Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Thế giới biểu tượng trong thơ nôm nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.47 KB, 114 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học vinh

Nguyễn thị vân anh

Thế giới Biểu tợng trong thơ nôm nguyễn
trãi

luận văn thạc sĩ ngữ văn
Chuyên ngành: văn học việt nam
Mã số: 60.22.34

Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Trơng

Vinh - 2009

Xuân Tiếu


2

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Thơ chữ Nôm với Quốc âm thi tập là một bộ phận quan trọng trong toàn
bộ các tác phẩm của Nguyễn Trãi để lại cho đời sau. tập thơ quốc âm này có vị trí
đặc biệt trong nền văn học Việt Nam trung đại nói chung và trong sự nghiệp sáng
tác thơ văn của ức Trai nói riêng. Nó đã góp phần đáng kể vào việc nâng địa vị của
Nguyễn Trãi trở thành một trong số các nhà văn lớn của văn học nớc nhà và xứng
đáng là danh nhân văn hoá thế giới. Do có vị trí và vai trò to lớn nh vậy cho nên kể


từ khi đợc công bố, giới thiệu (vào năm 1956) đến nay, Quốc âm thi tập đã thu hút
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc, trở thành đối tợng khoa học
của một số lĩnh vực nh văn học, sử học, ngôn ngữ học và văn hoá học. (Thực tế đó
chúng tôi sẽ làm rõ ở phần lịch sử vấn đề của luận văn này).
1.2. Thơ Nôm của ức Trai phản ánh văn hoá Việt Nam thời trung đại đầu
thế kỷ XV, thể hiện nỗi niềm băn khoăn trăn trở của một con ngời đại diện cho
giai đoạn lịch sử đầy bi - tráng của nớc nhà. Là một nhà văn hoá mang tầm nhân
loại, Nguyễn Trãi đã viết thơ bằng chữ Nôm để góp phần khẳng định bản sắc văn
hoá Việt Nam, thể hiện lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Nếu văn của ức Trai với
nhiều tác phẩm đợc viết bằng chữ Hán nghe âm vang của tiếng gơm khua, thì
thơ quốc âm của ông lại cất lên tiếng thơ kêu xé lòng (Tố Hữu). Việc đi sâu
tìm hiểu thơ Nôm của Nguyễn Trãi sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hoá Đại
Việt cách chúng ta hơn sáu thế kỷ và vị thế của ông trong tiến trình phát triển
của bộ phận văn học đợc viết bằng chữ Nôm ở Việt Nam.
1.3. Đứng trên bình diện văn hóa mà xem xét, trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, có nhiều biểu tợng đã đợc nhà thơ sử dụng để góp phần thể hiện
cảm xúc, tâm trạng của một con ngời trớc thế cuộc. Sự xuất hiện khá dày đặc các
biểu tợng trong thơ Nôm của ức Trai, theo chúng tôi là hiện tợng đáng lu ý đòi
hỏi các nhà nghiên cứu nên dành sự lu tâm thích đáng.
Với những lí do nh vậy, chúng tôi chọn vấn đề Thế giới biểu tợng trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi làm đề tài cho luận văn cao học theo chuyên ngành văn học
Việt Nam.
2


3

2.Lịch sử vấn đề
Nh đã trình bày ở mục 1.1 thuộc phần trên, thơ Nôm của Nguyễn Trãi ngay
sau khi đợc công bố trong toàn bộ ức Trai di tập (do hai ông Trần Văn Giáp và

Phạm Trọng Điềm phiên âm chú giải) đã cuốn hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nớc từ những lĩnh vực khoa học khác nhau. Để có thể thấy rõ
việc tìm hiểu thế giới biểu tợng trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi đã đợc chú ý
hay cha, nếu có thì đạt tới mức độ nào, trong phần này chúng tôi sẽ xem xét vấn
đề trên hai góc độ.
2.1. Các xu hớng chính trong việc nghiên cứu thơ Nôm Nguyễn Trãi ở
nớc ta và trên thế giới
Trong hơn nửa thế kỷ qua (từ 1956 đến 2009), ở nớc ta cũng nh một số nớc
trên thế giới, một số chuyên luận và nhiều bài báo lấy Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi làm đối tợng nghiên cứu đã liên tục đợc công bố, tạo nên sự bùng
nổ dây chuyền về một hiện tợng văn học đợc đông đảo bạn đọc quan tâm. Nhìn
một cách tổng quát, việc tìm hiểu giá trị thơ Nôm của ức Trai tập trung vào các
xu hớng chính sau đây:
2.1.1. Vị trí của thơ Nôm Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam
Xu hớng nghiên cứu này gồm các công trình :
- Xuân Diệu: Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam.
- Nguyễn Văn Hoàn: Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của
lịch sử văn học Việt Nam.
- Thanh Lãng: Quốc âm thi tập với đề mục Nguyễn Trãi là ông tổ của nền
văn học cổ điển.
- Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huệ Chi: Vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch
sử văn học Việt Nam.
- Nguyễn Thiên Thụ: ảnh hởng và địa vị của Nguyễn Trãi trong văn học
Việt Nam.
Để nêu rõ vị trí, địa vị cũng nh ảnh hởng to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch
sử văn học nớc nhà, các nhà nghiên cứu nh: Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Trung

3



4

Thông, Nguyễn Thiên Thụ đã dành một phần thích đáng cho bộ phận thơ Nôm
trong các công trình đã đợc dẫn ra ở trên.
2.1.2. Con ngời và t tởng của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm của ông
Xu hớng nghiên cứu này cũng đạt đợc những thành tựu đáng kể với các
công trình của các tác giả dới đây:
- Hoài Thanh: Một vài nét về con ngời Nguyễn Trãi qua thơ Nôm.
- Tế Hanh: Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi.
- Trần Đình Sử: Con ngời cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Hữu Sơn: Về con ngời cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Trần Thanh Mại: Vài nét về t tởng Nguyễn Trãi qua thơ Nôm ông.
- Trần Ngọc Vơng: Nhà t tởng và nhà nghệ sĩ trong Quốc âm thi tập.
- Phạm Văn Đồng: Nguyễn Trãi, ngời anh hùng của dân tộc
- Tầm Vu: Nguyễn Trãi, ngời đứng đầu một văn phái yêu nớc, thân dân, có
lí tởng xã hội cao cả.
So với xu hớng thứ nhất, xu hớng thứ hai này thu hút sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu hơn và hầu hết chỉ mới đi sâu tìm hiểu giá trị nội dung thơ Nôm của
Nguyễn Trãi nói riêng và thơ văn (kể cả bộ phận viết bằng chữ Hán) của ông nói
chung.
2.1.3. Đất nớc và thiên nhiên trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi gồm có các công
trình
- Cao Hữu Lạng: Thơ Nguyễn Trãi - mùa xuân và hoa.
- Nguyễn Hữu Sơn: Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- La Kim Liên: Trăng trong thơ Nguyễn Trãi.
- Mai Trân: Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi.
- Đặng Thanh Lê: Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong dòng văn học
yêu nớc Việt Nam.
- Nguyễn Thiên Thụ: Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi.
- N.I.Cu Lin(Nga): Đất nớc và thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi.


