Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đại thi hào nguyễn du (nghi xuân hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.89 KB, 91 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa lịch sử
-------***---------

Bùi Thị Hải

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá đại thi
hào Nguyễn du (nghi xuân - Hà Tĩnh)

Chuyên ngành : lịch sử văn hoá
Khoá 42 - Lớp E2

Giáo viên hớng dẫn : GVC. Ths. Hoàng Quốc Tuấn

Vinh - 2006

1


A. phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên 70 đến 90 của thế kỷ XX có thể nói sự thành
công trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Nhật Bản cũng nh các con
rồng châu á (Xingapo, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc) đã thu hút đợc sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Tốc độ tăng trởng kinh tế vợt bậc và liên
tục của các quốc gia này đã khiến ngời ta hết sức thán phục. Theo đó một loạt
câu hỏi đã đợc đặt ra: Tại sao lại có "Hiện tợng thần kì Nhật Bản"? Tại sao Đài
Loan, Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông có thể nhanh chóng hoá rồng? Và đặc


biệt làm thế nào mà các nớc này có thể duy trì sự cân bằng, hài hoà giữa sự phát
triển cao về kinh tế và ổn định xã hội mà không đánh mất đi những giá trị văn
hoá truyền thống? Đó là những câu hỏi lớn, phức tạp không dễ trả lời.
Xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau, ngời ta đã đa ra những
cách lý giải khác nhau. Tuy nhiên, một điều thú vị là cả Nhật Bản và bốn con
rồng châu á đều nằm trong khu vực lan toả cua văn hoá Trung Hoa và đều chịu
ảnh hởng mạnh mẽ của t tởng Nho giáo. Chính đặc điểm này đã mở ra cho các
học giả một hớng tiếp cận mới. Phải chăng là có mối liên hệ nào đó giữa văn hoá
Nho giáo với sự phát triển của các quốc gia, hay các vùng lãnh thổ nói trên?
Việc nghiên cứu theo hớng này của các học giả đã mang lại nhiều kết luận mới
đáng chú ý, mặc dù còn gây không ít tranh cãi hiện nay.
Bên cạnh những mặt tiêu cực và hạn chế có thể nhận thấy đợc ngời ta đã
bắt đầu có sự xem xét đánh giá lại những giá trị của t tởng Nho giáo theo một
chiều hớng tích cực và khách quan hơn. Nhiều nhà nghiên cứu phơng Tây và các
nhà nghiên cứu Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo thì cho rằng: Một trong những
nguyên nhân làm cho các quốc gia này phát triển nhanh và ổn định, đó chính là
nhờ họ đã biết phát huy đợc những mặt tích cực của t tởng Nho giáo trong di sản
văn hoá của đân tộc mình. Từ kết luận này, có thể thấy rằng việc tìm hiểu quá

2


trình du nhập, phát triển và ảnh hởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội Nhật
Bản vẫn luôn mang một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Mặt khác, cũng nh nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam á và Đông Bắc
á, Nhật Bản cũng là một trong những mảnh đất mà Phật giáo bén rễ từ khá sớm.
Cho đến ngày hôm nay, khi Nhật Bản đã là một cờng quốc công nghiệp thì Phật
giáo vẫn chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với cộng đồng đân c trên đất nớc này. Phật giáo hiện vẫn là tôn giáo lớn thứ hai ở Nhật Bản với số lợng tín đồ
đông đảo (hơn 90 triệu) và chỉ sau Thần đạo là tôn giáo bản địa của ngời Nhật.
Đến với Nhật Bản, chúng ta có thể thấy nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc,

nhiều phong tục tập quán đặc trng của dân tộc này chịu ảnh hởng sâu sắc của t
tuởng Phật giáo và vẫn đợc duy trì trên đất nớc Nhật Bản hôm nay. Sức sống lâu
bền cũng nh ảnh hởng sâu sắc của Phật giáo đối với một đất nớc nh vậy quả cũng
là một điều kì lạ. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu vấn đề này vẫn có sức hút đối với
những ai muốn hiểu thêm về nền văn hoá Nhật Bản.
Phật giáo và Nho giáo là những học thuyết triết học, học thuyết chính
trị-xã hội có nội dung t tởng sâu sắc và triết lý cao siêu. Trong suốt chiều dài của
lịch sử, Phật giáo và Nho giáo đã đợc truyền bá rộng rãi và có ảnh hởng lớn đến
đời sống, văn hoá của nhiều quốc gia khu vực trên thế giới. Quá trình truyền bá
Phật giáo và Nho giáo cũng là một bộ phận của quá trình truyền bá và giao lu
văn hoá giữa các quốc gia, châu lục. Tìm hiểu quá trình du nhập, phát triển cũng
nh ảnh hởng của Phật giáo và Nho giáo tới đời sống xã hội của một nớc láng
giềng nh Nhật Bản sẽ giúp chúng ta có đợc cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về
vai trò của giao lu văn hoá trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Phật giáo, Nho giáo và lịch sử Nhật Bản là một phần quan trọng trong
chơng trình học tập, nghiên cứu của sinh viên KHXH ở các trờng đại học cao
đẳng. Tìm hiểu về Phật giáo và Nho giáo trong lịch sử Nhật Bản sẽ giúp chúng ta
hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và nền văn hoá giàu bản sắc của dân tộc này.
Đồng thời nó cũng là cơ sở để củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác
giữa hai dân tộc Việt Nam Nhật Bản và góp phần làm cho mối quan hệ đó
ngày càng trở nên bền vững hơn.
3


Xuất phát từ những ý nghĩa nói trên, cộng với việc tiếp thu và kế thừa
những thành tựu khoa học của các tác giả đã và đang nghiên cứu về Phật giáo,
Nho giáo và Nhật Bản, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Xã hội Nhật Bản dới ảnh hởng
của Nho, Phật Trung Quốc thời phong kiến" làm khoá luận tốt nghiệp của mình
dới sự hớng dẫn của thầy giáo Hoàng Đăng Long.
2 . Lịch sử vấn đề và nguồn tài liệu.

Có thể nói, việc nghiên cứu Nhật Bản từ trớc đến nay đã thu hút đợc sự
quan tâm của khá nhiều học giả. Tuy nhiên, nghiên cứu về Nho giáo và Phật giáo
cũng nh ảnh hởng của nó đến đời sống xã hội Nhật Bản thời trung đại thì cha có
một tác phẩm chuyên khảo nào. Hầu hết các tác phẩm mới chỉ đề cập đén khía
cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề.
Cuốn "Bách khoa th Nhật Bản" của Richard Bowring & Peter Kornicki
đã giới thiệu cho ngời đọc những nét đặc trng nhất về lịch sử Nhật Bản từ khởi
thuỷ đến nay, do đó các dữ liệu thờng chỉ có tính khái quát, vì thế việc xem xét
đánh giá ảnh hởng của Nho, Phật đối với xã hội Nhật Bản cha thể hiện rõ.
Cuốn Nhật Bản sử lợc của 2 tác giả Châm Vũ Nguyễn Văn Tần đã
đề cập một cách khái quát về lịch sử Nhật Bản cũng nh qua trình tiếp thu văn hoá
Trung Hoa của đất nớc này.
Cuốn Lịch sử Nhật Bản của G.Sansom (3 tập) đã đề cập đến toàn bộ
lịch sử Nhật Bản, đồng thời tác giả cũng trình bày khái quát sự du nhật của Phật
giáo vào Nhật Bản và việc Nhật Bản học tập cách thức tổ chức bộ máy nhà nớc
của Trung Hoa. Tuy nhiên, phần viết về ảnh hởng của Nho giáo và Phật giáo đối
với đời sống xã hội Nhật Bản còn mang tính hệ thống.
Cuốn Lợc sử văn hoá Nhật Bản của GB.Sansom (2 tập) đã trình bày
các giai đoạn phát triển lịch sử của Nhật Bản, trong đó tác giả đã đề cập tới một
số tôn giáo và nghệ thuật Nhật Bản. Đây là một cuốn sách đợc viết khá công phu
và là tài liệu tham khảo tốt cho việc viết luận văn.
Cuốn Lịch sử Nhật Bản của GS. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) cũng đã
đề cập đến tiến trình phát triển của lịch sử Nhật bản từ thời nguyên thuỷ đến nay.

