Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Yên thành trong phong trào cần vương chống pháp cuối thế kỷ XIX (1885 1896)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.11 KB, 88 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
=== ===

phan thị lộc

khóa luận tốt nghiệp đại học

yên thành trong phong trào cần v ơng
chống pháp cuối thế kỷ xix (1885 - 1896)

chuyên ngành lịch sử Việt Nam

Vinh, 5/2010


Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
=== ===

khóa luận tốt nghiệp đại học

yên thành trong phong trào cần v ơng
chống pháp cuối thế kỷ xix (1885 - 1896)
chuyên ngành lịch sử Việt Nam

Giáo viên hớng dẫn: ts. nguyễn quang hồng

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Lộc
Lớp:


46E - Lịch sử

Vinh, 5/2010


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài.................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề.....................................................................................

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................

4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................

5.

Đóng góp của khóa luận.....................................................................

6.


Bố cục của đề tài.................................................................................

B. NỘI DUNG..................................................................................................
Chương 1.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ
TRUYỀN THỐNG CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN
DÂN YÊN THÀNH TRƯỚC NĂM 1885......................................

1.1.

Điều kiện tự nhiên...............................................................................

1.2.

Điều kiện xã hội................................................................................

1.3.

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Yên
Thành trước năm 1885......................................................................

Chương 2. ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN YÊN THÀNH TRONG
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP (1885-1896)

....................................................................................................
2.1.

Vài nét về phong trào Cần Vương chống Pháp.................................


2.1.1.

Nguyên nhân bùng nổ.......................................................................

2.1.2.

Nghệ Tĩnh một trong những trung tâm của phong trào Cần
Vương chống Pháp............................................................................

2.1.2.1. Khởi nghĩa của Lê Ninh....................................................................
2.1.2.2. Khởi nghĩa Phan Đình Phùng - ngọn cờ tiêu biểu của phong
trào Cần Vương Nghệ Tĩnh và toàn quốc.........................................
2.1.2.3. Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn - quá trình tập hợp lực lượng.............


2.2.

Yên Thành với căn cứ Đồng Thông trong khởi nghĩa Nguyễn
Xuân Ôn...........................................................................................

2. 2.1.

Vị trí địa lý của căn cứ Đồng Thông ................................................

2.2.2.

Vai trò của căn cứ Đồng Thông trong khởi nghĩa Nguyễn
Xuân Ôn............................................................................................

2.3.


Những thủ lĩnh xuất sắc trong phong trào Cần Vương ở Yên
Thành.................................................................................................

2.3.1.

Lê Doãn Nhã với cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn.......................

2.3.2.

Nguyễn Ngợi với cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn.......................

2.3.3.

Nguyễn Văn Nhoạn với cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn.............

2.4.

Nhân dân Yên Thành trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn
và phong trào Cần Vương chống Pháp..............................................

Chương 3.

SỰ TÔN VINH CỦA HẬU THẾ ĐỐI VỚI CÁC THỦ LĨNH
Ở YÊN THÀNH TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG...........

3.1.

Đối với nhà thờ Lê Doãn Nhã...........................................................


3.2.

Giá trị lịch sử - văn hóa.....................................................................

3.2.1.

Giá trị lịch sử.....................................................................................

3.2.2.

Giá trị văn hóa...................................................................................

C. KẾT LUẬN...............................................................................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình sưu tầm tài liệu và làm việc nghiêm túc, đến nay,
chúng tôi đã hoàn thành đề tài này, đó không chỉ là công sức của một mình tôi
mà đó là thành quả mà tôi đạt được dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
TS. Nguyễn Quang Hồng, chính vì vậy tôi muốn gửi đến thầy - người đã
hướng dẫn tôi trong thời gian qua lời biết ơn sâu sắc của mình.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ủy ban nhân dân huyện
Yên Thành, Ban tuyên giáo huyện ủy đã tạo điều kiện cung cấp tư liệu giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng rất biết ơn các thầy, cô ở khoa
Lịch sử Trường Đại học Vinh và gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ để tôi
hoàn thành khóa luận này.
Vinh, tháng 5 năm 2010
Tác giả

Phan Thị Lộc


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là một phong trào
yêu nước diễn ra sôi nổi, rầm rộ với quy mô rộng lớn mặc dù phong trào bị
thất bại nhưng nó được coi là chiếc cầu nối giữ vững sự liên tục trong cuộc
đấu tranh vũ trang bảo vệ và khôi phục nền độc lập dân tộc trường kì của
nhân dân ta [11,152]. Thất bại của phong trào cũng để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu cho các nhà yêu nước sau này.
Là một địa phương có vị trí chiến lược quan trọng và truyền thống yêu
nước lâu đời, được các lãnh tụ của phong trào chọn làm nơi xây dựng căn cứ
Cần Vương ở Nghệ Tĩnh, đó là căn cứ Đồng Thông. Từ khi chiếu Cần Vương
ban ra, nhân dân Yên Thành đã sôi nổi hưởng ứng từ những ngày đầu và có
những đóng góp hết sức quan trọng trong phong trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh
cuối thế kỉ XIX. Vậy cuộc khởi nghĩa ở Đồng Thông, Yên Thành diễn ra như
thế nào? Có những đặc điểm gì? Nên đánh giá vai trò và vị trí của phong trào
này như thế nào trong phong trào chung của tỉnh Nghệ Tĩnh cho thỏa đáng?
Hơn thế nữa, trong phong trào Cần Vương chống Pháp, nhân dân Yên Thành
đã có nhiều đóng góp cả về sức người, sức của. Do đó, việc nghiên cứu về
những đóng góp của nhân dân Yên Thành trong phong trào Cần Vương chống
Pháp là một yêu cầu cấp thiết.
Chúng tôi thiết nghĩ việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu phong trào yêu
nước chống Pháp ở Yên Thành mà tiêu biểu là căn cứ địa Đồng Thông cuối
thế kỉ XIX không chỉ đưa lại những đóng góp về khoa học mà còn có ý nghĩa
thực tiễn to lớn. Từ đó giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn
về diện mạo của phong trào Cần Vương cả nước. Những bài học lịch sử quý
giá rút ra từ phong trào yêu nước ở Đồng Thông, Yên Thành trong giai đoạn
lịch sử này không chỉ có ý nghĩa đối với phong trào yêu nước của toàn tỉnh và

