Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

điều tra tổng thể và điều tra chọn mẫu cơ sở để thiết kế mẫu trong điều tra khảo sát. phân tích quy trình lấy mẫu từ một điều tra cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.13 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
-----------------------

Tiểu luận Môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

ĐỀ TÀI
ĐIỀU TRA TỔNG THỂ VÀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
CƠ SỞ ĐỂ THIẾT KẾ MẪU TRONG ĐIỀU TRA KHẢO SÁT.
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẤY MẪU TỪ MỘT ĐIỀU TRA CỤ THỂ

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Quyết
Học viên: Trịnh Nguyễn Thi Bằng
Chuyên ngành: Đo lường & đánh giá trong GD
Khoá: 2009 – 2012
MSHV: 00369009002

Tp Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2012


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................. 3
1.2 Phạm vi của đề tài. .............................................................................. 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu. .................................................................... 3
Chương 2: Điều tra tổng thể và điều tra chọn mẫu ............................................. 4
1. Điều tra tổng thể .................................................................................... 4
2. Mẫu và điều tra chọn mẫu ...................................................................... 4
2.3 Một số tính năng quan trong và lợi thế của MBO ............................... 4


Chương 3: Cơ sở thiết kế mẫu trong điều tra khảo sát .......................................7
1. Khung chọn mẫu ...................................................................................7
2. Những yêu cầu đối với khung chọn mẫu ..................................................7
3. Các cách chọn mẫu xác suất ...................................................................8
4. Các cách chọn mẫu phi xác suất ................................................................. 9
Chương 4: Phân tích quy trình chọn mẫu của ”Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005
thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa
bàn Hà Nội” do Ngô Thị Thanh Tùng thực hiện (Luận văn Thạc sỹ quản lý giáo
dục 2009)..................................................................................................10

Kết luận ..................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................14

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

2


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Chương 1: TỔNG QUAN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển của mình Xã hội học đã đưa ra rất nhiều cách chọn mẫu
khác nhau, tuỳ vào đặc điểm của đề tài nghiên cứu mà nhà khoa học sử dụng một hoặc
nhiều cách chọn mẫu. Việc chọn mẫu đúng cách có ý nghĩa rất to lớn. Bởi vì nếu chọn mẫu
chưa hợp lý, chưa đúng đắn sẽ làm cho sai số chọn mẫu cao hay mẫu không đại diện. Và sẽ
dẫn đến những kết luận của đề tài nghiên cứu là không chính xác, đôi khi còn sai lệch so với
thực tế.
Chính vì vậy mà chọn mẫu giữ một vai trò quyết định trong sự thành công của một đề

tài nghiên cứu và chọn mẫu sẽ có hiệu quả hơn khi phối hợp nhiều cách thức chọn khác
nhau.
2. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI.
Trong khuôn khổ của tiểu luận tôi xin được phép giới thiệu về một số cách thức chọn
mẫu và phân tích qui trình chọn mẫu của ”Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công
việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến
người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” do Ngô Thị
Thanh Tùng thực hiện (Luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục 2009).
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu tài liệu.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

3


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Chương 2: ĐIỀU TRA TỔNG THỂ VÀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
1. TỔNG THỂ VÀ ĐIỀU TRA TỔNG THỂ
1.1 Tổng thể
Tổng thể hay còn gọi là tập hợp tổng quát là khái niệm thường gặp khi nhà nghiên cứu
cần thiết kế một nghiên cứu chọn mẫu. Mẫu được chọn ra từ tổng thể. Người ta kí hiệu dung
lượng của tổng thể bằng N. Dung lượng của tổng thể N chính là toàn bộ các đơn vị nghiên
cứu chứa đựng trong đó. Mỗi nghiên cứu có tổng thể riêng.
Tổng thể của nghiên cứu là toàn bộ những phần tử của tổng thể có chứa đựng những
dấu hiệu, tính chất được xác định bởi đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1.2 Điều tra tổng thể
Điều tra tổng thể là dạng điều tra khi tất cả những khách thể xã hội của điểm nghiên
cứu (một khu vực địa lý) đều được khảo sát.

