Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Tác động của điều kiện địa lý đến một số tập quán sản xuất và sinh hoạt của người thái ở xã sơn kim II huyện hương sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.26 MB, 103 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa địa lý
-------***-------

Tác động của điều kiện địa lý đến một số
tập quán sản xuất và sinh hoạt của ngời Thái ở xã
Sơn Kim II- huyện Hơng Sơn - tỉnh Hà Tĩnh
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: địa lý Tự NHIÊN

Giảng viên hớng dẫn: pgs.ts. ĐàO KHANG
Sinh viên thực hiện:

NGUYễN THị GIANG THANH

Vinh - 2011

Trờng đại học vinh
Khoa địa lý
-------***-------

NGUYễN THị GIANG THANH


Tác động của điều kiện địa lý đến một số
tập quán sản xuất và sinh hoạt của ngời Thái ở xã
Sơn Kim II- huyện Hơng Sơn - tỉnh Hà Tĩnh

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: địa lý Tự NHIÊN


Vinh - 2011

2


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo,
PGS.TS. Đào Khang – người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Địa lí, gia đình và
tất cả bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị đang công
tác tại UB Dân tộc – Miền núi tỉnh Hà Tĩnh, phòng Nông nghiệp, phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, UBND xã Sơn Kim II
cùng các ban ngành có liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những
tài liệu cần thiết cho đề tài của em.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả
nghiên cứu trong đề tài chưa được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu
nào.


DANH MỤC VIẾT TẮT

N-L-N:

Nông lâm ngư

UBND:

Ủy ban nhân dân

VQG :

Vườn Quốc Gia

ANQP:

An ninh quốc phòng


MỤC LỤC
Trang
Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc............................................................1
Vinh - 2011.............................................................................................1
Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc............................................................2
Vinh - 2011.............................................................................................2

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vấn đề dân tộc là một vấn đề khá nhạy cảm trong đời sống chính trị-xã
hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, chính sách dân tộc là một trong những nội
dung rất được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm, với phương châm là: Đoàn
kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc anh em
trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong bức tranh phân bố các dân tộc thiểu số ở nước ta, Hà Tĩnh là
một địa bàn khá đặc biệt và nhạy cảm. Tuy không nhiều về số lượng nhưng
đây lại là nơi hội tụ, tiếp xúc của nhiều tộc người, được tạo bởi vị trí giáp
ranh, chuyển giao của các dân tộc ở phía Bắc như H’Mông, Khơ Mú, Thái,
Mường, Thổ,...và các dân tộc ở phía Nam mà cụ thể là Nam Trung Bộ như
Chứt, Vân Kiều, Tà Ôi...Do đó, vấn đề dân tộc ở Hà Tĩnh và việc lưu giữ,
phát huy bản sắc văn hóa của các tộc người ở đây lại càng trở nên vô cùng
cần thiết và đáng quan tâm hơn nơi nào hết.
Thật vậy, xuất phát từ yếu tố tự nhiên, các dân tộc trong quá trình
phát triển đều hình thành nên những dấu ấn riêng trong phương thức lao
động, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tạo nên cái gọi là bản sắc văn
hóa của mỗi một tộc người. Trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang
không ngừng chuyển mình trên con đường hội nhập và phát triển thì việc
giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam là một vấn đề vô cùng cần thiết để chúng ta “hòa nhập” mà không bị
“hòa tan”.
Có thể nói, do số lượng không nhiều nên đồng bào dân tộc thiểu số ở
Hà Tĩnh không được quan tâm nhiều trong vấn đề giữ gìn, bảo tồn những
bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ trừ dân tộc Mã Liềng có được nhắc đến trong

7


một số tạp chí hay công trình nghiên cứu khoa học, còn lại hầu hết những
vốn quý văn hóa truyền thống và những phong tục, tập quán mang đặc

