Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phong trào chống sưu, thuế ở bắc trung kỳ năm 1908 luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.64 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
------------

NGUYỄN THỊ BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHONG TRÀO CHỐNG SƯU, THUẾ
Ở BẮC TRUNG KỲ NĂM 1908
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

VINH, NĂM 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHONG TRÀO CHỐNG SƯU, THUẾ Ở
BẮC TRUNG KỲ NĂM 1908

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Dương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn
Lớp

: 48

Thị Thanh Hải



Thị Bình

A - Lịch sử

VINH, NĂM 2011

LỜI CẢM ƠN !


Khóa luận được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại Học Vinh,
dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Thạc sỹ Dương Thị Thanh Hải.
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận, tác giả đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình chu đáo của Cô giáo Dương Thị Thanh
Hải. Ngoài ra, tác giả còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sự động viên
tinh thần quý báu của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo
Dương Thị Thanh Hải, người đã hướng dẫn tận tâm để tác giả có thể hoàn
thành tốt công trình khoa học của mình. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời
cảm ơn tới quý các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh,
đặc biệt trong tổ Lịch sử Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình làm khóa luận.
Khóa luận tốt nghiệp là công trình khoa học đầu tiên, là bước đi đầu
tiên trên con đường nghiên cứu, bởi vậy nên khóa luận sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Tác giả rất mong sự quan tâm góp ý của quý thầy cô giáo và
tất cả các bạn sinh viên.

Vinh, tháng 5 năm 2011
Nguyễn Thị Bình



MỤC LỤC
Trang


1

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bắc Trung Kỳ theo như quan niệm của người Pháp bao gồm các tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, vùng địa đầu của Trung Kỳ, nối liền Trung Kỳ
và Bắc Kỳ. Đây là vùng đất nổi tiếng từ ngàn đời bởi truyền thống yêu nước
bất khuất và đấu tranh kiên cường chống áp bức, ngoại xâm. Bằng chứng là nơi
đây đã ghi dấu biết bao chiến công hiển hách của nhân dân Bắc Trung Kỳ trong
những ngày chống Tống, bình Nguyên, diệt giặc Minh, giặc Thanh…
Kế tục truyền thống từ ngàn xưa đó, bước sang nửa sau thế kỷ XIX - khi
Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì nhân dân Bắc Trung Kỳ đã nhanh chóng
chuẩn bị và tiến hành đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược. Tại
đây, phong trào yêu nước chống Pháp mà tiêu biểu có phong trào chống sưu,
thuế của nhân dân bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt đã góp phần cùng nhân dân cả
nước ngăn cản quá trình bình định quân sự và tiến hành khai thác bóc lột trên
quy mô lớn của chúng, tô đậm thêm trang sử hào hùng trong sự nghiệp chống
ngoại xâm của nhân dân ta nói chung và nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh nói
riêng.
Bắc Trung Kỳ được xem là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong
quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, có những đóng góp trong tiến
trình lịch sử nước nhà. Trong lịch sử, nhân dân nơi đây vốn giàu truyền thống

yêu nước và đấu tranh anh hùng, kiên cường, bất khuất. Vì thế, khi thực dân
Pháp đặt gót giầy xâm lược lên cả nước ta nói chung và lên vùng Bắc Trung
Kỳ nói riêng thì phong trào đấu tranh chống lại chính quyền thực dân của nhân
dân dưới sự lãnh đạo của những văn thân, sỹ phu đã bùng lên sôi nổi, liên tục
và mạnh mẽ. Thực dân Pháp đặt chân tới đâu là ở đó quần chúng nhân dân
đứng lên giết giặc, giữ đất, bảo vệ quê hương. Đóng góp của phong trào chống
sưu, thuế của nhân dân Bắc Trung Kỳ đối với phong trào chung trên cả nước là
rất lớn.


2
Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập tới
phong trào chống sưu, thuế của nhân dân Bắc Trung Kỳ một cách có hệ thống
và toàn diện. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phong trào chống
sưu, thuế ở Bắc Trung Kỳ năm 1908 ” làm đề tài khóa luận của mình.
Về mặt khoa học, đề tài tập trung làm sáng rõ bức tranh toàn cảnh phong
trào chống chống sưu, thuế của nhân dân Bắc Trung Kỳ. Từ đó thấy được đóng
góp to lớn của của nhân dân Bắc Trung Kỳ trong phong trào yêu nước chống
Pháp của Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, thấy được mối
quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, hiểu sâu sắc thêm nét đặc
trưng của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Bắc Trung Kỳ so với
nhân dân ở Nam Trung Kỳ, Trung Trung Kỳ và trên cả nước.
Về mặt thực tiễn, đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung tư liệu
lịch sử địa phương. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho mỗi người
dân ở Trung Kỳ nói chung và cho nhân dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh nói
riêng khi muốn tìm hiều về quá trình chiến đấu oanh liệt của cha ông nhằm
giành lại nền độc lập từ tay thực dân Pháp. Đề tài cũng góp phần quan trọng
trong việc giáo dục, truyền bá truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên ở Thanh - Nghệ - Tĩnh và
làm cho nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh có thêm niềm tin, ý chí và sức mạnh để

vượt lên mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt, vươn lên xây dựng cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với xương máu của thế hệ cha anh đã đổ xuống
trên mảnh đất này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Phong trào chống sưu, thuế ở Trung Kỳ năm 1908 nổi lên như một sự
kiện tiêu biểu về cuộc biểu tình vĩ đại của nhân dân các tỉnh từ Quảng Nam
đến Thanh Hóa. Đây được coi là một cuộc đấu tranh chính trị bất bạo động, có
tầm vóc quan trọng chưa từng thấy ở Việt Nam. Đó là một trong những sự kiện
nổi bật của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu
thế kỷ XX. Có lẽ vì thế mà trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã


3
tập trung làm sáng rõ phong trào chống sưu, thuế ở Trung Kỳ, nhưng vùng Bắc
Trung Kỳ, các sự kiện, nhân vật tham gia, mối liên hệ giữa chúng trong phong
trào này chưa được nêu rõ.
Một số công trình chuyên khảo về phong trào chống sưu, thuế ở Trung
Kỳ năm 1908 như: Cuốn“Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858- 1918)”của
Dương Kinh Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; Cuốn “Đại cương lịch sử
Việt Nam”, của Đinh Xuân Lâm, (2001), tập 2, Nxb Giáo dục; Cuốn “Lịch sử
Việt Nam (1897-1918)” của Chương Thâu, Hồ Song, Ngô Văn Hòa, Nguyễn
Văn Kiệm, Đinh Xuân Lâm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; Cuốn “100
năm phong trào chống thuế ở Quảng Nam”, Sở văn hóa thể thao và du lịch
Quảng Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Quảng Nam, 2008; Cuốn “Nhân
kỷ niệm 100 năm nhân sỹ Thanh Hóa tham gia kháng thuế bị địch đày đi Côn
Đảo(1909 - 2009)”, Sở văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa, Ban nghiên
cứu và biên soạn Lịch sử, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Thanh Hóa, 11/
2009; Cuốn “Vụ chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908” của Huỳnh Thúc Kháng,
Nxb Ích Tri, Huế 1946; Cuốn“Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các
châu bản triều Duy Tân”của Nguyễn Thế Anh, Bộ Văn Hóa Giáo dục và

Thanh niên, Sài Gòn, 1973; Cuốn “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký”của Phan
Châu Trinh, Lê Ám, Nguyễn Q. Thắng chú dịch và giới thiệu, Phủ Quốc vụ
khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1973.
Đặc biệt, cơ quan nghiên cứu lịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh đã xuất bản cuốn
“Lịch sử Nghệ Tĩnh” tập 1, trong đó có nhiều trang giới thiệu về phong trào
phong trào chống sưu, thuế ở Nghệ - Tĩnh năm 1908. Bên cạnh đó còn phải kể
tới một số công trình như : Cuốn “Lịch sử Thanh Hóa”, tập 4 (1802 - 1930),
Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, (2008), Nxb Khoa học xã hội
Hà Nội.; Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh”, tập 1 (1930 - 1954), Nxb Chính trị
quốc gia; Cuốn “Danh nhân Nghệ Tĩnh” của Đặng Xuân Mai, Nxb Nghệ Tĩnh,
(1980); … cũng đề cập rải rác và sơ lược về phong trào chống sưu, thuế ở
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh năm 1908.


4
Ngoài ra, nhiều luận án, luận văn, khoá luận có liên quan tới phong trào
chống sưu, thuế năm 1908 như : Luận án PTS “Nghệ Tĩnh với phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc trong 30 năm đầu thế kỷ XX” của Đinh Trần Dương,
ĐH KHXH&NV, Hà Nội, (2000); Luận văn “Phong trào yêu nước chống
Pháp ở Nghệ An nửa sau thế Kỷ XIX ” của Biện Thị Hoàng Ngọc, Vinh; Luận
văn “Nho sĩ Nghệ An trong phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1858 đến
năm 1920” của Đặng Như Thường, Vinh, (2002); Luận văn tốt nghiệp “Phong
trào yêu nước chống Pháp ở miền Tây Nghệ An”của Nguyễn Thị Hựu, Vinh,
(2010); ...
Trong một số bài tạp chí nghiên cứu khoa học cũng đã đề cập tới phong
trào chống sưu, thuế năm 1908 như: “Phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh năm
1908” của Đinh Xuân Lâm, (2009),TCNC LS số 12 (404); “Vụ dân biến ở
miền Trung Việt Nam đầu năm 1908” của Hồ Song - Phó giáo sư, ĐHSP
HN,1999, TCNC LS số 2 (303); …
Nhìn chung, các công trình trên trong một chừng mực nhất định đã nêu

lên những nét khái quát về lịch sử phong trào chống sưu, thuế ở Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh năm 1908 với những biểu hiện và mức độ khác nhau. Trong
các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra một số nhận xét, kết luận về
hình thức, phương pháp đấu tranh, ý nghĩa của các phong trào trên địa bàn ba
tỉnh. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống,
toàn diện về quá trình chuyển biến của phong trào chống sưu, thuế ở Bắc Trung
Kỳ năm 1908. Đặc biệt là chưa làm sáng rõ nét đặc trưng, sự khác biệt giữa
Bắc Trung Kỳ với Nam Trung Kỳ và Trung Trung Kỳ cũng như sự đóng góp
của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập
của nước nhà.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu đã kể và dựa vào nguồn tài liệu
bổ sung, đề tài cố gắng khôi phục bức tranh toàn cảnh phong trào chống sưu,
thuế ở Bắc Trung Kỳ năm 1908 nhằm bổ sung vào những khoảng trống lịch sử
đã nói ở trên.


5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là phong
trào chống sưu, thuế ở Bắc Trung Kỳ năm 1908, chủ yếu là các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Do đó chúng tôi đi sâu tìm hiểu và phân tích các vấn
đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối tượng đã xác định trên. Đồng thời,
trong quá trình nghiên cứu sẽ có sự so sánh, đối chiếu để thấy được sự khác
biệt, nét đặc trưng của phong trào chống sưu, thuế ở Bắc Trung Kỳ so với các
vùng khác trong cả nước.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu về phong trào yêu nước
của nhân dân Bắc Trung Kỳ, trong đó chủ yếu là phong trào chống sưu, thuế
năm 1908.

Về thời gian, khóa luận giới hạn nghiên cứu phong trào chống sưu, thuế
ở Bắc Trung Kỳ trong năm 1908. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn, luận
văn không thể không đề cập đến những nét khái quát nhất về phong trào yêu
nước đầu thế kỷ XX.
Về không gian, khóa luận giới hạn nghiên cứu phong trào chống sưu,
thuế ở ba tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng
phương pháp logic và phương pháp lịch sử trên cơ sở phương pháp luận Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng, phương
pháp so sánh, phân tích, đối chiếu …
Trên cơ sở những tư liệu đã thu thập được, đặc biệt là các tư liệu có liên
quan tới đề tài, công việc của chúng tôi hoàn toàn không phải là lắp ghép, sao
chép một cách máy móc lại các nguồn tư liệu sẵn có, mà từ các nguồn tư liệu,
chúng tôi suy ngẫm, phân tích, khái quát “bằng ngôn ngữ lịch sử” của bản thân


