Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hở van tim hai lá và những nguy hiểm khó lường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.83 KB, 3 trang )

HỞ VAN TIM HAI LÁ VÀ NHỮNG NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hở van hai lá: Thấp tim, thoái hoá, dứt
dây chằng van tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh mạch vành, bệnh cơ
tim… Khoảng 2% dân số mắc bệnh này.
1)Biểu hiện như thế nào:
Hầu hết những người hở van hai lá không có triệu chứng. Những người hở van hai
lá nhẹ hoặc vừa có thể không bao giờ có triệu chứng hoặc biến chứng. Thậm chí
những bệnh nhân hở van hai lá nặng trong giai đoạn đầu cũng không có triệu
chứng cho đến khi suy tim trái, rối loạn nhịp hoạc tăng áp lực động mạch phổi.
Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của suy tim với các triệu chứng: Mệt mỏi, khó thở
khi gắng sức và muộn hơn xuất hiện cả khi nghỉ, phù hai chi dưới.
2)Chẩn đoán bệnh:
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để hướng đến chẩn đoán. Nghe tim sẽ phát hiện
tiếng thổi tâm thu do dòng phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái tạo nên. Các thăm dò
khác bao gồm:
Chụp Xq tim phổi: phát hiện tim lớn và ứ dịch phổi.
Điện tâm đồ: để phát hiện các rối loạn nhịp kèm theo. Điện tâm đồ cũng cho thấy
ảnh hưởng của hở van hai lá với toàn bộ cấu trúc tim, các thương tổn hẹp tắc động
mạch vành nếu có.
Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ hở van hai lá đều được được chỉ định siêu âm
tim nhằm khẳng định chẩn đoán và xác định mức độ hở van. Trên siêu âm tim cũng
có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Trên những bệnh nhân hở van hai lá
nhiều nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng có thể siêu âm
tim định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá mức độ giãn tâm thất trái cũng như thay đổi
chức năng co bóp tâm thất trái. Từ đó xác định thời điểm thích hợp để phẫu thuật.
Cũng có thể áp dụng siêu âm tim gắng sức để xác định mức độ hở van, áp lực động
mạch phổi và dự trữ thất trái khi gắng sức cho những bệnh nhân không có triệu
chứng. Những trường hợp siêu âm qua thành ngực không cho hình ảnh rõ ràng có
thể siêu âm qua thực quản nhằm quan sát van hai lá gần hơn cho kết quả chính
xác hơn.
Trong một số trường hợp nghi ngờ hở van hai lá là hậu quả của bệnh lý động mạch


vành hoặc có bệnh lý động mạch vành kèm theo, cần chụp động mạch vành qua
đường ống thông.
3)Diễn biến của bệnh:
Bệnh nhân hở van hai lá nhẹ không cần phải theo dõi và thăm khám định kỳ.
Những người bị hở mức độ vừa và nhiều, cần theo dõi và thăm khám định kỳ để
có thể điều trị kịp thời. Tần suất thăm khám sẽ theo lời khuyên của bác sĩ dựa vào
mức độ hở van, mức độ giãn tim và mức độ xuất hiện của triệu chứng. Nhìn chung
khi đã có triệu chứng hoặc triệu chứng tăng lên cần thăm khám bác sĩ ít nhất 6
tháng/lần.
Nếu bệnh nhân không có triệu chứng, nhịp đều, kích thước tâm thất trái và tâm nhĩ
trái bình thường, áp lực động mạch phổi bình thường có thể không cần hạn chế các
hoạt động thể lực.


Ảnh hưởng của sinh nở cho bệnh nhân hở van hai lá: Thông thường bệnh nhân
hở van hai lá thích nghi khá tốt với sinh đẻ nhất là các trường hợp hở không nhiều
và không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Nhưng ngược lại nếu đã có triệu
chứng hoặc biến chứng, rất có thể sẽ xuất hiện các biến chứng nặng khi sinh. Nếu
bạn ở trong nhóm bệnh nhân sau và bạn cần sinh con, tốt nhất hãy gặp bác sĩ
chuyên khoa tim mạch được tư vấn về nguy cơ của sinh đẻ và khả năng có thể phải
phẫu thuật sửa hoạc thay van hai lá trước. Phẫu thuật van hai lá không được
khuyến cáo trong khi bệnh nhân có thai, trừ các trường hợp cấp cứu.
Rung nhĩ trong bệnh hở van hai lá: là tình trạng rối loạn điện học ở tầng tâm nhĩ
biểu hiện bằng nhịp nhĩ nhanh và không đều. Ở bệnh nhân hở van hai lá, bình
thường lượng máu do tim bơm đi đã giảm, rung nhĩ càng làm lượng máu này giảm
đi và tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ, hoặc tắc mạch chi do hình thành cục máu đông
trong các buồng tim. Bệnh nhân rung nhĩ được điều trị bằng các thuốc chống đông
máu và có thể được dùng thuốc (hoặc shock điện) để chuyển nhịp về bình thường.
Bệnh nhân bị rung nhĩ được khuyến cáo nên phẫu thuật sớm khi tâm nhĩ trái chưa
giãn nhiều ảnh hưởng đến khả năng chuyển nhịp khi phẫu thuật.

