Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Phong cách truyện ngắn dạ ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.64 KB, 97 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------

HOàNG THị KIM CúC

phong cách truyện ngắn dạ ngân
Chuyên ngành: văn học việt nam
Mã số: 60 22 34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts đinh trí dũng

Vinh - 2009

mục lục
Trang
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
5. Phơng pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn
nội dung


1
2
5
6
6
6


2

Chơng 1: truyện ngắn dạ ngân trong bức tranh chung
của truyện ngắn việt nam sau 1975
7
1.1. Thể loại truyện ngắn trong văn học hiện đại
7
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
7
1.1.2. u thế của thể loại truyện ngắn
11
1.2. Phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn
13
1.2.1. Khái niệm phong cách
13
1.2.2. Phong cách nghệ thuật nhà văn
15
1.3. Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân trong bối cảnh đổi mới
của truyện ngắn Việt Nam sau 1975
17
1.3.1. Bức tranh chung về truyện ngắn Việt Nam sau 1975
17

1.3.2. Truyện ngắn Dạ Ngân - một phong cách độc đáo
của truyện ngắn Việt Nam sau 1975
25
Chơng2: phong cách truyện ngắn Dạ Ngân
trên phơng diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo
2.1. Lựa chọn đề tài
34
2.1.1. Đề tài về bi kịch con ngời, trớc hết là ngời phụ nữ
35
2.1.2. Đề tài hôn nhân - gia đình
47
2.2. Lựa chọn cảm hứng sáng tạo
53
2.2.1. Cảm hứng phê phán
53
2.2.2. Cảm hứng ngợi ca, khẳng định
62
2.2.3. Cảm hứng về thân phận ngời phụ nữ
69
chơng 3: phong cách truyện ngắn dạ ngân
trên phơng diện hình thức nghệ thuật
3.1. Sáng tạo tình huống
78
3.1.1. Tình huống gay cấn éo le và tình huống đơn giản
79
3.1.2. Tình huống trào phúng và tình huống bi kịch
80
3.2. Xây dựng nhân vật
82
3.2.1. Nhân vật trong mối quan hệ phức tạp với cá nhân và cộng đồng

82
3.2.2. Nhân vật trong quan hệ hôn nhân và gia đình
84
3.2.3. Nhân vật trong tơng quan với chính mình
86
3.3. Giọng điệu
88
3.3.1. Giọng điệu trữ tình
89
3.3.2. Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt
90


3

3.3.3. Giọng điệu chiêm nghiệm suy t
3.4. Ngôn ngữ
3.4.1. Ngôn ngữ văn chơng dung dị đời thờng
3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất Nam bộ
kết luận
103
107
tài liệu tham khảo

92
95
95
98
phụ lục
112


Lời cảm ơn
Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Trí Dũng,
ngời đã luôn tận tình hớng dẫn, chỉ bảo và tạo cho tôi nhiều hứng thú trong
công việc nghiên cứu vốn rất nhiều khó khăn, thử thách này.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Tổ Văn
học Việt Nam - Khoa Ngữ văn - Trờng đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi thực hiện công việc của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Dạ Ngân, ngời đã cung cấp những
t liệu quý để tôi có thể hiểu và tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khích lệ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Vinh, 12/2008
Ngời thực hiện

Hoàng Thị Kim Cúc
mở đầU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau những năm 1975, đất nớc bớc vào thời kỳ xây dựng xã hội mới.
Cuộc sống có nhiều đổi thay, văn học cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu hiện
thực mới. Đây là giai đoạn đánh dấu bớc chuyển mình từ thời chiến sang thời
hậu chiến, từ nhìn nhận vấn đề một chiều sang nhiều chiều... Thực tại mới tạo


4

ra cách nhìn khác trớc. Một đội ngũ ngời cầm bút mới xuất hiện, mang theo
nhu cầu của thời đại và nhu cầu tự thân, phản ánh cuộc sống con ngời của
ngày nay, của thời này. Trong đội ngũ ấy, nữ giới góp mặt ngày càng đông
đảo. Đó là các nhà văn Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Thị Thu

Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị ấm, Dạ Ngân... Mỗi
tác giả đều thể hiện mình trên những thể loại a thích; và nhà văn Dạ Ngân thể
nghiệm mình qua truyện ngắn để gửi gắm nhanh một nỗi niềm nh có lần chị
ngỏ lộ trong tập truyện ngắn Nớc nguồn xuôi mãi của mình.
Tìm hiểu văn xuôi, đặc biệt là tìm hiểu truyện ngắn giai đoạn này sẽ
giúp chúng ta có đợc cái nhìn bao quát về đời sống văn học Việt Nam sau năm
1975.
1.2. Truyện ngắn, tự nó là một mảnh đời, một câu chuyện, một nhắn gửi
tới con ngời. Với những u thế tự thân, truyện ngắn ngày càng khẳng định vai
trò của nó với độc giả hôm nay. Đội ngũ nhà văn nữ sau 1975, trong đó có Dạ
Ngân cùng chung sức đem đến cho nền văn học dân tộc Việt một luồng gió lạ
với những quan niệm mới mẻ về cuộc sống, con ngời và xã hội. Việc đi sâu,
nghiên cứu truyện ngắn Dạ Ngân không những giúp chúng ta hiểu hơn đặc trng của thể loại; mà còn thấy đợc những đóng góp của chị trong tiến trình đổi
mới văn học Việt Nam sau năm 1975.
1.3. Dạ Ngân ghi dấu ấn trên văn đàn ở bảy tập truyện ngắn có giá trị:
Quãng đời ấm áp, Nxb Phụ nữ 1986; Con chó và vụ ly hôn, Nxb Hội Nhà văn
1990; Cõi nhà, Nxb Thanh niên 1993; Dạ Ngân truyện ngắn chọn lọc, Nxb
Văn học 1995; Dạ Ngân và Nguyễn Quang Thân - truyện ngắn chọn lọc, Nxb
Phụ nữ 1997; Nhìn từ phía khác, Nxb Hà Nội 2002. Mới nhất là tập truyện
ngắn Nớc nguồn xuôi mãi, Nxb Phụ nữ 2008.
Gần trăm truyện ngắn, hợp ở bảy tập truyện đã chứng tỏ sự miệt mài,
khả năng nghệ thuật thiên bẩm có trong con ngời tác giả. Và chính chúng
cũng cho độc giả thấy rõ hơn một cây bút giàu nữ tính - có khả năng đi sâu
vào những tình huống phức tạp trong đời sống tinh thần nhân vật.
Bằng những trăn trở kiếm tìm và sức sáng tạo không ngừng, nhà văn Dạ
Ngân thực sự đã tạo đợc cho mình một phong cách riêng độc đáo - điều mà
không phải ai cũng làm đợc!
Với sự đồng cảm của ngời cùng giới, tác giả luận văn rất yêu thích và
thấy thực sự hứng thú với tác phẩm trong những tập truyện ngắn kể trên của



5

nhà văn Dạ Ngân. Và đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài
Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân. Sự khảo sát của chúng tôi, hy vọng sẽ làm
sáng tỏ hơn nữa nghệ thuật viết truyện ngắn của chị; đồng thời cũng góp thêm
tiếng nói khẳng định phong cách của nữ nhà văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút có tiếng trong làng văn chơng, nhà văn Dạ Ngân ngoài việc
sáng tạo nên những thể loại khác, thì sự đóng góp cho truyện ngắn đã lên tới
bảy tập. Số lợng từng ấy quả không mỏng chút nào. Tuy vậy công trình về
truyện ngắn Dạ Ngân trong giới nghiên cứu vẫn quá ít ỏi, cha xứng đáng với
sức sáng tạo của chị. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: các ý kiến đánh giá
hay bình phẩm về truyện ngắn Dạ Ngân không nhiều, phần lớn chỉ là những
bài viết ngắn in trên báo hoặc tạp chí, trong đó có một số nhận xét chung khi
đặt Dạ Ngân trong hệ thống những nhà văn cùng giới hay Dạ Ngân bên chồng
là nhà văn Nguyễn Quang Thân...
Phạm Xuân Nguyên trong công trình Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam
1975 - 2007, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 2007 có nhận xét: từ năm 1975, đất nớc
chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, cuộc sống dần trở lại sự vận động bình
thờng quen thuộc với bao khó khăn phức tạp của thời hậu chiến. Đã có sự biến
đổi đáng kể trong đời sống xã hội mà văn học cũng ảnh hởng không nhỏ.
Một đội ngũ ngời cầm bút mới xuất hiện mang theo nhu cầu thời đại và nhu
cầu tự thân phản ánh cuộc sống và con ngời hôm nay, của thời này. Trong đội
ngũ đó, nữ giới có mặt ngày càng đông đảo. Cuộc sống ngày càng đi về phía
trớc, càng vận hành theo quy luật tất yếu và bình thờng của muôn mặt nhân
sinh thì sự tham gia của phụ nữ vào nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội ngày càng
tăng, càng mạnh mẽ. Văn chơng không là ngoại lệ, cho nên, hơn 30 năm kể từ
1975 đã có một đội ngũ chung của nhà văn Việt Nam. Họ xuất hiện và
khẳng định mình trên văn đàn trong khoảng thời gian này... Nhận định trên

cho thấy tác giả Phạm Xuân Nguyên rất đề cao vai trò của nữ giới trong sáng
tác văn học.
Trên báo an ninh thế giới số 34 (tháng 5/2004) với bài Có phải các nhà
văn nữ viết hay hơn các quý ông?, tác giả Nguyễn Văn Trờng đã mạnh dạn đa ra dự báo: Chúng ta cha trả lời đợc rõ ràng rằng liệu các nhà văn nữ có viết
hay hơn các quý ông hay không? Nhng chúng ta có thể khẳng định rằng