6
mình nhằm biến thành cái riêng của mình. Các tài liệu đó chỉ là cơ sở để thực
hiện đề tài này.
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài dựng lại bức tranh toàn cảnh về phong trào đấu tranh chống sưu,
thuế của các sỹ phu ở Thanh - Nghệ - Tĩnh năm 1908. Qua đó bạn đọc có cái
nhìn toàn diện về thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia của phong trào yêu
nước ở Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với sự nghiệp chung của đất nước. Rút ra
được những đặc điểm, ý nghĩa, bài học của phong trào đấu tranh của các sỹ phu
yêu nước đối với quê hương mà những công trình trước đây chưa có điều kiện
làm sáng tỏ một cách đầy đủ.
- Đề tài góp phần quan trọng trong giáo dục truyền thống yêu nước của
nhân dân Bắc Trung Kỳ nói riêng và nhân dân Trung Kỳ nói chung, động viên
nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh kế tục tinh thần quật cường của cha ông, tích

cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện
nay.
- Đề tài là nguồn tham khảo bổ ích cho tất cả bạn đọc quan tâm đến lịch
sử Bắc Trung Kỳ, đến phong trào chống sưu thuế thời thuộc Pháp của nhân dân
Thanh - Nghệ - Tĩnh gây nên tiếng vang lớn cho lịch sử dân tộc, mà đặc biệt
đối với giáo viên khoa Lịch sử. Ngoài ra luận văn còn góp phần bổ sung nguồn
tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Nội dung
chính được trình bày trong hai chương như sau:
- Chương 1: Những nhân tố tác động đến phong trào yêu nước chống
Pháp ở Bắc Trung Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Chương 2: Phong trào chống sưu, thuế ở các tỉnh Bắc Trung Kỳ
(Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh) năm 1908.
- Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa của phong trào chống sưu, thuế ở các
tỉnh Bắc Trung Kỳ năm 1908.


7

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO YÊU
NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở BẮC TRUNG KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX
1.1 Khái quát tình hình Bắc Trung Kỳ cuối thế kỷ XIX
1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Trong lịch sử, Bắc Trung Kỳ được xem là chốn “biên thùy” là “phên
dậu” nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của nhân

dân ta. Bắc Trung Kỳ (Nord - An Nam) theo cách phân chia của người Pháp
gồm các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh để phân biệt với Trung Trung
Kỳ (Centre - An Nam) gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Nam
Trung Kỳ (Sud - An Nam) gồm các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận.
Bắc Trung Kỳ là dải đất rộng lớn của Tổ quốc Việt Nam, có diện tích
33.640 km2, trải dài trên 400 cây số theo hướng Bắc - Nam. Nơi rộng nhất phía
Bắc Nghệ An là 200km, nơi hẹp nhất phía Nam Hà Tĩnh là 80km.
So với cả nước, diện tích Bắc Trung Kỳ chiếm tương đương 1/ 10
(33.640 km2/ 331.698km2), với 6 tỉnh Việt Bắc (Cao - Bắc - Lạng - Thái Tuyên - Hà), diện tích đó không nhỏ hơn bao nhiêu 33.640 km 2/ 36.759km2..
So với 3 tỉnh Hà Nam Ninh, Bắc Trung Kỳ rộng gấp 10 lần (33.640 km 2/
3.763km2) và với Bình Trị Thiên, Bắc Trung Kỳ lớn gần gấp đôi (33.640 km 2/
18.340km2).
Lãnh thổ Bắc Trung Kỳ không chỉ rộng lớn mà còn có một vị trí địa lý
có ý nghĩa chiến lược quan trọng: Phía Bắc giáp các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình,
Sơn La; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình; Phía Tây giáp Trường Sơn và Cộng


8
hoà dân chủ nhân dân Lào (các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và Thà Khẹt);
Phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ).
* Điều kiện tự nhiên:
Bắc Trung Kỳ là khu vực có nhiều tương đồng về địa lý, tự nhiên, xã
hội, có tiềm năng để phát triển kinh tế, là vị trí chiến lược bảo vệ quốc gia dân
tộc.
Địa hình Bắc Trung Kỳ phức tạp, đa dạng với 4 vùng khá rõ rệt: Rừng
núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong đó rừng núi và trung du là dạng
địa hình phổ biến, đồng bằng và ven biển là vùng quan trọng.
Biển Bắc Trung Kỳ có nhiều hải sản, trung bình cứ 20km thì có một cửa
sông, cửa lạch. Sông ngòi nhìn chung ngắn, dốc, hẹp ngang, phần nhiều chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Quan trọng nhất có sông Mã, sông Chu,

Sông Lèn, sông Lô ở Thanh Hoá. Sông Cả, sông La, sông Lam, sông Phố, sông
Con ở Nghệ Tĩnh. Các sông ngòi tự nhiên này được nối với nhau bởi các kênh
đào tạo nên hệ thống giao thông khá liên hoàn và tưới tiêu thuận lợi.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, ở Bắc Trung Kỳ đã hình thành một số
đường bộ và đường sắt quan trọng. Theo hướng Bắc - Nam có đường quốc lộ
số 1, đường sắt, đường 15, đường 41... Theo hướng Đông - Tây và sang Lào có
đường số 7 (Vinh - Xiêng Khoảng), đường số 8 (Vinh - Thà Khẹt), đường
Thanh Hoá (Sầm Nưa).
Khí hậu Bắc Trung Kỳ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của nhiều hệ thống thời tiết. Hàng năm đều có 4 mùa xuân, hạ,
thu, đông nhưng rõ rệt nhất ở 2 mùa chính là mùa nóng và mùa mưa. Nhìn
chung nơi đây khí hậu khắc nghiệt, độ ẩm cao, hay hạn hán, và nhiều mưa bão,
lũ lụt gây nhiều trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của con người cũng như trở
ngại với quân xâm lược từ phương xa tới.
Thiên nhiên Bắc Trung Kỳ có nhiều nét đặc thù làm cho mối quan hệ xã
hội của con người trong vùng chịu ảnh hưởng, tạo nên nét riêng biệt về văn hoá
mang tính tộc người.


