Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Điều chế xeri(IV) xitrat và ứng dụng kích thích tăng trưởng cho cây cúc vạn thọ luận văn thạc sỹ hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 64 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ggggggggg
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VINH

LÊ VĂN TUYÊN

ĐIỀU CHẾ XERI(IV) XITRAT VÀ
ỨNG DỤNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG
CHO CÂY CÚC VẠN THỌ
Chuyên ngành:
Mã số:

Hóa Vô Cơ
60440113

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Quang Mai

Vinh, 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn
học viên. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm


ơn chân thành tới:
Ban Giám Hiệu, khoa Hóa Học, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại
học Vinh. Quý thầy cô trong khoa Hóa Học, đặc biệt là quý thầy cô tổ Hóa vô
cơ trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Võ Quang Mai, người thầy kính mến đã hết lòng hướng dẫn,
giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
PGS.TS. Nguyễn Hoa Du, TS. Phan Thị Hồng Tuyết, TS. Nguyễn
Xuân Dũng khoa Hóa Học trường Đại học Vinh, TS. Nguyễn Quốc Thắng
trường Đại học Hà Tĩnh, đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình học tập và động viện giúp đỡ góp ý cho tôi rất nhiều, đặc biệt trong quá
trình xây xựng đề cương để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
TS. Đào Ngọc Nhiệm Phòng Vật liệu vô cơ, Viện Khoa học Vật liệu,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình xác định kết quả thực nghiệm.
Ban Giám Hiệu, khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, cán bộ quản lý
phòng thực hành hóa học trường Đại học Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và làm thực nghiệm để tôi có thể hoàn
thành được luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do bản thân còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót và những điểm chưa hợp lý. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô trong toàn thể hội đồng
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


3

MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................... 4
Danh mục các bảng .................................................................................... 5
Danh mục các hình .................................................................................... 6
MỞ ĐẦU................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT........................................... 11
1.1. Một số đặc điểm của các nguyên tố đất hiếm và xeri ......................... 11
1.2. Axit xitric .......................................................................................... 22
1.3. Phương pháp nghiên cứu phức chất .................................................. 26
1.4. Giới thiệu về cây Cúc Vạn Thọ (Thái Lan)........................................ 31
CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM........................................ 34
2.1. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................ 34
2.2. Hóa chất ............................................................................................ 34
2.3. Thực nghiệm ..................................................................................... 34
2.4. Thử nghiệm bón vi lượng xeri(IV) xitrat cho cây Cúc Vạn Thọ ........ 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................... 40
3.1. Nghiên cứu tổng hợp xeri(IV) xitrat .................................................. 40
3.2. Xác định phức xeri(IV) xitrat ............................................................ 46
3.3. Ứng dụng phức chất xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng
trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ............................................................ 50
KẾT LUẬN............................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 61


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu viết tắt


Từ viết tắt

1.



biến đổi

2.

DTA

Differential thermal analysis

3.

DTG hoặc DTGA Differential thermogravimetry or
Differential thermogravimetry analysis

4.

DTPA

Axit dietylentriaminpentaaxetic

5.

EDTA


Axit etylendiamintetraaxetic

6.

H3Cit

Axit xitric

7.

HDEHP

axit di (2 etylhexyl)photphoric

8.

Ln

Lantanoit

9.

m

mạnh

10.

NTĐH


Nguyên tố đất hiếm

11.

P.A.

Tinh khiết phân tích

12.

RE

Rare Earth

13.

REE

Rare Earth Elements

14.

TA

Thermal analysis

15.

tb


trung bình

16.

TBP

tri- n- butylphotphat

17.

TG hoặc TGA

Thermogravimetry or Thermogravimetry
analysis

18.

y

yếu


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

Trang


1.

Bảng 1.1: Các phân nhóm của nguyên tố đất hiếm

12

2.

Bảng 1.2. Một số hằng số vật lý của các NTĐH

14

3.

Bảng 1.3. Giá trị pH bắt đầu kết tủa Ln(OH)3

15

4.

Bảng 1.4: Một số tính chất vật lí của axit xitric

23

5.
6.
7.

8.


9.

10.

11.

12.

Bảng 1.5: Tần số đặc trưng nhóm của một số nhóm nguyên
tử
Bảng 1.6: Tần số hấp thụ của một số liên kết thường gặp
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất
tạo phức xeri(IV) xitrat
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất tạo phức xeri(IV)
xitrat
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tạo phức
xeri(IV) xitrat
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của tỉ lệ mol Ce4+: H3Cit đến hiệu suất
tạo phức xeri(IV) xitrat
Bảng 3.5: Ảnh hưởng phức xeri(IV) xitrat đến chiều cao thân
cây Cúc Vạn Thọ
Bảng 3.6: Đường kính hoa Cúc Vạn Thọ khi đã thử nghiệm
dung dịch phức xeri(IV) xitrat

27
28
40

42


43

45

51

54

Bảng 3.7: Đường kính hoa Cúc Vạn Thọ khi đã thử nghiệm
13.

55
dung dịch phức xeri(IV) xitrat


6

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

TÊN HÌNH

Trang

1.

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của axit xitric

23


2.

Hình 1.2: Hoa Cúc Vạn Thọ

31

3.

4.

5.

6.

7.

Hình 2.1: Cây Cúc Vạn Thọ con sau khi được cấy ra chậu thí
nghiệm
Hình 3.1: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất
tạo phức xeri(IV) xitrat
Hình 3.2: Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất tạo phức xeri(IV)
xitrat
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tạo phức
xeri(IV) xitrat
Hình 3.4: Ảnh hưởng của tỉ lệ mol Ce4+: H3Cit đến hiệu suất
tạo phức xeri(IV) xitrat

37


41

42

44

46

8.