6


cả nước lúc bấy giờ mà đến với công cuộc bảo vệ quê hương ngày nay nó vẫn
còn những giá trị nhất định.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Yên Thành, nơi có căn cứ kháng chiến
Đồng Thông, mảnh đất anh hùng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng
đồng thời lại là sinh viên ngành lịch sử năm cuối, đối với tôi việc nghiên cứu,
biên soạn lịch sử địa phương là một công việc tuy có phần mới mẻ, nhưng rất
hữu ích vì nó tập cho tôi làm quen với kinh nghiệm phương pháp nghiên cứu
lịch sử để tiến tới việc nghiên cứu, biên soạn cũng như giảng dạy lịch sử địa
phương sau này. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cũng hi vọng sẽ
góp một phần nhỏ bé của mình vào việc biên soạn lịch sử Yên Thành giai
đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Yên Thành trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước diễn ra trong một
khoảng thời gian tương đối dài (1885-1896) với quy mô rộng lớn, nên từ
trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố.
Trước tiên là những tác phẩm của thực dân Pháp như: “Lịch sử quân sự
Đông Dương”, các bài nghiên cứu của viên chỉ huy người Pháp trong công
cuộc “Bình định” phong trào Cần Vương. Tiếp đó là tác phẩm “Việt Nam sử
lược” của Trần Trọng Kim...
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau năm 1954 hàng
loạt các công trình nghiên cứu có đề cập tới phong trào Cần Vương đã được
công bố như: “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp”của Trần Huy Liệu, Nxb
Xây dựng, Hà Nội 1957; “Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối thế kỉ XIX)” của
Hoàng Văn Lân - Ngô Thị Chính, quyển III, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7


1979; “Lịch sử Việt Nam” tập 2 của UBKHXH do Nguyễn Khánh Toàn chủ
biên, Nxb KHXH Hà Nội, 1989. Đáng chú ý là cuốn “Lịch sử Nghệ Tĩnh” tập
1, của Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh biên soạn đã khảo sát khá công phu về
phong trào yêu nước ở Nghệ Tĩnh nửa sau thế kỉ XIX.
Các công trình nghiên cứu trên đều cố gắng, tập trung làm sáng tỏ diễn
biến chính, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử... của
phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Một số công trình đó đã
phần nào đề cập đến phong trào yêu nước chống Pháp ở các địa phương trong
nước, trong đó ít nhiều có đề cập tới phong trào ở Nghệ Tĩnh và căn cứ kháng
chiến Đồng Thông, Yên Thành.
Tại Nghệ Tĩnh trong những năm gần đây, cũng có nhiều địa phương
khác, việc nghiên cứu biên soạn lịch sử địa phương đã và đang được đẩy
mạnh và trở thành một nhu cầu thực sự quan tâm, chú ý. Trong thực tế những
năm vừa qua, Nghệ Tĩnh đã có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có chất
lượng cao như bài: “Những năm đầu của phong trào đấu tranh chống Pháp ở
Nghệ Tĩnh và quá trình hình thành cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng” của hai
tác giả Đặng Huy Vận và Bùi Bình Bình đăng trong Tạp chí nghiên cứu lịch
sử số 133 năm 1970. Bài “Nguyễn Xuân Ôn - một thủ lĩnh văn thân lỗi lạc
cuối thế kỉ XIX” (1825-1889) của Đinh Xuân Lâm đăng trong Tạp chí nghiên
cứu lịch sử số 158 năm 1974. Bài “phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm
lược Pháp cuối thế kỉ XIX ở Nghệ Tĩnh” của Đinh Xuân Lâm đăng trong Tạp
chí nghiên cứu lịch sử số 5 (218) năm 1984. Trong các công trình này, các tác
giả đã làm rõ thân thế, sự nghiệp của những người đứng đầu các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về những đóng góp của nhân dân Yên Thành lại chưa được trình
bày một cách toàn diện.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về lịch sử Yên Thành

như: “Sơ thảo lịch sử huyện Yên Thành”, tập 1, do Ngô Đức Tiến, Nxb Nghệ
8


Tĩnh, Vinh, 1990. Tuy nhiên, do đây là cuốn sách lịch sử mang tính tổng thể
đề cập đến rất nhiều vấn đề của đời sống kinh tế, xã hội từ nguyên thủy đến
trước cách mạng tháng Tám nên việc nghiên cứu về phong trào Cần Vương
cuối thế kỉ XIX không được sâu sắc. Một số làng xã của huyện cũng đang xúc
tiến việc biên soạn lịch sử địa phương mình. Trong các cuốn lịch sử Đảng bộ
địa phương có đề cập đôi nét về phong trào Cần Vương trên địa bàn xã nhưng
hết sức sơ lược.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây dù ít hay nhiều, trực
tiếp hay gián tiếp đã đề cập đến nhiều khía cạnh của đề tài chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống các sự kiện tiêu biểu, những diễn biến chính, chưa thấy hết được vai
trò, vị trí cũng như rút được những bài học kinh nghiệm cần thiết từ phong
trào yêu nước của nhân dân Yên Thành cũng như căn cứ địa Đồng Thông
cuối thế kỉ XIX. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại các tài liệu
do các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương điền dã, sưu tầm và ghi chép giản
lược. Một số khác cũng chỉ tồn tại dưới các dạng báo cáo các tham luận tại
hội thảo khoa học và hầu như chỉ được quan tâm khi diễn ra các hoạt động kỉ
niệm, ngày lễ...
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu được đề cập trên sẻ là cơ sở
ban đầu vô cùng quý giá, là nguồn tư liệu bổ sung cần thiết để chúng tôi tiến
hành nghiên cứu một cách sâu sắc và hệ thống hơn, góp phần làm hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
Đối tượng của đề tài là: “Yên Thành trong phong trào Cần Vương
chống Pháp ở Nghệ Tĩnh” trong những năm 1885-1896. Do đó chúng tôi chủ

yếu đi sâu tìm hiểu và phân tích các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đối tượng đã xác định trên.
9