trưng riêng của mỗi dân tộc ở đây đang dần mất đi.
Ở Hà Tĩnh, người Thái là tộc người chiếm số lượng đông nhất trong
tổng số 1854 đồng bào dân tộc thiếu số đang sinh sống ở đây, phân bố ở ba
huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang, trong đó tập trung với số
lượng đông đảo nhất ở địa bàn xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn. Cộng
đồng người Thái ở Sơn Kim II phân bố rải rác trên khắp 9/14 thôn của xã,
nơi mà những nét văn hóa của một tộc người đã dần bị lãng quên, mai một,
nơi vẫn còn lẫn khuất đâu đó bóng dáng bản sắc văn hóa một tộc người đã
trải qua nhiều biến chuyển, thăng trầm của lịch sử di cư.
Là một sinh viên vốn giành nhiều tâm huyết cho vấn đề văn hóa dân
tộc của tỉnh nhà, có mong muốn giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc ít
người ở Hà Tĩnh, tôi chọn đề tài “ Tác động của điều kiện địa lý đến một
số tập quán sản xuất và sinh hoạt của người Thái ở xã Sơn Kim II,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số giải pháp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao chất lượng cuộc sống và giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán,
những vốn quý văn hóa truyền thống của người Thái ở Hà Tĩnh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên địa bàn cư trú tập trung của người

Thái ở xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Hệ thống hóa các đặc trưng văn hóa (văn hóa vật chất, văn hóa tinh

thần, phong tục tập quán..) của người Thái nói chung.
8



- Nghiên cứu thực trạng cuộc sống của người Thái ở xã Sơn Kim II,

huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên làm thay đổi một số tập quán

sản xuất và sinh hoạt của người Thái ở Sơn Kim II, Hương Sơn, Hà Tĩnh
so với người Thái ở Miền Tây Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn vốn

quý văn hóa truyền thống của người Thái ở Sơn Kim II, Hương Sơn, Hà
Tĩnh.
4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống được vận dụng trong đề tài này để nghiên cứu
đặc điểm hệ thống các hợp phần lãnh thổ tự nhiên thuộc phạm vi sinh sống
của người Thái ở xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn và hệ thống các tập
quán trong sinh hoạt và sản xuất của người Thái nói chung.
Cấu trúc đứng là toàn bộ hệ các hợp phần tự nhiên thuộc phạm vi
nghiên cứu mà người Thái đang sinh sống và dựa vào đó để khai thác, sử
dụng phục vụ cho cuộc sống của mình từ khi sang định cư ở Hà Tĩnh.
Cấu trúc ngang là các đơn vị lãnh thổ trong phạm vi sinh sống của
người Thái, bao gồm 9/14 thôn của xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn.
Cấu trúc chức năng là toàn bộ điều kiện thực tế của môi trường sinh
sống có ảnh hưởng đến tập quán của người Thái ở Sơn Kim II, huyện
Hương Sơn, bao gồm chức năng của điều kiện địa lý nơi địa bàn cư trú và
hệ thống các chủ trương chính sách của các cấp chính quyền, ảnh hưởng
đến sự tồn tại và phát triển của các tập quán đó.
4.2. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng ở đề tài này trong

việc đánh giá khả năng thích ứng của người Thái với những thay đổi của
điều kiện tự nhiên do quá trình di cư từ các huyện miền Tây Nghệ An sang

9


Hà Tĩnh và trong việc cố kết nên những tập quán sản xuất và sinh hoạt mới
trong điều kiện tự nhiên mới. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét làm cơ
sở đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn cư trú hiện tại của họ, vừa đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, không ảnh hưởng xấu đến môi trường vừa giữ gìn được nét truyền
thống văn hóa của người Thái.
4.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh là quan điểm có tính chất động lực khi
nghiên cứu đối tượng. Lịch sử di cư của người Thái từ vùng lưu vực sông
Nậm Mô và Nậm Nơn (Nghệ An) sang lưu vực sông Ngàn Phố (Hương
Sơn, Hà Tĩnh) là một quá trình vận động diễn ra khá phức tạp, chịu tác
động của những điều kiện, hoàn cảnh nhất định trong quá khứ.
Vì vậy, khi nghiên cứu về sự thay đổi những đặc điểm tập quán sản
xuất và sinh hoạt của người Thái ở Sơn Kim II, huyện Hương Sơn từ khi
sang định cư ở Hà Tĩnh, phải luôn xem xét các đối tượng trong bối cảnh
quá khứ và hiện tại, những điều kiện địa lý trước và sau cuộc di cư cũng
như dự báo những thay đổi trong tương lai.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong khoa học địa lý.
Phương pháp này được vận dụng vào việc nghiên cứu trực tiếp các
đặc điểm điều kiện tự nhiên, thâm nhập thực tế cuộc sống của đồng bào dân
tộc Thái ở địa bàn xã Sơn Kim II để nắm bắt những tập quán văn hóa của

người Thái hiện vẫn còn lưu giữ lại ở địa phương, gặp trực tiếp các cơ quan,
cấp ủy chính quyền địa phương để thu thập tài liệu, thông tin cho đề tài.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu, xử lý tài liệu
Đây cũng là một phương pháp rất cơ bản trong nghiên cứu khoa học.

