Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.42 KB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HOÀ

TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Nghệ An - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HOÀ

TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC TÂN

Nghệ An - 2012




3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Ngọc Tân, người
luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo cho tôi niềm hứng thú trong công việc
vốn đầy khó khăn và thách thức này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các giảng viên trong
Phòng Đào tạo sau Đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Vinh; những người
đã giành cho tôi những chỉ dẫn khoa học quý báu; cùng những người thân và
bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn


4

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.............................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................8
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................9
7. Bố cục luận văn.........................................................................................9

NỘI DUNG...............................................................................................10

Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011..................................10

1.1. Nhân tố khách quan...............................................................................10
1.1.1. Những thay đổi cơ bản trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh
đến 2011........................................................................................................10
1.1.2. Tình hình khu vực Tây Âu..................................................................14
1.2. Nhân tố chủ quan...................................................................................17
1.2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội của Tây Ban Nha......................................17
1.2.2. Bối cảnh kinh tế..................................................................................20
1.3. Nhân tố lịch sử.......................................................................................25
Tiểu kết ........................................................................................................28
Chương 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TRONG 20 NĂM
CUỐI THÉ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ 1991 ĐẾN 2011).....................30

2.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội.......................................................30
2.1.1. Kinh tế.................................................................................................30


5
2.1.2. Chính trị - xã hội.................................................................................59
2.2. Chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha từ năm 1991
đến 2011........................................................................................................71
2.2.1. Đối với các nước khác trong EU.........................................................72
2.2.2. Đối với châu Mỹ.................................................................................74
2.2.3. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương......................................78
Tiểu kết ........................................................................................................81
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ

XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TÂY BAN NHA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011....................................................................83

3.1. Thành tựu...............................................................................................83
3.1.1. Về kinh tế, chính trị - xã hội...............................................................83
3.1.2. Về đối ngoại........................................................................................99
3.2. Hạn chế..................................................................................................101
3.2.1. Về kinh tế, chính trị - xã hội...............................................................101
3.2.2. Về đối ngoại........................................................................................117
3.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam......................................118
Tiểu kết.........................................................................................................127

KẾT LUẬN...............................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................131
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC VIẾT TẮT
AP

Đảng Liên minh Bình dân Tây Ban Nha

EU

Liên minh châu Âu

EC


Cộng đồng châu Âu

ERM

Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu

ECB

Ngân hàng Trung ương châu Âu

EATA

Khu vực mậu dịch tự do châu Âu

ETA

Tổ chức khủng bố xứ Basque

EMU

Liên minh Kinh tế - tiền tệ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NATO

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương


ODA

Viện trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PCE

Đảng Cộng sản Tây Ban Nha

PSOE

Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha

PP

Đảng Nhân dân Tây Ban Nha

SEM

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

R$ D

Nghiên cứu và phát triển


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong vòng hơn nửa thế kỷ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
Vương quốc Tây Ban Nha đã trải qua những biến đổi về chính trị và kinh tế
sâu sắc. Đó là sự chuyển đổi thành công từ một nước tương đối kém phát triển
và nền chính trị độc tài sang phồn vinh và dân chủ. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, dân chủ đã được thiết lập trở lại ở Tây Âu, song vương quốc này vẫn
giữ nguyên trạng là một quốc gia bị cô lập do chế độ độc tài cai trị. Ngoài ra
trong khi châu Âu trải qua một quá trình tăng trưởng nhanh về kinh tế và hội
nhập thương mại thì Vương quốc Tây Ban Nha vẫn bị kìm hãm bởi hậu quả
khốc liệt của cuộc nội chiến xảy ra vào những năm 30, chính sách đóng cửa tự
cung tự cấp và một sự nghèo đói tương đối thừa hưởng từ lịch sử. Sau quyết
định tự do hóa nền kinh tế vào cuối thập niên 50, Vương quốc Tây Ban Nha
nhanh chóng trở thành một nền kinh tế hiện đại dựa vào công nghiệp hóa và
du lịch. Đất nước đã trải qua một thời kỳ thịnh vượng chưa từng có, quá trình
đô thị hóa nhanh chóng và lớn mạnh của tầng lớp trung lưu. Sau cái chết của
nhà độc tài Franco vào năm 1975, tại Vương quốc Tây Ban Nha đã diễn ra
quá trình chuyển giao êm đẹp sang nền dân chủ, sự thiết lập một nhà nước
phúc lợi và tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Việc Tây Ban Nha gia nhập vào EC (1986) cũng đã cho thấy những tác
động hai chiều của quá trình này. Gia nhập vào EC đã đưa đến những thay đổi
to lớn cho Tây Ban Nha trên tất cả các lĩnh vực. Tây Ban Nha dần thoát ra
khỏi sự cô lập về mọi mặt với thế giới, vững vàng bước vào quá trình hội
nhập toàn cầu hóa, tích lũy được kinh nghiệm và đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận. EC được ví như “chiếc nôi” nuôi dưỡng Tây Ban Nha trong
những ngày tháng khó khăn. Và những thành quả mà Tây Ban Nha đã đạt
được trong gần 20 năm gia nhập EU cho thấy kết quả hợp tác giữa hai bên là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp xu thế quốc tế và thời đại.



