQ ở các tiết dạy là rất cần thiết. “Thay đổi ý thức - biến đổi hành vi”.
Các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp
về sử dụng NLTK&HQ .
Các giờ học có nội dung tích hợp sử dụng NLTK&HQ sinh động hơn, học
sinh hứng khởi học tập đặc biệt khi được đọc các tài liệu liên quan đến sử dụng
NLTK&HQ
Học sinh nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể
góp phần sử dụng NLTK&HQ .
Qua khảo sát nhận thấy:
- Trước khi áp dụng phiếu học tập: Học sinh thụ động trong việc tìm hiểu
kiến thức liên quan đến TKNL&HQ.
- Sau khi áp dụng phiếu học tập: Giáo viên đặt vấn đề dễ dàng hơn, học
sinh chủ động tìm hiểu nội dung kiến thức.
16
Ngoài ra: Học sinh cũng thể hiện những hành động tích cực đối vời môi
trường xung quanh các em như: giữ vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi, tích
cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,....
Phiếu học tập là tư liệu cho đồng nghiệp tham khảo trong quán trình giảng
dạy tích hợp sử dụng NLTK&HQ trong bộ môn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc sử dụng “Phiếu học tập” trong giảng dạy nội dung tích hợp sử dụng
NLTK&HQ vào bộ môn Công nghệ, bản thân tôi thấy rất cần thiết, đem lại hiệu
quả cao trong dạy học. Vì không những tạo được hứng thú học tập của học sinh
mà qua đó nó còn có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của học sinh về việc sử
dụng NLTK&HQ .
Từ những suy nghĩ tích cực đó có thể hình thành nên các hành động cụ
thể, thiết thực hơn đến việc sử dụng NLTK&HQ (như dọn dẹp vệ sinh quanh
nhà, trồng cây xanh, ý thức sử dụng năng lượng điện…)
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy cho HS, bên cạnh những kiến thức
khoa học cơ bản, GV còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn,
mang tính thời đại về sử dụng NLTK&HQ.
Kiến nghị
+ Cấp trường: Cần thường xuyên bổ sung các tài liệu về giáo dục sử dụng
NLTK&HQ để giáo viên và học sinh được tham khảo học tập.Tổ chức nhiều
chương trình hoạt động ngoại khóa về đề tài sử dụng NLTK&HQ để tăng tính
tuyên truyền đến học sinh.
+ Cấp Sở giáo dục: Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn cho giáo viên
về dạy tích hợp sử dụng NLTK&HQ. Tuyên truyền Luật sử dụng NLTK&HQ để
giáo dục học sinh.
17
Phụ lục
Mẫu phiếu học tập in phát cho các nhóm học sinh trong giờ học
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TP LÀO CAI
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
Dành cho nhóm học sinh thảo luận
Thời gian: 2-4 phút
- Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
18
- Phần II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
- Nội dung TKNL: Điều chỉnh bơm cao áp để tạo ra áp suất cao, phù hợp
với chế độ làm việc, phát huy được công suất của động cơ, giảm tiêu tốn năng
lượng.
- Hoạt động của nhóm: Học sinh trao đổi, làm bài trực tiếp vào phiếu học
tập hoặc trả lời.
Học sinh: chọn câu trả lời đúng, từ đó phân tích tại sao phải Điều chỉnh
bơm cao áp để tạo ra áp suất cao, phù hợp với chế độ làm việc, phát huy được
công suất của động cơ, giảm tiêu tốn năng lượng.
Câu 1: Bơm cao áp cung cấp nhiên liệu với áp suất cao, đúng thời điểm tới
vòi phun để phun vào xi lanh . Nếu áp suất không đúng qui định thì:
1-Vòi phun không phun được nhiên liệu.
2-Vòi phun phun nhiên liệu chậm so thời điểm qui định.
3- Vòi phun phung không đủ nhiên liệu.
4- Cả 3 phương án trên.
Câu 2: có 5 chế độ làm việc thực tế của động cơ là:
Khởi động; chạy không tải; chạy có tải; chạy tăng tốc; chạy toàn tải.
1-Tỉ lệ nhiêu liệu được phun vào xi lanh phải giống nhau cho cả 5 chế độ
làm việc của động cơ?
2- Tỉ lệ nhiêu liệu được phun vào xi lanh phải khác nhau mới phù hợp với
mức tiêu thu nhiên liệu ở 5 chế độ làm việc của động cơ.
19