4


5

Trong các bài đã dẫn, đây đó các tác giả đã có đề cập tới một số biểu tợng dễ
dàng bắt gặp trong thơ Nôm của ức Trai, nhất là trong bài của Nguyễn Thiên Thụ.
(Về bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày kỹ ở mục 2 trong phần lịch sử vấn đề).
2.1.4. Tính dân tộc và tính nhân loại (quốc tế) trong thơ Nôm của
Nguyễn Trãi (bao gồm cả sự vận dụng chất liệu văn học dân gian)
Một số nhà nghiên cứu ở nớc ngoài cũng nh ở trong nớc đều đã lu tâm đến
xu hớng này khi xem Nguyễn Trãi với t cách vừa là nhà văn, vừa là nhà văn hoá
lớn. Cụ thể có các công trình sau:
- AMADOU - MAHTAR MBOW (Tổng giám đốc UNESCO): Sự thực hiện trọn
vẹn của Nguyễn Trãi.
- TONĐÔRI DEDUÊ (Cộng hoà Hunggari): Nguyễn Trãi, nhà thơ xa trong
thời gian, mà không ngăn cách trong không gian.
- Bùi Văn Nguyên: m
 vang tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Khắc Phi: Mấy vấn đề liên quan đến thơ quốc âm Nguyễn Trãi.
- Lã Nhâm Thìn: Thơ Nôm Đờng luật,...
Để thấy rõ hơn đây là hớng nghiên cứu đợc một số học giả nớc ngoài chú ý,
kể từ khi Nguyễn Trãi đợc tổ chức UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế
giới (1890), chúng tôi xin trích một vài nhận xét, đánh giá trong các công trình
đã dẫn ở trên. Theo TONĐÔRI DEDUÊ Thơ ông có tính thế giới mà không siêu
hình, không tôn giáo [40,1020]. Ông Tổng giám đốc UNESCO lại dành những
lời đầy ái mộ cho danh nhân Nguyễn Trãi: Các nhà thơ của một n ớc thờng
là sứ giả của dân tộc họ,... Nhà thơ Việt Nam, đồng thời là một thành viên
kiệt xuất của cộng đồng loài ngời ấy, để lại cho chúng ta bài học gì ? [40,

1023]... Sáu trăm năm sau, nỗi thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ
Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thức canh cánh bên lòng của tất cả những ngời yêu công
lý và nhân đạo trên đời này [40, 1026].
2.1.5. Đặc điểm về thể thơ và ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
Đây là xu hớng đợc một số nhà ngôn ngữ học quan tâm và có cả sự chú ý
của một số nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại. Cụ thể là:
- Hoàng Tuệ: Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt.

5


6

- Nguyễn Tài Cẩn: Thử phân định thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phạm Luận: Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập.
- Bùi Duy Tân: Khảo và luận một số thể loại tác gia - tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Sơn: Khảo sát hình thức câu thơ lục ngôn trong Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi.
- Ngô Văn Phú: Mấy suy nghĩ vè thể thơ sáu lời (lục ngôn) xen bảy lời trong
Quốc âm thi tập.
Xu hớng nghiên cứu này đã xem xét đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi trên cả
hai bình diện là văn và ngữ . Vì thế mà cha, hoặc còn ít thấy sự chú ý về các biểu
tợng đợc dùng phổ biến trong thơ Nôm của ức Trai.
2.1.6. Phân tích một số bài cụ thể (chủ yếu là các bài đã đợc tuyển chọn đa vào sách giáo khoa môn văn trờng trung học phổ thông và trung học cơ sở).
Gồm một số bài sau:
- Lê Trí Viễn: Bài Cảnh tình mùa hè.
- Lê Bảo: Bài Bảo kính cảnh giới.
- Lê Trí Viễn - Đoàn Thu Vân: Tùng.

- Nguyễn Đình Chú: Cây chuối.
- Xuân Diệu: Một bài thơ của Nguyễn Trãi: Ba tiêu.
- Trần Đình Sử: Tùng - một bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi.
- Xuân Diệu - Lê Bảo - Hoàng Thái Sơn: Về bài Cây chuối của Nguyễn Trãi.
Trong các bài đó, bài Cây chuối có nhiều bài viết nhất, có nhiều ý kiến bàn
về nó, mà theo chúng tôi vẫn còn có chỗ để bàn, nếu xem cây chuối là một biểu
tợng không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở một số nớc trên thế giới. (Về biểu tợng này chúng tôi sẽ có dịp trở lại trong phần nội dung chính của luận văn)
2.2. Về việc tìm hiểu thế giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
Với sáu xu hớng nghiên cứu chính đã đợc trình bày ở trên, việc tìm hiểu thế
giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi dờng nh cha đợc đặt ra một cách trực
tiếp, mà còn xuất hiện gián tiếp trong một số công trình, nhất là ở những bài báo
6


7

viết về thiên nhiên trong thơ ức Trai. Chỉ có một công trình duy nhất trực tiếp đề
cập thế giới biểu tợng trong Quốc âm thi tập với phạm vi vừa phải. Đó là bài báo
của Nguyễn Thiên Thụ với tiêu đề: Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. Trong
bài báo này, tác giả đã dành hẳn một mục để phân tích, lí giải một số biểu tợng
thờng gặp trong thơ Nôm của ức Trai. Với đề mục Thiên nhiên - biểu tợng của
chân - thiện - mỹ thuộc phần III của bài báo [40, 672], Nguyễn Thiên Thụ đã
gắn các hình ảnh thiên nhiên có mặt trong các bài thơ Nôm của ức Trai nh một
số loài hoa, một số con vật với quan niệm đạo đức và triết lí nhân sinh của thi
nhân. Theo tác giả bài báo: Dới con mắt của Nguyễn Trãi, phần lớn những loài
vật và phong cảnh thiên nhiên đã mang những biểu tợng của chân - thiện mỹ
[40, 672]. Tiếp đó, Nguyễn Thiên Thụ chỉ ra ý nghĩa tợng trng của cây tùng, của
hoa cúc vàng và hoa cúc đỏ, của hoa mai và cây mai già, của hoa sen, hoa hoè, hoa
bông bụt, con hạc, con mèo [40, 672- 675]. Chẳng hạn, về hoa cúc, tác giả viết:
Hoa cúc vàng tợng trng cho thú ẩn dật, còn hoa cúc đỏ cũng mang tính cách

trong sạch, thanh cao[40, 672]. Với bài Lão hạc trong Quốc âm thi tập, tác giả
bài báo cho rằng: Con hạc là một con vật thiêng liêng. Ngời ta thờng coi hạc tợng trng cho tuổi thọ, cho trờng sinh bất tử, là loài vật gần gũi với những vị
tiên[40, 674] .... Cũng trong bài báo này, Nguyễn Thiên Thụ đã dành mục cuối
cùng (mục IV) để nói tới mối liên hệ giữa thiên nhiên với thời gian trong thơ Nôm
Nguyễn Trãi: Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tuỳ theo từng
thời gian. Cỏ, cây, hoa, lá, núi rừng, sông hồ, bầu trời,... đã làm thay đổi theo từng
mùa, từng tháng. Những sự thay đổi đó đã làm cho lòng ngời đổi thay, và lòng thi
nhân thêm cảm xúc [40, 675].
Nh vậy, trong bài báo của Nguyễn Thiên Thụ, thế giới biểu tợng trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi tuy đã đợc xem xét, phân tích, lí giải, nhng chỉ mới dừng lại
trong một phạm vi hẹp: Một số loài cây, loài hoa và một vài con vật chứ cha phải là
tất cả. Tuy nhiên, bài báo này vẫn là những gợi ý đáng quý giúp chúng tôi tiếp tục
tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn thế giới biểu tợng trong thơ Nôm của ức Trai.
Trong chuyên luận Thơ Nôm Đờng luật, Lã Nhâm Thìn đã dành một số
đoạn trong một số phần để nói tới một số biểu tợng mà Nguyễn Trãi dùng trong
7


