Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tìm hiểu sự hình thành thị trường thương mại âu á ở ấn độ dương từ thế kỷ XVI đên thế kỷ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 97 trang )

TRNG I HC VINH
KHOA LCH S
--------- ----------

NGUYN TH GIANG

KHểA LUN TT NGHIP I HC

Tìm hiểu sự hình thành thị trờng thơng mại âuá ở ấn độ dơng từ thế kỉ xvi đến THế Kỉ xviii

CHUYấN NGNH: LCH S TH GII

Vinh 2010

1


TRNG I HC VINH
KHOA LCH S
--------- ----------

NGUYN TH GIANG

KHểA LUN TT NGHIP I HC

Tìm hiểu sự hình thành thị trờng thơng mại âuá ở ấn độ dơng từ thế kỉ xvi đến THế Kỉ xviii

CHUYấN NGNH: LCH S TH GII

Vinh 2010


2


TRNG I HC VINH
KHOA LCH S
--------- ----------

KHểA LUN TT NGHIP I HC

Tìm hiểu sự hình thành thị trờng thơng mại âuá ở ấn độ dơng từ thế kỉ xvi đến THế Kỉ xviii

CHUYấN NGNH: LCH S TH GII

Ging viờn hng dn: Trần Thị Thanh Vân
Sinh viờn thc hin : Nguyễn Thị Giang
Lp
: 47A Lịch sử
Khúa
:
2006 2010

Vinh 2010

3


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Trần Thị
Thanh Vân- ngời đã gợi ý đề tài và tận tình hớng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm khóa luận.

Tôi cũng đã nhận đợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong khoa Lịch sử trờng Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy
cô trong tổ Lịch sử thế giới cũng nh sự động viên giúp đỡ của gia
đình, bạn bè và ngời thân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian thực hiện khóa luận. Do năng lực bản thân còn hạn chế,
nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận đợc sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn.

Vinh, tháng 05 năm
2010
Tác giả
Nguyễn Thị Giang

MC LC
Trang
A. M U.........................................................................................................

1. Lớ do chn ti........................................................................................
4


2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu..............................................................
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................
5. Bố cục của khóa luận.................................................................................
B. NỘI DUNG...............................................................................................................

Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH
THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ÂU - Á Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG TỪ THẾ
KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII............................................................................

1.1. Tiềm năng và thế mạnh của thị trường Ấn Độ Dương..........................
1.1.1. Địa lí tự nhiên của khu vực Ấn Độ Dương.........................................
1.1.2. Tiềm năng và thế mạnh của các nước châu Á thuộc Ấn Độ Dương
.....................................................................................................................10
1.2. Mối giao thương Âu - Á trong lịch sử.................................................
1.2.1. Con đường tơ lụa..............................................................................13
1.2.2. Mối giao thương giữa Ấn Độ với châu Âu........................................15
1.2.3. Mối giao thương giữa Đông Nam Á với châu Âu............................17
1.3. Nhu cầu mở rộng thị trường của các nước châu Âu trong quá trình
tích lũy nguyên thủy tư bản.........................................................................
1.4. Những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật hàng hải.....................................
1.4.1. La bàn, vũ khí....................................................................................21
1.4.2. Kĩ thuật đóng tàu thuyền...................................................................24
1.5. Phát kiến địa lí và hệ quả của nó.........................................................
1.6. Sự khủng hoảng của chế độ chính trị - xã hội phong kiến của các
quốc gia châu Á ở Ấn Độ Dương................................................................
Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA SỰ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG THƯƠNG
MẠI ÂU - Á Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII..........

2.1. Sự xâm nhập và hoạt động thương mại ở thị trường Ấn Độ Dương
của người Âu vào thế kỉ XVI......................................................................

5


2.1.1. Bồ Đào Nha.......................................................................................32
2.1.2. Hà Lan...............................................................................................35
2.1.3. Anh....................................................................................................37
2.2. Các công ty Đông Ấn ra đời và đẩy mạnh buôn bán ở Ấn Độ Dương
(thế kỉ XVII – XVIII)..................................................................................

2.2.1. Công ty Đông Ấn Anh (EIC).............................................................39
2.2.2. Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC)......................................................44
2.2.3. Các công ty Đông Ấn khác của châu Âu..........................................47
2.3. Số lượng và giá trị hàng hóa trao đổi buôn bán giữa Âu – Á trong
thương mại Ấn Độ Dương...........................................................................
2.4. Hình thức thanh toán chủ yếu trong giao dịch thương mại Âu- Á ở
thị trường Ấn Độ Dương.............................................................................
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG
THƯƠNG MẠI ÂU - Á Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC QUỐC GIA ÂU, Á...........................................................................

3.1. Đối với các quốc gia châu Âu..............................................................
3.1.1. Kinh tế..............................................................................................57
3.1.2. Chính trị - xã hội...............................................................................59
3.1.3. Văn hóa.............................................................................................62
3.2. Đối với các quốc gia châu Á................................................................
3.2.1. Kinh tế...............................................................................................63
3.2.2. Chính trị - xã hội...............................................................................67
3.2.3. Văn hóa.............................................................................................70
C. KẾT LUẬN...................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TCN

:

Trước công nguyên


6


VOC

:

Công ti Đông Ấn Hà Lan

EIC

:

