Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Thế giới biểu tượng trong thơ bích khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.58 KB, 148 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Nguyễn thị vân anh

Thế giới biểu tợng trong thơ
bích khê

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Chuyên ngành: văn học việt nam
Mã số: 60 22 34

Ngời hớng dẫn khoa học:
t.s lê thị hồ quang


2
Vinh, 2009


3

Lời cảm ơn:

Nhân dịp luận văn đợc hoàn thành tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình chu đáo của cô giáo - tiến sỹ: Lê Thị Hồ Quang, sự góp ý chân thành của các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trờng Đại học Vinh và sự khích lệ động viên của
gia đình và bạn bè.

Vinh, ngày.......tháng......nãm 2009


Ngời thực hiện:

Nguyễn Thị Vân Anh


4
Mục lục
Trang
Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Lịch sử vấn đề

5

3. Đối tợng nghiên cứu

14

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

15

5. Phơng pháp nghiên cứu

15


6. Cấu trúc luận văn

15

Chơng 1: Tổng quan về biểu tợng và thế giới biểu tợng trong thơ
Bích Khê
1.1. Khái niệm biểu tợng

17

1.1.1. Khái niệm biểu tợng nhìn từ góc độ văn hoá

18

1.1.2. Khái niệm biểu tợng nhìn từ góc độ văn học

21

1.1.3. Khái niệm biểu tợng trong thơ và loại hình thơ tợng trng

26

1.2. Khái quát về đời thơ Bích Khê và thế giới biểu tợng trong thơ
Bích Khê

35

1.2.1. Vị trí đặc biệt của Bích Khê trong phong trào Thơ mới

36


1.2.2. Những tìm tòi theo hớng tợng trng chủ nghĩa trong thơ
Bích Khê

45

1.2.3. Thế giới biểu tợng phong phú trong thơ Bích Khê

51

Chơng 2: Đặc điểm của thế giới biểu tợng trong thơ Bích Khê
2.1. Thế giới của sự giao hoà, tơng ứng

53

2.1.1 Sự hô ứng, tơng giao giữa vũ trụ và con ngời

53

2.1.2. Bản hoà âm của sắc màu, hơng thơm và giai điệu

57


5
62
2.2.Thế giới của cái đẹp và cái nên thơ

63


2.2.1. Vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên

68

2.2.2. Vẻ đẹp lí tởng của Giai nhân

72

2.3. Thế giới của những biểu tợng nhục thể

72

2.3.1. Nhãn quan nhục thể trong thơ Bích Khê

80

2.3.2. Những biểu tợng nhục thể nổi bật trong thơ Bích Khê

85

2.4. Thế giới siêu thực, huyền bí

85

2.4.1. Một cõi chết đầy đầu lâu, sọ ngời, nấm mộ

90

2.4.2. Một cõi trời kì lạ và diễm ảo
Chơng 3: Nghệ thuật xây dựng thế giới biểu tợng trong thơ Bích

Khê
3.1. Sử dụng các lớp ngôn từ đa dạng, độc đáo
3.2. Các biện pháp tu từ
3.3. Sử dụng các yếu tố tiềm thức, vô thức (ảo giác, mộng, mơ...)
3.4. Đặt các sự vật trong tơng quan đối lập, tơng phản
3.5. Tổ chức bài thơ theo lối tợng trng hoá

96
103
115
121
125
130

3.6. Nhạc tính trong thơ Bích Khê

138

Kết luận

141

Tài liệu tham khảo


6

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống con ngời, biểu tợng giữ một vị trí vô cùng quan trọng.

Nó tồn tại ở khắp nơi, trong phong tục, lối sống cho đến tôn giáo, nghệ thuật và
ngay trong bản thân chúng ta dẫu ta có nhận biết hay không. Chính vì một thế giới
biểu tợng sống trong và quanh chúng ta, cho nên, tất cả các ngành khoa học đang
hợp lực để giải mã cho ra những ẩn ngữ do các biểu tợng đặt ra, trong đó có văn
học. Bởi bản chất của văn học là phản ánh hiện thực đời sống bằng hình tợng, nên
hình tợng, mà cao hơn là biểu tợng, luôn dồn nén các tầng nghĩa, mở ra những
khoảng trống cho tác phẩm. Vì vậy, tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ ca của một tác
giả thông qua việc giải mã thế giới biểu tợng là một hớng đi có ý nghĩa.
1.2. Vào những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều biến đổi
sâu sắc, trong đó có văn học. Một trong những thay đổi lớn của nền văn học là sự
xuất hiện của phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Dù ra đời và phát triển trong
khoảng thời gian không dài nhng Thơ mới đã có đóng góp hết sức to lớn cho văn
học nớc nhà. Chính nó đã mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại và
đã làm xuất hiện một loạt các nhà thơ mới với cá tính sáng tạo độc đáo nh: Thế Lữ,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chơng... Trong số
đó, Bích Khê là một trờng hợp khá đặc biệt. Tác giả này bớc vào làng thơ rất sớm,
khi còn tuổi thiếu niên và đã có nhiều bài thơ đạt đến trình độ già dặn, đợc nhiều
bậc túc nho tán thởng. Nhng đến năm 1936, ông không sáng tác theo lối thơ cũ mà
lại đi theo lối sáng tác của thơ mới. Vừa xuất hiện trên thi đàn Thơ mới, ông đã làm
kinh ngạc biết bao ngời, bởi cách cảm thụ thế giới bằng cả cảm giác và trực giác, tởng tợng lẫn trí tuệ; bởi cách xây dựng các lớp hình tợng mới mẻ bằng một thứ


7
ngôn ngữ quái đản, biến hoá, bất ngờ, táo bạo; và bởi lối diễn đạt mới lạ, giăng
mắc, mê hoặc, ám ảnh. Tuy nhiên, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan, thơ Bích Khê vẫn cha đợc nhìn nhận, đánh giá và nghiên cứu một cách
đúng mức, thoả đáng.
1.3. Việc sử dụng biểu tợng trong thơ không phải là một điều mới lạ. Trong
văn học phơng Đông, mà cụ thể là từ thời đại thơ Đờng của Trung Quốc (khoảng
thế kỉ VIII), các nhà thơ đã biết sử dụng hệ thống hình ảnh ẩn dụ theo những mối