8

Quốc âm thi tập, mặc dù tác giả không dùng thuật ngữ biểu tợng mà xem chúng
nh là những hình tợng nghệ thuật có tính tợng trng. Trong chuyên luận này, Lã
Nhâm Thìn đã chỉ ra thực tế: Trong thơ Nôm Đờng luật có nhiều hình tợng
nghệ thuật biểu đạt những quan niệm Nho giáo về con ngời và xã hội. Phần lớn
đó là những hình tợng có sẵn - trong sách vở hoặc trong quan niệm truyền thống
- đợc dùng nh là những ớc lệ tợng trng có tính chất cố định, gắn với loại việc,
loại vật, loại ngời. Ví dụ, trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi ba lần dùng
dặm thanh vân để chỉ đờng công danh, năm lần dùng hình tợng mận, đào để
chỉ nơi quyền quý [53, 126]. Tiếp đó, tác giả của chuyên luận còn nhấn mạnh:
Đặc biệt trong thơ Nôm Đờng luật xuất hiện rất nhiều tùng, trúc, cúc, mai.

Những hình tợng đó có thể miêu tả từ nhiều góc độ khác nhau: tùng, tùng thu,
trúc thu, trúc quân tử, mai, mai già, mai non, bóng mai trong nớc, mai trong
tranh, cúc, cúc đỏ... nhng chúng đều có chung một chức năng là chỉ ngời quân
tử. Những quan niệm về những khía cạnh tốt đẹp khác nhau trong phẩm chất ngời quân tử đợc ớc lệ hoá thành hình tợng nghệ thuật [53, 127].
Riêng đối với thơ Nôm Nguyễn Trãi, trong chuyên luận của mình, Lã Nhâm
Thìn nêu rõ: Ba ngời bạn mùa đông tùng, trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi sở
dĩ tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ trong ngời đọc là vì ngoài ý tợng trng cho
ngời quân tử, hình tợng đó còn cho ta thấy vẻ đẹp của lý tởng và phẩm chất nhà
thơ [53, 127]. Trong chuyên luận này, điều đáng lu ý là tác giả của nó đã xem
xét một số hình ảnh có tính tợng trng (có thể hiểu là các biểu trng) trong thơ
Nôm của Nguyễn Trãi trong mối quan hệ mật thiết với các hình ảnh đó thờng
xuất hiện trong thơ Nôm Đờng luật nói chung. Đây cũng là một gợi ý giúp chúng
tôi trong việc tiếp cận thế giới biểu tợng trong thơ Nôm của ức Trai bằng cái
nhìn hệ thống.
Không chỉ có chuyên luận của Lã Nhâm Thìn mà trong một số công trình
nghiên cứu khác, trong khuôn khổ của một bài báo, các tác giả nh Mai Trân,
Trần Đình Sử, Trần Thanh Mại, Đặng Thanh Lê,... cũng đã đề cập một số hình
ảnh giàu ý nghĩa tợng trng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Theo chúng tôi, các bài
báo của các tác giả đó đã gián tiếp đa đến cho ta một cái nhìn về một bức tranh
khá đa dạng với nhiều màu sắc đợc vẽ nên bằng các biểu tợng có sẵn trong thiên
8


9

nhiên và trong cuộc sống của con ngời. Chẳng hạn, trong bài Nguyễn Trãi và đề
tài thiên nhiên trong dòng văn học yêu nớc Việt Nam, Đặng Thanh Lê đã cho ta
một cái nhìn khái quát: Bức tranh thiên nhiên trong ức Trai thi tập và Quốc âm
thi tập cũng chính là một trong những bóng dáng đẹp đẽ, phản ánh một con ngời,
một cốt cách, một tài năng góp phần làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề cơ bản trong

thân thế, sự nghiệp, tâm hồn ngời anh hùng dân tộc, nhà đại thi hào dân tộc
[40, 686]. Sự khái quát đó cho chúng ta nghĩ tới thế giới biểu tợng trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi đã góp phần tạo dựng nên chân dung của một con ngời vừa là
chiến sỹ, vừa là nghệ sỹ. Tuy nhiên, qua các chuyên luận và các bài báo đã đợc
điểm qua (trừ bài của Nguyễn Thiên Thụ), các nhà nghiên cứu tỏ ra khá dè dặt
trong việc dùng thuật ngữ biểu tợng khi đến với thế giới thơ Nôm của ức Trai.
Phải chăng thuật ngữ đó thuộc phạm trù văn hoá, chứ không bó hẹp trong phạm
vi văn học; nh cách nói của Phan Ngọc: Văn hoá là một hệ thống biểu tợng?
Tuy nhiên, hai tiếng biểu tợng thi thoảng vẫn xuất hiện trong một số công
trình nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn Trãi. Trong bài báo có tiêu đề: Quốc âm
thi tập Phạm Thế Ngũ chỉ một lần duy nhất dùng từ biểu tợng để chỉ một số
hình ảnh thiên nhiên đợc Nguyễn Trãi sử dụng trong các bài thơ. Tác giả viết:
Thi nhân yêu mến thiên nhiên thờng chỉ vì thiên nhiên là một duyên cớ, một
biểu tợng để suy t [40, 647]. Hoặc trong bài báo của Nguyễn Hữu Sơn, từ biểu
tợng cũng đợc dùng chỉ một lần: Trong thơ Nguyễn Trãi, mùa xuân đợc cảm
nhận nh là biểu tợng của vẻ đẹp toàn mỹ, hoàn chỉnh, phổ biến [40, 535]. Sự dè
dặt đó có cơ sở từ bản thân khái niệm biểu tợng mà chúng tôi sẽ trình bày
trong chơng I của luận văn này.
Trong các bài đi sâu phân tích, thẩm bình một số bài thơ cụ thể trong Quốc
âm thi tập, các tác giả nh Lê Trí Viễn - Đoàn Thu Vân, Trần Đình Sử, Nguyễn
Đình Chú, Xuân Diệu, Lê Bảo,... cũng chỉ xem xét các loài cây nh: Tùng, chuối,
trúc,... với t cách là những hình tợng nghệ thuật, chứ cha xem chúng là những
biểu tợng. Nghĩa là các tác giả cũng xem xét các hình ảnh đó trên bình diện văn
học, mà cha nâng lên thành bình diện văn hoá, mặc dù trong đó cũng đã chỉ ra
tính tợng trng, ớc lệ của những hình ảnh thiên nhiên mà Nguyễn Trãi đã đa vào
tập thơ Nôm của mình. Trong các bài phân tích và thẩm bình về một số bài thơ
9