2
Được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, Tây Ban Nha
hiện nay được xếp là nước có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới và thứ 5 tại
châu Âu sau Đức, Anh, Pháp và Italia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở
mức cao trên 3%/năm (cao hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu).
Với nền chính trị tương đối ổn định với việc duy trì một chế độ dân chủ
hiện đại, Tây Ban Nha không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả
các nước trên thế giới, tích cực mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên
nhiều khu vực khác nhau. Nếu như trước đây, Tây Ban Nha chỉ tập trung chủ
yếu vào hai khu vực truyền thống là châu Âu và Mỹ Latinh thì đến giai đoạn
từ 2008 đến 2011, Tây Ban Nha tăng cường mối quan hệ ngoại giao với các
nước nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên cơ sở đó khai thác
những tiềm năng giữa hai bên trên tinh thần hợp tác “hai bên cùng có lợi”.
Tây Ban Nha trong “nhãn quan” của bạn bè quốc tế đang thay đổi từng
ngày và ngày càng thể hiện rõ vai trò cũng như vị trí quan trọng của mình trên
trường quốc tế. Các chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha
tới thăm một số các nước ở châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản (2009 - 2010) đã cho ta thấy rõ thiện ý mong muốn hợp tác trên tinh
thần bình đẳng cùng có lợi với các nước trong khu vực này.
Tây Ban Nha và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ
năm 1977. Trải qua quá trình hợp tác và phát triển, mối quan hệ hai bên ngày
càng phát triển tốt đẹp. Có thể thấy, trong lịch sử phát triển ngoại giao giữa
Tây Ban Nha và Việt Nam chưa bao giờ quan hệ hai nước lại phát triển mạnh
mẽ như thế. Đặc biệt, tháng 12 năm 2009 trong chuyến thăm Tây Ban Nha
của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã thiết lập quan hệ “đối tác
chiến lược hướng tới tương lai”. Đây được xem là một mốc quan trọng đánh
dấu quá trình hợp tác lâu dài giữa hai chính phủ.
Việt Nam những năm gần đây cũng đang trong quá trình hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh những thành công to lớn đã đạt



3
được, nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với không ít khó
khăn do quá trình hội nhập đem lại. Trong số những thành công và thách
thức hiện nay mà Việt Nam gặp phải có nhiều vấn đề giống với những gì mà
Tây Ban Nha đã từng trải qua trước đó. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm
của Tây Ban Nha có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của Việt
Nam hiện nay.
Có thể nói, những thành quả mà Tây Ban Nha đã đạt được từ sau khi
chấm dứt chế độ độc tài Franco đến khi chuyển giao thành công sang nền dân
chủ là cả một câu hỏi lớn. Do đâu mà Tây Ban Nha nhanh chóng thoát khỏi
những bế tắc dưới chế độ độc tài để nhanh chóng vươn lên phát triển vượt bậc
về kinh tế? Quá trình chuyển đổi ở Tây Ban Nha có nhiều điểm tương đồng
với quá trình đổi mới ở Việt Nam. Vậy Việt Nam sẽ rút ra được bài học kinh
nghiệm gì từ những kết quả mà Tây Ban Nha đã đạt được trong 20 năm gia
nhập EU? Từ mối quan hệ hợp tác giữa Tây Ban Nha và Việt Nam, chúng ta
rút ra được những kết quả gì từ sự biến đổi thông qua mối quan hệ đó mang
lại đối với Việt Nam? Do vậy, việc tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha là một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với chúng ta.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn vấn đề:
“Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc
Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khái quát quá trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha qua một số nguồn
tư liệu đã được tiếp cận như sau:
Cho đến trước năm 1991, những công trình nghiên cứu về Tây Ban
Nha chưa nhiều, chủ yếu xoay quanh về chế độ độc tài Franco và tình hình

kinh tế, chính trị - xã hội Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài đó.