6

những giọng văn của các nhà văn nữ cuồng nhiệt hơn, ấm nóng hơn, trung
thực hơn những trang văn của một số quý ông.
Cụ thể hơn một chút về chính nhà văn Dạ Ngân, tác giả Thu Hà trong
cuộc đối thoại với Dạ Ngân về vấn đề hiện thực và sự góp mặt của nó trong tác
phẩm - đã nhận đợc những lời tâm huyết nh sau: Tôi cũng nh những ngời đàn
bà cầm bút khác, viết bằng sự chân thành, bằng những cái đã đi qua mình. Cái
gì phải thấm vào trong ngời mới khiến tôi cầm bút viết lên. Có những chi tiết
nhân vật tôi thích nhng là chuyện, là ngời miền Bắc thì khi viết tôi cũng phải
chuyển nó về với miền Nam. Vì chỉ sợ khi mình thể hiện nó bằng ngôn ngữ
khác sẽ bị sống sợng, nguội ngắt. Là gì nếu đó không phải là trách nhiệm
thực sự của ngời cầm bút!
Theo báo Công an nhân dân, lấy lời nhân vật Tiệp trong tiểu thuyết Gia
đình bé mọn làm chủ đề - trái tim mình nhất thiết phải đợc biết đến một tình
yêu đích thực là nh thế nào; Dạ Ngân đã mở lộ chuyện tình của chị mà văn
giới yêu mến thờng gọi đó là câu chuyện hoang đờng nh cổ tích: Tôi yêu
anh Thân khi mới là một thiếu phụ 30 tuổi, lúc về với nhau đã gần hết tuổi
xanh (Dạ Ngân 41 tuổi, Nguyễn Quang Thân 58 tuổi). 11 năm yêu nhau với
khoảng cách hơn 2000 cây số, th từ phải gửi qua một trạm trung chuyển, điện
thoại thì chỉ công sở mới có. Chúng tôi dù có nhớ nhung phát điên cũng không
dám điện thoại vì sợ lộ chuyện tổ chức sẽ cho ăn đòn, mà họ cũng thờng
xuyên cho tôi ăn đòn rồi. Làm việc và dồn góp tiền để một hoặc hai năm đi

thăm nhau đợc một lần, gặp nhau cũng không có chỗ riêng t, phải ở tá túc nhà
bạn bè... Đó chỉ là vài chi tiết khái quát về những cơ cực mà chúng tôi đã trải
qua để đến đợc với nhau. Chúng tôi ơn sự cu mang của bạn bè nhiều lắm.
Lời tự thú chân thành (chữ dùng của dịch giả Trần Thiện Đạo trong
cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn) về một thời không xa lắm nh trên của chính
nhà văn, khiến chúng ta, những ngời sống ở thời đại này nhận ra một điều:
cạnh những đổi mới đáng ghi nhận mà lịch sử đa lại, cũng thấy rõ hơn những
vất vả của thời hậu chiến mà ngời hứng chịu trớc hết là nữ giới.
Dơng Bình Nguyên trong bài viết Ngời đàn bà mang dấu chấm thiên
di in trên báo An ninh thế giới cuối tháng 9/2007 có lời nhận xét: Dạ Ngân
khiến độc giả tìm thấy lại chị sau mấy tập truyện viết ở Cần Thơ bền bỉ và
chân thực, cuối cùng chị đã bật lên bằng ánh sáng mới của tình yêu và những
va đập tất yếu của đất thủ đô. Tất cả những điều đó làm nên một Dạ Ngân


7

khác, neo đậu lại với bạn đọc bởi sự chân thực chứ không vì những ý tởng
đao to búa lớn nào. Tình yêu đích thực đã mang đến cho Dạ Ngân hạnh phúc
cả trong đời lẫn trong nghiệp văn chơng!
Thật xác đáng khi tác giả Tuy Hoà trong bài viết Dạ Ngân theo Nớc
nguồn xuôi mãi đa ra nhận định: Ngón nghề của nhà văn Dạ Ngân trong tập
Nớc nguồn xuôi mãi là khơi dậy những mẩu chuyện be bé và luận giải thấu
đáo tâm trạng cá thể giữa xô đẩy thời đại đang cu mang chúng ta. Theo tôi,
truyện Dạ Ngân không phải đọc để nắm bắt cuộc sống, mà đọc để nghĩ ngợi
cuộc sống. Giữa Nớc nguồn xuôi mãi, Dạ Ngân đã rời xa cái thuở Quãng đời
ấm áp (tên gọi tập truyện ngắn đầu tiên của chị). Một trong hai mơi truyện
ngắn của Nớc nguồn xuôi mãi là Thời gian vĩ đại có đoạn kết đủ để khái quát
chân dung nhà văn Dạ Ngân hôm nay: thời gian đã làm đậm các thứ chân
dung lên, đã làm trôi mọi vớng mắc với quá khứ và làm huyền diệu cái gọi là

tơng lai. Chị bằng lòng với thời gian và cảm ơn sự vĩ đại của ngài. Ngài đã cho
chị nguôi quên và đẩy chị bớc về phía trớc.
Nhận thấy, những dẫn giải trên dù phong phú nhng cha có công trình
nào thực sự nghiên cứu sâu từng tác phẩm - để thấy đợc nét riêng, nét độc đáo
trong phong cách truyện ngắn Dạ Ngân. Đây là khoảng mở để tác giả luận văn
có điều kiện góp sức mình vào việc đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về
một phong cách nghệ thuật và cũng để khẳng định vị thế Dạ Ngân trên văn
đàn Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác lập cho mình những nhiệm vụ chủ yếu sau:
3.1. Tìm hiểu phong cách truyện ngắn và những yếu tố chi phối sự hình
thành phong cách truyện ngắn Dạ Ngân.
3.2. Đặt Dạ Ngân với những tác giả cùng thời để thấy đợc nét riêng
trong phong cách và những đóng góp của tác giả trong tiến trình đổi mới văn
học.
3.3. Phân tích những đặc điểm nổi bật trong phong cách truyện ngắn Dạ
Ngân ở phơng diện nội dung cũng nh hình thức nghệ thuật.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng: Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tất cả truyện ngắn Dạ Ngân.
5. Phơng pháp nghiên cứu


8

Luận văn sử dụng kết hợp những phơng pháp nghiên cứu sau:
- Phơng pháp phân tích - tổng hợp.
- Phơng pháp so sánh đối chiếu.
- Phơng pháp thống kê - phân loại.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo; nội dung chính
của luận văn đợc triển khai trên ba chơng:
Chơng 1: Truyện ngắn Dạ Ngân trong bức tranh chung của truyện ngắn
Việt Nam sau 1975
Chơng 2: Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân trên phơng diện lựa chọn
đề tài và cảm hứng sáng tạo
Chơng 3: Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân trên phơng diện hình thức
nghệ thuật

chơng 1: truyện ngắn dạ ngân trong bức tranh chung
của truyện ngắn việt nam sau 1975
1.1. Thể loại truyện ngắn trong văn học hiện đại
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Có nhiều quan niệm về truyện ngắn, có thể chia thành những nhóm
chính sau:
Nhóm thứ nhất: Xem truyện ngắn là những trạng thái đặc biệt, đột xuất.
Tiêu biểu là K.Pauxtôpxki, ông xác định: Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một
truyện viết ngắn gọn, trong đó, cái không bình thờng hiện ra nh một cái gì
bình thờng, và cái gì bình thờng hiện ra nh một cái gì không bình thờng.
Quan niệm của Pauxtôpxki có sự gần gũi với quan niệm của bậc tiền bối Gớt
khi cả hai cùng nhấn mạnh đến yếu tố bất thờng, đột biến, một chuyện lạ
làm ta kinh ngạc. Sự đan xen giữa cái bình thờng và cái không bình thờng