10


Nôm của Nguyễn Trãi đã dẫn ở mục 2.1 thuộc phần Lịch sử vấn đề, chúng tôi
không hề thấy sự xuất hiện của từ biểu tợng, mà chỉ toàn bắt gặp cụm từ: hình
tợng nghệ thuật có tính tợng trng. Chẳng hạn trong bài viết có tiêu đề Tùng - một
bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi, Trần Đình Sử đã viết: ... Nguyễn Trãi đã
làm đổi mới hình tợng cây tùng,... Cây tùng thờng tợng trng cho sự cao khiết và
sống lâu [40, 562].
Với tất cả những gì đã đợc chúng tôi trình bày trong hai mục của phần Lịch
sử vấn đề (có thể cha bao quát hết), chúng ta cũng thấy rõ một thực tế đáng lu ý.
Đó là việc tìm hiểu thế giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi từ trớc tới nay
ở Việt Nam cũng nh trên thế giới cha đợc đặt ra nh là một vấn đề chuyên biệt.
Trong các công trình nghiên cứu về Quốc âm thi tập, các tác giả với những phạm
vi, mức độ khác nhau tuy cũng đã đề cập tới một số biểu tợng trong tập thơ này
nhng dờng nh chỉ mới dừng lại ở các bài viết về đề tài thiên nhiên và việc dùng
thuật ngữ biểu tợng còn tỏ ra dè dặt.
Để có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn, trên cơ sở tiếp thu những
thành tựu của những ngời đi trớc, chúng tôi tập trung sự chú ý tìm hiểu đề tài
Thế giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
3. Mục đích, đối tợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu thế giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nhằm làm
sáng tỏ sự phong phú và sinh động trong việc tiếp thu biểu tợng văn hoá vào sáng
tác thơ quốc âm của Nguyễn Trãi.
3.1.2.Từ đó nhằm góp phần hiểu sâu hơn về vẻ đẹp thơ Nôm Nguyễn Trãi;
nhằm giảng dạy thơ Nôm Nguyễn Trãi trong nhà trờng đợc tốt hơn.
3.2. Đối tợng nghiên cứu
Thế giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn với đề tài Thế giới biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn
Trãi chúng tôi tập trung đi vào nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ tập thơ Nôm

Nguyễn Trãi, in ở tài liệu:

10


11

ủy ban khoa học xã hội Việt Nam(1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
4.Đóng góp của đề tài
- Nêu đợc hệ thống biểu tợng văn hoá mà Nguyễn Trãi sử dụng trong thơ Nôm
- Chỉ ra đợc sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc sử dụng hệ thống biểu
tợng vào sáng tác thơ Nôm.
- Khẳng định tầm quan trọng của biểu tợng trong sáng tạo thơ Nôm Nguyễn
Trãi.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng các phơng pháp sau:
- Phơng pháp thống kê, phân loại.
- Phơng pháp so sánh, đối chiếu.
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phơng pháp liên ngành (sử dụng phơng pháp nghiên cứu văn hoá dân gian
và nghiên cứu văn học).
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính có 3
chơng.
Chơng 1.Khái lợc về thơ Nôm Nguyễn Trãi và biểu tợng trong văn học.
Chơng 2. Hệ thống biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Chơng 3. Nghệ thuật thể hiện biểu tợng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.

11



12

Chơng 1
khái lợc về thơ Nôm Nguyễn Trãi
và biểu tợng trong văn học

1.1. Khái lợc về thơ Nôm Nguyễn Trãi
1.1.1. Quá trình sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi
1.1.1.1. Đề tài
Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc đã phấn đấu suốt đời mình cho sự
nghiệp độc lập và giàu mạnh của đất nớc. Ông không chỉ là văn hào kiệt xuất của
dân tộc với những cống hiến xuất sắc, mà còn là nhà t tởng, nhà chính trị, nhà
quân sự, nhà ngoại giao, nhà sử học,... Thơ văn ông là di sản tinh thần vô giá,
chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền văn học Việt Nam.
Nguyễn Trãi là một trong những nhà văn u tú nhất của lịch sử văn học
dân tộc, ngời kết thúc chặng đờng phát triển trên năm thế kỷ văn học viết đầu
tiên mà tinh thần chủ đạo là khẳng định dân tộc. Với t cách là một nhà văn, nhà
thơ, ông đã đem văn học phục vụ cho cuộc sống, và qua sáng tác đã chứng minh
hùng hồn chân lý chỉ có bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vì lợi ích của nhân dân thì
văn nghệ mới có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ và lớn lao, nhà văn mới viết đợc
những tác phẩm ngang tầm thời đại.
Nguyễn Trãi đã có một khối lợng tác phẩm đồ sộ gồm có: Bình Ngô đại
cáo, ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực
lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Phú núi Chí - Linh, và nhiều tác phẩm khác. Trong đó
thành tựu của ông về thơ ca quốc âm có ý nghĩa cột mốc đầu tiên trên con đờng
phát triển thể loại văn học này.
Tuy nhiên tác phẩm của ông cũng chịu chung số phận với ông, và Quốc
âm thi tập cũng không phải là trờng hợp ngoại lệ.

Qua nhiều nguồn t liệu cho biết, sau vụ án Lệ Chi Viên, tác phẩm không
còn nữa. Đến năm 1868, các nho gia Dơng Bá Cung, Nguyễn Định, Ngô Thế
Vinh mới hoàn thành công trình su tập toàn bộ thi văn của Nguyễn Trãi. Quốc
âm thi tập đợc chép trong quyển thứ 7 của bộ ức Trai di tập. Đây là tập thơ Nôm
12


13

mới đợc công bố tơng đối hoàn chỉnh gần đây, do hai ông Trần Văn Giáp và
Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải và xuất bản năm 1956.
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, thơ Nôm giữ một vị trí rất đặc
biệt. Trong sáng tác thơ ca của ông tỉ lệ tác phẩm Nôm rất là cao. Chỉ với sự hiểu
biết của chúng ta hiện nay thì Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ
Nôm [24, 221].
Tất cả những bài thơ trong Quốc âm thi tập đều không ghi rõ thời điểm sáng
tác. Song căn cứ vào văn bản, chúng ta có thể đoán định rằng đa số các bài thơ
này đều đợc sáng tác trong thời kỳ Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn.
Theo ông Phạm Thế Ngũ, Quốc âm thi tập gồm 253 bài và chia làm bốn phần:
1.Vô đề: 192 bài.
2. Thời lệnh môn (đề tài về thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa): 21 bài.
3. Hoa mộc môn (đề tài về các loại hoa cỏ, thảo mộc): 33 bài.
4. Cầm thú môn (đề tài về các loại chim muông): 7 bài [27, 101.]
Nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì trong cuốn
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII cho rằng: Quốc âm thi tập gồm
254 bài, chia làm bốn mục:
1. Vô đề: có 14 chủ đề, nh: Ngôn chí, Trần tình, Tự thán, Tự thuật,...
2. Thời lệnh môn: có 9 chủ đề: Tảo xuân đắc ý, Xuân hoa tuyệt cú, Tích
cảnh tuyệt cú,...
3. Hoa mộc môn: có 23 chủ đề: Tùng, Trúc, Mai, Mẫu đơn, Thiên tuế,...

4. Cầm thú môn: có 7 chủ đề: Lão hạc, Miêu, tr, [29, 196 - 197]
Nguyễn Phạm Hùng cũng cho rằng : "Quốc âm thi tập là một trong bảy quyển
của bộ ức Trai di tập do Dơng Bá Cung su tầm, tập hợp các di cảo Nguyễn Trãi.
Tập thơ gồm 254 bài thơ Nôm, chia làm bốn mục:
1. Vô đề gồm 193 bài.
2. Thì lệnh môn gồm 21 bài.
3. Hoa mộc môn gồm 34 bài.
4. Cầm thú môn gồm 7 bài.

