Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số câu hỏi vĩ mô và vi mô trong kinh tế học có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.64 KB, 20 trang )

Câu 1: Thế nào là kinh tế học, kinh tế vi mô, vĩ mô, cho ví dụ?
Quan điểm 1: Kinh tế học là một môn khoa học – xã hội nghiên cứu các thức xã
hội để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản
xuất như thế nào?
Quan điểm 2: Kinh tế học nghiên cứu các hành vi ứng xử của các tác nhân (hộ gia
đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài).
VD: giá tăng ứng xử của người tiêu dùng như thế nào?
giá tăng ứng xử của nhà sản xuất như thế nào?
Quan điểm 3: Kinh tế học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sản xuất, trao đổi và
tiêu dùng trên cơ sở đó, tìm ra được mối quan hệ tối ưu nhất để thúc đẩy kinh tế
phát triển
Quan điểm 4: Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng, các sự kiện phân tích để
tìm hiểu nguyên nhân của các sự kiện, hiện tượng đó nhằm tìm ra các biện pháp để
khắc phục.
Tóm lại, kinh tế học là một môn KH-XH, khoa học của sự lựa chọn nghiên cứu và
giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực
khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và phân phối sản phẩm làm ra cho mọi thành
viên của xã hội (hiện tại và tương lai).


Mọi nguồn lực đều khan hiếm, phải quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả

VD: Than là nguồn tài nguyên khan hiếm
 Quản lý, khai thác, và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả


Khi tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ rồi thì ta phải nghĩ đến việc hài hòa
lợi ích giữa hiện tại và tương lai.

VD: Vốn là khan hiếm
 Quản lý, khai thác, và sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả (cả về mặt


hiện tại và tương lai)

Kinh tế học vi mô: là 1 bộ phận của kinh tế học, là một môn khoa học – xã hội,
khoa học của sự lựa chọn, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản, các


tế bào của nền kinh tế. Nghiên cứu các hành vi, các hoạt động cụ thể của từng đơn
vị kinh tế đơn lẻ (VD: doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, chủ đất)
VD: Doanh nghiệp này nên sử dụng bao nhiêu lao động thì có hiệu quả
Trang trại này nên sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm thì có hiệu quả
Trang trại này sản xuất ra sản phẩm nào đó, thì ai sẽ là người tiêu thụ những
sản phẩm đó
Kinh tế học vĩ mô: là 1 bộ phận của kinh tế học, là một môn khoa học – xã hội,
khoa học của sự lựa chọn, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản ở
tầm quốc gia và nó nhấn mạnh đến mối quan hệ tương tác một cách tống thể như:
cầu tiền, cung tiền, tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp.
VD: tăng trưởng như thế nào là phù hợp.
Năm 2013 chính phủ phải cứu đói lúc giáp hạt tại 1 số địa phương => CP phải
xuất kho bao nhiêu tấn gạo để cứu đói.


Câu 2: 3 vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế
Bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải dựa trên 3 vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất
cái gì, sản xuát cho ai và sản xuất như thế nào.
Sản xuất cái gì:
- Sản xuất cái gì là câu hỏi của cầu => sản xuất cái gì đều phải dựa vào cầu của thị
trường và xã hội nghĩa là thị trường và xã hội cần cài gì thì sản xuất cái đó, không
nên sản xuất những cái mà thị trường và xã hội không cần.
VD: Khi thu nhập của người dân tăng => người tiêu dùng muốn có rau sạch
Khi thu nhập của người dân tăng => người tiêu dùng muốn vào siêu thị mua