4


Cuốn Kinh tế Nhật Bản Những bớc thăng trầm trong lịch sử của Lu
Ngọc Trịnh chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế đặc biệt từ thời
Minh Trị đến xã hội hiện đại. Trong tác phẩm này, tác giả chỉ mới trình bày dới

dạng giới thiệu những ảnh hởng của văn hoá Trung Hoa đối với Nhật Bản, một
số phân tích về ảnh hởng của Nho giáo đối với xã hội Nhật Bản thời Tokugawa.
Cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt Nam của GS.Vũ Khiêu trong chơng I có đề cập tới Nho giáo ở Nhật Bản một cách khái quát, trong đó tác giả chỉ
ra sự khác biệt giữa Nho giáo ở Trung Quốc và Nho giáo ở Nhật Bản, sau đó tập
trung phân tích ảnh hởng của Nho giáo đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
chủ yếu trong thời hiện đại.
Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết trên các tạp chí của các tác giả khác
cũng đã đề cập đến mặt này hay mặt khác của vấn đề.
Hai tác giả: Đỗ Công Định và Thích Minh Đăng với bài viết Đạo phật ở
Nhật Bản trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 2001 đã đề cập một cách
khá sinh động về quá trình truyền bá, phát triển đạo Phật của Nhật Bản.
Nguyễn Thị Thuý Anh với bài "Tác động của tôn giáo đến đời sống
chính trị Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ XX" trong tạp chí "Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc á" số 3 2001 đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát
về ảnh hởng của Phật giáo đối với chính trị Nhật Bản.
Hoàng Thị Thơ trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 1- 2001 với bài
Vài nét đặc trng của Phật giáo Thiền tông Nhật Bản đã giới thiệu những nét
đại cơng nhất về các tông phái Thiền ở Nhật Bản.
Phạm Đức Thành với bài Vai trò của Khổng giáo trong phát triển ở
đông á trong tạp chí Nghiên cứu Đông nam á số 4 2000 có đề cập dến
vai trò của nho giáo trong sự phát triển của đông á. Tác giả đã phân tích một số
ảnh hởng tích cực của t tởng nho giáo đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của
khu vực này, nhng chủ yếu trong xã hội hiện đại.
Cung Hữu Khánh với bài ảnh hởng của khổng giáo ở Nhật Bản giai
đoạn trớc thế kỉ XVIII trong tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 1- 1997 cũng đã
5


chỉ ra những tác động của đạo khổng đối với xã hội Nhật Bản trên một số lĩnh
vực nh thiết chế chính trị, giáo dục...

Nhìn chung, việc nghiên cứu Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả trong và ngoài nớc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cha có một công
trình nào đề cập một cách sâu sắc và toàn diện về vai trò của Phật giáo và Nho
giáo đối với đời sống xã hội Nhật Bản thời phong kiến. Do đó, trên cơ sở tập hợp
t liệu và kế thừa thành quả của các tác giả đi trớc, luận văn sẽ cố gắng làm sáng
tỏ ảnh hởng của Nho giáo và Phật giáo đối với xã hội Nhật Bản trong thời phong
kiến.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Là một sinh viên năm cuối, do khả năng và trình độ có hạn, đặc biệt là
khả năng sử dụng tiếng nớc ngoài trong việc su tầm tài liệu, nên trong khoá luận
này tôi giới hạn đề tài là Xã hội Nhật Bản dới ảnh hởng của Nho, Phật Trung
Quốc thời phong kiến. Ngay trong phạm vi này, do hạn chế về nguồn tài liệu,
luận văn chỉ tập trung tìm hiểu ảnh hởng của Nho giáo và Phật giáo đối với đời
sống xã hội Nhật Bản ở một số lĩnh vực nh: Chính trị, kinh tế, văn học, kiến trúc,
điêu khắc, hội hoạ, giáo dục, đạo đức. Tuy nhiên, để đảm bảo tính lôgic của vấn
đề, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận văn cũng đề cập tới những
vấn đề có liên quan đến đề tài nh giới thiệu khái quát về đất nớc, con ngời Nhật
Bản cũng nh bối cảnh lịch sử của đất nớc này trớc khi Phật giáo và Nho giáo du
nhập vào.
4. Phơng pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã sử dụng nhiều phơng
pháp nghiên cứu chuyên nghành của bộ môn đó là: Phơng pháp lôgic và phơng
pháp lịch sử. Ngoài ra, tôi cũng kết hợp các phơng pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình làm
khoá luận, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy rất
mong đợc sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô cũng nh tất cả các bạn sinh viên. Tôi
xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đó.

6



B. Nội dung
Chơng I
quá trình du nhập, phát triển của phật giáo và nho
giáo ở nhật bản thời phong kiến

1. Vài nét khái quát về đất nớc và con ngời Nhật Bản.
1.1. Đất nớc Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia ở Đông Bắc Thái Bình Dơng thuộc miền cực
đông của lục địa châu á. Quần đảo Nhật Bản đợc tạo nên từ những vụ núi lửa
cách đây hàng triệu năm kéo dài từ vĩ tuyến 30 độ đến 45 độ bắc, theo hình cánh
cung ôm lấy lục địa châu á, Nhật Bản bao gồm 4 đảo lớn : Hokkaido, Honshu,
Kyushu, sikoku và khoảng gần 4000 đảo nhỏ rải ra trên 3800 km. Theo nh kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trớc kia Nhật Bản vốn nối liền với
lục địa châu á chứ không bị ngăn cách bởi biển nh ngày nay. Nhật Bản có thể
liên lạc với châu á lục địa qua 3 con đờng: Con đờng phía Bắc từ Đông xibia
đến hokkaido qua xakhalin; Con đờng phía Đông từ bán đảo Triêù Tiên đến
honshu và con đờng phía Nam từ đất Trung Hoa đến đảo kyushu qua Đài Loan
và đảo ryukyu. Từ rất lâu những con đờng này đã trở thành cầu nối giao lu văn
hoá giữa Nhật Bản với thế giới bên ngoài. Do bản thân là một quần đảo nên Nhật
Bản hầu nh bị tách biệt với thế giới bên ngoài đặc biệt là với đại lục (nhất là ở
những buổi đầu của lịch sử). Ngời ta thờng ví Nhật Bản nh là nớc Anh của châu
Âu. Tuy nhiên, trờng hợp của Nhật Bản khác so với nớc Anh. Trong khi Anh
cách lục địa châu Âu chỉ có 31 km thì mỏm cực Tây của Nhật cách Triều Tiên
117 km và phải vợt 800 km đờng biển mới tới bờ biển Trung Quốc. Trong điều
kiện kĩ thuật đóng thuyền còn hạn chế, cộng thêm vào đó là bão tố thờng xuyên
xuất hiện thì khoảng cách xa nh vậy của Nhật Bản với lục địa quả là một trở ngại
rất lớn cho việc giao lu giữa Nhật Bản với lục địa, đặc biệt là Trung Quốc- một
7



trong những trung tâm văn minh lớn của thế giới. Với vị trí địa lý đặc biệt đó đã
giải thích vì sao mãi đến thế kỉ IVVI thì quan hệ giữa Nhật Bản với Triều
Tiên, Trung Quốc mới đợc đẩy mạnh. Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng bên
cạnh mặt hạn chế ấy thì yếu tố địa lý đặc thù cũng là nhân tố quan trọng giúp
cho Nhật Bản có thể tiếp thu văn hoá Trung Quốc một cách tự nguyện chứ không
phải chịu áp lực quân sự hay xâm lợc. Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam là
những quốc gia chịu ảnh hởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Quốc, song do cách
biệt với Trung Quốc nh vậy (800km đờng biển) nên ảnh hởng của văn hoá Trung
Quốc đối với Nhật Bản có khác so với ở Triều Tiên và Việt Nam. Sự cách biệt ấy
đã tạo ra một biên giới an toàn để ngời Nhật tự do lựa chọn những gì mình muốn
từ nền văn hoá rực rỡ của Trung Hoa và chính sự cô lập ấy đã làm nảy nở những
giá trị văn hoá có tính chất độc đáo, khác xa cái vay mựơn. Có một số quan điểm
cho rằng ngời Nhật chuyên đi bắt chớc, nhng sự thật thì ngợc lại. Tuy tiếp thu
nhiều luồng văn hoá từ bên ngoài, song ngời Nhật đã biết sắp xếp lại thành một
tổng hợp mới khác hẳn và thích ứng nó với đặc điểm của dân tộc mình.
Do các đảo của Nhật Bản chạy dài từ Bắc tới Nam tạo thành một vòng
cung dài (3800 km) nên khí hậu của hai miền Nam, Bắc rất khác nhau. Nhiệt độ
trung bình hàng năm ở cực Bắc Hokkaido là 6,5 0C, trong khi đó ở cực Nam
Kyushu là 170C. Mặc dù vậy, phần lớn đất đai của Nhật Bản đều nằm trong vùng
khí hậu ôn hoà. Có đợc điều này là do tác động của các dòng hải lu ở biển Thái
Bình Dơng và biển Nhật Bản. Nhìn chung khí hậu Nhật Bản thích hợp cho sự
phát triển của động thực vật và đời sống con ngời. Cũng nh nhiều miền ở châu á,
Nhật Bản cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hởng của gió mùa trải rộng từ miền
duyên hải Xibia ở phía Bắc đến miền Đông Nam ấn Độ và cũng thuộc vùng
nông nghiệp trồng lúa nớc của miền Nam Trung Quốc và các nớc Đông Nam á.
Khí hậu Nhật Bản tơng đối ôn hoà, mùa hè nóng, mùa đông lạnh nhng không
khắc nghiệt. Đất nớc này nắng lắm ma nhiều, do đó có thảm thực vật phong phú,
hoa trái bốn mùa tơi tốt, cảnh quan và môi trờng sinh thái rất thuận lợi cho sức
khoẻ con ngời [12,18].