13


14

Có lẽ nguyên bản vốn không có các mục phân loại đó mà do ngời su tầm về
sau đã thêm vào cho tiện trong khi sắp xếp" [19, 64].
Trong Từ điển văn học: Bản Quốc âm thi tập hiện đang lu hành, chính là
phiên âm từ bản in của Dơng Bá Cung, tức quyển thứ bảy trong ức Trai di tập,
gồm 254 bài thơ, chia thành 4 mục: 1. Vô đề, gồm 14 tiểu mục, 192 bài; 2. Thì
lệnh môn, gồm 9 tiểu mục, 21 bài; 3. Hoa mộc môn, gồm 23 tiểu mục, 34 bài; 4.
Cầm thú môn, gồm 7 tiểu mục, 7 bài. Trong 4 mục trên, ngoài những bài không
có đầu đề cũng có một số bài có đầu đề riêng và có những cụm bài cùng chung
một đầu đề. Việc phân chia thành các mục lớn nhỏ có phần tuỳ tiện và ngay tên
gọi các mục cũng có lúc gây cảm giác không khác nhau là mấy (Thuật hứng, tự
thuật, mạn thuật,...) [18, 1483].
Các nhà nghiên cứu tuy có những cách diễn đạt không giống nhau nhng đều
thống nhất chia Quốc âm thi tập thành 4 phần: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn
(21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài).
Nh vậy, trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài. Các bài thơ đợc
chia làm bốn môn loại đó là: (Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn).

Trong mỗi môn loại có nhiều đề mục. Một đề mục có thể chỉ gồm một bài
thơ, nhng có đề mục lại gồm một chùm thơ. Chẳng hạn nh đề mục, Ngôn chí có
21 bài; đề mục Mạn thuật có 14 bài. Trong các chùm thơ Nôm thì mục Bảo kính
cảnh giới là nhiều hơn cả với 61 bài và mục thứ hai là Tự thán với 41 bài.
Qua đó có thể thấy trong thơ Nôm Nguyễn Trãi chủ yếu bộc lộ tâm sự của ông
khi phải đi ở ẩn. Nguyễn Trãi muốn để lại trong thơ Nôm Tấm gơng báu để tự răn
mình, biết tu dỡng, giữ vững phẩm chất, không chịu uốn theo thói xấu của thế nhân.
Thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tâm sự của một ngời đau xót vì lý tởng không
thực hiện đợc, lo lắng vì việc đời ngày càng rối ren.
Có thể nói rằng, Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta một khối lợng tác phẩm
khá lớn. Ông viết lên những tác phẩm này nhằm mục đích để xây dựng đất nớc,
phê phán những mặt tiêu cực của triều đình, đồng thời tự tu dỡng, giữ vững phẩm
chất trong những cơn bĩ cực. ở Nguyễn Trãi, con ngời hành động và con ngời
sáng tác luôn nơng tựa vào nhau, gắn bó với nhau.
14


15

1.1.1.2. Nội dung thơ Nôm Nguyễn Trãi
Quốc âm thi tập thể hiện sự giải bày những tâm sự thiết tha, nhng phải nén
kín của nhà thơ. Trớc hết, đó là lòng yêu nớc, thơng dân kết hợp với lòng yêu đời
luôn luôn thờng trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi. T tởng trọng dân, tình cảm thơng dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong thơ văn Nguyễn Trãi. ở đây
ta bắt gặp hình ảnh một con ngời luôn thao thức, trằn trọc lo đời của một kẻ sĩ
chân chính:
Còn có một lòng âu việc nớc
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
(Thuật hứng, bài 23)
Nguyễn Trãi muốn cho nhân dân có đợc một cuộc sống ấm no hạnh phúc:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phơng.
(Bảo kính cảnh giới, bài 43)
Bên cạnh tấm lòng với đất nớc cuồn cuộn nh nớc triều đông, chúng ta có
thể thấy trong sâu thẳm tâm hồn Nguyễn Trãi còn có một góc dành riêng cho gia
đình, cho quê hơng, cho bạn bè:
Kết bạn mựa quên ngời cố cựu,
Yên nhà nỡ phụ vợ tao khang.
(Bảo kính cảnh giới, Bài 2)
Yêu nớc, thơng dân, Nguyễn Trãi muốn đem hết tài năng ra để cống hiến cho
đất nớc. Song do hoàn cảnh xã hội, ông không thể thực hiện đợc hoài bão của
mình. Vì vậy Nguyễn Trãi đã rơi vào bi kịch. Những vần thơ của ông thấm thía
nỗi nghịch lý đau đời:
Phợng những tiếc cao, diều hãy liệng,
Hoa thì hay héo, cỏ thờng tơi.
(Tự thuật, bài 9)
Rõ ràng, với Nguyễn Trãi thân nhàn, nhng tâm không nhàn. Trong ông lúc nào
cũng canh cánh một tấm lòng lo đời, tiếc đời và tiếc cho chính bản thân mình:
Những vì chúa thánh âu đời trị,
Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn.
(Tự thán, bài 2)
15


16

Có thể nói, Nguyễn Trãi là một con ngời biết sống, dám sống hết mình cho
quê hơng đất nớc, cho gia đình, cho ngời thân. Đó chính là bớc đầu Nguyễn Trãi
nhận thức đợc vị trí cá nhân của mình thông qua công thức Tam cơng, Ngũ thờng.
Do đó thơ quốc âm Nguyễn Trãi khá cởi mở, bay bỗng, đồng thời châm biếm sâu
sắc theo hớng phê phán hiện thực thời bấy giờ [28, 16].

Thơ Nôm thể hiện tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Đây là một trong
những nội dung vô cùng quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi nói chung và trong
Quốc âm thi tập nói riêng. Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nớc với tấm lòng tin
yêu, rộng mở. Thiên nhiên gợi cho ông nhiều thi hứng, vì thế, Nguyễn Trãi đã
thực sự hoà mình vào thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn. Đây chính là triết lí
muôn thuở, là đạo làm ngời chân chính:
áng cúc thông quen vầy bầu bạn,
Cửa quyền quý ngại lợm chân tay.
(Tự thán, bài 5)
Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi hoặc là ngời láng giềng thân thuộc:
Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh.
(Bảo kính cảnh giới, bài 42)
Cũng có khi là con cái: Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,
Uấp cùng ta làm cái con.
(Ngôn chí, bài 20)
Nhà thơ nâng niu trân trọng thiên nhiên nh đối với con ngời:
Trì tham nguyệt hiện chẳng buông cá,
Rừng tiếc chim về ngại phát cây.
(Mạn thuật, bài 6)
Nh vậy, trong cái nhìn của nhà thơ, cảnh vật là thế giới sống có hồn. Trúc,
mai, mây, gió, chim, bớm, suối, thông, hoa, trăng, hồ, đá,... là những ngời bạn
nhỏ của nhà thơ, chúng bao vây, chúng quấn quýt lấy nhà thơ; chúng vòi quà,
chúng đòi nụ cời hiền hoà, bàn tay mơn trớn, mắt nhìn đầm ấm của nhà thơ.