Hình 3.5: Phổ hồng ngoại của phối tử axit xitric (H3Cit)

47

9.

Hình 3.6: Phổ hồng ngoại của phức chất xeri(IV) xitrat

48

10.

Hình 3.7: Giản đồ phân tích nhiệt DTG và DTGA của phức
chất xeri(IV) xitrat

49

Hình 3.8: Ảnh hưởng của nồng độ phức xeri(IV) xitrat đến
11.


chiều cao thân của cây Cúc Vạn Thọ sau khi phun dung dịch

52

phức xeri(IV) xitrat cuối giai đoạn 1
12.
13.

Hình 3.9: Cây Cúc Vạn Thọ cuối giai đoạn 1
Hình 3.10: Cúc Vạn Thọ đã được thử nghiệm dung dịch phức
xeri(IV) xitrat ở giai đoạn 2

53
56


7

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) có những tính chất hết sức đặc biệt, do đó
chúng được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như làm vật
liệu từ, công nghiệp thủy tinh màu và thủy tinh quang học, làm chất xúc tác
trong công nghiệp hóa dầu, tổng hợp hữu cơ, làm nguyên liệu và phụ gia trong
công nghệ hạt nhân, luyện kim, chế tạo gốm, vật liệu composit, chế tạo vật liệu
phát quang, chế tạo thiết bị laze… Trong thời gian gần đây, hóa học phức chất
các NTĐH thông qua các ứng dụng rộng rãi của nó đã ngày càng phát triển và
khẳng định vai trò quan trọng trong khoa học và đời sống. Các NTĐH có khả
năng tạo phức với nhiều phối tử vô cơ lẫn hữu cơ. Nhiều phối tử hữu cơ có
khả năng tạo phức tốt với các NTĐH đã được nghiên cứu như hợp chất màu

azo, các hợp chất hữu cơ chứa photpho, các hợp chất hữu cơ đa chức… Một
trong những phối tử hữu cơ đáng chú ý là các amino axit. Các công trình khoa
học mới đây về phức chất của NTĐH với các amino axit đã chỉ ra những hoạt
tính sinh học đặc biệt của chúng như khả năng ức chế sự phát triển của các
loại vi trùng của Aspartat đất hiếm, ảnh hưởng của các Glutamat Europi đến
sinh tổng hợp Protein và enzim ở chủng nấm mốc, khả năng kích thích tăng
trưởng của các NTĐH với cây trồng [8], [10], [16], [25], [23].
Trong lĩnh vực nông nghiệp các NTĐH là một trong những nguyên tố vi
lượng rất cần thiết cho một số loại cây trồng [5], [6], [18], [22], [27]. Các
NTĐH tồn tại rất ít ỏi trong đất mới được khai phá lần đầu tiên để trồng trọt,
do đó khi trồng trọt trên loại đất này thì cây phát triển tốt, chất lượng đặc biệt
trong những vụ đầu tiên. Nhưng trãi qua vài, ba vụ gieo trồng các NTĐH và
các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng bị hao hụt dần qua quá trình
sử dụng của thực vật và bị rửa trôi bởi mưa, lũ. Khi đó cần thiết phải bổ sung


8

các loại phân bón thì cây trồng phát triển tốt [1], [6], [9]. Sở dĩ các NTĐH có
thể gây nên những ảnh hưởng nhất định đến dinh dưỡng và năng suất cây
trồng là vì chúng tham gia vào thành phần nhiều loại enzim, có khả năng thúc
đẩy sự hoạt động của các loại enzim đó, như khả năng tăng hàm lượng diệp
lục, tăng quá trình quang hoá, tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng,
tăng khả năng chống chịu điều kiện thời tiết, môi trường... [12], [14], [26]. Vì
vậy các NTĐH đều rất cần thiết cho cây trồng, tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất
thấp. Nồng độ các NTĐH trong dung dịch đất thấp quá hoặc cao quá, so với
nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng, đều có ảnh hưởng rất mạnh đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây.
Do đó, việc cung cấp và bổ sung các NTĐH từ phức chất của NTĐH cho
cây trồng là một yêu cầu bức thiết đang được đặt ra. Các công trình trước đây

[12], [13], [14], [15] các tác giả đã nghiên cứu tổng hợp một số phức chất của
các NTĐH với phối tử hữu cơ là axit glutamic… và đã ứng dụng làm chất
kích thích tăng trưởng cho cây thanh trà, cam, chè, cà phê… và đã cho năng
suất thu hoạch đáng kể.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận
văn là: “Điều chế xeri (IV) xitrat và ứng dụng kích thích tăng trưởng cho
cây Cúc Vạn Thọ”
2. Mục đích đề tài:
Nghiên cứu điều chế phức chất của NTĐH xeri với axit xitric và ứng
dụng làm chất kích thích cho cây Cúc Vạn Thọ.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
- Phức chất của các NTĐH theo các chuyên gia Trung Quốc cho thấy
tăng hàm lượng diệp lục, tăng khả năng kháng bệnh, tăng cường chịu đựng
thời tiết khắc nghiệt.