Công ti Đông Ấn Anh

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lịch sử xã hội loài người là bức tranh muôn màu muôn vẻ, đa
dạng phức tạp song có tính thống nhất. Khoa học lịch sử là khoa học tìm
7


hiểu, nghiên cứu quá khứ xã hội loài người nên phải thể hiện được tính
phong phú và đa dạng ấy.
Đối tượng của khoa học lịch sử chính là quá trình phát triển thực tế
của xã hội loài người cũng như mỗi châu lục, mỗi khu vực, mỗi quốc gia
dân tộc bao gồm: lịch sử kinh tế, lịch sử chính trị, lịch sử quân sự... Trong
đó, lịch sử kinh tế dường như chi phối lịch sử của các dân tộc. Và lịch sử
các dân tộc, các khu vực trên thế giới có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với

nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử đòi hỏi phải được nghiên
cứu một cách toàn diện, không chỉ ở góc độ quân sự, chính trị hay văn hóa
mà còn phải ở màu sắc kinh tế. Đồng thời, phải làm nổi bật được mối quan
hệ giữa các cộng đồng, các quốc gia, các khu vực. Đề tài mà chúng tôi thực
hiện mang màu sắc lịch sử - kinh tế được thực hiện không nằm ngoài lí do
này.
1.2. Quan hệ Đông - Tây, Âu - Á có lịch sử lâu dài. Mối quan hệ ấy
luôn luôn thay đổi, ngày càng rộng mở trên nhiều lĩnh vực, nhất là quan hệ
kinh tế. Tìm hiểu sự hình thành thị trường thương mại Âu - Á ở Ấn Độ
Dương sẽ góp phần vào việc làm sáng rõ mối quan hệ Đông - Tây, Âu - Á
có từ lâu đời ấy. Mặt khác, trong suốt chiều dài lịch sử, quan hệ thương mại
Âu - Á ở Ấn Độ Dương có nhiều bước đột phá lớn trong khoảng thời gian từ
thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Do đó, chúng tôi chọn khoảng thời gian ấy để
tìm hiểu về thị trường thương mại Âu - Á.
1.3. Sự hình thành thị trường thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương từ
thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử phát triển của
các quốc gia Âu - Á trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa… Nó
có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, thúc
đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu và sự phát triển tiếp tục của nó.
Đối với các quốc gia châu Á, nó làm cho nhiều yếu tố phong kiến lạc hậu bị
phá vỡ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được “gieo cấy”, đưa các
8


quốc gia này hội nhập với thế giới bên ngoài. Với ý nghĩa to lớn này, chúng
tôi quyết định chọn đề tài tìm hiểu sự hình thành thị trường thương mại Âu Á ở Ấn Độ Dương để góp phần nói lên tầm quan trọng của sự hình thành thị
trường thương mại này đối với lịch sử phát triển của châu Âu và châu Á.
1.4. Khu vực Ấn Độ Dương có tiềm năng, vị trí và ý nghĩa đặc biệt
trên thế giới. Ở đó, hệ thống thương mại Ấn Độ Dương gồm quan hệ thương
mại Âu - Á, Phi - Á… rất năng động. Song, quan hệ đối tác Âu - Á là mối

quan hệ chủ chốt của hệ thống thương mại Ấn Độ Dương và đóng vai trò
quan trọng nhất đối với sự phát triển tiếp tục của khu vực này. Thậm chí, có
học giả còn cho rằng đó là “một phần không thể thiếu được của quan hệ hội
nhập sâu hơn và toàn cầu hóa thương mại ngày nay”. Do đó, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài về thị trường thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương, chứ
không phải là về quan hệ thương mại Á - Phi hay quan hệ thương mại Âu Phi…Hơn nữa, ngày nay, nhân loại cũng đang bước vào quá trình toàn cầu
hóa mạnh mẽ. Các quốc gia, khu vực tăng cường hợp tác, giao lưu trên mọi
lĩnh vực. Thị trường thế giới hình thành lôi cuốn các quốc gia và khu vực
tham gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tiến trình hợp tác Á - Âu
(ASEM) đã ra đời. Nghiên cứu sự hình thành thị trường thương mại Âu - Á
ở Ấn Độ Dương thế kỉ XVI - XVIII mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại mạnh mẽ ấy và giúp cho việc
tìm hiểu xu hướng phát triển của thương mại thế giới ngày nay, lí giải xu
hướng phát triển kinh tế thương mại ở hai châu lục Âu, Á. Các quốc gia
châu Á ngày nay, xuất khẩu mặt hàng gia vị vẫn giữ vai trò chủ lực. Còn các
quốc gia châu Âu dường như vẫn là đối tác chính trong sự tiêu thụ các mặt
hàng ấy.
1.5. Đồng thời, thông qua tìm hiểu thị trường thương mại Âu - Á thời
gian trên sẽ cho thấy sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa 2 khu vực: bản chất của
chủ nghĩa thực dân châu Âu trong lịch sử, tác động của phương thức sản
9


xuất tư bản chủ nghĩa đối với xã hội châu Á…Ở khu vực Ấn Độ Dương hiện
nay, dù ít hay nhiều, vẫn đang tồn tại các “vùng ảnh hưởng” của nhiều nước
châu Âu: Anh (Ấn Độ, Malaya), Hà Lan (Indonesia)… Tìm hiểu thị trường
thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương giúp ích rất nhiều để tìm hiểu sâu mức
độ ảnh hưởng của những nước châu Âu, lí giải cơ sở hình thành các vùng
ảnh hưởng từ châu Âu ấy.
1.6. Ngoài ra, việc tìm hiểu hoạt động thương mại Âu - Á ở Ấn Độ