16


17


Chúng sung sớng vì biết nhờ có nhà thơ, chúng mới có cuộc sống và chúng mới
có giá trị [40, 653].
Nguyễn Trãi luôn luôn chú ý xây dựng bản lĩnh cho mình theo đúng
nguyên lí tự rèn luyện mà sách Lễ kí đã nêu trong chơng Đại học: cách vật,
trí tri, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Vì vậy, trong thơ quốc
âm, Nguyễn Trãi rất coi trọng những mục đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình,
Thuật hứng, Tự thán,... đặc biệt là Bảo kính cảnh giới (gơng báu răn mình) và
Giới sắc và Giới nộ,... [28,17].
Tính chất giáo huấn luân lý trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đợc thể hịên rõ
trong mọi khía cạnh, mọi mối quan hệ phức tạp của cuộc sống.
Trong gia đình phải biết thơng yêu đùm bọc:
Có tông có tộc mựa sơ thay,
Vạn diệp thiên chi bởi một cây.
Yêu trọng ngời dng là của cải,
Thơng vì thân thích nghĩa chân tay.
(Bảo kính cảnh giới, bài 18)
Anh em ruột thịt thì phải luôn luôn yêu quý, kính trọng nhau, không nên vì chút
lợi trớc mắt mà bỏ qua tình nghĩa.
Điền địa chớ tham hơn bỏ ải,
Nhân luân mựa lấy dới làm trên.
Chân tay dầu đứt bề khôn nối,
Xống áo chẳng còn mô dễ xin!
(Bảo kính cảnh giới, bài 15)
Đối với trong triều ngoài quận, trong xóm ngoài làng thì phải lấy chữ Hoà, chữ
Nhẫn làm đầu:
Việc ngoài hơng đảng chớ đôi co,
Thấy kẻ anh hùng hãy nhịn cho.
Nhợ nọ có dai nào có đứt,
Cây kia toan đắn lại toan đo.
Chớ đua huyết khí nên giận,


17


18

Làm mất lòng ngời những lo.
Hễ kẻ làm khôn thì phải khó,
Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho.
(Bảo kính cảnh giới, bài 49)
Trong cuộc sống, Nguyễn Trãi quan niệm nếu gặp phải những kẻ gian tham,
những điều bạc ác thì phải biết lấy điều thiện, lấy lòng nhân ra để hành xử:
Lòng thế bạc đen dầu nó biến,
Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan.
(Bảo kính cảnh giới, bài 12)
Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn viết theo nguyên lý Trung dung, tự mình cố gắng
bình tĩnh suốt cuộc sống thăng trầm, đợc thể hiện :
Nén lấy hung hăng bề huyết khí,
Tai nàn chẳng phải lại thung dung.
(Tự giới)
Điều đó, Nguyễn Trãi còn nhắc lại trong bài Răn giận ( Giới nộ):
Giận làm chi, tổn khí hoà,
Nào từng có ích, nhọc mình ta.
Và cả bài Giới Sắc (Răn sắc) cũng đợc Nguyễn Trãi chú ý nêu lên bài học:
Sắc là giặc, đam làm chi!
Thuở trọng còn phòng có thuở suy.
... Phu phụ đạo thờng chăng đợc chớ
Nối tông hoà phải một đôi khi.
Với những nội dung nh đã nói trên, có thể nói rằng, Nguyễn Trãi đúng là một
triết nhân; phơng châm, lẽ sống của ông vừa cao đẹp, vừa gần gũi và sâu sắc.

1.1.2. Đặc điểm nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi
1.1.2.1. Nguyễn Trãi dùng nhiều chữ Nôm xa vào trong thơ của mình nh: Cóc
(cộc) là biết (Chẳng cộc nhân sinh gửi chơi), tua là nên (Liêm cần tiết cả tua
hằng nắm), anh tam là anh em (Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han),...
1.1.2.2. Bên cạnh đó, tập thơ sử dụng tiếng Việt một cách rất nghệ thuật. Có khi
thì ông giữ nguyên vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc của từ Việt, khi thì ông kết hợp từ,
18


19

cấp cho từ Việt những nghĩa bóng, những nét nghĩa tinh thần thoát khỏi tính
cụ thể, đơn nghĩa.
Đồng thời tác giả cũng sử dụng ngôn ngữ đời sống, những từ mang tính
khẩu ngữ rõ rệt dùng để hỏi, những đại từ nhân xng, từ cảm thán mang chức
năng khắc hoạ tâm trạng trữ tình, bày tỏ thái độ phản ứng trớc thế tình đen bạc:
Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,
Ông này đã có thú ông này.
(Mạn thuật, bài 6)
1.1.2.3. Trong văn học trung đại Việt Nam đầu thế kỷ XV đã xuất hiện thể thơ
thất ngôn xen lục ngôn bằng chữ Nôm. Thể thơ này đã đợc nhiều tác giả sử
dụng, nhng phổ biến và thành công nhất là Nguyễn Trãi. Đây là thể thơ đợc sử
dụng trong suốt thời gian dài từ nửa sau thế kỷ XV đến XVIII.
Nhìn chung dáng dấp thơ trong Quốc âm thi tập không khác mấy so với
thơ thể luật Đờng. Nhng quan sát tỷ mỹ thì thấy trong Quốc âm thi tập một số
bài hoàn toàn đúng quy cách thơ Đuờng không nhiều. Số lớn các bài đều ít nhiều
viết khác luật thơ Đờng [40, 839]. Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, ông đa nhiều
câu thơ sáu chữ vào bài thất ngôn Đờng luật. Ông làm cả lối thơ đặc biệt nh Thủ
vĩ ngâm (bài Góc thành nam), liên hoàn (bài Vịnh trúc). Có thể nói Nguyễn Trãi
đã đóng góp rất lớn trong việc xây dựng một lối thơ Việt Nam.

1.1.2.4. Nhà thơ Nguyễn Trãi đã sử dụng các điển cố, điển tích, đợc ghi chép trong
sách Trung Hoa để vận dụng vào sáng tác của mình một cách hợp lý, linh hoạt và
đồng thời làm cho ý thơ hàm súc, cô đọng. Ông dùng những điển cố có kèm theo nội
dung giải thích, hoặc những điển cố quen thuộc. Chẳng hạn:
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dờng ấy ta đà phỉ thửa nguyền.
(Tự thán, bài 4)
Cũng nh các tác giả trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu không ít
ảnh hởng của Hán học. Nguyễn Trãi là ngời đã Việt hoá nhiều yếu tố vay mợn
của Hán học.
Chẳng hạn, từ câu: Nho quan đa ngộ thân (cái mũ của nhà nho khiến cho
tấm thân bị lầm lỡ nhiều) của Đỗ Phủ, ông đã viết:
Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ
19


20

Tay còn lọ hái cúc Uyên Minh.
(Mạn thuật, bài 9).
1.1.2.5. Về nghệ thuật sử dụng tục ngữ Việt: Trong tập thơ quốc âm của mình,
Nguyễn Trãi đã đúc kết khá nhuần nhuyễn những tri thức, hoặc rút ra từ sử sách,
hoặc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian bằng nhiều cách khác nhau:
hoặc lấy nguyên vẹn, ý từ các câu tục ngữ, rút gọn những câu tục ngữ khuôn vào
những câu thơ Đờng luật. Có thể nói yếu tố tục ngữ khá đậm đà trong nhiều câu
thơ, nhiều bài thơ quốc âm của ức Trai.
Chẳng hạn, từ câu tục ngữ: ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm
ốm lng chịu đòn Nguyễn Trãi viết:
Lân cận nhà giàu no bữa cám (cốm),
Bạn bè kẻ trộm phải ăn đòn.