8


Nếu nh thiên nhiên đã u ái khi ban tặng cho Nhật Bản một khí hậu ôn
hoà thì ngợc lại về tài nguyên, nó lại tỏ ra quá khắt khe với quốc gia này khi mà
hầu nh ở Nhật Bản không có nguồn tài nguyên, khoáng sản nào đáng giá. Có thể
nói, Nhật Bản là một quốc gia rất nghèo về tài nguyên. Điểm hạn chế đó đã ảnh
hởng khá lớn đến sự phát triển của Nhật Bản sau này, nhng phải chăng đây cũng
là một nhân tố để hình thành nên tính cách tiết kiệm của ngời Nhật? Mặt khác,
đất đai của Nhật Bản chủ yếu là đồi núi cằn cỗi không thích hợp cho sự phát
triển của nông nghiệp. ở đây diện tích đất canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
(khoảng 15%). Hơn nữa, việc không có đợc vùng châu thổ rộng lớn nh Ai Cập,
Trung Quốc, ấn Độ cũng là một hạn chế rất lớn cho Nhật Bản trong việc phát
triển kinh tế, nhất là trong điều kiện sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Mặc dù vậy, việc phát triển kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của c dân Nhật Bản cho đến đầu thế kỷ XIX. Đất đai cằn cỗi, diện
tích canh tác ít, do vậy để đáp ứng nh cầu lơng thực, thực phẩm cho mình, thì
không còn cách nào khác là ngời dân Nhật phải lấy sự cần cù, tiết kiệm để bù
đắp vào những chỗ thiếu hụt đó. Và phải chăng đây là một yếu tố góp phần định
hình nên tính cần cù trong lao động của ngời dân Nhật Bản?
Cũng do nằm trong khu vực cha ổn định của cấu trúc địa chất mà Nhật
Bản phải thờng xuyên hứng chịu những trận núi lửa, những cơn bão biển ghê
gớm. Có thể nói, Nhật là một quốc gia có nhiều động đất trên thế giới. Việc phải
thờng xuyên sống chung với động đất, núi lửa, bão biển đã có ảnh hởng không
nhỏ đến tính cách của con ngời Nhật Bản. Trong một bức tranh toàn cảnh, ngời
ta có cảm nhận dờng nh ở Nhật có sự đan xen, kết hợp của những điều tởng nh
không thể, những điểm trái ngợc nhau, nhng lại thống nhất trong một chủ thể tạo
nên một Nhật Bản rất riêng, rất độc đáo. Đó là đất nớc của những cảnh quan
thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội, ngoạn mục nhng đầy biến động, đẹp nhng cũng

hết sức khắc nhiệt đối với con ngời. Có thể nói,những điều kiện ấy đã trở thành
những chất xúc tác quý giá tôi luyện nên con ngời Nhật Bản, tạo dựng nên ở họ
những phẩm chất đáng quý và một nền văn hoá đặc sắc không hề lẫn lộn với
bất cứ quốc gia nào nền văn hoá của đất nớc Mặt Trời mọc.
9


1.2 Con ngời Nhật Bản .
Nguồn gốc dân tộc Nhật Bản cho đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh
cãi .Ngời ta đã từng đa ra nhiều giả thuyết về tổ tiên của ngời Nhật. Tuy có
những điểm khác nhau giữa các giả thuyết, nhng hầu hết các ý kiến đêù tơng đối
thống nhất ghi nhận đặc tính nổi trội của Môgôlôid trong dòng máu ngời Nhật.
Bên cạnh đó, thông qua các kết quả nghiên cứu, so sánh về mặt văn hoá, các học
giả đều nhận thấy những bằng chứng có tính thuyết phục về mối liên hệ chặt chẽ
giữa ngời Nhật với cộng đồng c dân cổ xa định c ở vùng Đông Bắc á, Nam
Trung Hoa cũng nh Đông Nam á. Những điểm tơng đồng này có thể thấy từ
phong cách chế tác những dụng cụ cầm tay thời đá cũ, nét hoa văn trên các bình,
vò gốm nguyên thuỷ, những huyền thoại về văn hoá tộc ngời và những phong tục
tập quán, ngôn ngữ, âm nhạc, kiến trúc của c dân Nhật Bản với c dân các nớc
trong khu vực [7,36]. Từ những kết quả nghiên cứu liên ngành, trong những thập
kỷ gần đây nhiều nhà khoa học cho rằng: Ngay từ thời kỳ đồ đá cũ, con ngời đã
đến sinh sống trên quần đảo Nhật Bản con số chính xác là khoảng 400.000500.000 năm [7,35] và tổ tiên xa xa của ngời đã di c từ phía Bắc lục địa châu á
xuống và có một bộ phận từ miền duyên hải Nam á lên. Khảo cổ học đã chứng
minh đợc rằng các nhóm c dân săn bắt và đánh cá từ phía Đông Xibia di c sang
phía Bắc nớc Nhật qua đờng Hokkaido và Sakhalin. Nền văn hoá của họ lan toả
tới trung tâm hòn đảo HonShu và tới cả miền Kanto... Nhóm ngời này có thể là
tổ tiên của tộc Ainu một dân tộc hiện nay chỉ còn lại rất ít (khoảng 18.000
ngời) ở vùng cực Bắc đảo Hokkaido và Sakhalin. Còn các nhóm c dân có phơng
thức sản xuất chính là trồng lúa nớc có thể từ miền Nam Trung Hoa, miền Đông
Dơng di c vào Nhật qua đảo Đài Loan và các đảo Ryukyu vào thời kì đồ đá mới

[12,23] .
Nh vậy, có thể nhận định rằng : Dân tộc Nhật Bản là một tạp chủng đã
hình thành trong thời kỳ tiền sử bởi nhiều thành phần, từ nhiều địa phơng ở châu
á du nhập vào ở những thời điểm khác nhau. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài
đã có sự hoà đồng giữa các cộng đồng dân c đến sau với những thổ dân đến trớc
10


hình thành nên dân tộc Nhật Bản. Ngày nay, trên các quần đảo Nhật Bản, 123
triệu dân Nhật là một dân tộc thống nhất với những truyền thống văn hoá, phong
tục tập quán, tôn giáo, tâm lý xã hội riêng biệt và độc đáo [12,23].
Nói chung văn hoá của một bất cứ dân tộc nào cũng có nét riêng biệt
độc đáo, nhng đối với trờng hợp Nhật Bản, những nét đặc trng trong văn hoá của
họ mang sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất. Có thể kiểm định điều đó qua lịch sử
hay quan sát trong những sinh hoạt hiện tại [25,19]. Xuất phát từ nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt kia,
đặc điểm này hay đặc điểm khác, nhng nhìn chung là khá thống nhất, mặc dù để
đi đến giải quyết đợc vấn đề bản sắc của văn hoá Nhật Bản là gì thì đòi hỏi phải
có những công trình nghiên cứu công phu của nhiều chuyên gia. Song tựu trung
lại có thể thấy một số đặc trng nổi bật sau đây:
Thứ nhất: Đó là tính hiếu kì và nhạy cảm đối với văn hoá nớc ngoài. Về
điều này, giáo s Vĩnh Sính đã đa ra những nhận xét hết sức sắc sảo "Có thể nói
rằng không có một dân tộc nào nhạy bén về văn hoá nớc ngoài cho bằng ngời
Nhật. Họ không ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giới bên ngoài, đánh giá
và cân nhắc ảnh hởng của những trào lu và xu hớng chính đối với Nhật Bản. Một
điều đáng chú ý khác là khi họ biết trào lu nào đang thắng thế thì họ có khuynh
hớng chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lu đó, không để mất thời cơ"
[25,20].
Trong lịch sử Nhật Bản có hai thời điểm hết sức quan trọng phản ánh nét
đặc trng này. Vào thế kỷ VII VIII và nửa sau thế kỷ XIX, khi nhận thấy