9
Là một trong những vùng đất xa xưa của Tổ quốc Việt Nam, trải qua bao
nhiêu biến thiên và thăng trầm của lịch sử, nhìn chung Bắc Trung Kỳ đã có
những mối liên hệ nhiều mặt với nhau, kể cả về hành chính, tên gọi. Mãi đến
đầu thế kỷ XIX, cả vùng mới được phân định thành ba tỉnh có địa giới cơ bản
như sau này.
Tồn tại và phát triển trên dải đất rộng lớn có nhiều thuận lợi nhưng cũng
lắm tai ương đó, từ xa xưa Bắc Trung Kỳ đã trở thành một trong những vị trí
trọng yếu về quốc phòng và an ninh của khu vực Trung Kỳ. Và trên thực tế Bắc
Trung Kỳ đã nhiều lần trở thành nơi đứng chân để xây dựng và củng cố lực
lượng, cũng như là nơi xuất phát của những cuộc dấy binh tấn công như vũ

bão, đánh đuổi quân thù xâm lược, giành lại nền độc lập dân tộc.
1.1.2 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và truyền thống đấu
tranh
* Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
- Chính trị: Quá trình xâm lược của thực dân Pháp đã biến Việt Nam từ
một nước độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, từ một nước
thống nhất dưới một vương triều duy nhất trở thành một nước bị chia cắt thành
ba chế độ cai trị khác nhau: Triều Nguyễn trên danh nghĩa trị vì Trung Kỳ,
nhưng thực quyền lại nằm trong tay khâm sứ người Pháp. Khâm sứ kiểm soát
mọi hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống, thông qua công sứ Pháp đứng đầu mỗi
tỉnh giúp việc cho công sứ là phó sứ, tham tá, thông phán là những nhân viên
người Việt.
Ở các phủ, huyện có các viên tri phủ, tri huyện, tri châu người Việt nắm
quyền cai trị. Họ vừa làm nhiệm vụ cai trị, vừa làm nhiệm vụ xử hình án, thu
thuế đinh, điền, bắt phu phen tạp dịch, giữ gìn an ninh trật tự trong vùng. Giúp
việc cho các viên tri phủ, tri huyện là một số công chức như đề lại, thông lại.
Ngoài ra còn có một số lính lệ do viên lệ mục chỉ huy, được các quan sai phái
đi xuống các làng bản “thi hành công vụ”.


10
Như thế là mối quan hệ mang tính chất “song hành”, “lưỡng thể” giữa 2
cơ quan cai trị thực dân và phong kiến đã quy định đặc điểm, quy mô của các
cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở Bắc Trung Kỳ.
- Kinh tế
Từ giữa thế kỷ XIX, với chính sách lạc hậu, phản động của triều đình
Nguyễn đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, kinh tế đình đốn, xã hội lạc
hậu, đời sống nhân dân cơ cực. Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược và đặt ách
cai trị trên đất nước ta, lên các tỉnh Bắc Trung Kỳ thì chúng đã thực hiện nhiều
thủ đoạn một cách trắng trợn. Ngoài việc áp dụng nhiều thứ thuế vô lý, hà khắc

như thuế thân, thuế điền sản, thuế lâm sản, chúng còn tìm cách cướp đoạt
ruộng đất, nương rẫy của nhân dân để lập đồn điền, phát canh thu tô, duy trì
cách bóc lột cổ truyền như bắt nhân dân phục dịch, cống nạp, chèn ép nhân dân
bằng cách cho vay nặng lãi.
Nhìn chung, dưới ách cai trị thực dân - phong kiến, nền kinh tế các tỉnh
Bắc Trung Kỳ về cơ bản vẫn là một nền kinh tế tiểu nông trong đó nông nghiệp
giữ vai trò chủ đạo. Bản chất của nền kinh tế này là tự cung, tự cấp và chưa có
sự tách rời giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, nền kinh tế ở đây hết sức lạc
hậu, đình đốn sa sút, chưa có sự xuất hiện của kinh tế công - thương nghiệp.
Cũng như mỗi làng quê khác trên đất nước ta thời bấy giờ, người nông dân các
tỉnh Bắc Trung Kỳ không biết đến một hoạt động kinh tế nào khác ngoài ruộng
đồng và bễ lò rèn hay lò nung gạch ngói. Luỹ tre làng đã tre khuất tầm mắt của
họ và trói buộc họ trong vòng tròn khép kín của chế độ quân chủ. Những chính
sách của chính quyền thực dân đã làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng
cực khổ luẫn quẫn mãi trong vòng lạc hậu, nghèo nàn, tăm tối. Nhân dân Bắc
Trung Kỳ đã bứt phá khỏi sự đè nén của thực dân xâm lược bằng phong trào
chung trong cả nước đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là phong trào chống sưu, thuế
năm 1908.


11
- Văn hoá - giáo dục:
Về văn hoá: Trong tiến trình lịch sử văn hoá của dân tộc Bắc Trung Kỳ
đã từng nổi tiếng với nền văn minh Đông Sơn từ thưở dựng nước, là đất văn
vật nổi tiếng thời Lê Nguyễn với một vùng văn hoá dân gian phong phú, đặc
sắc mà người ta vẫn hay gọi là xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh. Nơi đó đã sinh ra và
cống hiến cho đất nước bao thế hệ tri thức nhiều nhà thơ, nhà văn hoá lỗi lạc,
xuất sắc. Điều này góp phần tạo cho nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh một nền
văn hiến lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc.
Về giáo dục: vốn là vùng đất xa trung tâm nên trong một thời gian dài

nho học ít được phổ biến, số người đi học rất hiếm.
- Xã hội: Trước khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ Bắc Trung Kỳ có hai
giai cấp cơ bản: một là giai cấp thống trị, chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại
nắm quyền chính trị và thế lực kinh tế. Còn đa số nông dân là giai cấp bị trị
trong xã hội, là lực lượng chính yếu tiến hành lao động sản xuất, làm ra của cải
nuôi sống xã hội và phục vụ tầng lớp trên.
* Truyền thống đấu tranh
Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, nhân dân Trung Kỳ nói chung và
nhân dân Bắc Trung Kỳ nói riêng cũng đã vun đắp tạo dựng được cho mình
nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong số những truyền thống ấy, nhân dân Bắc
Trung Kỳ có một bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng rất đáng tự hào.
Vào năm 179 TCN cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà do
An Dương Vương lãnh đạo bị thất bại. Từ đó lịch sử dân tộc ta bước vào thời
kỳ đen tối nhất - thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc. Dưới ách thống trị của các
chính quyền: Triệu, Hán (Tây Hán và Đông Hán), Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề,
Lương, Triệu, Đường, các triều đại phong kiến Trung Quốc không chỉ cướp
nước ta, vơ vét của cải, bóc lột nhân dân, mà còn thực hiện mưu đồ đồng hóa
nhằm vĩnh viện xóa bỏ đất nước ta, dân tộc ta, sát nhập làm quận huyện và cư
dân của đế chế Hán.