rau sạch.
- Để nhận biết được cầu thị trường thì người ta dựa vào nhiều tiêu thức (nhưng tiêu
thức quan trọng nhất là dựa vào giá thị trường.
VD: gà Tiên Yên giá cao
Gà Công Nghiệp giá thấp
 Dựa vào lợi thế so sánh của từng địa phương mà chúng ta nên sản xuất cái gì
để có hiệu quả
Sản xuất như thế nào:
- Sản xuất như thé nào là câu hỏi của cung điều đó có nghĩa là sản xuất như thế
nào thì có hiệu quả cao về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái.
- Muốn có hiệu quả cao thì nhà nước và doanh nghiệp phải nghiên cứu nhiều vấn
đề: lựa chọn công nghệ nào để sản xuất, ai sản xuất thì có lợi, nơi nào sản xuất
thì có lợi, lựa chọn và phối hợp đầu vào như thế nào thì có hiệu quả.
- Để nhận biết được sản xuất như thế nào có hiệu quả cao thì có nhiều tiêu thức,
nhưng tiêu thức quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm (chất lượng của sản
phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, của quốc gia).
Sản xuất cho ai:
Ai là người được hưởng lợi từ những kết quả và thành quả do nhà nước và các tế
bào trong nền kinh tế mang lại điều đó có nghĩa rằng sản xuất cho ai gồm 2 nội
dung:
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: sản xuất thì ai tiêu dùng, nước nào tiêu dùng
- Phân phối sản phẩm, phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong nền kinh tế phải
đảm bảo hài hòa giữa các tác nhân (nhà nước, doanh nghiệp và NLĐ)
 3 vần đề kinh tế cơ bản này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tùy điều kiện
của từng quốc gia, từng giai đoạn , từng doanh nghiệp mà lựa chọn và xắp xếp
3 vấn đề này như thế nào cho phù hợp.


Câu 3: Trình bày những nội dung cơ bản của nền kinh tế (mô hình kinh tế hỗ hợp)
và vận dụng ở nước ta như thế nào?

Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình kết hợp hài hòa giữa mô hình kinh tế kế hoạch
hóa tập trung và mô hình kinh tế thị trường; kết hợp giữa các yếu tố chủ quan và
khách quan;
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung: các vấn đề kinh tế cơ bản đều do nhà nước
quyết định
Mô hình kinh tế thị trường: các vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định
Ưu điểm: nó phát huy được thế mạnh (ưu điểm) của 2 mô hình trên.
Kinh tế kế hoạch hóa tập trung: các vấn đề kinh tế cơ bản đều do nhà nước quyết
định (chưa phân hóa giàu, nghèo, quan hệ giữa người với người là quan hệ bác ái)
Kinh tế thị trường:
- Khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn => LN
- Thay đổi công nghệ
- Phi tập trung hóa 1 số quyền lực vào quan chức chính phủ, quan chức nhà nước
- Con người có quyền tự do lựa chọn -> tính năng động, sáng tạo cao.
Nếu kết hợp tốt 2 mô hình này, nền kinh tế phát triển cao, đời sống của nhân dân
được ổn định và nâng lên. Nhưng nếu kết hợp không tốt, sẽ bộc lộ những nhược
điểm.
VD: Cơ chế xin – cho
Nảy sinh phân hóa giàu – nghèo (khoảng cách phân hóa giàu – nghèo dãn ra).
Rủi ro đạo đức, rủi ro về kinh tế (hàng nhái, hàng giả), bất bình đẳng giữa các
doanh nghiệp với nhau.
Nếu quản lý không tốt, hỗ trợ của nhà nước sẽ không đúng đối tượng
Quản lý không tốt: ô nhiễm môi trường, tham nhũng, tệ nạn xã hội...
Vận dụng ở nước ta:
Nước ta vận dụng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa


Câu 4: Trình bày khái niệm, cách tính độ co giãn chéo của cầu hàng hóa dịch vụ
đối với giá cả (Độ co giãn của cầu đối với giá cả của các hàng hóa có liên quan).