9

cũng chính là sự đan xen giữa cái hợp lý và cái phi lý, lô gic và phi logic - cả
trong cuộc sống lẫn trong văn học nghệ thuật.
Truyện ngắn Tuyết tiêu biểu cho quan niệm này của Pauxtôpxki: nhân
vật Tachiana và đứa con gái nhỏ vì chiến tranh mà phải sơ tán về một tỉnh phụ

cận Matxcơva. Mẹ con cô ở nhờ nhà cụ Pôtapốp. Khi ông cụ mất, họ ở lại
ngôi nhà đó. Con trai cụ, Nicôlai Pôtapốp, trong đợt nghỉ phép đã về thăm
nhà, không biết tin cha mất. Anh gặp mẹ con Tachiana trong ngôi nhà của
mình, và dù là ngời xa lạ nhng anh lại cảm thấy rất gần gũi với mẹ con cô.
Trên đờng trở lại đơn vị, anh viết bức th chứa đầy tình cảm mạnh mẽ cho
Tachiana rằng anh đã gặp và yêu cô ngay ở Krm. Lá th ấy là một cái gì bất
bình thờng vì chính Tachiana cha từng ở đó. Nhng rồi cô lại tự nhủ: cái đó
có gì là quan trọng? Và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì? Và cả chính mình
nữa. Kết quả tất yếu: hết chiến tranh nếu còn sống, Nicôlai sẽ về đoàn tụ bên
Tachiana. Chứng tỏ sự xuất hiện của cái bất bình thờng là để thể hiện cái
bình thờng của đời sống tình cảm con ngời - mọi chuyện đều có thể xảy ra
ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Cùng quan niệm này, có thể thấy ở sáng tác của các nhà truyện ngắn cổ
điển thế giới nh O.Henry (Chiếc lá cuối cùng), J.Lanđơn (Sóng lớn Canaca),
E.Hêminguê (Tuyết trên đỉnh Kilimanjarô)...
Văn học Việt Nam hiện đại cũng có những dẫn chứng sinh động ở việc
nhà văn tả cái không bình thờng nh cái gì bình thờng và ngợc lại. Là các sáng
tác của Nam Cao (Chí Phèo), Nguyễn Công Hoan (Ngựa ngời và ngời ngựa),
Nguyễn Minh Châu (Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Nguyễn Huy
Thiệp (Tớng về hu)... ở truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn, nhà văn Dạ Ngân
đã đan xen yếu tố bình thờng với yếu tố bất bình thờng tạo nên kịch tính cho
câu chuyện: cái bình thờng - cảnh quan toà nêu điều kiện phải là bệnh tâm
thần, tù dài hạn, sự vắng mặt không tin tức của một trong hai ngời và sự ngoại
tình thì mới đợc ly hôn; đợc đặt bên cái bất bình thờng - Đoan và chồng ra
toà chỉ vì con chó tên Mực! Có vẻ nh hài hớc nhng đó là sự thực, một sự thực
đau đớn khi Đoan cảm thấy không đủ lời để diễn đạt hành trình của những
cảm giác, nguyên nhân đa đẩy chị tới quyết định xa chồng: từ việc Nhiêu
ghét con vật khi nó mừng chủ, nó sẽ tè ra gạch; đến việc hình nh anh ghen
với con Mực vì nó đã cớp đi một phần vợ của anh. Và hình nh anh không
hiểu nổi sao có ngời lại thơng yêu một con chó và nuông chiều nó đến mức



10

đó. ít lâu, Nhiêu đánh con Mực và quăng lũ con mấy ngày tuổi của nó xuống
sông... Đỉnh điểm, trong một lần Đoan đi vắng, anh cùng mấy ngời bạn đã
giết thịt con vật tội nghiệp. Lúc này thì Đoan đã có quyết định cứng rắn cho cả
hai. Cuộc sống của Nhiêu và chị, sự phức tạp khó lý giải với ngời ngoài cuộc
về chuyện con chó và vụ ly hôn - mối quan hệ giữa cái bình thờng và cái bất
bình thờng đến đây đợc giải quyết dứt điểm!
Nhóm thứ hai: Nhìn truyện ngắn nh những trờng hợp. Đại diện nhóm
này có nhà văn Nguyễn Kiên: Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trờng hợp
... Trong quan hệ giữa con ngời và đời sống, có những khoảnh khắc nào đó,
một mối quan hệ nào đó đợc bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt đợc cái trờng
hợp ấy. Trờng hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng
thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày. Nhng nhìn chung thì vẫn có thể gọi là một trờng hợp. ở đây, trờng hợp đợc xem
nh là tình huống.
Tình huống ba con ngời: má Dị, Dị và con gái nh đang đứng trong
cùng một đội hình, ngời này chỉ thấy ót của ngời kia và phía trớc là thời gian
và những nỗi lo muôn đời - cũng chính là trờng hợp nớc vẫn từ nguồn chảy
dốc ra từ phía sau nh vậy, róc rách, âm thầm và muôn đời (Nớc nguồn xuôi
mãi - Dạ Ngân). Thế hệ sau vẫn luôn vì thế hệ trớc nh thế!
Nhóm thứ ba: Nhìn truyện ngắn từ góc độ chi tiết. Tiêu biểu cho nhóm
này là nhà văn Nguyễn Công Hoan với quan niệm: truyện ngắn không phải là
truyện mà là một vấn đề đợc xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và
bằng thái độ với cách dùng câu đặt tiếng có cân nhắc... Muốn truyện ấy là
truyện ngắn, chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho
truyện... Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi.
Truyện ngắn viết theo kiểu này thờng đợc gọi là truyện ngắn - luận đề.
ở ngời viết non tay thì luận đề sẽ lấn át chất sống, câu chuyện sẽ khô khan

và nhân vật chỉ còn là cái loa phát ngôn cho t tởng tác giả. Nhng nếu ở ngời
viết có nghề, luận đề không hề giảm chất sống bởi câu chuyện đợc xây bằng
những chi tiết sinh động và đắt giá, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Nh việc
Dạ Ngân dùng thời gian vật lý để nói cái thời gian tâm lý khi nhân vật Liên
nghĩ về thế thái nhân tình, về sự tròn của quả đất đã bắt chị cứ phải gặp anh.
May sao, chính cái tròn ấy mà thời gian mới ra tay, ngài đã làm đậm các thứ
chân dung lên, đã làm trôi mọi vớng mắc với quá khứ và làm huyền diệu cái


11

gọi là tơng lai... Ngài đã cho chị nguôi quên và đẩy chị bớc về phía trớc
(Thời gian vĩ đại - Dạ Ngân). Tính luận đề này chính là sự cao tay của tác giả
- khi chị biết cách bớt cái thừa, thêm cái thiếu, nhấn mạnh cái cần có trong sự
việc có thật - để tạo tính chân thực và hơn hết để tạo ra hiệu quả nghệ thuật
cao nhất cho văn phong mình.
Nhóm thứ t: Đặt truyện ngắn trong thế so sánh với tiểu thuyết. Đại diện
có nhà văn Nguyên Ngọc với quan niệm: Truyện ngắn là một bộ phận của
tiểu thuyết nói chung vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào
những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có truyện viết về cả một
đời ngời, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua.
Phần lớn truyện ngắn hay hớng về cái đơn nhất, còn tiểu thuyết thờng vơn tới cái toàn thể. Nhng trên thực tế cũng có những ngoại lệ: truyện ngắn
mang dung lợng khái quát nh tiểu thuyết, gần nh dựng lại số phận con ngời
nh Chí Phèo của Nam Cao, Phố của Chu Lai... mà theo Vơng Trí Nhàn thì đây
là hiện tợng phá vỡ khuôn khổ của truyện ngắn. Lại có trờng hợp tác phẩm
từ tiểu thuyết chuyển thành truyện ngắn nh việc Nguyễn Minh Châu lúc đầu
có ý tởng viết tiểu thuyết về quê hơng Quỳnh Lu, nhng sau do điều kiện ngoại
cảnh, tác giả cắt ra thành hai truyện ngắn là Khách ở quê ra và Phiên chợ
Giát. Chứng tỏ mối quan hệ giữa truyện ngắn và tiểu thuyết rất gần nhau.
Nh vậy có thể nhìn truyện ngắn từ nhiều góc độ khác nhau. Chúng tôi

thống nhất với định nghĩa truyện ngắn trong 150 thuật ngữ văn học (Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 1999) nh sau: Truyện ngắn là một thể tài tác phẩm tự
sự cỡ nhỏ, thờng đợc viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phơng diện của
đời sống con ngời và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về
dung lợng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với ngời tiếp nhận đọc nó liền một
mạch không nghỉ.
Với t cách là một thể tài tự sự, truyện ngắn hiện đại là một kiểu t duy
mới, một cách nhìn cuộc đời, nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể
loại: nếu tiểu thuyết chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn
của nó; thì truyện ngắn thờng hớng về việc khắc hoạ một hiện tợng, phát hiện
nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con ngời. Thế nên,
truyện ngắn thờng ít nhân vật, ít sự kiện chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít
khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đầy đặn, thờng khi là
hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn


12

tại của con ngời. Cốt truyện của truyện ngắn thờng tự giới hạn về không gian,
thời gian. Nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con
ngời. Kết cấu truyện thờng không gồm nhiều tầng tuyến, mà dựng theo kiểu tơng phản hoặc liên tởng. Chi tiết và lời văn là yếu tố quan trọng của nghệ
thuật viết truyện ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều đợc ngời viết
truyện ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn
[74, 33].
1.1.2. Ưu thế của thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn vừa mang những đặc điểm của truyện nói chung (có cốt
truyện, nhân vật, ngời trần thuật, giọng điệu...); lại có những điểm độc đáo
riêng biệt, để truyện ngắn là chính nó mà các thể loại khác không thể có đợc.
Đây chính là u thế của thể loại truyện ngắn.
Trớc hết, truyện ngắn vì nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã

hội nên tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình
thức nhỏ xinh, gọn ghẽ và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ. Đây
là thể loại văn học có nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy.
Truyện ngắn có khả năng sống và chớp lấy sự thật nếu không quá chăm chú
vào cái đặc biệt độc đáo nổi lên nh một hiện tợng đời sống. Sự thật ấy tiềm ẩn
trong cái bình thờng, trong những sự kiện hoàn toàn có thực bởi sự truyền
ngôn chứ không phải là truyền thuyết để đem lại cho truyện ngắn những
con ngời thực sự và sự thật về con ngời [47, 293]. Nhà văn Nga A.Phađêép đa
ra nhận xét về truyện ngắn: đó là thể loại mang ý nghĩa lớn của những hình
thức nhỏ. Chính bản chất đặc trng trên của thể loại đã cho phép và buộc nó
phải vợt qua sự mô tả, kể lể dài dòng để nhanh chóng dồn nén, cô đúc. Thế
nên, thể loại năng động này trong hình thức gọn nhẹ, đã luôn bắt kịp những
vận động của xã hội; đồng thời tái hiện đợc những biến thái dù rất tinh vi ở
xung quanh chúng ta.
Tính kịp thời là u thế đáng ngạc nhiên của truyện ngắn. Đó là sự tự do,
nó cho phép truyện ngắn không bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật
đã thành quy phạm. Mặt khác, truyện ngắn cũng có khả năng thích ứng rất
nhanh: hình thức truyện ngắn vừa luôn luôn vỡ ra, thay đổi; vừa luôn đợc hàn
gắn, cấu trúc lại - để phản ánh cho đợc ý tởng nghệ thuật mà tác muốn gửi
tới độc giả. Nh việc Nguyễn Minh Châu chuyển từ ý định sáng tác tiểu thuyết
sang sáng tác truyện ngắn là tính kịp thời, là khả năng bàn bạc, tác động của


13

truyện ngắn vào trạng thái tâm hồn, trạng thái tinh thần, vào quan niệm nhân
sinh đang diễn biến hằng ngày hằng giờ trong con ngời và trong các phạm vi
của đời sống xã hội [41]. Hay nh trờng hợp nhà văn Nam Cao, Vơng Trí
Nhàn nêu một gợi ý: Tôi thật không rõ lý do nào đã thúc đẩy Nam Cao liên
tiếp viết những truyện ngắn loại này... Nhng xét cho cùng, quả thật là truyện

ngắn rất thích hợp để gợi lên cái cảm giác nớc đôi, rằng cuộc đời vừa phong
phú vô tận, vừa tẻ nhạt vô kể, rằng chúng ta đợc đào tạo giống nhau, bởi sống
trong những hoàn cảnh giống nhau, tên tuổi có khác, câu chuyện cụ thể xảy ra
với mỗi chúng ta có khác đi nhng cốt cách chỉ là một, mỗi chúng ta chỉ vừa đủ
để làm nhân vật của một truyện nào đó [41, 201]. Rồi sự phát triển nh vũ bão
của các ngành khoa học và công nghệ cùng với xu thế hoá toàn cầu đã tạo ra
một xã hội hiện đại đầy biến động - tác động mạnh mẽ vào đời sống con ngời,
vào cả văn học nghệ thuật thì ngời ta càng không thể ngồi hàng giờ để nghe
nhịp điệu chậm rãi của thể loại tuồng, chèo; cũng không thể đọc liền một
mạch không ngừng nghỉ hàng trăm, hàng nghìn trang tiểu thuyết. Nhịp sống
tất bật, ngời đọc vì thế thích tìm đến truyện ngắn nh thể nó là món ăn tinh
thần: vừa có giá trị, vừa đảm bảo tính thời sự; lại ngắn gọn và súc tích.
Ngời viết thống nhất với quan điểm của Nguyên Ngọc nh sau: Đến đây
bỗng thấy một quy luật rất thú vị về sự phát triển của các thể loại văn học.
Truyện ngắn bỗng nổi bật lên hàng đầu.
Những năm trớc, truyện ngắn gần nh lịm đi, bị đè bẹp dới sức nặng của
tiểu thuyết - dã chiến ngồn ngộn. Bây giờ len qua các kẽ hở của vô số tiểu
thuyết ngổn ngang kia (mà vì ngổn ngang nên có rất nhiều kẽ hở), nó ngoi lên
và bừng nở.
Tôi có cảm giác chúng ta đang đứng trớc một vụ đợc mùa truyện ngắn
mới. Truyện ngắn đông, nhiều và thật sự có một số truyện ngắn thật hay [55,
12].
Luận chứng trên đã khẳng định rất rõ u thế tất yếu của thể loại truyện
ngắn trong dòng hợp lu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
1.2. Phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn
1.2.1. Khái niệm phong cách
Có nhiều quan điểm. Có quan điểm cho rằng phong cách biểu hiện ở
hình thức, quan điểm khác lại cho rằng nó biểu hiện ở nội dung; và cũng có
khi biểu hiện ở cả nội dung và hình thức tác phẩm nh Likhashôp từng nói:



14

Phong cách không những là hình thức của ngôn ngữ mà đó còn là nguyên lý
mỹ học của kết cấu thống nhất tất cả nội dung và hình thức tác phẩm.
Phong cách không phải là hiện tợng ngẫu nhiên hay tự phát mà bản thân
có cả quá trình: có biến đổi, có khi có sự gián đoạn, nhng thực chất bên trong
vẫn mang tính ổn định thống nhất xuyên suốt trong mạch ngầm của nó. Sự đa
dạng mang tính thống nhất ổn định trong quá trình vận động của một phong
cách là điều hoàn toàn có thể xảy ra bởi phong cách là cái riêng không lặp lại
song vẫn có chung dòng phong cách, tính loại hình của phong cách.
M.Khrapchenkô, nhà lý luận văn học xuất sắc của Nga cho rằng: phong
cách biểu hiện những đặc điểm hình thức nhng chúng lại có nguồn gốc trong ý
thức nghệ thuật nhà văn, tức là hình thức mang tính nội dung. ông nói: Mỗi
một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phơng tiện độc đáo
để thể hiện những t tởng và hình tợng của mình (...). Nếu nh dùng một công
thức vắn tắt thì phong cách cần đợc định nghĩa nh thủ pháp biểu hiện cách
khai thác hình tợng đối với cuộc sống, nh thủ pháp thuyết phục và thu hút độc
giả [53, 152]. Phong cách thờng đợc định danh là những kiểu lựa chọn, là
những đặc điểm hay những dấu hiệu hình thức đợc khẳng định bởi cái nhìn
độc đáo hay ý thức nghệ thuật của nhà văn.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có những nhận định rất xác đáng về
phong cách.
Theo Phan Ngọc, phong cách là một cấu trúc hữu cơ tất cả các kiểu lựa
chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có
thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một
tác giả... Nó chứa đựng một cái nhìn đối với hiện thực [62, 22]. Phong cách
là những gì làm nên cái đặc sắc riêng của mỗi ngời.
Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa một
cách khá trọn vẹn và bao quát nh sau: Phong cách nghệ thuật là một phạm trù

thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tơng đối ổn định của hệ thống hình tợng của các
phơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của
nhà văn... Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ
thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào
cũng có phong cách, chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có đợc
phong cách. Cái riêng ấy thể hiện ở tác phẩm và đợc lặp đi lặp lại trong nhiều
tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn


15

này và nhà văn khác [23]. Nói đến phong cách là nói đến những đặc trng độc
đáo, có ý nghĩa thẩm mỹ và mang tính quy luật, thể hiện rõ nét qua hệ thống
sáng tác của nhà văn...
Phong cách là một thuật ngữ đợc sử dụng rộng rãi không chỉ trong
nghiên cứu, sáng tác văn học; mà cả trong các ngành khoa học khác và ngay
cả trong đời sống xã hội - bởi tính năng linh hoạt của nó. ở đề tài này, chúng
tôi quan tâm đến phạm trù phong cách dùng trong văn học nghệ thuật. Dù thế,
phong cách vẫn đợc hiểu theo nhiều nghĩa: phong cách tác giả (phong cách cá
nhân nhà văn), phong cách một thể loại văn học (phong cách tác phẩm),
phong cách trào lu, trờng phái văn học, phong cách của một thời đại. Nghĩa là
phong cách có thể đợc hiểu nh là một cái gì thuộc về ý thức nghệ thuật hay
thuộc về nhãn quan của nhà văn, cũng có thể hiểu là đặc điểm riêng trong hệ
thống phơng tiện biểu đạt của nhà văn.
1.2.2. Phong cách nghệ thuật nhà văn
1.2.2.1. Thuộc phạm trù nghệ thuật, phong cách cá nhân nhà văn là khái
niệm then chốt mang tính giá trị của lịch sử văn học; là biểu hiện độc đáo của
tài năng sáng tạo nghệ thuật mang tính thống nhất và ổn định qua sáng tác với
t tởng sáng tạo chủ đạo, tâm đắc mang ý nghĩa xã hội mới mẻ, sâu sắc; còn là
sự lựa chọn trên một ngữ cảnh giao tiếp văn hoá nhất định. Nhà văn muốn có

phong cách không trộn lẫn cần nhiều yếu tố song điều kiện tiên quyết là phải
có t tởng nghệ thuật riêng, thống nhất trong hệ thống bút pháp, ngôn ngữ,
giọng điệu độc đáo - khu biệt với những phong cách khác.
Suy cho cùng, phong cách một nhà văn là vấn đề cái nhìn nhng cái nhìn
ấy toát lên từ tất cả các yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm, từ hệ thống
hợp nhất các tri giác về thực tế tiêu biểu đối với nhà văn và phơng pháp nghệ
thuật của nhà văn ấy. Nghĩa là cần đợc tiếp cận với tính cách một hệ thống cụ
thể về hình thức và nội dung; toát lên từ một cấu trúc hữu cơ tất cả các kiểu
lựa chọn. Nhà văn chân chính sáng tác theo quy luật cái đẹp và phong cách
chính là chỗ độc đáo về t tởng cũng nh nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể
hiện trong tác phẩm. Do vậy nghiên cứu về phong cách nghệ thuật nhà văn
cần tìm hiểu nét riêng, nét độc đáo có tính thống nhất và bền vững trong việc
tổ chức nội dung và hình thức tác phẩm của chính nhà văn đó.
1.2.2.2. Trong văn học nghệ thuật, có bao nhiêu yếu tố tạo thành tác
phẩm thì có ngần ấy yếu tố cho phong cách từng nhà văn thể hiện mà trớc hết


16

là trên cảm hứng và quan niệm nghệ thuật về con ngời của tác giả, rồi sau đó
là việc anh ta dùng các biện pháp nghệ thuật để thể hiện nó. Phong cách là nơi
kết tinh tài năng và cốt cách của một ngòi bút: phong cách và cá tính của một
nhà văn không phải là cái gì khó hiểu, đó là biểu hiện khác nhau của mỗi nhà
văn khi xây dựng chủ đề, nhân vật trong khi vận dụng hình tợng nghệ thuật và
ngôn ngữ văn học; là kết quả đào luyện lâu dài của nhà văn trong quá trình lăn
lộn với đời sống, xây dựng về t tởng và rèn luyện về nghệ thuật. Nhà văn nào
cũng có đặc điểm riêng nhng không phải ai cũng có phong cách. Vì thế, trên
cơ sở độc đáo và bền vững, phong cách ấy phải có phẩm chất thẩm mỹ, có thể
đem lại cho ngời đọc một sự hởng thụ mĩ cảm dồi dào thông qua tác phẩm
nghệ thuật của họ.

Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn, t tởng và phong cách đã gắn phong
cách với cá tính nhà văn: Văn chơng là một hình thái ý thức xã hội có đặc trng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong
cách. Rồi sau đó, ở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong
cách, ông coi phong cách phụ thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở
trờng riêng của nhà văn, từ đó dựng nên phong cách nhà văn. Nh: Nguyễn
Tuân ngông; Quang Dũng tài hoa, tài tử, phong tình và lãng mạn; Nguyễn
Đình Thi nhà thơ của đất nớc tơi đẹp và hùng tráng đau thơng; thơ Hoàng Cầm
là linh hồn của quê hơng Kinh Bắc cổ kính, đầy huyền thoại, cổ tích và chứa
chan chất nhạc, chất thơ... Cho thấy, phong cách nghệ thuật nhà văn không
phải là cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn luôn vận động và biến đổi
không ngừng trong sự sáng tạo của tác giả. Song, dẫu có đổi mới nh thế nào
thì phong cách vẫn vận động trên cơ sở thống nhất, khiến cho tác phẩm của
nhà văn dù có những nét khác nhau vẫn là của ông ta chứ không phải của ai
khác [52].
Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo đều gắng tìm cho mình một lối đi
riêng, một phong cách không trộn lẫn. Sẽ không có những khái niệm về phong
cách trở thành chuẩn mực chung cho tất cả. ở đây chúng tôi không đa ra quan
niệm riêng, mà trên cơ sở tham khảo các quan niệm về phong cách và thực
tiễn nghiên cứu về khái niệm này; tác giả luận văn chỉ chọn một quan niệm
phù hợp nhằm phục vụ đề tài của mình là quan niệm của tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách. Rồi
từ đó khảo sát, tìm hiểu phong cách truyện ngắn Dạ Ngân để khẳng định giá


17

trị nghệ thuật đích thực và vị trí của nhà văn trên tiến trình văn học Việt Nam
hiện đại.
Luận điểm trên sẽ rõ hơn khi chúng tôi khảo sát phong cách nữ nhà văn
Dạ Ngân qua những truyện ngắn của chị.

1.3. Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân trong bối cảnh đổi mới của
truyện ngắn Việt Nam sau 1975
1.3.1. Bức tranh chung về truyện ngắn Việt Nam sau 1975
1.3.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
Sau năm 1975 đất nớc bớc sang trang mới: hoà bình đợc thiết lập trên
toàn lãnh thổ, độc lập tự chủ đã trở lại. Những biến động của thời đại đang
chuyển mình tác động mạnh mẽ vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Văn học nghệ thuật không nằm ngoài quy luật đó. Giới văn nghệ sỹ - những
con ngời mang sứ mệnh chuyển tải nhịp sống của con ngời thời hậu chiến - đã
tự tìm tòi, lựa chọn những thể loại văn học phù hợp đáp ứng yêu cầu thời đại.
Truyện ngắn là một trong những thể loại nằm trong tầm lựa chọn đó bởi nó
gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thờng gắn liền với hoạt
động báo chí nên cũng nhanh chóng đến với đời sống văn hoá tinh thần độc
giả.
Từ một nền văn học của đấu tranh, của chiến tranh, của những yêu cầu
nghiêm ngặt về chính trị và t tởng; văn học sau năm 1975, đặc biệt với chủ trơng đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI năm 1986,
đang có những nhu cầu mới. Đó là nhu cầu trở lại với sự sáng tạo trong tính
dân chủ, nhu cầu sống trong mọi vấn đề của đời sống con ngời để tìm kiếm
và thiết lập những giá trị phong phú trong thế giới tinh thần loài ngời. Đặc
biệt, đổi mới văn học chính là sự tự ý thức của văn học trên một chặng đờng
mới của lịch sử đất nớc và trên chặng đờng phát triển của chính nó... Với
những u thế tự thân, truyện ngắn sau 1975 đợc xem là thể loại văn xuôi đáp
ứng nhanh và đa dạng hơn cả trong giai đoạn đổi mới của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Nhà văn tự xác định phải nói thẳng, nói thật mọi vấn đề trong
cuộc sống và chấp nhận mọi phơng pháp thể nghiệm; song vẫn đứng trên lập
trờng và lợi ích toàn dân. Chủ trơng đổi mới năm 1986 đã thổi một luồng sinh
khí mới vào đời sống văn hoá xã hội, khơi dậy những suy nghĩ mới, tìm tòi,
sáng tạo trong giới trí thức, văn nghệ sỹ; tạo điều kiện cho văn học nói chung



18

và truyện ngắn nói riêng phát triển mang những tố chất mới so với thời kỳ trớc
đó.
1.3.1.2. Đổi mới t duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo trong truyện
ngắn Việt Nam sau 1975
Sau năm 1975, đặc biệt là sau những năm 80 của thế kỷ XX, do nhu cầu
thẩm mỹ mới của độc giả cùng với sự khuyến khích, động viên của Đảng; văn
học Việt Nam đã có những cách tân, đổi mới đáng ghi nhận.