10


Các thông tin được thu thập từ các báo cáo định kỳ hàng năm, các
dự án đã được nghiệm thu, những câu chuyện từ thực tế của người Thái ở
địa phương được ghi chép hoặc thu âm trực tiếp cũng như các sách báo,
tạp chí liên quan...được xử lý một các khoa học bằng các phương pháp đặc
thù địa lý như: phân tích, tổng hợp, lập sơ đồ, biểu đồ, lập bảng so sánh,
xây dựng bản đồ, lập đề cương...
Từ những số liệu thô thiếu đồng bộ chúng tôi đã xử lý thống nhất và
đưa ra những kết quả chính xác, đồng bộ.
5.3. Phương pháp bản đồ
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng bản đồ hành chính huyện Hương
Sơn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Kim II để xác định vị trí phân
bố của người Thái và thiết lập bản đồ quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn
xã Sơn Kim II, thuộc phạm vi cư trú và sinh sống tập trung đông của đồng
bào dân tộc Thái.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều kiện tự nhiên, các tập quán
sản xuất và sinh hoạt của người Thái ở Hà Tĩnh nói riêng và những đặc
trưng văn hóa của người Thái nói chung, cũng như các giải pháp giúp gìn
giữ những phong tục tập quán truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc của người Thái ở Hà Tĩnh, đề xuất các giải pháp ổn định cuộc sống
trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên hiện có.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

7.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài tập trung vào 9 thôn của xã
Sơn Kim II, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nơi tập trung với số lượng
đông người dân tộc Thái từ sau quá trình di cư sang Hà Tĩnh, bao gồm:

11


Thôn Đá Mồng, thôn Quyết Thắng, thôn Kim Bình, thôn Chế Biến,
thôn Quyết Tiến, thôn Làng Chè, thôn Khe Chè, thôn Khe Tre, thôn Xung
Kích (9 thôn).
7.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào :
- Các đặc điểm chính về địa lý tự nhiên thuộc phạm vi cư trú của
nguời Thái ở xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở
những nguồn tài liệu thu thập được và kết quả tìm hiểu thực tế của bản
thân tại địa phương
- Đời sống hiện tại của đồng bào người Thái ở xã Sơn Kim II, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Tác động của điều kiện địa lý đến một số tập quán sản xuất và sinh
hoạt của người Thái từ khi sang định cư ở Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống liên quan đến việc giữ gìn những nét văn hóa đặc
trưng của tộc người này.
8. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa những diện mạo, đặc trưng cơ bản nhất về văn hóa
của người Thái nói chung và người Thái ở Hà Tĩnh nói riêng.
- Đối sánh những đặc điểm phong tục, tập quán của người Thái ở
Sơn Kim II, Hương Sơn, Hà Tĩnh và người Thái nói chung mà chủ yếu là
người Thái ở miền Tây Nghệ An.

- Đưa ra một số giải pháp tổng thể nhằm phát triển kinh tế- xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống và giữ gìn những vốn văn hóa truyền thống
của đồng bào dân tộc Thái ở Hà Tĩnh.
9. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Người Thái ở Hà Tĩnh được biết đến không nhiều, hầu hết chỉ được
nhắc đến một cách chung chung, khái quát trong một số báo cáo định kỳ hàng
12


năm của Uỷ ban Dân tộc - Miền núi tỉnh Hà Tĩnh, trên một số bài viết nhỏ
hay phương tiện thông tin đại chúng, báo đài địa phương...Dường như, mọi
nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của người Thái ở đây do không phát huy
được hết những giá trị của nó mà đang dần bị lãng quên và mai một.
Từ trước đến nay, ngoại trừ một số tài liệu có nhắc đến quá trình di
cư của người Thái từ các huyện miền núi miền Tây Nghệ An đi qua Lào
rồi sang vùng miền núi Hà Tĩnh, chưa có một đề tài khoa học nào nghiên
cứu về dân tộc Thái ở Hà Tĩnh một cách đầy đủ, từ nguồn gốc, tên gọi đến
đặc điểm phong tục, tập quán, lối sống và những đặc trưnng văn hóa độc
đáo của người Thái, những gì còn, những gì mất.
Trong khi đó, nguồn tài liệu viết về những đặc trưng văn hóa độc
đáo cũng như những phong tục tập quán của người Thái nói chung và
người Thái ở miền Tây Nghệ An nói riêng thì vô cùng phong phú, đa dạng,
đáng chú ý có một số tài liệu như:
1. Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam của Nguyễn Văn Huy NXB Giáo Dục - 2005.
2. Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạng của các dân tộc thiểu
số huyện Kỳ Sơn - Nghệ An của UBND huyện Kỳ Sơn- xuất bản năm 2005.
3. Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc - năm 2009.
4. Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam - TS. Nguyễn Khắc Tụng Nhà xuất bản xây dựng - 1996.
5. Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam - Ngô Đức Thịnh NXB Văn hóa dân tộc -1994.
6. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam - NXB Văn hóa dân