(Bảo kính cảnh giới , bài 21).
Hay từ câu tục ngữ: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, trong Quốc âm thi tập Nguyễn
Trãi viết:
- Ngoài năm mơi tuổi ngoài chng thế,
ắt đã tròn bằng nớc ở bầu.
( Trần tình, bài 4)
- ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
(Bảo kính cảnh giới, bài 21)
Thanh Lãng trong bài viết về Quốc âm thi tập đã nhận xét: Quốc âm thi
tập đánh dấu một chặng đờng tiến của ngữ ngôn Việt Nam, một ngữ ngôn đã
uyển chuyển, đã tế nhị, trong việc diễn tả mọi tình ý một cách độc đáo.
Quốc âm thi tập là cái thớc để ta đo sự tiến hoá của văn hoá Việt Nam về
mặt tâm lý dân tộc, t tởng quốc gia, tâm tình con ngời, về mặt ngôn ngữ của một
thời xa xa cách đây năm thế kỷ, về mặt nghệ thuật, trình độ thẩm mỹ. Nỗ lực xây
dựng một nền văn hoá dân tộc đợc bộc lộ rõ rệt, thái độ lạc quan yêu đời đợc ghi
nhận với những nét đậm đà [40, 805].

20


21

Tóm lại, Quốc âm thi tập là một văn liệu quan trọng về nhiều phơng diện,
một chứng tích của tiếng Việt và chữ Việt thời cổ, một dấu hiệu của sự phát triển
riêng biệt loại hình thơ cổ điển Việt Nam không hề trùng lẫn với thơ cổ Trung
Hoa. Nhng đặc biệt, đó là một thi phẩm có giá trị mở ra cho ngời đọc thấy có
một trái tim đau thơng cao cả, một tâm hồn rất mực giàu có, một tình cảm biết
nén nỗi buồn để lúc nào cũng có thể lạc quan yêu đời, của một nhân vật vĩ đại
sống cách đây sáu thế kỷ, một nhân vật tiêu biểu cho sự phục hng toàn diện của

trí tuệ và tình cảm Việt Nam" [18, 1485].
1.2. Khái lợc về biểu tợng trong văn học
1.2.1. Giới thuyết khái niệm về Biểu tợng
Ngày nay, vai trò to lớn của biểu tợng trong hoạt động đời sống con ngời
đã đợc quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần hết sức khoa học.
Vai trò của biểu tợng không còn bị xem nhẹ, thậm chí không còn bị đánh giá
thấp nh trớc đây. Nó đã đợc xác định lại vị trí và đợc xem là mặt thứ hai của lí
trí, chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con ngời có những phát hiện tìm ra cái
mới. Biểu tợng luôn ở vị trí trung tâm và đợc coi nh tế bào của đời sống văn
hoá.
Trong đời sống xã hội, dù biết hay cha biết, chúng ta đều nhận thức và
hành động theo biểu tợng. Nó có tầm ảnh hởng rộng khắp trong mọi mặt của đời
sống con ngời. Từ lĩnh vực khoa học cho đến lĩnh vực nghệ thuật, từ đời sống
tâm linh cho đến quan hệ ứng xử và giao tiếp, ngời ta ngày càng tìm cách giải
mã ngôn ngữ biểu tợng, vừa để mở rộng trờng nhận thức, khám phá ra những
giá trị văn hoá truyền thống còn khuất trong lòng đời sống cộng đồng - xã hội,
vừa làm chủ một năng lợng tinh thần của một loại hình ngôn ngữ đặc biệt mà
ta vừa mới bắt đầu khẳng định về sức mạnh của nó [15, 2].
Vậy biểu tợng là gì?
1.2.1.1. Thuật ngữ Biểu tợng trong tiếng Việt có xuất xứ từ thuật ngữ Symbole
trong tiếmg Pháp. Thuật ngữ này đợc dịch sang tiếng Việt thành Biểu tợng hoặc
Tợng trng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, khái niệm Tợng trng không nằm cùng
bình diện với Biểu tợng. Cách dịch thành Biểu tợng đợc chấp thuận rộng rãi hơn.

21


22

Thuật ngữ biểu tợng bắt nguồn từ tiếng Hy lạp có nghĩa là kí hiệu (Sign),

dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu chứng hợp đồng,...
Cũng có thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hylạp Symballo
có nghĩa là ném vào một vị trí, liên kết, suy nghĩ về, thoả thuận, ớc
hẹn,...
1.2.1.2. Biểu tợng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: bày ra, trình bày, dấu hiệu,
để ngời ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tợng có nghĩa là hình tợng. Biểu tợng là
một hình tợng nào đó đợc phô bày ra trở thành một dấu hiệu, kí hiệu tợng trng,
nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tợng.
Khởi nguyên, biểu tợng bắt nguồn từ một tập quán Hy lạp cổ đại, nói về
một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành viên
trong một bộ tộc nào đó, trớc sự phân tán của họ, sau này khi đợc triệu tập trở lại
thì những mảnh đá vỡ đó đợc ghép lại nhằm xác nhận sự hiện diện trở lại của
toàn nhóm.
Bản chất khó xác định của biểu tợng chính là sự chia ra và kết lại với nhau,
nó hàm chứa hai ý tởng phân ly và tái hợp. Mọi biểu tợng đều chứa đựng dấu
hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tợng luôn biến ảo, nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy
vỡ vừa là nối kết, vừa xuất hiện lại vừa mất đi, khiến cho t duy luôn phải truy
tìm, liên tởng và muốn nắm bắt lấy vô vàn những ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay
trong lòng của nó [15, 3].
1.2.1.3. Nh chúng ta biết, trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn nh lịch
sử, tâm lý học, tôn giáo, ngôn ngữ học,... đều quan tâm và có những kiến giải
riêng về biểu tợng. Trong lịch sử phát triển của mỗi ngành, ở mỗi trào lu, khuynh
hớng với những gốc rễ t tởng triết học khác nhau, quan niệm về biểu tợng cũng
không thuần nhất. Trớc những cách hiểu khác nhau, các soạn giả công trình Từ
điển biểu tợng văn hoá thế giới đã có một tổng thuật những thông tin cơ bản, tiêu
biểu về biểu tợng xoay quanh trục văn hoá, và có một sự tiếp cận hợp lý về mặt
thuật ngữ.
Lần theo lịch sử biểu tợng, khi nói đến những sự vật có thể mang giá trị biểu
tợng, các soạn giả đã dẫn ra ý kiến của Pierr Emmanuel: Vật ở đây không chỉ là
một sinh thể hay một sự vật thực, mà cả một khuynh hớng, một hình ảnh ám ảnh,