Dương thế kỉ XVI - XVIII còn góp phần tìm hiểu lịch sử Việt Nam giai
đoạn này. Bởi lẽ hoạt động thương mại ấy cũng tác động đến lịch sử Việt
Nam. Khi các nước châu Âu tham gia thương mại với châu Á ở Ấn Độ
Dương, các quốc gia này cũng cố gắng tiếp cận và xâm nhập Đại Việt. Theo
nhiều tài liệu lưu lại đã cho thấy các nước tư bản châu Âu như Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Pháp sau khi xâm nhập được vào thị trường Ấn Độ Dương đã cố
gắng gây ảnh hưởng rộng lớn, mở rộng hoạt động giao thương ở vùng biển
Đông. Khi mà chế độ phong kiến nước ta có nhiều dấu hiệu khủng hoảng,
các thế lực châu Âu này thay nhau dòm ngó. Thương nhân và giáo sĩ là
những kẻ dọn đường để thực hiện âm mưu ấy. Bởi thế sự hình thành thị
trường thương mại Âu – Á xét góc độ sâu xa thì nó cũng phần nào ảnh
hưởng đến việc nước ta bị xâm lược và thành thuộc địa trong thế kỉ tiếp sau.
Với những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu sự hình
thành thị trường thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương từ thế kỉ XVI đến
thế kỉ XVIII” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình bằng tiếng Việt của các tác giả
trong nước hoặc các tác giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt có đề cập
nhiều vấn đề liên quan đến mối giao thương Âu – Á và những tác động của
thương mại giữa hai châu lục.
10


Trong các cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” (Lương Ninh chủ biên,
2005); “Lịch sử Ấn Độ” (Vũ Dương Ninh chủ biên, 1995)…các tác giả có
nhắc đến các công ti Đông Ấn khi trình bày về sự xâm nhập của phương Tây
vào các quốc gia châu Á. Các tác giả cũng cho rằng: trong buổi đầu xâm
lược các quốc gia châu Á, các công ti thương mại là lực lượng tiên phong
của thực dân châu Âu khi xâm lược châu Á.
Cuốn “Ấn Độ qua các thời đại” (Nguyễn Thừa Hỷ, 1986), tác giả có

viết về sự tồn tại, phát triển và những hoạt động thương mại của công ti
Đông Ấn Anh EIC ở Ấn Độ. Cuốn sách cho thấy vai trò to lớn của EIC
trong công cuộc chinh phục và cai trị Ấn Độ của thực dân Anh.
Cuốn “Lịch sử vương quốc Thái Lan” (Vũ Dương Ninh, 1994) đã đề
cập đến sự xuất hiện của các công ti thương mại châu Âu, chủ yếu là Đông
Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan. Thông qua những miêu tả khái quát hoạt động
thương mại của các công ti, mối quan hệ giữa các công ti với chính quyền
Thái Lan, cuốn sách phác họa được những ảnh hưởng nhất định của hai
công ti này đối với nền chính trị và kinh tế Thái Lan.
Hay như trong cuốn “Lịch sử châu Á (giản yếu)” do Đỗ Đức Thịnh
biên soạn, NXB Thế Giới, 2007 tác giả đã đưa ra những thông tin cơ bản
và khái quát về lịch sử châu Á. Tác giả có viết về những trào lưu khảo sát,
xâm nhập châu Á của phương Tây. Và đặc biệt là tác giả đã khẳng định
rằng: hai công ti đầu tiên của phương Tây chiếm lĩnh thị trường châu Á là
EIC và VOC.
Cuốn “Đông Nam Á sử lược” (D.G.E. Hall, 1968) được xem là một
công trình rất đồ sộ trình bày về lịch sử Đông Nam Á. Trong đó, tác giả
trình bày khá chi tiết về cuộc thương mại của thương nhân châu Âu ở châu
Á: quá trình phương Tây xâm nhập vào thương trường Ấn Độ Dương, hoạt
động giao thương Âu - Á, thành lập các công ti Đông Ấn EIC, VOC và sự
cạnh tranh khốc liệt lẫn nhau để độc quyền buôn bán hương liệu ở đây..
11


Cuốn “Lịch sử chủ nghĩa tư bản 1500-2000” của Michel Beaud,
NXB TG, 2002, có những đánh giá rất sâu sắc đối với nền kinh tế tư bản và
sự mở rộng thị trường thế giới trong khoảng thời gian trên. Cuốn sách viết
về điều kiện để mở rộng thị trường thương mại hoặc đánh giá về tầm quan
trọng của sự hình thành thị trường thương mại thế giới: “thương mại thế
giới và thị trường thế giới mở ra tiểu sử hiện đại của chủ nghĩa tư bản ở thế

kỉ XVI…”. Cuốn sách đã đánh giá rất xác đáng vai trò lịch sử của các công ti
Đông Ấn “các công ti Đông Ấn là trụ cột vững chắc để phương Tây bành
trướng thuộc địa và chủ nghĩa tư bản”. Điều đó đã giúp ích rất nhiều cho
chúng tôi khi trình bày về tác động và ý nghĩa của sự hình thành thị trường
thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương thế kỉ XVI - XVIII đối với châu Âu và
châu Á.
Gần đây, Việt Nam có một số công trình nghiên cứu một cách cụ thể
về các công ti Đông Ấn châu Âu thời cận đại giúp cho chúng tôi tìm hiểu về
những hoạt động thương mại Âu - Á trong khoảng thời gian nêu trên. Một
số công trình nghiên cứu có liên quan tới nội dung đề tài cũng đang được
thực hiện như “Sự hình thành, phát triển của các công ti Đông Ấn châu Âu
và quá trình thâm nhập vào châu Á thế kỉ XVI - XVIII” (đề tài cấp ĐHQG,
2008-2010) của TS Hoàng Anh Tuấn. Hoặc luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị
Thanh Thủy về công ti Đông Ấn Anh nhan đề: “Quá trình xâm nhập Đông
Nam Á của công ti Đông Ấn Anh từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX”…
Như vậy, vấn đề chúng tôi đặt ra để nghiên cứu trong đề tài là về thị
trường thương mại Âu - Á mang tính khái quát và tổng hợp cao. Đây là một
nội dung còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Đã có ít nhiều công trình nghiên cứu
về mối quan hệ buôn bán Âu - Á trong thời gian trên, đặt cơ sở cho chúng
tôi thực hiện đề tài.
Trong khuôn khổ tài liệu nước ngoài mà chúng tôi tiếp cận được có
những công trình sau:
12