quan hệ khác nhau để xây dựng thành tứ thơ. Điều này ở Việt Nam đã có sự kế
thừa, đặc biệt là văn học thời trung đại. Tuy nhiên nếu thơ Đờng, nhất là thơ tứ
tuyệt dùng các hình ảnh ẩn dụ để hớng đến nguyên tắc diễn đạt theo kiểu ý tại
ngôn ngoại thì các nhà thơ mới Việt Nam (gắn liền với lối thơ tợng trng) trở đi, lại
thờng dùng biểu tợng để mở ra một khoảng chân không, trống trải mời gọi sự tởng
tợng của ngời đọc và xem đó nh là một phơng thức nghệ thuật mới để thể hiện
những vấn đề của cuộc sống. Nh vậy, việc tiếp cận đề tài theo hớng đi này không
chỉ cho thấy đợc các lớp ý nghĩa đằng sau những biểu tợng trong thơ Bích Khê mà
qua đó còn thấy đợc xu hớng vận động và phát triển của lịch sử văn học, qua nỗ
lực tìm kiếm những phơng thức nghệ thuật phù hợp để thể hiện những vấn đề mới
của cuộc sống và con ngời hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trớc đến nay, trong các công trình nghiên cứu về Bích Khê, vấn đề biểu tợng nghệ thuật trong thơ ông ít nhiều đã đợc đề cập đến. Sau đây, trên cơ sở điểm
qua quá trình nghiên cứu về thơ ông, chúng ta sẽ điểm lại những bài viết, những
công trình đề cập hoặc có liên quan đến biểu tợng.
Nhìn trên tổng thể, lịch sử nghiên cứu thơ Bích Khê có thể chia làm ba giai
đoạn: trớc năm 1945, từ năm 1945 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay.
2.1. Trớc năm 1945


8
Bích Khê từng sáng tác thơ ca theo thể hát nói và Đờng luật ở giai đoạn đầu
rồi sau đó mới chuyển sang lối thơ mới, in trên các báo Tiếng dân, Tiểu thuyết thứ
Năm, Ngời mới.... Đơng thời ông chỉ mới kịp in tập Tinh huyết do Trọng Miên xuất
bản tại Hà Nội (1939). Tập thơ gồm 4 phần với tổng số 34 mục bài. Do đó, thời kỳ
này ngời ta bàn về thơ ông cha nhiều. Có thể kể đến mấy bài viết của các tác giả
nh Hàn Mặc Tử, Trọng Miên, Hoài Thanh, Hoài Chân. Hàn Mặc Tử trong bài tựa
Bích Khê - thi sĩ thần linh đã thực sự rung động, đồng cảm, nhập thân và nhiệt
thành đánh giá cao Bích Khê Bích Khê là ngời có tài, có sẵn cái tài đã lâu, chỉ gặp
cơ hội là phát triển, là bao nhiêu anh hoa đều tiết lộ ra ngoài [40, 10] và không hết

lời ca ngợi tài năng của ông bắt cái vô hình trở nên hữu hình, khiến cái chết trở
nên sống, cho sự vật câm không còn là câm nữa [40, 20].
Cùng với Hàn Mặc Tử, Trọng Miên trong Lời bạt Tinh huyết, cũng đã có
những cảm nhận, khái quát ngắn gọn và đánh giá cao Bích Khê cả về nguồn cảm
xúc và thi tứ đạt đến tột đỉnh mọi sắc độ: Tinh huyết vang dội một nỗi đau khổ
tuyệt vọng phủ qua màu sắc truỵ lạc ồ ạt nh muốn chảy tràn vào đờng gân, mạch
máu của tôi... Nhạc và lệ, đẹp và dâm, cuồng và ánh sáng, Bích Khê hoà hợp thành
một dòng Tinh huyết tân kỳ [dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn, 54, tập1, 134].
Tiếp đến, Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1942) thì lại tỏ ra ngập
ngừng, e dè khi làm quen thơ Bích Khê. Ông viết: Tôi đã đọc không biết đọc mấy
chục lần bài Duy tân, tôi thấy trong đó có nhiều câu thật đẹp. Nhng tôi không dám
chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó... hình nh vẫn còn gì
nữa... còn các bài khác hoặc cha xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích
Khê, đọc đôi ba lần thì cũng nh cha đọc [67, 279]. Dù thế nào thì đây cũng là
những lời đánh giá thật sự thành thực của Hoài Thanh về thơ Bích Khê.
Nh vậy, trong khoảng thời gian này, mặc dù ngời ta bàn về ông cha nhiều nhng nhìn chung, những ngời đơng thời đã sớm nhận ra và đánh giá cao tài năng của
Bích Khê .


9
2.2. Từ 1945 đến 1975
2.2.1. ở miền Bắc, dới chế độ Xã hội chủ nghĩa
Những năm sau cách mạng, Bích Khê rơi vào một nghi án chính trị, tác phẩm
của ông bị phê phán mạnh mẽ, bị coi là phản động có lợi cho địch, một phần tử
tờrốtkít. Chính điều này đã giam hãm Bích Khê và thơ Bích Khê trong một thời
gian dài. Ngót 15 năm sau khi Bích Khê tạ thế (1946) tên tuổi cũng nh sự nghiệp
của ông trôi vào dĩ vãng.
2.2.2. ở miền Nam, dới chế độ Việt Nam cộng hoà
Do đặc thù của hoàn cảnh xã hội ở miền Nam, đến những năm 60 của thế kỉ
XX, việc nghiên cứu và giảng dạy văn học lãng mạn trong đó có phong trào Thơ

mới đã đợc chú trọng. Và Bích Khê cũng đợc biết đến nh một thiên tài thơ ca có
những đóng góp lớn vào nền thi ca hiện đại Việt Nam. Ngời mở đầu cho giai đoạn
nghiên cứu này là Đinh Cờng với bài viết Cuộc đời và thi nghiệp Bích Khê đăng
trên tạp chí Văn hoá á Châu số 22 tháng 1 năm 1960. Năm 1963, Đinh Cờng có
tiếp bài Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê, tác giả chỉ ra: Bích Khê đã phát ra một
rung động mới mẻ và thờng dùng những biểu tợng để diễn tả những hình ảnh và
những ý tởng khác lạ có đủ ma lực để gợi ra hay làm sáng tỏ đối tợng [53, 164].
Và đến năm 1966, trên báo Văn, một tập san Văn học nghệ thuật có uy tín đợc xuất
bản ở đô thị miền Nam trớc năm 1975, đã cho ra một số báo đặc biệt để tởng niệm
Bích Khê: số 64 ra ngày 15/8/1966. Trên tập san này đã giới thiệu 8 bài viết đặc sắc
của các tác giả là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nh: Đôi nét về cuộc đời
Bích Khê của Quách Tấn; Bích Khê có khuynh hớng chính trị không; Nhân nhớ
Bích Khê và thơ bích Khê bàn về thơ tợng trng của Tam ích; Ngời em Bích Khê của
Lê Thị Ngọc Sơng...