tộc -1994.
7. Các dân tộc ít người việt Nam ở các tỉnh phía Bắc - NXB Khoa
học xã hội - 1978.

13


8 . “ Bước đầu nghiên cứu thực trạng kinh tế, văn hóa xã hội các dân
tộc thiểu số ở vùng miền núi Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp phát triển” Đề án của sở KH, CN & MT tỉnh Hà Tĩnh, tháng 5/2001.
Những tài liệu và công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham
khảo quan trọng cho việc nghiên cứu về người Thái ở Hà Tĩnh và là cơ sở
để chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm tập quán sản xuất và sinh hoạt khác
biệt của người Thái ở Hà Tĩnh trong sự đối sánh với những đặc trưng văn
hóa của người Thái nói chung.
10. NGUỒN TƯ LIỆU
- Các kết quả phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu thực địa của bản thân.
- Các loại bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Hương Sơn, bản đồ quy
hoạch sử dụng đất xã Sơn Kim II năm 2010, bản đồ địa giới hành chính xã
Sơn Kim II .
- Tài liệu của UBND xã Sơn Kim II, gồm:
+ Báo cáo chính trị của BCH lâm thời Đảng bộ xã Sơn Kim II.
+ Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010.
+ Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
năm 2011.
+ Báo cáo về công tác dân tộc - tôn giáo của Phó chủ tịch UBND
xã Sơn Kim II.
+ Báo cáo dự án qui hoạch bố trí sắp xếp, ổn định dân cư các xã
biên giới Việt - Lào, xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn năm 2010, định
hướng đến năm 2015.

- Tài liệu của UBND Tỉnh Hà Tĩnh gồm:
+ Báo cáo công tác dân tộc năm 2009.
+ Báo cáo “Tình hình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc
giai đoạn 2006 - 2010”

14


+ Báo cáo “Một số vấn đề chủ yếu về dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh”
năm 2009.
+ Báo cáo “Tổng kết năm thực hiện chương trình phối hợp công
tác dân tộc giữa UBDT với bộ tư lệnh bộ đội biên phòng năm 2010”
Và một số tài liệu khác.
11. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần, 4 chương, 1 bản đồ, 4 bảng số liệu, 2 sơ đồ, 10
ảnh tài liệu tham khảo, tổng cộng là 96 trang đánh máy trên giấy A4, font
chữ Time New Roman, cỡ chữ 14.

15


16


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI THÁI
Ở HÀ TĨNH
1.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Sơn Kim II là một xã miền núi được được chia tách theo Nghị

định 09/ NĐ - CP của chính phủ ngày 02/01/2004 từ xã Sơn Kim cũ, nằm
phía Tây của huyện Hương Sơn, cách trung tâm thị trấn Tây Sơn khoảng
2km về phía Bắc.
Tọa độ địa lý từ khoảng : 18 o15’ - 18 o26’ VB
105 o08’ - 105 o21’ KĐ
Phía Đông giáp xã Sơn Tây và xã Hương Quang (Vũ Quang).
Phía Tây giáp xã Sơn Kim I.
Phía Bắc giáp xã Sơn Kim I và thị trấn Tây Sơn.
Phía Nam giáp nước Lào và xã Hương Quang (Vũ Quang) .
Xã có 14 thôn với tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành
chính là 20.057 ha.
Xã Sơn Kim II là địa bàn phân bố chủ yếu của người Thái ở Hà Tĩnh
hiện nay và là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một xã miền núi, địa hình phức tạp, lắm đồi núi và
khe suối, xã có một tuyến đường tiểu mạch sang nước bạn Lào dài khoảng
29,5 km; nối liền các xã lân cận vùng giáp biên giới của huyện với Lào.
Nhìn chung, vị trí địa lý của xã Sơn Kim II có những lợi thế chủ yếu
đó là: nằm tương đối gần với trung tâm kinh tế, thương mại sầm uất thị
trấn Tây Sơn, có vị trí giao thông khá thuận lợi trong việc thông thương đi
lại với nước bạn Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
cũng như giao lưu văn hóa giữa các đồng bào dân tộc ở đây với đồng bào
dân tộc ở vùng biên giới nước bạn.
17