b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn từ tháng 7 năm 1885 đến đầu 1896, tức là nghiên
cứu phong trào yêu nước của nhân dân Yên Thành, mà tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa Đồng Thông, trong khoảng thời gian từ khi chiếu Cần Vương ban ra
đến khi cuộc khởi nghĩa bị thất thủ. Đây là phần trọng tâm của đề tài, tuy
nhiên để trình bày một cách có hệ thống hơn, cũng như để thấy rõ được phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Yên Thành lúc bấy giờ, trong quá
trình thực hiện đề tài chúng tôi cũng sẻ đề cập tới nhiều sự kiện trong phong
trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Đồng Thông.
Bên cạnh đó, trước khi nghiên cứu trực tiếp phần trọng tâm của đề tài, chúng
tôi thiết tưởng cũng cần phải khái quát một số nét lớn về vị trí địa lí, truyền
thống yêu nước, cũng như tình hình Yên Thành trước 1885. Tuy nhiên về cơ
bản, thì đề tài được xác định trong một khoảng thời gian xác định là 18851896 trên phạm vi không gian là huyện Yên Thành (Đông Thành cũ).
Việc giới hạn đề tài trong phạm vi hẹp như vậy sẽ giúp chúng tôi có
điều kiện nghiên cứu một cách sâu hơn, nhằm rút ra một số nhận xét đánh giá
xác đáng về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Yên Thành cuối
thế kỉ XIX. Đây chính là mục đích mà đề tài cần đạt đến.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu
Bên cạnh các nguồn tư liệu có tính chất tham khảo nghiên cứu về
phong trào Cần Vương trên bình diện toàn quốc, chúng tôi chủ yếu tập trung
khai thác những nguồn tư liệu riêng về khởi nghĩa Đồng Thông phục vụ trực
tiếp cho đề tài như:
Lịch sử Nghệ Tĩnh, 1984, tập 1 - Nxb Nghệ Tĩnh.
Sơ thảo lịch sử huyện Yên Thành, tập 1 do Ngô Đức Tiến chủ biên,

Nxb Nghệ Tĩnh 1990.
Lịch sử Tám mươi năm chống Pháp, 1957 của Trần Huy Liệu.
10


Chống xâm lăng, 1957, quyển III, của Trần Văn Giàu.
Ngoài ra chúng tôi cố gắng tiếp xúc với một số nguồn tư liệu gốc do
các chuyên viên nghiên cứu lịch sử địa phương điều tra, sưu tầm trước đây
hiện đang lưu giữ. Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã
trực tiếp về các hiện trường lịch sử, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, để gặp gỡ
các bậc cao niên, các nhà giáo lão thành, nhằm lắng nghe, tiếp thu những ý
kiến quý báu phục vụ cho đề tài của mình. Và trong quá trình điều tra thì
chúng tôi đã chụp được một số hình ảnh mang tính chất tư liệu (hình ảnh trận
đánh... ), rồi chúng tôi trực tiếp về các làng mà trước kia là quê hương của các
vị lãnh tụ kháng chiến để chụp hình tư liệu.
b. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn sử liệu thực hiện đề tài này không phải là nhiều, hơn nữa nó là
công trình được thực hiện cách đây 10-15 năm về trước, nhiều quan điểm, sự
kiện chưa tiếp cận được với những thành tựu của khoa học lịch sử. Do vậy
việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu là một vấn đề hết sức quan trọng,
quyết định đến kết quả cuối cùng của khóa luận. Vì thế khi nghiên cứu đề tài
này, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
phương pháp so sánh, xác minh phê phán tư liệu lịch sử và phương pháp điền
dã sưu tầm lịch sử địa phương.
Trên cơ sở những tư liệu đã thu thập được, đặc biệt là các tư liệu có liên
quan đến đề tài, công việc của chúng tôi hoàn toàn không phải là lắp ghép,
sao chép một cách máy móc lại các nguồn tư liệu sẵn có, mà từ các nguồn tư
liệu, chúng tôi suy ngẫm, phân tích, khái quát “bằng ngôn ngữ lịch sử” của
bản thân nhằm biến thành cái riêng của mình. Các tài liệu đó chỉ là cơ sở để
thực hiện đề tài này.

5. Đóng góp của khóa luận
Hệ thống tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài để tiện nghiên cứu, đối
chiếu, so sánh.
11


Có thể sử dụng để biên soạn lịch sử địa phương, giảng dạy lịch sử địa
phương trên địa bàn huyện Yên Thành.
Trên cơ sở nguồn tư liệu khá phong phú, chúng tôi đã nghiên cứu một
cách khá toàn diện về những đóng góp của nhân dân Yên Thành đối với
phong trào Cần Vương.
Khóa luận góp phần vào việc giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào
về quê hương cho thế hệ trẻ.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính được trình bày trong ba chương như sau:
Chương 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống chống
ngoại xâm của nhân dân Yên Thành trước năm 1885.
Chương 2. Đóng góp của nhân dân Yên Thành trong phong trào Cần
Vương chống Pháp (1885-1896).
Chương 3. Sự tôn vinh của hậu thế đối với các thủ lĩnh ở Yên Thành
trong phong trào Cần Vương.

12


B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
VÀ TRUYỀN THỐNG CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN

YÊN THÀNH TRƯỚC NĂM 1885
1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Yên Thành được thành lập, tách từ huyện Đông Thành, phủ
Diễn Châu từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1837).
Yên Thành là huyện đồng bằng ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh 55km về phía Bắc. Chiều Bắc Nam từ Hòn Sường giáp
Quỳnh Lưu ở phía Bắc, đến Tràng Sơn giáp Nghi Lộc, ở phía Nam dài gần
40km, thuộc 18055’ đến 19012’ độ vĩ Bắc. Chiều Đông từ thôn Ngọc Sơn làng
Đại Độ đến làng Tràng Thịnh, ở phía Tây, dài 35km thuộc 105 011’ đến
105034’ độ Kinh Đông. Cách bờ biển nơi gần nhất ở xã Đô Thành 6km, nơi xa
nhất ở xã Thịnh Thành gần 40km.
Huyện Yên Thành phía Đông giáp Diễn Châu, phía Bắc là huyện Diễn
Châu và Quỳnh Lưu, phía Tây là huyện Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, phía Nam là
huyện Nghi Lộc và huyện Đô Lương. Huyện Yên Thành hiện nay có diện tích
tự nhiên 56.204ha, trong đó đất canh tác 15.647ha chiếm 29%.
Về hình thể, huyện Yên Thành giống như một hình lòng chảo không
cân. Ba phía: Bắc, Tây, Nam là rừng núi và đồi trọc. Ở giữa phía Đông là một
vùng đồng trũng tiếp giáp với Diễn Châu. Nơi cao nhất là đỉnh núi Vàng Tâm
ở phía Tây Bắc làng Quỳ Lăng cao 544m. Nơi thấp nhất là vùng trũng ven
sông Điển, sông Cầu Bà âm 0,6m so với mực nước biển.
Đồng bằng Yên Thành nằm trong dải đồng bằng Nghệ Tĩnh với diện
tích đất nông nghiệp khoảng 16.954ha. Vùng đồng bằng này được hình thành
trong kiến tạo “Tân sinh” qua hai lần biển tiến (nước biển dâng lên từ 9013