9

- Ở Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi cho nhiều loại cây trồng trong đó có
cả ngũ cốc, rau, cây ăn quả…
- Ở Châu Úc các nghiên cứu về sử dụng phức các NTĐH cho 50 loại cây
trồng khác nhau.
Kết quả đã tăng năng suất từ 10-15% cho các loại cây Táo, mía, chuối,
hạt tiêu, bắp cải, nhãn…
- Ở Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa đã thử nghiệm phức của
các NTĐH cho cây đậu tương và lạc cho năng suất khoảng 5-8%.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã điều chế chế phẩm vi lượng
đất hiếm (Mã số ĐH93) phun cho các loại cây trồng, kết quả đã làm tăng năng
suất cây lúa 7-12%, cây đỗ tương 7-19%, cây lạc 9-14%, cây điều gần 30%.
Viện Công nghệ Xạ hiếm cũng đã thử nghiệm loại phức chất này trên

cây chè của công ty Chè sông Lô cho thấy năng suất tăng 10-15% và chất
lượng thơm ngon hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cách điều chế phức chất xeri(IV) xitrat đi từ xeri(IV) oxit và
axit xitric. Tìm điều kiện thích hợp (nồng độ, chất phụ gia…) để phun cho cây
trồng dễ dàng. Thử nghiệm phức chất xeri(IV) xitrat làm chất kích thích sinh
trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Phức chất của NTĐH xeri và sự tăng trưởng của cây Cúc Vạn Thọ.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu các sách, tài liệu, tạp chí (trong nước và quốc tế). Xây dựng
quy trình điều chế phức chất của NTĐH xeri trong phạm vi phòng thí nghiệm,
chưa qua giai đoạn pilot và sản xuất thử. Thử nghiệm xeri(IV) xitrat làm chất
kích thích cho cây Cúc Vạn Thọ.


10

7. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung đề tài tập trung vào các phần sau:
1) Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện: thời gian phản ứng tạo phức,
nhiệt độ phản ứng, pH của môi trường phản ứng, tỉ lệ Xeri (IV)/ axit
xitric đến hiệu suất phản ứng tạo phức xeri(IV) xitrat. Từ đó, tìm ra
những điều kiện tối ưu cho phản ứng điều chế phức chất xeri(IV) xitrat.
2) Sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại là phổ hồng ngoại, phân tích
nhiệt để đánh giá sự tạo thành phức chất xeri(IV) xitrat.
3) Tiến hành thử nghiệm dung dịch phức chất xeri(IV) xitrat ở nồng độ
ppm làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ (Thái Lan)
trồng thử nghiệm tại phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.

8. Phương pháp nghiên cứu:
Để kiểm tra các sản phẩm phức chất xeri(IV) xitrat thu được và đánh giá
kết quả nghiên cứu, dùng các phương pháp sau:
– Phương pháp chuẩn độ đất hiếm.
– Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại.
– Phương pháp phân tích nhiệt.
9. Sản phẩm của đề tài:
Qui trình điều chế phức chất xeri(IV) xitrat và qui trình phun phức chất
này cho cây Cúc Vạn Thọ.
10. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài:
– Dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên.
– Ứng dụng sản phẩm này cho các nhà nông trồng và sản xuất hoa Cúc
Vạn Thọ.


11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM VÀ
XERI
1.1.1. Đặc điểm của các nguyên tố đất hiếm
1.1.1.1. Lịch sử phát triển của nguyên tố đất hiếm
Tên đất hiếm đã đưa vào ngành hóa học hơn 100 năm nay. Gọi là “đất”
vì trước đây người ta gọi các oxit kim loại là các đất. Đặt tên đất hiếm cho các
kim loại (chiếm vị trí 57 đến 71 và Y (vị trí 39), Sc (vị trí 21)) này thực ra
không đúng, không phù hợp vì có một số nguyên tố họ này không hiếm lắm,
thậm chí còn phổ biến hơn cả kẽm, thiếc hay chì.

Khởi đầu sự khám phá ra dãy các NTĐH là sự phát hiện rất tình cờ một
mẫu quặng đen chưa biết vào năm 1787 do viên trung úy quân đội Thụy Điển
– Arrhenius tại vùng mỏ Ytecbi, một vùng dân cư nhỏ bé ở gần Stockholm.
Năm 1794, Johan Gadolin, một nhà hóa học Phần Lan (Học viện Hoàng gia
Abo) tách ra từ mẫu thí nghiệm lấy ở quặng này một “đất” mới chưa ai biết
(với danh pháp hiện nay là oxit) làm tiền đề cho một chuỗi những sự kiện
nghiên cứu kéo dài cho đến nay. Nhà nghiên cứu A. G. Ekeberg ở Uppsala đề
nghị đặt tên cho quặng trên là Gadolinit và “đất” mới do Gadolin tách được là
Yttria vào năm 1797. Sau đó năm 1803, M. H. Klaproth, nhà nghiên cứu
người Đức và Berzelius, nhà hóa học Thụy Điển cùng cộng tác viên của ông
là Wilhelm Hisinger độc lập tách ra từ mẫu quặng tìm thấy lần đầu tiên ở
vùng mỏ Bastnas – Thụy Điển một “đất” nữa tương tự nhưng khác chút ít về
tính chất. Đất này được đặt tên là Ceria, sau khi đã phát hiện ra thiên thể
Ceres và quặng có chứa Ceria gọi là quặng Cerit [12].


