Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hướng dẫn hạch toán hàng thiếu - chờ xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.21 KB, 3 trang )

Hướng dẫn cách hạch toán hàng thiếu - chờ xử lý
Hàng hóa thiếu - thiếu chờ xử lý phải hạch toán như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều bạn
kế toán trẻ. VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn hướng dẫn cách hạch toán hàng thiếu chờ xử lý khi mua hàng theo từng trường hợp cụ thể như: Do bên bán xuất thiếu, vận
chuyển bị mất, nhân viên bị mất...
1. Cách hạch toán hàng thiếu chờ xử lý:
- Khi phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa so với hóa đơn mua hàng, kế toán phải lập
biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán hàng thiếu chờ xử lý như sau:
Nợ TK - 156: Số hàng thực tế nhập kho
Nợ TK – 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ (theo hóa đơn)
Có TK – 111, 112, 331...
- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như
sau:
a. Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty
làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả lại số hàng thiếu đó:
Nợ TK – 156: Số hàng thiếu
Có TK – 1381: Số hàng thiếu
b. Một số trường hợp khác:
Nợ TK – 111, 112, 331: (Nếu bên bán hàng trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...) (Có
thuế)
Nợ TK – 1388: Phải thu khác (Nếu bên vận chuyển bồi thường) (Có thuế)
Nợ TK – 334: (Nếu như trừ vào lương của nhân viên làm mất hàng) (Có thuế)
Nợ TK – 632, 642, 811: Chi phí (Nếu DN không muốn ai bồi thường) (Có thuế)
Có TK – 1381: Số hàng thiếu
Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu (Vì khi mua hàng các bạn đã trả tiền
hàng là có thuế, nên số tiền được trả lại cũng phải có thuế)
Chú ý: Nếu số hàng thiếu này bạn cho vào chi phí thì chi phí này sẽ không được trừ khi
tính thuế TNDN.


Lưu ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng


thiếu:
- Nếu giá trị bồi thường cao hơn: cách hạch toàn hàng thiếu chờ xử lý:
Nợ TK – 111, 112, 1388: (Có thuế)
Có TK – 1381: Số hàng thiếu
Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu
Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn
- Nếu giá trị bồi thường thấp hơn:
Nợ TK – 111, 112, 1388: (Có thuế)
Có TK – 1381: Số hàng thiếu
Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu
Nợ TK – 632, 642, 811: Phần giá trị không được bồi thường
Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường
Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu không được bồi thường
2. Cách hạch toán hàng thừa chờ xử lý:
- Khi phát hiện thừa hàng hóa, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn
hạch toán như sau:
- Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý:
Nợ TK – 156: Số hàng thừa
Có TK - 3381: Tài sản thừa chờ xử lý.
-Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như
sau:
a. Nếu trả lại người bán:
Nợ TK – 3381: Số hàng thừa
Có TK - 156: Số hàng thừa
b. Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm, do quên ghi sổ,. . . thì điều chỉnh lại sổ kế toán.
c. Nếu không tìm được nguyên nhân:
Nợ TK- 3381: Số hàng thừa


Có TK - 711: Số hàng thừa

Chúc các bạn thành công!



×