100m) và hai lần biển thoái (nước biển hạ xuống từ 90-100m) cách ngày nay
khoảng hai triệu năm và do vật liệu biển bồi tụ, những bậc thềm phù sa cổ
hình thành nên vừa nhỏ lại vừa kém phì nhiêu. Điều đáng chú ý là đồng bằng
Yên Thành có độ nghiêng lớn, mặt cắt dày nên liên tục diễn ra cả quá trình
mài mòn, rửa trôi lẫn bồi tụ. Nhiều cánh núi, lèn đá mọc giữa đồng bằng,

nhiều cánh đồng bị nhiễm mặn... Nên nói chung độ màu mỡ của đồng bằng
Yên Thành kém hơn so với đồng bằng sông Mã, càng kém xa so với đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy vậy, từ hàng ngàn năm nay, Yên
Thành vẫn là nơi sản xuất nhiều lúa gạo, hoa màu, nơi tập trung dân cư đông
đúc của xứ Nghệ.
Câu “Nghệ Đông Thành, Thanh Nông Cống” hay các câu:
“Ăn mặn uống nước đỏ da
Ở đây không được thì ra Đông Thành
Đông Thành là mẹ, là cha
Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành”
“Hết nước thì có nước nguồn
Hết gạo thì có gạo buôn Đông Thành”
(Ca dao Nghệ Tĩnh)
Là muốn ca ngợi, khẳng định sự giàu có về lúa gạo của Yên Thành,
Diễn Châu xưa, Yên Thành còn là nơi nhiều tôm cá, hải sản:
“Đồng Chùa lắm ốc, nhiều dam (cua)
Lắm cá mu mủ ai ham thì về
Đồng Chùa lắm hẻn, lắm trê
Ai muốn ăn dấm thì về mà ăn”
(Ca dao Nghệ Tĩnh)
Núi rừng và đồi ở Yên Thành là dạng địa hình chiếm hầu hết diện tích
ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam huyện với độ nghiêng dốc lớn. Tổng diện

14


tích đất lâm nghiệp khoảng 20.815ha. Nhiều ngọn núi cao có tên tuổi đi vào
kho tàng ca dao, dân ca xứ Nghệ như:
“Nhất cao là động Mồng Gà,
Thứ nhì động Huyệt, thứ ba động Thờ”

Hay: “Thứ nhì rú Gám, thứ ba Hòn Sường”.
Một dạng địa hình khác ở Yên Thành là do hiện tượng lắng đọng trầm
tích đá vôi ở Đông Thành, Nam Thành, Lý Thành,Trung Thành, Bảo Thành,
Long Thành, có nhiều hang động kín đáo, có nhiều mạch nước ngầm, nhiều
thung lũng, động, bàu mà tên gọi còn ẩn chứa bao điều huyền tích như động
Thờ, động Huyệt, thung Lang, thung Mây, lèn Voi, lèn Cò, bàu Gianh, đập
Sắt, đập Vừng.. [8;23].
Đồi núi, lèn đá, thung lũng và đồng bằng đã tạo nên nhiều cảnh quan
đẹp đẽ.
Hệ thống sông ngòi tự nhiên của Yên Thành không nhiều và không lớn
hầu hết sông suối đều bắt nguồn từ các dãy núi từ phía Tây Bắc và Tây Nam.
Đáng kể có một số sông lớn như:
Sông Dinh bắt nguồn từ Đồng Trổ, Đồng Trọc và một nhánh Đồng Mai
về khe Cấy, hợp lưu với nhau chảy qua Tràng Thành sang Long Hồi, Tích
Phúc xuống sông Điển.
Sông Dền bắt nguồn từ động Huyệt chảy qua kẻ Dền đổ xuống sông Sọt.
Từ năm 1932 đến năm 1937, hệ thống nông giang Bắc được xây dựng
đưa nước sông Lam về tưới cho phần lớn diện tích đồng bằng Yên Thành.
Về khoáng sản, căn cứ vào kết quả thăm dò, Yên Thành chưa phát hiện
được khoáng sản kim loại mà chỉ có khoáng sản phi kim loại. Đáng kể có đá vôi
ở Đồng Thành, Trung Thành, Nam Thành, Bảo Thành, Vĩnh Thành, mỏ be-ry ở
Sơn Thành, cát xây dựng ở Sơn Thành, Bảo Thành, than bùn ở Vĩnh Thành...
Yên Thành có khí hậu và thời tiết khá phức tạp, có những mặt ưu đãi
nhưng cũng có mặt khắc nghiệt. Nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới gió
15


mùa, quanh năm nhận được bức xạ lớn của mặt trời. Tổng nhiệt lượng cả năm
hơn 8.5000C,đạt 75calo/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm 230C. Lượng mưa
trung bình hàng năm 1.600 -1.800 mm. Mưa tập trung vào các tháng cuối mùa