Cuốn “The Asian Trade revolution of seventeenth Century” (Niels
Steensgaard, 1974) nguyên bản tiếng Anh, tác giả cho rằng một cuộc cách
mạng thương mại đã diễn ra ở châu Á vào thế kỉ XVII và đưa ra những con
số để dẫn chứng cho điều đó mà chủ yếu là những giá trị trong trao đổi
thương mại Âu - Á thông qua các công ti Đông Ấn. Thương mại châu Á từ

một nền thương mại tự phát, cục bộ trở thành một hệ thống thương mại thế
giới.
Cuốn “Trading places: The East India Company and Asia 1600
-1834” tạm dịch là “Những vị trí thương mại: công ti Đông Ấn và châu Á
1600 - 1834” của A. Farington, 2002, đã trình bày những điểm thương mại
quan trọng của châu Á, những trung tâm hoạt động thương mại chủ yếu của
các công ti Đông Ấn và vấn đề mở rộng thị trường của các công ti ở châu Á.
Ở các công trình trên, chúng tôi thấy rằng: nhiều tác giả đã trình bày
khá chi tiết về mối giao thương Âu - Á trong lịch sử. Ưu điểm của các công
trình nghiên cứu đó là các tác giả đã đưa ra được những số liệu giá trị hàng
hóa cụ thể biểu hiện cho quan hệ thương mại Âu - Á. Đó là những tài liệu
tham khảo quí giá cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Kế thừa và học tập những thành tựu kết quả của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước, khóa luận của chúng tôi hi vọng sẽ nêu bật lên một
cách hệ thống về quan hệ trong thương mại Âu - Á thông qua việc tìm hiểu
sự hình thành thị trường thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương từ thế kỉ XVI
đến thế kỉ XVIII, góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử kinh tế thương mại hai
châu lục Âu, Á và thế giới.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài khóa luận này chủ yếu nghiên cứu về sự hình thành và
những biểu hiện của thị trường thương mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương trong

13


những thế kỉ đầu cận đại. Qua đó, góp phần làm sáng rõ mối quan hệ Âu - Á
trong lịch sử, giúp cho việc tìm hiểu lịch sử thương mại thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: khu vực Ấn Độ Dương với những quan hệ

thương mại Âu - Á diễn ra tại đó.
- Về mặt thời gian: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Nhóm tài liệu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội tiền
tư bản và tư bản.
- Các giáo trình trong các trường Đại học và Cao đẳng chuyên ngành
lịch sử, kinh tế thương mại…
- Các tài liệu chuyên khảo về lịch sử kinh tế thương mại thế giới.
- Các tài liệu tham khảo: bài báo, tạp chí của các học giả trong và
ngoài nước…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đề tài đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ nghĩa
duy vật biện chứng, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở
phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Đây là một đề tài lịch sử mang màu sắc kinh tế nên sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch đại và đồng đại.
- Các phương pháp khác như: phương pháp so sánh đối chiếu, phương
pháp thống kê toán học…
5. Bố cục của khóa luận

14


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của khóa luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành thị trường thương

mại Âu - Á ở Ấn Độ Dương từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Chương 2: Biểu hiện của sự hình thành thị trường thương mại Âu - Á
ở Ấn Độ Dương từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Chương 3: Tác động của sự hình thành thị trường thương mại Âu - Á
ở Ấn Độ Dương thời cận đại đối với lịch sử các quốc gia Âu, Á.

15


B. NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG NHÂN Tè THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG
THƯƠNG MẠI ÂU - Á Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN
THẾ KỈ XVIII
1.1. Tiềm năng và thế mạnh của thị trường Ên Độ Dương
1.1.1. Địa lí tự nhiên của khu vực Ấn Độ Dương
Trên bản đồ thế giới, châu Á chiếm phần lớn lục địa Âu - Á, mảng lục
địa lớn nhất thế giới, trong đó châu Âu được coi là một bán đảo còn châu Á
được coi là một đại lục. Châu Á nằm ở vị trí trung tâm trái đất với hai châu
Mĩ, châu Phi ở hai bên và châu Âu nằm chếch ở phía Bắc. Vị trí trung tâm
này có ảnh hưởng nhiều đến lịch sử của châu Á. Về phía Tây, nó giáp với
châu Âu, châu Phi. Phía Đông, giáp với châu Mĩ qua eo biển Bêrinh. Có 3
đại dương bao quanh châu Á là Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình
Dương ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Nam.
Khu vực Ấn Độ Dương trên thế giới có diện tích khoảng 75 triệu km².
Đại dương này về phía Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Iran (tên gọi
cũ là Ba Tư), Pakistan; về hướng Đông bởi Đông Nam Á cụ thể là Myanma,
Thái Lan, Malaysia, Indonesia và châu Đại Dương; về phía Tây bởi bán đảo
Ả rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Bắc Băng
Dương. Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây

Dương nằm ở kinh tuyến 20º Đông, ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở
kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác
tại vĩ tuyến 60º Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương.
Về mặt lãnh thổ, ta xác định các quốc gia châu Á có liên quan đến Ấn
Độ Dương là: Iran, Pakistan, Ấn Độ, Myanmar (tên gọi cũ là Miến Điện),
Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số nước thuộc bán đảo Ả rập. Vị trí

16


địa lí của các quốc gia này có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của
khu vực. Đặc biệt là Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Ấn Độ là điểm
kết nối, án ngữ tuyến đường biển từ châu Âu vượt châu Phi đến với châu Á,
là tiểu lục địa nằm giữa một bên là Tây Á, một bên là Đông Nam Á và Đông
Á. Còn Đông Nam Á thì có vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải
nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu vẫn được coi là cầu
nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Đây là
nơi có vị trí yết hầu trên trục giao thông đường biển Âu - Á. Thậm chí, một
số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay "ngã tư
đường". Vị trí quan trọng này có ý nghĩa then chốt đối với mối giao lưu giữa
Đông Nam Á với bên ngoài.
Về mặt địa hình tự nhiên của Ấn Độ Dương thì khu vực này được
phân chia là biển Ả Rập, vịnh Bengal và vùng biển Đông. Trong mỗi khu
vực đều có những bến cảng quan trọng để hàng hóa được lưu thông. Vùng
biển ARập bao gồm các cảng ở vịnh Ba Tư, biển Đỏ (tên gọi khác là Hồng
Hải) và một số cảng ở bờ biển Đông Phi, biển Tây Ấn. Hệ thống cảng
Bengal bao gồm các cảng ở Sri Lanka, ven biển Coromandel, Bengal,
Mianmar, Thái Lan, Malaya và Acheh ở Sumatra. Các cảng như Canton và
Zaiton ở vùng biển phía nam Trung Quốc đã mở rộng và kết nối với các
cảng của Indonesia cũng như các các cảng ở eo biển Malacca. Tuyến đường

biển quan trọng này đã trở thành tiềm năng đặc biệt dẫn tới sự hình thành
những dòng thương mại có ý nghĩa ở Ấn Độ Dương vào cuối thời trung đại.
1.1.2. Tiềm năng và thế mạnh của các nước châu Á thuộc Ấn Độ Dương
Châu Á nói chung và các quốc gia châu Á ở Ấn Độ Dương nói riêng
từ lâu được coi là những miền đất lí tưởng, hấp dẫn đầy tiềm năng với
những nguồn sản vật quí, hương liệu dồi dào. Trong đó, nổi bật nhất là Ấn
Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

17


Ấn Độ - một bán đảo hình tam giác lớn, một “tiểu lục địa” ở Nam Á.
Mỏm cực Nam, đỉnh của tam giác Ấn Độ chìa ra Ấn Độ Dương. Đại bộ
phận lãnh thổ Ấn Độ ở miền Trung và miền Nam bị bao bọc bởi Ấn Độ
Dương. Ấn Độ là điểm kết nối, án ngữ tuyến đường biển từ châu Âu vượt
châu Phi đến với châu Á, là tiểu lục địa nằm giữa một bên là Tây Á, một bên
là Đông Nam Á và Đông Á. Hệ thống cảng Bengal với những thế mạnh về
thương mại biển. Do vậy, Ấn Độ đóng vai trò trung tâm trong kết cấu
thương mại châu Á.
Ấn Độ có những cánh đồng phì nhiêu, đồi bãi vùng cao đã cung cấp
nhiều loại nông sản: vùng ruộng nước cho lúa gạo, ruộng khô cho lúa mì,
kê, cao lương…, vùng đồi cho các loại hoa quả và cây công nghiệp giá trị
cao như bông, chè, lanh, cao su. Từ lâu, Ấn Độ đã nổi tiếng về bông, cà phê,
các loại gia vị và hương liệu. Như Các Mác từng đánh giá “Ấn Độ là Tổ
quốc của những đồ bằng vải bông”. Cùng với đó, núi rừng Ấn Độ chiếm
diện tích khá lớn với với nhiều sản vật quý hiếm khiến cho Ấn Độ hiện ra
như “một miền đất hứa”, một xứ sở đầy bí ẩn.
Những điều kiện tự nhiên thuận lợi ấy đưa đến tiềm năng tạo ra thị
trường rộng lớn của Ấn Độ với các thể loại hàng hóa có giá trị và khả năng
cạnh tranh cao, đáng kể là các sản phẩm nông nghiệp như gạo, đường, dầu

và các nguyên liệu thô như bông và thuốc nhuộm. Đặc biệt, việc mở rộng
thương mại của tiểu lục địa này là ở khả năng cung cấp một khối lượng hàng
hóa khổng lồ đã được chế biến, trong đó nổi bật nhất là tơ lụa - một mặt
hàng được ưa chuộng với các loại giá trị như vải Mút-xơ-lin Dhaka và lụa
thêu Gujarat. Những thương gia Ả rập đến Ấn Độ vào thế kỉ IX kể lại: “ở
Ấn Độ người ta dệt những thứ vải tuyệt vời không thấy được ở đâu trên thế
giới, mịn và nhẹ tới mức có thể cuộn lại cho luồn qua chiếc vòng nhỏ”.
Tuy nhiên, sức “hấp dẫn” của thị trường Ấn Độ còn phụ thuộc vào
nhiều chính sách của những nhà cầm quyền đất nước này. Thế kỉ XVI, ông
18


