Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghi lộc trong phong trào cách mạng năm 1930 1931 và xô viết nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.98 KB, 57 trang )

Trờng đại học vinh
khoa lịch sử

Đề tài:

Nghi Lộc trong phong trào cách mạng
năm 1930 1931và xô viết nghệ tĩnh
chuyên ngành lịch sử việt nam cận đại

Giáo viên hớng dẫn: Lê Đức Thảo
Sinh viên:
Nguyễn Thị Oanh

A - Dẫn luận
1 - Lý do chọn đề tài
Phong trào cách mạng nămVinh/5/2002
1930 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh đã
diễn ra cách đây hàng thập kỷ. Trãi qua bao thăng trầm lịch sử song
những tên đất, tên làng gắn liền với cuộc đấu tranh ấy vẫn còn đợc lu
truyền đến hôm nay và mãi mãi sau này.
Xô Viết Nghệ Tĩnh là một phong trào cách mạng rộng lớn đã làm
rung chuyển nền thống trị của đế quốc và phong kiến phản động ở Đông
Dơng, diễn ra trong nhiều huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Góp
phần làm nên thắng lợi đó chúng ta không thể không nhắc địa danh Nghi
Lộc, một trong những địa phơng của tỉnh Nghệ An đã giành đợc chính
quyền trong phong trào cách mạng năm 1930 1931 để làm nên cuộc
cách mạng đã đi vào lịch sử nh những mốc son chói lọi.


Nam Đàn, Nghi Lộc, Hng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi


Cùng với nhân dân cả nớc, nhân dân Nghi Lộc đã đứng dậy hoà
chung vào dòng thác cách mạng, với quyết tâm đánh bại kẻ thù, xây
dựng đất nớc hoà bình, độc lập tự do.
Chính vì lẽ đó mà một thời nhân dân Nghi Lộc đã làm cho đế quốc
Pháp và chính quyền tay sai thật điên bát đảo. Hoảng sợ trớc làn sóng
cách mạng của quần chúng kẻ thù đã ra tay khủng bố và đàn áp một cách
dã man. Thế nhng, những âm mu xảo quyệt, những hòng súng đen ngòm
của kẻ thù cũng không lay chuyển đợc tinh thần đấu tranh trong nhân
dân Nghi Lộc.
Từ những thắng lợi cũng nh những đóng góp của nhân dân Nghi
Lộc, trong phong trào cách mạng, tôi muốn lật lại những trang sử vẻ
vang của quê hơng tôi, để viết về cuộc đấu tranh của nhân dân huyện nhà
trong những năm 1930 1931.
Phong trào cách mạng 1930 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là một
sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử dân tộc, bởi vậy nó đã đợc nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc, nhiều tác giả đề cập đến. Trong các
tác phẩm viết về Xô Viết Nghệ Tĩnh thì Nghi Lộc mới chỉ đợc nhắc đến
với t cách là những địa danh, trong tỉnh đã làm nên chiến thắng mà thôi.
Có thể nói nhân dân Nghi Lộc đã có những đóng góp rất lớn để làm nên
chiến thắng của Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, cho đến nay theo nh
những tài liệu, sách báo, tác phẩm mà tôi đã thống kê đợc thì có thể
khẳng định cha có một công trình nghiên cứu một cách sâu sắc, cụ thể về
phong trào cách mạng của nhân dân huyện Nghi Lộc đúng với tầm vóc,
sự hy sinh những đóng góp lớn lao của nhân dân Nghi Lộc trong phong
trào cách mạng nói trên
Ngày nay đang đợc sống trong độc lập tự do, vinh dự hơn nữa là
đang đợc sống trên vùng lãnh thổ đợc mệnh danh là làng đỏ của cách
mạng Việt Nam, hồi tởng lại cuộc sống cơ cực dới chế độ thực dân tàn
bạo và phong kiến thối nát phản động, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc
hạnh phúc vinh dự hôm nay vô cùng to lớn.

Uống nớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngời trồng cây
Hạnh phúc vinh dự này chính là thành quả của bao công sức, nớc
mắt, xơng máu của nhiều thế hệ đã chiến đấu từ thời kỳ này qua thời kỳ
khác.
Để ghi nhớ công lao của các thế hệ trớc, đồng thời để thế hệ sau kế
tục phát huy tô thắm thêm màu đỏ quê hơng. Là một sinh viên theo
ngành lịch sử, tôi muốn tìm hiểu những chặng đờng lịch sử, những chông
2


gai và những thắng lợi của nhân dân Nghi Lộc trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Song có một điều tôi muốn nói rằng: Tôi yêu lịch sử Việt Nam nói
chung và tôi muốn đợc tìm hiểu lịch sử mảnh đất quê hơng tôi nói riêng.
Vì vậy thực hiện đề tài này tôi không tham vọng gì lớn, chỉ muốn đợc
góp một phần hiểu biết còn ít ỏi của mình cùng với các công trình
nghiên cứu đã, đang và sẽ có về vấn đề này để cung cấp cho chúng ta
một cách nhìn toàn diện hơn về phong trào cách mạng năm 1930
1931 và Xô Viết Nghệ tĩnh của nhân dân Nghi Lộc.
Qua bản luận văn này tôi còn hy vọng nho nhỏ là đợc góp sức
mình vào nghiên cứu lịch sử địa phơng Nghi Lộc, góp phần làm phong
phú thêm nội dung về lịch sử địa phơng, giúp cho việc giảng dạy tốt hơn
chơng trình lịch sử địa phơng trong các nhà trờng Phổ thông ở Nghệ An.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
Nghi Lộc trong phong trào cách mạng năm 1930 1931 và Xô Viết
Nghệ Tĩnh
2. Lịch sử vấn đề
Phong trào cách mạng năm 1930 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là
một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, đã có không ít ngời quan tâm
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhng về phong trào cách mạng

năm 1930 1931 ở Nghi Lộc thì cha có một công trình chuyên khác
nào nghiên cứu. Vấn đề này chỉ mới đợc trình bày ở các góc độ khác
nhau nh trong sách:
+ Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Nghi Lộc sơ
thảo tập I (1954 trở về trớc) nhà xuất bản Nghệ An năm 1991 đã trình
bày những nội dung chủ yếu:
- Sự ra đời và hình thành Đảng bộ Nghi Lộc
- Đề cập đến sự hoạt động của Đảgn bộ với phong trào quần chúng
+ Lịch sử Đảng bộ Nghệ An tập I năm 1930 1945 nhà xuất bản
chính trị quốc gia Hà Nội 1998.
Nội dung cũng đã phản ánh một cách trung thực sinh động quá
trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An trên bớc đờng đấu tranh cách mạng, bớc đầu rút ra đợc một số bài học kinh
nghiệm, bài học thành công cũng nh cha thành ông trong quá trình lãnh
đạo của Đảng bộ.
+ Sự kiện lịch sử của Đảng bộ thành phố Vinh tập I nhà xuất bản
Nghệ An năm 2000 Tác giả giữ nguyên bản quyền chủ yếu là biên niên
sử.
3


+ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã đánh giá những thành
quả cách mạng của phong trào cách mạng năm 1930 1931 mà đỉnh
cao là Xô viết Nghệ tĩnh.
+ Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh
nghiên cứu phong trào này trong phạm vi hai tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Và rải rác trong các tác phẩm về lịch sử, các tạp chí nghiên cứu
lịch sử về giai đoạn năm 1930 1931 và một số tài liệu ở kho địa chí
th viện Nghệ An, các công trình nghiên cứu của cán bộ bảo tàng Xô viết,
một số hồi ký cũng đã nhắc đến Nghi Lộc nhng chỉ nhắc đến nh một sự
kiện để minh họa.

Còn để đánh giá một cách có hệ thống sự đóng góp của nhân dân
Nghi Lộc trong phong trào cách mạng năm 1930 1931 thì cha có một
cuốn sách nào viết một cách toàn diện.
Nhìn chung lại từ trớc đến nay mảng đề tài nghiên cứu và đánh giá
về một giai đoạn lịch sử hào hùng của nhân dân Nghi Lộc vẫn đang có
khoảng trống lớn, cha đợc đầu t đúng mức ở tầm quan trọng của nó.
Với đề tài này tôi hy vọng sẽ đáp ứng một phần nhỏ để chúng ta có
thể hiểu thêm giai đoạn lịch sử năm 1930 1931. Mà đặc biệt là phong
trào cách mạng của nhân dân Nghi Lộc đã đạt đến đỉnh cao giành
chính quyền.
Đây là một đề tài còn đợc ít ngời nghiên cứu vì vậy trong quá trình
tìm hiểu còn gặp nhiều khó khăn và chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những khiếm khuyết. Song trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận đợc sự
giúp đỡ của thầy giáo hớng dẫn: Lê Đức Thảo và các thầy giáo cô giáo
trong khoa lịch sử trờng Đại học Vinh. Cùng khả năng nổ lực của bản
thân tôi sẽ cố gắng hoàn thành đề tài này một cách toàn vẹn và mong
nhận đợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ của thầy.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
Từ lịch sử vấn đề trên chúng tôi xác định đối tợng nghiên cứu của
luận văn là Nghi Lộc trong phong trào cách mạng năm 1930 1931 và
Xô Viết Nghệ Tĩnh
Về thời gian: Giai đoạn từ năm 1930 đến tháng 10 năm 1931 và
Xô Viết Nghệ Tĩnh. Do đó luận văn chỉ nghiên cứu Nghi Lộc trong
những năm 1930 1931
Về nội dung: Tập trung phân tích đánh giá phong trào cách mạng
của nhân dân Nghi Lộc trong phong trào cách mạng năm 1930 1931
và Xô Viết Nghệ Tĩnh nh: Đề cập đến điều kiện thiên nhiên, con ngời
Nghi Lộc, đặc biệt đề cập sâu nguyên nhân bùng nổ, diễn biến cao trào,
4