* Đổi mới t duy nghệ thuật
Linh hoạt trớc những biến đổi của xã hội, văn học nghệ thuật nói chung,
thể loại truyện ngắn nói riêng cũng tự chuyển mình cho hợp với nhịp độ cuộc
sống mới.
Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 đã có bớc tiến đáng kể về t duy
nghệ thuật: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá và đa ra những luận giải xác đáng
về những cái cha hoàn thiện trong đời sống có liên qua chặt chẽ đến nhân cách
con ngời. Cuộc sống cũng đợc nhìn nhiều chiều chứ không còn một chiều nh
trớc đó. Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng với các biến cố lịch sử
đặt trong tính cộng đồng, mà còn là hiện thực đời sống hằng ngày với các
quan hệ thế sự vốn đa dạng, phức tạp. Và con ngời cá nhân với những vấn đề
riêng t, số phận, nhân cách, cả hạnh phúc và bi kịch... đợc truyện ngắn đặc
biệt chú ý và xem là đối tợng trung tâm. Đó là cuộc sống trần trụi, tầm thờng
bỉ ổi của những gã đàn ông trong gia đình lão Kiền (Không có vua - Nguyễn
Huy Thiệp); đó là sự éo le trong tình yêu ở quan hệ ruột thịt giữa My, chị gái
và chồng (Thiếu phụ cha chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ); đó là bi kịch gia đình
không thể giải phóng cho nhau vì toàn chuyện của cảm giác mà Đoan không
thể dùng lời để diễn tả những hành động của Nhiêu trớc toà (Con chó và vụ ly
hôn - Dạ Ngân)... Nói đến cái ác, cái xấu, cái cha hoàn thiện suy cho cùng là
để hớng đến sự khẳng định phẩm chất, nhân cách con ngời.

Cùng với đổi mới t duy về cách nhìn nhận hiện thực đời sống, còn có sự
đổi mới t duy trong sáng tạo nghệ thuật với bao chiêm nghiệm và dự cảm về
sự biến đổi tất yếu của xã hội, thời cuộc và thân phận con ngời. Điều này
mang tính phát triển và hợp với quy luật khách quan: Khi những biến động


19

xã hội luôn luôn tác động đến cuộc sống, số phận con ngời đổi thay, những
vấn đề thế sự và nhân sinh luôn đặt ra những câu hỏi giày vò lơng tâm của mỗi
ngời thì ngời viết phải suy nghĩ và có thái độ thích hợp (Hà Minh Đức). ý
thức điều ấy, ngời cầm bút lúc này tự tin hơn trong sự tìm tòi và sáng tạo nghệ
thuật của mình khi viết về các vấn đề phức tạp của đời sống. Kiểu nhân vật tự
phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình
với những biến động nội tâm trớc sự dồn đẩy âm thầm nhng quyết liệt của lơng tâm và bổn phận làm ngời; chính là kiểu nhân vật đợc nói đến nhiều trong
các truyện ngắn hiện đại bởi nó thể hiện rõ nhất con ngời của đời sống thực
tại. Ví nh sự ân hận đớn đau của hai vợ chồng trong truyện ngắn Phù thuỷ của
Nguyễn Thị Thu Huệ - trớc cảnh chết cháy của đứa con gái nhỏ khi nó nghĩ
mình đã thành phù thuỷ. Nó không hề biết: chỉ trong tích tắc nó đã thuộc về
một thế giới hoàn toàn xa lạ, khác với thế giới mà nó từng sống. Nó rất sung sớng và hoàn toàn mãn nguyện vì điều đó!
Hoặc cái chủ đề chung là con ngời khi bớc ra khỏi cuộc chiến, đối mặt
với hiện tại đầy rẫy khó khăn. Có lúc chừng nh quên đi quá khứ hào hùng hay
ân tình đồng đội, nhng rồi lại trở về nguyên vẹn dù là tởng nhớ - ở tập truyện
ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân. Kiểu nhân vật tự phán xét, tìm lại ý
nghĩa cuộc sống của mình, có thể thấy qua truyện ngắn Đêm cuối tuần rút
trong tập truyện kể trên: cô giáo Dung dù rất yêu những tấm lòng ham học của
học sinh vùng núi nơi cô đang cống hiến, nhng hiện thực ngôi trờng đơn sơ
trên mảnh vờn đặc cỏ dại và hố bom đã khiến cô vô cùng ngao ngán mà đi
đến quyết định rời bỏ nơi đây, về với thành phố rộn rã náo nhiệt. Buổi học
cuối tuần, Dung đã chạm trán với lịch sử: vô tình gặp một thái độ lao động

đáng kính trọng trong cuốn giáo án lớp ba mà cô học trò cầm đến lớp. Vì
cuốn giáo án ấy Dung đã tìm đến nhà cô bé, đợc nghe, hiểu rồi cảm phục trớc
sự hy sinh và tấm lòng nhà giáo cao cả của mẹ bé Uyên - cô trò nhỏ có tâm
hồn nghệ sĩ đợc thừa hởng từ mẹ - đã khiến Dung tự nguyện ở lại vùng heo hút
này để dạy các em mà không chạy trốn nữa. Cô đã hiểu hơn giá trị của cuộc
sống: cống hiến cho sự nghiệp trồng ngời luôn là đích hớng tới của những tấm
lòng nhà giáo ở mọi thời đại. Đoạn kết cho thấy một sự đổi thay đáng kể của
nhân vật - trớc tấm gơng mà cô từng biết và kính trọng: Thời gian đã khắc
thêm một tuần cũ. Nhng đối với Dung, một tuần mới, một đoạn đời mới, mở
ra.


20

Khi nhà văn nhờng cho nhân vật cái quyền tự lên án và tự biện hộ; tự
buộc tội và tự giải thoát; vừa là bị cáo vừa là chánh án trớc toà án lơng tâm
mình thì nhà văn đã thừa nhận bản ngã cá nhân nh một chất liệu trọng yếu
trong sáng tạo nghệ thuật. Nó cho độc giả thấy đợc những khoảnh khắc tự
thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách, tự điều tiết sự cân bằng giữa lơng tâm và
trách nhiệm, giữa con ngời và xã hội. Đó là ý nghĩa đích thực mà văn học
mang lại: tất để hớng tới con ngời. Cuộc sống sẽ tốt hơn, con ngời sẽ bớt đi
những lỗi lầm sai sót, khi mỗi chúng ta ý thức đợc hành vi của chính mình.
Dờng nh không còn những vùng đất cấm kị với thể loại truyện ngắn.
Những đề tài một thời phải né tránh nh cái xấu, cái tiêu cực, cái phần con
trong mỗi cá nhân nay lại có sức hút mạnh mẽ. Nhà văn mạnh dạn đề cập đến
các vấn đề nhạy cảm nhng thiết thực ấy trong những tác phẩm nghệ thuật của
mình. Vai trò chủ thể nhà văn vì thế càng đợc nhấn mạnh: nhà văn rất cần thiết
phải có mặt ở trên đời để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trớc
những tai hoạ. Nhà văn tồn tại trên đời là để bênh vực cho những con ngời
không còn có ai để bênh vực. Cho nên sợ nhất ở một nhà văn là cái chất máu