vua thứ 3 của triều đại Mughal trị vì từ năm 1556 đến 1605, một người cởi
mở, tự tin và phóng khoáng đã mở cửa giao thương với với những thương
gia phương Tây và những nhà buôn đến từ xứ sở Ả Rập, Ba Tư…Cùng với
đó là những cuộc cải cách về thuế khóa, tài chính, tiền tệ được tiến hành một
cách cương quyết góp phần khiến “Ấn Độ thúc đẩy một cách tích cực nền
tảng thương mại ở châu Á”. Cũng vì vậy, bắt đầu từ thế kỉ XVI, thời điểm
người Âu bắt đầu tham gia vào thương mại đường biển với châu Á, tiểu lục
địa này được đánh giá như là “một chìa khóa quan trọng trong cấu trúc
thương mại Ấn Độ Dương”.
Không chỉ Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á ở Ấn Độ Dương cũng
đầy tiềm năng. Gió mùa và những cơn mưa nhiệt đới đã tạo cho các nước
những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông
Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, hương liệu đặc
trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương, đinh hương.
Tiềm năng của các quốc gia này chính là ở những sản phẩm thủ công, những
sản vật thiên nhiên như gỗ quí, hương liệu, gia vị, đá quí, ngà voi, cánh
kiến… Với những tiềm năng và thế mạnh này, Đông Nam Á sớm trở thành
khu vực có khả năng cung cấp một khối lượng lớn hàng hóa cho trong và

ngoài khu vực. Khu vực này thường được người ta gọi là “Suvarnabhuma”
nghĩa là “ đất vàng”. Người phương Tây sớm nhận thấy đây là một vùng
thần bí, nơi sản xuất mọi hương liệu, gia vị và những sản phẩm kì lạ. Marco
Polo sau cuộc hành trình sang phương Đông vào những năm của thế kỉ XIII
khi trở về đã miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trong cuốn “Những
truyện kì lạ” (Du kí của Marco Polo). Ông kể rằng Indonesia có mọi hương
liệu thường dùng như hồ tiêu, nhục đậu khấu …, kể về sự giàu có của xứ sở
Ấn Độ: “khắp mặt đất đều là vàng, còn các loại hương liệu thì ngoài đồng
nội đâu đâu cũng có…”. Hay như tu sĩ Jordanus - tác giả quyển “The
wonder of the East” từng sang Ấn Độ năm 1330 có chép lại rằng: “có một
19


hải đảo khác to tướng gọi là Giava, bề chu vi đo hơn bảy ngàn hải lí như tôi
đã được nghe nói và nơi đây có nhiều kì quan trên thế giới. Trong số những
kì quan ấy, có đồ gia vị ngạt ngào mùi thơm…” [9, 262].
Như vậy, phải khẳng định rằng: tiềm năng của những quốc gia châu Á
ở Ấn Độ Dương, đặc biệt sự hấp dẫn của những mặt hàng hương liệu, sản
vật nhiêt đới đã kích thích người Âu tìm đến khu vực này để mua bán hàng
hóa. Điều đó trở thành một yếu tố đầu tiên có ý nghĩa thúc đẩy sự ra đời của
thị trường thương mại Âu – Á ở Ấn Độ Dương vào những thế kỉ XVI –
XVII .
1.2. Mối giao thương Âu – Á trong lịch sử
1.2.1. Con đường tơ lụa
“Con đường tơ lụa” là hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng từ
hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu. Theo con đường tơ lụa, các mặt
hàng xa xỉ phương Đông đặc biệt là tơ lụa Trung Quốc được đem bán sang
thị trường châu Âu. Ngược lại, các mặt hàng châu Âu như hổ phách, san hô,
pha lê, len dạ … được đem bán ở châu Á.
Trung Quốc vốn là quê hương của tơ lụa. Từ rất sớm, tơ tằm và các

sản phẩm làm từ tơ lụa đã trở thành một món hàng quý giá trong trao đổi
mua bán của thương nhân Trung Hoa với người phương Tây. Trong nhiều
thế kỉ, nhiều đoàn thương nhân với những đoàn lạc đà chở đầy hàng xa xỉ
phương Đông đặc biệt là tơ lụa Trung Quốc, đi qua cổng Tây An - kinh đô
Trung Quốc thời Đường, rồi vượt qua các sa mạc đồng cỏ, hẻm núi của
miền Trung Á đầy mạo hiểm để đem bán trên thị trường châu Âu. Con
đường buôn bán cổ xưa này chính là “con đường tơ lụa” nổi tiếng và cũng là
con đường buôn bán chủ yếu giữa châu Âu với châu Á trong một giai đoạn
lịch sử lâu dài. Nó có chiều dài khoảng 7000 km nghĩa là hơn 1/3 chu vi quả
đất nên là hệ thống con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại. Trên

20


lộ trình buôn bán với người Âu của con đường ấy có sự tham gia của các
quốc gia Ấn Độ Dương.
Con đường thương mại này hình thành từ thế kỉ II TCN gắn liền với
tên tuổi Trương Khiên thời Hán Vũ Đế. Vì muốn tìm được những đồng
minh để khống chế bộ tộc Hung Nô, năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế cử
Trương Khiên về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay nhưng không
may Trương Khiên lại bị chính người Hung Nô bắt và giam giữ. 10 năm sau,
Trương Khiên trốn thoát và tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á,
Tây vực tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh nhưng không ai chịu giúp nhà Hán cả .
Năm 126 TCN, Trương Khiên về nước. Tuy thất bại, song với kiến thức và
thông tin thu được, ông viết cuốn sách “Triều dã kim tài” đề cập những vùng
đất mình đặt chân đến: vị trí địa lí, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng
giao thương nên kích thích mạnh thương gia ở các nơi. Sau đó, “con đường
tơ lụa” trên bộ dần hình thành. Nhà Hán đã cử nhiều đoàn sứ giả đến Tây
Vực đặt quan hệ và mua bán hàng hóa. Phạm vi mua bán dần dần được mở
rộng, thương nhân Trung Hoa còn tới những nơi xa xôi hơn là Điều Chi (tên