12
Nhân dân Bắc Trung Kỳ cũng không tránh khỏi nỗi đau thương, tủi nhục
của cảnh nước mất nhà tan với nhân dân cả nước, nhân dân nơi đây đã nhiều
lần vùng lên cùng với nhân dân cả nước quyết giành lại độc lập, tự chủ cho đất
nước.
Mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Trung
Kỳ là hoạt động ủng hộ tích cực cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo nổ
ra ở Giao Chỉ vào mùa xuân năm 40, góp phần cùng với nhân dân cả nước
giành lại độc lập cho dân tộc trong một thời gian ngắn (từ năm 40 - 43).

Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của cô gái họ Triệu ở núi Nưa (Nông Cống
nay thuộc Triệu Sơn - Thanh Hóa) vào giữa thế kỷ thứ III, mà nhiều tài liệu đã
cho ta thấy bóng dáng lẫm liệt của bà nữ tướng cưỡi voi trên các núi đá vôi dọc
sông Mã từ Cẩm Thạch (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) trở lên. Từ đó xây dựng
được một căn cứ rộng lớn rồi mới xuôi theo sông Mã tiến xuống giải phóng
đồng bằng Cửu Chân, làm cho toàn Châu Giao náo động. Cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu năm 248 được nhân dân Bắc Trung Kỳ nhiệt tình ủng hộ.
Trong cuộc đấu tranh lâu dài chống Bắc thuộc, giành lại độc lập dân tộc,
cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của nhân dân Bắc Trung Kỳ
và cũng là cống hiến to lớn của nhân dân vùng đất này vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc thời đó. Tiếp nối truyền thống quật khởi của Hai Bà Trưng, của
Lý Bí, của Mai Thúc Loan … nhân dân ta tiếp tục khởi nghĩa chống ách đô hộ
nhà Đường.
Đầu thế kỷ X, đế chế Đường sụp đổ và chính quyền đô hộ của chúng ở
nước ta bị lung lay nghiêng ngả. Chớp thời cơ đó, năm 905 Khúc Thừa Dụ lãnh
đạo nhân dân ta vùng lên giải phóng đất nước. Nhưng để đi đến độc lập hoàn
toàn cuộc đấu tranh của nhân dân ta còn phải tiếp tục 33 năm nữa. Với chiến
công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đập
tan cuộc xâm lược thứ hai của nhà Nam Hán, dân tộc ta mới thực sự chấm dứt
thời Bắc thuộc kéo dài hơn ngàn năm, giành lại trọn vẹn non sông đất nước,


13
độc lập chủ quyền và mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, lâu dài và
phát triển rực rỡ của đất nước.
Bước sang thế kỷ XV, khu vực Bắc Trung Kỳ trở thành một địa bàn
chiến lược quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Với tinh thần chiến đấu quả
cảm, nghĩa quân đã giành thắng lợi quyết định vào cuối năm 1427 của chiến
thắng Chi Lăng, Xương Giang vang dội.

Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858) nhân dân Bắc
Trung Kỳ đã cùng với nhân dân cả nước chung một bầu máu nóng sôi sục giết
giặc cứu nước, cứu nhà. Đặc biệt từ khi triều đình nhà Nguyễn đặt bút ký vào
hiệp ước Paternotre (1884) đầu hàng thực dân Pháp thì phong trào lại càng
bùng lên mạnh mẽ, nhân dân Bắc Trung Kỳ với truyền thống bất khuất kiên
cường đã chiến đấu hết mình làm cho giặc Pháp thất điên bát đảo.
Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước thống thiết của vua Hàm Nghi và Tôn
Thất Thuyết từ sau cái đêm kinh thành Huế bị giặc Pháp chiếm đóng (07/
1885) nhân dân Bắc Trung Kỳ ở miền ngược cũng như miền xuôi dưới sự lãnh
đạo của các văn thân sỹ phu yêu nước đứng dậy sát cánh đấu tranh vũ trang
quyết liệt với quân thù, tiêu biểu như khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh (Thanh
Hóa), khởi nghĩa Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh), Nguyễn Xuân Ôn (Nghệ An),
… Tất cả đã tạo nên sức mạnh to lớn đấu tranh chống lại giặc Pháp làm cho kẻ
thù hoang mang, dao động.
Có thể nói, nhìn lại tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta ở bất kỳ giai đoạn nào thì nhân dân Bắc Trung Kỳ cũng đóng góp một
phần không nhỏ. Với một địa bàn trọng yếu, trên thực tế ở mọi thời kỳ lịch sử
Bắc Trung Kỳ để trở thành căn cứ địa, chỗ đứng chân và là nơi dấy binh giành
lại độc lập chủ quyền cho dân tộc. Cho đến nay và cả sau này thì vùng đất Bắc
Trung Kỳ vẫn luôn là một địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh quốc
phòng đối với Bắc Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung.
Như vậy, Bắc Trung Kỳ - vùng đất rộng lớn, có vị trí chiến lược quan
trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngay từ rất sớm, nhân dân ba tỉnh