Điều tra tổng thể có ưu điểm cơ bản là thông tin thu được có tính đại diện cao, sai số
bằng 0. Tuy nhiên điều tra tổng thể cũng có những nhược điểm sau:
+ Thời gian nghiên cứu dài nên tính thời sự, cập nhật của thông tin bị giảm.
+ Cần lượng lớn nhân lực, vật lực và tài lực → khó nghiên cứu sâu.
+ Trình độ tay nghề điều tra viên không đồng đều do số lượng đông đảo.
2. MẪU VÀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
2.1 Mẫu
Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với
một dung lượng hợp lý.
Mẫu được chọn phải có tính đại diện, tức là thông tin thu thập trên mẫu có thể suy rộng
ra cho tổng thể với một sai số đại diện nhất định. Mẫu được lựa chọn ra từ tổng thể và tương
ứng với tổng thể. Không có một tổng thể chung cho mọi nghiên cứu. Do vậy, không có một
mẫu chung chung cho mọi cuộc điều tra. Từ một tổng thể chúng ta có thể chọn ra một hay
nhiều mẫu để nghiên cứu. Căn cứ vào những điều kiện về tổ chức, tài chính, thời gian và
những yêu cầu về khoa học, chúng ta sẽ lựa chọn được một mẫu phù hợp nhất (gọi là mẫu
tối ưu).
2.2 Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ, việc điều tra, khảo sát chỉ được thực hiện
trên mẫu được chọn ra từ tổng thể. Người ta căn cứ vào những thông tin về các tham số thu
được từ mẫu được chọn để suy ra các tham số của tổng thể.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

4


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Điều tra chọn mẫu có những ưu điểm sau:
+ Thời gian nghiên cứu ngắn nên thông tin có tính thời sự, cập nhật.
+ Tiết kiệm nhân lực, vật lực và tài lực → có thể nghiên cứu sâu hoặc mở rộng nội

dung nghiên cứu.
+ Trình độ tay nghề điều tra viên được đảm bảo.
2.3 Dung lượng mẫu
Dung lượng mẫu tối thiểu là số lượng ít nhất các đơn vị nghiên cứu được chọn ra để
khảo sát sao cho kết quả thu được từ đó sẽ phản ánh tổng thể với một sai số chấp nhận được.
Mẫu tối ưu có những đặc điểm sau:
+ Số lượng các đơn vị nghiên cứu không nhỏ hơn 30.
+ Kích thước mẫu lớn tới mức nào mà ngân quỹ, thời gian và nhân sự cho phép.
+ Đảm bảo sai số chọn mẫu nhỏ hợp lý.
2.4 Sai số chọn mẫu
Sai số chọn mẫu còn gọi là sai số đại diện là sự khác nhau giữa giá trị ước lượng của
mẫu và giá trị của tổng thể. Sai số chọn mẫu chỉ có trong điều tra chọn mẫu.
Sai số chọn mẫu luôn biến đổi phụ thuộc vào dung lượng mẫu điều tra n, vào độ thuần
nhất – tính phân tán của tổng thể và vào các cách thức chọn mẫu khác nhau.
Sai số chọn mẫu được chia thành 2 loại: sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
+ Sai số hệ thống là sai số xảy ra do vi phạm nguyên tắc chọn mẫu, tức là không đảm
bảo nguyên tắc khách quan khi chọn đơn vị nghiên cứu, làm cho kết quả luôn bị lệch về một
hướng. Những mẫu nghiên cứu này được gọi là chọn mẫu thiên lệch.
+ Sai số chọn mẫu ngẫu nhiên là dạng sai số xuất hiện đi kèm theo cách chọn mẫu
ngẫu nhiên. Ta không biết trước được sai số sẽ lệch về hướng nào. Tuy nhiên sai số này có
tính chất bù trừ lẫn nhau khi tăng số lượng đơn vị nghiên cứu.
* Những biện pháp làm giảm sai số chọn mẫu:
- Đối với sai số chọn mẫu ngẫu nhiên:
+ Tăng số đơn vị nghiên cứu.
+ Phân chia tổng thể thành những tầng, những tổ, những nhóm tương đối thuần nhất,
sau đó chọn các đơn vị nghiên cứu từ tất cả các tầng, hoặc các nhóm, các tổ đó. Đồng thời
căn cứ vào tính chất của hiện tượng nghiên cứu để sử dụng phương pháp chọn mẫu phù hợp.
- Đối với sai số hệ thống:
+ Nghiên cứu kĩ lưỡng bản đồ xã hội của tổng thể, địa bàn nghiên cứu.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM


5


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

+ Thận trọng, nghiêm túc khi thiết kế khung mẫu.
+ Tìm mọi biện pháp nâng cao tỉ lệ thu hồi phiếu trong phát vấn và giảm tỉ lệ người
từ chối trả lời trong phỏng vấn.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

6


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Chương 3: CƠ SỞ THIẾT KẾ MẪU TRONG ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
1. KHUNG CHỌN MẪU.
Bản đồ xã hội là sự phân bố không gian những chỉ số xã hội học các loại đối với những
tổng thể, hoặc những khu vực địa lý kinh tế nhất định.
Trong bản đồ xã hội ta nên thu thập những thông tin sau:
- Kích thước của tổng thể.
- Cơ cấu phân bố của tổng thể..
- Các thông tin kinh tế - xã hội của tổng thể.
- Những khía cạnh văn hoá của tổng thể.
Và một số vấn đề khác liên quan đến đề tài.
Khung chọn mẫu chính là danh sách, hoặc bảng liệt kê tất cả các đơn vị cấu thành tổng
thể. Khung chọn mẫu cần hội đủ những tính chất: tính đầy đủ, tính chính xác, tính thích hợp,
tính đơn nhất (không trùng lặp), tính thuận tiện.

2. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHUNG CHỌN MẪU.
2.1 Tính đầy đủ
Tính đầy đủ của danh sách thể hiện ở chỗ tất cả những khách thể xã hội: các cá
nhân, các nhóm, các thiết chế xã hội... phải được thể hiện trong danh sách. Nếu thiếu
phần nào đó thì danh sách cũng bị coi là thiếu đầy đủ. Nếu tính đầy đủ của khung mẫu
không được đảm bảo có thể làm xuất hiện sai số chọn mẫu hệ thống.
2.2 Tính chính xác
Thông tin về các đơn vị của tổng thể được liệt kê vào danh sách phải chính xác. Về
nguyên tắc không nên đưa vào danh sách những đơn vị không tồn tại, hoặc địa chỉ cần
phải chính xác.
2.3 Tính thích hợp
Mỗi nghiên cứu thường có tổng thể của riêng mình, không thể dùng tổng thể của
nghiên này để phục vụ cho nghiên cứu khác.
2.4 Tính đơn nhất (không lặp lại)
Cách chọn mẫu phổ biến trong một nghiên cứu xã hội học là chọn mẫu không lặp.
Cho nên, mỗi đơn vị của tổng thể chỉ đưa một lần vào trong khung chọn mẫu. Từ đó
mẫu chọn ra sẽ không bị lặp lại. Như vậy, khi lập danh sách của tổng thể để làm khung
chọn mẫu, chúng ta cần tránh thống kê thừa.
2.5 Tính thuận tiện
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