hạ, khi nhiệt độ hạ thấp đột ngột, áp thấp nhiệt đới xuất hiện kèm theo mưa
bão to. Nước từ các triền núi, khe suối đổ về làm đồng ruộng ngập trắng, có
nơi ngập sâu 3 - 4m. Cũng có năm ngay giữa tháng 5 (khoảng 20/4 âm lịch)
xuất hiện cả lụt tiểu mãn. Nhiều trận lũ đi vào lịch sử như trận lũ tháng 8 năm
Nhâm Thìn (1842), trận lũ năm Bính Ngọ (1846) cướp đi nhiều sinh mạng và
tài sản của nhân dân.
Nắng nóng cũng không rải đều quanh năm mà tập trung vào tháng 6,
tháng 7. Mùa hè có gió nồm từ biển thổi vào, gió Tây Nam từ dãy Trường
Sơn thổi sang. Gió phơn Tây Nam rất nóng, làm cho lượng nước bốc hơi
nhanh, đồng ruộng khô cạn. Nhiệt độ trung bình mùa hè khoảng 35 0C, có
ngày lên đến 390C. Khi chưa có hệ thống nông giang, nhiều đợt nam kéo dài
gây tác hại rất lớn tới mùa màng và sức khỏe con người.
Về giao thông, trước đây Yên Thành chỉ có tuyến đường sông từ cửa
Lạch Vạn, Sông Bùng lên con đường bộ hầu như không đáng kể. Chỉ là
đường làng nhỏ hẹp, đường liên hương, liên xã, liên tổng cũng lỗ chỗ vết chân
trâu, khiến cho Yên Thành một vùng lòng chảo không cân, ba phía là núi, ở
giữa là vùng đồng bằng trũng càng xa với các trung tâm kinh tế, văn hóa...
mãi đến đầu thế kỉ XX, đường quốc lộ 7 và tỉnh lộ 38 mới được khai thông,
nhưng phần đi qua Yên Thành thật ngắn, chỉ qua một số làng xã. Từ điều này
có thể nhận thấy rằng, Yên Thành là một huyện ngoại biên văn hóa, còn lưu
giữ được nhiều nét phong tục, tập quán cổ xưa.
Điều kiện địa lí tự nhiên như vậy đã ảnh hưởng đến tập quán, tính cách
của người dân Yên Thành. Đồng thời, người dân nơi đây cũng đổ biết bao mồ
hôi, nước mắt để khai phá, tạo lập nên một vùng quê giàu đẹp của Yên Thành,
một phần máu thịt của giang sơn cẩm tú Việt Nam.
16


1.2. Điều kiện xã hội
Do địa hình vùng núi Yên Thành ăn liền với các dãy núi từ phía Tây

Bắc Nghệ An đổ xuống, có nhiều lèn đá vôi, nhiều hang động và thung lũng
kín là địa bàn cư trú thuận lợi của người Việt cổ. Theo kết quả nghiên cứu của
các nhà khảo cổ học cho biết, Yên Thành là nơi người Việt cổ xuất hiện lâu
đời. Các công cụ bằng đá tìm thấy được ở Bảo Nham, Vĩnh Tuy, Đồng
Thành, Hậu Thành (chủ yếu là rìu và cuốc đá) có niên đại khoảng 2700 ±75
năm TCN thuộc nền văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình) - nền văn hóa hậu kì đồ
đá mới ở Việt Nam. Người Việt cổ quần tụ trên các hang động ở Yên Thành
là những cư dân trồng lúa cuối thời đại đồ đá mới ở Nghệ Tĩnh. Họ là những
con cháu của người vượn ghè đá ở Thẩm Ồm (Quỳ Châu), những bộ lạc săn
bắt, hái lượm ở Cồn Điệp (Quỳnh Văn) và là những người đương thời với
những người Việt cổ ở Rú Ta - Hai Vai (Diễn Châu) [8;24].Các hiện vật thu
thập được cho thấy, các bộ lạc cuối thời kì đồ đá mới sống ở đây đã có kỷ
thuật chế tác công cụ đạt đến trình độ cao. Nguồn sống chủ yếu của họ là lúa,
ngô, khoai, các hải sản như: tôm, tép, ốc, hến... Tất cả các bằng chứng khoa
học đã chứng tỏ rằng Yên Thành là vùng đất cổ, một bộ phận khăng khít của
các bộ lạc xa xưa cư trú vùng ven biển Nghệ Tĩnh.
Đến thời đại văn hóa Đông Sơn, thuở các vua Hùng dựng nước Văn
Lang, sống giữa thiên nhiên hoang dại, con người ở nơi đây đã biết tự mình
xây dựng cuộc sống kinh tế, văn hóa. Họ mở rộng địa bàn cư trú từ các hang
động xuống các dải đất cao dọc thung lũng ven khe suối. Con người chuyển
từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng, biết cày, cuốc ruộng, biết đồ xôi, làm
bánh, làm đồ gốm bằng bàn xoay, biết đúc đồng, luyện sắt. Nguồn sống chính
của họ là làm ruộng, trồng trỉa lúa, ngô, khoai và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà...
Trên cơ sở chủ yếu là nền nông nghiệp trồng lúa nước, các công xã
nông thôn xuất hiện với những Kẻ Sừng, Kẻ Sàng, Kẻ Dền, Kẻ Rục, Kẻ Sấu,
Kẻ Rọc... Con người sống trong cộng đồng làng xã với những quan hệ họ
17


hàng, tôn tộc, xóm làng với những sinh hoạt văn hóa mang màu sắc của cư

dân nông nghiệp trồng lúa nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử, thiên nhiên và con người Nghệ Tĩnh, trong
đó có Yên Thành luôn gắn bó với nhau. Nhà yêu nước Nguyễn Xuân Ôn đã
viết về con người Châu Hoan, Châu Diễn:
“Non nước Hoan Châu đẹp tuyệt vời,
Sinh ra trung nghĩa biết bao người” [2]
Thiên nhiên ưu đãi và thử thách, thuận lợi và khó khăn, cùng với lịch
sử dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên con người Yên Thành, vốn quý
nhất. Đại Nam nhất thống chí viết:
“Đất xấu dân nghèo, tập tục cần kiệm.
Nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học trò ưa chuộng học hành”.
Cư dân Yên Thành ngày xưa không đông lắm, dân số tăng chậm, chỉ
đến khi các quan cai trị Châu Diễn chọn Quỳ Lăng và Kẻ Dền để xây dựng lỵ
sở, cùng với công cuộc chuyển dân từ ngoài Bắc vào khai dân lập làng, cư
dân mới tăng nhanh.
Cho đến nay, chúng ta mới chỉ biết được vài số liệu gần đây:
Theo Tạp chí “Công báo kinh tế Đông Dương” tháng 11/1930 Yên
Thành có 64.000 người.
Theo tài liệu của Ủy ban kháng chiến hành chính Nghệ An năm 1951.
Yên Thành có 42.202 hộ, 91.000 người. Theo số liệu điều tra dân số 1989 có
220.000 người, không có dân tộc thiểu số, tỉ lệ lao động là 45% và có 30.000
người theo đạo Thiên Chúa.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và thư tịch trước đây, trên đất Yên Thành
không chỉ có người Kinh, mà cả người Mường cùng là chủ nhân vùng này.
Đến thời kì nước ta giành được quyền tự chủ, với công cuộc mở mang
bờ cõi, khai hoang, di dân lập ấp của các triều đại phong kiến tập quyền, đồng