Bao bọc ở phía Đông và Đông Nam của xã Sơn Kim II là khu vực
vườn quốc gia Vũ Quang và khu vực rừng sản xuất cũng như các nông

trường lâm nghiệp rộng lớn với tiềm năng to lớn về đất, rừng, có ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Thái ở đây.
Tuy nhiên, là một xã miền núi, dân cư phân bố khá thưa thớt, lại nằm
gần trong khu vực khí hậu khắc nghiệt, là nơi tiếp nhận đầu tiên cái nắng,
cái nóng của “gió Lào bão lửa”, thêm vào đó lại nằm ở vị trí thượng nguồn
sông Ngàn Phố nên phải thường xuyên gánh chịu hậu quả của thiên tai, lũ
lụt đặc biệt là lũ quét, hạn chế lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, với vị trí nằm dọc phía Nam sông Ngàn Phố, có đường
biên giới giáp Lào dài 25km nên vấn đề đảm bảo ANQP có ý nghĩa to lớn
đối với địa bàn vùng giáp biên này. Vùng biên giới giáp nước bạn Lào của
xã Sơn Kim II địa hình hiểm trở, là địa bàn không mấy đồng nhất về thành
phần dân cư, dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các phần tử chống phá
chính quyền cách mạng cũng như tội phạm hoạt động, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của đồng bào dân tộc ở đây. Chính vì vậy, việc
đảm bảo ANQP là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu đối với các cấp
chính quyền địa phương xã Sơn Kim II.
1.1.2. Địa hình
Người Thái ở địa bàn xã Sơn Kim II phân bố trên vùng địa hình chủ
yếu là đồi núi xen đồng bằng thung lũng sông. Địa hình dốc từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, độ cao trung bình là khoảng 300 - 450m, chủ yếu là đồi
trung du, cao nhất là núi Bà Mụ với độ cao 1.357m, trên biên giới Việt – Lào.
Ngoài địa hình đồi trung du là phần chuyển tiếp từ miền núi xuống
đồng bằng với thành phần đất đai rất đa dạng thì ở đây còn có dạng địa
hình đồng bằng bóc mòn và thung lũng tương đối bằng phẳng do quá trình
canh tác và cày xới lâu năm, là địa bàn cư trú và sản xuất chủ yếu của
đồng bào dân tộc Thái ở đây.

18



Với đặc điểm địa hình trên, cho phép phát triển các lâm trường sản
xuất, chế biến lâm sản, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia
súc và đặc biệt là trồng lúa nước cũng như phát triển hoa màu ở những
vùng đồng bằng thung lũng sông, đất đai được phù sa bồi đắp phì nhiêu,
màu mỡ.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình đồi núi chiếm chủ yếu, bị chia cắt
do đó khó khăn trong khai thác, sử dụng. Một số chỗ trũng thấp có khả
năng trồng lúa nước thì do canh tác lâu năm nên có nguy cơ bạc màu, thoái
hóa đất, hạn chế phát triển sản xuất nông nghiệp. Là xã miền núi nên diện
tích ruộng đất sản xuất bậc thang nhiều, lại chủ yếu nằm cạnh các khe suối
nên về mùa mưa lũ, một số vùng thường bị vùi dập, sạt lở, trôi đất màu.
1.1.3. Khí hậu
Địa bàn xã Sơn Kim II nơi người Thái cư trú tập trung hiện nay có
đặc điểm khí hậu chung của khí hậu khu vực tỉnh Hà Tĩnh, đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm có một mùa đông lạnh khá rõ nét.
Nhiệt độ trung bình năm khá cao, từ 25- 28 0 C. Là nơi tiếp nhận đầu
tiên cái nóng ngột ngạt của gió Lào khô nóng nên ở đây nhiệt độ trung
bình về mùa hạ tương đối cao, có thể lên tới 28 – 30 0 C, nhiệt độ tối cao có
thể lên tới 39,9 0 C, nhiệt độ tối thấp có thể xuống dưới 10 0 C, biên độ nhiệt
trong vùng lớn, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao, nhìn chung khí hậu khá
khắc nghiệt.
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt trên 2500mm, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau. Điều kiện nhiệt cao, ẩm lớn
tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Mùa khô từ
tháng 2 đến tháng 7, đặc biệt thời gian hoạt động của gió Lào từ tháng 5
đến tháng 7 hàng năm, là mùa nắng gắt, ít mưa, khí hậu khô nóng. Mùa
này thường gây hạn hán làm ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe con người
cũng như năng suất cây trồng, vật nuôi.