thành quả đạt đợc, sự ra đời hoạt động của các Xô Viết nông dân và cuộc
đấu tranh chống chính sách khủng bố của địch bảo vệ thành quả cách
mạng của nhân dân Nghi Lộc.
Những vấn đề nằm ngoài khung thời gian và nội dung trên không
thuộc phạm vi đối tợng nghiên cứu của đề tài này.
4. Nguồn t liệu.
Đây là một đề tài thuộc về lịch sử địa phơng, do đó nguồn tài liệu
có phần hạn chế ngoài các tài liệu giáo trình:
+ Đại cơng lịch sử Việt Nam. tập II NXB
+ Tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1958 đến nay.
Chúng tôi chủ yếu khai thác và dựa vào nguồn tài liệu từ kho địa
chỉ Th viện Nghệ An nh:
+ Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Nghi Lộc
+ Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tĩnh Nghệ Tĩnh
+ Văn kiện Đảng tập I
+ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Và một số tác phẩm lịch sử, các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các hồi
ký có đề cập đến phong trào cách mạng năm 1930 1931.
5. Phơng pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt nó trong quá trình phát
triển cũng nh trong từng bối cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy phơng pháp
chủ yếu là su tầm, thống kê, trích dẫn tài liệu, trên cơ sở đó phân tích mổ
xẻ, so sánh và đi đến kết luận đánh giá phong trào cách mạng năm 1930
1931 của nhân dân Nghi Lộc nh đề tài đã đặt ra.
6. Bố cục luận văn
1.
2.
3.

4.
5.

A - Dẫn luận:

Lý do chọn đề tài.
Lịch sử vấn đề.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
Nguồn t liệu.
Phơng pháp nghiên cứu.

B - Nội dung

Chơng I:

Tình hình chính trị xã hội Nghi Lộc
đến năm 1930

I.1- Nghi Lộc trong lịch sử dân tộc.
I.1.1- vài nét về địa lý Nghi Lộc.
5


I.1.2- Con ngời Nghi Lộc.
I.2- Nghi Lộc trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ
XX.
Chơng II:
Nghi Lộc trong phong trào cách mạng năm 1930
1931 và xô viết nghệ tĩnh


II.1- Nghi Lộc trớc phong trào cách mạng năm 1930 1931.
II.2- Phong trào cách mạng của quần chúng Nghi Lộc.
II.2.1- Thời kỳ mở đầu phong trào: Biểu tình, bãi công.
II.2.2 - Phong trào phát triển lên đến đỉnh cao.
II.3 - Sự ra đời và hoạt động của các Xô Viết nông dân.

Chơng III:
Cuộc đấu tranh chống chính sách khủng bố trắng
của địch bảo vệ thành quả cách mạng.

III.1- Âm mu thủ đoạn của đế quốc và thực dân phong kiến Nam
Triều.
III.2 - Đảng bộ Nghi Lộc lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống
khủng bố.
C Kết luận

----***----

6


B - Nội Dung
Chơng I
Tình hình chính trị xã hội Nghi Lộc đến năm 1930.
I.1 - Nghi Lộc trong lịch sử dân tộc.

I.1.1 - Vài nét về địa lý Nghi Lộc

ở về phía đông nam Nghệ An, Nghi Lộc là một trong ba huyện
miền biển, bao gồm 26 huyện, vùng đất hạ lu tả ngạn dòng Nam Giang.

Từ xa nơi đây cũng là Địa linh nhân kiệt một vùng đất hẹp đợc hình
thành sớm và có bề dày lịch sử tràn đầy sức sống.
Đất linh thiêng sinh ra ngời hào kiệt, để trờng tồn trong lòng dân
tộc. Từ thuở các Vua Hùng dựng nớc trên mảnh đất huyện Nghi Lộc
ngày nay đã có c dân ngời Việt Cổ sinh sống. Thuở ấy nơi đây là lãnh
thổ Bộ Việt Thờng. Qua hàng ngàn năm cai trị của các tập đoàn phong
kiến Trung Quốc và các triều đại phong kiến Việt Nam. Cũng nh các địa
phơng trong cả nớc, địa giới và tên gọi của huyện Nghi Lộc đã nhiều lần
thay đổi, tới năm 1889 Vua Thành Thái mới đổi tên huyện thành huyện
Chân Lộc dới triều Tây Sơn thành huyện Nghi Lộc. Mời năm sau năm
1899 địa giới giữa Phủ Hng Nguyên và huyện Nghi Lộc đợc điều chỉnh.
Tổng Yên Trờng phía Bắc Vinh - Bến Thuỷ trớc thuộc huyện Nghi Lộc
nay cắt sang Phủ Hng Nguyên. Tổng Vân Trình phía Tây Sông Cấm trớc
thuộc phủ Hng Nguyên nay cắt sang huyện Nghi Lộc, tách các làng xã
phía Đông Bắc Sông Cấm thành lập ra Tổng La Vân, địa giới này ngày
càng ổn định.
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng của tĩnh Nghệ An nằm sát phía
Bắc Thành phố Vinh trên toạ độ từ 18 độ 40 đến 18 độ 55 vĩ độ Bắc, từ
105 độ 28 đến 105 độ 45 kinh Đông, phía Bắc giáp hai huyện Yên Thành
và Diễn Châu, đờng xe lửa và đờng quốc lộ I Hà Nội Vinh, phía Nam
giáp thành phố Vinh và hai huyện Hng Nguyên, Nam Đàn. Phía Đông
giáp biển Đông và huyện Nghi Xuân (tĩnh Hà Tĩnh) phía Tây giáp huyện
Đô Lơng.
Vùng phía Bắc và phía Tây. Tây Nam, từ tả ngạn Sông Cấm trở lên,
núi đồi nối tiếp nhau dạn dày suốt dọc địa giới chung với các huyện Nam
Đàn, Đô Lơng, Yên Thành, Diễn Châu, lấn sâu vào nội địa lan rộng ra
dọc bờ biển phía Bắc Cửa Lò. Lớn hơn đó là dãy núi Đại Vạc, bắt đầu từ
7



các làng Cổ Văn, Cổ Lãm (Nghi Văn) địa đầu phía Tây bắc huyện ven
theo địa giới chung các huyện Yên Thành, Diễn Châu, chạy thẳng xuống
Sông Cấm đối đầu với Núi Voi ở phía Hữu ngạn tạo thành cửa vào ra của
các tuyến đờng giao thông Bắc Nam của đất nớc. Núi đồi ở vùng này hầu
hết có độ dốc lớn (350 400) và bị xói mòn nặng. Vị đất đai bị rửa trôi
chỉ còn lại sỏi đá nên thực vật chỉ có loại cây lùn bụi và hiếm động vật.
Khoáng sản, tuy có các thứ sắt, mang gan, phốt phát song trữ lợng ít,
chất lợng thấp, giá trị công nghiệp không nhiều. Diện tích bản sơn địa
chiếm tỷ lệ lớn, bị phủ dày sỏi đá nghèo chất mùn và chất hữu cơ. Thung
lũng đồng bằng vì tiếp giáp với núi đồi nên khập khểnh bị chia cắt, tỷ lệ
sắt độ PH thấp (từ 4,5 5%).
Vùng phía Đông và Đông Nam từ hữu ngạn Sông Cấm trở xuống,
tuy không có nhiều núi đồi, song địa hình cũng rất phức tạp. Sau các đợt
biển lùi, cứ cách nhau khoảng trên 1km lại nổi lên một cồn cát cao rộng,
kéo dài song song theo bờ biển. Trên các dãy cồn cát ấy không có cỏ cây.
Về mùa hè cát nóng nh rang, xen kẻ giữa các dãy cồn cát là các lòng
chảo và bàu đầm. Thổ nhợng ở các lòng chảo có hiện tợng tích tụ sắt và
nhôm, rất nghèo chất mùn, chất hữu cơ và hàm lợng trao đổi rất thấp.
Đồng bằng màu mở của huyện phần lớn nằm dọc hai bên Sông Cấm,
nhất là phía Hữu ngạn, thổ nhợng ở đây là đất cát pha sét, hàm lợng mùn
và NPK tổng hợp cao, thích nghi với nhiều loại cây trồng nhất là lúa.
Huyện Nghi Lộc có bờ biển dài và có hai cửa sông lớn là Cửa Lò
và Cửa Hội, hai cửa sông này có vị trí chiến lợc cả về quân sự, kinh tế
của Quốc gia và Quốc tế thời quốc gia Đại Việt (từ thế kỷ thứ X đến thế
kỷ XIV). Cho nên nơi đây trở thành một trong những cửa lạch, thuyền
buôn trong và ngoài nớc ra vào tấp nập. Các Vơng Triều Quốc gia Đại
Việt đều quan tâm xây dựng, củng cố vững chắc đồn phòng thủ ở hai cửa
sông này để bảo vệ đất nớc. [11:10]. Cửa Lò và Cửa Hội cũng là nơi giàu
khoáng sản có giá trị kinh tế cao nh: Tôm, mực, cá thu
Về khí hậu: Cũng nh các vùng đất khác trên đất nớc ta, Nghi Lộc

chịu ảnh hởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. ở đây có sự
phân biệt rõ rệt giữa các mùa trong năm. Do đặc thù về vị trí địa lý nên
Nghi Lộc không chỉ là nơi hứng chịu ảnh hởng của gió mùa đông Bắc
mà còn là điểm gần nh đón đầu những trận gió Lào, kèm theo nắng
nóng trong mùa Hạ. Lợng ma hàng năm ở Nghi Lộc khá lớn!
Nghi Lộc đợc coi là điểm tiếp nhận ảnh hởng của hai đờng khí hậu
ở hai miền, là nơi giao thoa của nhiều chế độ thời tiết, vì thế, khí hậu ở
Nghi Lộc tơng đối khắc nghiệt. Đây cũng là một trong những nhân tố
8


góp phần hình thành nên nhân cách của con ngời xứ Nghệ và Nghi Lộc
nói riêng.
I.1.2 - Con ngời Nghi Lộc

