Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Xuất khẩu Tô phở ba tầng sang Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.29 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BỘ MÔN:
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
ĐỀ TÀI: PHỞ BA TẦNG
GVHD:
Nhóm:
Nguyễn Thành Chiến

K135011172

Đặng Mạnh Khương

K134070800

Hán Nhật Ánh Ngọc

K144020213

Lê Quang Thanh

K134020223

Nguyễn Hữu Tiến

K134040494



LỜI MỞ ĐẦU
Công Ty Cổ Phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera được thành lập vào tháng 2 năm
1994, trở thành công ty gạch men đầu tư 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt
Nam.
Mục đích thành lập: Đem lại môi trường sống tươi đẹp cho con người. Gắn liền với
phương châm: UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – SÁNG TẠO – TỐC ĐỘ. Hiện nay
Taicera đã có hệ thống cửa hàng ở nhiều nơi trên thế giới: Hàn Quốc, Singapore,…
Với tổng số vốn điều lệ là: 445.421.280.000 cùng phương thức kinh doanh hiệu quả
công ty luôn đạt được doanh thu ổn định cùng lượng tiêu thụ sản phẩm tăng dần qua
các năm. Đặc biệt trong năm 2014, tuy tiền tệ trên thế giới trên tỷ giá đồng đô la Mỹ
bị giảm song với lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng sản
phẩm công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng 12% và tăng trưởng bán hàng là 18%.
Nhận thấy, tại thị trường Hàn Quốc với dân số trên 50 triệu người, cộng đồng người
Việt chưa phải là đông nhưng nếu so sánh với nhiều nước, số cửa hàng phở ở Hàn
Quốc thuộc loại nhiều nhất. Chỉ tính riêng ở thủ đô Seoul đã có trên 150 nhà hàng
phở. Những phố lớn, khu vực trường học, công sở: Insadong, Kangnam… đều tập
trung rất đông các nhà hàng phở Việt với nhiều thương hiệu nổi tiếng: Little Phở,…
Mặt khác, gốm sứ đã có mặt từ lâu đời ở Hàn Quốc và trở thành một phần nét văn
hóa của người dân nơi đây. Tại Hàn Quốc cũng có nhiều thương hiệu gốm sứ nổi
tiếng song dòng sản phẩm lại đánh mạnh vào gốm sứ hạng sang, đồ thủy tinh cao
cấp. Còn các công ty lớn của nước ngoài ở đây như Saint Gobain, ACC Group,… lại
có sản phẩm chính là các loại nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp xây dựng
như: kính phẳng, đá mài,… mà chưa đánh mạnh vào sản phẩm gốm sứ gia dụng.
Thấy được nhu cầu của thị trường Hàn Quốc, cùng với tiềm lực ổn định của công ty,
phòng R&D của công ty Taicera đã tiến hành nghiên cứu khảo sát và thấy rằng đây là
một thị trường đầy tiềm năng. Dựa trên uy tín thương hiệu cũng như khả năng thiết


kế sản xuất của mình. Taireca quyết định đưa sản phẩm của mình vào Hàn Quốc và
tin tưởng rằng sản phẩm gốm sứ của Taireca cụ thể là sản phẩm “ tô phở ba tầng” có

thể thỏa mãn được yêu cầu, thị hiếu của người Hàn Quốc.
I.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TAICERA
1. Giới thiệu chung
a. Lịch sử hình thành.

Công ty Taicera với 100% vốn đầu tư Đài Loan được thành lập vào năm 1994 do 20
cổ đông người Đài Loan thành lập với tổng vốn ban đầu là 19,5 triệu USD trong đó
vốn pháp định là 8,5 triệu USD.
Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera là một trong sáu Công ty có vốn đầu
tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Kế hoạch và đầu tư chấp thuận cho
chuyển đổi thành Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TAICERA
- Tên giao dịch đối ngoại: TAICERA ENTERPRISE COMPANY
- Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Gò Dầu, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành,
Tỉnh Đồng Nai
b. Lĩnh vực kinh doanh, quá trình phát triển

Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất gạch thạch anh phản quang, gạch men và sản phẩm
sứ; xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
09/08/2005 Công ty gốm sứ Taicera chính thức trở thành công ty cổ phần, tham gia
thị trường chứng khoán vào tháng Mười Hai năm 2006 tại thành phố HCM. 2008
được vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. 2009, Taicera hợp tác với
Keraben - một trong ba công ty gốm lớn ởTây Ban Nha, tiếp nhận công nghệ Ý và
phương pháp mới của Keraben để cho ra sản phẩm cao cấp tiêu chuẩn châu Âu, làm
cho Taicera thành người tiên phong trong việc sản xuất các sản phẩm cao cấp nhất.


Teicera được cấp chứng nhân ISO 9002,9001 và 8 năm liền đạt giải thưởng Hàng
Việt Nam chất lượng cao.Bên cạnh đó, sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội so với

đối thủ cạnh tranh. Ở Việt Nam Taicera có những hệ thống phân phối ở các tỉnh
thành Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng.
Bên cạnh thị trường nội địa, Taicera đã bắt đầu thâm nhập thị trường nước ngoài từ
năm 1998 với 2 thị trường Campuchia, Miến Điện; năm 1999 thêm thị trường
Malaysia, Singapore; năm 2000 thêm Philippines; năm 2001 phát triển thêm thị
trường Hàn Quốc và Đài Loan; năm 2002 sản phẩm đã đến Úc và Nhật Bản. Năm
2006, 2007 và 2008, 2009 tỷ trọng sản lượng xuất khẩu của Công ty chiếm lần lượt là
61%; 74%; 56% và 52% tổng sản lượng tiêu thụ.Vốn đầu tư của công ty liên tục
tăng.
Trải qua hơn 10 năm phát triển, Taicera đã xây dựng thành công một mô hình doanh
nghiệp bằng sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng, trình độ quản lý của Đài Loan với văn
hóa, con người và môi trường Việt Nam. Điểm căn bản tạo nên nền tảng chuyên
nghiệp của mô hình này chính là ở sự đầu tư cơ bản về hệ thống quản lý và những
chính sách nhân sự, tài chính linh hoạt và hiệu quả.
2. Tiềm lực tài chính
a. Các chỉ số tài chính

Tỷ số
thanh
toán
Tỷ số
hoạt
động

Tỷ số
đòn
bẩy tài
chính

Tỷ số tài chính


2014

2013

Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc)
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq)

0,99
0,52

0,99
0,48

Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phẩn
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
Khả năng thanh toán lãi vay