do người Trung Quốc đặt để chỉ Tây Bắc vịnh Ba Tư), Lê Hiên (thuộc bán
đảo Ả Rập) để trao đổi hàng hóa nhất là tơ lụa. Người Trung Hoa mang vải
lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân
các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa. Hoặc, các thương nhân
Ba Tư và người Ả Rập mua lại tơ lụa Trung Quốc rồi đem bán cho La Mã
và những nước ven Địa Trung Hải.
Con đường tơ lụa có nhiều đoàn hành trình khác nhau, xuyên qua
nhiều nơi hiểm trở nên các thương nhân chỉ tới những nơi mà khả năng cho
phép. Hàng hóa, chủ yếu là tơ lụa được bán lại hoặc sang tay với số vốn cao
hơn đã bỏ ra nên khi tới điểm cuối cùng, giá lụa cao hơn gấp vài chục lần
giá ban đầu. Lộ trình sang tay gồm: thương nhân Trung Quốc - thương nhân
Trung Á - thương nhân Ấn Độ - thương nhân Ba Tư và thương nhân châu
21


Âu. Quá trình này thúc đẩy sự hình thành nhiều trung tâm thương mại trên
con đường mà tổng thể của nó là con đường tơ lụa.
Thông qua con đường tơ lụa, nhiều hàng hóa Trung Quốc được
thương nhân Ấn Độ, Ba Tư và những người Ả Rập mua lại rồi bán sang
châu Âu. Đó là mối giao thương Âu - Á mà các nước ở Ấn Độ Dương đóng
vai trò trung gian. Khi con đường tơ lụa trên bộ suy vong từ thế kỉ VII và
được thay thế bởi con đường tơ lụa trên biển, mối liên hệ kinh tế châu Á với
châu Âu vẫn tiếp tục. Cảng Canton - điểm khởi đầu của con đường tơ lụa
trên biển là điểm chính của Trung Quốc liên hệ với châu Âu. Trung Quốc
thời Đường Văn Tông, có khoảng 50 vạn cuộn tơ lụa qua tay thương nhân
Ấn Độ, Ba Tư và sau cùng họ đem bán ở thị trường các quốc gia Địa Trung
Hải. Về sau, đến cuối thế kỉ XV, thương mại Âu – Á qua con đường tơ lụa
gặp nhiều trở ngại bởi dân du mục Afganistan chiếm giữ và buộc châu Âu
phải tìm kiếm con đường mới để giao thương với châu Á.
Như vậy, quan hệ thương mại Âu – Á đã có từ sớm trong lịch sử.

Trong đó con đường tơ lụa là một hệ thống những con đường thương mại
lớn nhất thế giới thời cổ đại. Theo bà Susan Whitfield: “con đường tơ lụa là
con đường thương mại, du hành và niềm tin”. Trên lộ trình con đường ấy,
hoạt động giao thương Âu – Á có sự tham gia đáng kể của những thương gia
Ấn Độ Dương. Nó cũng là một nhân tố góp phần hình thành thị trường
thương mại Âu – Á rộng lớn ở Ấn Độ Dương ở những thế kỉ sau.
1.2.2. Mối giao thương giữa Ấn Độ với châu Âu
Thời cổ đại, mối giao thương giữa thế giới Địa Trung Hải và Ấn Độ
đã xuất hiện. Ấn Độ không chỉ thực hiện vai trò trung gian mua hàng hóa
Trung Quốc bán sang châu Âu mà còn trực tiếp trao đổi buôn bán hàng hóa
của đất nước mình với các nước châu Âu ven Địa Trung Hải. Mối giao liên
có từ rất sớm giữa thế giới Địa Trung Hải và Ấn Độ là yếu tố tiền thương
mại quan trọng đưa đến cuộc giao thương các xa xỉ phẩm Âu - Á.
22


Ban đầu, những hàng hóa như vàng bạc, hương liệu, trầm hương và
nhựa cây thơm đều buôn tải từ Đông Nam Á. Trong 2 thế kỉ trước Công
Nguyên, Ấn Độ mất đi nguồn lợi chính về việc nhập cảng các loại kim khí
quý báu, khi mà các phong trào du mục chặn đứng con đường đi từ Bactria
đến Tây Á. Vì thế vào đầu thế kỉ I, Ấn Độ tìm cách nhập cảng các mặt hàng
này từ đế quốc La Mã thông qua thương mại.
Trong những thế kỉ đầu công nguyên, người La Mã tiến hành thương
mại với Ấn Độ và những vùng xa hơn về phía Đông thông qua các cảng Ai
Cập và biển Đỏ. Ấn Độ cung cấp các loại gia vị chủ yếu là tiêu đen, chất
thơm, hàng dệt may có màu sắc rực rỡ chất lượng cao, ngà voi, ngọc trai…
Đổi lại, Ấn Độ mua san hô, rượu, giấy papirut nhưng chủ yếu là tiền đúc
bằng vàng bạc của La Mã. Đã có lúc sự trao đổi thương mại ấy bị gián đoạn
và suy giảm bởi hoàng đế La Mã Vecpasian (69 - 79) nhận thấy đó là cuộc
buôn bán bất lợi cho kinh tế đế quốc, ngần ngại không cho các kim loại quí