10
Năm 1974, trên tạp chí Văn học số chuyên đề về Bích Khê ra ngày 20-11 có
bài viết Bích Khê: Dòng thơ, khoảng thơ và thời gian của Phạm Hoài Việt; Thế giới
thơ tợng trng Bích Khê của Phạm Kim Thịnh và Tinh huyết của Bích Khê của Lê
Huy Oanh. Trong bài viết này, tác giả Lê Huy Oanh đã phát hiện thấy ở ông một tài
năng xây dựng biểu tợng rất độc đáo, ám gợi.
Ngoài các số báo chuyên đề, Bích Khê còn xuất hiện trong các tuyển thơ nh
của Nguyễn Tấn Long, Thi ca Việt Nam hiện đại của Trần Tuấn Kiệt (1965), hay
trong các tiểu luận phê bình nh ý Văn 1 của Tam ích (1967), Thi nhân tiền chiến
(quyển hạ 1969), Đời Bích Khê của Quách Tấn (1971)... Nhìn chung trong các bài
viết này, các tác giả đều tập trung nghiên cứu đời và thơ Bích Khê, đặc biệt là thơ.
Tuy các ý kiến của các bài viết nhiều khi cha thống nhất nhng nhìn chung, họ đều
khẳng định Bích Khê là nhà thơ của sáng tạo và cách tân, là ngời gieo hạt giống
thơ cho mùa sau (Trần Hoài Anh).

2.3. Từ 1975 đến nay
Sau khi nớc nhà độc lập, đặc biệt sau 1986, cũng nh Thơ mới nói chung, Bích
Khê và thơ Bích Khê đợc nhìn nhận lại một cách khách quan và công bằng hơn.
Hàng loạt những bài viết với những kiến giải, phân tích khá sâu sắc và thấu đáo nối
tiếp nhau xuất hiện. Năm 1988, tập Thơ Bích Khê do Sở văn hoá thông tin Nghĩa
Bình phát hành, di sản thơ ca của thi nhân đã có dịp đến với ngời đọc tơng đối đầy
đủ.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác có giá trị nh: Bích Khê, khuôn mặt
độc đáo trong phong trào Thơ mới (Lê Hồng Khánh, 1990), Bích Khê, con chim
yến của thời gian (Võ Tấn Cờng, 1995), Bích Khê- sự nhận thức ngôn từ (Đỗ Lai
Thuý, 1997)...
Trong bài viết Bích Khê sự nhận thức ngôn từ, in trong tập tiểu luận Mắt
thơ (1997) của Đỗ Lai Thuý cũng đề cập đến biểu tợng trong thơ ông. Theo tác giả,


11
biểu tợng chính là ẩn dụ, biểu tợng trong thơ Bích Khê là những biểu tợng phức,
đó là một phức thể các ấn tợng, những cảm giác hồi tởng, chiêm bao, huyễn tởng,
tiềm thức và vô thức trùm lên không gian và thời gian có chức năng gợi nghĩa chứ
không phải để miêu tả [200].
Tiếp đến năm 2005, Nhà xuất bản Văn học đã cho ra đời cuốn 70 năm đọc
thơ Bích Khê su tầm 59 bài thơ và 16 bài viết của nhiều tác giả đọc thơ Bích Khê
hơn 70 năm qua, nhằm mục đích để trân trọng và bảo tồn một loại di sản văn hoá
có giá trị [5].
Đến tháng 2 năm 2006, một Hội thảo về thơ Bích Khê đợc tổ chức tại Quảng
Ngãi để kỉ niệm 60 năm ngày mất của thi nhân. Hội thảo đã gây đợc sự chú ý, thu
hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và các độc giả yêu thơ, đánh dấu sự trở
về của Bích Khê trong lòng quê hơng và dân tộc. Gần 300 đại biểu là lãnh đạo các
tỉnh, các giáo s tiến sĩ, các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhà
báo của nhiều tỉnh thành đã về dự. Đây là cuộc hội thảo đầu tiên về thơ Bích Khê đợc tổ chức khá quy mô, với trên 40 tham luận của các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên

cứu có tên tuổi trong cả nớc. Các tham luận: Đặc sắc thơ Bích Khê của nhà thơ Vũ
Quần Phơng, Tập thơ Tinh Huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của
thơ mới của nhà phê bình Lại Nguyên Ân; Bích Khê với ca trù của nhà thơ Nguyễn
Thuỵ Kha; Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam của
giáo s Lê Hoài Nam v.v... đều nói lên cái hay, cái đẹp trong thơ Bích Khê, cũng nh
cuộc đời và sự nghiệp của ông đã cống hiến hết mình vì thi ca; đồng thời các tham
luận cũng lên tiếng minh oan cho nhà thơ tài hoa nhng bạc mệnh này.
Trong số đó, có nhiều bài viết đề cập và phân tích những dạng thức khác
nhau của biểu tợng trong thơ Bích Khê nh ảnh hởng của Baudelaire trong thơ Bích
Khê của Nguyễn Thị Đỗ Quyên. ở bài viết này tác giả đã chỉ ra những điểm tơng
đồng giữa Bích Khê và Ch.Baudelaire trong quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp hiện diện
ngay trong những cái hỗn độn xô bồ của cuộc sống. Đặc biệt là Bích Khê đã ảnh


12
hởng và học tập Baudelaire tính biểu trng, tức là đều chủ trơng phản ánh thế giới
bằng biểu tợng. Đó cũng là lí do khiến Bích Khê chọn biểu tợng làm phơng tiện
biểu hiện đắc lực trong thơ mình. Tác giả còn cho rằng biểu tợng trong thơ Bích
Khê đều là những mã hoá đang cần những chìa khoá giải mã [54, tập 1, 26].
Một bài viết khác của Nguyễn Hồng Dũng, Edgar Poe, chủ nghĩa tơng trng
Pháp và Bích Khê, cũng khẳng định thơ Bích Khê là tiếng nói siêu nghĩa, các từ
đợc dùng trong cấu trúc thơ và bài thơ bao giờ cũng ứng với tâm trạng, có sức biểu
hiện cao độ, từ nghĩa một từ có thể gợi lên nghĩa của những từ khác [54, tập 1, 42].
Giáo s Lê Hoài Nam, trong bài viết: Những đóng góp của Bích Khê vào nền
thơ ca hiện đại cuả Việt Nam, khẳng định về sự đóng góp của Bích Khê là một kẻ
táo bạo trong nghệ thuật ngôn từ, đã tạo ra đợc những hình ảnh mới mẻ đầy sức
sống, mang nhiều tầng lớp ý nghĩa... Từ thế giới hữu hình trớc mắt mà hình dung
khám phá ra một thế giới huyền ảo khác bằng những so sánh, ẩn dụ bất ngờ táo bạo
rất thú vị [54, tập 1, 66].
Ngoài ra, cũng trong tập sách này, còn có một số bài viết đề cập đến những