cá, cái thái độ lãnh đạm dửng dng trớc cuộc đời. Quả đúng nh thế!
* Đổi mới cảm hứng sáng tạo
Trớc năm 1975, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng sử thi; âm điệu vang lên
trong những tác phẩm viết về công cuộc chiến đấu và sản xuất là âm hởng
ngợi ca hào hùng. Sau năm 1975, văn học trở về cuộc sống đời t, đời thờng với
muôn mặt phức tạp tốt xấu, thiện ác đan xen nh nó vốn có. Cảm hứng của
truyện ngắn lúc này không chỉ là sự ngợi ca một chiều đầy nhiệt tình hào sảng
nh trớc nữa, mà đã lắng lại; để cảm hứng phê phán, trào lộng, chiêm nghiệm...
thể hiện giá trị của nó. Tất nhiên cảm hứng ngợi ca vẫn còn nhng đã có những
biến thái đa dạng hơn, hớng tới cá nhân con ngời nhiều hơn chứ không
nghiêng về cộng đồng hay tập thể nh giai đoạn trớc đó.
Chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời t - thế sự đợc xem là bớc
phát triển hợp quy luật với đời sống cũng nh với văn học nghệ thuật. Chính
cuộc sống đời thờng trong bao khía cạnh phức tạp nh trên, đã tạo nên một
phức hợp những tạp âm và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo của ngời viết. Nhà văn
có nghề đáp ứng đợc yêu cầu của thời đại mới.
Lấy con ngời làm đối tợng hớng tới, truyện ngắn sau 1975 với cảm
hứng đời t - thế sự có những bớc tiến rõ rệt khi viết về đề tài gia đình, ở đó số


21

phận cá nhân đợc khắc hoạ sắc nét. Điều này hoàn toàn khác so với văn học
1945 - 1975, bởi văn học giai đoạn đó, nếu có nói tới gia đình thì cũng chỉ đặt
ở hàng thứ yếu, chỉ để tôn lên giá trị của dân tộc, của cộng đồng. Một trong
những vấn đề đợc khá nhiều nhà văn quan tâm là gia đình Việt Nam trớc thử
thách của nền kinh tế thị trờng. Liệu quan niệm một túp lều tranh hai trái tim
vàng một thời đợc coi là lý tởng - có còn đứng vững trớc lối sống thực dụng,
chạy theo đồng tiền, coi trọng vật chất - đang từng ngày từng giờ luồn lách các
hang cùng ngõ hẻm của xã hội Việt Nam? Phố của Chu Lai thể hiện rất rõ

cảm hứng đời t nh thế. Nam và Thảo yêu nhau. Tình yêu của họ đợc thử thách
nơi hòn tên mũi đạn và ngàn ngày đằng đẵng xa nhau. Hạnh phúc tởng nh ở
trong tầm tay khi Thảo nguyên vẹn trở về, tiền bạc dồi dào, nhà cao cửa
rộng, đời sống sung túc. Vậy mà, sóng gió lại xuất hiện. Cha đầy năm sau, bi
kịch đã rơi xuống gia đình họ: chị bỏ mạng nơi biển Sầm Sơn vào một ngày
giông gió trong chuyến picnic với tình nhân. Anh điên loạn, phẫn uất khi nhận
ra mình bị phản bội; bé Niên Thảo quặn nỗi đau mất mẹ và hứng chịu cơn
thịnh nộ của cha. Câu hỏi đặt ra: do đâu mà hạnh phúc gia đình tan vỡ? Nhiều
quan niệm cho rằng đó là ảnh hởng của lối sống Âu - Mỹ, ảo vọng giàu sang,
những dục vọng thấp hèn... đã tiêm nhiễm vào con ngời Thảo. Tác giả mợn lời
nhân vật trong truyện cho rằng Thảo sa ngã vì nín nhịn bên đó để về bên này
chị hụt hơi và chị giữ gìn đợc thể xác nhng linh hồn chị bị nhiễm độc rồi.
Nhà văn không những nhiều lần nhấn mạnh hành vi bạo liệt của tay Việt kiều
luôn là nỗi ám ảnh trong Thảo; mà còn trực tiếp bộc lộ quan niệm của mình:
Thế gian điên đảo đang tràn lan những căn bệnh thời vi tính, những căn bệnh
vô thức của thế kỷ bùng nổ tình dục. Ngời bị hiếp dâm ám ảnh đứa hiếp dâm
mình, kẻ bị bắt cóc đâm ra phải lòng kẻ bắt cóc nó.... Theo chúng tôi, quan
niệm này mang nặng tính chủ quan và thiếu sức thuyết phục. Vì bởi, gia đình
họ tan vỡ không chỉ vì Thảo bị nhiễm độc lối sống Âu hoá; mà một phần do
Nam không bắt kịp với cuộc sống mới thời mở cửa, và do họ cha thật sự hiểu
nhau trớc khi hợp quy thành một gia đình. Thảo đến với Nam chủ yếu vì tò
mò, tự ái. Sau khi cới, mọi tâm lực của họ dồn vào việc kiếm ăn từng bữa của
thời kỳ đất nớc thực sự khó khăn sau chiến tranh. Ba năm sang châu Âu tiếp
xúc cuộc sống mới, tầm mắt đợc mở rộng khiến cho quan niệm về thẩm mỹ,
về hạnh phúc, về giá trị cuộc sống ở Thảo có nhiều thay đổi. Trong khi đó,
Nam vẫn kh kh giữ nếp xa, kém thích ứng với cuộc sống mới thì Thảo lại vui


22


thích cuộc sống hiện tại. Sống với một con ngời nh thế, Thảo càng ngày càng
thấy buồn tẻ, nhàm chán. Thế nên khi Hai Hùng xuất hiện, chị nhận ra đây là
con ngời trong mộng của mình. Chị ngã gục trớc tình yêu của Hùng là một hệ
quả tất yếu.
Những truyện ngắn viết về đề tài gia đình hoặc có liên quan đến vấn đề
gia đình của Dạ Ngân, thờng có kết thúc bi kịch. Đó là cách hành xử ích kỷ
ngay cả với ngời thân trong gia đình mình nh ở truyện ngắn Nhà không có
đàn ông. Chuyện rằng nhà ấy có năm ngời, tất cả đều goá chồng: cụ nội ngót
nghét 90, goá chồng sau khi cùng chồng dọn đến mảnh đất nhà họ bây giờ. Cụ
ở vậy nuôi con nh một thứ thể diện, một thứ của nả hồi môn cho con cháu;
kế đến là bà cô xấp xỉ lục tuần, khi trẻ tự đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho
mình, không chọn đợc tấm chồng, sau lỡ trớn nên thề ở vậy cho thiên hạ biết
mặt, hết đời ngoảnh lại mới hay mình bất hạnh nên thờng xuyên giải sầu
bằng những cơn mủi lòng có khi không nguyên cớ gì; tiếp nữa là bà má, goá
sớm nh mẹ chồng nên coi chuyện ở vậy nuôi con là lẽ đơng nhiên; rồi Hai
Thảo, cái mấu đối trọng với cô em út trên đòn gánh gia đình. Chị cũng có một
anh bộ đội trên bàn thờ, nhng bất hạnh hơn em là không kịp có với anh một
đứa con. Thế nên sự ở goá của chị nh sự kế thừa một cách hiếu để truyền
thống gia đình vậy; cuối cùng là út Thơm, chị goá chồng năm 20 tuổi. May
mắn duy nhất của chị, cũng hơn chị Hai, là út đã sinh cho anh bộ đội ấy một
đứa con trai. Giờ nó đang tuổi đi học. Và cũng bây giờ, một ngời đàn ông goá
vợ tìm đến với út, anh thoả mãn yêu cầu mà chị đề nghị sang hẳn bên này làm
cây lao động chủ lực, đồng thời góp phần thăng bằng đời sống tinh thần thất
thờng và thiếu hụt của chị. Thế nên sau hai lần gặp cặn kẽ với ngời ấy, chị
quyết định công báo với cả nhà ý định tái giá của mình. Âu điều ấy cũng là
hợp lẽ! Nhng út Thơm đã gặp ngay cơn ma nớc mắt của ngời thân trong gia
đình với những lẽ chừng nh hợp tình hợp lý và không thể chối cãi - lý lẽ của
những ngời đàn bà cô đơn. Họ đã cản ý định tái giá của chị khi họ nhân danh
đủ thứ, truyền thống và tiêu chuẩn, tình thơng và sự hy sinh nhng không ai để
một lẽ nhân danh khác, ấy là tính đàn bà. Họ đã gắp gọn ra khỏi trái tim ngời

phụ nữ trẻ ấy khát vọng tình yêu, cái mà con ngời cần hơn mọi thứ, vì từ đó
mà có tất cả. Và họ đã thành công. Khốn khổ thay cho chị!
Hiện thực hôm nay luôn là nguồn cảm hứng lớn cho nhà văn. Là ngời
đủ chín khi nhìn lại cuộc sống của mình, Dạ Ngân với cảm hứng thế sự ở


