Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Một số kỹ thuật phân tích và giải nhanh bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ ở trường THPT luận văn thạc sỹ hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THANH TÂM

MỘT SỐ KĨ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ GIẢI
NHANH BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
VÔ CƠ Ở TRƯỜNG THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THANH TÂM

MỘT SỐ KĨ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ GIẢI
NHANH BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
VÔ CƠ Ở TRƯỜNG THPT

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. CAO CỰ GIÁC

VINH – 2012




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS. Cao Cự Giác – Trưởng Bộ môn Lí luận và phương
pháp dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
- Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Năm và PGS.TS. Võ Quang Mai đã dành
nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các
thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá
học trường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu
Trường THPT Marie Curie - Q3 - TP HCM, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tp HCM, tháng 10 năm 2012
Trần Thanh Tâm


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bài toán hóa học

BTHH

Dung dịch
Đặc


Dd hoặc dd
đ

Điều kiện tiêu chuẩn

đktc

Đối chứng

ĐC

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Khối lượng nguyên tử trung bình

KLNTTB

Khối lượng phân tử trung bình

KLPTTB

Loãng

l


Nhà xuất bản

NXB

Nguyên tử lượng

NTL

Phương trình phản ứng

PTPƯ

Phân tử lượng

PTL

Sách giáo khoa

SGK

Số thứ tự

STT

Thực nghiệm

TN

Thực nghiệm sư phạm


TNSP

Trắc nghiệm khách quan

TNKQ

Trung học phổ thông

THPT


MỤC LỤC
Mở đầu ........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích ................................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Giả thiết khoa học ................................................................................................... 2
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 3
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.......................................................................... 4
1.1. Khái niệm về kĩ thuật giải bài tập ........................................................................ 4
1.2. Bài toán trắc nghiệm khách quan hóa học ........................................................... 5
1.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài toán trắc nghiệm khách quan................................... 5
1.2.2. Đặc điểm bài toán trắc nghiệm khách quan ................................................... 16
1.2.3. Các yêu cầu về kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm .......................................... 16
1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi giải bài toán trắc nghiệm ............................. 18
1.3.1. Thuận lợi......................................................................................................... 18
1.3.2. Khó khăn........................................................................................................ 19

Chương 2: Một số kĩ thuật phân tích và giải nhanh BTTN hóa học vô cơ ở trường
THPT ........................................................................................................................ 20
2.1. Những kĩ thuật cơ bản khi giải bài toán trắc nghiệm khách quan hóa học ....... 20
2.2. Một số kĩ thuật chung giải cho nhiều loại bài toán trắc nghiệm hóa học .......... 34
2.2.1. Bảo toàn khối lượng ....................................................................................... 34
2.2.2. Bảo toàn mol nguyên tử (bảo toàn nguyên tố) ............................................... 38
2.2.3. Bảo toàn điện tích ........................................................................................... 41
2.2.5. Tăng giảm số oxi hóa (Bảo toàn electron) ..................................................... 48
2.2.6. Sử dụng các giá trị trung bình ........................................................................ 53
2.2.7. Sử dụng phương trình ion thu gọn.................................................................. 57
2.2.8. Quy đổi ........................................................................................................... 61
2.2.9. Tự chọn lượng chất ......................................................................................... 67
2.3. Một số dạng bài toán thường gặp ...................................................................... 71
2.3.1. Bài toán tạo muối............................................................................................ 71
2.3.2. Bài toán kim loại tác dụng với axit ................................................................ 80
2.3.3. Bài toán kim loại phản ứng với dung dịch muối ........................................... 96


2.3.4. Bài toán kim loại tác dụng với nước và dung dịch kiềm .............................. 117
2.3.5. Bài toán về tính lưỡng tính của Al(OH)3 ...................................................... 126
2.3.6. Bài toán về phản ứng nhiệt nhôm ................................................................. 135
2.3.7. Bài toán điện phân ........................................................................................ 140
2.3.8. Một số dạng bài toán khác ............................................................................ 149
2.3.8.1. Bài toán chia tỉ lệ không bằng nhau .......................................................... 149
2.3.8.2. Bài toán muối cacbonat và hidrocacbonat tác dụng với dung dịch axit .... 154
2.3.8.3. Bài toán hiệu suất phản ứng ...................................................................... 157
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 160
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 160
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................................... 160
3.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 160