19



1.1.4. Thủy văn
Mạng lưới thủy văn trên địa bàn phân bố của ngưởi Thái thuộc xã
Sơn Kim II khá phát triển.
- Hệ thống sông: xã Sơn Kim II nằm ở phía Nam lưu vực sông Ngàn
Phố, là một nhánh sông phụ lưu của con sông La, chảy chủ yếu trong địa
phận huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Sông Ngàn Phố bắt nguồn bằng các dòng suối nhỏ từ vùng núi Giăng
Màn thuộc dãy Trường Sơn, sông chảy qua địa phận xã Sơn Kim II với
chiều dài khoảng 20km, chảy ven biên giới Việt – Lào. Sông chảy ở độ cao
trung bình là khoảng 331m, độ dốc trung bình là 25,2 o; mật độ sông suối là
0,91km/km2; tổng lượng nước là 1,4m 3 tương đương với lưu lượng trung
bình là 45,6m 3/s.
Con sông Ngàn Phố là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nhu cầu
sinh hoạt và tưới tiêu cũng như ảnh hưởng to lớn đến việc xây dựng và
thiết kế các công trình hồ, đập, các tuyến kênh mương thủy lợi phục vụ sản
xuất trên địa bàn.
- Hệ thống sông suối nhỏ: ngoài sông Ngàn Phố, do vị trí đầu nguồn
nên địa bàn xã Sơn Kim II còn có nhiều khe suối, nhiều nhánh sông nhỏ rải
rác trên khắp các thôn của xã. Trong đó có thể kể đến sông Tre – một
nhánh của sông Ngàn Phố chảy qua địa phận xã Sơn Kim II và một loạt
các khe suối nhỏ khác như khe Tre, khe Đá, khe Vạng, khe Cá Họt, khe
Bén, khe Luống Cải, khe Liễu Phương...Hệ thống sông và khe suối nhỏ
này không chỉ có ý nghĩa về mặt sản xuất, tưới tiêu trong nông nghiệp mà
còn có ý nghĩa nhất định đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân
đồng bào dân tộc Thái, đồng thời tạo ra nhiều cảnh quan sinh thái núi sông
tuyệt đẹp ở đây.
Tuy nhiên, nằm ở vị trí thượng nguồn nên về mùa lũ, khu vực này
phải gánh chịu nhiều hậu quả của thiên tai, đặc biệt là lũ quét, gây thiệt hại


20


to lớn đến đời sống, sản xuất và môi trường. Điển hình là trận lũ lịch sử
năm 2002 đã cuốn đi rất nhiều nhà cửa, xóa sạch nhiều thôn bản của xã
Sơn Kim lúc bấy giờ, khi còn chưa tách thành hai xã .
1.1.5. Đất đai
Địa bàn cư trú của người Thái ở xã Sơn Kim II có thành phần đất đai
đa dạng, phân bố xen kẽ, tạo điều kiện khai thác thế mạnh của từng loại
đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất tại chỗ và cấp thiết của đồng bào người
Thái vốn có tập quán định cư canh tác. Đất đai bao gồm hai nhóm chính:
- Đất thung lũng: bao gồm đất cát pha, đất glây hóa, đất sét pha
cát...diện tích không nhiều, được tạo bởi phù sa sông Ngàn Phố hay phong
hóa trầm tích tại chỗ của các thung lũng sông nhỏ hẹp, tương đối màu mỡ,
là cơ sở để khuyến khích đồng bào dân tộc từ bỏ tập quán đốt nương làm
rẫy để chú trọng vào việc trồng lúa nước và hoa màu, đáp ứng nhu cầu
lương thực tại chỗ.
- Đất đồi núi: bao gồm các loại đất như đất mùn đỏ vàng trên núi, đất
xói mòn trơ sỏi đá, đất pheralit...Nhóm đất này chiếm diện tích chủ yếu, phân
bố ở tầng địa hình đồi trung du, đồi núi thấp có độ dốc trên 30 0, là loại đất có
hàm lượng mùn khá cao, chỉ thích hợp cho trồng rừng, trồng cây công
nghiệp, đặc biệt là trồng cây cao su, chè và một số cây lâm sản khác.
Nhìn chung, có thể thấy địa bàn phân bố của người Thái ở xã Sơn
Kim II có thành phần thổ nhưỡng rất đa dạng, lại có sự phân bố xen kẽ tạo
thuận lợi cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng cũng như các ngành nghề
sản xuất N - L - N, phát triển sản xuất nông nghiệp một cách lâu dài, ổn
định và hạn chế tình trạng đốt rừng làm nương rẫy.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất đó là do địa bàn nằm trong điều kiện địa
hình đồi núi chiếm chủ yếu, độ dốc lớn kết hợp với lượng mưa lớn, tập