Trên nền tảng thiên nhiên cơ bản thuận lợi ấy, con ngời đã bắt đầu
định c dọc ven Sông Cấm và đờng Thiên Lý (tên trớc khi có đờng quốc
lộ I) rồi lan rộng ra khắp vùng trong huyện, trớc hết là vùng phía Đông
và Đông nam theo sự lùi dần của biển.
Sau khi biển lùi, nhánh Sông Cấm phía Nam bồi lấp, ông Nguyễn
Hội quê làng Cơng Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chiêu dân lập ra.
Hai đồng muối Thợng Xá (Nghi Xá - Nghi Hợp) và Yên Lơng (Nghi
Thuỷ). Tiếp đó Nguyễn Xí con thứ của ông là một danh tớng nhà Lê lấy
tù binh quân minh (Trung Quốc), và quân ChămPa Chiêm Thành (các
quốc gia phía Nam) khai phá đất hoang, do bờ biển từ Cửa Lò đến Cửa
Hội làm cho ruộng đất canh tác ở vùng này ngày càng mở rộng.
Đi đôi với phát triển dân c và ruộng đất canh tác ven biển, các
trang trại, khai khẩn đất hoang ở đồng bằng và bán sơn địa cũng đợc
hình thành ngày càng nhiều. Khi đợc triều đình cử vào trấn thủ ở Nghệ
An, Thái bảo lãng, Quận Công. Trần Bá Chúc đã chiêu dân khai phá đất

hoang lập nên các làng. Tuy nhiên, sự hình thành, phát triển dân c trong
huyện còn mang tính tự nhiên và hết sức chênh lệch giữa các vùng, vùng
ven biển xung quanh Cửa Lò và Cửa Hội mật độ dân số rất cao, còn các
vùng núi đồi thì tha dần.
Trong huyện các chợ cũng đợc hình thành theo sự phát triển của
từng cụm dân c. Do đặc điểm hình thành và phát triển dân c trong huyện
nên phần lớn các làng xã là ngời góp của nhiều địa phơng trong cả nớc.
Nên trong mỗi làng, có nhiều họ và mỗi vùng thậm chí mỗi làng có một
giọng nói khác nhau. Qua chung sống lâu đời và cùng lao động sản xuất,
xây dựng gia đình, làng mạc, đất nớc, mọi ngời đã hoà nhập thành ngời
chủ ở quê hơng mới, không còn phân biệt sắc tộc dân c Mỗi ngời dân
trong từng làng, từng vùng đã đem hết sức lực, kinh nghiệm, nghề nghiệp
của mình, kế tục nhau tự cải tạo và điều chỉnh về mọi mặt nhằm không
ngừng khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển ngành nghề, phục vụ
cho nhu cầu sinh sống của mình và của xã hội.
Từ thâm canh lúa nớc trên các thung lũng đồng bằng, con ngời
Nghi Lộc đã từng bớc lấn sâu vào khai thác những mảnh đất, thửa ruộng
dọc các chân núi, các khe suối để tăng gia sản xuất và lợi dụng đất Bản
sơn địa để chăn nuôi trâu, bò đàn. Nhân dân vùng phía Đông và phía
Nam đã dày công cải tạo cồn khô, cát bạc đồng chua nớc mặn nơi mà
lúa cấy không có ăn, khoai trồng ra không có ngọn, đậu trồng ra không
9


có ngọi [11:16]. Thành những đồng lúa, đồng rau, đám vờn, và thuần
thục những giống cây trồng thích nghi để có thu hoạch dù năng suất
thấp.
Bên cạnh nghề làm ruộng, đánh cá, làm muối là chủ yếu, nhân dân
các làng xã trong huyện còn phải làm nhiều nghề khác nh nghề thủ công,
nghề trồng bông, dệt vải

Nghi Lộc là một trong nhiều địa phơng ở Nghệ Tĩnh, tuy nghèo
đói về đời sống vật chất, nhng đời sống tinh thần, nhất là tinh thần hiếu
học trong nhân dân không ngừng đợc phát huy, việc học hành, thi cử ở
Nghi Lộc từ đầu đã trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ trong tầng lớp
Nho sỹ, bần hàn cũng không chịu thua kém trên con đờng cử nghiệp.
Mặc dù việc học hành thi cử của họ không phải là con đờng tiến thân vào
mục đích vào làm quan, mà họ muốn đem những trí thức của mình
truyền thụ cho dân, đấu tranh cho công lý, cho lẻ phải
Rồi phong tục mời nhau uống nớc chè xanh, đã trở thành nề nếp
sinh hoạt lâu đời, phổ biến của nhân dân trong huyện, tập tục này đã gắn
mọi ngời lại trong tình làng nghĩa xóm, tối lứa tắt đèn có nhau
Tất cả vừa mang đặc trng văn hoá Nghệ Tĩnh. Trong nền văn hoá
chung của dân tộc Việt Nam, vừa phản ánh đậm đà bản sắc dân tộc của
một vùng quê giàu truyền thống đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Điều đó đã góp phần không ngừng nâng cao những truyền thống
tốt đẹp của những ngời dân nơi đây, tô đậm nhân cách con ngời Nghệ
Tĩnh trong phẩm chất cao quý của con ngời Việt Nam.
I.2 - Nghi Lộc trong công cuộc vận động giải phóng dân
tộc đầu thế kỷ XX.

Với vị trí địa lý khá đặc biệt, gồm sông núi, biển đồng bằng nên
Nghi Lộc bất cứ thời nào cũng đợc coi là một vị trí chiến lợc quan trọng.
Năm 1884 thực dân Pháp thiết lập nền cai trị của chúng trên đất nớc ta biến Việt Nam thành nớc thuộc địa, nửa phong kiến. Chúng đã chia
nớc ta làm ba kỳ, mỗi kỳ có một thủ đoạn cai trị riêng. Nghi Lộc là địa
phơng nằm trong xứ Trung Kỳ, xứ bảo hộ của Pháp, nên mọi mặt về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong huyện đều biến đổi theo chính
sách cai trị của chúng trong cả xứ.
Trớc sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và phong
kiến Nam Triều, đời sống của những ngời dân Nghi Lộc càng rơi vào
cảnh bần cùng và lạc hậu. Nó đã đợc phản ánh qua các bài vẽ đợc phổ

biến truyền miệng trong nhân dân Nghi Lộc thời bây giờ.
10


Nạp su nạp thuế xong rồi
Chỉ đổ vô vốn ba miếng khoai khô hay là
Ăn toàn cháo cám cháo khoai
Lại thêm tạp dịch phu phen nặng nề
Vì thế gặp những năm hạn hán, lụt lội, mất mùa thì nhân dân chết
đói rất nhiều. Chính tình hình này đã gây trong lòng ngời dân Nghi Lộc
những phẩn nộ cao độ, mâu thuẫn giữa nông dân với bọn hào lý Tây
đoan, địa chủ phong kiến, đế quốc càng thêm sâu sắc. Cho nên bất kỳ ở
đâu hay lúc nào hễ có ngời đứng ra hô hào là nhân dân Nghi Lộc đứng ra
hởng ứng, tích cực tham gia vào các vụ kiện cáo, tranh chấp ruộng đất và
đánh đập bọn Tây đoan chống phục thù làm bộ đã xảy ra thờng xuyên,
trong nông thôn Nghi Lộc .
Những ngời con u tú trong huyện đã nối gót nhau làm rạng danh
cho đất nớc vẻ vang thêm truyền thống yêu nớc của quê hơng. Truyền
thống cách mạng của nhân dân Nghi Lộc bắt nguồn từ những thế kỷ trớc.
Nghi Lộc là một trong những địa phơng tham gia phong trào Cần
Vơng mạnh mẽ. Hởng ứng lời kêu gọi cụ Phan Đình Phùng, các sỹ phu
yêu nớc nh Đình Văn Chất, Ngô Quang, Đặng Thọ Ngơi đã chiêu binh
tập luyện và lập căn cứ kháng chiến ngay trên quê hơng mình, nhằm
ngăn chặn từng bớc tiến của kẻ thù.
Ngoài ra nhân dân các địa phơng còn góp tiền gạo tiếp tế cho
nghĩa quân và bảo vệ Văn Thân Sỹ phu tham gia khởi nghĩa.
Nghi Lộc cũng là một trong những địa phơng của tỉnh hởng ứng
phong trào Đông du do cụ Phan Bội Châu phát động. Mặc dù bị chính
quyền thực dân và phong kiến kiểm soát ráo riết, nhng nhân dân Nghi
Lộc vẫn tiếp tục vận động con em đi xuất dơng. Kết quả đã có 28 thanh

niên Nghi Lộc sang Nhật theo cụ Phan hoạt động. và trong số thanh niên
theo cụ Phan sang Nhật đã có không ít ngời sau này trở thành những cán
bộ chủ chốt trong phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX nh Trơng Văn
Lĩnh (xã Nghi Phơng).
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc ngày một phát triển
mạnh mẽ kể từ năm 1900 đến năm 1929. Trong khoảng thời gian này
nhân dân Nghi Lộc là một trong những địa phơng đi đầu trong công cuộc
đấu tranh chống chính sách áp bức, bóc lột của chính quyền đế quốc và
phong kiến. Hàng trăm cuộc đấu tranh chống su thuế (rợu, muối) chống
bọn hào lý tham nhũng, chống địa chủ chiếm đoạt ruộng đất đã diễn ra.
Mặc dù các cuộc đấu tranh này cha thu đợc kết quả mĩ mãn nhng
phong trào đấu tranh, đã góp một tiếng nói của nhân dân Nghi Lộc
chống lại chính sách cai trị, áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến.
11