Trung Quốc dới thời nhà Đờng và phơng Tây là trung tâm văn hoá, khoa học tiên
tiến thì ngay lập tức Nhật Bản đã gửi các đoàn học giả, s tăng và du học sinh
sang các nớc đó để học tập. Đặc biệt, họ còn cho mời những ngời nớc ngoài có
trình độ cao để sang giúp họ xây dựng và canh tân đất nớc. Tinh thần thực dụng,
tính hiếu kỳ, óc cầu tiến của ngời Nhật là động lực quan trọng giúp họ có thể
đuổi kịp các nớc tiến tiến. Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nớc ngoài, song
ngời Nhật rất có ý thức về tài sản văn hoá của họ. Họ học tập nớc ngoài, nhng
không phải bắt chớc một cách nguyên xi mà là tiếp thu có chọn lọc và chủ động
11


biến nó thành cái của mình, phù hợp với dân tộc mình. Vừa nhạy cảm và sẵn
sàng tiếp thu văn hoá nớc ngoài, vừa cố gắng bảo tồn văn hoá truyền thống của
dân tộc, đó chính là hai dòng chủ lu trong văn hoá Nhật Bản.
Thứ hai: Ngời Nhật hết sức tôn trọng thứ bậc và địa vị. ý thức tôn trọng
thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của ngời Nhật, bằng chứng là các sử
liệu Trung Quốc dựa trên sự quan sát của các sứ thần đến thăm Nhật Bản, biên
soạn vào cuối thế kỷ III có ghi lại: "Khi ngời ở tầng lớp thấp gặp ngời ở tầng lớp
cao thì họ tránh khỏi đờng và bớc ra chỗ cỏ. Nói với ngời trên thì phải ngồi bệt
hoặc quỳ, hai bàn tay chống xuống đất. Đó là cách tỏ lòng cung kính" [22,39].
Thái độ nhún mình hoặc khúm núm trớc ngời có địa vị, quyền chức đợc đặc biệt
nhấn mạnh trong hơn 250 năm dới thời Tokugawa. Vào thời kỳ này, xã hội Nhật
Bản đợc chia làm 4 giai cấp: Sĩ (võ sĩ), nông, công, thơng dựa trên quan niệm xã
hội của Nho giáo. Ngày nay, ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn đợc thể hiện trong
cuộc sống hàng ngày, từ vị trí ngồi trong phòng họp, trong các buổi tiệc tùng
Không ai bảo ai, tất cả đều biết chỗ nào mình có thể ngồi mà không đi ngợc lại
trật tự thứ bậc. Trong cách ăn nói, giao tiếp hàng ngày cũng vậy, đối với ngời lớn
tuổi hay ngời có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng; Khi nói về mình và
những ngời trong gia đình mình thì phải dùng ngôn ngữ khiêm tốn. Ngời nào nói
không đúng cách có thể bị xem nh là ngời thiếu học [25,24].

Thứ ba: Ngời Nhật có tính cộng đồng rất cao. Cộng đồng, tập thể đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của ngời Nhật. Một trong những
việc cấm kỵ nhất đối với họ là làm mất danh dự của tập thể, của cộng đồng.
Trong mọi hoạt động, ngời Nhật thờng gạt "cái tôi" lại để đề cao cái chung, tìm
sự hoà hợp giữa mình và những thành viên khác trong một tập thể, trong cộng
đồng. Giải thích về tính cộng đồng cao của ngời Nhật, có ngời cho rằng đó là do
những điều kiện thiên nhiên dữ dội của Nhật làm cho ngời Nhật phải đề cao cộng
đồng tập thể, có ngời lại cho "đó là hệ quả của sự kết hợp giữa t tởng Khổng giáo
với Thần đạo" [12,25]. Còn Ruth Benedict nhà dân tộc học ngời Mỹ thì cho
rằng: "Đạo đức phơng Tây dựa vào ý thức cá nhân nhận thấy mình có tội với
12


chúa, do đó xng tội hay thú tội là nhẹ ngời, còn đạo đức Nhật Bản và một số nền
văn hoá khác lấy động cơ hổ thẹn, sợ xã hội chê bai là chính chứ không phải tự lơng tâm cắn rứt, do đó các nhân gắn chặt với chuẩn mực xã hội" [15,109].
Thứ t : Ngời Nhật có thói quen sống thanh bạch, giản dị, gần gũi với thiên
nhiên. Có thể nói không ngoa rằng họ đã học đợc nghệ thuật sống thanh bạch,
giản dị và điều này đợc thể hiện trong các món ăn hàng ngày, trong lối kiến trúc
nhà cửa Tất cả đều là những vật liệu hết sức quen thuộc nh gỗ, tre, rau, cá
Ngời Nhật cũng rất gắn bó với thiên nhiên. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên của
họ có sắc thái tín ngỡng và tôn giáo trong tiềm thức dân gian. Ngời Nhật cho cây
cối, loài vật đều có quỷ thần nên phải tôn thờ. Đến nay, dân Nhật còn giữ
những lễ hội gắn với thiên nhiên, xuất phát từ sinh hoạt nông nghiệp theo mùa
(lễ hội cấy lúa vào tháng 4, lễ hội cơm mới vào tháng 10). Ng ời Nhật cũng có
tục lệ ngắm hoa Anh đào, hoa Mẫu đơn, hoa sen, hoa cúc, hoa Asagaô Núi
non đối với ngời Nhật cũng gần gũi chứ không đáng sợ. Họ quan niệm rằng đó là
những nơi thanh bình, yên tĩnh, trong lành, nên thơ. Chính vì vậy, ở Nhật Bản từ
"San" nghĩa là núi thờng gắn với tên các tu viện hoặc các ngôi đền thiêng liêng.
Thứ năm: Ngời Nhật có óc thẩm mỹ rất cao. ấn tợng ban đầu của du
khách khi đến thăm Nhật Bản đó là sự ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ

của ngời Nhật. Từ cách bày biện đồ ăn thức uống, nhà cửa, trang hoàng sách vở,
báo chí, hàng quán, cho đến các đền chùa đều khiến cho ngời đến thăm mơ
màng về một thuở xa xa. Gian phòng trà đạo nhỏ nhắn, đơn sơ, phảng phất mùi
Thiền mà ở đó thời gian nh ngừng lại, hay những khu vờn lát đá la tha với những
phiến đá không xếp thành hàng, bao quanh là rêu phong, cỏ dại khiến cho khách
bớc qua có cảm tởng nh mình đang lìa cõi tục. Nét chung nhất trong óc thẩm mỹ
của ngời Nhật là coi trọng cái duyên dáng, tế nhị bên trong hơn là cái tráng lệ
bên ngoài. Vờn Thiền một công trình nghệ thuật độc đáo thấm đợm óc thẩm
mỹ tinh tế của ngời Nhật là một ví dụ điển hình. "Đó là một loại hình điêu khắc
trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ Thiên nhiên ở đây đ ợc nghệ thuật
sắp xếp lại mang ý nghĩa tợng trng. Một gốc cây, một hòn đá, một vũng nớc hay
13


một cái thác nhỏ cũng đủ gợi lên một hình bóng cả vũ trụ". [12,30]. Nghệ
thuật trà đạo nổi tiếng của Nhật Bản thể hiện sự hoàn thiện óc thẩm mỹ và tâm
tính ngời dân xứ sở Mặt Trời mọc. Phòng trà phải hẹp, thể hiện sự khiêm tốn, các
đờng nét phải giản dị, trang trọng, vật liệu thông thờng là tre và các thứ bình thờng khác. Khi thởng thức trà, thể xác và tâm hồn phải trong sạch (tĩnh tâm) theo
tinh thần của Thiền và Thần đạo. óc thẩm mỹ của ngời Nhật không chỉ biểu hiện
qua các sự vật hiện tợng bên ngoài mà quan trọng hơn là thể hiện trong nhân
sinh quan của họ. Giáo s Vĩnh Sính đã nhận định "có lẽ ngời Nhật xem công việc
của họ không những là một hoạt động kinh tế mà còn là một hoạt động thẩm
mỹ" [25,25].
Tóm lại, những đặc trng nêu trên chắc chắn cha thể khái quát hết cái gọi là
bản sắc văn hoá Nhật. Tuy nhiên, đây là những đặc trng nổi bật dễ nhận thấy khi
xem xét lịch sử Nhật Bản. Có nhiều tác giả đã tìm cách giải thích "tính độc đáo
Nhật Bản" bằng những yếu tố kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử, chủng tộc Song
thật khó để khẳng định nhân tố nào đóng vai trò quyết định. Có lẽ chính sự tác
động tổng hợp của các nhân tố đó đã tạo nên một "tính cách Nhật Bản", một nền
văn hoá truyền thống hết sức độc đáo và đến lợt mình, những nhân tố độc đáo ấy