10,04
4,19
3,56
1,38
3,73
0,63

1,70
2,70
1,06

9,21
3,78
2,66
1,16
2,97
0,63
1,71
2,70
-0,81

Tỷ số
trung
bình
ngành
2014
0,8
0,47

Tỷ số
trung
bình
ngành
2013
0,76
0,44


4,88

4,55

0,82
2,87
0,7
2,31

0,74
2,93
0,73
2,76


Tỷ số
sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
(ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
(ROE)

0

-0,04

0,3


0

0
0

-0,03
-0,09

0,4
0,1

0,4
0,1

Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh: năm 2013 và 2014 đều có tỷ
số cao hơn trung bình ngành. Do vậy, vị thế thanh khoản của công ty tốt, công ty có
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho.
Tỷ số hoạt động
Vòng quay khoản phải thu: năm 2014 có tỷ số lớn hơn 2013, điều này cho thấy các
khoản phải thu của công ty được khách hàng thanh toán nhanh hơn nhưng điều này
có thể làm mất khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho: tỷ số năm 2014 và 2013 đều thấp hơn trung bình ngành,
điều này cho thấy công ty có thể đang có số lượng hàng tồn kho lớn. Nhưng tỷ số
năm 2014 lớn hơn năm 2013, qua đó ta có thể thấy công ty đã có các biện pháp cải
thiện, quản lý hàng tồn kho tốt hơn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: năm 2014 có tỷ số cao hơn năm 2013 cho thấy
việc sử dụng tại sản cố định của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản và Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: năm 2014 và
2013 đều có tỷ số cao hơn trung bình ngành và tỷ số năm 2014 lớn hơn 2013, điều

này cho thấy công ty tạo doanh thu so với tổng tài sản và vốn cổ phần tốt, có sự tăng
trưởng ở hai tỷ số này.
Tỷ số đòn bẩy tài chính:
Tỷ số nợ trên tài sản: tỷ số 2014 bằng 2013 và đều thấp hơn trung bình ngành, tỷ số
là 0,63 tức các chủ nợ đã cung cấp hơn một nửa tổng vốn. Nhưng tỷ số thấp hơn
trung bình ngành thì có khả năng công ty vẫn có thể huy động thêm vốn từ chủ nợ.


Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:tỷ số năm 2014 và năm 2013 đều thấp hơn trung bình
ngành cho thấy công ty có khả năng huy động vốn thêm từ các chủ nợ.
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần: tỷ số năm 2014 và năm 2013 bằng nhau, cho
thấy tỷ lệ gia tăng giữa tổng tài sản và vốn cổ phần đồng đều.
Khả năng thanh toán lãi vay: tỷ số năm 2014 cao hơn 2013 điều này cho thấy công
ty đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu khả năng chi trả lãi vay, từ tỷ số âm
0,81 năm 2013 đến tỷ số dương 1,06 năm 2014.
Tỷ số sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS): tỷ số cả hai năm đều thấp hơn trung bình
ngành, cho thấy chi phí của công ty quá cao. Chi phí cao thường do hoạt động của
công ty không hiệu quả. Lợi nhuận trên doanh thu thấp cũng là nguyên nhân của việc
sử dụng nhiều nợ vay. Hơn một nửa vốn của công ty là do vay từ các chủ nợ nên ở
đây có thể thấy tỷ số thấp không phải do vấn đề hoạt động của công ty. Năm 2013, tỷ
số âm có thể do công ty phải trả lãi nhiều.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):năm 2014 và 2013 công ty có lợi nhuận thấp
hơn mức trung bình ngành, thậm chí năm 2013 còn âm. Điều này không tốt, nhưng
lợi nhuận trên tài sản thấp không hẳn là xấu – có thể do quyết định sử dụng nhiều nợ
vay làm chi phí lãi vay cao và làm giảm lãi ròng. Nợ vay là một phần lý do làm lợi
nhuận công ty giảm và bị âm.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Tỷ số cả 2 năm đều thấp hơn trung bình
ngành. Năm 2014, khi lợi nhuận dương thì ROE ít chênh lệch so với trung bình
ngành hơn ROA, ROE tốt hơn là do công ty sử dụng nhiều nợ vay. Nhưng điều này

sẽ diễn ra ngược lại nếu lợi nhuận âm.
b. Kết quả kinh doanh
Kết Quả Kinh Doanh
Doanh Thu Thuần

Q3 2015
571,849

Q2

Q1

2015

2015

533,68

451,985

2014

2013

2,258,227

1,911,926


0

445,04

391,74

6

6

130,914

88,634

31,161

Giá Vốn Hàng Bán

440,935

1,916,459

1,679,003

Lợi Nhuận Gộp

60,239

341,768

232,923


23,154

13,784

54,327

47,269

7,655

8,050

7,798

32,340

32,061

Chi phí bán hàng

48,797

46,276

48,756

197,815

169,213


Chi phí quản lý doanh nghiệp

26,899

27,983

25,486

100,466

87,171

Tổng Chi phí hoạt động

106,857

97,413

88,026

352,608

303,653

Tổng doanh thu hoạt động tài chính

9,646

5,143


4,205

4,270

5,947

33,703

-3,636

-23,582

-6,570

-64,782

Lợi nhuận khác

1,135

853

2,613

8,493

6,860

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


34,839

-2,783

-20,969

1,923

-57,922

Tổng Chi phí lợi nhuận

-39

-39

-21,116

-73

931

34,878

-2,744

147

1,996


-58,853

Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty tăng đều. Cụ thế doanh thu thuần năm
2014 tăng 18.1% so với năm 2013, lợi nhuận gộp tăng 46.73% so với 2013. Đồng
thời việc quản lý chi phí hoạt động của công ty Taicera cũng cải thiện đáng kể ( giảm
48,955 triệu đồng), dẫn đến năm 2014 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là +1,996
triệu đồng năm 2014 so với -58,853 triệu đồng năm 2013 là một tiến bộ vượt bậc.
Xét riêng năm 2015, Tình hình hoạt động của doanh nghiệp cải thiện đáng kể.
Doanh thu thuần tăng 26.52%, lợi nhuận thuần sau thuế tăng 34,731 triệu đồng so với
đầu năm. Hơn thế doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng tăng đến 229%
so với quý 1. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động tài
chính của công ty rất khả quan.
3. Giới thiệu sản phẩm mới: Tô phở ba tầng

Tô đựng phở độc đáo này được sáng tạo bởi 1 người Mỹ gốc Nhật, anh Omid Sadri,
cũng chính là đề tài tốt nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi


đã trót đam mê món phở của Việt Nam. Đây là một ý tưởng đã đi vào sản xuất và rất
được yêu thích trên trang web Kick Starter . Điều thú vị hơn cả là tô phở lấy ý tưởng
từ đèn lồng này lại đến từ 1 người Mỹ, anh Omid Sadri. Đây cũng chính là đề tài tốt
nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi đã trót đam mê món phở

của Việt Nam.
Trọn bộ tô phở lấy ý tưởng từ đèn
lồng bao gồm 4 phần: muỗng, tầng
1, tầng 2 và tô phở chính

Cách thức sử dụng.