Cho ví dụ và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? Vận dụng ở địa phương
hoặc danh nghiệp nơi anh (chị) đang công tác như thế nào?
Độ co giãn chéo của cầu hàng hóa dịch vụ đối với giá cả được đo bằng % thay đổi
lượng cầu của hàng hóa này (lượng cầu của hàng hóa A) khi có 1 lượng % giá thay
đổi của hàng hóa kia (hàng hóa B).
Ý nghĩa:
Độ co giãn chéo của cầu đối với giá cả cho ta biết giá của hàng hóa kia (hàng hóa
B) thay đổi thì ảnh hường đến cầu của hàng hóa A như thế nào. Do đó có ý nghĩa
rất lớn đối với nhà nước và doanh nghiệp.
Đường cầu của doanh nghiệp mình nhạy cảm đến mức độ nào khi có chiến lược
định giá của các doanh nghiệp đối thủ, trên cơ sở đó mà có các đối sách trở lại cho
phù hợp.


Câu 5: Trình bày những nội dung cơ bản của ngân sách và thâm hụt ngân
sách nhà nước? Theo anh/chị để giảm bớt thâm hụt ngân sách phải áp dụng
những giải pháp nào?
1. Thế nào là ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là tổng thể các kế hoạch hàng năm về chi tiêu và thu của
chính phủ.
B (Bud) = T - G
2. Ngân sách nhà nước thường xảy ra những tình huống sau:
Nếu B (Bud) >0: thặng dư ngân sách
Nếu B (Bud) = 0: cân bằng ngân sách
Nếu B (Bud) < 0: thâm hụt ngân sách
3. Thâm hụt ngân sách nhà nước: có 3 khái niệm
- Thâm hụt ngân sách thực tế: thu thực tế < chi thực tế trong năm tài khóa
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế
đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động trong chu kỳ kinh

doanh
4. Để giảm bớt thâm hụt ngân sách cần phải áp dụng những biện pháp sau:
- Tăng thu, giảm chi
- Nếu tăng thu, giảm chi mà ngân sách vẫn thâm hụt thì phải có biện pháp tài trợ
cho ngân sách nhà nước:
+ Vay của dân
+ Vay của nước ngoài
+ Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+ Vay ngân hàng (in thêm tiền)


Câu 6: Trình bày những nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ? Chính sách
tiền tệ vận dụng ở nước ta ntn khi nền kinh tế suy thoái?
Trả lời:
1, Mục tiêu chính sách tiền tệ:
-

-

+

-

Mục tiêu của chính sách tiền tệ: kiểm soát được lượng cung ứng tiền tệ trên
thị trường trên cơ sở đó mà ổn định, phát triển kinh tế và thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Cơ quan thay mặt chính phủ để triển khai, chỉ đạo thực hiện chính sách
tiền tệ là Ngân hàng Trung ương (ngân hàng Nhà nước).
Công cụ tác động: Có hai công cụ chính là: mức cung tiền (MS) và lãi suất (r).
Tuy nhiên để thực hiện chính sách tiền tệ thì ngân hàng Trung ương còn dùng

một số các công cụ khác nhau như: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, quy định trực tiếp lãi suất (lãi suất tiền
gửi, lãi suất tiền vay)...
Đối tượng tác động: tác động vào tổng cầu (AD) nhưng tác động gián tiếp vì
phải thông qua thị trường tiền tệ
Cơ chế tác động:
Trong ngắn hạn: Với mục tiêu là chống suy thoái thì có chế tác động là tăng
lượng cung tiền, giảm lãi suất => đầu tư(l) tăng => tổng cầu (AD) tăng => sản
lượng thực tế (Qa) tang => nền kinh tế suy thoát khỏi suy thoái.. Hay nói cách
khác khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới
lỏng.
Với mục tiêu là chống lạm phát thì cơ chế t ác động là giảm lượng cung tiền,
tăng lãi suất => đầu tư (l) giảm => tổng cầu (AD) giảm => sản lượng thực tế
(Qa) giảm=> kìm chế được lạm phát nhưng sản lượng bị sụt giảm nghiêm
trọng. Nói cách khác, khi nền kinh tế có lạm phát cáo thì áp dụng chính sách
tiền tệ thắt chặt.
Trong dài hạn: với mục tiêu là tăng sản lượng tiềm năng (Qp,Yp). Do vậy, cơ
chế tác động là giảm lượng cung tiền hoặc giảm lãi suất trong dài hạn, từ đó mà
đầu tư dài hạn tăng làm tổng cầu dài hạn tăng thì sản lượng tiềm năng cũng
tăng.
2, Vận dụng khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ nước ta cần thực thi chính
sách tiền tệ nới lỏng. Cụ thể năm 2008, 2012 nền kinh tế nước ta suy thoái (suy
giảm) chính phủ đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua các công cụ
giảm lãi suất – Năm 2012, chính phủ ấn định trần lãi suất gửi và vay thấp (giảm