4
PTS Kim Ngọc với bài viết Tây Ban Nha - Hiện đại hóa nền kinh tế và
chính sách nhà nước, số 6 - 1995, Viện Kinh tế Thế giới, tác giả chủ yếu phân
tích quá trình hiện đại hóa nền kinh tế và chính sách nhà nước qua hai thời kỳ:
trước năm 1975 và từ cuối những năm 70 .
Thông tin trong Tạp chí Kinh tế của TTXVN (2004) với bài viết Tây
Ban Nha thực hiện chính sách đối ngoại hướng tới tương lai. Bài viết phân
tích chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha trong đó coi trọng mối quan hệ
với châu Âu, các nước Mỹ Latinh và các nước ven bờ Địa Trung Hải. Bên
cạnh đó, bài viết đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Mỹ, quan
điểm thái độ của hai Thủ tướng Jose Maria Aznar và Jose Luis Rodriguez
Zapatero đối với Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề chiến tranh ở Iraq.
Trên thông tin Tạp chí Quốc tế và chiến lược của TTXVN (2005) với
bài viết Tây Ban Nha khẳng định tính dân tộc và quan hệ xuyên Đại Tây
Dương xoay quanh vấn đề vai trò của Tây Ban Nha trên khu vực châu Á Thái Bình Dương và mối quan hệ giữa Tây Ban Nha - Mỹ và Mỹ Latinh.
Trong cuốn Hội thảo về Tây Ban Nha, Viện Nghiên cứu châu Âu, Hà
Nội, 2007. Công trình phân tích sự quá độ về chính trị và kinh tế của Tây Ban
Nha. Cuốn sách chia làm 3 phần: phần 1và phần 2 phân tích cốt lõi và nguyên
nhân của tình trạng kém phát triển về kinh tế của Tây Ban Nha từ thế kỷ XIX
cũng như sự sụp đổ của nền dân chủ ngắn ngủi vào thập niên 1930. Phần 3
mô tả chế độ độc tài Franco - đặc biệt là nền kinh tế với sự can thiệp mạnh mẽ
của nhà nước tồn tại cho tới thập niên 50.
Ban tổ chức Trung ương Đảng, Báo cáo kết quả về tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị tại Vương quốc Tây Ban Nha và Cộng hòa Italia,
chương trình KHXH cấp nhà nước, đề tài Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ
động hội nhập kinh tế Quốc tế, 6/2007. Bản báo cáo đánh giá về hệ thống chính

trị của Tây Ban Nha trong giai đoạn đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế của


5
Tây Ban Nha, đồng thời rút ra những nhận xét và đánh giá chung giúp cho bạn
đọc hiểu rõ hơn về hệ thống chính trị của Tây Ban Nha .
Bài viết 20 years of Spain in the European Union (1986 - 2006) của
Elcano Royal đã tóm tắt những biến đổi mà Tây Ban Nha đã trải qua kể từ
khi nước này gia nhập Liên minh châu Âu. Trong đó, trình bày những thách
thức chính mà đất nước Tây Ban Nha đang phải đối mặt, cả trong nước và
ngoài nước.
Cũng trong một ấn phẩm của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
Hoàng gia Madrit, Tây Ban Nha xuất bản năm 2006: 20 years of Spain in the
European Union (1986 - 2006). Ấn phẩm này đánh giá những thay đổi về
kinh tế, xã hội và chính trị kinh nghiệm của Tây Ban Nha như là một kết quả
của việc gia nhập Cộng đồng châu Âu sau đó vào năm 1986.
Ấn phẩm được chia thành 3 phần: phần I tổng kết quá trình hiện đại
hóa kinh tế của Tây Ban Nha; phần II tập trung phân tích những thay đổi lớn
trong xã hội và nhân khẩu học và phần III khám phá những biến đổi về chính
trị, quốc gia và quốc tế.
Trong cuốn sách Tây Ban Nha hai mươi năm hội nhập Liên minh châu
Âu: Thành tựu và kinh nghiệm (2009). Cuốn sách giới thiệu những kinh nghiệm
cải cách và hội nhập của Tây Ban Nha vào Liên minh châu Âu trong hơn 20 năm
vừa qua. Đặc biệt những kinh nghiệm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo
nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại, những
kinh nghiệm trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA của nước
ngoài, cụ thể là EU. Cuốn sách kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tây Ban Nha và quá trình hội nhập Liên minh châu Âu (giới
thiệu khái quát về Tây Ban Nha và phân tích bối cảnh và đặc điểm chủ yếu
của Tây Ban Nha khi gia nhập EU).

Chương II: Những nội dung cải cách chủ yếu của Tây Ban Nha trong
quá trình hội nhập vào Liên minh châu Âu (phân tích cải cách và điều chỉnh
chính sách trên các mặt kinh tế, chính trị).


6
Chương III: Nhận xét đánh giá và những gợi ý chính sách đối với Việt
Nam (rút ra những nhận xét đánh giá chung những thành tựu và những vấn đề
đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế của Tây Ban Nha từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam).
Ngoài ra trong các tài liệu tham khảo đặc biệt (TLTKĐB) của Thông
tấn xã Việt Nam, cũng như hệ thống tài liệu thông tin từ mạng đã cung cấp
khá đầy đủ những vấn đề xung quanh tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và
chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha.
Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy:
Nhìn chung các công trình và bài viết đều có sự nhìn nhận và phân
tích khá sâu sắc, trong đó nổi bật lên một số vấn đề như: Quá trình chuyển
đổi từ nền độc tài sang chế độ dân chủ, hay chính sách đối ngoại của Tây
Ban Nha đang mở rộng vai trò của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương... Đặc biệt từ các công trình nghiên cứu, tôi đã có cơ hội tiếp cận
với một hệ thống tư liệu khá phong phú, được tiếp cận từ nhiều góc độ do
đó có một cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn, từ đó đưa ra
những kiến giải cá nhân khách quan trung thực hơn.
Tuy nhiên việc nghiên cứu “Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và
chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011” vẫn
còn những khoảng trống chưa được giải quyết.
Thứ nhất: Hầu hết các công trình nghiên cứu hoặc phản ánh một cách
riêng biệt, từng mảng, từng phần hoặc chỉ phản ánh một cách chung chung về
tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha
chứ chưa có một công trình lớn nào chuyên khảo một cách toàn diện, sâu sắc

và có hệ thống về vấn đề này, chưa có những công trình riêng biệt mà mới chỉ
dừng lại ở góc độ bài viết ngắn trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu châu
Âu, Tạp chí Kinh tế Thế gới, Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN. Song nó
mới chỉ mang tính chất tham khảo do nặng về thông tin chứ chưa có những
nhận xét và đánh giá.