12

1.1.1.2. Đặc điểm của các NTĐH
Các NTĐH chiếm vị trí 57 đến 71 trong bảng hệ thống tuần hoàn bao
gồm các nguyên tố Lantan (La), Xeri (Ce), Praseodim (Pr), Neodym (Nd),
Prometi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi
(Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Lutexi (Lu). Hai
nguyên tố Ytri (Y) - vị trí 39 và Scandi (Sc) - vị trí 21 có tính chất tương tự
nên cũng được xếp vào họ NTĐH.
Trong lĩnh vực xử lí quặng, các NTĐH thường chia thành hai hoặc ba
nhóm (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Các phân nhóm của nguyên tố đất hiếm
57 58 59 60 61
La Ce Pr


62

63 64 65 66 67 68 69

70 71 72

Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu Y

NTĐH nhẹ (Phân nhóm Xeri)
NTĐH nhẹ

NTĐH trung

NTĐH nặng (Phân nhóm Ytri)
NTĐH nặng

- Cấu tạo điện tử
Các nguyên tử của NTĐH có cấu hình electron hóa trị là 4f0-12 5d0-2 6s2, lớp
4f là lớp thứ ba kể từ ngoài vào. Năng lượng tương đối của các obitan 4f và 5d
rất giống nhau và nhạy cảm nên electron dễ chiếm cả 2 obitan này. Cấu hình
electron của các cation RE3+: [Xe] 4fn 5d0 6s0 rất đều đặn (RE: Rare Earth). Do
tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học được quyết định bởi các electron
phân lớp ngoài nên các NTĐH có tính chất rất giống nhau và giống tính chất các
nguyên tố nhóm IIIB (Sc, Y, La, Ac).
- Tính chất chung
Do sự “co lantanoit” và cấu hình lớp ngoài cùng của các NTĐH giống
nhau nên các NTĐH cũng có khác nhau và biến đổi tuần hoàn hoặc tuần tự
trong dãy các NTĐH. Các tính chất biển đổi tuần hoàn trong dãy các NTĐH



13

là do qui luật tuần hoàn trong quá trình sắp xếp điện tử vào các obitan 4f, đầu
tiên là 1 và sau đó là 2. Các tính chất biến đổi tuần hoàn trong dãy các NTĐH
là mức oxi hóa, tính chất từ, màu sắc của các ion Ln3+ (Ln: lantanoit) và một
số thông số vật lý như: khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy…
- Mức oxi hóa
Mức oxi hóa đặc trưng của các nguyên tố nhóm IIIB là +3.
Mức oxi hóa +3 cũng phổ biến và nói chung bền ở các NTĐH. Ngoài ra,
một số NTĐH khác còn có các mức oxi hóa là +2 hoặc +4.
Ở nhóm nhẹ, khả năng tồn tại mức oxi hóa thường là +2 hoặc +4 là dễ
hơn với các NTĐH nhóm nặng do sự kích thích electron độc thân đòi hỏi ít
năng lượng hơn so với kích thích electron đã ghép đôi. Trong dung dịch nước,
thực tế chỉ có các ion Eu2+, Ce4+ là bền, các ion Yb2+, Sm2+, Tb4+, Pr4+ kém
bền.
- Tính chất từ
Các NTĐH đều có từ tính và sự biến đổi từ tính là do các electron độc
thân ở các lớp vỏ ngoài cùng, đặc biệt là electron ở lớp 4f. Nguyên tố có từ
tính nhỏ nhất là 4f0 và 4f14, có từ tính yếu là các nguyên tố mà phân lớp 4f
điền gần đầy electron.
- Màu sắc
Màu sắc các phức chất aqua của các NTĐH biến đổi một cách có qui luật
theo độ bền tương đối của trạng thái 4f. Nguyên nhân của sự biến đổi màu là
sự nhảy electron trong obitan 4f.
- Tính chất vật lý của các NTĐH


14


Bảng 1.2. Một số hằng số vật lý của các NTĐH
Sc

Y

La

Ce

Pr

Nd

Pm

Sm

D (g/cm3)

3

4,47

6,12

6,77

6,77

7,01


-

7,54

Tnc; oC

1539

1525

920

804

936

1024

1080

1072

Ts; oC

2700

3025

3470


3470

3017

3210

-

1670

Các đơn chất đất hiếm là các kim loại khó nóng chảy, có màu xám trắng
(trừ Pr và Nd có màu hơi vàng nhạt). Các NTĐH dễ rèn, có độ cứng tương đối
không cao, dẫn điện gần như thủy ngân. Khi chuyển từ Ce đến Lu, khối lượng
riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thể hiện tính tuần hoàn nội (sự bất
thường thể hiện rõ ở Eu và Yb).
- Tính chất hóa học
Các NTĐH hoạt động hóa học chỉ kém kim loại kiềm và kim loại kiềm
thổ.
Các kim loại đất hiếm ở dạng khối rắn bền với không khí khô nhưng
trong không khí ẩm thì bị mờ dần đi. Ở nhiệt độ 200-400oC các kim loại
đất hiếm bị bốc cháy ngoài không khí tạo hỗn hợp oxit và nitrua. Các
NTĐH tác dụng với các halogen ở nhiệt độ thường và khi đốt nóng thì
chúng tác dụng với N2, C, S, P, H2… Chúng tạo được hợp kim với đa số
các kim loại như Al, Cu, Mg, Co, Fe…
Trong dãy điện thế, các NTĐH đứng xa trước hidro. Giá trị thế Eo = -2,4
V đến -2,1 V nên các kim loại đất hiếm bị nước, đặc biệt là nước nóng oxi
hóa, chúng tác dụng mãnh liệt với các axit. Các NTĐH bền trong HF và
H3PO4 do tạo thành màng muối không tan bao bọc bảo vệ. Các NTĐH không
tan trong kiềm [13].