7


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Nếu khung mẫu được lập thiếu cẩn trọng, chưa đánh số thứ tự hoặc, số thứ tự đánh
thiếu nhất quán, đánh không đúng, thông tin về các phần tử trong đó có cái thiếu cái đủ,
cái đúng cái sai thì việc sử dụng nó cũng khó khăn. Và công việc của các nhà xã hội học
thực nghiệm cũng nặng nề hơn nhưng chất lượng của nghiên cứu lại không được nâng

cao.
3. CÁC CÁCH CHỌN MẪU XÁC SUẤT.
3.1 Các cách chọn xác suất đều:
Trong cách chọn mẫu theo xác suất đều thì mọi đơn vị của tổng thể đều có khả
năng được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu.
3.1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Đây là phương pháp chọn mẫu mà mỗi đơn vị của tổng thể đều có một
khả năng được chọn như nhau. Điều này tạo ra sự công bằng giữa các đơn
vị của tổng thể và cho phép suy luận về toàn bộ tổng thể nói chung.
3.1.2 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Đây là phương pháp chọn mẫu mà mọi đơn vị của tổng thể đều có cơ hội
lựa chọn như nhau. Như vậy phương pháp này chỉ khác phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở qui trình chọn mẫu. Phương pháp này có sử
dụng bước nhảy k, với
k=

N
, với n là dung lượng mẫu, N là kích thước tổng thể.
n

3.2 Các cách chọn xác suất không đều:
Trong cách chọn mẫu theo xác suất đều thì các đơn vị của tổng thể có khả năng
được lựa chọn khác nhau.
3.2.1 Chọn mẫu hạn ngạch
Mẫu hạng ngạch còn gọi là mẫu phân xuất, mẫ chỉ tiêu hay mẫu tỉ lệ là
cách chọn sao cho cơ cấu của mẫu chọn phản ánh tối ưu cơ cấu của tổng
thể.
3.2.2 Chọn mẫu phân tầng-ngẫu nhiên (không tỷ lệ)
Mẫu phân tầng còn có tên gọi là mẫu phân vùng là cách chọn mẫu mà
trong đó nhà nghiên cứu chia tổng thể thành những bộ phận cấu thành theo

những tiêu chí nhất định.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

8


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Cách chọn này đòi hỏi phân chia khung mẫu thành những tiểu nhóm
đồng nhất, riêng rẽ, dựa trên những đặc điểm đáng chú ý, trước khi chọn
một mẫu trong nội bộ các tiểu nhóm sử dung cách chọn ngẫu nhiên đơn
giản hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Số lượng đơn vị nghiên cứu được chọn ở mỗi tầng là bằng nhau.
3.2.3 Chọn mẫu cụm
Mẫu cụm bao gồm các cụm thống kê, tức là tập hợp những đơn vị
nghiên cứu được phân biệt về mặt thống kê. Một cụm trong mẫu cụm có thể
là một gia đình, một phân xưởng sản xuất, một lớp học, một phường hoặc
một xã... Thông thường trong chọn mẫu này các đơn vị tạo thành cụm sẽ
được điều tra toàn bộ.
Mẫu cụm rất hay được thiết kế theo khu vực địa lý.
4. CÁC CÁCH CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT.
4.1 Mẫu thuận tiện
4.2 Mẫu phán đoán:
Là hình thức chọn mẫu khi điều tra viên suy đoán rằng cá nhân, hoặc nhóm nào đó
có những đặc điểm mà điều tra viên cần.
4.3 Mẫu tăng nhanh:
Trước hết nhà nghiên cứu cần tìm được một vài đối tượng có những đặc điểm mà
bạn cần tìm. Sau đó hỏi họ về những người khác cũng có những phẩm chất như vậy mà
họ biết. Khi nghiên cứu những vấn đề tế nhị cũng có thể tiến hành chọn mẫu theo cách

này.
4.4 Mẫu tự nguyện:
Mẫu tự nguyện là loại mẫu bao gồm những người tự chọn mình vào mẫu chứ
không phải được nhà nghiên cứu chọn bằng những phương pháp ngẫu nhiên.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