18



đất Yên Thành mới được khai phá theo một quy mô lớn, cư dân Yên Thành
ngày một đông đúc.
Thời Tiền Lê, Đông Thành vương Lê Long Ngân (còn có tên là Long
Toàn, Lê Ngân Tích), thời Lý, Uy minh vương Lý Nhật Quang đã đưa từng
tốp nông dân, từng dòng họ cùng với binh lính từ phía Bắc vào đây khai
hoang mở thêm nhiều kẻ, chạ.
Thời Trần và thời Hậu Lê (thế kỉ XIII, XIV, XV) công cuộc khai hoang
lập ấp chẳng những được nhà nước đứng ra tổ chức, mà một số quan lại cũng
đứng ra thành lập trang trại, một hình thức khai hoang nhỏ bé, nhưng phổ biến
ở Yên Thành là từng tốp nông dân dựa vào quan hệ bà con, xóm giềng chung
sức nhau lập thêm những làng mới.
Tộc phả của nhiều dòng họ và lịch sử các làng xã đã ghi lại nhiều đức
Triệu Cơ đã có công khai canh chiêu dân, lập ấp. Vào cuối đời Trần, ông tổ
họ Nguyễn Duy là Nguyễn Duy Thiện cùng ông tổ họ Phan là Phan Vân,
cùng ba bốn nông dân vào xứ Kẻ Rục khai canh.
Ở Kẻ Lấu (Ngọc Thành), ông tổ họ Nguyễn Chi cũng vào đây khai
canh, lập làng.
Ở Giai Lạc, cuối thờ Lê, ông Trần Đăng Dinh đã có công lập các làng
Phúc Am, Đồng Bản, Xuân Lai. Hầu như địa phương nào, từ những kẻ, cậy,
đến những trang, sách, sở trại, người đến trước, kẻ đến sau, cùng chung sức
khai phá núi rừng, đầm lầy lập nên những làng mới, những công xã nông
thôn, mang tính chất điển hình của vùng đồng bằng Nghệ An.
Cùng với quá trình khai hoang lập làng mới, các công trình thủy lợi
cũng được Nhà nước và các làng xã chú ý mở mang. Một số quý tộc cũng góp
của xây dựng công trình thủy lợi và đời sống.
Tại Quỳ Lăng, nhân dân lập đền thờ bà Thái Thị Liệt, người có công
đắp đập đưa nước Bàu Sừng về tưới cho đồng làng.

19



Tại Khánh Duệ, thám hoa Phan Thúc Trực đi khai cừ đắp sông Cẩm
Giang để tránh lụt ngập cho dân.
Trải qua hơn năm thế kỷ lao động cần cù, bộ mặt kinh tế của Yên Thành,
trung tâm của Châu Diễn đã có những thay đổi lớn, vươn kịp trình độ phát triển
của đất nước. Nghề nông trở thành nguồn sống chủ yếu. Một số giống lúa quý
như lúa hẻo, lúa chăm, lúa dự hương, nếp rồng ở Yên Thành thơm ngon nổi
tiếng. Bên cạnh các làng, các chợ, bến xuất hiện: Chợ Dinh, chợ Bộng, chợ
Rộc,... và nhiều chợ khác được cưới lập. Bến Tam Tòa, bến Điển là hai bến
sông lớn trong vùng. Các nghề thủ công gia truyền như nuôi tằm, dệt vải, đan
lát phổ biến khắp các làng. Ở một số làng hình thành nghề thủ công nổi tiếng
như chiếu cói làng Văn Trai, nồi đất chợ Bộng, dệt vải Yên Nhân.
Từ những vùng rừng núi, đầm lầy, hươu hoẵng đầy gò tiếng kêu vang
đồng nội, chim công bay lượn che rợp núi trời “thủy kinh chú”. Tổ tiên ta từ
thế hệ này qua thế hệ khác đã đổ mồ hôi nước mắt, tựa lưng vào nhau mà
sống, tận dụng những điều kiện thuận lợi của tự nhiên, khắc phục mọi nguy
nan để làm biến đổi không ngừng bức tranh kinh tế - xã hội của quê hương.
Đó là những cánh đồng màu mỡ năm đôi ba vụ. Đó là những nương vườn
bốn mùa cây trái trĩu quả. Đó là những thửa ruộng bậc thang chênh vênh bên
sườn núi...
Sự phát triển về kinh tế, một nền kinh tế tự cung, tự cấp khép kín trong
từng gia đình, từng vùng mang tính chất độc canh, cộng với việc giao thông
không thuận tiện, nên sự phân công lao động, sự phân hóa các tầng lớp cư dân
diễn ra chậm chạp.
Tuyệt đại bộ phận cư dân Yên Thành là nông dân lấy nghề nông làm
nguồn sống chính. Chưa có làng nào hình thành một làng thủ công chuyên
nghiệp và người buôn bán ổn định rõ rệt. Phía sau lũy tre xanh là các làng xã
có công điền công thổ, có những quan hệ gắn bó keo sơn tôn tộc họ hàng. Có
làng có đình to nổi tiếng như đình Sừng, đình Mõ. Làng nào cũng có đình
20