4)Điều trị như thế nào:
Quyết định điều trị như thế nào phụ thuộc vào mức độ hở van, triệu chứng của
bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây hở van hai lá. Hầu hết các bệnh nhân hở van
hai lá nhiều sẽ phải điều trị phẫu thuật sửa chữa hoạc thay van hai lá. Trong một số
trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật nếu bệnh nhân có các bệnh phối hợp.
Phẫu thuật sửa van hai lá: Sửa chữa phục hồi được chức năng van hai lá đóng
kín, sẽ bảo tồn được chức năng cơ tim và tránh cho bệnh nhân phải dùng thuốc
chống đông máu vĩnh viễn. Phẫu thuật sửa van hai lá thường phức tạp hơn thay
van hai lá nên đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm về kỹ thuật này.
Phẫu thuật thay van hai lá: Khi thương tổn van nặng nề, nhất là khi do thấp tim
hoạc hậu quả của bệnh hẹp tắc động mạch vành, nhiều trường hợp phải thay van
hai lá. Có hai loại van nhân tạo được sử dụng: van cơ học (được làm từ kim loại)
và van sinh học (được làm từ các sản phẩm sinh học như tim lợn hoạc màng tim
của bò). Van cơ học có điểm bất lợi là cần phải dùng thuốc chống đông kháng
vitamin K suốt đời. Còn van sinh học sẽ bị hỏng theo thời gian, nhất là ở những
bệnh nhân dưới 65 tuổi. Nhìn chung van cơ học được dùng cho những bệnh nhân
dưới 65 tuổi hoặc bị rung nhĩ ( bắt buộc phải dùng thuốc chống đông). Van sinh
học dùng cho những bệnh nhân trên 65 tuổi. Có thể dùng van sinh học cho những
bệnh nhân dưới 65 tuổi nhịp tim bình thường. Tuy nhiên cần giải thích cho bệnh
nhân về lợi hại giữa việc sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K và nguy cơ
phải thay van trong tương lai. (xem thêm bài Lựa chọn van tim nhân tạo như thế
nào).
Phẫu thuật Maze: Khi bệnh nhân bị rung nhĩ, bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành
thêm phẫu thuật Maze bằng cách tạo thêm những đường cắt trong các tâm nhĩ bằng
sóng cao tần, siêu âm hoạc nhiệt độ lạnh để ngăn cản những dòng điện bệnh lý là
nguyên nhân gây rung nhĩ. Phẫu thuật viên sẽ bàn bạc với bệnh nhân và gia đình về
quyết định có tiến hành phẫu thuật Maze hay không vì phẫu thuật này sẽ làm thời
gian mổ kéo dài và tăng nguy cơ xuất hiện một số biến chứng.



Điều trị bằng thuốc: Các thuốc điều trị có tác dụng làm giảm triệu chứng suy tim,
giảm bớt gánh nặng cho tim và tránh các biến chứng như hình thành huyết khối
trong tim hoạc nhiễm khuẩn van hai lá.
Nhóm thuốc giãn mạch (ví dụ thuốc ức chế men chuyển) làm cho máu lưu thông
tốt hơn và giảm gánh nặng tâm thất trái. Tuy nhiên cũng chưa thực sự chứng minh
hiệu quả của thuốc này khi điều trị kéo dài cho bệnh nhân hở van hai lá.
Thuốc chống đông kháng vitamin K được chỉ định cho những bệnh nhân bị rung
nhĩ hoạc sau khi bệnh nhân đã thay van hai lá cơ học.
Hầu hết bệnh nhân hở van hai lá không cần dùng thuốc kháng sinh trước khi làm
các thủ thuật về răng miệng và đường hô hấp trên. Tuy nhiên những bệnh nhân đã
thay van hai lá cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh dự
phòng trước các phẫu thuật thủ thuật.



×