Tô phở ba tầng hoàn chỉnh.

II.
1. Đặc điểm chung
a. Về điều kiện tự nhiên

THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều tiên, trải dài 1000 km từ bắc tới nam, ba mặt bán
đảo là đại dương.
Dân số: hơn 50 triệu người
b. Về kinh tế
Chỉ số kinh tế:


-

GDP: 1,3 nghìn tỷ USD
Tỉ lệ tăng trường: 3,8%
GDP bình quân đầu người:
25.976,95 USD

-


Nợ công: 484,3 tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 4%


-

Các hiệp định đã và đang được ký kết giữ Việt Nam – Hàn Quốc

a. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
- Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Hàn Quốc được các Bộ trưởng Kinh tế

ASEAN – Hàn Quốc ký từ 2005 nhưng do có nhiều vướng mắc nên Hiệp định được
sửa đổi và ký lại đến lần thứ 3 vào tháng 8/2006. Trên cơ sở đó các nước thành viên
cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan từ năm 2007.Theo đó biểu thuế quan
của các nước đã được áp dụng hoàn toàn vào 01/01/2015.
- Lợi ích : Trong đó đáng chú ý nhất là thuế quan đánh vào các mặt hàng bằng gốm
sứ là vật dụng nhà bếp sẽ được đánh thuế 0% khi hàng được sản xuất từ các nước
ASEAN nhập vào Hàn Quốc
b. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
- Hiệp định VKFTA là Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định

FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán
năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015.
- Lợi ích : Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường
mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc. Cụ thể, Hàn
Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4%
số dòng thuế, đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực
như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản
phẩm cơ khí, v.v…

c. Hiệp Định Giữa VN-Hàn Quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực về hải
quan :
- Là hiệp định được kí kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc vào ngày 10/03/1995
- Mục đích : Nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu giữa
hai nước.Trong khuôn khổ hiệp định này, việc hợp tác hỗ trợ lẫn nhau sẽ được thực
hiện theo luật lệ quy định của bên được yêu cầu và trong phạm vi khả năng và thẩm
quyền của cơ quan Hải quan của bên được yêu cầu .
d. Hiệp định giữa Việt Nam – Hàn Quốc về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa

trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập :
- Là hiệp định được kí kết giữa Việt Nam – Hàn Quốc vào 20/05/1994
-

Mục đích : Mong muốn ký kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và

ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập


2. Tương quan tiền tệ
-

Won là đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc, có ký hiệu là (₩), và có mã là KRW. Theo

giá niêm yết Vietcombank ngày 25/11/2015, tỉ giá KWR/VND là 18,6 – 19,61.
-

Đồng Won Hàn Quốc với xu hướng tăng giá suốt 2 năm trở lại đây. Điều này làm

cho việc xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc khá thuận lợi vì sự cạnh tranh về
giá không khốc liệt.

3. Văn hóa
a. Văn hóa gốm sứ
-

Dân tộc Hàn Quốc đã bắt đầu làm và sử dụng đồ sành từ thời kì đồ đá mới. Đồ

gốm của Hàn Quốc mang tính độc đáo tinh tế được làm bằng đất tốt, và đặc tính thể
hiện vẻ đẹp khoẻ khoắn. Đồ gốm của Hàn Quốc có thể kể đến các loại như gốm sành,
gốm xanh, gốm xanh lam, gốm trắng, gốm nâu…
-

Ngày nay, nhắc đến gốm sứ Hàn Quốc đó là sự sang trọng thu hút cả thế giới. Nhờ

sự cao cấp mà nó mang lại, nhiều công ty gốm sứ đã được yêu cầu sản xuất các sản
phẩm xuất hiện tại các sự kiện quốc tế.
- Tại Hàn Quốc, hàng năm ở hai thành phố Icheon (Gyeonggi-do) và Yeoju của

nước này đều tổ chức lễ hội gốm sứ. Lễ hội gốm sứ Icheon và lễ hội gốm sứ Yeoju
cũng diễn ra vào một thời điểm.
- Thành phố Icheon (Gyeonggi-do) và Yeoju là những thành phố nổi tiếng có nghề

làm gốm bởi Có nguồn chất cao lanh và nguồn nước sạch, gỗ thông để sử dụng làm
chất đốt. Tuy nhiên, cách làm gốm của hai địa phương cũng có những nét khác biệt.
Icheon thường nhấn mạnh vào tính nghệ thuật và giá trị tự thân của tác phẩm nên đây
cũng được coi là thánh địa của phong cách gốm hiện đại. Ngược lại, Yeoju chủ yếu
được làm ra với mục đích phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Gốm của
thành phố này chiếm trên 40% số lượng đồ gốm được dùng trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày trên toàn quốc.



b. Văn hóa ẩm thực
-

Món ăn chính, món ăn phụ trong bữa ăn được bày biện riêng biệt. Khi ăn thường

trộn chúng lại với nhau, như món cơm trộn Hàn Quốc là một điển hình món dùng
trong bữa ăn người Hàn.
- Tất cả các món ăn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm. Vì vậy khi

chuẩn bị bữa ăn truyền thống của người Hán Quốc, bạn cần xong xuôi hết tất cả các
món ăn rồi mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn.
- Theo từng khu vực, theo từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng

cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên khắp đất nước lại có những ‘đặc sản’ khác biệt của
riêng mình. Những sự khác biệt đó tạo nên rất nhiều các món ăn đặc trưng cho mỗi
vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay kimchi nhưng với các loại nguyên
liệu khác nhau, chúng lại có hương vị khác biệt.
- Nhắc tới văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, điều ấn tượng đầu tiên có lẽ là những quy tắc

sắp xếp và tổ chức bữa ăn đầy rắc rối và khá khắt khe. Tuy vậy, vẫn do sự ảnh hưởng
của đạo Khổng mà các bữa ăn cầu kì và kiểu cách như vậy, từ trong cách lễ hội, lễ
nghi đến những ngày như đầy tháng, đám cưới, đám tang hay các ngày kỉ niệm khác
vẫn ngày càng phát triển và được ưa chuộng.
- Nguyên liệu món ăn đa dạng và nhiều màu sắc. Vì thế, việc chế biến, trình bày

cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn
bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn,
nhưng mỗi thứ chỉ một ít.
-