trung theo mùa nên dễ bị xói mòn, khó qui hoạch sản xuất qui mô lớn, cơ
giới hóa.

21


Hầu hết đất có chất lượng xấu, nghèo dinh dưỡng, độ chua cao, việc
khai thác tài nguyên đất còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cơ cấu sử dụng
đất của xã Sơn Kim II có sự mất cân đối, chưa hợp lý.
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất xã Sơn Kim II năm 2010
Nhóm đất

Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp

Tỉ trọng (%)

538,97

2,61

- Đất trồng cây hàng năm

193,20

0,94

- Đất trồng cây lâu năm


345,77

1,67

78,70

0,38

114,50

0,55

19110,10

92,57

- Đất rừng sản xuất

3433,10

16,63

- Đất rừng phòng hộ

8142,20

39,44

- Đất rừng đặc dụng


7534,80

36,50

300,23

1,45

49,04

0,24

251,19

1,21

696,24

3,37

20.645

100

- Đất trồng lúa
- Đất trồng hoa màu.
Đất lâm nghiệp

Đất phi nông nghiệp
- Đất ở

- Đất chuyên dùng.
Đất chưa sử dụng
Tổng số

(Theo kết quả kiểm kê đất đai của UBND xã Sơn Kim II năm 2010)
Theo kết quả kiểm kê đất đai thể hiện ở bảng trên, cho thấy tỉ lệ đất
lâm nghiệp, đất rừng vẫn chiếm đa số trong cơ cấu sử dụng đất, tỉ lệ đất
sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa khai thác hết khả năng sử dụng và
chưa đáp ứng đủ nhu cầu cấp thiết về sản xuất hoa màu và lương thực hiện
nay cho dân cư trên địa bàn.
1.1.6. Sinh vật
22


Với vị trí tiếp giáp với khu vực VQG Vũ Quang, địa bàn phân bố
của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn Kim II tiềm chứa nhiều yếu địa lý - sinh
vật đặc biệt, có sự đa dạng phong phú về hệ động thực vật và sự giàu có về
tài nguyên rừng, tạo nên thế mạnh nổi bật của vùng.
Thật vậy, có thể nói, cùng với đất đai, rừng là tài nguyên có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với đời sống hàng ngày cũng như việc khai thác, sử
dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào người Thái ở Sơn
Kim II, huyện Hương Sơn.
- Về thực vật : rừng ở khu vực cư trú của người Thái tại địa bàn Sơn
Kim II mang những đặc điểm chung của rừng khu vực Trường Sơn Bắc,
gồm hai kiểu rừng chính là rừng thường kín á nhiệt đới, độ cao từ 6001000m với hai loại cây đặc hữu là pơmu, hoàng đàn và rừng thường kín
nhiệt đới, độ cao < 600m, với thực vật chủ yếu là sến, lim, táu, dỗi, các
loại tre, nứa, song, mây, lá nón và các loại cây dược liệu.
- Về động vật: là địa bàn được phân bổ quản lý một bộ phận của
VQG Vũ Quang nên nơi đây còn giữ được nhiều khu rừng nguyên sinh với
nhiều loài động vật đặc hữu, một số loài thú quí như vọoc chân nâu, vọoc