3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................. 161
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...................................................... 161
3.4.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm....................................................... 161
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................. 161
3.5. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................... 163
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 165
3.6.1. Kết quả định lượng thu được qua bài kiểm tra của học sinh ........................ 165
3.6.2. Nhận xét của giáo viên giảng dạy các lớp thực nghiệm ............................... 170
Kết luận chung và kiến nghị ................................................................................... 172
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 174
Phụ lục .................................................................................................................... 177


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng trong
trường Phổ Thông. Dạy và học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và
lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tiễn của môn học như
rèn các kĩ năng thực hành, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực
tiễn. Trong dạy học hóa học, bài tập giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo. Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương pháp dạy
học hiệu quả. Bài tập cung cấp cho học sinh cả kiến thức, con đường giành lấy kiến
thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng phấn
- hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lí góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính
hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên lý thuyết môn hóa học rất
đa dạng với nhiều nội dung trong khi đó thời gian luyện tập giải bài tập quá ít. Vì
vậy học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết vào bài tập. Hơn thế,
phần đông các em chưa biết cách định hướng và phân tích bài toán hóa học nên
cách giải bài toán hóa học rất dài và mất nhiều thời gian. Thực tế cho thấy thời
lượng dành cho mỗi bài toán trắc nghiệm chỉ từ 1-2 phút nên người học phải nhận

biết được những dấu hiệu đặc biệt có trong đề bài toán để “đi tắt, đón đầu” bằng
những cách giải phù hợp. Ngoài cách giải thông thường (phương pháp đại số) chúng
ta còn có thể giải nhanh bài toán hóa học bằng những cách giải đặc biệt khác nhằm
rút ngắn cách suy luận và nhanh chóng tìm ra kết quả để vượt qua áp lực thời gian.
Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan như hiện nay, muốn đạt kết quả
cao trong các kỳ thi và kiểm tra định kỳ ở trường THPT, các em phải biết vận dụng
linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã được học, có kĩ năng phân tích, tổng hợp và so sánh
nhằm tìm ra đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm một cách nhanh chóng. Với
những lí do vừa nêu trên cùng với thực tế dạy học hoá học ở trường THPT, chúng
tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kĩ thuật phân tích và giải nhanh bài toán trắc
nghiệm hóa học vô cơ ở trường trung học phổ thông”.

1


2. Mục đích
Nghiên cứu này tìm hiểu sự khác biệt về hiệu quả của việc phân tích và giải
nhanh bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ với cách giải bài toán hóa học vô cơ
thông thường ở trường trung học phổ thông, nhằm giúp cho học sinh THPT vượt
qua áp lực thời gian khi giải toán trắc nghiệm, đặc biệt là kích thích niềm say mê
khoa học hóa học cho học sinh trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: các lý thuyết về trắc nghiệm,
hệ thống các bài toán hoá học vô cơ và các kĩ thuật phân tích, giải nhanh...

-

Nghiên cứu chương trình hoá học trung học phổ thông đi sâu vào nội dung phần

hoá học vô cơ, các đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các đề thi đại học, cao
đẳng.

-

Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ tiêu biểu
điển hình theo từng chủ đề.

-

Đề xuất một số kĩ thuật phân tích và giải nhanh bài toán trắc nghiệm hóa học vô
cơ áp dụng cho học sinh trung học phổ thông.

-

Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một số kĩ thuật
phân tích và giải nhanh bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ đã đề xuất.

4. Giả thiết khoa học
-

Nếu xây dựng được hệ thống kĩ thuật phân tích và giải nhanh bài toán trắc
nghiệm hóa học vô cơ và sử dụng một cách hợp lí, hiệu quả sẽ góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

-

Thông qua kĩ thuật phân tích và giải nhanh, bài toán hóa học sẽ gây hứng thú
cho học sinh, kích thích niềm đam mê hóa học, củng cố lại các lý thuyết được
học và đặc biệt có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy, rèn luyện sự

nhạy bén, linh hoạt, phán đoán và giải quyết vấn đề nhanh hơn, gọn hơn.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
-

Khách thể nghiên cứu: năng lực tư duy hóa học, quá trình phân tích và giải bài
toán trắc nghiệm hóa học vô cơ của học sinh khi học hoá học ở trường THPT.