15

1.1.1.3. Một số hợp chất của các nguyên tố đất hiếm
a) Oxit
Các oxit đất hiếm Ln2O3 được điều chế bằng cách nung đỏ các hidroxit
đất hiếm Ln(OH)3, cacbonat đất hiếm Ln2(CO3)3 hoặc oxalat Ln2(C2O4)3 ở
800-1200oC. Các oxit tan nhiều trong dung dịch HNO3 hay HCl nhưng khi
nung đỏ thì mất hoạt tính hóa học, là hợp chất bền, khó nóng chảy (như
La2O3 nóng chảy ở trên 2000oC).
b) Hidroxit đất hiếm
Là kết tủa vô định hình, được tạo ra khi cho Ln3+ tác dụng với dung dịch
NH3 hoặc kiềm. Giá trị bắt đầu kết tủa Ln(OH)3 từ 6 - 8,5.
Bảng 1.3: Giá trị pH bắt đầu kết tủa Ln(OH)3
NTĐH

La

Ce

Pr & Nd

Sm

Gd

Dy

Yb


Lu

pH
(kết tủa )

7,3-8,4

7,1-7,4

7,0-7,4

6,8

6,2

7

6,2-7,1

6

Các ion Ln3+ không bị dung dịch NH3 làm kết tủa từ các dung dịch chứa
các hidroxit axit hữu cơ (như axit tactric, xitric…). Các Ln(OH)3 hấp thụ CO2
trong không khí, chúng đều là bazơ và về lực thì nằm giữa Al(OH)3và
Mg(OH)2.
1.1.1.4. Phức chất của NTĐH
Các ion NTĐH có bán kính nhỏ, điện tích lớn, các obitan d và f còn
trống nên khả năng tạo phức mạnh với phối tử vô cơ và hữu cơ. Các phối tử
vô cơ tạo phức mạnh với các ion NTĐH là halogenua, cacbonat, sunfat… Các

ion NTĐH tạo phức bền với nhiều phối tử hữu cơ khác như các axit: axetic,
xitric, tactric, etylendiamintetra axetic (EDTA)… Độ bền của phức nói chung
tăng lên khi số thứ tự NTĐH tăng [20].


16

Các ion Ln3+ và Ln4+ có khả năng tạo phức mạnh với các phối tử là các
hợp chất hữu cơ photpho trung tính và axit. Các hợp chất điển hình cho loại
này là TBP (tri-n-butylphotphat) và HDEHP (axit di (2 etylhexyl)photphoric).
Đối với TBP, phức chất được tạo thành là các hợp chất sonvat trong đó phân
tử TBP thay thế cho các phân tử nước trong cầu phối trí hoặc ở lớp vỏ hidrat
hóa thứ cấp. Ở vùng nồng độ axit thấp, phức chất tạo thành đối với các
NTĐH(III) có dạng LnX3. 3TBP. Ở vùng nồng độ axit cao là HxLnX3+x. nTBP
(n từ 1-3). Trong môi trường anion là ClO-, SCN- thì phức chất có dạng
Ln(ClO)3.6TBP, Ln(ClO)3.4TBP và Ln(SCN)3.4TBP [21].
1.1.1.5. Số phối trí
Trong các hợp chất của NTĐH thì số phối trí thường là 6-12.
Trước đây, người ta cho rằng trong dung dịch, số phối trí 6 là đặc
trưng nhất nhưng sau này thì người ta đã chứng minh được các NTĐH có
thể có số phối trí lớn hơn 6. Trong các tinh thể hợp chất NTĐH, người ta
quan sát số phối trí 7 (trong các Ln(đixet) 2. H2O. Các phức chất hidrat của
một số NTĐH chứa 8-9 phân tử nước. Trong các tinh thể các NTĐH thì số
phối trí 9 là đặc trưng nhất. Số phối trí 9 tồn tại trong phức bromua, sunfat,
etylsunfat và trong các halogenua khan của các NTĐH [12].
1.1.1.6. Ứng dụng của các nguyên tố đất hiếm
a) Trong công nghiệp
Các NTĐH có rất nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học
kỹ thuật và vai trò của nó trong công nghệ chế tạo vật liệu là không thể thay
thế được.

Các NTĐH được dùng làm xúc tác crackinh dầu mỏ, xúc tác trong quá
trình tổng hợp amoniac, xilen và nhiều hợp chất hữu cơ khác. NTĐH còn
dùng làm xúc tác để làm sạch khí thải ô tô, xúc tác trong lò đốt rác y tế. So


17

với các xúc tác cùng loại chứa nguyên tố quý (Pt), xúc tác chứa NTĐH bền
nhiệt, bền hóa học, có hoạt tính cao hơn và điều quan trọng là giá thành rẻ
hơn. Sau khi sử dụng một thời gian, xúc tác đất hiếm được phục hồi lại bằng
cách rửa bằng HCl loãng.
Trong công nghiệp thủy tinh, các NTĐH được sử dụng khá nhiều để khử
màu và tạo màu cho thủy tinh như: Nd2O3 (tím hồng), CeO2 (vàng chanh),
Pr6O11 (xanh lá cây), Er2O3 (hồng nhạt). Nd2O3 còn được dùng trong quang
học laze và dùng làm tụ điện gốm.
Trong công nghiệp luyện kim, các NTĐH được dùng để cho thêm vào
một số hợp kim. Thí dụ như để sản xuất gang biến tính người ta cho thêm các
NTĐH. Do tác dụng của các NTĐH, không những một số tạp chất có hại
trong gang bị loại ra mà cấu trúc của cacbon trong gang cũng biến đổi làm
giảm tính giòn của gang và gang biến tính đó có thể thay thế thép.
Trong lĩnh vực vật liệu từ, các NTĐH cũng đóng vai trò quan trọng.
Các vật liệu từ chứa đất hiếm có độ phản từ và mật độ năng lượng từ cao,
giá thành rẻ và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế tạo động cơ điện,
máy gia tốc proton, máy tính. Đó là các hợp kim NdFeB, SmCo6, SmFeCu
có từ tính mạnh gấp nhiều lần so với nam châm làm bằng sắt và như vậy, các
hợp kim trên cho phép thu nhỏ động cơ điện. Chẳng hạn một nam châm
bằng sắt nặng 40kg có thể thay thế bằng một nam châm làm bằng hợp kim
của Samari và Coban chỉ nặng 2,45kg với giá thành giảm 50%.
Các NTĐH còn được sử dụng trong việc chế tạo vật liệu phát quang có
hiệu suất cao và ít tốn năng lượng.