*

*

*

Sống trên mảnh đất có đặc điểm địa lý, địa hình đa dạng, phức tạp,
không đợc thiên nhiên u đãi lại nằm ở vị trí chiến lợc quốc phòng trọng
yếu của đất nớc nên từ thuở xa xa, nhân dân Nghi Lộc đã phải chống
chọi ác liệt với hai kẻ thù: Thiên tai và địch hoạ, để không ngừng phát
triển sản xuất, duy trì sự sống của mình. Cuộc chiến đấu liên tục đầy
gian khổ, thử thách và hy sinh đó đã tôi luyện cho ngời dân Nghi Lộc
dạn dày kinh nghiệm trong sản xuất, có ý thức cộng đồng cao, trong
chiến đấu và hun đúc nên những phong cách ,nề nếp sinh hoạt bền vững

trong cuộc sống.
Đó chính là đức tính cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo trong
lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống, đó là tinh thần khảng khái bảo
vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải, dũng cảm đấu tranh chống lại mọi điều gian
tà, bất chính trái với đạo lý làm ngời. Đó là ý chí xả thân vì nghĩa lớn, vì
độc lập tự do của tổ quốc.
Những phẩm chất đó, những tính cách đó, những truyền thống tốt
đẹp đó mãi mãi, là vốn quý của nhân dân Nghi Lộc mà các thế hệ nối
tiếp nhau không ngừng phát huy và đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chơng II:
Nghi Lộc trong phong trào cách mạng
1930 1931 và Xô viết nghệ tĩnh.
II.1- Nghi Lộc trớc phong trào cách mạng 1930 1931

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hoà chung với không khí sôi
động của cả nớc, phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc cũng ngày
một mạnh mẽ hơn. Đặc biệt vào cuối năm 1929 đầu 1930 cuộc khủng
hoảng kinh tế trong thế giới T bản Chủ nghĩa đã tác động đến đời sống
chính trị và xã hội Việt Nam, trong đó có cả nhân dân Nghi Lộc, công
nhân bị sa thải, nông dân bị bòn vét, bóc lột đến tận xơng tuỷ, điều đó
12


càng khắc sâu thêm mối thù đế quốc và phong kiến của nhân dân cả nớc
nói chung nhân dân Nghi Lộc nói riêng.
Mâu thuẫn xã hội nổ ra gay gắt, các cuộc đấu tranh chống đế quốc
và phong kiến của nhân dân cả nớc tiếp tục phát triển. Lúc này, phong
trào đấu tranh cách mạng đã nổ ra ở nhiều nơi nh: Đấu tranh của công

nhân nhà máy Xi măng Hải Phòng đòi tăng lơng, giảm giờ làm, công
nhân của hãng dầu Xôcôni ở nhà Bè bãi công đòi yêu sách. Nhìn chung
ở Nghệ Tĩnh phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh.
Trớc tình hình đó, vào những năm tháng cuối năm 1929, nhân dân
Nghi Lộc càng đợc thức tỉnh, khích lệ bởi những t tởng cách mạng mới
và sự hoạt động tích cực khẩn trơng của tổ chức Đông dơng cộng sản
Đảng. Nhân dân Nghi Lộc đã đứng dậy đấu tranh, các cuộc đấu tranh
liên tiếp diễn ra phong trào này bị dập tắt lại có những phong trào khác
nổi lên, cứ nh vậy trong các cuộc đấu tranh chung nhân dân Nghi Lộc
không hề vắng mặt bất cứ cuộc đấu tranh nào.
Trong thời kỳ này để giác ngộ quần chúng, công tác tuyên truyền
đợc tiến hành đầy đủ và thờng xuyên. Hình thức tuyên truyền rất phong
phú, nhng truyền đơn là hình thức tuyên truyền hàng đầu đợc các cấp bộ
Đảng áp dụng. Chính vì thế vào dịp này cứ đến ngày kỷ niệm lịch sử là
có truyền đơn của Đảng, nội dung của truyền đơn, không chỉ dừng lại
nói ý nghĩa của ngày lễ mà còn kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh
đòi quyền lợi. Sự xuất hiện các truyền đơn tạo nên sự bàn luận sôi nổi và
khích lệ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của các tầng lớp nhân dân.
Nhân ngày 1/8/1929 kỷ niệm ngày Quốc tế chống chiến tranh Đế
quốc hay ngày 7/11/1929 kỷ niệm ngày cách mạng tháng 10 Nga thành
công là dịp truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện nhiều nơi, kêu gọi thợ thuyền,
dân cày, binh lính, học sinh và các tầng lớp nhân dân bị áp bức ở Nghi
Lộc đoàn kết lại noi gơng cách mạng Nga, đánh đổ đế quốc Chủ nghĩa
và T bản chủ nghĩa, đánh đổ Nam Triều và chế độ phong kiến, lập chính
quyền Xô Viết công nông binh Đông Dơng, giao nhà máy cho thợ
thuyền, giao ruộng đất cho dân cày, công nông chuyên chính thực hiện
Chủ nghĩa cộng sản. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, nó thúc đẩy
quá trình đấu tranh của quần chúng Nghi Lộc bớc vào một thời kỳ mới,
đồng thời sự kiện này cũng thúc đẩy sự ra đời của các Chi bộ cộng sản
trong huyện Nghi Lộc.

Ngày 10/3/1930 Đảng cộng sản Việt Nam phát truyền đơn kêu gọi
các tầng lớp nhân dân gia nhập các hội quần chúng để cùng tranh đấu
đòi quyền lợi. Truyền đơn đã vạch ra nội dung, mục tiêu đấu tranh thiết
thực cho các giới nh bỏ thuế, chống bắt phu
13


Những nội dung mới mẻ mà truyền đơn của Đảng đề cập trong dịp
này đã khơi dậy một niềm tin cách mạng to lớn cho nhân dân. Nó không
những chí cho nhân dân biết ý nghĩa chống chiến tranh Đế quốc và ý
nghĩa của cách mạng tháng 10, mà còn nêu ra mục tiêu đấu tranh thiết
thực, phù hợp với nguyện vọng lâu đời của mọi ngành mọi giới. Truyền
đơn không chỉ đề cập đến nguyện vọng về kinh tế mà yêu cầu cả về
chính trị nh: Tự do lập hội, đòi lập chính quyền Xô Viết nh nớc Nga.
Bên cạnh việc sử dụng truyền đơn làm công cụ để tuyên truyền, tổ
chức quần chúng thì một số hình thức đấu tranh tuyên truyền mới cũng
đã xuất hiện. Đó là sự ra đời của một số tờ báo bằng chữ quốc ngữ đã
đực phổ biến rộng rãi ở Nghi Lộc nh: Báo Nhà Nông của tổ chức nông
hội, báo Tân Tiến của thanh niên, báo Bạn gái của phụ nữ Nội
dung chính của các tờ báo này đều nói lên sức mạnh vô địch của sự đoàn
kết và chỉ có đấu tranh mới giành đợc quyền lợi.
Có thể nói ngay từ những ngày đầu tiên của năm 1930, hoà chung
với phong trào đấu tranh của nhiều nơi trong tỉnh. Phong trào cách mạng
của nhân dân Nghi Lộc bắt đầu nổ ra. Kể từ ngày 01/5/1930 ngày mà
Đảng cộng sản Việt Nam phát động phong trào đấu tranh nhân kỷ niệm
ngày quốc tế lao động 01/5. Từ đấy cuộc đấu tranh của nhân dân Nghi
Lộc bớc vào một thời kỳ mới, thời kỳ mà Đảng bộ Nghi Lộc trực tiếp
lãnh đạo cuộc đấu tranh.
II.2 - Phong trào cách mạng của quần chúng.


II.2.1 - Thời kỳ mở đầu phong trào: Biểu tình, bãi công

Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Đây là thời kỳ
phong trào cách mạng Việt Nam bớc sang một giai đoạn mới, thời kỳ
Đảng lãnh đạo triệt để và toàn diện cuộc đấu tranh cách mạng của nhân
dân cả nớc nói chung và Nghi Lộc riêng. ở địa phơng dới sự lãnh đạo
của Đảng bộ một phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột của bọn
thực dân, phong kiến đã nổ ra đòi quyền Tự do, dân chủ của công nông,
nông dân, học sinh và các tầng lớp khác trong xã hội.
Để ngăn chặn phong trào đấu tranh của nhân dân ngày một lên
cao, thực dân Pháp và tay sai đã tiến hành truy nã, khủng bố, tiêu diệt
các tổ chức yêu nớc cùng các chiến sỹ cách mạng. Và cũng chính từ đây
các phong trào cách mạng đấu tranh lại diễn ra một cách quyết liệt hơn.
Thực dân Pháp không chỉ tiến hành truy nã các tổ chức yêu nớc mà thâm
độc hơn chúng còn rải truyền đơn, viết báo xuyên tạc chủ nghĩa Cộng
sản, bài bác cách mạng Tháng mời Nga và hăm doạ quần chúng. Những
hành động đó không những không lừa bịp đợc quần chúng đã đợc giác
14


ngộ cách mạng mà ngợc lại càng thổi bùng lên ngọn lửa căm thù và
quyết tâm cách mạng của nhân dân.
Ngày 18/3/1930 phân cục Trung ơng Đảng cộng sản Việt Nam ở
Trung Kỳ (đóng tại vinh) phát truyền đơn kêu gọi các giới gia nhập các
tổ chức quần chúng của Đảng để đấu tranh đòi quyền lợi, chống lại âm
mu thủ đoạn của địch.
Ngay sau đó dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An vào đầu tháng
4/1930 tại nhà thờ cử nhân Nguyễn Thức Tự, ông nội của Nguyễn Thức
Mẫn, gồm các đồng chí Nguyễn Thức Mẫn, Nguyễn Hữu Cơ, Nguyễn
Đình Xuân, Hoàng Văn Tâm. Họp hội nghị đã cử ra ban chấp hành