Là một dân tộc luôn coi trọng những giá trị truyền thống, người Hàn Quốc thường

có xu hướng thích các khu du tích lịch sử văn hóa: đình, chùa,…các lễ hội truyền
thống và các loại hình nghệ thuật đặc sắc.
4. Đối thủ cạnh tranh


a. Công ty nội địa
- Hiện nay gốm sứ Hàn Quốc đang được đánh giá cao về chất lượng, kiểu dáng và

mẫu mã. Các sản phẩm sứ tro xương của Hàn Quốc cũng rất được ưa chuộng. Bên
cạnh đó, Hàn Quốc cũng có nhiều công ty gốm sứ lâu đời và có tiếng tăm. Điển hình
là “Công ty gốm sứ Hàn Quốc” đã được hoàng gia Anh lựa chọn để sản xuất đồ gốm
sứ cho lễ kỉ niệm 60 năm lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II, và nhận được sự chú ý
trên toàn thế giới, công ty cũng được công nhận là nhà sản xuất gốm sứ hàng đầu của
Hàn Quốc hiện nay. Các sản phẩm của công ty Gốm sứ Hàn Quốc thường xuyên
được sử dụng trong Hoàng gia Anh cũng như các sự kiện quốc tế. Ngoài thị trường
trong nước, công ty đã xuất khẩu sản phẩm gốm sang 50 quốc gia: Mỹ, các nước
Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ.
b. Các công ty nước ngoài
- Hàn Quốc là đất nước có dân số khá đông, với trên 50 triệu người, đây cũng là thị

trường tiềm năng cho các công ty nước ngoài sản xuất và kinh doanh tại đây. Các
công ty sản xuất gốm sứ lớn như Saint-gobain (Pháp), AGC Group (Nhật), Morgan
Advanced Materials (Anh),… cũng đã có chi nhánh tại Hàn Quốc.
- Saint-gobain: Với gần 190.000 nhân viên và có mặt tại 64 quốc gia. Saintgobain là một nhà thiết kế, sản xuất và phân phối toàn cầu, có nhiều sản phẩm
gốm công nghiệp chất lượng cao. 21% tổng doanh thu thuần đến từ các sản phẩm
-

như kính phẳng, đá mài, gốm sứ.

AGC Group: Với hơn 50.000 nhân viên tại trên 30 quốc gia. AGC Group sản
xuất ở 4 lĩnh vực chính là thủy tinh (48%) doanh thu; điện tử (25%); hóa chất

-

(21%) ; gốm sứ và các sản phẩm khác (6%).
Morgan Advanced Materials: Với khách hàng tại hơn 100 quốc gia, công ty đã
có hơn 100 cơ sở sản xuất và hơn 9.000 nhân viên. Morgan Advanced Materials
sản xuất các sản phẩm như gốm sứ, vật liệu carbon, vật liệu chịu lửa cách nhiệt,
hệ thống áo giáp trọng lượng nhẹ,…

-

Các công ty nội địa và công ty nước ngoài, mặc dù có quy mô lớn và có nhiều

công ty được xếp vào top 10 nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về gốm sứ cao cấp,
kính, vật liệu chịu lửa nhưng sản phẩm phở ba tầng có thể được xếp vào phân khúc


tầm trung, các công ty này chưa nhắm đến sản phẩm này. Nếu Taicera sản xuất và
kinh doanh sản phẩm này tại đất nước Hàn Quốc, họ sẽ là những người đi tiên phong,
áp lực cạnh tranh hầu như không xảy ra.
5. Một số lưu ý khi kinh doanh tại Hàn Quốc
-

Do chính sách phát triển kinh tế dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống nên người

Hàn Quốc rất coi trọng những hiểu biết về văn hóa. khi kinh doanh với đối tác Hàn
Quốc thì việc hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc cũng sẽ góp phần củng cố thêm những
mối quan hệ làm ăn.

-

Thời gian tốt nhất trong năm để hẹn gặp mang tính chất công việc là từ tháng 2

đến tháng 6. khi làm việc với đối tác Hàn Quốc nên có đối tác trung gian giới thiệu,
vị trí của trung gian càng cao thì cơ hội làm việc với đối tác sẽ càng lớn.
-

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tới phương thức bán hàng linh

hoạt, điều này là hết sức cần thiết bởi lẽ doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ vì vậy họ thường mua những lô hàng nhỏ. Các doanh nghiệp Việt
Nam cũng cần xem xét phương thức sử dụng đại lý bán hàng là các công ty Hàn
Quốc thuộc thành viên của Hiệp hội các nhà nhập khẩu. Để xuất hàng sang thị trường
này đây là phương thức phổ biến nhất vì một lượng lớn hàng nhập khẩu của Hàn
Quốc là thông qua Hiệp hội này. Khi xuất khẩu vào Hàn Quốc doanh nghiệp trong
nước nên sử dụng các đại lý ở đây, chứ không nên mua đứt bán đoạn. Bên cạnh đó
cần quan tâm đến đặc điểm tiêu dùng của người Hàn Quốc.
-

Xây dựng mối quan hệ: đây là điểm rất quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn

Quốc. Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ này thông qua những cuộc hội họp
thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Quan trọng là tại
những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh doanh và họ thảo luận
công việc một cách thân thiện hơn. Hãy nhớ rằng người Hàn Quốc không ngần ngại
bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn trưa.