chùa miếu mạo, có thành hoàng, có lệ làng, có hương ước riêng. Những làng
xã ấy rất thuận lợi cho công cuộc đánh giặc giữ làng, và khai thác đất đai ở
phạm vi nhỏ, nhưng rất khó khăn chậm chạp, bảo thủ, trì trệ trong việc tiếp
thu cái mới và phát triển kinh tế hàng hóa.
Vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và mọi áp lực bất công của xã hội
có giai cấp, dẫu cuộc sống có nhiều lúc cay đắng, lay lắt với những bát cháo
rau má, bữa cơm độn khoai nhưng người dân Yên Thành luôn luôn xây dựng,
vun đắp cho mình một cuộc sống lạc quan yêu đời, với những ngày hội hè vui
chơi thoải mái theo nhịp điệu mùa màng. Những ngày hội này, nhân dân
thường tổ chức các trò vui như chơi đu, đánh cờ, chọi gà, vật cù lộn... trong
huyện có nhiều phường tuồng nổi tiếng như Xuân Nguyên, Phúc Tăng, Liên
Trì... làng Quỳ Lăng có phường hát chèo nổi tiếng. Làng Xuân Nguyên có
phường hát ca trù của họ Nguyễn được xếp vào loại đại hàng, từng biểu diễn
ở kinh đô Huế năm 1925 và nhiều nơi trong vùng.
Vào dịp hội mùa, hội làng, đầu xuân tiếng trống tuồng, trống chèo vang
lên khắp các thôn xóm.
Những người nông dân Yên Thành cũng là tác giả của một vùng văn
hóa dân gian khá đặc sắc với những tục ngữ, ca dao, câu đố, chuyện cổ,
chuyện trạng. Dân Yên Thành thường hay kể vè hát ví, hát dặm. Vào dịp ngày
mùa những phường gặt thuê từ các huyện bạn đến Yên Thành đem theo bao
lời ví, điệu hò của các vùng quê pha trộn, hòa nhập vào những làn điệu của
Yên Thành, làm cho nơi đây trở thành nơi giao lưu của những ngọn nguồn
văn hóa dân gian xứ Nghệ. Đêm đêm bên cối giã gạo, giữa sân trục lúa, lời ca
điệu ví, câu chuyện trạng nảy nở.
Suốt mấy thế kỷ xây dựng nền văn hiến, tinh thần hiếu học của nhân
dân huyện Yên Thành được nuôi dưỡng phát huy. Dân nghèo đói, nhưng ai
cũng muốn cho con học năm ba chữ để làm người. Nhiều gia đình chắt chiu
từng hạt gạo, củ khoai nuôi con ăn học. Nhân dân đã nuôi dưỡng chăm sóc

21


nhiều học trò ưu tú đậu đạt cao trong các kỳ thi. Theo “Nghệ An đăng khoa
lục”, từ thời Trần đến thời Nguyễn, ở Yên Thành có đến 18 vị đại khoa, trong
đó có 4 trạng nguyên, 3 thám hoa, 2 hoàng giáp, 5 tiến sỹ, 4 phó bảng.
Ông Bạch Liêu người thôn Quảng Đông, xã Nguyên Xá, đậu trại trạng
nguyên Thiệu Long thứ 9 (1226), vị trạng nguyên đầu tiên của Nghệ An. Ông
thông minh, cường ký, đọc sách xem suốt 10 hàng nhớ ngay. Ông không ra
làm quan mà chỉ làm môn khách cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang
Khải, nhân dân thường gọi ông là Bạch Liêu cư sỹ. Khi ông mất, được nhân
dân thờ làm phúc thần.
Ông Hồ Tông Thốc hiệu là Động Đình, người thôn Tam Thọ, tổng Quỳ
Trạch (Thọ Thành), đậu trạng nguyên năm 19 tuổi thời nhà Trần. Ông nổi
tiếng hay chữ nhất Kinh sư. Trong một bữa tiệc, ông làm luôn 100 bài thơ.
Ông là một nhà văn hóa lớn có tài năng nhiều mặt như thơ, văn, lịch sử. Ông
là tác giả của nhiều tác phẩm:
“Thảo nhần hiệu tần thi tập”
“Đại Nam thế chí” và “Việt sử thông giám cương mục”.
Ông Lê Doãn Nhã người làng Tràng Sơn, đậu phó bảng khoa Tân Vỵ
(1871). Ông đã cùng với Nguyễn Xuân Ôn khởi nghĩa chống Pháp.
Ông Trần Đình Phong người làng Yên Mã, đậu đệ tam giáp đồng tiến
sỹ khoa thi Kỷ Mão (1879). Ông làm tế cửu Quốc tử giám (Giám đốc trường
đại học Việt Nam thời nhà Nguyễn) là tác giả của tập sách: “Quỳ Trạch đăng
khoa lục”.
Ông Phan Võ người Yên Nhân đậu đầu cử nhân trường thi Nghệ An
(giải nguyên) khoa Kỷ Dậu (1909) và đậu phó bảng khoa Canh Tuất (1910).
Ông là dịch giả quyển: “Thượng kinh ký sự” của Hải Thượng Lãn Ông.
Qua thống kê chưa đầy đủ trên đây, chúng ta thấy truyền thống hiếu
học của nhân dân Yên Thành được duy trì và phát huy từ khoa thi đầu tiên