14
đã định cư, tạo nên nét văn hóa đặc sắc với ý thức dân tộc cao. Khi thực dân
Pháp xâm lược Việt Nam, về căn bản Bắc Trung Kỳ vẫn thuộc vùng cai quản
của chế độ thực dân phong kiến. Mặc dù vậy, nhân dân Bắc Trung Kỳ vẫn luôn
sát cánh cùng nhân dân Trung Kỳ và cả nước trong công cuộc đấu tranh chống

thực dân Pháp xâm lược.
1.1.3 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Bắc Trung Kỳ
cuối thế kỷ XIX (từ năm 1885 đến năm 1896)
* Thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Bắc Trung Kỳ
Việt Nam là nước phương Đông có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận
lợi nên từ rất sớm đã trở thành đối tượng nhòm ngó của các nước phương Tây.
Thế kỷ XVIII thông qua các giáo sỹ, các nhà buôn, thực dân Pháp đã từng
bước tìm hiểu đất nước ta. Cuối thế kỷ XIX tham vọng đó càng lớn hơn bao
giờ hết bởi nhu cầu nguyên liệu và thị trường khi Pháp chuyển từ giai đoạn chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Ở trong nước, dưới sự trị vì của triều Nguyễn chế độ phong kiến của
Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường khủng hoảng, suy vong trầm trọng,
đặc biệt mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Trước bối cảnh lịch sử đó, thực dân Pháp đã phát động cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam vào rạng sáng ngày 01/ 09/ 1858. Chúng lựa chọn Đà
Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên, bởi theo cách nhìn của giới quân sự Pháp thì
đây chính là cổ họng của Huế. Bằng hoạt động quân sự kết hợp với chiến tranh
lấn đất Pháp đã từng bước xâm lược Việt Nam. Đánh Đà Nẵng, chiếm Gia
Định, chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, đánh
Bắc Kỳ lần một, rồi đánh Bắc Kỳ lần hai và đưa chiến tranh ra phạm vi cả
nước. Triều đình Huế từ chỗ không quyết tâm cao đã đi đến việc nhượng bộ kẻ
xâm lược. Ký hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, đến hiệp ước Quý Mùi, triều
đình đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, trở thành đồng minh của Pháp với
hiệp ước năm Quý Mùi (25/ 08/ 1883) và hiệp ước năm Giáp Thân (06/ 10/
1884) nước ta rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Nhưng để thiết lập


15
được quyền lực ở tất cả các địa phương trong cả nước, chúng phải trải qua giai
đoạn “bình định” kéo dài cho đến gần cuối thế kỷ XIX.

Về lý thuyết, Pháp đánh chiếm được Đại Nam một cách dễ dàng nhưng
thực tế đã thôn tính được từng vùng đất này là một điều khó khăn với chúng,
việc chiếm Thanh - Nghệ - Tĩnh là một ví dụ như vậy. Mặc dù chúng đánh
chiếm được thành, nhưng để chiếm gọn cả Bắc Trung Kỳ thì lại nằm ngoài dự
kiến của chúng. Ngay khi Pháp đặt chân lên thành Thanh - Nghệ - Tĩnh thì
tiếng súng chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương đã vang dội khắp Bắc
Trung Kỳ. Thực dân Pháp đặt chân tới đâu thì nhân dân ta đứng lên quyết tâm
chống giặc, giữ đất, bảo vệ quê hương.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó thì Toàn quyền Đông Dương và các khâm
sứ Trung Kỳ tiếp nối từ năm 1885 - 1896 đã kiên quyết dùng mọi thủ đoạn,
mọi biện pháp để dập tắt được phong trào kháng chiến quyết liệt dưới danh
nghĩa Cần Vương từ Bình Thuận đến đồng bằng Bắc Bộ. Điều đáng buồn là
vương triều Nguyễn đã bỏ ra con dân mình chưa đủ lại còn đứng về phía Pháp,
trở thành công cụ tay sai hữu ích đàn áp phong trào nhân dân ta, làm cho các
cuộc đấu tranh chống Pháp cả nước nói chung cũng như Bắc Trung Kỳ nói
riêng đi vào con đường không thắng lợi.
* Nhân dân Bắc Trung Kỳ hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp
Trước sự xâm lăng của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến mà đại diện
là triều Nguyễn từng bước đầu hàng rồi can tâm làm tay sai cho giặc. Mặc dù
nhân dân cả nước không ngừng đứng lên chống Pháp nhưng trong nội bộ giai
cấp phong kiến đã diễn ra sự phân hoá vô cùng gay gắt. Biểu hiện tập trung của
sự phân hoá đó là cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế. Cuộc nổi dậy không thành,
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng toàn bộ lực lượng ra Bắc để tính
chuyện tiếp tục kháng chiến lâu dài. Ngày 13/ 07/ 1885 từ núi rừng miền Tây
Quảng Trị, chiếu Cần Vương được phát đi rộng rãi làm dấy lên một cao trào
yêu nước mạnh mẽ trên khắp mọi miền đất nước. Linh hồn của phong trào, của


16
các cuộc khởi nghĩa đã chuyển về các văn thân sỹ phu có lòng yêu nước

thương dân.
Phong trào Cần Vương kéo dài 12 năm (1885 - 1896) đánh dấu một giai
đoạn đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp. Ở Thanh Nghệ - Tĩnh dưới sự lãnh đạo của bộ phận văn thân, sỹ phu phong trào ứng
nghĩa của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Tại Hà Tĩnh có Lê Ninh, Đinh Nho
Hanh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Đôn Tiết, Nguyễn Phương; ở
Nghệ An có Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Phan Cát Tựu; tại Thanh Hoá có
Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điếm... Suốt từ miền
ngược đến miền xuôi, đồng bằng, miền núi đều có phong trào ứng nghĩa của
nhân dân Bắc Trung Kỳ.
*Thanh Hoá
Thanh Hoá - một xứ sở có tầm chiến lược quan trọng ở bất cứ thời kỳ
lịch sử nào, nơi có truyền thống chống xâm lăng, mảnh đất sinh ra nhiều anh
hùng hào kiệt đã có mặt rất sớm trong phong trào chống Pháp. Lịch sử cận đại
đã chọn mảnh đất này để phát động dung dưỡng và phát triển thành một trong
những trung tâm của phong trào chống Pháp cả nước. Một sự lựa chọn tự nhiên
mà không phải ngẫu nhiên. Hưởng ứng chiếu Cần Vương dưới sự lãnh đạo cuả
các văn thân, sỹ phu yêu nước nhân dân các địa phương Thanh Hoá đã nhất tề
vùng dậy hăng hái tập hợp đội ngũ, tổ chức thống nhất lực lượng sẵn sàng tiêu
diệt giặc khi chúng xâm phạm tới quê hương. Trên phạm vi toàn tỉnh từ miền
biển lên miền núi, từ đồng bằng tới trung du đã hình thành một mạng lưới các
làng xã kháng chiến. Tại Nông Cống, Đông Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc phong
trào đã bùng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh.
Tại căn cứ Ba Đình dưới sự lãnh đạo của Phan Bành, Đinh Công Tráng
với cộng sự kiên cố, cách đánh mưu trí và tinh thần quyết tử, hơn 3000 nghĩa
quân trong suốt 32 ngày đêm đã bẻ gãy nhiều cuộc tấn công của địch “làm cho
giới cầm quyền cũng phải xôn xao, lo lắng” [1, 74]