Khoảng những năm 1950, người ta bắt đầu dùng halophotphat canxi để
chế tạo đèn ống. Từ những năm 1979, đèn ba màu xuất hiện trên thị trường.
Vật liệu huỳnh quang dùng chế tạo đèn ba màu là hỗn hợp chứa đất hiếm sau:


18

BaMg2Al6O27(Eu2+): xanh da trời, CeMgAl11O19(Tb3+): xanh lá cây,
Y2O3(Eu3+): đỏ.
Hỗn hợp của ba loại bột huỳnh quang nói trên phát ra ánh sáng trắng. So
với đèn ống dùng halophotphat canxi, đèn ba màu phát ra ánh sáng trắng gần
ánh sáng tự nhiên hơn và cho phép tiết kiệm năng lượng điện.
Trong các máy chụp Rơnghen có một chi tiết quan trọng – tấm tăng
quang đặt trước phim chụp. Nó biến tia Rơnghen thành ánh sáng ở vùng nhìn
thấy để có thể tác dụng lên phim ảnh. Các loại bột huỳnh quang chứa đất
hiếm dùng để chế tạo tấm tăng quang có công thức như sau: BaFCl(Eu3+);
LaOBr(Tm3+); LaOBr(Tb3+).Gd2O2S(Th3+).
Từ năm 1988, Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã tiến hành chế tạo tấm tăng quang chứa LaOBr(Tb3+). Kết quả thử
nghiệm đã cho thấy tấm tăng quang có chứa đất hiếm tự chế có độ nhạy cao
hơn hẳn so với tấm tăng quang thường dùng CaWO4, giảm được thời gian
chụp Rơnghen, cho phép giảm liều lượng chiếu xạ đối với bệnh nhân [27],
[26].
b) Trong nông nghiệp
Việc ứng dụng các NTĐH trong nông nghiệp được tiến hành từ năm
1972 ở Trung Quốc. Kết quả thu được cho thấy đất hiếm có ảnh hưởng tới
hơn 20 loại cây trồng. Trong quá trình khảo sát đã xác định hàm lượng đất
hiếm phù hợp dùng cho các loại cây khác nhau. Trung bình 1g đất hiếm đủ để
pha dung dịch ngâm 10 kg hạt giống, tăng năng suất 10%. Kết quả nghiên cứu
về vai trò sinh lí của đất hiếm cho thấy đất hiếm có khả năng tăng hàm lượng

chlorophyl, thúc đẩy quá trình quang hợp và làm tăng khả năng kháng bệnh
của cây trồng, bảo vệ được môi trường (không làm cho các loài vật sống
chung bị tiêu diệt, không thoái hóa chất độc như các loại thuốc trừ sâu). Phân


19

bón loại này rất nhỏ (cỡ ‰, ‱) có tác dụng làm tăng hàm lượng chất diệp lục
của cây, tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, tăng khả
năng chống chịu điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt. Đó là một trong
những nguyên nhân chính làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thu
hoạch [23], [24], [25], [26].
Song với việc nghiên cứu ứng dụng các nguyên tố vi lượng và các
NTĐH trong nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của đất
hiếm đối với cơ thể sống bằng cách trộn đất hiếm vào thức ăn của khỉ. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, ở một giới hạn nhất định, đất hiếm hoàn toàn không
độc đối với cơ thể sống [26], [27].
Về mặt sinh thái, đất hiếm có tác dụng rõ rệt tới sự phát triển của lá và
rễ, đặc biệt rõ rệt nhất đối với cây họ đậu [4].
Phương pháp sử dụng đất hiếm trong nông nghiệp thay đổi tùy theo từng
loại cây, loại đất và điều kiện thời tiết. Đối với cây thời vụ, nồng độ 0,01 –
0,03% là thích hợp nhất. Ngược lại cây ăn quả đòi hỏi nồng độ cao hơn 0,05 –
0,1% [5].
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất hiếm trong nông nghiệp: hơn 90%
cây trồng trong đó có ngũ cốc, rau, cây ăn quả được xử lí bằng đất hiếm cho
năng suất tăng từ 5 – 10% hoặc cao hơn.
Ở nước ta, Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa (Bộ Nông Nghiệp và Lương
thực Thực phẩm) đã phối hợp với Viện Vật Lý (Viện Khoa Học Việt Nam)
nghiên cứu ảnh hưởng của đất hiếm đến tốc độ sinh trưởng của cây đậu
tương, cây lạc và cây chè. Kết quả sơ bộ cho thấy, dung dịch đất hiếm làm

tăng sinh khối khoảng 15%. [4], [5], [18]. Gần đây các nghiên cứu thử
nghiệm phân bón vi lượng đất hiếm của trường Đại học Sư phạm thuộc Đại
học Huế trên các loại cây trồng lưu niên như : Thanh trà, cam, cà phê và một