đối tợng cụ thể nh vấn đề nhục cảm hay là thân thể con ngời, nhng thực chất đây
cũng là một trong những biểu hiện của thế giới biểu tợng. Chẳng hạn, bài viết
Nhận diện Bích Khê của Lê Hồng Khánh, tác giả cũng rất đề cao cách viết về vấn
đề nhục cảm của thi nhân đợc diễn tả bằng những hình ảnh nớc đôi và với những
thủ pháp phù thuỷ [54, tập 1, 81].
Trong bài viết Vẻ đẹp hội hoạ trong thơ Bích Khê của Trần Thanh Hà, tác giả
cũng đề cập một số bài thơ có hình ảnh đẹp nhng gợi nhục dục song lại khẳng định
đó là sự tôn sùng ngợi ca cái đẹp mỗi bài thơ là một mảng của đời là bức tranh
riêng biệt để cùng tạo thành thế giới hình tợng đầy màu sắc trong thơ ông [54, tập
1, 72].
Tác giả Lê Hoài Nam đã chỉ ra những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ
ca hiện đại Việt Nam, trong đó có quan niệm về cái đẹp rất mới mẻ và phức tạp:


13
trong lịch sử thơ ca Việt Nam, Bích Khê là ngời đầu tiên phơi bày và ngợi ca cái
đẹp của cơ thể con ngời trong sự toàn vẹn của nó. Ông không tránh né nói đến,
miêu tả những bộ phận kín đáo của ngời phụ nữ, công nhiên bộc lộ những rung
động nhục dục [54, tập 1, 63].
Còn Bích Thu, với bài viết Đi vào cõi thơ Bích Khê, tác giả cũng đề cập đến
vấn đề phô diễn vẻ đẹp con ngời với cái nhìn nhục thể đồng thời cũng thấy đợc
ngời làm thơ nhân hoá với cái nhìn nhục cảm khiến cho thơ của thi nhân mê
hoặc, ám ảnh, giăng mắc, buộc ngời đọc phải hơn một lần trở lại với thơ ông [54,
tập 2, 6].
Trong bài viết Ngôn ngữ thân thể trong thơ Bích Khê, Trần Đình Sử lại chỉ ra
khá cụ thể, phân chia các bộ phận thân thể con ngời bằng ngôn ngữ nhng đó cũng
chính là những phơng tiện để xây dựng những biểu tợng. Ông còn viết thân thể
trong thơ Bích Khê thấm đợm hồn, cảm xúc thân thể đầy mỹ cảm [54, tập 2, 24].
Tác giả Phạm Xuân Nguyên có bài Thi sỹ Bích Khê thi sỹ thần linh - thơ
loã thể, cũng nói về những hình ảnh, chân dung của Nàng Đẹp nhng đó cũng chính

là những hình ảnh, những biểu tợng về thân thể con ngời [54, tập 1, 151].
Còn bài viết Tập thơ Tinh Huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ
hai của thơ mới, Lại Nguyên Ân đã chỉ ra ở Tinh huyết có một số đặc điểm của chủ
nghĩa hiện đại Châu âu, rõ nhất là những biểu hiện tợng trng, siêu thực trong cách
cảm nhận và thể hiện của nhà thơ đồng thời làm sáng tỏ qua một số hình ảnh nói về
thân thể con ngời đợc láy đi láy lại [54, tập 1,123].
Đặc biệt, bài Những vần thơ tinh kết hạt châu trong của Nguyễn Thành Thi
đã chỉ ra nguyên nhân và cách thể hiện hình ảnh trong thơ Bích Khê với cái nhìn
con ngời và thế giới mơn trớn, đắm say nh vậy, thơ Bích Khê tạo tác cả một thế giới
hình ảnh riêng. Tác giả còn chỉ ra hình ảnh trong thơ Bích Khê trớc hết là hình
ảnh tợng trng siêu thực. Chúng có thể đợc xây dựng theo lối so sánh, ẩn dụ, lối so
sánh cụt, ẩn dụ cụt khiến cho chúng thành kỳ dị độc đáo quyến rũ nhiều khi


14
đẹp lộng lẫy... Hình ảnh trong thơ ông đợc xây dựng trên những liên tởng kép,
đứt đoạn, rất phức tạp, rất bất ngờ trong một trạng thái tinh thần dờng nh nửa tỉnh
nửa mê sảng. Theo đó nhiều hình ảnh trở thành biểu tợng phức hợp đa nghĩa... và
cũng theo đó tạo ra một thế giới hình ảnh thơ theo kiểu Bích Khê: thợng giới, trần
gian và địa ngục đều đẹp, buồn và gợi nhục cảm nh nhau [54, tập 2, 56-57].
Trong bài viết Một vì sao sớm tắt của Trịnh Hoàng Mai, tác giả đã chỉ ra
những hạn chế trong cách xây dựng hình tợng, trong kỹ thuật phô diễn còn chịu
nhiều ảnh hởng bên trời âu. Nhng đồng thời cũng không quên khẳng định những
hình tợng đẹp đẽ hoành tráng trong tập thơ Tinh hoa, khẳng định tài năng của Bích
Khê đợc thể hiện trong việc xây dựng những biểu tợng, tợng trng đợc nhào nặn từ
những hình ảnh cũ hay nói cách khác là lạ hoá những ẩn dụ cũ [54, tập 2, 46].
Cũng trong năm 2006, để kỉ niệm 90 năm sinh và 60 năm mất của thi nhân,
trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 4) cũng đăng năm bài viết về thơ Bích Khê.
Năm bài viết này không phải hoàn toàn mới nhng điều đó cho thấy vị trí Bích Khê
và thơ Bích Khê không chỉ tồn tại trong một phạm vi hẹp mà thực sự đã trở về trong

lòng quê hơng và dân tộc. Trong số bài viết này, có bài Bích Khê và cách đánh giá
của Hoài Thanh của Hoàng Thị Huế. Ngoài việc đề cập đến nguyên nhân vì sao
Hoài Thanh lại có sự dè dặt trong cách đánh giá Bích Khê, tác giả còn rất đề cao
quan niệm và sáng tác của trờng thơ Loạn nói chung và Bích Khê nói riêng đã có
những cách tân và thể hiện khá mới mẻ, tân kì từ cách sử dụng ngôn từ giàu nhạc
tính, đến hình ảnh, biểu tợng thơ [101]. Đồng thời tác giả còn ca ngợi cách xây
dựng hình ảnh thơ trong thơ Bích Khê là những biểu tợng mà lô gic thông thờng
của lí trí không sáng tạo ra đợc[102].
Ngoài những công trình trên, còn có thể kể tới những luận văn khoa học
cũng đề cập đến thơ Bích Khê nh khoá luận tốt nghiệp của Vơng Hải Anh (2007)
với đề tài Thơ trữ tình Bích Khê, trong đó cũng bàn về biểu tợng với t cách là một
trong những phơng thức thể hiện độc đáo của thơ Bích Khê. Tác giả cũng khẳng