đã góp phần xây dựng một nớc Nhật hùng cờng. Trải qua bao thăng trầm của lịch
sử, bản sắc dân tộc Nhật Bản vẫn giữ gìn và phát huy cho đến tận hôm nay. Bên
cạnh nền văn minh hiện đại, ngời Nhật vẫn luôn tôn trọng những giá trị độc đáo
của nền văn hoá cổ truyền. Phải chăng bản sắc dân tộc trong đời sống xã hội nói
chung, trong nền văn hoá truyền thống nói riêng đã góp phần tạo nên sức mạnh
cho nớc Nhật nhanh chóng bớc lên con đờng giàu mạnh, văn minh?
2. Qúa trình du nhập, phát triển của Phật giáo và Nho giáo vào Nhật
Bản thời phong kiến.
2.1. Tình hình Nhật Bản trớc khi Phật giáo và Nho giáo du nhập.
Theo truyền thuyết, nớc Nhật Bản đợc thành lập từ năm 660 TCN khi
Thiên hoàng Jimmu (Thần Vũ) thuộc dòng dõi của thần mặt trời Amaterasu lên
14


ngôi. Jimmu là ngời đầu tiên dựng lên nớc Nhật Bản và là vị Thiên hoàng thứ
nhất của đất nớc này. Các biên niên sử đã ghi lại sự việc Jimmu trở thành Thiên
hoàng nh sau: "Trong nhiều năm nhà vua này đã đánh thắng và bình định đợc
các bộ lạc mà ông ta gặp trên đờng tiến của mình và đã trở thành chủ nhân của
Yamato. ở vùng này, ông xây dựng một cung điện ở đó ông ăn mừng cuộc
chinh phục của mình bằng những cuộc tế lễ Nữ thần Mặt Trời vào ngày 11 tháng
2 năm 660 TCN" [22,37]. Nhng tất nhiên đó là một ngày hoàn toàn dựa vào
truyền thuyết và hiện nay đã hoàn toàn bị các nhà sử học bác bỏ. Những thành tụ
của khoa học liên nghành cho phép ta dựng lại tiến trình phát triển của lịch sử
Nhật Bản từ buổi đầu, dù rằng còn khá sơ sài.
Cách đây khoảng 400.000-500.000 năm, trên dất nớc Nhật Bản đã có con
ngời sinh sống. Điều chắc chắn là dấu vết của thời đại đồ đá đã đợc các nhà nhà
khảo cổ học phát hiện có niên đại từ 30.000-10.000 năm trớc đây. Nền văn hoá
đồ đá giữa và nền văn hoá đồ đá mới bắt đầu từ khoảng 8.000 -7.500 TCN đã đợc tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nớc Nhật Bản. Những di chỉ khảo cổ tìm thấy
trong nền văn hoá Jômôn (thế kỷ V-I TCN) cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu
của thời kỳ này là săn bắn, đánh cá và hái lợm. Con ngời cũng đã biết dựng lều

để ở bằng cách đào nền sâu xuống một ít rồi cắm cọc xung quanh, che cỏ bên
ngoài [12,35].
Thời kỳ Jômôn, ngời ta cũng biết làm đồ gốm bằng đất nung nhng không
có men, hình dáng thô sơ và đợc trang trí bằng hoa văn nh dây thừng xoắn, do
vậy tên gọi Jômôn đợc đặt cho nền văn hoá này. Văn hoá Jômôn tồn tại trên
khắp quần đảo Nippon và đây là nền văn hoá thực sự của ngời Nhật Bản.
Sang thế kỷ III TCN, trên phần lớn lãnh thổ miền Nam Nhật Bản đã xuất
hiện một nền văn hoá cao hơn Nền văn hoá Yayoi. Nền văn hoá này tồn tại
đến khoảng thế kỷ III sau công nguyên. Yayoi là xã hội nông nghiệp trọn vẹn
đầu tiên trên quần đảo này. Đồ gốm đợc nung một cách cẩn thận, thờng nhẵn và
có màu nâu tơi, không có hoa văn, nhng đã đợc làm trên bàn xoay với hình dáng

15


cân đối, tinh tế mà giản dị. Đặc biệt hơn, ngoài đá mài thì c dân nông nghiệp
Yayoi đã bắt đầu biết sử dụng những công cụ bằng đồng và sắt để nâng cao sản
xuất.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất, trong xã hội đã xuất
hiện của cải d thừa, từ đó làm nảy sinh chế độ t hữu. Việc tập trung của cải ngày
càng nhiều vào tay một số ngời đã dẫn đến hiện tợng phân hoá xã hội sâu sắc và
trong những thế kỷ đầu công nguyên ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình tan rã của
chế độ công xã nguyên thuỷ và giai cấp xuất hiện. Những hình thức phôi thai của
nhà nớc bắt đầu ra đời ở miền Tây Nhật Bản. Qua các th tịch cổ của Trung Quốc
ngời ta đã biết rằng vào khoảng giữa thế kỷ I, một tiểu quốc đầu tiên đã đợc hình
thành ở miền bắc đảo Kyushu. "Địa lý chí" trong sách" Hán th" có chép "Trong
biển Lạng Lãng có ngời Nuynô, chia làm hơn trăm nớc"[12,37]. Tuy nhiên chữ
"nớc" đợc chép ở đây về thực chất chỉ là các bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc đợc
hình thành trong quá trình thôn tính lẫn nhau .Từ thế kỷ II trở đi, sự xung đột
giữa các bộ lạc xảy ra thờng xuyên hơn, làm cho các bộ lạc này hoặc hoà nhập

lại hoặc phụ thuộc vào nhau. Đến đầu thế kỷ III đã xuất hiện những nớc tơng đối
lớn với hàng nghìn, hàng vạn hộ, trong đó lớn mạnh nhất là nớc Yamatai do nữ
vơng Himico thống trị. Tuy nhiên, về sau này nó đã bị một tiểu quốc khác hùng
mạnh hơn là Yamato chinh phục.
Khoảng cuối thế kỷ IV, ở miền Tây Nam đảo Honshu đã xuất hiện vơng
quốc Yamato (Đại Hoà). Nhà nớc Yamato hình thành là kết quả của quá trình
chinh phục, chiếm đoạt đất đai của nhiều tiểu quốc và cử sứ thần sang Trung
Quốc cầu phong. Đến thế kỷ V, Yamato đã thống nhất đợc cả Nhật Bản. Tuy
nhiên, về thực chất Yamato mới chỉ là một nớc sơ khai, một liên minh các thị tộc
với sự tập trung u thế kinh tế, chính trị, tôn giáo vào thị tộc Thiên hoàng, do đó
mối quan hệ giữa các thị thị tộc còn hết sức lỏng lẻo.
Về mặt xã hội: Yamato chia c dân ra thành các tầng lớp khác nhau: đại
nhân, hạ hộ, bộ dân và nô lệ, trong đó bộ dân là tầng lớp khá đông đảo trong xã
hội Yamato. Tầng lớp này xuất hiện vào khoảng thế kỷ III, khi sự phân hoá xã
16