22


23

một giấc mơ, một hệ thống định đề đợc u tiên, một hệ thuật ngữ quen dùng... tất
cả những gì cố định năng lợng tâm thần hay huy động năng lợng ấy vì lợi ích
riêng của mình,... [5, 24]. Nh vậy, vật mang giá trị biểu tợng có thể là một vật
cụ thể, hoặc vật trừu tợng.
Jean Chevalier Gheerbrant cho rằng: Tự bản chất của biểu tợng, nó phá vỡ
các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó
giống nh mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không
nắm bắt đợc. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một
biểu tợng [5, 14].
Nói nh Georges Gurvitch. Các biểu tợng tiết lộ mà che dấu và che dấu mà
tiết lộ [5, 14].
Đối với C. G. Jung, ông cho rằng: Biểu tợng không phải là một phúng dụ,
cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để
chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất mà ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh [5, 24].
Nói nh vậy, bản chất của biểu tợng là khó xác định, sự hiểu biết về nó đơng
nhiên còn tuỳ thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân
cũng nh trình độ nhận thức của từng ngời. Không những thế, việc giải mã tìm
ra ý nghĩa của biểu tợng cũng phải tính đến thói quen, phong tục, tập quán của
các nền văn hoá trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Điều bí ẩn vẫn luôn
còn nguyên vẹn và mơ hồ về mặt ý nghĩa nếu nh biểu tợng cha đợc giải mã.
Một biểu tợng thờng có nhiều nghĩa và ngợc lại một ý nghĩa lại có nhiều biểu tợng cùng biểu thị.
Vậy, có thể hiểu biểu tợng là những hình ảnh tợng trng đợc phô bày khiến
ngời ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩn trong lòng của
nó [15, 3].
Một định nghĩa khác của nhà phân tâm học C. G. Jung về biểu tợng nh sau:

Cái mà chúng ta gọi là biểu tợng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh,
ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những
ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ớc định hiển nhiên và trực tiếp của nó [5,
24].

23


24

Freud cho rằng: Biểu tợng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió ít nhiều
khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tợng là mối liên kết thống
nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một t tởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn
của chúng [5, 24]. Nh vậy, theo Freud, biểu tợng luôn là tiếng nói của những
ham muốn bị dồn nén, những xung đột chìm sâu trong vô thức con ngời
1.2.1.4. Biểu tợng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tác động chủ yếu đến thính
giác và thị giác gây cho con ngời những rung động, cảm xúc về chúng theo nhiều
mức độ khác nhau. Biểu tợng có mặt hầu hết trong các biểu hiện của cuộc sống.
Thực chất, cuộc sống ngoài những nhận thức bằng t duy lý tính mang tính logic,
còn biết bao điều không thể hiểu biết trực tiếp đợc. Nên ngời ta đã dùng một vật
môi giới làm trung gian để có thể hiểu đợc những điều khó hiểu. Ta gọi nó là
biểu tợng nh: Hoa cúc biểu tợng cho sự thuỷ chung; Bồ câu biểu tợng cho hoà
bình; Rùa biểu tợng của sự trờng tồn. Hoa sen biểu tợng cho sự thanh cao, Cái
bắt tay biểu tợng cho tình hữu nghị,...
Biểu tợng mở rộng trờng ý thức trong mọi lĩnh vực và đợc biểu hiện bằng
nhiều hình thái khác nhau; từ trong huyền thoại, tín ngỡng tôn giáo, lễ hội truyền
thống, lối sống, phong tục tập quán,... cho đến đời sống văn học nghệ thuật,
quảng cáo, mỹ thuật. Ngời ta ngày càng tìm cách giải mã ngôn ngữ biểu tợng để
mở rộng sự hiểu biết và đi sâu vào thế giới thông tin, cũng là để làm chủ một
năng lợng tinh thần của một loại hình riêng biệt - siêu ngôn ngữ.

Biểu tợng là đơn vị cơ bản của văn hoá, nó làm nên toàn bộ đời sống văn
hoá và chi phối mọi hoạt động của con ngời trong đời sống xã hội [16, 6].
Biểu tợng, nếu hiểu một cách giản đơn và ngắn gọn nhất, đó là hình ảnh
tợng trng- tức là những hình ảnh có ý nghĩa rộng lớn hơn chính nó. Điều này
có nghĩa rằng mỗi biểu tợng đều phải khái quát đợc một phạm vi rộng lớn sự vật,
hiện tợng của đời sống. Nếu biểu tợng không gợi cho ta đợc một ý nghĩa mới
rộng lớn hơn cái biểu đạt thì nó không đợc coi là biểu tợng mà chỉ là một hình
ảnh thuần tuý, không chứa trong đó cái đợc biểu đạt. Nh vậy, một biểu tợng
nghệ thuật là hình ảnh tợng trng đợc tác giả sử dụng nhằm thể hiện một ý nghĩa,
một tình cảm nào đó. Hay nói nh nhà thơ Pháp X. Malacmê nghệ thuật sử dụng

24


25

biểu tợng là nghệ thuật lựa chọn một vật thể để từ đó rút ra một tình cảm [55,
27].
1.2.1.5. Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 1200) trong Dịch thuyết cơng lĩnh khi bàn về biểu tợng đã viết: Tợng là lấy hình
tợng này để tỏ nghĩa kia [7, 58].
Nh hình bát quái, đã lấy 8 quẻ trong kinh Dịch làm đồ hình mỗi quẻ là một
tợng lớn, đợc cấu thành với hai tợng nhỏ cơ bản: Một vạch liền(-) là tợng của
nguyên lý dơng, một vạch đứt (--) là tợng của nguyên lý âm. Về mặt ý nghĩa của
biểu tợng, còn cho phép đọc: Vạch liền là biểu tợng của giống đực, mặt trời, đàn
ông, ánh sáng, tiến lên, cái thiện, hạnh phúc, hoà bình v.v..vạch đứt là biểu tợng
của giống cái, mặt trăng, đàn bà, bóng tối, sự chết, thoái lui, cái ác, đau khổ,
chiến tranh,... Biểu tợng luôn mở rộng sự liên tởng để trí tuệ có thể đi tìm, khám
phá ra những ý nghĩa còn chìm khuất trong chiều sâu nhận thức của con ngời.
Qua một số quan niệm vừa nêu trên, ta thấy sự ra đời của biểu tợng đợc
gắn liền với sự thực hiện khiếu năng tinh thần đặc biệt chỉ có ở loài ngời, đó là

năng lực tợng trng hoá. Biểu tợng đợc hiểu là một hiện tợng vật thể, nhờ thể hiện
trong đó một nội dung cụ thể - cảm tính mà hiện tợng này thể hiện, trình ra
những ý nghĩa, những giá trị nào đó.
1.2.1.6. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt trên cơ sở khảo sát cách dùng thuật ngữ
biểu tợng trong đời sống hàng ngày, các soạn giả đã nêu lên ba nét nghĩa của
biểu tợng.
Biểu tợng: 1. Hình ảnh tợng trng. Chim bồ câu là biểu tợng của hoà bình.
2. hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ
lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. 3. kí
hiệu bằng hình đồ họa trên màn hình máy tính, ngời sử dụng máy có thể dùng
con chuột trỏ vào đấy để chọn một thao tác hoặc một ứng dụng phần mềm nào
đó [33, 66 - 67]. Với sự giới thuyết đó, biểu tợng là khái niệm thuộc lĩnh vực
tâm lí, đợc tạo ra bởi sự tri giác hình ảnh. Cơ sở để tạo nên biểu tợng chính là
hình ảnh. Trong lĩnh vực văn học, khái niệm này đã đợc các nhà nghiên cứu sử
dụng để tìm hiểu các hiện tợng độc đáo cả trong văn học dân gian và văn học bác
học.
25


×