15
định biểu tợng trong thơ Bích Khê là những biểu tợng kép - biểu tợng trùng phức
nét độc đáo nổi bật ở hệ thống biểu tợng trong thơ Bích Khê là dung hợp rất nhiều
ý nghĩa khác nhau thậm chí đối lập nhau, các lớp ý nghĩa này liên tục gia tăng và
dịch chuyển, biến hoá ngay trong một văn bản, tơng ứng với nhau trên dây chuyền
của ngữ nghĩa [74].
Luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Thị Lam (2007) có đề tài Đặc sắc ngôn
ngữ thơ Bích Khê cũng đề cập đến những biểu tợng trùng phức với t cách là một
trong những biện pháp tu từ đã tạo nên trong thơ ông một chiều sâu mĩ cảm mới,
đồng thời tạo nên sức gợi mở lớn và khả năng dân chủ hoá mạnh mẽ trong việc
tiếp nhận thơ [104].
Đặc biệt trên Internet, có rất nhiều trang web có nhiều bài viết về Bích Khê,
hay liên quan đến Bích Khê nh Trang thơ Bích Khê- nơi gặp gỡ những ngời yêu thơ
Bích Khê (Bichkhe.org) có bài T duy nghệ thuật thơ Bích Khê, nhìn từ các cấp độ
hình tợng thơ; Bích Khê từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh (2007) của
Trần Thị Thu Hà..., Trang Thuykhe.free.fr cũng có một số bài nh Thi pháp Bích

Khê, Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê, ảnh hởng thơ Pháp trong thơ mới và thơ
Bích Khê, Hàn Mặc Tử (2009), và các trang evăn.com.vn, NLĐ.com.vn, vietbao.vn,
... Trong số này đáng chú ý nhất là bài viết trích từ luận văn thạc sĩ của cô giáo
Trần Thị Thu Hà: T duy nghệ thuật thơ Bích Khê- nhìn từ cấp độ hình tợng thơ, đã
mang lại cho ngời đọc cảm xúc mới lạ về một thế giới nghệ thuật thơ đầy biến ảo
mà vẫn hết sức dung dị và vô cùng thân thuộc. Đó là hình tợng cuộc đời thơm nh
sữa lúa với muôn màu sắc khoái lạc và những hơng thơm thanh khiết, con ngời chứa một trời thơng với tình yêu cuộc sống, tình yêu nghệ thuật, thi ca; những
rung động truyền thần với đờng kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới những lời
thơ lóng đẹp hạt châu trong. Quả thật đó là những hình tợng thân thiết nhng cũng
rất mới lạ qua cách sử dụng một lớp ngôn từ và hình ảnh độc đáo...


16
Nh vậy, với việc điểm qua những công trình, bài viết liên quan đến thơ Bích
Khê, chúng tôi thấy rằng, viết về ông tuy ít nhng hầu nh thời nào cũng có. Có ý
kiến thì đề cao khẳng định thơ ông và những cách tân về thơ; có ý kiến thì vẫn còn
dè dặt, phân vân... Mặc dù còn có nhiều cách tiếp cận không giống nhau nh thế là
do khác nhau về tâm lí, về thời đại... song nhìn chung, các tác giả đều khẳng định
vẻ đẹp cuộc đời và thơ Bích Khê với những giá trị mới lạ, nó nh là một viên ngọc
quý... một loại di sản văn hoá có giá trị cần đợc trân trọng và bảo tồn [53, 5].
Còn với những bài viết, những công trình có đề cập đến biểu tợng trong thơ
Bích Khê, nhìn chung, cha lý giải một cách hệ thống về thế giới biểu tợng trong thơ
ông; chúng mới dừng lại ở từng khía cạnh riêng lẻ, những nhận định của các tác giả
phần nhiều còn tản mác. Chính vì thế, khiến cho ngời đọc trong quá trình tìm hiểu
và cảm nhận về thơ Bích Khê cha có một cái nhìn bao quát và toàn diện về những
đóng góp của ông.Trong điều kiện nh vậy, chúng tôi cố gắng đa ra một cách nghiên
cứu tơng đối có tính hệ thống về thế giới biểu tợng trong thơ Bích Khê, trên cơ sở
tiếp thu có lựa chọn của những công trình trớc. Hi vọng luận văn này sẽ đem lại
cho những ngời yêu thơ Bích Khê một cái nhìn có tính hệ thống và toàn vẹn hơn về
thế giới biểu tợng trong thơ ông; từ đó thấy đợc vai trò của ông trong tiến trình vận

động của thơ ca hiện đại.
3. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là Thế giới biểu tợng trong thơ Bích Khê.
Trong rất nhiều công trình su tầm, tuyển chọn, giới thiệu thơ Bích Khê, chúng tôi
lựa chọn t liệu Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm của Nhà xuất bản Hội nhà
văn (2004) để khảo sát. T liệu này gồm 75 bài thơ đợc biên soạn lại và có tham
khảo các bản in có trớc (nh Bích Khê - Tinh huyết Trọng Miên xuất bản in tại
nhà in Thuỵ Ký, Hàng Gai, H, 1939; Thơ Bích Khê, Chế Lan Viên, Hà Giao, Thanh
Mừng su tầm và tuyển chọn, Sở văn hoá thông tin Nghĩa Bình xuất bản, 1988; Bích


17
Khê - Tinh hoa và Tinh huyết, Nguyễn Thanh Mừng biên soạn, Tủ sách thế giới văn
học, Nxb Hội nhà văn, H, 1992; Bích Khê Tinh hoa Lê Thị Ngọc Sơng su
tầm, Lê Hoài Nam giới thiệu, Nxb Hội nhà văn, H 1997...).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ một số quan niệm và cách lý giải khác nhau về khái niệm biểu tợng, soi
chiếu vào thơ Bích Khê để phác thảo đợc diện mạo thế giới biểu tợng trong thơ ông.
- Chỉ ra các đặc điểm của thế giới biểu tợng trong thơ Bích Khê, trên cơ sở
khảo sát, thống kê, phân tích, mô tả đặc điểm các tầng ý nghĩa của một số biểu tợng nổi bật.
- Tìm hiểu, phân tích các thủ pháp, các phơng thức xây dựng biểu tợng để hớng tới lý giải nét độc đáo của hiện tợng văn học này.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phơng pháp chủ yếu
sau:
5.1. Phơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại: trên cơ sở 75 bài thơ, thống kê
và phân loại có định hớng các biểu tợng nổi bật.
5.2. Phơng pháp phân tích, tổng hợp: từ các biểu tợng đã thống kê, phân loại,
chỉ ra đợc ý nghĩa của nó.
5.3. Phơng pháp so sánh, đối chiếu: so sánh với các nhà thơ cùng phong cách
để thấy đợc nét độc đáo trong cách sử dụng các biểu tợng của Bích Khê.