hội và chế độ t hữu tài sản bắt đầu phát triển. Một bộ phận hết sức quan trọng
của bộ dân là những ngời Trung Quốc và Triều Tiên do chiến tranh loạn lạc hay
vì cuộc sống đã di c đến Nhật Bản. Những ngời này đã trải qua nền văn hoá có
trình độ cao hơn rất nhiều so với nền văn hoá Nhật Bản khi đó nên họ đóng một
vai trò rất lớn trong việc truyền bá văn hoá và kỹ thuật tiến tiến vào Nhật Bản.
Trong thời gian tồn tại của Yamato có một sự kiện vô cùng quan trọng đã
xảy ra. Vào năm 391, Yamato đã đa quân xâm lợc Triều Tiên và chiếm đóng
mỏm đất phía Nam có tên gọi là Mimana (hay Nhiệm Na). Việc Nhật Bản chiếm
đóng Mimana của Triều tiên trong một khoảng thời gian dài có ý nghĩa rất lớn
đối với quan hệ giao lu văn hoá giữa Nhật Bản và các nớc bên ngoài, nhất là với
Triều Tiên và Trung Quốc. Văn hoá, kỹ thuật của Triều Tiên đợc du nhập ngày
càng mạnh mẽ vào Nhật Bản. Thông qua Triều Tiên, Nhật Bản cũng mở rộng
giao lu, tiếp xúc với Trung Quốc. Triều đình Yamato ngoài việc cử các phái bộ

sang Trung Quốc còn cho mời nhiều ngời Trung Quốc, Triều Tiên sang ở hẳn
bên Nhật để truyền bá kỹ thuật và văn hoá, do đó ảnh hởng của văn hoá Trung
Quốc với Nhật Bản ngày càng mạnh mẽ. Bắt đầu từ đây, ảnh hởng của văn hoá
Trung Quốc không còn phụ thuộc vào Triều Tiên nữa mà đã có thể du nhập trực
tiếp sang Nhật bởi các nhân viên kỹ thuật, các phái đoàn ngoại giao của Trung
Quốc gửi đến, hay các phái đoàn của Nhật Bản gửi sang Trung Quốc du học.
Con đờng giao lu văn hoá Trung Nhật đang ngày càng đợc mở rộng. Đây
chính là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã
hội Nhật Bản, từ đó chuyển xã hội Nhật Bản sang một giai đoạn lịch sử mới. Sự
phát triển của nội tại bên trong cùng với những tác động của các yếu tố đến từ
Trung Quốc, Triều Tiên đã làm cho xã hội Yamato có những chuyển biến mạnh
mẽ.
Từ thế kỷ VI trở đi, các quý tộc không ngừng bành trớng thế lực của mình
bằng cách xâm chiếm đất công làm của riêng và biến dân tự do thành bộ dân.
Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội
Yamato ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, trong cuộc cạnh tranh để tăng cờng thế
17


lực thì mâu thuẫn giữa các dòng họ thống trị cũng đã bùng nổ. Tiêu biểu là cuộc
đấu tranh giữa 2 dòng họ Sôga và Mônônôbê. Chính những mâu thuẫn trên đã
làm cho Yamato bị chia rẽ và suy yếu. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
sự thất bại của quân đội Yamato ở Triều Tiên. Mỏm đất Mimana ở phía nam của
Triều Tiên bị Yamato chiếm từ năm 391 đã bị rơi vào tay Silla năm 562 và từ đây
Yamato bị mất chỗ đứng ở Triều Tiên. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc
dần dần đợc thống nhất lại dới nhà Tuỳ. Sự lớn mạnh của nhà Tuỳ đã trở thành
mối đe doạ đối với Yamato. Nhu cầu cấp thiết đặt ra cho Yamato lúc này là phải
xây dựng đợc một bộ máy nhà nớc tập trung thống nhất và nhà Tuỳ là một tấm
gơng, một khuôn mẫu hoàn chỉnh mà Yamato có thể học tập. Chính vì vậy, việc
tiếp thu, học hỏi những tinh hoa của văn hoá Trung Quốc đối với Yamato đã trở

nên cấp thiết và là sự lự chọn của giới cầm quyền ở đây.
Về mặt tín ngỡng: Trớc khi Phật giáo và Nho giáo du nhập vào Nhật Bản,
ngời Nhật cũng có tín ngỡng bản địa của mình. Tín ngỡng này lúc đầu cha có tên
gọi, chỉ sau khi Phật giáo du nhập thì tên gọi Shinto (Thần đạo) mới xuất hiện để
phân biệt nó với tôn giáo ngoại lai. Nói đến Shinto là nói đến thế giới thần thánh,
đó là thế giới thần quyền có tác động đến số phận của con ngời trong một xã hội
nông nghiệp. Thế giới đó ngăn cách hoá bằng các thần núi, thần sông, thần lửa,
thần nớc, thần ma, thần gió
Đối với ngời dân Nhật Bản, thế giới thần thánh là biểu hiện tình cảm cao
quý của họ. Về mặt nào đó mà nói, tình cảm giống nh tín ngỡng đa thần của ngời
La Mã và Hy Lạp cổ đại. Đó cha phải là tôn giáo với những giáo lý có nguồn gốc
nh lịch sử đạo Phật, đạo Kitô hay đạo Hồi, nó không có ngời sáng lập, không có
kinh thánh, không có thầy tu, không có kẻ tử vì đạo, không có các vị thánh thần
có tên tuổi cụ thể.
Có thể coi đây là một hình thái tín ngỡng tự nhiên, xuất phát từ nhận thức
cho rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn, đều có đời sống tình cảm. Những biểu
hiện của tự nhiên lớn hay nhỏ đều có sự hiện diện của thánh thần (Kami). Do

18


vậy, trong Nihongi (Nhật Bản th kỷ) đã viết: "ở mảnh đất trung tâm của đồng
bằng lau sậy này có vô số Kami, chúng toả sáng rực rỡ nh đom đóm, còn Kami
ác thì kêu vo vo nh ruồi. ở đó có cả loài cây và các loài cỏ, tất cả đều có thể nói
đợc" [8,207].
Từ những ý nghĩa trên ta thấy tín ngỡng Thần đạo ở Nhật Bản cũng có
nhiều điểm giống các dân tộc khác ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, cũng cần phải
thấy rằng, Thần đạo vẫn có những đặc trng hết sức riêng biệt và do đó, nó là một
tôn giáo riêng của Nhật Bản trong thời cổ đại. Đặc trng riêng ấy chính là sự quan
tâm đặc biệt đến sự trong sạch của nghi lễ. Những cái xúc phạm đến Thần thì

tiếng Nhật ngày xa gọi là Tsumi (tội). Tránh đợc những tội ấy thì gọi là Imi
(trai), có nghĩa là kiêng giữ. ở Nhật Bản có phờng Imibe gồm những ngời ăn
kiêng chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của họ là giữ gìn trai tịnh sạch sẽ để khi gần các
Thần sẽ không làm xúc phạm đến Thần. Điều cần phải tránh trớc hết là sự bẩn
thỉu. Đối với Thần đạo, ngời bẩn là điều tối kỵ, muốn tế lễ phải tắm rửa, thay
quần áo sạch sẽ. Giao hợp, hành kinh, sinh đẻ, bệnh tật, vết thơng, cái chết đều
bị coi là bẩn và là nguồn gây bệnh. Do đó, khi tiến hành nghi lễ tất cả những ai
vi phạm vào những điều cấm kỵ ở trên đều tuyệt đối không đợc tham gia. Sử liệu
Trung Quốc đã ghi nhận việc để tang ở Nhật rất ngắn, sau khi đa tang thì cả gia
đình xuống sông, hồ tắm để tẩy uế. Thậm chí đến thế kỷ VIII, khi nhà vua chết
thì Kinh đô hay ít ra là cung điện dọn đi nơi khác [22,61]. Việc tẩy uế đợc thực
hiện bằng các phơng pháp khác nhau nh trừ tà, tẩy uế và trai giới.
Ngoài ra, trong tín ngõng Thần đạo, ngời Nhật đặc biệt tôn thờ Nữ thần
Mặt Trời Amatêrasu. Amatêrasu đợc xem là ngời đứng đầu 800 vạn thần dân của
vũ trụ và thiên hà. Về sau, Nữ thần đã cử con cháu của mính xuống cai quản các
đảo Nhật Bản, đó chính là Thiên hoàng. Dòng dõi Hoàng tộc đó vẫn trị vì ở Nhật
Bản cho đến tận ngày nay. Có lẽ chính vì sự tôn sùng Thần Mặt Trời mà ngời
dân Nhật Bản thờng gọi đất nớc mình là "Nippon" tức là "Xứ sở Mặt Trời" hay
"Đất nớc Mặt Trời mọc". Cùng với thời gian, tín ngỡng này ăn sâu bám rễ trong