17
Tiếp nối Ba Đình cuộc cuộc chiến đấu của nghĩa quân Hồng Lĩnh trở

thành đợt sóng thứ hai trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá, nêu cao
nghĩa khí của các sỹ phu, văn thân và tinh thần kiên cường, bất khuất của nhân
dân.
Song với ưu thế về vũ khí, thực dân Pháp đã xây dựng rất nhiều đồn binh
ở Yên Lược, Phúc Địa, Lang Chánh rồi tức tốc đưa quân đi vây quét
và đàn áp một cách kiên quyết các cuộc khởi nghĩa, đồng thời diệt trừ các toán
cướp làm cho phong trào đấu tranh ở Thanh Hoá bị thất bại.
*Nghệ An
Được thử thách tôi luyện trong khởi nghĩa Giáp Tuất, khi chiếu Cần
Vương ban bố (07/ 1885) nhân dân toàn tỉnh Nghệ An đã nhất loạt mạnh mẽ.
Tại Nghi Lộc, dưới sự lãnh đạo của những sỹ phu mang tư tưởng khang
Pháp như Đinh Văn Chất, nguyễn Hành, Nguyễn Chích, Nguyễn Mậu, phong
trào chống Pháp liên tiếp nổ ra.
Tại Nam Đàn, ở các làng Hoàng trù có nghĩa quân Vương Thúc Mậu,
Lãnh Sỹ, Nguyễn Đức Đạt, …
Ở Võ Liệt (Thanh Chương) có nghĩa quân của Nguyễn Hữu Chích,
Nguyễn Mẫu có sự phối hợp với nghĩa quân của Nguyễn Khắc Kiệm ở Thanh
Ngọc, Trần Văn Biềng, Hồ Văn Phú ở Thanh Phong thường xuyên quấy rối,
phục kích địch.
Hay như ở Anh Sơn, Con Cuông với phong trào của nghĩa quân do Lê
Doãn Nhã đã làm nên chiến thắng đồn Dừa có tiếng vang lớn trong phong trào
Cần Vương ở Nghệ An khi đó được nhân dân mãi ngợi ca.
Từ khi Tôn Thất Thuyết thay lời vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương,
khắp nơi trên tỉnh Nghệ An nổ ra không bết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ,
nhưng đỉnh cao nhất của phong trào là khi nó được quy tụ thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn một thủ lĩnh văn thân lỗi lạc cuối thế kỷ XIX.
Dưới ngọn cờ khởi nghĩa do Nguyễn Xuân Ôn khởi xướng và lãnh đạo
khắp nơi trong tỉnh Nghệ An làn sóng nhân dân ủng hộ, đóng góp sức người,



18
sức của ngày càng nhiều. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Xuân Ôn lãnh đạo nói
riêng và phong trào chống Pháp của nhân dân Nghệ An nói chung cuối thế kỷ
XIX, lúc đầu chỉ là cuộc khởi nghĩa rời rạc, lẻ tẻ thì nay đã được thống nhất và
trở thành một trong ba cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương ở
Thanh - Nghệ - Tĩnh lúc bấy giờ.
Sau gần ba năm dấy binh khởi nghĩa, cùng nghĩa quân nếm mật nằm gai,
sống và chiến đấu, mặc dù tuổi cao, sức không còn như trai trẻ, nhưng khí
phách, ý chí chiến đấu của thủ lĩnh Nguyễn Xuân Ôn luôn khiến lòng quân
thán phục.
Có thể thấy Nghệ An là nơi nổi tiếng nơi xuất phát điểm sớm nhất trong
phong trào chóng Pháp của cả nước, không những thế các cuộc chiến đấu nhân
dân và sỹ phu Nghệ An diễn ra dai dẳng nhất so với các phong trào khởi nghĩa
trên khắp cả nước.
* Hà Tĩnh
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) nhiều sỹ phu quan lại
lui về Hà Tĩnh phối hợp với các văn thân sỹ phu ở đây tiến hành gây dựng lại
cơ sở để tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, làn sóng yêu nước đã dâng lên cuồn cuộn
tạo nên những phong trào đấu tranh mạnh mẽ của các sỹ phu Hà Tĩnh. Các sỹ
phu thường lấy quê hương mình làm căn cứ, rồi từ đó phát triển ra dần các đội
quân thường hoạt động trên một địa bàn hẹp và dùng lối đánh du kích tiêu diệt
địch. Những hoạt động của sỹ phu và nhân dân Hà Tĩnh đã gây ra cho địch
nhiều thất bại, chia rẽ lực lượng, ngăn chặn kẻ địch đẩy mạnh hoạt động.
Nhưng về sau thực dân Pháp bình định nhiều vùng thì phong trào kháng chiến
mang tính chất lẻ tẻ của Hà Tĩnh thất bại, tuy vậy nó chứng tỏ sức mạnh của
quần chúng nhân dân và tinh thần yêu nước của các nhà nho. Phong trào yêu
nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải liên kết lực lượng tạo nên sức mạnh trong
chiến đấu đầu năm 1889. Phong trào Cần Vương trong tỉnh đã quy tụ về dưới
ngọn cờ của tiến sĩ Phan Đình Phùng tạo thành cuộc khởi nghĩa lớn nhất - khởi