7
Thứ hai: Trong quá trình tiếp cận vấn đề tôi thấy các tác giả chưa hề
tiếp cận vấn đề này dưới phương diện sử học.
Thứ ba: Có nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối
ngoại của Tây Ban Nha mà khi tiếp cận bản thân cá nhân tôi muốn làm rõ
như: Tại sao Tây Ban Nha lại muốn mở rộng vai trò của mình ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương?, những thành tựu mà Tây Ban Nha đạt được sau 20
năm gia nhập EU là gì?... Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài này tôi hướng đến làm sáng tỏ một số vấn đề chủ
yếu sau:
- Làm rõ tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại
của Vương quốc Tây Ban Nha từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến 2011.
Trên cơ sơ đó rút ra được những đánh giá khách quan về sự thay đổi của Tây
Ban Nha trong 20 năm gần đây so với thời kỳ chế độ độc tài Franco.
- Nghiên cứu này sẽ giúp cho tôi và những ai quan tâm đến vấn đề
này có thêm những hiểu biết thực chất về sự thay đổi về kinh tế, chính trị
- xã hội, chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha trong giai
1991 - 2011.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là: Trên cơ sở

nguồn tư liệu thu nhập được tiến hành xác minh, phân loại, từ đó phân tích một
cách rõ nét và có hệ thống về kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại
của Vương quốc Tây Ban Nha
Từ việc nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách
đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha, luận văn rút ra được những bài học
đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong tiến
trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.


8
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu trong giới hạn thời gian từ 1991 đến
2011 là khoảng thời gian kinh tế, chính trị - xã hội và đối ngoại của Tây Ban
Nha có nhiều chuyển biến rõ nét. Bởi sau năm 1986, Tây Ban Nha tiến hành
các cải cách trên nhiều lĩnh vực nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng cô
lập với thế giới.
- Về không gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, chính
trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha. Tuy nhiên
do tính chất của đề tài sử học nên trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, tôi
phải tìm hiểu về các lĩnh vực này trong giai đoạn trước khi Chiến tranh lạnh
kết thúc, để từ đó làm điểm nhấn cho sự khác biệt giữa hai thời kỳ.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Các tư liệu có tính chất chung về kinh tế, chính trị - xã hội, chính sách
đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha
Các công trình khoa học nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha
Các bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu khoa học, Kinh tế Thế
giới, Nghiên cứu châu Âu....
Các số liệu, tin ngắn của Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí khoa học lịch sử.

Nguồn tài liệu từ mạng Internet...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này về mặt phương pháp luận, tôi dựa trên quan điểm
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, làm cơ sở để xử lý các nguồn tài liệu thu
thập được.
Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền
thống, đặc biệt quan trọng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên
cạnh đó là phương pháp đối chứng, so sánh, tổng hợp, thống kê các tư liệu
khác nhau xác minh tính chân thực của sự kiện lịch sử.


9
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quát và rõ nét nhất dưới góc độ
sử học về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của
Vương quốc Tây Ban Nha góp thêm những hiểu biết về đất nước, con người
Tây Ban Nha.
Công trình nghiên cứu những vấn đề tuy còn mang tính thời sự nhưng
được nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu về
đất nước Tây Ban Nha.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến tình hình kinh tế, chính trị -xã
hội và chính sách đối ngoại củaVương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011.
Chương 2: Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại
của Vương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011.
Chương 3: Một số nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và
chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011.



10

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011
1.1. Nhân tố khách quan
1.1.1. Những thay đổi cơ bản trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh
lạnh đến 2011
Chiến tranh lạnh kết thúc, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở
Đông Âu, cùng với sự suy yếu của Mỹ, là sự trỗi dậy của Tây Âu, Nhật Bản,
Trung Quốc và sự phân hóa của các nước thế giới thứ ba. Chính điều này đã
có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược đối ngoại của các quốc gia trên thế giới.
Các quốc gia không còn đứng trên lập trường đối đầu quyết liệt nữa mà thay
vào đó là đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
Sự sụp đổ của hệ thống thế giới lưỡng cực đã đẩy các quốc gia, trước
hết là các cường quốc vào tình thế buộc phải nhìn nhận và xây dựng lại đường
lối phát triển và vị thế chiến lược của mình trong khi điểm tựa cho việc hoạch
định chính sách là trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ, còn trật tự thế giới mới lại
chưa rõ ràng đối với nhận thức của chủ thể. Thực tế thì trật tự thế giới mới
được hình thành sau Chiến tranh lạnh kết thúc đã được các nhà nghiên cứu
đánh giá như một trạng thái quá độ của thế giới sang cấu trúc đa cực. Theo
cách diễn đạt của một số học giả Trung Quốc, trạng thái quá độ này được gọi
là “nhất siêu đa cường”, còn nhà chính trị học người Mỹ Samuel Humington
thì lại dùng cụm từ “đơn - đa cực” để diễn tả nó.
Cho dù có ý kiến khác biệt nhau về trật tự và diện mạo thế giới mới
nhưng chúng ta cũng thấy hiện nay sự vươn lên của Mỹ để thực hiện cái gọi

là trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ lãnh đạo. Mỹ cho rằng, với sức mạnh tổng


11
hợp (quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...) của mình, Mỹ hoàn toàn
có thể thực hiện được mưu đồ này. Song âm mưu của Mỹ không dễ gì đạt
được, bởi Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tồn tại trên thế giới, cho nên
xét đến cùng, sự vận động phát triển của Mỹ không nằm ngoài sự vận động và
phát triển của thế giới, không nằm ngoài ranh giới của các mối quan hệ quốc
tế. Và trên thực tế hiện nay, từ các xu hướng vận động khách quan của các
mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh lại đang nổi bật lên tính chất đa cực
của cục diện thế giới, nhất là về kinh tế. Tính đa cực đó đang được thể hiện
trước hết trong quan hệ giữa các nước lớn. Ngoài Mỹ, các cường quốc thế
giới, các trung tâm quyền lực khác đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn,
hoặc về kinh tế - thương mại, hoặc về chính trị - quân sự trong đời sống xã
hội loài người. Ngoài các cường quốc lâu đời đã xuất hiện các cường quốc
mới nổi lên ở những khu vực khác nhau như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc...
những nước này ngày càng tỏ ra độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, chứ
không cam chịu là “đối tác lép vế” của Mỹ.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là cuộc chạy đua vừa công khai, vừa
không công khai giữa các nước để giành lấy quyền lực trong tương lai và
cuộc chạy đua này đang diễn ra trong xu thế vừa hòa bình hợp tác, vừa kiềm
chế lẫn nhau. Có thể thấy rõ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nước
đều theo đuổi mục tiêu ổn định và phát triển, đặc biệt là tập trung vào phát
triển kinh tế cho dù thế giới còn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn định chưa xác
định rõ ràng, các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ xảy ra ở một số nơi,
song xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế nổi trội hiện nay
của thế giới. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu
thế chủ đạo của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Làn sóng toàn cầu hóa đã và
đang tập hợp các quốc gia trong các tổ chức của khu vực và sự liên kết giữa

khu vực này với khu vực khác đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Toàn cầu hóa mà trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã có những tác


12
động sâu sắc ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Tính tùy
thuộc của các quốc gia ngày càng tăng, một quốc gia, một dân tộc không thể
một mình có thể giải quyết nổi những vấn đề mang tính chất toàn cầu, mà
ngược lại phải có sự hợp tác và phối hợp của nhiều nước nhiều quốc gia khác
nhau. Bởi vậy, có thể nói, mỗi quốc gia dân tộc trong bước tiến nhằm khẳng
định vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế đều chịu sự chi phối mạnh
mẽ của làn sóng toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa cuốn theo tất cả các nước phát
triển, cũng như các nước đang phát triển, thậm chí cả các nước chậm phát
triển, cho dù toàn cầu hóa tạo ra sự chênh lệch về nhiều mặt giữa các nước
giàu và các nước nghèo, giữa các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Nhưng trước xu
thế đó tất cả các quốc gia đều phải chấp nhận bước vào một “sân chơi” chung
mà hoàn toàn không có quyền lựa chọn.
Chúng ta đều biết, kinh tế đã trở thành sức mạnh tổng hợp của các quốc
gia và là động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã dần chuyển sang phát triển theo
chiều sâu, ứng dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật. Tất cả các nước đều thi hành chính sách mở cửa, kinh tế thị trường trở
thành phổ biến trên thế giới. Quá trình giao lưu hội nhập kinh tế giữa các
quốc gia ngày càng chặt chẽ. Tiền của, kỹ thuật, thông tin, hàng hóa hầu như
không bị cản trở bởi ranh giới quốc gia nữa, dường như không gian và thời
gian đang dần bị thu hẹp lại.
Trong thời kỳ chuyển tiếp này, các quốc gia vừa và nhỏ hay nói đúng
hơn là các quốc gia đang phát triển hay chậm phát triển đều phải cố gắng
thích nghi với cục diện quốc tế mới. Chiều hướng chung là thi hành một chính
sách đối ngoại độc lập, tự chủ theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, tập

hợp đồng minh, liên kết bạn bè trên cơ sở cùng có lợi, trong việc cải thiện và
tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đồng thời mở rộng
quan hệ với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế trên thế giới.