6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn đợc triển khai thành 3 chơng nh sau:
Chơng 1: Tổng quan về biểu tợng và thế giới biểu tợng trong thơ
Bích Khê


18
Ch¬ng 2: §Æc ®iÓm cña thÕ giíi biÓu tîng trong th¬ BÝch Khª
Ch¬ng 3: NghÖ thuËt x©y dùng thÕ giíi biÓu tîng trong th¬ BÝch
Khª


19

Chơng 1:
Tổng quan về biểu tợng và thế giới biểu tợng
trong thơ Bích khê

1.1. Khái niệm biểu tợng
Thời nguyên thuỷ, khi cha có t duy luận lí, con ngời t duy thông qua các biểu
tợng. Biểu tợng thời đó đợc dùng để chỉ một vật đợc cắt làm đôi: mảnh sứ, gỗ, kim
loại... Hai ngời (chủ - khách, ngời cho vay - ngời vay, hai kẻ hành hơng, hai ngời
sắp chia tay lâu dài) mỗi bên giữ một phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ
sẽ nhận ra mối dây liên hệ ngày trớc. Biểu tợng chia ra và kết lại với nhau, nó
chứa đựng ý tởng phân li và tái hợp, mọi biểu tợng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập
vỡ. ý nghĩa của biểu tợng bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ, vừa là nối kết những phần
của nó bị vỡ ra [7, 23]. Điều này cũng có nghĩa là với ngời xa, biểu tợng là dùng
để chỉ một vật, gọi tên một sự vật nào đó. Biểu tợng là một trong những hình thức
tín hiệu mà con ngời sử dụng để giao tiếp. Nh vậy, khi con ngời thoát thai khỏi loài
thú, cái gọi là biểu tợng đã tồn tại nh một bộ phận cấu thành đời sống tinh thần của

con ngời. Về sau, khi tri thức nhân loại đã đạt đến một trình độ nhất định để có thể
ý thức đợc sự tồn tại của biểu tợng và có nhu cầu khám phá nó, lúc đó biểu tợng đợc hiểu nh là những hình ảnh tợng trng đợc cả một cộng đồng dân tộc (có khi hơn
một dân tộc) cùng chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài.
Sự tạo thành biểu tợng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vô thức, nhng tự bản thân chúng thể hiện nỗ lực của con ngời muốn xuyên qua bức màn mờ
mịt của hiện thực, vợt lên những kinh nghiệm cảm tính cá nhân đơn lẻ để nhận thức


20
về một thực tại siêu việt bị che lấp. Không phải ngẫu nhiên mà khát khao khám phá
những bí ẩn huyền nhiệm là khát vọng thờng trực trong bản tính con ngời.
Với con ngời hiện đại, thờng xuyên sử dụng các biểu tợng, chúng khoác lên
các ớc mơ một diện mạo, chúng xúi giục một toan tính nào đó, chúng nhào nặn một
lối ứng xử, chúng khơi mào cho thành công hay thất bại [XIII]. Và biểu tợng trở
nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày cũng nh trong nghiên cứu khoa học. Khái
niệm biểu tợng (symbole) xuất hiện lần đầu tiên năm 1886 trong bài viết có tựa đề
Traitéduverbe (khái luận ngôn từ) của René Ghil và từ đó trở đi ngời ta bắt đầu
quen dùng đến khái niệm này. Tuy nhiên, khi bàn về khái niệm biểu tợng thì có rất
nhiều cách hiểu, nhiều kiến giải khác nhau, bởi chính khái niệm này có sự vận
động, lại tồn tại trong những môi trờng văn hoá khác nhau và vai trò nó cũng khác
tại đây và lúc này. Và các nhà nghiên cứu đã cố gắng nhận ra đợc cái mẫu số
chung và các sắc thái ý nghĩa riêng của biểu tợng trong từng cách hiểu của mình.
1.1.1. Khái niệm biểu tợng nhìn từ góc độ văn hoá
Về khái niệm văn hoá, Unesco định nghĩa: Văn hoá là tập hợp hệ thống các
biểu tợng, nó quy định thế ứng xử của con ngời và làm cho số đông ngời có thể
giao tiếp với nhau, liên kết thành một cộng đồng riêng biệt. Với khái niệm này,
cho thấy biểu tợng là một yếu tố quan trọng cấu thành văn hoá cộng đồng, nó vừa
góp phần làm nên bộ mặt của nền văn hoá ở những đờng nét cơ bản nhất, lại vừa
làm nên cái bề dày, bề sâu của truyền thống. Vì lí do đó, biểu tợng là một đối tợng
nghiên cứu cơ bản trong văn hoá học, không thể xác định đợc diện mạo của một
nền văn hoá cũng nh mối quan hệ giữa các nền văn hoá khác nhau nếu không xác

định đợc hệ biểu tợng cấu thành nền văn hoá này.
Trong Từ điển biểu tợng văn hoá thế giới, các soạn giả đã rất cố gắng đa ra
cách hiểu về biểu tợng từ góc độ văn hoá, trên cơ sở so sánh biểu tợng với một số
thuật ngữ mà hay bị lẫn lộn nh: dấu hiệu (gồm biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ,