ra khỏi nước.
Thời Vương triều Gupta, thế kỉ IV, nhu cầu hàng hóa châu Á tăng lên
khiến thương nhân La Mã lại đổ xô vào thị trường Ấn Độ. Họ mua hương
liệu, dầu thơm, thuốc dán và phải trả giá rất cao các hàng gốm, lụa, sa, hàng
dệt đồ kim tuyến của Ấn Độ. Ngay cả những con báo, cọp, voi trong đấu
trường La Mã cũng mua từ Ấn Độ. Thời đó, các đoàn súc vật chở hàng hóa
sang thị trường châu Âu đi theo một nhánh của “con đường tơ lụa” từ Ấn Độ
qua Afganixtan đến Trung Á, qua Ba Tư, Lưỡng Hà rồi tới Địa Trung Hải.
Đến thế kỉ VII, hoạt động buôn bán của Ấn Độ với bên ngoài có nhiều
bước phát triển mới. Các lái buôn Ả Rập giữ vai trò trung gian trong việc
buôn bán giữa Ấn Độ với châu Âu. Các địa phương có vị trí quan trọng
trong việc giao thương với bên ngoài là Ôrika, Gugiarat, Calinga, Bengal và
Nam Đê Can.

23


Từ thế kỉ XI trở đi, ngoại thương Ấn Độ càng phát triển mạnh. Hoạt
động buôn bán ra bên ngoài được mở rộng hơn nhiều. Hàng xuất khẩu
truyền thống vẫn là hương liệu, vải lụa, thảm, thú… Hàng nhập khẩu là các
mặt hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị như rượu, hổ
phách... Hoạt động giao thương với bên ngoài của Ấn Độ chủ yếu dựa vào
việc cung cấp một khối lượng hàng hóa khổng lồ đã được chế biến, trong đó
nổi bật nhất là vải lụa, một mặt hàng được ưa chuộng, với các loại có giá trị
như vải Mut-xô-lin Dhaka cổ truyền và lụa thêu Gugiarat. Về sau, người Ả
Rập đã dựng lên một hàng rào bất khả xâm phạm giữa Ấn Độ và châu Âu
khiến cho không một tàu buôn châu Âu nào được phép bỏ neo trên Hồng
Hải, cũng như không một thương nhân Châu Âu nào được phép qua đó.
Người Ả Rập trở thành kẻ lũng đoạn hàng hóa Ấn Độ, châu Âu phải mua lại
hàng hóa đó với giá cao gấp 8 đến 10 lần. Tình thế đó buộc châu Âu phải

tìm ra phương cách để buôn bán trực tiếp với Ấn Độ.
1.2.3. Mối giao thương giữa Đông Nam Á với châu Âu
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu
nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm
chí, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay "ngã
tư đường". Do đó, không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã có mặt những nhà địa
lí hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và
phương Tây. Trong suốt chiều dài của cuộc hành trình nổi lên những nhà
thám hiểm như Claudius Ptolemaeus, Marco Polo... Họ đã đến đây xem xét,
ghi chép và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau về một Đông Nam Á
tiềm năng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu coi Đông
Nam Á là một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới
Đông - Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hindu cho đến tận ngày nay.

24


Việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam Á đã có từ thời rất xa xưa.
Cư dân Nam Á đã biết đóng thuyền bè mảng và thuyền đi biển rất sớm. Dựa
trên các tài liệu cổ học, W. Solheime đã nhận định rằng kĩ thuật đi biển xuất
hiện sớm nhất ở vùng duyên hải quần đảo Sulu, giữa Mindanao, Borneo và
đảo Celebes khoảng 8000 - 9000 năm trước. Kĩ thuật hàng hải cổ đạt đến
đỉnh cao vào khoảng thế kỉ V TCN khi họ đóng được những hình thuyền cỡ
dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái.
Từ thời xa xưa, miền Nam Ả Rập đã trở thành trung tâm kinh doanh
trầm hương, nhựa thơm của Đông Nam Á cho châu Âu. Ngay trước công
nguyên, những thương nhân Ả Rập đã bắt đầu chèo thuyền trực tiếp đến các
vùng sản xuất gia vị của Đông Nam Á. Vào những thế kỉ đầu sau Công
Nguyên, thương mại giữa châu Âu mà chủ yếu là đế quốc La Mã với vùng

Đông Nam Á diễn ra qua Ấn Độ, Ả Rập. Việc buôn bán bằng đường biển
giữa Đông Nam Á với các quốc gia này khá nhộn nhịp từ thế kỉ II.
Từ thế kỉ VII, những thuyền buôn Ả Rập đã thường xuyên đến Đông
Nam Á để mua hương liệu, gia vị rồi đem bán sang Phương Tây. Những lái
buôn Ả Rập, Ấn Độ tấp nập mang vải, sắt đổi lấy đinh hương, đậu khẩu, hồ
tiêu… Người Giava cũng là những lái buôn nổi tiếng sành sỏi, từng vượt
biển đi buôn bán ở nhiều nơi.
Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, những thuyền buôn Ả Rập vẫn tiếp tục
đến vùng Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị rồi đem bán sang phương
Tây. Các hải cảng của Malaysia, Indonesia trở thành điểm dừng chân và
buôn bán sầm uất của thương gia nhiều nước.
1.3. Nhu cầu mở rộng thị trường của các nước châu Âu trong quá
trình tích lũy nguyên thủy tư bản
Ở Tây Âu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ngay từ thế
kỉ XIV. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa yêu cầu các nước phải mở
rộng thị trường buôn bán. Song, nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp
25


×