hyuện uỷ lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam ở Nghi Lộc và đồng chí
Nguyễn Thức Mẫn đợc cử làm chỉ huy. Dới sự chỉ đạo trực tiếp của phân
cục Trung kỳ, tỉnh uỷ Vinh và hoạt động tích cực của huyện uỷ lâm thời
thì các chi bộ ở Nghi Lôc lần lợt đợc thành lập nh:
Chi bộ Ân Hậu (Nghi Ân) do đồng chí Phạm Duy Thanh làm bí th.
Chi bộ Đức Hậu (Nghi Đức), Yên Đại (Nghi Phú) do đồng chí
Nguyễn Thành Đại làm bí th.
Chi bộ Kim Khê Thợng (Nghi Long) do đồng chí Nguyễn Viết
Thiện làm bí th.
Chi bộ Phan Thôn, Xuân Liệu (Nghi Kim) do đồng chí Cao Trọng
Nựu làm bí th.
Chi bộ Long Trảo, Khánh Duệ (Nghi Khánh); Mỹ Xã (Nghi Xá),
do đồng chí Hoàng Văn Can làm bí th.
Chi bộ Lò bao gồm các làng phía Bắc Tống Thợng Xá (Nghi
Quan, Nghi Tân); Trung Kiên (Nghi Thiết) do đồng chí Hoàng Văn Tâm
làm bí th.
Chi bộ Văn Trung, Đông Quan (Nghi Hơng); Xuân Đình (Nghi
Thạch) do đồng chí Hoàng Mạnh Kha làm bí th.
Chi bộ Mỹ Chiêm, Phú ích, Phợng Cơng (Nghi Phong) do đồng chí
Nguyễn Văn Pháng làm bí th.
Chi bộ Cố Đan, Cố Bái, Phúc Lợi, Phúc Thọ (Nghi Thái) do đồng
chí Trơng Xuân Hải.
Chi bộ Song Lộc (Nghi Hải, Nghi Hoà); Tân Hợp (Nghi Xuân) do
đồng chí Nguyễn Đức Bình làm bí th.
Chi bộ Vân Trình, thuộc tổng Vân Trình do đồng chí Nguyễn Phúc
Hoà làm bí th.
Từ các chi bộ ghép này, tổ chức cơ sở Đảng mở rộng ra nhiều làng
xã trong huyện. Song song với sự phát triển hệ thống tổ chức của cấp uỷ
Đảng thì nông hội đỏ, các tổ chức quần chúng khác nh hội phụ nữ giải
15



phóng, đoàn thanh niên cộng sản, hội tán trợ cách mạng, hội quốc tế
đỏ cũng lần lợt đợc thành lập. Sự ra đời của các tổ chức này đã chấm
dứt giai đoạn hoạt động phân tán, mò mẫm thiếu đờng lối của các lực lợng yêu nớc trong huyện, đa phong trào đấu tranh yêu nớc và cách mạng
của nhân dân tiến lên dới sự lãnh đạo thống nhất tuyệt đối của Đảng ta Đảng của giai cấp công nhân do đồng chí Nguyễn ái Quốc sáng lập và
rèn luyện.
Sự ra đời của các cơ sở Đảng bộ Nghi Lộc có ý nghĩa quyết định
đối với phong trào cách mạng của quần chúng từ nay trở đi phong trào
của nhân dân Nghi Lộc đã một bộ tham mu có đầy đủ trí tuệ, năng lự
hoạt động. Ngày 25/4 dới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ Nghi Lộc đã
đứng ra tổ chức quần chúng các làng, Ân Hậu, Đức Hậu, Song Lộc, Tân
Hợp tham gia biểu tình chống áp bức của chính quyền thực dân phong
kiến.
Ngày 1/5/1930, cùng với hoạt động treo cờ búa liềm, rải truyền
đơn, kêu gọi quần chúng đấu tranh ở nhiều nơi trong toàn tỉnh, một số
cuộc mít tinh biểu tình lớn đã nổ ra ở Thành phố Vinh và huyện Thanh
Chơng. ở Nghi Lộc, dới sự chỉ huy của Nông hội đỏ nông dân các làng
nô nức ngợc đờng Cửa Hội Vinh kéo đến tập trung ở làng Lộc Đa (Hng Lộc). Sau khi nghe đại biểu của Đảng diễn thuyết về ý nghĩa ngày
Quốc tế lao động và nội dung biểu tình mọi ngời ghép thành hàng ngũ,
theo ngọn cờ dẫn đạo của ngời tổng chỉ huy tiến vào Vinh phối hợp với
nông dân các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh cùng với công nhân
các nhà máy biểu tình lên toà Công sứ Tỉnh Nghệ An đa yêu sách đòi
tăng lơng giảm giờ làm cho công nhân, giảm su hoàn thuế cho nông
dân
Đoàn biểu tình vừa kéo đến thì tri Phủ Hng Nguyên đa lính đến
ngăn chặn. Bất chấp lời hăm doạ của hắn, đoàn biểu tình vẫn giữ vững
hàng ngũ, gạt hàng rào ngăn cản của lính theo đờng quốc lộ I tiến xuống
Bến Thuỷ phối hợp với công nhân các nhà máy Diêm, Cá hộp, rợu, và
khu phân gác ở cảng nhng bị địch khủng bố, cuộc biểu tình bị tan rã.

Những hoạt động kỷ niệm ngày 01/5 của nhân dân Nghi Lộc đã
chứng tỏ đợc sức mạnh lớn lao của khối công - nông liên minh dới sự
lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên công nhân, nông dân, binh lính và học
sinh đã gặp nhau trên trận tuyến đấu tranh chống áp bức bóc lột, đòi
quyền tự do, dân chủ và góp phần mở đầu cho phong trào cách mạng ở
nớc ta do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo.
Các cuộc biểu tình có tiếng vang lớn đã thúc đẩy, cổ vũ mạnh mẽ
tinh thần đấu tranh của nhân dân và giáng một đòn mạnh đầu tiên vào
16


bọn thống trị ở Nghệ An. Sự kiện này đã đợc Trung ơng Đảng thời ấy
đánh giá thật là một thắng lợi lớn lao cho công nông Nghệ An mà cũng
là cho công nông khắp nơi trong cả nớc [1:23].
Ngay sau đó, phân cục Trung ơng Trung kỳ phát truyền đơn và cho
đăng trên báo lao khổ bài tờng thuật về cuộc biểu tình này. Bài báo ca
ngợi tinh thần đấu tranh oanh liệt của nhân dân, vạch trần tội ác của bọn
thực dân và tay sai, kêu gọi quần chúng tiếp tục đấu tranh, và khẳng định
cuộc đấu tranh ở An Nam đã đến ngày phải kịch liệt, mỗi ngời trong
anh em, chị em phải chết thì lại có hàng trăm hàng vạn ngời khác kế tiếp.
Dù đế quốc chủ nghĩa Pháp giở thói hung ác đến đâu cũng không thể
ngăn trở trong phong trào cách mạng đợc [21:2].
Lời kêu gọi thợ thuyền, dân cày, binh lính, thanh niên, học sinh và
các tầng lớp nhân dân bị đè nén theo gơng hy sinh của dân cày Nghệ An
hăng hái đấu tranh phản đối vụ bắn giết quần chúng ở Bến Thuỷ, phản
đối đem lính đàn áp các cuộc biểu tình, bãi công. Đã giúp các cán bộ,
Đảng viên nhanh chóng ổn định t tởng trong nội bộ Đảng cũng nh đối
với quần chúng nông dân, động viên mọi ngời vững niềm tin vào cách
mạng tiếp tục đấu tranh dới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong lúc này các cuộc bãi công của công nhân nhà máy Diêm

10/5/1930, công nhân nhà máy Ca và nông dân các huyện Thanh Chơng,
Anh Sơn diễn ra mạnh mẽ thì ngày 2/6/1930 dới sự lãnh đạo của huyện
uỷ Nghi Lộc gần 500 nông dân các làng thuộc ba tổng Đăng Xá , Thợng
Xá, Kim Nguyên, kéo lên huyện đờng biểu tình phản đối chính quyền
thực dân đàn áp phong trào đấu tranh ở Bến Thuỷ và đòi giảm su hoàn
thuế. Trớc áp lực của đoàn biểu tình tên Tri Huyện chẳng những không
giám đàn áp mà còn hứa chuyển yêu sách của dân lên cấp trên. Thái độ
này của tri huyện đã làm tăng thêm lòng tự tin quyết tâm đấu tranh của
nhân dân tạo điều kiện cho các cán bộ Đảng viên đẩy mạnh phát triển tổ
chức và vận động mọi ngời đấu tranh đòi các quyền lợi hàng ngày.
Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng ở Nghệ An nói
chung Nghi Lộc nói riêng đã đẩy chính quyền thực dân Pháp và phong
kiến tay sai vào thế lúng túng bị động. Chúng đã nhận ra rằng nếu lúc
này cứ dùng súng đạn đàn áp phong trào đấu tranh, khác nào nh đổ thêm
dầu vào lửa cho nên khâm sứ Trung kỳ đã ra lệnh cho các quan lại và
lính đồn ở Nghệ Tĩnh không dùng vũ khí, bắn giết dân biểu tình, bỏ
thuế vãng lai, bỏ thuế tuần canh, cấm đánh đập thợ thuyền, tăng lơng cho
thợ, đuổi những tên cai hành hạ thợ, thả những ngời bị bắt trong cuộc
biểu tình [19:67].
17