-


Văn bản pháp lý: không quá quan trọng. Người Hàn Quốc thường coi các văn bản

pháp lý như những Biên bản Ghi nhớ đưa ra những phác thảo chính cho các mối quan
hệ.
-

Danh dự: Người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự. Nếu bạn lăng mạ hoặc chỉ trích

ai đó trước mặt người khác, cũng có nghĩa bạn đang làm mất danh dự của người đó.
Đừng bao giờ đối xử với họ như cấp dưới của bạn. Đối với những vấn đề nhạy cảm
nên gián tiếp đề cập đến và thông qua một người trung gian.
-

Không nên tự đề cao bản thân: Người Hàn Quốc nổi tiếng thế giới về tài thương

thuyết của họ. Hãy chuẩn bị một phong thái bình tĩnh, hòa nhã nhưng cũng phải tỏ ra
cứng rắn. Hãy luôn khẳng định khả năng của mình nhưng cũng không nên quá đề
cao.
III.
PHÂN TÍCH SWOT
1. Điểm mạnh :
a. Có cửa hàng phân phối trên toàn thế giới , đặc biệt là có 1 chi nhánh phân phối ở

Hàn Quốc
b. Nguồn tài chính mạnh và doanh thu ổn định qua từng năm :
- Vốn điều lệ là 445 tỷ đồng
- Tổng tài sản khoảng 1558 tỷ đồng
- Doanh thu 2014 đạt 2305 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2013
c. Có uy tín và sự tin cậy của khách hàng với chất lượng ổn định với những mục tiêu


và phương châm của công ty như :
- Không ngừng huấn luyện và đào tạo
- Nguồn nguyên liệu ổn định
- Hiện đại hóa máy móc thiết bị
- Quy trình sản xuất tốt
- Phương pháp quản lý chất lượng của những nhân viên tiên tiến
- Sự nghiên cứu phát triển ở trình độ cao
- Mục tiêu định hướng: Khiếm khuyết không, khiếu nại không
- Chính sách chất lượng: Cung cấp chất lượng và phục vụ vừa lòng khách
hàng.
Phương châm kinh doanh: Uy tín - Chất lượng – Sáng tạo - Tốc độ.
d. Thương hiệu : Là một công ty có thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam cũng
-

như quốc tế , có định hướng mục tiêu phát triển rõ ràng và ngày càng củng cố


được vị thế trên thị trường và tạo niềm tin ở người tiêu dùng . Tại Việt Nam công
-

ty Taicera đạt được nhiều giải thưởng như :
Năm 1999 là năm đầu tiên sản phẩm Taicera được người tiêu dùng trong cả nước

-

bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và duy trì từ đó đến nay.
Năm 2005, tập thể Cán bộ, Công nhân viên Taicera được Bộ Xây dựng tặng Bằng

-


khen vì đã có thành tích xuất sắc trong xuất khẩu vật liệu xây dựng.
Năm 2005, Công ty được Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai tăng Giấy
khen "Doanh nghiệp tiêu biểu trong 10 năm xây dựng và phát triển Khu công

-

nghiệp Đồng Nai".
Hàng năm Công ty đều nhận được Giấy khen của UBND Tỉnh Đồng Nai, Cục
thuế Đồng Nai, Cục Thống kê Đồng Nai về tình hình nộp báo cáo, tiền thuế đầy
đủ, kịp thời.

e. Khả năng sản xuất :
- Các dây chuyền sản xuất của Taicera được đầu tư với công nghệ của Italia hiện đại

nhất tại Việt Nam. Công ty đã thiết lập xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp Gò
Dầu rất thuận lợi về khuyến khích đầu tư và chiến lược quản lý chi phí lâu dài.
-

Hiện Công ty có 3 xưởng sản xuất và 1 xưởng gia công tăng giá trị
Công suất hoạt động của nhà máy hiện nay trung bình là 30.000 m2 /ngày tùy

thuộc vào loại gạch được sản xuất.
f. Nguồn nguyên liệu :
• Các nguyên vật liệu chính
- Thổ liệu: Chủ yếu là trường thạch, cát, thổ 3 loại.
- Men liệu: Chủ yếu là men lót, men mặt, men in 3 loại.
- Phụ gia: Chất giải keo, chất tăng độ cứng, chất cố định.
• Nguồn nguyên vật liệu
- Thổ liệu: chủ yếu tại Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc –

- Men liệu: chủ yếu tại Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam –
- Phụ gia: Chủ yếu tại Trung Quốc, Đài Loan
• Sự ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu
- Chính phủ nâng cao thuế nhập khẩu nguyên liệu, do đó công ty tăng cường
khai thác sử dụng nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay chính sách
của Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi lớn, nên sự ổnđịnh của
các nguồn cung cấp nguyên liệu không bị ảnh hưởng đáng kể.
• Các kế hoạch và biện pháp chủ động nguồn nguyên liệu


-

Công ty không ngừng tìm các nhà cung ứng với giá cả không cao từ Trung

Quốc và Việt Nam, và tích cực cải tiến công thức phối liệu gạch thay thế bằng
những nguyên liệu giá cả rẻ, nhằm mục đích hạn chế tăng giá thành sản xuất
2. Điểm yếu :
- Chưa có kinh nghiệm về sản xuất đồ gốm theo dạng tô chén đồ dùng nhà bếp nên

việc gia công tô phở 3 tầng có thể sẽ là khó khăn ban đầu cho công ty.
- Dây chuyền sản xuất hiện nay chủ yếu là gạch men, để sản xuất tô gốm tuy
nguyên liệu là tương đồng nhưng phải đầu tư một công nghệ cũng như dây chuyền
hoàn toàn khác . Đây có thể là một khoản đầu tư không nhỏ cho công ty.
3. Cơ hội :
- Hàn Quốc và ASEAN đã có ký kết hiệp định AKFTA qua đó mặt hàng tô chén đồ
dùng nhà bếp làm gốm sứ từ Việt Nam sẽ có thuế suất 0% khi nhập vào Hàn Quốc
- Taicera có một chi nhánh phân phối ở Hàn Quốc điều này sẽ là thuận lợi lớn khi
không phải thông qua một nhà xuất khẩu khác để sản phẩm phở ba tầng vào thị
trường Hàn Quốc
- Hàn Quốc có rất nhiều cửa hàng quán ăn có món phở hoặc những món súp , bún ,

mì.. tương tự có thể sử dụng tô gốm ba tầng
- Ẩm thực Hàn Quốc chuộng những món súp , canh …sử dụng tô rất nhiều nên nếu
sản phẩm nhận được tín hiệu tốt từ người tiêu dùng sẽ rất dễ được tiêu thụ nhanh và
lan truyền với phạm vi rộng.
4. Thách thức :
-

Văn hóa truyền thống của Hàn Quốc giáo dục chuộng dùng hàng nội địa nên đây

có thể là điều khó cho Taicera khi thâm nhập sản phẩm mới này vào Hàn Quốc
-

Thiết kế của tô sẽ phải rất kĩ càng và được đầu tư chỉnh sửa kĩ lưỡng cho phù hợp

với văn hóa cũng như thị hiếu được xem là rất khó tính của người dân Hàn Quốc
-

Các đối thủ cạnh tranh nội địa và nước ngoài hiện đang ở thị trường Hàn Quốc có

tiềm lực và khả năng cạnh tranh mạnh.
-

Việc để những quán phở , quán ăn đổi đồng loạt tất cả các tô của họ sang kiểu tô

ba tầng có thể gặp khó khăn với những cửa hàng không thích thay đổi và những cửa
hàng không muốn bỏ một khoản đầu tư kha khá để thay đổi.