Hà Tĩnh, hươu sao, khỉ, gấu...một số loài tiêu biểu, được ghi vào sách đỏ
Việt Nam như Sao la, mang lớn.
Tài nguyên rừng là một lợi thế nổi bật đối với đồng bào người Thái
ở xã Sơn Kim II, tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho nhiều hộ nông
dân ở đây trong điều kiện đất đai sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Tuy
nhiên, điều đó cũng đặt ra một vấn đề là phải làm sao để khai thác, sử dụng
hợp lý kết hợp với khoanh nuôi và bảo vệ nguồn tài nguyên này, góp phần
phòng ngừa sự tàn phá của lũ quét nơi vùng đất thượng nguồn.
1.1.7. Nhận xét chung

23


Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa bàn nghiên cứu có
nhiều thế mạnh to lớn cho phép đồng bào dân tộc Thái khai thác, sử dụng để
phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng trọt kết hợp chăn nuôi.
Vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phép thông thương, buôn bán,
trao đổi hàng hóa trong và ngoài xã, trong vùng với vùng biên giới nước
bạn, đặc biệt là vùng biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Bôlikhămxây (Lào).
Mặt khác, do vị trí giáp ranh biên giới Việt - Lào với đường biên giới
tương đối dài nên cần luôn chú ý đến vấn đề ANQP nhằm giữ vững an
ninh biên giới, đảo bảo cuộc sống bình yên cho đồng bào dân tộc thiểu số
vốn là thành phần dễ bị bị cô lập, lôi kéo.
Bên cạnh đó, hạn chế của địa bàn nghiên cứu là đặc điểm địa hình
không mấy thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên gánh chịu hậu
quả của thiên tai, nhất là lũ quét và đặc biệt là gió Tây khô nóng, gây hạn
hán kéo dài, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của đồng
bào người Thái ở đây. Việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào
dân tộc Thái đòi hỏi phải có các chính sách đồng bộ, dài hạn, sự quan tâm

đúng mức và sự phối hợp của các cấp, các ngành.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế chung
Về tình hình phát triển kinh tế của địa bàn xã Sơn Kim II, nhìn
chung, có bước tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng phát triển với tốc độ
nhanh, đời sống vật chất của nhân dân dần được cải thiện đáng kể. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 10% và vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn
định cho đến nay.
1.2.1.1. Về tình hình phát triển các ngành kinh tế
Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, cụ thể :
Tổng sản lượng lương thực đạt 1273 tấn, tăng 15 % so với năm 2004.
24


Bình quân đất canh tác sản xuất N - L - N là 2,47 ha /hộ.
Bình quân lương thực hàng năm đạt 1,05 tấn/hộ, trong đó sản lượng
thóc bình quân đạt 0,65 tấn/hộ. Sản lượng các loại cây công nghiệp, cây đậu,
lạc đều tăng.
Chăn nuôi mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn giữ được
nhịp độ nhát triển. Hiện nay, xã đang triển khai dự án nuôi bò lai Sind,
hươu chất lượng cao từ nguồn dự án Bắc Trường Sơn.
Kinh tế rừng, vườn đồi, kinh tế trang trại đã có bước phát triển, đã có
một số mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Phong trào trồng cây lâm nghiệp,
cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển mạnh, đã trồng được hơn 8.300 cây
lâm sản phi gỗ, 366.000 cây lâm nghiệp, 66.000 cây ăn quả các loại.
Về thương mại, dịch vụ, bước đầu hình thành một số cơ sở, điểm kinh
doanh, dịch vụ có hiệu quả như: chế biến lâm sản, bán hàng tạp hóa, sửa
chữa xe máy, dịch vụ xe khách...tạo thu nhập đáng kể cho người lao động.
1.2.1.2. Về cơ sở hạ tầng, cơ sơ vật chất
Về cơ bản, đã tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

phục vụ nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, nhà hội quán các
thôn, trạm y tế, trụ sở, đài tưởng niệm...
Hiện nay, tổng số km đường trục xã, liên xã là 29km trong đó 90%
đã có bê tông hóa, nhựa hóa. Tổng số km đường trục thôn, xóm là 35km
trong đó đã cứng hóa chiếm 30%. Tổng số km đường trục chính nội đồng
là 39,5km tuy nhiên 100% chưa được cứng hóa.
Hệ thống thủy lợi bao gồm 3 hồ đập chứa nước, 0,2 km đê sông, các
trạm bơm, giếng, đường cống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh...về cơ
bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ngành điện, bao gồm: lưới
điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây trung áp, đường dây
cấp hạ áp, có khả năng đáp ứng 98% so với yêu cầu.

25


×