Có thể nói cuộc biểu tình ngày 02/6/1930 của nhân dân Nghi Lộc
là một bớc chuyển biến lớn trong phong trào cách mạng. Bởi trong ngày
này quần chúng đã đợc tổ chức thành đội ngũ có lãnh đạo chỉ huy thống
nhất. Đây là sự kiện chứng minh rằng: Phong trào đấu tranh của quần
chúng dới sự lãnh đạo của Đảng đã thu đợc thắng lợi, kẻ thù buộc phải
nhợng bộ mặc dù không nằm trong tính toán của chúng.
Sự kiện ngày 02/6/1930 đã thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết của nhân
dân Nghi Lộc. Đây xứng đáng là sự kiện mở đầu cho phong trào cách

mạng ở huyện Nghi Lộc. Thúc đẩy phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân ngày một phát triển rộng khắp. Ngày 25/6 thực hiện chủ
trơng của huyện, các Chi bộ Đảng lãnh đạo các tiêu tổ nông hội đỏ. Vận
động hàng ngàn nông dân các làng xá tập trung ở cồn Mã Nờng (Nghi
Ttrờng) dự mít tinh, hởng ứng các cuộc biểu tình của nông dân Sa Đéc
(Nam Bộ) và nông dân Tiền Hải (Bắc Bộ), đòi thực dân Pháp và phong
kiến Nam Triều thả những ngời bị bắt, bồi thờng cho gia đình những ngời bị chết, bị thơng trong cuộc biểu tình ở Bến Thuỷ.
Giữa lúc đó ngày 6/7/1930 cuộc tổng bãi công của công nhân nhà
máy Diêm - Bến Thuỷ bùng nổ. Hởng ứng lời Báo cần kíp của tổng
công hội Nghệ An, cùng với các Đảng bộ trong tỉnh, huyện uỷ Nghi Lộc
đã lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, các Chi bộ và các Hội quần chúng tổ chức
quyên tiền, bạc, gạo, khoai ủng hộ các gia đình tổng bãi công. Cuộc
vận động ủng hộ công nhân và các cuộc mít tinh, biểu tình đấu tranh đòi
quyền lợi hàng ngày của nông dân các làng kết hợp chặt chẽ với nhau đa
phong trào cách mạng trong huyện càng lan rộng lên cao.
Trớc tình hình đó chính quyền thực dân và phong kiến một mặt nhợng bộ thực hiện một số yêu sách của cách mạng để xoa dịu tinh thần
đấu tranh trong nhân dân, mặt khác lùng bắt cộng sản, đánh phá cách
mạng. Phân cục Trung ơng Đảng ở Trung kỳ họp hội nghị các bí th tỉnh
uỷ, huyện uỷ tỉnh, tại Thành phố Vinh bàn kế hoạch đối phó, tiếp tục đa
phong trào tiến lên. Tháng 7 năm 1930 khi đang dự cuộc họp đồng chí
Nguyễn Thức Mẫn bí th huyện uỷ Nghi Lộc bị bắt, để báo vệ tổ chức,
huyện uỷ chuyển cơ quan từ nhà đồng chí Nguyễn Đình Xuân ở làng
Đồng Chữ xuống nhà thờ họ Hoàng ở Vạn Lộc (Nghi Tân) giữ vững sự
lãnh đạo của mình.
Hơn nữa nhằm uốn nắn những t tởng sai lầm, mất cảnh giác không
thấy đợc thủ đoạn thâm độc của kẻ thù nhân nhợng, mị dân để xoa dịu
tinh thần đấu tranh trong nhân dân của một bộ phận cán bộ Đảng viên.
Ngày 13/7/1930 báo ngời lao khổ của xứ uỷ Trung kỳ ra bài bình luận
vạch rõ âm mu thủ đoạn xảo quyệt của địch và chỉ cho mọi ngời thấy
18



rằng cuộc đấu tranh vừa qua tuy thắng lợi, nhng anh em, chị em còn bị
bóc lột rồi đây đế quốc sẽ cải lơng cho anh chị em ít nhiều quyền lợi,
song chỉ là để anh chị em đừng phản đối nó thôi. [22:3].
Nội dung của bài báo đã chỉ ra cho quần chúng, Đảng viên thấy đợc âm mu xảo quyệt của kẻ thù, cần phải cảnh giác và nâng cao tinh thần
cách mạng tiến công. Phong trào đấu tranh của quần chúng dới sự lãnh
đạo của Đảng tiếp tục dâng cao. Công nhân các nhà máy Vinh - Bên
Thuỷ kế tiếp nhau biểu tình, bãi công trừng trị những tên cai đội, những
tên tay sai đắc lực cho chủ, đánh đập, ức hiếp, bòn rút, bóc lột cúp phạt
công nhân, họ đã đa yêu sách buộc chủ phải sa thải bọn cai đội này để
cho công nhân tự cai quản công việc của mình. Cùng lúc phong trào đấu
tranh của nông dân các huyện Thanh Chơng, Nam Đàn đã nổ ra liên tiếp,
quần chúng kéo đến đánh phá huyện đờng, trừng trị bọn tống lý, tri
huyện và giành đợc quyền làm chủ ở các làng, xã. Nh vậy đợc phong
trào đấu tranh của quần chúng trong tỉnh cổ vũ, phong trào đấu tranh
chống đế quốc và phong kiến, ở Nghi Lộc ngày càng mạnh mẽ.
Đến thời điểm này, phong trào cách mạng ở Nghệ An đã bớc vào
thời kỳ quyết liệt. Bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi
khoá của học sinh nổ ra liên tiếp các hình thức đấu tranh đã kết hợp với
nhau nhịp nhàng, và đã tạo đợc sức mạnh tấn công dồn dập vào chính
quyền thực dân và phong kiến. Đặc biệt thời kỳ này, kết hợp đấu tranh
chính trị đa yêu sách của nhân dân Nghệ Tĩnh chuyển dần sang tính chất
tiểu bạo động làm tan rã từng mảng bộ máy chính quyền thực dân,
phong kiến ở các làng xã.
Khi chính quyền của địch tan rã thì các Chi bộ Cộng sản đã thành
lập ra các Xô Viết nông dân làm rung động nền cai trị của thực dân Pháp
ở nớc ta kẻ địch bắt đầu hoang mang lo sợ khâm sứ Trung kỳ đã thừa
nhận trong bài báo gửi chính phủ Pháp ngày 5/7/1930, Lâu nay chúng
ta chỉ mới biết những phơng pháp hoạt động của các Đảng cách mạng

cũ, lần này các quan lại hình nh lúng túng, bối rối về sự tổ chức hoàn hảo
của Cộng sản theo kiểu Châu Âu. Tình thế ấy đã bắt chúng ta vào tình
trạng đôi đờng khó xử, hoặc là nghiêm trị thì không sao tránh khỏi bị
phản đối và có thể bị cô lập, hoặc có thể có thái độ khoan hồng thì bị d
luận cho chúng ta là bất lực yếu đuối [10:63]
Những thắng lợi này là kết quả của cả một quá trình đấu tranh bền
bỉ, gay go, ác liệt nhng cũng rất sáng tạo của quần chúng dới sự lãnh đạo
của Đảng bộ Nghi Lộc. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển lên
cao.
II.2.2 - Phong trào phát triển lên đỉnh cao.
19


Sau khi xem xét tình hình ở Thành phố Vinh, các huyện Nam Đàn,
Thanh Chơng, Anh Sơn, Hng Nguyên, Nghi Lộc. Chính quyền thực dân
phong kiến và tay sai tìm mọi cách lập lại trật tự. Từ nhợng bộ hoà hoãn
chúng chuyển sang khủng bố trắng đàn áp phong trào ở Nghệ Tĩnh. Tuy
nhiên không vì thế mà phong trào cách mạng lắng xuống. Ngợc lại kẻ
thù càng điên cuồng đàn áp, khủng bố thì tinh thần cách mạng của quần
chúng càng nâng cao. Từ tháng 7/1930 trở đi phong trào cách mạng của
nhân dân Nghi Lộc đã bớc vào thời kỳ cao trào, nếu nh trớc đây thực dân
Pháp thờng dùng thủ đoạn hoà hoãn để xoa dịu tinh thần đấu tranh của
quần chúng, thì giờ đây đứng trớc tình hình nguy khốn nhất thực dân
Pháp bắt đầu cuộc khủng bố đàn áp một cách khốc liệt. Bởi vậy cuộc đấu
tranh của nhân dân Nghệ An, trong đó có nhân dân Nghi Lộc sẽ cam go
và áp liệt hơn gấp bội.
Cùng lúc thực dân Pháp và bọn tay sai tiến hành khủng bố ác liệt
cũng là lúc phong trào của nhân dân Nghệ Tĩnh lên đến đỉnh cao. Nhân
dân các huyện trong tỉnh nh Nam Đàn, Thanh Chơng, Anh Sơn, Nghi
Lộc đã đứng lên. Có thể coi đây là thời kỳ tiền khởi nghĩa của phong