20

số loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác đều cho năng suất tăng từ 8-15%
[12], [13], [14], [15].
Hiện nay các thí nghiệm sử dụng đất hiếm trong nông nghiệp còn đang
được tiến hành.
1.1.2. Giới thiệu về xeri (Ce)
1.1.2.1. Lịch sử
Xeri (tiếng Latinh: Cerium) kí hiệu hóa học Ce, số hiệu nguyên tử 58.
Xeri được Jöns Jakob Berzelius và Wilhelm Hisinger phát hiện tại
Bastnäs, Thụy Điển và độc lập với họ là Martin Heinrich Klaproth tại Đức,
đều vào năm 1803. Xeri được Berzelius đặt tên theo hành tinh lùn Ceres, phát
hiện hai năm trước đó (1801). Cho tới tận khi Carl Gustaf Mosander thành
công trong việc loại bỏ lantana và "didymia" vào cuối thập niên 1830 thì xeria
mới thu được ở dạng tinh khiết.
1.1.2.2. Đặc trưng
Xeri là kim loại màu trắng bạc, thuộc về nhóm Lantan. Nó tương tự như
sắt ở màu sắc và ánh, nhưng mềm, dẻo và dễ uốn. Xeri có khoảng nhiệt độ ở
thể lỏng dài nhất trong số các nguyên tố có đồng vị không có tính phóng xạ:
2.648 °C (từ 795 °C tới 3.443 °C) hay 4.766 °F (từ 1.463 °F tới 6.229 °F).
Mặc dù xeri thuộc về nhóm các nguyên tố gọi chung là kim loại đất hiếm,
nhưng trên thực tế nó còn phổ biến hơn chì. Xeri có sẵn ở lượng tương đối lớn
(68 ppm trong lớp vỏ Trái Đất). Nó được sử dụng trong một số hợp kim của
kim loại đất hiếm.
1.1.2.3. Trạng thái tự nhiên

Xeri là nguyên tố phổ biến nhất trong số các NTĐH, chiếm khoảng
0,0046% trọng lượng lớp vỏ Trái Đất. Nó được tìm thấy trong một số khoáng
vật như allanit (còn gọi là orthit) (Ca, Ce, La, Y)2(Al, Fe)3(SiO4)3(OH),


21

monazit

(Ce,

La,

Th,

Nd,

Y)PO4,

bastnasit

(Ce,

La,

Y)CO3F,

hydroxylbastnasit (Ce, La, Nd)CO3(OH, F), rhabdophan (Ce, La, Nd)PO4H2O, zircon (ZrSiO4), và synchysit Ca(Ce, La, Nd, Y)(CO3)2F. Monazit và
bastnasit hiện nay là hai nguồn cung cấp xeri quan trọng nhất.
1.1.2.4 Hợp chất

Xeri có hai trạng thái ôxi hóa phổ biến là +3 và +4. Hợp chất phổ biến
nhất của nó là ôxít xeri (IV) (CeO2), được dùng như là "phấn sáp của thợ kim
hoàn" cũng như trong thành tường của một số lò tự làm sạch. Hai tác nhân ôxi
hóa được sử dụng phổ biến trong chuẩn độ là sulfat xeri (IV) amoni
((NH4)2Ce(SO4)3) và nitrat xeri (IV) amoni (hay CAN, (NH4)2Ce(NO3)6). Xeri
cũng tạo ra các clorua như CeCl3 tức clorua xeri (III), được sử dụng để tạo
thuận lợi cho các phản ứng ở các nhóm cacbonyl trong hóa hữu cơ. Các hợp
chất khác còn bao gồm cacbonat xeri (III) (Ce2(CO3)3), florua xeri (III)
(CeF3), ôxít xeri (III) (Ce2O3), cũng như sulfat xeri (IV) (sulfat xeric,
Ce(SO4)2) và triflat xeri (III) (Ce(OSO2CF3)3).
1.1.2.5. Đồng vị
Xeri nguồn gốc tự nhiên là hỗn hợp của 4 đồng vị ổn định; bao gồm
Ce136, Ce138, Ce140, Ce142 với Ce140 là phổ biến nhất (88,48%).
1.1.2.6. Ứng dụng
Ứng dụng của xeri bao gồm:
- Trong luyện kim.
- Oxalat xeri là thuốc chống gây nôn.
- Ôxít xeri (IV).
- Sulfat xeri (IV) được sử dụng rộng rãi trong phân tích định lượng như
là một tác nhân ôxi hóa.


22

- Nitrat amoni xeric là một chất ôxi hóa một electron hữu ích trong hóa
hữu cơ, được dùng để khắc axít có tính ôxi hóa cho các bộ phận cấu thành
trong công nghiệp điện tử cũng như là tiêu chuẩn cơ bản trong phân tích định
lượng.
- Các hợp chất xeri được sử dụng trong thủy tinh như là một thành phần
hay như là chất khử màu.

- Xeri kết hợp với titan tạo ra màu vàng kim đẹp cho thủy tinh.
- Các hợp chất xeri được dùng để tạo màu cho men gốm sứ.
- Các hợp chất xeri (III) và xeri (IV) như clorua xeri (III) được sử dụng
làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
1.2. AXIT XITRIC
1.2.1. Giới thiệu về axit xitric
Axit xitric còn gọi là axit limonic, là một axit hữu cơ yếu và là một axit
ba lần axit. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ
sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Trong hóa sinh học, axit
xitric là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình trao đổi chất của hầu
hết các loại sinh vật. Nó cũng được coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi
trường và đóng vai trò của chất chống oxi hóa.
Axit xitric tồn tại trong các loại rau quả, chủ yếu là các loại quả của chi
Citrus. Các loài chanh có hàm lượng cao axit xitric; có thể tới 8% khối lượng
khô trong quả của chúng. Hàm lượng của axit xitric trong quả cam, chanh
nằm trong khoảng từ 0,005 mol/l đối với các loài cam và bưởi chùm tới 0,030
mol/l. Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện đất đai và môi trường
gieo trồng.