19


đời sống ngời dân Nhật Bản và trở thành một tôn giáo bản địa có sức sống lâu
bền, có ảnh hởng sâu sắc trong đời sống xã hội Nhật Bản.
Tóm lại: Trớc khi Phật giáo và Nho giáo du nhập, ở Nhật Bản đã hình
thành các nhà nớc cổ đại. Đặc biệt đến thế kỷ IV, nhà nớc Yamato ra đời và đến
thế kỷ V đã thống nhất Nhật Bản. Nhà nớc đó tuy còn cha hoàn chỉnh và các mối
liên hệ còn lỏng lẻo, nhng cũng đã cho thấy những bớc tiến ban đầu về mặt tổ
chức xã hội của Nhật Bản cổ đại. Mặc dù còn hết sức lạc hậu, nhng c dân nơi đây

đã có đợc tín ngỡng bản địa của mình, đó là Thần đạo. Dù cha có hệ thống, nhng
Thần đạo đã ăn sâu bám rễ trong đời sống của c dân Nhật Bản cổ đại. Sự xâm
nhập và tác động của các yếu tố văn hoá đến từ Triều Tiên và Trung Quốc là
nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy xã hội Yamato phát triển. Sự chuyển biến
bên ngoài đã đặt ra cho Yamato một yêu cầu cấp bách là phải thiết lập bộ máy
nhà nớc tập trung thống nhất, xoá bỏ những tàn d lạc hậu của nhà nớc liên hiệp,
của các dòng họ trớc đây. Tấm gơng Trung Quốc (nhà Tuỳ) cùng với sự phát
triển rực rỡ của nền văn hoá ấy đã làm cho Yamato hết sức ngỡng mộ và Trung
Quốc trở thành khuôn mẫu để nó noi theo. Việc học tập theo mô hình Trung
Quốc đã thúc đẩy Yamato phát triển vợt bậc và đa lịch sử Nhật Bản sang một
trang mới.
2.2. Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo và Nho giáo vào
Nhật Bản thời phong kiến.
Vào thế kỷ VI, nhu cầu học hỏi văn hoá Trung Quốc đã trở thành vấn đề
cấp thiết với quốc gia Yamato. Tuy nhiên, việc học hỏi nền văn hoá Trung Quốc
lại đợc thực hiện trớc tiên thông qua việc tiếp nhận Phật giáo. Điều này có
nguyên nhân của nó.
Vào thế kỷ V trên bán đảo Triều Tiên có 3 nớc: Paikche (Bách tế), Silla và
Koguryo. Thời bấy giờ Nhật Bản có quan hệ thân thiện với Paikche và thù địch
với Silla. Chính sách của Nhật Bản là bành trớng ảnh hởng sang bán đảo Triều
Tiên. Bằng cách ủng hộ một trong 3 nớc kia đánh nhau. Thời kỳ đó, Paikche
20


chẳng những bị Silla đe doạ mà còn phải đơng đầu với một lực lợng mạnh hơn ở
phía bắc đó là Koguryo. Vua Paikche đã nhiều lần cầu cứu sự giúp đỡ của
Yamato. Lịch sử đã từng ghi nhận vào các năm 517, 527 quân đội của Yamato
đã đợc cử sang Paikche chống lại Silla nhng không thành công. Năm 554, Silla
đánh bại quân Paikche và đến năm 562 thì ngay cả mỏm đất Mimana ở phía nam
Triều Tiên của Yamato cũng bị rơi vào tay Silla. Mặc dù vậy, vua Paikche vẫn

trông chờ vào sự viện trợ của Triều đình Yamato và theo đó nhiều đồ cống vật
cũng đợc gửi sang. Năm 538 (có sách nói 552) vua Paikche sai ngời gửi biếu
Yamato một bức tợng Phật kèm theo một số bộ kinh và khuyên Yamato nên tiếp
nhận thứ tôn giáo này. Ông ta nói rằng, tuy học thuyết Phật giáo là khó hiểu và
khó giải thích, song đây là một học thuyết hay nhất và có thể giúp thực hiện mọi
nguyện vọng. Món quà mà vua Paikche tặng triều đình Nhật Bản đã gây ra sự
chú ý trong giới quý tộc Nhật Bản.
Đạo Phật với t cách là một tôn giáo đợc ca ngợi với những lời đẹp nhất đã
phần nào làm xáo động tâm lý trong giới quý tộc Nhật. Niềm tin vào "Con đờng
thần thánh" bắt đầu bị phân tán bởi tôn giáo mới là đạo Phật. Tuy nhiên, thực
chất vấn đề không phải là tôn giáo hay là tín ngỡng khác mà là sự xung đột về ý
thức hệ giữa phái bảo thủ và phái cấp tiến hơn trong lĩnh vực chính trị. Phái cấp
tiến đứng đầu là dòng họ Sôga đã sớm nhận thấy sức mạnh của các vơng quốc
trên bán đảo Triều Tiên và sự u việt của nền văn hoá từ Trung Hoa. Do đó, để vơn lên, Nhật Bản nhất thiết phải có sự cải cách bằng việc nhanh chóng tiếp thu
nền văn hoá Trung Hoa, tất nhiên là thông qua việc tiếp nhận Phật giáo. ở đây
chúng ta cần hiểu rằng, Phật giáo đợc tiếp nhận chắc chắn không phải vì lý do tín
ngỡng mà ẩn đằng sau đó là động cơ chính trị. Những ngời cấp tiến ở Nhật Bản
đã nhận thức đợc rằng "ẩn chứa đằng sau Phật giáo là cả bề dày của một nền văn
minh đang đạt đến giai đoạn phát triển sung mãn" [7,42]. Và bên cạnh việc đa
đến Nhật Bản một vũ trụ luận mới thì "hẳn là ấn tợng mạnh mẽ nhất của ngời
Nhật Bản vào thế kỷ VII và thế kỷ VIII về Phật giáo chính là vì giá trị thiết yếu
của một nền văn minh phát triển cao hơn" [7,42].

21


Đợc sự ủng hộ của dòng họ Sôga, trải qua những khó khăn ban đầu thì
Phật giáo đã đợc triều đình Yamato chấp nhận. Sau cuộc nội chiến năm 587, với
dòng họ Mônônôbê bị tiêu diệt thì Phật giáo có đợc địa vị chính thức ở Nhật
Bản. Nhiều đền chùa đợc xây dựng, nhiều xá lị đợc mang thêm từ Triều Tiên về

cùng với thầy cúng, s, thợ mộc làm chùa, thợ vẽ, ngời đúc đồng, nặn tợng. Nhiều
con gái của các nhà quý tộc đã đi tu và một số ngời gốc Trung Quốc đã xuất gia
tu hành. Umako (ngời đứng đầu dòng họ Sôga đang thống trị toàn nớc Nhật lúc
đó) đã cử các Nico sang Triều Tiên để học và xúc tiến việc phổ biến tôn giáo
mới [22,78].
Nh vậy là đến cuối thế kỷ VI, Phật giáo đã chính thức đứng chân ở Nhật
Bản. Năm 538 đã trở thành một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Phật
giáo ở Nhật Bản. Mặc dù từ khi giới thiệu đến khi có đợc địa vị chính thức ở
Nhật Bản, tôn giáo này cũng phải trải qua không ít cản trở từ các thế lực bảo thủ.
Bằng con mắt tinh tờng và nhạy bén về chính trị, tầng lớp lãnh đạo Nhật Bản đã
tiếp thu Phật giáo và biến nó trở thành một "phơng tiện quan trọng nhất trong
việc truyền tải văn minh Trung Hoa vào Nhật Bản. Và ngời Nhật, qua niềm tin
tôn giáo cũng đã lĩnh hội những yếu tố văn hóa từ lục địa một cách hứng khởi,
sâu sắc hơn" [7,42].
Từ khi du nhập (thế kỷ VI) đến thế kỷ XIX , Phật giáo đã trải qua những
giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử Phật giáo Nhật Bản có thể chia làm 3 thời
kỳ:
Thời kỳ truyền bá đạo Phật (Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII), Thời kỳ "Nhật
Bản hoá" đạo Phật (Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV), Thời kỳ suy thoái của đạo
Phật ở Nhật Bản (Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX).
+ Thời kỳ truyền bá đạo phật (Từ thế kỷ VI thế kỷ VIII).
Thời kỳ này nổi bật lên vai trò của Thái tử Shotoku (572 - 622). Ông đợc
xem là ngời thực sự hiểu biết các t tởng của đạo Phật và tin tởng vào nó cũng nh
bản thân Đức Thích Ca. Đặc biệt, ông còn đợc đánh giá là ngời sáng lập ra Phật
22


giáo ở Nhật Bản một cách chính thức, thậm chí ông còn đợc xem là hoá thân của
Đức Phật.
Là ngời có học vấn uyên thâm, ngay từ năm 21 tuổi Thái tử đã đợc tể tớng