13
Trên bối cảnh đó, các nước đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là
phải ra sức tận dụng mọi điều kiện để có thể tập trung phát triển kinh tế, giải
quyết những khó khăn, khủng hoảng bên trong. Vấn đề về an ninh, quốc
phòng và kinh tế cơ bản đã có sự nhìn nhận khác so với trước. Sức mạnh tổng
hợp của các quốc gia không chỉ tùy thuộc chủ yếu vào sức mạnh chính trị,
quân sự mà còn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế. Kinh tế đang ngày càng
đóng vai trò nổi bật hơn so với trước kia.
Lợi ích của kinh tế đã trở thành động lực chính trong các mối quan hệ
quốc tế song phương và đa phương, chính nhu cầu phát triển kinh tế vừa là
động lực thúc đẩy các nước tiến hành cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác,
vừa là nhân tố làm gia tăng tình trạng cạnh tranh kinh tế giữa các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Nhìn chung bắt đầu từ những năm 90, thế giới đã bước sang thời kỳ
mới, xu thế mới. Xu thế xung đột đối đầu từ những thời kỳ trước đã không
còn phù hợp mà thay vào đó là xu thế đối thoại, hợp tác để cùng nhau phát
triển hòa bình lại đang dần giữ vai trò chủ đạo của bối cảnh thế giới hiện nay.
Chính sự thay đổi của bối cảnh quốc tế đã đặt ra vấn đề để các quốc
gia, dân tộc phải tự điều chỉnh, tìm kiếm chiến lược phát triển phù hợp cho
riêng mình. Mỗi quốc gia dân tộc tùy thuộc vào điều kiện và khả năng nội lực
của mình để khai thác và tiếp nhận những tác động tích cực, và hạn chế những
mặt tiêu cực do khu vực hóa và toàn cầu hóa đem lại. Nhưng có một điều
chắc chắn rằng các quốc gia, dân tộc không chỉ đơn thuần thực hiện các điều
chỉnh về kinh tế - xã hội mà còn tiến hành cải cách cả hệ thống, hoàn chỉnh về
nền chính trị an ninh của đất nước để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Trước những tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế mới, Tây Ban
Nha cũng đã ý thức được vấn đề này rất cụ thể. Chính vì vậy, Tây Ban Nha đã
tiến hành cải cách đất nước, đưa đất nước phát triển theo xu thế của thời đại
và kết quả Tây Ban Nha đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn.


14
1.1.2. Tình hình khu vực Tây Âu
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm đảo lộn trật tự thế giới nói
chung và trật tự ở châu Âu nói riêng. Trật tự Yalta với hai cực là hai siêu
cường Mỹ và Liên Xô trở thành lực lượng mới khống chế toàn cầu. Cùng với
sự thay đổi đó, châu Âu cũng bị chia cắt thành hai khu vực: Đông Âu đi theo
con đường Xã hội chủ nghĩa, còn Tây Âu đi theo con đường Tư bản chủ
nghĩa. Và trong khi Liên Xô với vai trò là “thành trì” của phong trào cộng sản
quốc tế, dẫn dắt “nửa kia” của châu Âu, có vị thế ngày càng to lớn, thì Mỹ
nhờ chiến tranh mà phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn quân sự, còn Tây Âu
đang phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt hậu. Cho dù thắng
trận hay bại trận thì nền kinh tế các nước Tây Âu đều rơi vào kiệt quệ. Còn về
quân sự, thì cả hai phía đồng minh và phát xít đều không tránh khỏi những
tổn thất nặng nề. Nguy cơ mất vai trò “Trung tâm thế giới” của Tây Âu đã trở
thành hiện thực. Hơn nữa, người châu Âu nhận thấy rằng để loại trừ tận gốc
mầm mống của chiến tranh thế giới, cần phải tước bỏ quyền độc lập sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm hai ngành kinh tế quan trọng nhất của châu Âu lúc bấy
giờ là than và thép, chủ yếu nằm trong tay Đức và Pháp, hai quốc gia luôn có
những căng thẳng chính trị - mối hiểm họa tiềm tàng của nền hòa bình châu
Âu. Chính trong bối cảnh đó nhu cầu hợp tác và liên kết chặt chẽ, toàn diện
giữa các quốc gia Tây Âu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ bằng con
đường hợp tác hòa bình, các nước Tây Âu mới giải quyết được những khó
khăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế cạnh tranh với
bên ngoài. Chưa bao giờ các quốc gia Tây Âu lại ý thức rõ ràng và cấp bách

về việc xây dựng một cộng đồng chung đến như vậy. Và một yêu cầu tất yếu,
hết sức cần thiết được đặt ra là phải thành lập được một tổ chức quyền lực
siêu quốc gia có sứ mệnh điều phối các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia
sao cho hiệu quả. Đòi hỏi khách quan đó đã trở thành nguồn gốc sự liên kết
giữa các quốc gia Tây Âu - mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển Tây
Âu nói riêng cũng như cả châu Âu nói chung.