21
loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lí) và kí hiệu. Từ đó, họ đi đến kết
luận: biểu tợng phong phú hơn một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần. Và khi đề cập đến
bản chất của biểu tợng thì họ cũng khẳng định bản chất khó xác định và sống
động bằng cách lần theo lịch sử và điểm qua một số cách hiểu nổi bật về biểu tợng, chẳng hạn nh cách hiểu của một số nhà phân tâm học nh S.Freud, C.G.Jung,
R.de.Becker...
Theo Freud, biểu tợng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó
nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tợng là mối liên kết thống nhất nội
dung rõ rệt của một hành vi, một t tởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng
[XXIV]. Với cách hiểu này thì biểu tợng luôn là những tiếng nói của những ham
muốn bị dồn nén (theo Freud, đó là những ham muốn tính dục), những xung đột
chìm sâu trong vô thức của con ngời.
C.G.Jung, môn đệ xuất sắc của Freud, với hớng đi riêng của mình cũng có
rất nhiều đóng góp có giá trị trong kiến giải biểu tợng. Từ lí thuyết về vô thức tập
thể, G.Jung cho rằng tất cả những biểu tợng của con ngời dù phong phú đa dạng
đến đâu, đều có cấu trúc là những mẫu gốc. Mẫu gốc là những vết tích tâm lí hình
thành từ thời nguyên thuỷ, di truyền theo loài và tạo thành những cấu trúc tâm thần
gần nh phổ biến của loài ngời. Biểu tợng mẫu gốc, do đó nối liền cái phổ quát với
cái cá thể. Và đây là cách định nghĩa của tác giả về biểu tợng: Biểu tợng là một
hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm
linh... Biểu tợng không gắn bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đa ta ra bên
ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia không thể nắm bắt,
đợc dự cảm một cách mơ hồ và không có từ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể
diễn đạt thoả đáng[XXIV].

Còn R.de.Becker thì lại ví biểu tợng với một khối tinh thể phục nguyên lại
theo cách khác nhau, nguồn sáng tuỳ theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng. Và
ta còn có thể nói nó là một thể sống, một mẫu của con ngời ta đang chuyển động và
biến đổi. Đến mức cứ nhìn ngắm nó, bắt nó nh là đối tợng suy ngẫm, thì cũng tức là


22
ta đang nhìn ngắm chính cái quỹ đạo ta sắp lần theo, ta nắm bắt cái hớng vận động
đang lôi kéo con ngời ta đang đi tới[XXV]. Với cách hiểu này, thì biểu tợng phụ
thuộc vào chủ thể tiếp nhận, tức là nó chỉ tồn tại ở bình diện chủ thể nhng trên cơ
sở bình diện khách thể. Và cũng do bản chất sống động và biến đổi của biểu tợng,
để nắm bắt đợc nó ngời đọc phải tìm đợc quỹ đạo phải thực sự sống với nó thì
mới có thể hiểu đợc nó.
Nghiên cứu biểu tợng văn hoá không thể không bàn đến chức năng của nó.
Cũng trong công trình này, vấn đề chức năng của biểu tợng đã đợc J.Chevalies đề
cập đến một cách có hệ thống và toàn diện. Theo tác giả, biểu tợng văn hoá có các
chức năng cơ bản sau: chức năng nhận thức (khám phá, thăm dò, đa dẫn đến cái cha biết trong nhận thức về thực tại); chức năng biểu hiện; chức năng trung chuyển
(liên kết các yếu tố của đời sống văn hoá: con ngời và vũ trụ, cái nội tại và cái siêu
tại, giữa các góc độ tinh thần); chức năng giáo dục và trị liệu (điều chỉnh và hoàn
thiện nhân cách con ngời trong các mối quan hệ nói trên); chức năng xã hội hoá
(tạo ra đặc trng của một thời đại, một nền vă hoá, là cơ sở cho sự giao lu, thẩm thấu
của các nền văn hoá); chức năng siêu nghiệm (thiết lập mối liên thông giữa các
năng lực đối kháng tinh thần và từ đó vợt lên mở đờng cho sự tiến bộ của ý thức)...
Chức năng của biểu tợng thơ ca là sự hiện thực hoá các chức năng của biểu tợng
văn hoá thông qua nghệ thuật ngôn từ. Từ đó, họ khẳng định vai trò của biểu tợng
một thế giới không có biểu tợng thì sẽ ngạt thở: nó sẽ tức thì giết chết đời sống
tinh thần của con ngời[XXXII].
Trên đây là một số kiến giải về biểu tợng mà các soạn giả Từ điển biểu tợng
văn hoá thế giới trích dẫn, những kiến giải này phần nào đã làm sáng tỏ đợc bản
chất của biểu tợng trong đời sống văn hoá. Tuy nhiên, họ cũng không đa ra đợc một

định nghĩa, một khái niệm về biểu tợng mang tính cụ thể, xác định, bởi họ quan
niệm không có cách gì định nghĩa đợc biểu tợng... Tự bản chất của nó, nó phá vỡ
các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm [XIV].
Và họ còn khẳng định việc hiểu biểu tợng phụ thuộc vào một sự tiếp nhận trực tiếp


23
nào đó của ý thức nhiều hơn là vào các môn học thuần lí... Lối phân tích bằng cách
cắt vụn và đập nhỏ ra không thể nắm bắt đợc sự phong phú của biểu tợng, trực giác
không phải bao giờ cũng đạt đợc điều đó; phải tổng hợp và đồng cảm hết mực
nghĩa là chia sẻ và cảm nghiệm một cách nhìn nào đó về thế giới... Mỗi biểu tợng
là một vũ trụ vi mô, một thế giới toàn vẹn. Không thể nắm bắt đợc cái ý nghĩa toàn
vẹn bằng cách tích luỹ các chi tiết theo lối phân tích: cần có cái nhìn gần nh là nhất
lãm [XXVII]. Nh vậy, ta cũng thấy rằng, để định nghĩa và hiểu thấu đáo đợc biểu
tợng là điều không phải dễ dàng.
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong hành trình phát triển của mình
có sự gặp gỡ nhau ở biểu tợng. Biểu tợng là chiếc cầu nối văn hoá, văn học, tín ngỡng, tôn giáo, tâm lí học..., bởi rằng đây là những lĩnh vực khác nhau những hình
thái khác nhau phản ánh thế giới tâm linh con ngời. Khó mà hiểu sâu sắc biểu tợng
trong riêng một lĩnh vực nào đó nếu không đặt nó trong mối quan hệ liên tởng đối
chiếu rộng rãi với các lĩnh vực khác.
1.1.2. Khái niệm biểu tợng nhìn từ góc độ văn học
Thế giới biểu tợng trong văn chơng vô cùng phong phú. Từ những sự vật nhỏ
nh chiếc gơng, ngọn đèn... cho đến những sự vật lớn nh núi sông, biển...; từ cái
bình thờng nhất: khăn, nón, áo... cho đến cái sang trọng giá trị nhất: ngọc, vàng,
bạc...; từ thực vật: hoa sen, hoa lan, hoa huệ, cây liễu, cây đa...cho đến các động
vật: con cò, con kiến, con quạ...; từ những thi liệu văn học bình dân: cái giếng, hạt
ma... đến những thi liệu văn chơng bác học: phụng hoàng, loan, phợng...; và những
cái có thể xem là ghê rợn: sọ ngời, máu, hồn...; từ những bộ phận thân thể của con
ngời, kể cả những bộ phận kín đáo nhất... tất cả đi vào văn chơng một cách hết sức
tự nhiên và đều có thể trở thành biểu tợng. Những hình ảnh đó đều nhằm một mục

đích: làm thế nào để thể hiện tốt nhất, sâu sắc nhất tâm t, tình cảm, thế giới tâm
trạng của con ngời.