9


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Chương 4: Phân tích quy trình chọn mẫu của ”Nghiên c u đánh
giá m c đ đáp

ng v i công vi c c a sinh viên t t nghi p đ i

h c ngành kinh t giai đo n 2000-2005 thông qua ý ki n ngư i
s

d ng lao đ ng c a m t s doanh nghi p trên đ a bàn Hà N i”

do Ngô Thị Thanh Tùng thực hiện (Luận văn Thạc sỹ quản lý giáo
dục 2009).
Sau đây là cách chọn mẫu của nghiên cứu trên:
1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi:
”Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Căn cứ vào
mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế nên tiêu chí qui mô lao động của doanh nghiệp được sử
dụng làm căn cứ chính để phân tầng mẫu. Phân tầng tổng thể doanh nghiệp theo qui mô

sẽ tạo ra độ đồng nhất trong mẫu khảo sát cao hơn cả.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2007, trên đại bàn
Hà Nội có 21.739 doanh nghiệp. Tổng thể các doanh nghiệp này sẽ được chia làm 9
nhóm theo qui mô lao động như bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phân theo qui mô lao động
Tổng
số

Dưới 5
người

5-9
người

21739

1034

12458

QUI MÔ LAO ĐỘNG
20030010-49 50-199
299
499
người người
người người
6033
1479
212
205

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008)

500999
người
179

10004999
người
131

5000
người
trở lên
8

Trong phân loại doanh nghiệp theo qui mô lao động, nhóm doanh nghiệp có trên
500 lao động cũng sẽ bị loại trừ ra khỏi mẫu khảo sát bởi lẽ qui mô lớn của những doanh
nghiệp này có được là do có rất nhiều lao động đơn giản (công nhân), trong khi đối
tượng của nghiên cứu là những sinh viên tốt nghiệp đại học.
Sau khi loại trừ những doanh nghiệp có trên 500 lao động, số doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội được phân bố như sau:
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp có dưới 500 lao động
Tổng số
21421

Dưới 10
người
13492

10-49 người


50-199 người

6033

1479

200-299
người
212

300-499
người
205

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

10


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

Mẫu khảo sát gồm 150 doanh nghiệp sẽ được chọn lụa chọn trong tổng thể 21.421
doanh nghiệp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với bước nhày là
21421/150=143. Kết quả chọn mẫu cho biết số lượng doanh nghiệp ở từng nhóm sẽ
được tiến hành khảo sát như sau:
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát phân theo qui mô lao động

Tổng thể
Mẫu khảo sát


Tổng
số
21421
150

Dưới 10
người
13492
94

10-49
người
6033
42

50-199
người
1479
10

200-299
người
212
2

300-499
người
205
2


Tại 150 doanh nghiệp, một người quản lý và một sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp sẽ được chọn ngẫu nhiên để khảo sát bằng
bảng hỏi. Tổng cộng có 150 người quản lý và 150 người lao động được khảo sát.
* PHÂN TÍCH QUI TRÌNH CHỌN MẪU CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu căn cứ vào qui mô lao động của doanh nghiệp được sử dụng làm căn
cứ để phân ra các nhóm doanh nghiệp rồi sau đó chọn ngẫu nhiên các doanh nghiệp
thuộc nhóm có số lao động dưới 500. Nghiên cứu xem cách chọn này là phân tầng ngẫu
nhiên, theo tôi cách chọn trên đây không phải là phân tầng ngẫu nhiên vì theo phương pháp này
thì số lượng đơn vị nghiên cứu được chọn ở mỗi tầng phải bằng nhau nhưng theo bảng 2.2 thì

giữa các nhóm số lượng đơn vị đều khác nhau. Ở đây tác giả chỉ lấy đặc điểm qui mô sử
dụng lao động để chia nhóm và loại trừ đi những doanh nghiệp có trên 500, rồi lập danh
sách các doanh nghiệp còn lại, chọn ngẫu nhiên với bước nhảy 21421/150=143. Cách
làm như vậy mang tính chất của chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Như vậy ở bước chọn
doanh nghiệp để nghiên cứu thì đề tài nghiên về cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
(sau khi loại đi những doanh nghiệp không thoả điều kiện khảo sát) hơn là cách chọn do
đề tài nêu.
- Ở bước chọn tiếp theo là chọn người khảo sát từ 150 doanh nghieejptheo cách là
mỗi doanh nghiệp chọn ngẫu nhiên một quản lý và một sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp. Cách chọn này theo tôi là cách chọn ngẫu
nhiên theo cụm, với mỗi cụm là một công ty.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