19
nghĩa Hương Khê - tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương của sỹ phu Hà
Tĩnh giai đoạn cuối thế kỷ XIX.
Phan Đình Phùng đã chia địa bàn bốn tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình
thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa,
Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vũ Quang) kết hợp lối đánh du
kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây
cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng hi sinh lúc mới 30 tuổi là
người có tài chế súng theo kiểu 51874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động
một lực lượng quân sự lớn không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn Phân vượt
xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng
của Phan Đình Phùng như trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống tri phủ Đinh
Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3 năm 1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần
thứ 2 năm 1894 và trận Vũ Quang tháng 10/ 1894 được coi là một thành tựu
của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.
Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28/ 12/ 1895 để lại
bài thơ Tuyệt mệnh vào loại suất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của
ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng c
vcuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt đồng thời cũng kết thúc thời
kì chống Pháp do các sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo trên toàn quốc.
1.1.4 Đặc điểm, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử, của phong trào
yêu nước chống Pháp ở Bắc Trung Kỳ cuối thế kỷ XIX.
* Đặc điểm
Nhìn lại phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Trung Kỳ cuối thế kỷ
XIX chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống yêu nước của người dân xứ
Thanh - Nghệ - Tĩnh. Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt dưới nhiều cách
thức và hình thức khác nhau. Ngay từ khi tiếng súng của thực dân Pháp nổ ra
trên đất nước ta, làn sóng đấu tranh của văn thân sĩ phu đã được phát động. Có

người đã tham gia vào lực lượng triều đình để chống Pháp như Hồ Bá Ôn, có
người lại dùng các bản “tấu sớ”, “điều trần” vạch rõ bộ mặt xâm lược cuả thực


20
dân Pháp và phản đối đường lối nghị hòa của triều đình Huế. Càng về sau
phong trào phát triển mạnh trên quy mô rộng lớn, vừa chống Pháp, vừa chống
phong kiến tay sai, tiêu biểu khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh ở Thành Hóa,
khởi nghĩa Giáp Tuất của Trần Tấn và Đặng Như Mai, khởi nghĩa Nguyễn
Xuân Ôn ở Nghệ An, khởi nghĩa của Lê Ninh, Cao Thắng, Phan Đình Phùng ở
Hà Tĩnh …
Không dừng lại ở đấu tranh vũ trang mà nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh
còn đấu tranh canh tân đất nước. Đó là sự nhạy bén với thời cuộc của nhà nho
xứ Bắc Trung Kỳ mà không phải các xứ khác cũng làm được. Bởi đó là một tư
tưởng tiến bộ đòi hỏi các nhà nho phải vượt qua quyền lợi giai cấp và dám
đương đầu với triều đình phong kiến, đi đầu trong phong trào đó là Nguyễn
Trường Tộ.
Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Bắc Trung Kỳ
cuối thế kỷ XIX phải kể đến một lực lượng vô cùng quan trọng đó là văn thơ
yêu nước chống Pháp, dùng ngòi bút làm công cụ kêu gọi nhân dân chống Pháp
và lên án triều đình.
* Nguyên nhân thất bại
Cuối cùng phong trào yêu nước chống thực dân Pháp và phong kiến đầu
hàng ở Bắc Trung Kỳ đã không giành được thắng lợi. Nguyên nhân chủ yếu là
phong trào mang tính chất cục bộ tự phát, chưa có lãnh đạo thống nhất. Phong
trào phát triển mạnh mẽ nhất cũng chỉ diễn ra trên địa bàn tỉnh chưa liên kết
được với phong trào trong cả nước. Kẻ thù đã triệt để lợi dụng những nhược
điểm đó lần lượt đàn áp các cuộc khởi nghĩa và cuối cùng đặt ách thống trị lên
đầu lên cổ nhân dân ta.
Mặt khác phong trào thất bại do thiếu một bộ phận lãnh đạo sáng suốt,

triều đình thì hèn nhát bảo thủ, còn văn thân sĩ phu mặc dù đã nhạy bén với
thời cuộc nhưng họ bị điều kiện giai cấp hạn chế. Trong đêm tối của trung cổ,
nhất là khi giai cấp phong kiến đã mất vai trò lịch sử, người sĩ phu yêu nước
Bắc Trung Kỳ cũng như các văn thân sĩ phu cùng thời khác chưa thể định ra


21
cho mình được một đường lối cứu nước. Thất bại của họ là thất bại chung của
tầng lớp văn thân yêu nước Việt Nam thế kỷ XIX trước nhiệm vụ lịch sử.
* Ý nghĩa lịch sử
Mặc dù thất bại, nhưng phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ
XIX chứng tỏ sức mạnh của quần chúng và lòng nhiệt tình yêu nước của nhà
nho xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh. Nó chứng minh rằng, khi vận mệnh dân tộc đứng
trước tình thế hiểm nghèo thì những nhà nho, những văn thân, những người
nông dân trước kia vốn mâu thuẫn gay gắt với triều đình phong kiến đã tạm gác
mối thù giai cấp để đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Phong trào đã góp phần tô thắm truyền thống đấu tranh anh hùng bất
khuất của con người Thanh - Nghệ - Tĩnh. Kẻ thù không thể bóp chết được chí
căm thù giặc sâu sắc và lòng yêu nước tha thiết của nhân dân Bắc Trung Kỳ và
chính phong trào yêu nước giai đoạn này là cầu nối cho một phong trào mới ở
đầu thế kỷ XX mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Tiêu biểu là cuộc vận động, dân
chủ của chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu …
1.2 Những điều kiện lịch sử mới trong nước và Bắc Trung Kỳ đầu
thế kỷ XX
Bước sang đầu thế kỷ XX tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến
động lớn, nhất là những chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Sau khi đàn áp phong trào cách mạng, Pháp bắt đầu triển khai xây dựng
bộ máy hành chính để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Từ đó xã hội
nước ta có những biến đổi to lớn trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa
- xã hội. Đặc biệt là sự du nhập của khuynh hướng cứu nước - khuynh hướng

dân chủ tư bản từ phương Tây thông qua “tân thư”, “tân văn” bằng chữ Hán
vào nước ta đã tạo nên sự phân hóa về tư tưởng của người Việt Nam. Các sỹ
phu, văn thân yêu nước tiến bộ ở nước ta xuất thân từ cửa Khổng sân Trình đã
đứng ra tiếp nhận và nhanh chóng thổi một luồng sinh khí mới vào phong trào
giải phóng dân tộc tạo ra cuộc vận động cứu nước sôi nổi mang tính chất tư sản
đầu thế kỷ XX.


×