24
Nh ta đã biết, chất liệu trực quan ban đầu của biểu tợng không phải là ngôn
từ mà là các vật thể, hành động, trạng thái cụ thể... nhng có khả năng biểu hiện một
ý nghĩa rộng hơn chính bản thân nội dung trực tiếp của hình thức cảm quan cụ thể
ấy. Và khi đi vào văn học, chúng trở thành những hình ảnh, hình tợng và cao hơn là
những biểu tợng. Nh vậy, hình tợng, biểu tợng trong văn học chính là sự chuyển
hoá các hệ biểu tợng này vào hình thức âm thanh ngôn ngữ. Chúng là phi vật thể
nhng lại có khả năng gợi ra cái bản thể sự vật hiện tợng, hành động dựa trên sự kích
thích của trí tởng tợng độc giả. Nhng cũng dới góc độ văn học, ta cũng cần thấy rõ
đợc nét khác biệt giữa hình tợng và biểu tợng.
Trớc hết, hình tợng là phơng tiện cơ bản để khái quát hiện thực. Từ điển
thuật ngữ văn học định nghĩa: Hình tợng nghệ thuật là sản phẩm của phơng thức
chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật... Bất cứ hiện
tợng nào của đời sống đợc nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ
thuật, đều là hình tợng nghệ thuật [122]. Tác giả Sơn Tùng trong bài viết Hình tợng nghệ thuật trong văn học cũng khẳng định: hình tợng nghệ thuật là một hình
thức đặc biệt phản ánh hiện thực khách quan, thể hiện cái bản chất, cái quy luật
trong những hình tợng cụ thể, những nhân vật cá biệt. Nó là một bức tranh sinh
động, tổng hợp hoàn chỉnh về đời sống và con ngời do nhà văn sáng tạo ra để đem
lại cho ngời đọc một ấn tợng và một cảm xúc sâu sắc về đời sống và con ngời, làm
cho ngời đọc nhận thức đợc chân lí của đời sống, nâng cao đợc t tởng và tình
cảm...[75, 74].
Nh vậy, hình tợng là một hình thức, một phơng tiện để phản ánh hiện thực,
tuy nhiên, không thể đồng nhất một cách máy móc cái đợc thể hiện trong tác phẩm
với hiện thực khách quan. Bởi vì, khác với phản ánh thông thờng, phản ánh nghệ
thuật không phải là sự sao chép, chụp ảnh hiện thực mà là một sự phản ánh năng
động, sáng tạo đầy tính chủ quan. Và nghệ thuật cũng không thể ôm trùm, chiếm

lĩnh đời sống trong toàn bộ quá trình của nó, vì hiện thực là cái gì vô cùng đa diện,


25
phức tạp biến hoá vô cùng, luôn vận động và biến chuyển. Phản ánh nghệ thuật
cũng chỉ chiếm lĩnh đợc vài khía cạnh nào đó của chân lí khách quan, nhng với vai
trò sáng tạo cao độ của chủ thể, hiện thực đợc chiếm lĩnh kia đợc nhào nặn tái tạo
thành một sinh thể có sức sống nội tại, một tiểu vũ trụ với chiều sâu vô tận những
quy luật, những quá trình sinh hoá không ngừng. Hiện thực trong tác phẩm không
còn là hiện thực khách quan nữa mà thấm đẫm chủ quan nghệ sĩ. Và khi đó, ngời ta
ngầm định mỗi tác phẩm là một thế giới mang tính biểu tợng, chấp nhận những quy
luật riêng, những nguyên tắc, những tỉ lệ riêng của cái mô hình về đời sống đó. Chỉ
với hình thức mang tính biểu tợng nh thế, văn học nghệ thuật mới có thể chiếm lĩnh
đợc những chân lí phổ quát ở dạng sinh động cụ thể, cảm tính. Nh vậy, ở đây, tính
biểu tợng là một đặc trng mang bản chất của hình tợng nghệ thuật làm cho hình tợng là sự phản ánh hiện thực nhng không bao giờ là chính bản thân hiện thực.
Vậy thì, giữa biểu tợng và hình tợng nghệ thuật có mối liên hệ gì với nhau
hay thực chất chúng là một? Trong giới nghiên cứu, có ý kiến cho rằng sự khác
nhau cơ bản giữa hình tợng và biểu tợng là ở tần số lặp lại, hình tợng xuất hiện
nhiều lần thì đợc gọi là biểu tợng, Hồ Lê đã cho rằng biểu tợng là tập hợp vững
chắc của nhiều hình ảnh khác nhau [dẫn theo Bùi Công Hùng, 31, 70] . Cũng có ý
kiến ngợc lại, những hình tợng thể hiện chủ đề chính của tác phẩm thì gọi là biểu tợng... Nhìn chung, những ý kiến đó, cha cho thấy rõ mối quan hệ giữa chúng, và
trong thực tế, nhiều khi các thuật ngữ này bị dùng lẫn lộn. Tác giả Thái Thị Ph ơng
Chi cho rằng: biểu tợng và hình tợng là hai cấp độ khác nhau. Biểu tợng thuộc cấp
độ bản thể và hình tợng là cấp độ biểu hiện của biểu tợng ấy trong một ngữ cảnh cụ
thể... Biểu tợng là chung, là tiềm ẩn, hình tợng là cá thể, là biểu hiện... Biểu tợng
phổ biến, khả biến, hình tợng độc đáo đơn nhất, sống động không lặp lại [8, 20].
Tác giả Bùi Công Hùng không những chỉ ra điểm khác nhau mà còn thấy đợc mối
quan hệ giữa chúng: biểu tợng có phần mơ hồ biến đổi, một phần nào thuộc vào
vô thức, tiềm ý thức, đến từ bản năng của cơ thể con ngời. Biểu tợng cũng góp phần
lớn chuyển sang hình ảnh. Hình tợng định hình in trên bề mặt bài thơ, câu thơ.



×