trào cách mạng năm 1930 1931.
Từ tháng 8 năm 1930, các cuộc biểu tình của nhân dân đã dùng
đến bạo lực. Quần chúng nhân dân không thừa nhận chính quyền của đế
quốc phong kiến nữa, phong trào đang tiến đến thời kỳ đỉnh cao nó đợc
thể hiện bằng những sự kiện, những cuộc đấu tranh quyết liệt và quy mô
to lớn, của hàng chục vạn nhân dân Nam Đàn, Thanh Chơng, Diễn Châu,
Anh Sơn, Nghi Lộc, Hng Nguyên, Đô Lơng ở Nghệ An và của hàng
chục vạn nhân dân các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh Hà Tĩnh nhất là ở các huyện xung quanh thị xã, Vinh. Phong trào đấu
tranh của nhân dân đã kết hợp với cuộc đấu tranh bãi công của công
nhân các nhà máy Diêm Ca - Bến Thuỷ, các nhà máy Xe Lửa trờng thi
công nhân nhà máy Cá hộp Vì vậy nó tạo nên một liên minh chiến đấu
và tạo ra sức mạnh to lớn làm cho chính quyền thực dân phải hoảng sợ.
Ngày 12/9/1930 đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung lịch sử
phong trào cách mạng của quần chúng Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng.
Hoảng sợ trớc phong trào của nhân dân chính quyền thực dân đã thẳng
tay đàn áp. Để quốc Pháp đã cho máy bay ném bom vào cuộc biểu tình
của hàng ngàn nông dân và công nhân Hng Nguyên, làm hàng trăm ngời
bị chết và hàng trăm ngời bị thơng, có những làng hầu nh nhà cửa đã bị
đốt cháy, bị phá huỷ
Vụ thảm sát này mở đầu chính sách khủng bố trắng của thực dân
Pháp, làm chấn động d luận trong và ngoài nớc, gây nên sự bất bình cao
20


trong nhân dân. Song vụ tàn sát đẩm máu đó của kẻ thù không làm nhụt
ý chí của nhân dân. Lòng dân ta nh lửa đổ thêm dầu, căm thù sục sôi kẻ
thù, ngọn lửa đấu tranh càng bốc lên ngùn ngụt. Nhân dân các tĩnh trong
huyện nén đau thơng làm lễ truy điệu những ngời hy sinh ở Hng Nguyên,
sau đó đã tổ chức phá nhà lao đốt huyện đờng, tấn công vào các đồn lính
khổ sanh phá các trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ gian ác và bọn cờng

hào phản động. Nhân dân Nghi Lộc dới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nh
Kim Khê, Nghi Long, Nghi Hoa đã tổ chức lễ truy điệu những ngời dân
vô tội bị tàn sát ở Hng Nguyên. Trên 200 ngời đã tập trung tại đình chợ
Xâm mít tinh với biểu ngữ và khẩu hiệu không đợc đụng đến công nông
Nghệ Tĩnh, không đợc tàn sát dân biểu tình bồi thờng cho gia quyết
những ngời bị hy sinh ở Thái Láo. Các cuộc biểu tình thị uy trừng trị
cảnh cáo bọn tay sai, phong kiến nổ ra liên tiếp, trong huyện Chi bộ
Đảng và nông hội đỏ các làng, Tổng Đặng Xá vận động nhân dân mít
tinh ở Cồn Mô, Cố Bái - Phúc Thọ, bắt những tên tổng lý phản cách
mạng ra cảnh cáo, rồi kéo đến Cửa Hội đập phá sở đại lý bán rợu của
Pháp, đòi tên chủ sự sở xi nhan không đợc nhũng nhiễu nhân dân, đòi
tên quan võ phụ trách đồn trấn thủ bỏ việc kiểm soát và thu thuế các
thuyền của nhân dân ra vào Cửa Hội ngày 20/9/1930.
Thực hiện chỉ thị của huyện uỷ, ngày 28/9 Chi bộ Đảng và nông
hội đỏ các làng xã trong huyện, biểu tình kéo đến trấn an trừng trị tên Đỗ
Toàn chủ thầu thu thuế chợ ở Long Trảo - Nghi Khánh về tội hống hách,
ức hiếp nhân dân. Chi bộ Đảng và nông hội đỏ các làng xã thuộc tổng thợng xá liên tiếp vận động nhân dân hợp lực với tự vệ đỏ trừng trị những
tên hào lý phản cách mạng ở các làng: Lý Trởng Mỹ Xã (Nghi Xá), lý trờng Xuân Tình (Nghi Thịnh) Về tội chống phá cách mạng.
Nếu nh những ngày đầu tháng 9 phong trào mới chỉ nổ ra ở một số
xã thì đến cuối tháng 9 năm 1930 phong trào đấu tranh của quần chúng
nhân dân đã lan rộng ra quy mô toàn huyện. Đặc biệt, vào tháng 10 năm
1930 phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra hầu hết các làng, xã trong
huyện, quần chúng các làng Xuân Lý Nghi Quang, Nghi Tân, Xuân Định
gồm hàng trăm ngời tham gia biểu tình. ở Đồng Chử có hơn 300 quần
chúng tập trung tổ chức mít tinh diễn thuyết, quần chúng ở tổng Đặng
Xá - Nghi Thái và các làng lân cận biểu tình tuần hành trấn áp tên mật
độ ở làng Bờng ngày 5/10. ở làng Mỹ Xá, Văn Xá quần chúng tập trung
ở núi Đọng Đinh - Nghi Khánh trấn áp tên Võ Văn Lu một tên địa chủ
gian ác, phản cách mạng. Ngày 8 tháng 10 năm 1930 các chi bộ Đảng và
nông hội đỏ tổng kim nguyên vận động nhân dân hợp lực với tự vệ đỏ

21


trừng trị tên cựu lý trởng chống cách mạng ở làng Kim Khê Thợng, Nghi
Long và đập phá một số điểm canh của hào lý lập ra để chống cộng sản.
Ngày 10/10/1930 quần chúng các làng Mỹ Chiêm, Văn Trạch, Phợng Cơng, Yên Lạc (Nghi Phong) có khoảng trên hai trăm ngời tập trung
tại chùa Hoà Bình, biểu tình phản đối đế quốc tàn sát quần chúng biểu
tình. Cùng ngày quần chúng tập trung tại bốn địa điểm kéo đến mít tinh
tại bãi cát Kỳ Trân Nghi Trờng diễn thuyết rồi tuần hành trấn áp phá máy
nhà lý trởng Nguyễn Hữu Cơ Thợng Xã [20:105].
Ngày 18/10/1930 quần chúng toàn huyện biểu tình giải vây cho
các cán bộ Đảng viên bị đế quốc bắt giam tại đồn chợ Thợng - Thợng Xá
Nghi Hợp, bọn chúng đã xả súng vào đoàn biểu tình làm khoảng gần 10
ngời bị chết, một số ngời bị thơng. Đây cũng là cuộc đổ máu đầu tiên
của nhân dân Nghi Lộc, cuộc biểu tình buộc phải giải tán. Các cán bộ
Đảng viên đã cùng với nông hội đỏ, ở các làng có ngời bị nạn, lợm xác
mai táng những ngời hy sinh, chạy chữa thuốc men cho những ngời bị
thơng, ổn định t tởng cho mọi ngời tiếp tục đấu tranh.
Nh vậy chỉ trong vòng hai tháng, tháng 9 và tháng 10 đã có trên 20
cuộc biểu tình, tuần hành, thị uy, trấn áp bọn hào lý ở địa phơng. Qua
đây chúng ta có thể thấy đợc ngay từ những ngày đầu cách mạng, dới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nghi Lộc đã liên tục đứng dậy đấu tranh
hầu hết các ngày trong tháng ngày nào đâu đâu cũng có những cuộc đấu
tranh của quần chúng với quy mô khác nhau.
Phong trào cách mạng của nhân dân ngày càng phát triển mạnh mẽ
đồng thời đây cũng là lúc những hành động đàn áp của kẻ thù càng tàn
khốc. Song sự tàn bạo của kẻ thù không làm nhụt ý chí của nhân dân
Nghi Lộc. Ngợc lại ngọn lửa cách mạng trong lòng quần chúng càng đợc
thổi bùng lên, tinh thần quật cờng ý chí một lòng cách mạng đánh đổ kẻ
thù giành độc lập cho dân tộc ngày một lên cao.

Lúc này cơ quan huyện uỷ Nghi Lộc ở làng Vạn Lộc, Nghi Tân bị
địch bắn phá nên chuyển lên làng Ông La (Nghi Long), tới đây đồng chí
Nguyễn Hữu Cơ đã cùng với đồng chí Hoàng Văn Tâm triệu tập hội nghị
bổ sung thêm 3 uỷ viên mới vào huyện uỷ là: Nguyễn Hữu Bá, Nguyễn
Thị Xân (Làng Kỳ Trân) và Nguyễn Đình Hiến ở làng Song Lộc. Hội
nghị quyết định tổ chức truy điệu những chiến sỹ đã hy sinh, vạch tội ác
dã man của thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều, quyên góp tiền bạc
cứu giúp gia đình những ngời bị nạn, kêu gọi mọi ngời gia nhập các tổ
chức quần chúng cách mạng chuẩn bị đấu tranh nhân kỷ niệm cách
mạng tháng 10 Nga (7/10) và Quãng Châu Công Xá (11/12).
22


Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, các chi bộ Đảng lần lợt tổ chức
mít tinh truy điệu những chiến sỹ hy sinh. Các chi bộ đã tổ chức quần
chúng rải truyền đơn, treo cờ búa liềm, cổ động cho ngày kỷ niệm cáh
mạng tháng 10. ở một số nơi dới sự lãnh đạo của các Chi bộ Đảng, ban
chấp hành nông hội đỏ đã phát động hội viên đấu tranh buộc bọn tổng, lý
phải thực hiện những yêu sách của mình nh: Hoãn thu su thuế, đem lúa
nghĩa thơng ra giúp dân bị đói, hàng chục tổng lý, mật thám chống phá
cách mạng đều bị nhân dân nghiêm trị trong dịp này.
Ngày 28/12/1930 các cấp uỷ Đảng trong huyện lãnh đạo nông hội
đỏ, Hội phụ nữ giải phóng, Thanh niên cộng sản đoàn vận động nhân
dân dự lễ truy điệu các chiến sỹ đã hy sinh, do xứ uỷ Trung kỳ phối hợp
với tỉnh uỷ Vinh, tổ chức tại dặm Mụ Nuôi tại làng Lộc Đa (Hng Lộc).
Hàng ngàn nhân dân Nghi Lộc cùng với công nhân các nhà máy, nhân
dân Thành phố Vinh Bến Thuỷ và phủ Hng Nguyên tập trung về đây dự
lễ. Cuộc vận động này đã đợc đồng chí Nguyễn ái Quốc phản ánh trong
bài Nghệ Tĩnh đỏ gửi Bộ Phơng Đông của quốc tế cộng sản ngày
19/2/1931. Ngời viết ở làng Lộc Đa cách Vinh 20 km, 4000 công

nhân Thành phố Vinh và nhân dân Nghi Lộc, Hng Nguyên đã đến dự
truy điệu những chiến sỹ đã hy sinhmột lá cờ búa liềm đợc chăng ra
trên một chiếc bàn thờ đầy hơng hoa, ngời chủ trì lễ đọc điếu văn, sau đó
đại biểu công hội, nông hội và đại biểu các làng lên nói chuyện. Một đại
biểu đề nghị ngày hôm sau tất cả các chợ ở Hng Nguyên và Nghi Lộc
đều bãi thị. Đề nghị đó đợc mọi ngời nhiệt liệt hởng ứng. Ngày hôm sau
đúng nh lời cam kết tất cả các chợ đều vắng tanh. Trong lúc buổi lễ đang
tiến hành, anh em công nhân cắt điện làm cho cả Thành phố Vinh Bến
Thuỷ chìm ngập 10 phút trong bóng đêm. Cuối cùng ngời kết luận Bom
đạn, súng máy, đốt nhà dồn binh, tuyên truyền của chính phủ, báo chí
đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh
[3:310].
Sau sự kiện này, Chi bộ Đảng và nông hội đỏ các làng Song LộcNghi Hải Nghi Hoà, Tân Hợp - Nghi Xuân nhân dân phát động phong
trào đấu tranh buộc hào lý không đợc thu thuế chợ mới trang và thuế đò
qua hội thống (Nghi Xuân). Tiếp đó Tổng uỷ Đặng Xá họp các bí th Chi
bộ Đảng tại làng Lộc Châu Nghi Xuân thảo luận kế hoạch vay lúa cứu
đói cho dân.
Sáng ngày 2/01/1931 trong lúc Chi bộ Đảng Kim Khê đang tổ
chức họp tại đình chợ Xâm, Chi bộ Đảng tổng Đặng Xá, Thợng Xá, Kim
Khê tổ chức họp tại Đền Phợng Cơng, cùng với các đồng chí xứ uỷ
Trung kỳ, huyện uỷ Nghi Lộc, Nguyễn Thúc Mẫu, Hoàng Văn Tâm,
23


Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Hữu Cơ[13:241]. Bàn
kế hoạch vay lúa của địa chủ, của nhà giàu cứu đói cho dân, chống lại
mọi thủ đoạn cỡng bức rớc cờ vàng, nhận thẻ quy thuận của chính quyền
bảo hộ. Hội nghị đang họp, tri huyện Tôn Thất Hoan đa lính đến nhà lý
trởng làng Song Lộc đàn áp quần chúng và bắt hai gia đình cách mạng.
Nghe tin tổng uỷ Đặng Xá ngừng hội nghị, cấp tốc vận động nhân dân

các làng biểu tình giải thoát cho hai gia đình này. Phong trào đấu tranh
của nhân dân ngày càng lớn mạnh, chỉ sau hai, ba tiếng đồng hồ có hơn
400 quần chúng làng Mỹ Chiêm, Văn Trạch, Phợng Cơng, Yên Lạc
(Nghi Phong) tập trung tại chùa Kỳ Tu và hơn 200 quần chúng nhân dân
các xã Kim Khê tập trung tại đình chợ Xâm, kẻ gậy ngời giáo mác, trống
mỏ, ngũ liên ào ạt kéo xuống phối hợp với đoàn biểu tình tổng Đặng Xá,
Thợng Xá, Song Lộc với lòng căm thù cao độ khí thế cách mạng sục
sôi quần chúng đã vùng lên giết tri huyện Tôn Thất Hoan cùng tay sai
của hắn trớc bến sông Chính Vị.
Hành động này của nhân dân đã vợt ra ngoài chủ trơng của lãnh
đạo vì vậy ngay sau khi xảy ra tình hình, tổng uỷ Đặng Xá đã lãnh đạo
các Chi bộ Đảng, ban chấp hành nông hội đỏ họp hội nghị khẩn cấp bàn
biện pháp đối phó. Thực hiện chủ trơng của chi bộ Đảng các đội tự vệ
đỏ, canh gác các ngã đờng, phá các cầu trên đờng Cửa Hội - Vinh, Cửa
Hội Cửa Lò để cản cuộc hành quân đàn áp của địch từ Vinh xuống và
từ đồn Thợng Xá kéo lên. Tiếp đó, huyện uỷ cứ cán bộ đến chỉ đạo các
Chi bộ Đảng, một mặt đa số cán bộ, Đảng viên đã bị lộ mặt đi họat động
nơi khác, họp hội viên nông hội đỏ thảo luận kế hoạch đối phó khi địch
đến đàn áp, mặt khác họp mít tinh chuẩn bị tinh thần đấu tranh cho nhân
dân. Đến tối, nhận lệnh của công sứ và tổng đốc Nghệ An giám binh
Pơty đa 16 lính khổ xanh đến làng Song Lộc. Lý trởng và hào, lý trong
làng đã đa gia đình đi lánh nạn. Nông hội đỏ nổi trống mỏ, nhân dân già,
trẻ, gái trai lại kẻ dao ngời đòn gánh gậy gộc, đổ ra đờng biểu tình đấu
tranh. Nhìn thấy cảnh tợng đã và đang xảy ra suốt đêm hôm ấy, từ giám
binh đến lính tráng đều án binh bất động.
Sáng hôm sau ngày 3/1/1931 công sứ Pháp và Tổng đốc Nghệ An
lại cử Hà Xuân Hải bố chánh Nam Triều đa thêm 60 lính khổ xanh đến
hợp lực với giám binh Pơty tiến hành cuộc đàn áp. Bọn chúng đóng quân
tại nhà Thánh làng Song Lộc, ngày đêm chúng cho lính vào làng gặp ngời nào bắt ngời ấy đem ra tra hỏi truy tìm tội phạm, chúng còn cớp lơng
thực, thực phẩm trâu bò lợn gà của nhân dânDới sự lãnh đạo của tỉnh

uỷ và huyện uỷ các Chi bộ Đảng đã phát động nhân dân họp mít tinh,
biểu tình phản đối những hành động giả man của chúng.
24


Tri huyện và một số lính vừa bị nhân dân đánh chết, cha có ngời
thay, Nha lại ở huyện đờng và tống lý, hơng chức ở các làng xã hốt
hoảng, tan tác nh gà mất mẹ. Bọn chúng ngày đêm sống nơm nớp trong
lo âu sợ hại. Mỗi khi nghe trống mỏ, cổ động mít tinh, biểu tình là bọn
chúng tìm nơi ẩn trách. Trong lúc đó, Chi bộ Đảng, nông hội đỏ làng
Song Lộc và Tân Hợp đa những ngời già nua bệnh tật, trẻ em và của cải
sơ tán sang các làng lân cận. Còn các hội viên nông hội đỏ, hội viên phụ
nữ giải phóng, đoàn thanh niên cộng sản ở lại cùng với tự vệ đỏ đối
phó với địch.
Nhận đợc báo cáo, xứ uỷ Trung Kỳ liền phát truyền đơn, và cho
đăng bài trên báo công nông binh, giải thích việc Tôn Thất Hoan bị nhân
dân trừ khử là vì quần chúng khổ sở quá mà tự động làm xứ uỷ nhắc
nhở các cấp uỷ Đảng vận động nhân dân đấu tranh nhng tránh bạo động
nh ở Nghi Lộc vì làm liều nh vậy là đem thân nạp cho súng đạn của
địch và đặt trách nhiệm cho các cấp uỷ Đảng bằng mọi cách bênh vực
anh em ta ở Nghi Lộc và đánh đổ chính sách khủng bố của đế quốc
Pháp.
Hởng ứng lời kêu gọi của xứ uỷ, phong trào đấu tranh bênh vực
nhân dân Nghi Lộc bùng lên khắp nơi trong tỉnh Nghệ An và một số tỉnh
trong xứ. Ngoài rải truyền đơn, tổ chức mít tinh, biểu tình, biểu thị tình
đoàn kết chiến đấu, nhiều nơi Chi bộ Đảng lãnh đạo nông hội đỏ quyên
tiền bạc thóc gạo, chăn chiếu giúp các gia đình ở Song Lộc và Tân Hợp
bị địch đốt phá. Đồng bào các làng nơng tựa vào nhau cùng duy trì hoạt
động cách mạng.
Dới sự lãnh đạo của Đảng và đợc khích lệ bởi phong trào đấu tranh

của nhân dân trong tỉnh, phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc
không chỉ đơn thuần là truyền đơn, diễn thuyết mà các cuộc biểu tình
rầm rộ thu hút nhân dân toàn huyện tham gia. Họ không chỉ đấu tranh
đòi yêu sách mà còn tấn công vào cả chính quyền đế quốc đang bị lung
lay. Phong trào đấu tranh của quần chúng đã chứng tỏ sức mạnh đoàn kết
của toàn dân làm cho chính quyền thực dân phong kiến hoang mang đến
cực điểm.
Phong trào đấu tranh của nhân dân đấu tranh của nhân dân Nghi
Lộc đã kết hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân ở các huyện đã tạo
nên làn sóng đấu tranh vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt thắng lợi của cuộc
đấu tranh đã góp phần cũng cố thêm niềm tin ý chí quyết tâm, khí thế
cách mạng, tất cả vì nớc, vì dân, đứng lên hoà vào làn sóng cách mạng
để đập tan, chôn vùi ách thống trị của bọn phong kiến thực dân, phong
kiến tay sai
25


×