IV.
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

1. Chiến lược sản phẩm

a. Sự khác biệt hóa sản phẩm
-

Với lợi thế của một doanh nghiệp có nhiều tiên phong trong cả nước về chất lượng

sản phẩm, là Nhà máy Gạch men đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận hệ thống
chất lượng quốc tế ISO 9002, các sản phẩm của Taicera đã có một bệ phóng vững
chắc để chu du và chinh phục các thị trường lớn trên thế giới: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản,…
-

Các quy định pháp lý tại Hàn Quốc:

-

Về tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, Hàn Quốc sử dụng hệ thống ISO 9000 (hay

còn gọi là KSA 9000) làm hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chính thức. Bất cứ hàng hóa
nào nhập khẩu vào Hàn Quốc cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Về nhãn
mác, hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có nhãn mác ghi rõ nước xuất sứ. Cơ
quan Hải quan Hàn Quốc cung cấp danh sách các nước cần áp dụng quy định về nhãn
mác xuất xứ theo mã HS.
-

Với các chứng chỉ và kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chứng nhận Hệ thống quản

lý chất lượng ISO 9001:2000, số chứng nhận FM 37630 được cấp ngày 06/07/2000
bởi BSI Management Systems và Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO

13006:2003, số chứng nhận PT052801 được cấp ngày 11/03/2005 bởi SIRIM QAS
International Sdn.Bhd. Bên cạnh đó, ngoài bao bì nhãn mác sản phẩm Taicera đều
được ghi đầy đủ thông tin đảm bảo tuân thủ mọi nguyên tắc mà nước nhập khẩu đề ra
như: nước xuất xứ, mã hàng hóa, … do đó sản phẩm của Taicera tự tin sẽ vượt qua
những rào cản trên.
-

Để tiến vào thị trường Hàn Quốc với sản phẩm “tô phở ba tầng”, một loại hàng

Việt chưa từng có mặt tại thị trường Hàn Quốc, hơn hết lại thuộc mặt hàng gốm sứ
gia dụng – 1 mặt hàng chưa thật sự phổ biến và được đánh giá cao ở đất nước mặt
trời mọc, chúng tôi cần xem xét, tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, họ muốn gì và cần gì?
-

Nền kinh tế phát triển đem lại thu nhập cao cho người dân Hàn Quốc khiến cho

khả năng chi trả của họ cao hơn. Tuy nhiên các sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về


chất lượng, mẫu mã đẹp, tiên sử dụng và đặc biệt cái truyền thống rất được xem
trọng. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy Taicera xuất mặt hàng “tô phở ba
tầng” sang Hàn Quốc, vì đây là sản phẩm vừa mang tính truyền thống, đồng thời
mang hơi thở của thời đại với sự sáng tạo trong kiểu dáng, màu sắc và chất liệu và
họa tiết thiết kế. Tô phở 3 tầng đến từ 1 người Mỹ - anh Omid Sadri lấy ý tưởng từ
đèn lồng trong dịp tết cổ truyền của người Việt Nam. Tô phở gồm 4 phần: muỗng,
tầng 1 dành cho chanh và ớt, tầng 2 dành cho rau thơm cùng giá và tô phở chính.
Muỗng được để ở trên cùng, còn đôi đũa được xếp gọn gàng trong 1 khe nhỏ của tô
phở. Màu sắc và trang trí của tô phở ban đầu chỉ có một màu trắng thanh thoát. Để có
thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ trên của người Hàn Quốc, Taireca sẽ tận dụng bố
cục, đa dạng màu sắc, khắc họa nhịp điệu nông thôn, thành thị, của nông nghiệp,

công nghiệp mang nét đặc trưng truyền thống của Việt Nam trong những họa tiết
được trang trí trên sản phẩm để sản phẩm vừa mang hơi hướng nghệ thuật thể hiện
cái đẹp của quá khứ và của thời đại.
-

Xét về xu hướng thưởng thức cái đẹp có những nét tương đồng giữa người Hàn

Quốc và Việt Nam, nhưng trên thực tế có những điểm khác biệt về điều kiện địa lý
làm nảy sinh những nét đẹp mang đậm bản sắc con người xứ sở kim chi, vì vậy
Taireca phải hiểu được điều này nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cũng như
mang cái đẹp Hàn Quốc thổi vào các tác phẩm “tô phở ba tầng” của mình. Bên cạnh
đó, về văn hóa ẩm thức truyền thống của người Hàn Quốc cũng có những nét riêng
khác biệt so với người Việt Nam. Vì vậy công ty Taireca cũng có những cải tiến nhỏ
trong thiết kế và cách sắp xếp của sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu này. Thìa sẽ
được đặt ngửa ở phía trên cùng; đũa sẽ được xếp vào ô nhỏ ở tầng 2 trên tô phở
chính; ở tầng 1 sẽ thiết kế 2 lỗ to hơn 1 chút để có thể để thìa ngửa và đũa ở bên cạnh
thìa. Điều đó sẽ giúp phù hợp với văn hóa của người Hàn khi người Hàn truyền thống
kiêng để úp thìa; bỏ thìa, đũa trên bát thức ăn cùng với đó là đũa và thìa phải được
xếp gần nhau.
-

Công ty Taireca tin rằng với tuyệt tác “tô phở ba tầng” có thể đáp ứng được nhu

cầu sử dụng cũng như những kỳ vọng về cảm quan nghệ thuật của người Hàn Quốc.