23

truyện ngắn Phòng chờ đã cho độc giả thấy bức tranh xã hội Việt Nam vào
thời buổi kinh tế thị trờng. Nhân vật chính của câu chuyện đang ghi lại
những thớc phim của hiện tại, hiểu và giải đáp, rồi từ đó tìm ra ý nghĩa cuộc
sống cho mình và cho mọi ngời. Tự xng là Ta (chứ không phải Tôi), trong
thời gian ngắn nhân vật Ta đã thấy bao điều trái ngợc cùng tồn tại ở một
không gian giới hạn: một bên là gia đình vị phó giám đốc bệnh viện với những
thù lao đáng kể và cái căng tin hốt bạc; một bên khác là cuộc sống âm thầm
của những kiếp ngời khốn khó - một căn bếp nằm sau bức tờng cao chớn chở,
nơi cái căng tin dựa lng vào, nó chuyên phục vụ dân nghèo trong bệnh viện;
một gia đình làm nghề dọn vệ sinh đã chọn toa-let bệnh viện làm phòng ngủ
cho đứa trẻ con họ; hai bà cháu nghèo đi chữa bệnh, một ngời già đi mổ tử
cung với ba chục ngàn trong túi, một đứa cháu trai chừng mời hai tuổi đầu
phải nghỉ học để đi nuôi bà, dù bà lão ấy có tới chín ngời con, mà ngời này lại
đẩy ngời kia và kết quả tặng cho đứa cháu! Cái kết của câu chuyện còn ngỏ
nh có ý chờ sự đổi thay vào cái tình mà con ngời có thể giành cho nhau.
Nh vậy, sự góp mặt của cảm hứng đời t - thế sự ở truyện ngắn Dạ Ngân
đã tạo nên tính đa dạng, sự phong phú cho văn học Việt Nam sau 1975.
1.3.2. Truyện ngắn Dạ Ngân - một phong cách độc đáo của truyện
ngắn Việt Nam sau 1975
1.3.2.1. Dạ Ngân với quá trình sáng tác
Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 6.2.1952 tại Vĩnh Viễn,
Long Mỹ, Hậu Giang.

Dạ Ngân còn có bút danh khác là Lê Long Mỹ và Dạ Hơng - bút danh
chị dùng trong việc t vấn gia đình cho báo Nông nghiệp Việt Nam nơi chị từng
cộng tác.
* Quá trình học tập, công tác và sáng tác:
- Năm 1966 (14 tuổi), vào cứ: bắt đầu viết tin, làm báo.
- Từ năm 1966 đến tháng 4/1975: tham gia kháng chiến chống Mỹ.
- Khi vào Cứ mới học xong cấp hai, sau hoà bình (4/1975) tiếp tục học
bổ túc văn hoá, tự học, tự đọc. Và mãi năm 1993 (41 tuổi) mới đi học đại học
ở Trờng viết văn Nguyễn Du.
- Làm việc cho báo Văn nghệ từ năm 1995 đến 2008. Đã giữ chức vụ
Trởng Ban văn xuôi từ năm 2006 đến khi nghỉ hu (tháng 9/2008). Đầu tháng


24

9/2008, chị cùng chồng là nhà văn Nguyễn Quang Thân chuyển hẳn vào
Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống.
* Tác phẩm đã xuất bản:
Truyện ngắn:
- Quãng đời ấm áp, Nxb Phụ nữ 1986.
- Con chó và vụ ly hôn, Nxb Hội Nhà văn 1990.
- Cõi nhà, Nxb Thanh niên 1993.
- Dạ Ngân - truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học 1995.
- Dạ Ngân và Nguyễn Quang Thân - truyện ngắn chọn lọc,
Nxb Phụ Nữ 1997.
- Nhìn từ phía khác, Nxb Hà Nội 2002.
- Nớc nguồn xuôi mãi, Nxb Phụ nữ 2008.
Tạp văn:
- Mùa đốt đồng, Nxb Kim Đồng 2000.
- Lục bình mải miết, Nxb Kim Đồng 2002.

- 100 tản mạn hồn quê, tập tản văn, Nxb Phụ nữ 2006.
Tiểu thuyết và truyện dài:
- Ngày của một đời, tiểu thuyết, Nxb Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh 1989.
- Mẹ Mèo, tiểu thuyết thiếu nhi, Nxb Kim Đồng 1992.
- Miệt vờn xa lắm, truyện dài thiếu nhi, Nxb Kim Đồng 1992
(Giải thởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004).
- Gia đình bé mọn, tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ 2005
(Giải thởng Hội Nhà văn Hà Nội 2005).
Kịch bản phim:
- Chuyến đi của mẹ, kịch bản phim nhựa sản xuất 1988.
- Chân trời nơi ấy, kịch bản phim nhựa hai tập sản xuất năm 1995.
* Giải thởng văn học:
- Giải nhì truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1987.
- Giải nhì truyện ngắn báo Tuổi trẻ năm 1989.
- Giải ba truyện ngắn báo Sài Gòn Giải phóng năm 1990.
- Giải thởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004.
- Giải thởng Hội Nhà văn Hà Nội 2005.


25

- Giải thởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006.
Trong tiểu sử tự thuật, Dạ Ngân từng tâm sự: Quê gốc tôi ở miệt vờn
cổ Cao Lãnh sông Tiền nhng vì ông nội tôi thích thi thố nên đa tất cả anh em
giạt xuống tận Cần Thơ để phỉ chí nghề vờn. Tôi là phụ nữ miệt vờn chính
cống và tôi luôn tự hào về điều đó.
Tuổi thơ tôi đợc bảo bọc bằng nghề vờn, cây vờn và nhà nội, trong đó
vai trò quyết định thuộc cô tôi, ngời đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi
bầy cháu cho ba tôi đi kháng chiến. Cho đến khi ba tôi bị tù, án khổ sai Côn

Đảo rồi chết trong xà lim thì tôi thuộc về cô tôi hoàn toàn, tâm hồn và tính
cách ấy đã quyết định t chất tôi. ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng
chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình tôi không có sự lựa
chọn nào khác cho chị em gái nhà tôi: tất cả phải đi vào Cứ tham gia đánh
giặc, con đờng của cha tôi. Lý tởng đã đợc đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau
mới là nghĩa nớc.
Ngay từ hồi ở Cứ, lúc tôi che đèn lén đọc Sông Đông êm đềm, cuốn sách
thời đó bị coi là có vấn đề chính trị và đạo đức, những ngời lớn tuổi trong
toà báo bảo sớm muộn gì tôi cũng viết văn. Tôi để ngoài tai những lời tiên tri,
chiến tranh khiến ngời ta chỉ ớc mình thoát chết mỗi ngày, sau đó cái gì chả đợc! Và tôi thờng xuyên xấu hổ vì bị phê bình chính thức hoặc không chính
thức rằng tôi lãng mạn, tôi đa sầu đa cảm và có kiểu sinh hoạt tiểu t sản!
Năm 1978, vì nhiều nguyên do nội tâm, tôi thấy mình phải viết. Còn
nhớ, hôm ấy là một buổi tra, căn hộ tập thể vắng tanh, tôi ngồi trớc trang giấy
mà tay kia vẫn nắm dây đa võng cho con, đó là đứa con thứ hai của cuộc hôn
nhân do chiến tranh thu xếp. Tôi hết sức tin mình - chắc ai cũng phải có niềm
tin thiêng liêng nh vậy mới viết đợc - tin vào sự thúc bách lơng thiện của trái
tim mình. Tạp chí Văn Nghệ tỉnh in truyện ấy vào số Tết, giờ tôi không dám
đọc lại nó nhng quả tình, lúc nhìn thấy cái truyện đầu tay của mình in trên mặt
báo, tôi tởng mình vừa uống cả dòng sông rợu, ngây ngất và có thể làm đợc
mọi điều tốt đẹp trên đời.
Từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang, tôi đợc
chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau truyện ngắn ấy. Đầu năm 1982, lần đầu
một truyện ngắn của tôi đợc in trên tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn và
tháng t năm đó tôi đợc mời đi dự Trại sáng tác của Hội ở Vũng Tàu. Tại đây,
giữa mấy thế hệ nhà văn tên tuổi Nguyên Ngọc, Nguyễn Thành Long, Nguyễn


×