đến khoa thi cuối cùng. Có gia đình ba bốn cha con, ông cháu đều đậu đạt
22


cao, như dòng họ Hồ ở Tam Thọ: 3 trạng nguyên, 1tú tài. Tổng Quỳ Trạch có
đến 4 trạng nguyên, 2 hoàng giáp, 4 tiến sỹ, 20 cử nhân, 192 tú tài.
Ở làng nào cũng giành một phần ruộng công để làm học điền. Những
người đỗ đạt cao được làng cấp ruộng, dựng nhà. Nhiều làng xã mang đậm
truyền thống hiếu học của quê hương như Tam Thọ, Định Khoa, Yên Mã...
Từ những ông trạng nguyên đến những nhà nho, họ đều là những người
con của quê hương, nhất là hàng trăm cử nhân, tú tài, thầy đồ gắn bó với quê
hương, no đói vui buồn cùng dân. Họ sống tiết tháo cương trực, tham gia vào
mọi hoạt động ở nông thôn, cùng nhân dân sáng tạo nên mọi giá trị vật chất,
tinh thần của quê hương. Khi nước nhà lâm nguy, có người bỏ cả công danh
quan trường, cùng nhân dân chống giặc như phó bảng Lê Doãn Nhã, cử nhân
Chu Trạc. Cũng có người về quê dạy học và làm thơ kêu gọi và thức tỉnh tinh
thần yêu nước trong nhân dân như tú tài Lê Liễu (ở Diệu Ốc,Giai Lạc), tác giả
tập thơ “Nam quốc tỉnh mê ca” (bài ca thức tỉnh nước Nam) và nhiều bài thơ
văn ca ngợi đất Hồng Lam.
Đến những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong cư dân Yên
Thành xuất hiện thêm một bộ phận những đồng bào theo đạo Thiên Chúa, nơi
sớm nhất là Bảo Nham, Rú Đất, Đức Lân... từ năm 1839 và muộn nhất là năm
1941, ở Kim Sơn chợ Rộc. Hiện nay, Yên Thành có 48 nhà thờ xứ họ và hơn
ba vạn giáo dân, bà con lương cũng như giáo, đoàn kết tương thân, tương ái,
đấu tranh chống giặc ngoại xâm và áp bức cường quyền. Có người vừa theo
đạo vừa cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương
như các ông Ngô Cương, Trần Khắc Thành (Công Thành).
Một truyền thống tinh thần quý báu của nhân dân Yên Thành là chuộng
tín nghĩa, hiếu khách, kính trọng người già cả, biết ơn với những người có
công với họ hàng làng nước. Những người có công khai khẩn đất đai, chiêu

dân lập ấp, hoặc có văn võ với dân, với nước cũng được nhân dân quý trọng,
tôn làm thành hoàng, làm phúc thần và lập đền thờ.
23


Dẫu giàu nghèo, gia đình nào cũng thờ cúng gia tiên, lấy ngày mất làm
ngày kỷ niệm, tỏ lòng biết ơn người xưa và xum họp gia tộc.
Đạo Phật vào Yên Thành khá sớm, từ thời Tiền Lê, thời Lý đã có chùa,
đến thời Lý - Trần, một số tăng ni phật tử ở ngoài Bắc vào hoặc ở nơi khác
đến chùa Thông, chùa Gám, chùa Vĩnh Tuy, nhưng không chùa nào có tăng ni
trụ trì lâu dài. Đạo Phật để lại dấu ấn sâu đậm trong nhân dân là thuyết nhân
quả, thiện ác. Mọi người đều lo làm điều thiện tránh điều ác, ở hiền gặp lành,
ai cũng lo cho tương lai con cháu kế thế.
Lúc đầu là do nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo, dần dà giai cấp thống trị sử
dụng những tập tục, tế lễ, hội hè để phô trương thanh thế, bòn rút của dân, trở
thành tệ nạn xã hội, làm điêu đứng khánh kiệt bao nhiêu gia đình với hàng
chục cỗ làng, cỗ họ, giỗ chạp...
Đạo Nho vào Yên Thành muộn hơn đạo Phật. Chỉ từ cuối đời Trần, đạo
Nho mới thịnh hành, nhưng ảnh hưởng của đạo Nho với tâm lý, tập quán, lối
sống của nhân dân rất lớn. Tiếp thu tinh hoa của đạo Nho là thuyết nhân
nghĩa, vun đắp cho mình những phẩm chất cao quý như trung với nước hiếu
với dân, lấy báo ơn dân đền nợ nước làm nghĩa, giành độc lập cho dân tộc
làm nhân. Nhưng những hạn chế của đạo Nho cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống, cách cư xử của người dân ở đây. Các làng xã tồn tại biệt lập như là
một công xã thị tộc nông thôn. Thiết chế của xã hội phong kiến với những
đẳng cấp tôn ti thứ bậc trong tổng xã, trong gia đình và tộc họ, mang đậm
tính chất gia trưởng... Nền nếp sinh hoạt kiểu gia trưởng đã tồn tại kiểu dai
dẳng suốt mấy thế kỷ dưới chế độ phong kiến, chỉ đến khi cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công, những tập tục lạc hậu này mới dần bị xóa bỏ.
Nhưng trầm tích lắng đọng của nó còn vương vấn trong thói quen, nếp sống

mãi tới sau này.
Cùng nhân dân Nghệ An, cư dân Yên Thành đã góp phần tạo dựng
truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, mang bản sắc riêng của một
24


vùng quê. Yêu quê hương đậm đà tha thiết, đoàn kết tương thân tương ái, cần
cù chịu khó tiết kiệm, thuần hậu, chất phác, thẳng thắn, thật thà, nghĩa tình
trong cuộc sống.
1.3. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Yên Thành
trước năm 1885
Lịch sử Yên Thành gắn liền với lịch sử đấu tranh kiên cường chống
giặc ngoại xâm và áp bức cường quyền, vươn lên bảo tồn sự sống, làm chủ
quê hương đất nước.Thư tịch, dã sử, khảo sát thực địa cho chúng ta thấy rằng
trên đất Yên Thành, mỗi ngọn núi, khúc sông, cánh đồng, thôn xóm đều gắn
liền với những chiến công oai hùng. Nhà yêu nước Lê Doãn Nhã viết:
“Nhớ thời núi tụ anh linh,
Quy Lai giáo dựng, Động Đình gươm reo.
Trời chiều nổi áng cờ treo,
Nhớ ơn tằng tổ hiểm nghèo xông pha”.. [2;33,34]
Địa thế hiểm yếu, cả ba phía là núi, giữa là đồng bằng nhìn ra biển.
Tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Lòng dân yêu nước, dám xả thân vì nghĩa
lớn, đặt nền móng cho truyền thống yêu nước và cách mạng của Yên Thành,
phần trung tâm của Châu Diễn. Hầu hết không có cuộc kháng chiến nào của
nhân dân Nghệ An mà không có con em Yên Thành tham gia. Có lúc Yên
Thành là đất đứng chân, là nơi gửi gắm niềm tin của những người lãnh đạo
vào những phút khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giữ nước.
Dưới thời Bắc thuộc, các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược
Nguyên Mông, ngọn lửa chiến tranh không lan ra trên đất Yên Thành, nhưng
nhân dân đã tích cực ủng hộ các vị Hoàng thân, quốc thích xây dựng hậu cứ,

cung cấp binh lính và lương thực cho các cuộc khởi nghĩa ở phía Bắc và kìm
chân quân giặc ở phía Nam.

25


×