lãi suất huy động và lãi suất cho vay); giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất
chiết khấu, giảm lãi suất tái cấp vốn... Với chính sách này đã đưa nước ta thoát
khỏi suy thoái (2008) và tăng trưởng. Trong năm 2012, nước ta cũng đã vượt
qua tạo đà cho năm 2013 tăng trưởng cao.



Câu 7: trình bày mối quan hệ cầu, cung hàng hóa dịch vụ trên thị trường? Cho
ví dụ và minh họa bằng đồ thị?
- Mối quan hệ cầu cung hàng hóa dịch vụ trên thị trường được thể hiện trên 3
trạng thái:
+ Trạng thái cân bằng cầu cung
+ Trạng thái không cân bằng cầu cung
+ Trạng thái cân bằng mới
- Trạng thái cân bằng cầu cung:
+ Cầu hàng hóa, dịch vụ bằng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, không
có dư thừa hoặc thiếu hụt.
+ Nếu biểu diễn trên đồ thị trạng thái cân bằng (điểm cân bằng) cầu cung
chính là điểm cắt đường cầu và đường cung.
+ Tại trạng thái cần bằn thì khai thác và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, xác
định được giá cần bằng (PE) và lượng cân bằng (QE); người mua và người
bán thỏa thuận, thống nhất với nhau được giá và lượng
+ Ví dụ = Vẽ đồ thị:

Hình 1.1: trạng thái cân bằng cầu, cung trên thị trường

Hình 1.2: trạng thái không cân bằng cầu, cung trên thị trường
- Trạng thái không cân bằng cầu cung
+ Do lượng cung lớn hơn lượng cầu



Câu 8: Thế nào là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ? Tại sao phải phối
hợp và cách thức phối hợp hai chính sách này? Minh họa trên đồ thị?
- Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng công cụ thuế khóa và chi tiêu của

Chính phủ để quản lý, điều tiết nên kinh tế vĩ mô theo những mục tiêu đề ra.
- Chính sách tiền tệ là việc của Chính phủ sử dụng mức cung cầu tiền hoặc lãi suất
để quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô theo mục tiêu đã định.
- Tại sao phải phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:
+ Thay đổi chính sách tài khóa đơn lẻ: Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở
rộng thông qua tăng chỉ tiêu của chính phủ (G↑) hoặc giảm thuế (T↓) làm cho
đương IS dịch chuyển về phía phải, trạng thái cân bằng dịch chuyển từ E 0 đến E1;
tại đây thu nhập tăng lên từ Y 0 đến Y1; và lãi suất tăng từ r0 đến r1 => gây hiện
tượng thoái lui đầu tư. Do đó nếu chỉ áp dụng đơn lẻ chính sách tài khóa mà không
áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng thì sẽ dẫn tới hiện tượng thoái lui đầu tư.(hình
1)
+ Thay đổi chính sách tiền tệ đơn lẻ: sự gia tăng của cung tiền hoặc lãi suất giảm
thì đường LM dịch chuyển về phía phải, trạng thái cân bằng dịch chuyển từ E 0 đến
E1; tại đây mức lãi suất giảm từ r0 đến r1 và thu nhập tăng từ Y0 đến Y1. Nhưng
mức tăng này không cao. (hình 2)
+ Sự phối hợp hai chính sách này sẽ tận tận dụng được thế mạnh của hai chính
sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi nền kinh tế suy thoái mà không gây ra hiện
tượng thoái lui đầu tư, kiềm chế lạm phát khi lạm phát khi nền kinh tế có lạm phát
cao, từ đó mà ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo được an sinh xã hội.