15
Dựa trên yêu cầu tất yếu đó, Liên minh châu Âu (EU) đã ra đời. Mốc
đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 9 tháng 5 năm 1950 với đề nghị
đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hòa liên bang Đức và Pháp dưới
một cơ quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu
khác cùng tham gia. Sau đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu
Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay được ký kết. Từ đó, sự
liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấy
ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn. Nhìn lại
hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quá
trình này gắn liền với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ 1951 đến nay):
- Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC)
được ký ngày 18/4/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà
Lan và Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản
phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước này chứa
đựng ý đồ của các nhà sáng lập ra ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất
thể hóa kinh tế châu Âu.
- Hiệp ước Rome thành lập Cộng Đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu
(EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/3/1957
với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC. Mục đích thành lập EURATOM

là để thống nhất việc quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành
viên, trong khi đó EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh
tế giữa 6 nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế tổng hợp dưới hình
thức một “thị trường chung” mà lao động hàng hóa được tự do di chuyển như
một thị trường nội địa. Hiệp ước Rome là kết quả của những thành tựu đáng
khích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đạt được. Và có thể nói, hiệp ước
này đã mở ra một hướng liên kết giữa các quốc gia châu Âu đánh dấu sự ra
đời của một liên minh kinh tế thật sự Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).


16
- Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 8/4/1965.
Đây là văn bản xác nhận một cấp độ nhất thể hóa kinh tế cao hơn giữa các
quốc gia châu Âu thể hiện việc thành lập một thị trường thống nhất, trong đó
ngoài việc hàng hóa, lao động và vốn đầu tư được tự do di chuyển, hàng rào
thuế quan và phi thuế quan cũng được dỡ bỏ, hệ thống thuế quan và chính
sách thương mại chung được thành lập, một số chính sách đối với các lĩnh
vực kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng cường sức cạnh tranh với
các khối kinh tế bên ngoài, tiến tới một liên minh chặt chẽ về kinh tế.
- Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký 12/1991
tại Maastricht - Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thủ quốc gia các
nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước: Pháp, Đức, Bỉ,
Italia, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh
tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội. Như vậy EU đã
được bổ sung thêm các nội dung liên kết mới (an ninh, chính trị, đối ngoại)
mà các tổ chức tiền thân của nó chưa có, để đạt được các mục tiêu toàn diện
hơn như: Duy trì bảo vệ hòa bình và thịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển,
tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi ích chung của các dân tộc châu Âu thông
qua việc tạo điều kiện thống nhất về chính trị và hài hòa về xã hội trong liên

minh. Với mục tiêu như vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kỳ mới, tồn tại
như một thực thể thống nhất hay nói đúng hơn là đóng vai trò như một “Đại
quốc gia” ở châu Âu, một “Ngôi nhà chung châu Âu”.
- Hiệp ước Amsterdam được ký ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của
15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên nữa là
Thụy Điển, Phần Lan, Áo). Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi
hiệp ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng
một liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực. Hiệp ước này đã
tạo cơ sở pháp lý để đồng EURO đồng tiền chung của các nước châu Âu


17
chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào hoạt
động từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước (EU-11): Đức, Pháp, Ailen, Bỉ,
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Luxembourg, Phần Lan. Theo kế hoạch đã được
định trước, đúng ngày 1/1/2002 các đồng Euro bằng giấy và bằng kim loại đã
chính thức đi vào lưu thông tiền tệ song hành với các đồng bản tệ và bắt đầu
giai đoạn đổi tiền.
- Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách
thể chế để đón nhận các thành viên mới.
Trải qua không ít những khó khăn thăng trầm trong gần một nửa cuối
thế kỷ XX, giờ đây châu Âu đang dần lấy lại vị trí “Trung tâm thế giới” của
mình. Đặc biệt trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, EU đã thực sự khẳng định
được vị thế là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới với tốc độ tăng
trưởng kinh tế đáng kể và tương đối ổn định. Theo các nhà kinh tế, sự ổn định
kinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh
tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP
của EU trong các năm vẫn liên tục tăng (1996: 1,6%; 1997: 2,5%, 2000: 3%).
Theo Ủy ban châu Âu kinh tế EU vẫn đang phát triển khả quan. Theo dự báo
của OECD (Tổ chức phát triển và hợp tác quốc tế), trong năm 2003, tốc độ

tăng trưởng kinh tế EU vẫn sẽ ổn định ở mức trên dưới 2,6%, tỷ lệ thất nghiệp
sẽ giảm đáng kể từ 8,8% năm 2003. Các nhà kinh tế cho rằng “EU tăng
trưởng chậm nhưng chắc” và vẫn tin tưởng khẳng định xu hướng đi lên của
kinh tế EU trong những năm tới 2010 và tầm nhìn tới 2012.
1.2. Nhân tố chủ quan
1.2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội của Tây Ban Nha
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh
tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài, cho đến năm 1955 nước này vẫn
đứng ngoài Liên Hợp Quốc. Trong thập niên 1960, sau những cải cách của
nhà độc tài Franco, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa


18
từng thấy và được gọi là “Phép màu Tây Ban Nha”, giúp chuyển đổi nước này
thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Các chính sách tự do hóa chính
trị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiện
khiến cho ngành du lịch phát triển ấn tượng, chỉ số phát triển con người được
nâng cao.
Sau khi tướng Franco qua đời năm 1975, vua Juan Carlos lên ngôi, chấm
dứt chế độ độc tài chuyển sang chế độ dân chủ. Vua Juan Carlos đã khởi động
lại quá trình dân chủ hóa với những bước đi đầu tiên không mấy dễ dàng. Tây
Ban Nha phải đương đầu với ba cuộc khủng hoảng diễn ra đồng thời. Thứ nhất
là cuộc khủng hoảng chính trị của chế độ độc tài cũ, thứ hai là cuộc khủng
hoảng xã hội với phong trào công nhân, thứ ba là cuộc khủng hoảng quốc tế
với sự cô lập kéo dài của Tây Ban Nha do hậu quả của chế độ độc tài khiến Tây
Ban Nha đứng bên ngoài EC và NATO. Năm 1976, chính quyền mới của nhà
vua Tây Ban Nha - Juan Carlos sử dụng cơ chế dân chủ được các nhà kỹ trị cải
cách thiết lập vào những năm 1960, tận dụng xu hướng dân chủ trong xã hội để
thành lập một quốc hội mới thông qua cuộc tổng tuyển cử trực tiếp và cạnh
tranh, tiến hành đối thoại với lực lượng dân chủ đối lập, hợp pháp hóa hoạt

động của Đảng Cộng sản và ân xá tù chính trị. Quá trình dân chủ diễn ra trong
tình trạng hỗn loạn. Cuộc bầu cử dân chủ được tiến hành năm 1977. Hiến pháp
mới thiết lập một nền dân chủ lập hiến, theo đó nhà vua chỉ có quyền lực tượng
trưng. Hiến pháp mới phân tách nhà nước với nhà thờ, bảo hộ giáo dục tư thục,
quy định về một nhà nước phi tập trung.
Mặc dù đã tiến hành những cải cách sâu rộng về mặt xã hội, song trước
năm 1986, Tây Ban Nha vẫn là một đất nước chậm phát triển trong khu vực,
bất bình đẳng về phân phối thu nhập, cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống giáo dục
còn yếu kém. Về phân phối thu nhập, Tây Ban Nha là quốc gia có tình trạng
bất bình đẳng thu nhập nổi cộm nhất ở châu Âu. Năm 1975, 17% các gia đình
ở Tây Ban Nha sở hữu 49% thu nhập quốc gia. Về hệ thống phúc lợi năm


19
1975, chi phí công cộng so với tổng thu nhập quốc nội là 25% trong khi ở EC,
tỷ trọng này là 44,5%. Về hệ thống cơ sở hạ tầng, năm 1975, mạng lưới
đường sắt ở Tây Ban Nha là 13,5 nghìn km, đường cao tốc chỉ có 619 km. Về
giáo dục, năm 1975, 9% dân số ở Tây Ban Nha sống trong cảnh mù chữ. Về
bình đẳng giới, chỉ có 1/3 dân số nữ ở độ tuổi lao động tham gia lao động với
tay nghề kém và tiền lương thấp [15;tr51].
Sau cuộc bầu cử năm 1977, chính phủ và phe đối lập thực hiện thỏa
thuận hai hiệp ước lớn: Hiệp ước Moncloa liên quan đến các vấn đề kinh tế xã
hội và Hiến pháp năm 1978 liên quan đến các vấn đề chính trị.
Hiệp ước Moncloa bao gồm các nội dung cơ bản như:
- Các công đoàn và đảng cánh tả chấp nhận kiểm soát lạm phát, quy
định chế độ tăng lương theo dự báo lạm phát.
- Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Xây dựng nền tảng cho một chế độ thuế mới có thể tăng sức ép về
thuế nhằm mục đích tạo dựng một nhà nước phúc lợi, tăng vốn tài chính cho
cơ sở hạ tầng.

- Các điều khoản về tự do hóa thị trường, chính sách giá cả, thị trường
lao động, hiện đại hóa hệ thống tài chính.
Hiến pháp năm 1978 đã thiết lập quyền công dân cơ bản, tự do công khai
và phân công quyền lập pháp, ban hành các đạo luật cho nghị viện, quyền hành
pháp cho chính phủ và quyền tư pháp cho tòa án gồm các điểm chủ yếu sau:
- Tây Ban Nha là một nhà nước xã hội, dân chủ và pháp quyền, chủ
quyền trong tay nhân dân, chế độ chính trị là quân chủ nghị viện.
- Thiết lập các quyền và các quyền tự do cơ bản.
- Các nguyên tắc chỉ đạo chính sách xã hội và kinh tế.
- Quy định tiêu chuẩn hoạt động của các cơ quan nhà nước, nghị viện,
chính phủ, nhà vua.
- Quy định sự độc lập hoàn toàn của các cơ quan tư pháp.


×