Umako của dòng họ Sôga chọn làm quan nhiếp chính cho Thiên hoàng Suiko.
Năm 604, Shotoku đã công bố hiến pháp 17 điều mà nội dung của nó phần lớn là
đạo Nho xen lẫn ảnh hởng của t tởng pháp gia, nhng xét về bản chất thì lại là các
giáo lý của đạo Phật. Điều mà Thái tử thực hiện đánh dấu bớc tiến lớn đầu tiên
trong sự phát triển của đạo Phật Nhật Bản .
Bản thân thái tử Shotoku là ngời mộ đạo, do đó ông đã làm rất nhiều việc
có ích để đa đạo Phật đến với đại đa số quần chúng, nhân dân. Năm 607, ông đã
cử sử đoàn đầu tiên của Nhật Bản do học giả OnonoImoko dẫn đầu sang Trung
Quốc để học tập văn hoá của nớc này. Không những thế, ông còn cho mời nhiều
học giả Triều Tiên, Trung Quốc là các Tăng, Ni sang Nhật Bản để giúp đỡ trong
việc truyền đạo và phát triển văn hoá Phật giáo trong đại bộ phận các tầng lớp
nhân dân.
Trong suốt 30 năm làm nhiếp chính, Thái tử Shotoku đã 3 lần cử các sứ
đoàn sang Trung Quốc thực hiện sứ mệnh quan trọng và cao cả này. Đồng thời,
"46 ngôi chùa cũng đợc xây dựng, trong đó có Horyuji (Pháp Long tự ) ngôi
chùa gỗ cổ nhất Nhật Bản đợc công nhận là di sản văn hoá thế giới cho 816 hoà
thợng và 569 Nicô học tập và tu luyện" [4,33]. Nhiều kinh sách, tợng Phật, các
bức bích hoạ quý vẫn còn đợc lu giữ cẩn thận cho đến tận ngày nay, dù đã trải
qua hàng nghìn năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm. Sau khi Thái tử Shotoku
mất, công việc mà ông khởi xớng vẫn tiếp tục trong các thế kỷ tiếp theo.
Năm 685, Thiên hoàng Nhật Bản ra một chiếu chỉ khuyên mỗi gia đình
nên có một bàn thờ Phật, một bức tợng Phật và một quyển kinh Phật. Việc làm
này đã có tác động thúc đẩy Phật giáo nhanh chóng phát triển, nhất là trong các
gia đình quyền quý và những ngời thuộc tầng lớp trên. Do vậy, đến cuối thế kỷ
VII đã có trên 540 ngôi chùa đợc xây dựng. Giáo lý của đạo Phật đợc giảng giải

23


sâu rộng thêm nhờ công lao to lớn của các vị hoà thợng du học từ Trung Hoa trở

về và các học giả Nhật Bản đi truyền giáo khắp nơi. Triều đình đã giành nhiều u
ái cho hoạt động của chùa chiền, kể cả việc trở cấp những khoản tiền lớn. Đạo
Phật đã thực sự trở thành quốc giáo.
Sau khi Thái tử Shotoku qua đời (năm 621), ở Nhật hàng loạt biến cố
chính trị đã xảy ra do sự lộng quyền của dòng họ Soga. Nhu cầu phát triển của
Nhật Bản đòi hỏi phải gạt bỏ dòng họ Soga và do đó đã dẫn đến cuộc chính biến
của Hoàng tử Nacanoe dới sự ủng hộ của dòng họ Nakatomi (sau đổi thành
Fujiwara) vào năm 645. Ngày sau đó Hoàng tử Nacanoe đã đa Thiên hoàng
Côtoc lên ngôi, đặt niên hiệu là Taika, còn mình thì giữ vai trò nhiếp chính. Một
năm sau khi lên ngôi (646) Thiên hoàng Côtoc đã ban chiếu cải cách, mà lịch sử
Nhật Bản gọi đó là cải cách Taika một cuộc cải cách do tầng lớp quí tộc thực
hiện dựa vào các luận thuyết chính trị của Shotoku. Dòng họ Soga bị lật đổ, và
giờ đây quyền lực nằm trong tay dòng họ mới Fujiwara. Một hệ thống chính
quyền theo mô hình nhà Đờng đợc hình thành với chế độ định đô.
Sang thời kỳ Nara (710 794), do đợc triều đình xem là một quyền lực
thiêng liêng bảo vệ xứ sở nên Phật giáo trở thành một thế lực quan trọng. Mọi
hành động phá hoại tợng Phật đều bị coi là trọng tội và ở một mức độ nào đó còn
bị coi là hành động chống lại chính quyền. Sở dĩ có quan niệm đó là vì các Thiên
hoàng Nhật Bản không chỉ là lãnh tụ về chính trị mà còn là lãnh tụ về tôn giáo.
Nơi ở của Thiên hoàng cũng chính là nơi ở của thần linh. Nhiều chùa chiền, tự
viện đợc xây dựng khắp nơi.
Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo không buộc phải loại trừ yếu tố
truyền thống Shinto bản địa, mà thay vào đó là xu hớng Thần- Phật hỗn hợp.
Trên thực tế, đây là một trong những cách thức chủ yếu để Phật giáo đợc "Nhật
Bản hoá". Đức Phật đợc xem là một Kami thợng đẳng. Các Kami lại đợc coi nh
thần hộ Pháp với quyền lực tối cao. Nhiều Kami đợc đa vào Phật điện, nhiều bậc
tôn giả đợc đa vào thần điện Shinto [28,34].

24



Xu hớng Thần- Phật hỗn hợp vừa thể hiện đợc sự uyển chuyển của Phật
giáo khi vào Nhật Bản, vừa thể hiện đợc sức sống của tín ngỡng bản địa Shinto.
Điều này cho thấy đặc tính dung hoà, đan xen bổ sung cho nhau các giá trị văn
hoá thuộc các khuynh hớng khác nhau ở Nhật Bản một đặc tính chung của
văn hoá phơng Đông. Đi sâu phân tích các khía cạnh cụ thể thì chúng ta thấy
rằng: Thần đạo lúc này còn là một tôn giáo sơ khai. Nó quan tâm đến lợi ích trần
thế mà không đa ra đợc giải pháp thoả đáng về cuộc sống sau khi chết. Trong khi
đó, Phật giáo lại hứa hẹn đem đến sự giải thoát khỏi những đau khổ ở kiếp sau,
điều mà ở ngời cổ đại không thể không day dứt. Bởi vậy giai đoạn này ngời ta
thờ cả Thần lẫn Phật. Thờ Thần để đợc may mắn, đợc che chở khỏi tai ách khi
sống. Thờ Phật để đợc giải thoát về cõi Niết Bàn sau khi chết. Một quan niệm
nh thế đã bao chứa mầm mống của tín ngỡng Thần Phật hợp nhất sau này.
Thời Nara, Đạo Phật phát triển rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân.
Mỗi giới xuất phát từ quyền lợi và địa vị của mình mà tin vào đạo Phật ở những
góc độ khác nhau. Quần chúng nhân dân tìm thấy ở đạo Phật chỗ dựa về mặt tinh
thần. Quan niệm về cõi Niết Bàn trở thành điểm tựa để họ tin tởng vào một cuộc
sống tốt đẹp sau khi chết, để quên đi những đau khổ của cuộc sống hiện tại. Giai
cấp thống trị tìm thấy ở đạo Phật một thứ công cụ để ru ngủ, thống trị quần
chúng. Mặt khác, chính tổ chức tập trung và tôn ti của Giáo hội Phật giáo cũng là
một thứ khuôn mẫu cho Nhà nớc phong kiến. Sự thống nhất niềm tin vào một vị
thần tối cao (Phật) đã góp phần vào việc thống nhất đất nớc, khắc phục những
tàn d phân tán của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liền với việc truyền bá Phật giáo vào
Nhật Bản chính là các khía cạnh khác của quá trình ảnh hởng văn minh Trung
Hoa.
Trong thời Nara, quan hệ ngoại giao Trung Nhật vẫn tiếp tục phát triển.
Các phái đoàn liên tục đợc gửi sang Trung Quốc để học tập nền văn hoá tiên tiến
của nớc này, trong số đó có rất nhiều nhà s Nhật Bản. Họ đi du học không chỉ để
lĩnh hội thêm kiến thức về mặt Phật giáo mà còn để nhằm học hỏi các lĩnh vực
khác của văn minh Trung Quốc. Nhận xét về những nhà s Nhật du học này,

25


×