- Cách thức phối hợp:
+ Khi nền kinh tế suy thoái: cách thức phối hợp là mở rộng chính sách tài khóa
(G↑, T↓) và nới lỏng chính sách tiền tệ (MS↑, r↓); (chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ nới lỏng) (hình 3)


+ Khi nền kinh tế có lạm phát cao: cách thức phối hợp là thu hẹp chính sách tài
khóa (G↑, T↓) và thắt chặt chính sách tiền tệ (MS↑, r↓) (chính sách tài khóa, chính
sách tiền tệ thắt chặt) (hình 4)


Hình 3: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kết hợp khi nền kinh tế suy thoái

Hình 4: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kết hợp khi nền kinh tế thịnh
vượng


Câu 9: Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát giá thị trường
Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát giá thị trường thông qua việc nhà nước
ấn định giá trần (Pc)
KN: Thế nào là giá trần: là tối đa (giới hạn trên của giá)
Khi nào thì nhà nước ấn định giá trần: nhà nước chỉ ấn định giá trần khi mà giá
cả trên thị trường đang ở mức giá quá cao.
Ấn định giá trần thì có tác dụng gì?
-

Nếu như nhà nước ấn định giá trần một cách phù hợp thì giá trần có lợi cho
người tiêu dùng.
Nó góp phần làm ổn định giá cả thị trường trên cơ sở đó mà góp phần ổn định
tình hình KT-CT –XH.

Hạn chế:
-

Tuy nhiên, nếu không thận trọng thì nó sẽ không có lợi cho người sản xuất,
cung ứng.
Nếu định giá trần không hợp lý, thị trường đã rối loạn thì càng rối loạn thêm
dẫn đến hiện tượng buôn lậu.
Nếu định giá trần không hợp lý, tạo ra sự bất cân bằng trong xã hội (trợ cấp cho
người giàu – giá xăng); phân phối nhà rẻ cho các bán bộ công chức nhà nước
(mua nhưng không ở)


Cách khắc phục:
-

Giá trần được ấn định trong thời gian ngắn
Nên đẩy đường cung về phía bên phải

Giá sàn
KN: là giá tối thiểu (giới hạn dưới của giá)
Khi nào thì nhà nước ấn định giá sàn: Nhà nước chỉ ấn định giá sàn khi giá cả
thị trường ở mức qua thấp.
VD: Giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là 2,2 triệu đồng/tấn => nhà nước định
giá 2,5triệu đồng/tấn.
Từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nhà nước chỉ được phép hỗ trợ giá.


Ấn định giá sàn thì có tác dụng gì?
-

Giá sàn có lợi cho người sản xuất => kích thích sản xuất
Góp phần làm ổn định giá cả thị trường -> ổn định tình hình KT-XH

Hạn chế:
-

Không có lợi cho người tiêu dùng
Nếu ấn định giá sàn không hợp lý sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn thị trường =>
dư thừa hàng hóa => khai thác, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả.
Tạo nên sự bất công bằng trong xã hội (ai bán được ở mức giá sàn thì có lợi, ai
không bán được ở mức giá sàn thì thua thiệt)


Khắc phục:
-

Chỉ nên ấn định giá sàn trong thời gian ngắn
Để giá sàn có hiệu lực, đẩy đường cầu về phía phải (tăng cầu)
+ Gắn sản xuất với chế biến
+ Gia tăng chăn nuôi (cho ăn thóc...)
+ Mở rộng thị trường (thị trường xuất khẩu gạo)
+ Nhà nước tung tiền ra mua nông sản (hỗ trợ lãi suất)