-

Xuất phát từ thị hiếu cùng yêu cầu khá cao về sản phẩm như đã đề cập ở trên,


chúng tôi quyết định chọn chiến lược sản phẩm chuẩn hóa khi thâm nhập thị trường
Hàn Quốc. Một khi có những yêu cầu từ phía khách hàng hay chính quyền sở tại,
chúng tôi sẽ có những bước điều chỉnh trong chiến lược sản phẩm để đáp ứng những
đòi hỏi trên.
b. Chất lượng sản phẩm
-

Hoạt động dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản để có chất lượng tốt: Không ngừng huấn

luyện và đào tạo; Nguồn nguyên liệu ổn định; Hiện đại hóa máy móc thiết bị; Quy
trình sản xuất tốt; Phương pháp quản lý chất lượng của nhân viên tiên tiến; Sự nghiên
cứu phát triển ở trình độ cao. Chất lượng sản phẩm của Taicera luôn đạt được sự
đánh giá và tin tưởng cao từ khách hàng trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến
nay, công ty cũng đã đạt được nhiều thành tựu lớn:
-

Tháng 08 năm 1997, Công ty Taicera vinh dự là Nhà máy Gạch men đầu tiên tại

Việt Nam được chứng nhận hệ thống chất lượng quốc tế ISO 9002. Và tháng 06 năm
2000, Công ty được chứng nhận chuyển bản sang Hệ thống ISO 9001 và duy trì cho
đến nay, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thỏa mãn nhu cầu phục vụ khách hàng.
Năm 1999 là năm đầu tiên sản phẩm Taicera được người tiêu dùng trong cả nước
bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và duy trì từ đó đến nay.
-

Các sản phâm của công ty luôn được đổi mới mã, quy cách, chất lượng phục vụ để

đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công ty trở thành nhà cung cấp thường xuyên cho các
công trình lớn trong và ngoài nước, điển hình là ga hàng không số 3, Sân bay Quốc tế
Ninoy Aquino (Manila, Philippines),…

2. Chiến lược phân phối
-

Qua tìm hiểu nhóm biết được người Hàn Quốc rất thích phở bởi với nữ Phở là một

món ăn kiêng hiệu quả, với Nam giới thì Phở là một món ăn giả rượu. Gần như đến
bất cứ khu phố đông đúc nào cũng có thể tìm thấy một hàng phở. Đến nay, ở Hàn
Quốc có hơn 200 quán phở Việt Nam. Chỉ tính riêng ở thủ đô Seoul đã có trên 150
nhà hàng phở. Những phố lớn, những khu vực có trường học, công sở như Kwang


Hwa-mun, Insadong, Shinchon, Yongxan, Kangnam… đều tập trung rất đông nhà
hàng phở Việt. Hơn thế nữa công ty Taicera cũng có chi nhánh tại Hàn Quốc và cũng
phát triển rất mạnh ở đất nước này.
-

Từ những đặc điểm trên nhóm nghiên cứu xin đề xuất chiến lược phân phối trực

tiếp qua chi nhánh Taicera ở Hàn Quốc. Với kênh phân phối này thương hiệu Taicera
sẽ đến với người sử dụng và giá cả cũng sẽ do chinh nhánh này quyết định . Taicera
đã có thương hiệu ở Hàn Quốc nên sẽ tiết kiệm chi phí cho xây dựng cơ sở mua bán,
xây dựng thương hiệu; tuy nhiên vì đây là sản phẩm mới trước đây nên cần có chi phí
cho phát triển kênh phân phối và tìm hiểu thị hiếu khách hàng.
-

Trước tiên sẽ thiết lập kênh phân phối trực tiếp tại các chuỗi quán Phở Hàn Quốc,

đặc biệt là những tên tuổi nổi tiếng: “Little Saigon” tại Apugujeong, Phở Mein hơn
100 nhà hàng, Phở Hòa Bình 65 cửa hàng, Phở Bảy 40 cửa hàng, Phở Hòa 25 cửa
hàng…Nếu phân phối được sản phẩm tại những chuỗi cửa hàng này thì tần số hiện

diện của sản phẩm trước người tiêu dùng rất tốt.
-

Tiếp theo mở rộng kênh phân phối ra các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn như: Little papa

Phở, Phở 24…và các quán phở nhỏ lẻ tập trung tại các khu phố đông dân cư, các
trường đai học, đặc biệt là các trường nữ sinh.
-

Sau khi đã ổn định kênh phân phối qua các quán Phở, doanh nghiệp tiến dần thâm

nhập vào thị trường bán lẻ, đưa sản phẩm vào các cơ sở bán lẻ của công ty, liên kết
với siêu thị bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc Shinsegae. Kênh phân phối của Shinsegae
phân bố khắp cả nước, thương hiệu “Tô phở ba tầng” sẽ tiếp cận nhiều hơn với người
tiêu dùng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời đưa thêm nhân sự vào để
tiến hành chiến lược chiêu thị và thu nhận các ý kiến của người tiêu dùng để phát
triển sản phẩm đúng với nhu cầu của họ.
3. Chiến lược giá
a. Mục tiêu chiến lược giá


-

Để tính giá sản phẩm thì buộc phải ước tính các chi phí tốn kém từ khâu sản xuất

để quy ra giá vốn sản phẩm. Gía vốn này sẽ được tính trên tổng các chi phí trong kỳ
trên số lượng sản phẩm sản xuất ra. Các loại chi phí để sản xuất ra một lô sản phẩm
này là: chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm cao lanh, đá trường thạch, đất sét
trắng; chi phí nhân công trực tiếp sản xuất bao gồm chi phí thiết kế, chi phí lao động
của công nhân được tính theo ngày công, chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang. Đồng thời tính thêm các chi phí phát sinh để đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dung, nhà nhập khẩu đó là: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí tài chính…
-

Việc xác định mức cung, cầu của sản phâm trên thị trường ảnh hưởng lớn đến khối

lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như định ra mức giá phù hợp để
cạnh tranh và có lời.
-

Gía cả cũng bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh cũng như quy định pháp lý của

Hàn Quốc. Cần có sự tìm hiểu về hành động của các đối thủ cạnh tranh như việc xây
dựng “quan hệ” với nhà nhập khẩu, thỏa thuận giá tay trong của đối thủ với cùng một
nhà nhập khẩu,… từ đó cảnh giác và đối phó với các tình huống bất ngờ về giá. Đối
với các quy định pháp lý cần phải hiểu rõ ràng về các loại thuế cũng như các loại phí,
đặc biệt là quy chế về chống bán phá giá hàng hóa khi tính tới giá sản phẩm.
-

Chiến lược giá thay đổi theo từng thời kì cho sản phẩm khi bước vào thị trường

Hàn Quốc. Chiến lược giá đầu tiên đưa ra là chiến lược giá thâm nhập thị trường. Giá
trung bình một tô sứ bình thường ở Hàn Quốc nằm vào khoảng 15 USD vậy nên giá
tô phở ba tầng sẽ cũng tương đương khoảng đó để sản phẩm dễ được thị trường chấp
nhận hơn.
 Chủ yếu định giá theo chi phí, sau đó quy ra giá thành sản phẩm có bao gồm 25%

lợi nhuận trên giá vốn hàng bán. Cách này sẽ rất tốt khi sản phẩm bị điều tra chống
bán phá giá.