11


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá


Như vậy trong cách chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã kết
hợp hai phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và chọn ngẫu nhiên theo cụm lại
với nhau.
2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu
Đối tượng phỏng vấn gồm có 2 loại: Quản lý nhân sự của doanh nghiệp và sinh
viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế (đang làm việc tại doanh nghiệp).
Cách chọn:
+ Quản lý nhân sự của doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc hoặc trưởng
phòng): mỗi doanh nghiệp chọn 1 người để khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Tổng
cộng sẽ có 150 quản lý nhân sự được khảo sát.
+ Trong 150 doanh nghiệp sẽ chọn ngẫu nhiên ra 10 doanh nghiệp để thực
hiện phỏng vấn sâu với người quản lý nhân sự.
+ Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế: Tại các doanh nghiệp có thực
hiện phỏng vấn sâu đối với người quản lý nhân sự sẽ chọn ngẫu nhiên ra một sinh
viên tốt nghiệp đại học kinh tế giai đoạn 2000-2005, đồng thời chọn ngẫu nhiên
trong số các doanh nghiệp còn lại ra 10 người để phỏng vấn. Tổng cộng có 20 sinh
viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giao đoạn 2000-2005 được phỏng vấn.
* PHÂN TÍCH QUI TRÌNH CHỌN MẪU CỦA NGHIÊN CỨU
Trong cách chọn đối tượng phỏng vấn sâu thì đề tài chọn ngẫu nhiên đơn
giản, tuy nhiên vẫn có phân chia theo đặc điểm:
+ Chọn ngẫu nhiên 10 doanh nghiệp từ 150 doanh nghiệp đã chọn để
phỏng vấn 01 cán bộ quản lý → chọn ngẫu nhiên đơn giản.
+ Chọn ngẫu nhiên 10 sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế giai đoạn
2000-2005 trong 10 doanh nghiệp được chọn, chọn ngẫu nhiên thêm 10 sinh viên
tốt nghiệp đại học kinh tế giai đoạn 2000-2005 trong số các doanh nghiệp còn lại
→ chọn ngẫu nhiên theo cụm

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

12



Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

KẾT LUẬN
Trên đây là những cách thức chọn mẫu khác nhau được sử dụng trong nghiên
cứu Xã hội học. Nhà nghiên cứu cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo một hoặc
nhiều cách thức chọn mẫu để đem lại hiệu quả cao nhất cho nghiên cứu. Hiện nay với
sự phát triển vượt trọi của công nghệ thông tin, với sự hỗ trợ đắc lực của các phần
mềm chuyên dụng thì những tính toán thủ công đã được giảm bớt, chất lượng mẫu
được chọn cao hơn. Những thông tin thu được từ các mẫu này cũng giúp các nhà xã
hội học đưa ra những kết luận có tính đại diện cao, phục vụ tốt nhất cho đời sống xã
hội.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

13


Tiểu luận môn Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá

TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. “Phương pháp nghiên cứu Xã hội học” Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh. NXB
ĐHQG Hà Nội 2001.
02. “Phương pháp nghiên cứu Xã hội học” TS.Trần Thị Kim Xuyến
03. "Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số
doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội" Ngô Thị Thanh Tùng. Luận văn Thạc sỹ quản lý
giáo dục 2009.
04. “Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu kinh tế”. TS. Nguyễn Văn

Ngọc

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

14



×