Câu 10: GDP và GNP: định nghĩa, cách tính...
GDP (Tổng sản phẩm quốc nội): là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị thực tế của tất
cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ
của một nước trong một thời kỳ nhất định (bất kể do người trong nước hay người
nước ngoài tạo ra). Gồm 2 bộ phận:
+ Hàng hóa, dịch vụ do công dân của một nước sản xuất ra trong nước mình
+ Hàng hóa, dịch vụ do công dân nước ngoài sản xuất ra trên lãnh thổ của nước sở
tại (nước ngoài đầu tư, tổ chức VP đại diện trên nước sở tại đó tạo ra...)
GNP (Tổng sản phẩm quốc dân): là chỉ tiêu p/á tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối
cùng do công dân của 1 nước tạo ra trong 1 năm (bất kể họ sống trong hay
ngoài lãnh thổ của 1 đất nước). Gồm 2 bộ phận hợp thành:
+ Hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân nước mình sản xuất ra
+ Hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân nước của 1 nước ở nước ngoài tạo ra
So sánh 2 chỉ tiêu trên:
Giống nhau:
-

Đều được dùng để đo lường sản lượng quốc gia hàng năm

Đều chỉ tính cho nhứng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong năm chứ
không tính tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được tạo ra.

Khác nhau: mỗi chỉ tiêu trên được tính ở góc độ khác nhau
-

GDP: được tính trên chỉ tiêu góc độ trong 1 lãnh thổ
GNP: được tính trên chỉ tiêu góc độ công dân tạo ra

Các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống SNA:
-

Chỉ tiêu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP)
Chỉ tiêu tổng sản phẩm kinh tế quốc nội (GDP)
Chỉ tiêu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ròng (NNP)
Thu nhập quốc dân – NI (national income)
Thu nhập khả dụng – DI

Cách tính:
NIA

KH


NIA: Thu nhập ròng từ nước ngoài
NX: xuất khẩu ròng = xuất khẩu – nhập khẩu
Ti: thuế gián thu
Thu nhập cá nhân:
PI = NI – (những yếu tố 1) + (những yếu tố 2)
-


-

Những yếu tố 1:
+ Lợi nhuận của công ty
+ Tiền đóng BHXH
+ Lãi suất ròng
Những yếu tố 2
+ Cổ tức
+ Chuyển giao thu nhập cho cá nhân
Thu nhập về lãi suất của cá nhân

Thu nhập khả dụng:
Là phần thu nhập cá nhân còn lại sau khi các hộ gia đình đã nộp xong các khoản
thuế cá nhân. P/á phần thu nhập mà các HGĐ được toàn quyền để chi tiêu.


Câu: Các loại chi phí, cách tính
Chi phí kế toán: là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các
yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí để mua máy
móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu, tiền thuê
đất đai, chi phí quản cáo,… những chi phí này được ghi chép vào sổ sách kế toán.
Chi phí cơ hội (chi phí ẩn): là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi
nhuận đã bị mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta đã bỏ qua cơ hội thực hiện
các phương án khác co mức rủi ro tương tự. Nó là chi phí không thể hiện bằng tiền
do đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.
Chi phí sản xuất và thời gian.
Trong phân tích kinh tế thời gian được phân biệt nhất thời, ngắn hạn và dài
hạn.
Nhất thời - là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của bất

kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó sản lượng của nó cố định.
Ngắn hạn là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của ít
nhất một yếu tố sản xuất, do đó qui mô sản xuất của nó là cố định và sản lượng có
thể thay đổi.
Dài hạn là thời gian mà doanh nghiệp có thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu
tố sản xuất nào, do đó qui mô sản xuất của nó đều có thể thay đổi.
Vì trong ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng sản xuất
do đó chi phí sản xuất sẽ thay đổi theo, nên phần tiếp theo ta phân tính chi phí sản
xuất trong ngắn hạn.
Các loại chi phí tổng
Tổng chi phí cố định (TFC: Total fixed cost) Là toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho yếu tố sản xuất cố định bao gồm
chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương cho bộ máy
quản lý…
Tổng chi phí cố định sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, nó là
khoảng chi phí phải trả ngay cả khi không có sản phẩm (chỉ có thể loại trừ bằng
cách đóng của doanh nghiệp). Đường biểu diễn trên đồ thị là đường nằm ngang
song song với trục sản lượng (Hình 4.8)
Tổng chi phí biến đổi (TVC: Total variable cost): Là toàn bộ chi phí mà
doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian
gồm chi phí mua nguyên vật liệu, trả tiền lương cho công nhân… Tổng chi phí