 Theo 2 giai đoạn phân phối để thâm nhập sản phẩm, chiến lược định giá phải kết

hợp được nhiều cách cả theo mức chấp nhận của thị trường (có tác động của đối


thủ cạnh tranh) và mức hài lòng của khách hàng. Từ đó, xác định mức giá bán
thích hợp.
• Ban đầu, công ty sẽ phân phối sản phẩm bằng kênh phân phối đại lý, chi
nhánh có sẵn ở Hàn Quốc. Điều này sẽ giảm được chi phí mở đại lý và một
số chi phí khác.
- Gía sản phẩm = giá vốn bán hàng + 25% giá vốn đây là giá cho 5000 sản
phẩm đầu tiên được đưa vào Hàn Quốc để thử nghiệm về sự thành công của
sản phẩm qua đó đi đến quyết định công ty có đầu tư một dây chuyền sản


xuất hàng loạt hay không.
Sau khi chiếm được lòng tin khách hàng khẳng định được thương hiệu, định

giá sẽ dựa trên cảm nhận của khách hàng.
 Gía sẽ là giá cạnh tranh, trung bình cao cho đúng khách hàng mục tiêu đã đề ra
cũng như cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh.
b. Chi phí sản xuất
-

Đây là sản phẩm được thiết kế bởi Omid Sadri một người Mỹ theo học tại học

viện Pratt(Brooklyn, Newyork ). Vì vậy công ty sẽ mất một khoản phí để mua lại bản
quyền thiết kế này.Nhóm dự định chi phí này sẽ là 1000 USD bởi vì sản phẩm này
chưa quá nổi tiếng hơn nữa mong muốn của anh ta cũng là phổ biến chiếc tô của
mình cho cả thế giới biết đến.

-

Ban đầu công ty không mạo hiểm đầu tư dây chuyền sản xuất hàng loạt mà sẽ đặt

một công ty gốm sứ sản xuất 5000 bộ để chuyển sang bán ở thị trường Hàn Quốc qua
đó thăm dò cũng như nhận những phản hồi từ người tiêu dùng . Ở Việt Nam công ty
uy tín đáng tin cậy để đặt hàng là Công ty Minh Long , công ty này bán nhiều bộ
chén dĩa bàn ăn trên thị trường Việt Nam với giá 332.000-700.000 đồng/bộ. Dựa vào
điều này Tacera có thể thuê ngoài từ công ty Minh Long với giá từ 13-15USD /bộ.
Như vậy giá bán sản phẩm này sẽ nằm vào khoảng 16.25 – 18.75 USD/bộ so với
những tô phở bằng sứ bình thường ở Hàn Quốc nằm vào khoảng 15USD.
c. Chi phí vận chuyển


-

Thuê vận chuyển hàng gốm sứ đi Hàn Quốc từ Tân Cảng Hồ Chí Minh đi Incheon

Hàn Quốc có giá cước 78 USD/m 3 (Công ty TNHH TM-DV T.T Quốc tế ) đã bao
gồm thuế ( 0%) và chi phí đóng gói do công ty bao trọn.
-

Với lượng hàng là 5000 tô được ước tính sẽ chiếm 40 m 3 (trung bình 1 m3 đóng

được 125 tô ) như vậy chi phí sẽ là 3120 USD . Cộng thêm các chi phí phát sinh về
tiền lưu trú tàu , bốc dỡ hàng tại Tân Cảng và Incheon và tiền vận chuyển đến chi
nhánh khoảng 500 USD Tổng chi phí vận chuyển là 3620 USD hay 0.724 USD/bộ
d. Chi phí bán hàng và biến phí khác
-


Thị trường của sản phẩm gốm sứ hiện nay là thị trường rộng lớn của 150 nước

thành viên của WTO và khách hàng tiềm năng có thể thuộc hàng trăm dân tộc và nền
văn hóa khác nhau. Sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh gốm sứ là rất quyết liệt.
Đặc biệt vào đâu năm 2015 vừa qua lộ trình về xóa bỏ thuế quan đối với mặt hàng
gốm sứ trong lộ trình thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Hàn Quốc
(AKFTA) đã được thực hiện mở ra một cơ hội kinh doanh rất lớn cho mặt hàng này
của Việt Nam thông qua việc cắt giảm chi phí thuế quan.
-

Số lượng dự kiến năm 2016 đưa vào Hàn Quốc dự kiến 5000 sản phẩm phục vụ

cho hơn 150 quán phở tại Seoul cũng như quảng cáo ra thị trường đối với người tiêu
dùng Hàn Quốc.
-

Chi Phí

-

Thành tiền(
USD)

-

-

Tham gia hội
chợ triển lãm
(Gian

hàng
12m2)

-

900 USD

-

-

Chi phí bán
hàng và các
loại biến phí
phát sinh khác

-

5000 USD

-

Chi phí đưa hàng
vào quảng cáo vào
nhà
hàng
Hàn
Quốc… và một số
loại chi phí khác.



Tổng chi phí

-

-

5900 USD

-

Bảng Tổng chi phí trung bình một sản phẩm
-

Chi phí trên một sản phẩm
“Tô phở ba tầng”

-

Đơn vị (USD)

-

Chi phí sản xuất

-

14

-


Chi phí vận chuyển

-

0.74

-

Chi phí bán hàng

-

1.18

-

Phí bản quyền

-

0.2

-

Tổng chi phí

-

15.92


Bảng tổng lợi nhuận
-

Giá hàng bán

-

17.5

-

Doanh thu thuần

-

87500

-

Tổng chi phí

-

79600

-

Lợi nhuận ròng


-

7900

-

Thuế doanh nghiệp (22%)

-

1738

-

Lợi nhuận sau thuế

-

6162
( Đơ

-

n vị:USD)
-

Vì đây là lô hàng thử nghiệm nên lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu của

đợt xuất hàng này mà mục tiêu chính là để thăm dò thị trường Hàn Quốc cũng như
thăm dò sản phẩm này có thể thành công hay không. Mục tiêu chính đó sẽ được thể

hiện qua thời gian tiêu thụ hết sản phẩm cũng như phản ứng của người tiêu dùng.
Qua đó mà Taicera có thể quyết định cho mình việc đầu tư một dây chuyền sản xuất
hàng loạt cho sản phẩm tô phở ba tầng này.
4. Chiến lược thúc tiến

a. Mục tiêu xúc tiến
-

Tăng mẫu mả sản phẩm, mở rộng thị phần,


×