23

1.2.2. Tính chất của axit xitric
Ở nhiệt độ phòng, axit xitric là chất bột kết tinh màu trắng. Nó có thể tồn
tại dưới dạng khan (không chứa nước) hay dưới dạng ngậm một phân tử nước
(monohidrat). Dạng khan kết tinh từ nước nóng, trong khi dạng monohidrat
hình thành khi axit xitric kết tinh từ nước lạnh. Dạng monohidrat có thể
chuyển hóa thành dạng khan khi nung nóng tới trên 740C. Axit xitric cũng hòa
tan trong etanol khan tuyệt đối (76 phần axit xitric trên mỗi 100 phần etanol)
ở 150C.


a) Dạng 2D
b) Dạng 3D
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của axit xitric
Về cấu trúc hóa học, axit xitric chia sẻ các tính chất của các axit
cacboxylic khác. Khi bị nung nóng trên 1750C, nó bị phân hủy để giải phóng
dioxit cacbon và nước.
Bảng 1.4: Một số tính chất vật lí của axit xitric
Công thức phân tử axit xitric

C6H8O7

Danh pháp IUPAC

Axit 2-hidroxypropan-1,2,3-tricacboxylic

Tên khác

Axit 3-carboxy-3-hydroxypentanedioic
Axit 2-hydroxy-1,2,3-propanetricarboxylic

Phân tử gam

192,123 g/mol (khan);
210,14 g/mol (monohidrat)

Hình dạng bên ngoài

Chất rắn kết tinh màu trắng


Tỷ trọng

1,665 g/cm3

Điểm nóng chảy

1530C


24

Điểm sôi

Phân hủy ở 1750C

Độ hòa tan trong nước

133 g/100 ml (200C)

Độ axit (pKa)

pKa1=3,15 pKa2=4,77

pKa3=6,40

Nguy hiểm chính

Kích ứng da và mắt

Điểm bắt lửa


1740C

1.2.3. Ứng dụng của axit xitric
Năm 2007, tổng sản lượng sản xuất axit xitric trên khắp thế giới là
khoảng 1.700.000 tấn. Trên 50% sản lượng này được sản xuất tại Trung
Quốc. Trên 50% được sử dụng như là chất tạo độ chua trong các loại đồ uống
và khoảng 20% trong các ứng dụng thực phẩm khác, 20% cho các ứng dụng
chất tẩy rửa và 10% cho các ứng dụng phi thực phẩm khác như hóa mỹ phẩm
và công nghiệp hóa chất.
Trong vai trò của một phụ gia thực phẩm, axit xitric được sử dụng như là
chất tạo hương vị và chất bảo quản trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là
các loại đồ uống nhẹ. Nó được ký hiệu là E330. Các muối xitrat của các kim
loại khác nhau được sử dụng để tổng hợp các khoáng chất vi lượng ở dạng có
thể sử dụng được về mặt sinh học, làm các chất bổ sung dinh dưỡng. Tính
chất đệm của các xitrat được sử dụng để kiểm soát pH trong các chất tẩy rửa
dùng trong gia đình và trong dược phẩm. Tại Hoa Kỳ, độ tinh khiết của axit
xitric cần thiết để làm phụ gia thực phẩm được định nghĩa bởi Food Chemical
Codex (FCC), được công bố trong Dược điển Hoa Kỳ (USP).
Khả năng của axit xitric trong chelat các kim loại làm cho nó trở thành
hữu ích trong xà phòng và các loại bột giặt. Bằng sự chelat hóa các kim loại
trong nước cứng, nó làm cho các chất tẩy rửa này tạo bọt và làm việc tốt hơn
mà không cần phải làm mềm nước. Theo kiểu tương tự, axit xitric được dùng
để tái sinh các vật liệu trao đổi ion dùng trong các chất làm mềm nước bởi nó
kết tủa các ion kim loại đã tích lũy như là các phức chất xitrat.


25

Axit xitric là thành phần hoạt hóa trong một số dung dịch tẩy rửa vệ sinh

nhà bếp và phòng tắm. Dung dịch với hàm lượng 6% axit xitric sẽ loại bỏ các
vết bẩn do nước cứng từ thủy tinh mà không cần phải lau chùi. Trong công
nghiệp nó được dùng để đánh tan lớp gỉ trên bề mặt thép.
Axit xitric cũng có thể thêm vào kem để giữ cho các giọt mỡ nhỏ tách
biệt nhau cũng như thêm vào các công thức chế biến nước chanh tươi tại chỗ.
Axit xitric cũng được dùng cùng bicacbonat natri trong một loạt các công
thức tạo bong bóng (bọt) khí, cho cả các dạng thực phẩm (chẳng hạn làm xốp
các loại bánh bột) và cũng được sử dụng để làm sạch dầu mỡ bám chặt trên
các dụng cụ.
Axit xitric cũng dùng nhiều trong sản xuất rượu vang như là chất thay
thế hay bổ sung khi các loại quả chứa ít hay không có độ chua tự nhiên. Nó có
thể được sử dụng trong một số loại dầu gội đầu để rửa sạch các chất sáp và
thuốc nhuộm từ tóc.
Axit xitric cũng được sử dụng như là nước rửa lần hai (sau nước hiện
hình) trong xử lý phim chụp ảnh trước khi dùng nước định hình. Nước rửa
đầu tiên thường hơi kiềm nên nước rửa có tính axit nhẹ sẽ trung hòa nó, làm
tăng hiệu quả của việc rửa ảnh so với dùng nước thường.
Axit xitric cũng được dùng như là một trong các thành phần hoạt hóa
trong sản xuất các mô kháng virus.
Axit xitric cũng được sử dụng như là tác nhân chính để làm chín trong
các công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất phomat mozzarella.
Axit xitric được hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận là an
toàn để sử dụng trong thực phẩm. Nó hiện diện tự nhiên trong gần như mọi
dạng của sự sống, các lượng axit xitric dư thừa dễ dàng trao đổi và bài tiết ra
khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với axit xitric khô hay đậm đặc có thể


×