biến đổi phụ thuộc và đồng biến với sản lượng và có đặc điểm:
- Ban đầu tốc độ gia tăng của TVC chậm hơn tốc độ gia tăng của sản lượng.
Sau đó tốc độ gia tăng của TVC nhanh hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Đường
TVC ban đầu có mặt lồi hướng lên sau đó hướng xuống trục sản lượng (hình 4.8).
- Tổng chi phí (TC: Total cost) Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi
ra cho tất cả các yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn
vị thời gian.

TC = TFC + TVC
- Tổng chi phí đồng biến với sản lượng và có đặc điểm tương tự như tổng
chi phí biến đổi. Đường TC đồng dạng với đường TVC và nằm trên đường TVC
một đoạn bằng với TFC.
Các loại chi phí đơn vị
- Chi phí cố định trung bình (AFC - Average fixed cost): Là chi phí cố định
tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi
phí cố định chia cho sản lượng tương ứng:
AFCi = TFC/Qi
- Chi phí cố định trung bình sẽ càng giảm khi sản lượng càng tăng. Đường
AFC có dạng hyperbol, là đường cong dốc xuống theo suốt chiều dài của trục
hoành (hình 4.9).
- Chi phí biến đổi trung bình (AVC: Average variable cost) Là chi phí biến
đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó
được xác định bằng cách lấy tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng tương ứng:
AVC = TVCi/Qi
Đường AVC thường có dạng chử U, ban đầu khi gia tăng sản lượng thì
AVC giảm dần và đạt cực tiểu. Nếu tiếp tục tăng sản lượng thì AVC sẽ tăng dần
lên.(hình 4.9)
- Chi phí trung bình (ATC: Average Total cost) Là tổng chi phí trung bình
cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó được xác định bằng
cách lấy tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng:
ATCi = TCi/Qi
ACi bằng chi phí cố định trung bình cộng với chi phí biến đổi trung bình
tương ứng ở mức sản lượng đó:
ATCi = AFCi +AVCi


Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng bằng
AFC (tương ứng với mỗi mức sản lượng).

- Chi phí biên (MC: marginal cost) đôi khi còn được gọi là chi phí gia tăng
là sự thay đổi trong tổng chi phí hay hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi
một đơn vị sản lượng:
MC = ∆TC / ∆Q = ∆TVC / ∆Q
Chi phí biên cho chúng ta biết sẽ phải tốn bao nhiêu để tăng sản lượng
doanh nghiệp thêm một đơn vị sản phẩm nữa. Trên đồ thị MC chính là độ dốc của
đường TC hay TVC. Khi TVC và TC là hàm số, chi phí biên có thể tính tương ứng
bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của tổng chi phí hay của hàm tồng chi phí biến
đổi:
MC = dTC/dQ = dTVC/dQ

Hình 4.8. Các tổng chi phí

Hình 4.9. Các chi phí trung bình và chi phí biên


Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu này:
-

GDP, GNP là thước đo thành tựu kinh tế quốc dân
Dựa vào GDP, GNP người ta biết được tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia
Dựa vào GDP, GNP chúng ta biết được GDP/người => mức sống của dân cư,
mức sống của mỗi nước.
Phản ánh được sự thay đổi, giúp chúng ta tính được 1 cáh chính xác tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng:

Hệ số điều chỉnh GDP (hệ số lạm phát tính theo GDP)




×