2


-

Đối tượng nghiên cứu: kĩ thuật phân tích và giải nhanh bài toán trắc nghiệm hoá
học vô cơ ở trường trung học phổ thông.

6. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: hệ thống, phân tích, tổng hợp các nguồn tài
liệu có liên quan đến đề tài.

-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu, quan sát quá trình học tập, giải bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ
của học sinh.
+ Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả và tính phù hợp của các đề xuất
trong đề tài.

+ Xử lí thông tin: dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo
dục để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.

7. Đóng góp của luận văn
a) Về lí luận dạy học:
-

Làm rõ khái niệm kĩ thuật giải bài tập nói chung và bài tập hóa học nói riêng.

-

Phân biệt phương pháp giải và kĩ thuật giải bài tập.

-

Trình bày nguyên tắc xây dựng và kĩ thuật giải nhanh bài toán trắc nghiệm
khách quan môn hóa học.

b) Về thực tiễn:
-

Đã đề xuất một số kĩ thuật phân tích và giải nhanh hơn 20 dạng toán trắc
nghiệm hóa học vô cơ thường gặp ở chương trình THPT với 90 bài tập áp dụng
minh họa.

-

Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.


3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về kĩ thuật giải bài tập
- Phương pháp: là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà trí tuệ
phải đi theo để tìm ra và chứng minh chân lí. Chẳng hạn phương pháp biện chứng,
phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp ...
- Kĩ thuật: dùng các phương tiện và những phương pháp rút ra từ kiến thức để giải
quyết một vấn đề theo chân lí đã được thừa nhận, đã sẵn có trong thế giới quan cá
biệt của vấn đề. Kĩ thuật được xây dựng trên nền tảng các phương pháp trên cơ sở
phân tích các dữ kiện yêu cầu của vấn đề đang đặt ra và cần giải quyết.
- Kĩ thuật giải bài tập: là việc cụ thể hóa các phương pháp giải toán hóa học nhằm
giải quyết vấn đề một cách chính xác trong thời gian ngắn đảm bảo yêu cầu của bài
toán trắc nghiệm.
- Kĩ năng: là thói quen áp dụng thành thạo vào thực tiễn những kiến thức về một
lĩnh vực nào đó đã được học hoặc sự liên kết các kết quả của một quá trình luyện
tập. Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức. Kĩ năng chính
là kiến thức trong hành động.
Để đảm bảo cho học sinh nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc
chắn cần phải hình thành cho học sinh kĩ thuật giải bài tập, kĩ năng vận dụng kiến
thức thông qua nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập một
cách có hệ thống từ dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành
nhiều nhất. Có thể hiểu quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì
vậy, kiến thức sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như học sinh tích cực vận dụng linh
hoạt, dùng kiến thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau. Ở đây, chúng ta thấy
rõ quan hệ biện chứng giữa nắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận
thức của học sinh:
Nắm vững kiến thức


Vận dụng kiến thức

4


- So sánh kĩ thuật giải và phương pháp giải bài tập:
Kĩ thuật giải bài tập và phương pháp giải bài tập đều phụ thuộc vào nội
dung, yêu cầu bài tập đặt ra do chúng chịu sự chi phối của mục đích và nội dung.
Kĩ thuật giải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của bài toán, trong khi đó phương
pháp giải là tiến trình thứ tự các bước mà tư duy tiến hành theo trình tự chung cho
một số dạng bài toán. Kĩ thuật giải có thể kết hợp nhiều phương pháp giải. Muốn
vận dụng được kĩ thuật giải một cách linh hoạt, người giải phải hiểu rõ và nắm vững
phương pháp giải.
Phương pháp giải bài tập được xây dựng trên cơ sở lí thuyết còn kĩ thuật
giải được xây dựng trên cơ sở các phương pháp giải bài tập, áp dụng vào việc giải
bài toán cụ thể.
1.2. Bài toán trắc nghiệm khách quan hóa học
1.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài toán trắc nghiệm khách quan
(1) Đảm bảo tính chính xác, khoa học cho câu dẫn và câu lựa chọn, câu nhiễu phải
có tính hấp dẫn, phải tỏ ra là có lí đối với những người không am hiểu hoặc hiểu
không đúng.
Ví dụ: Hòa tan một số muối vào nước thu được dung dịch A có các ion Ca2+ (0,05
mol), Mg2+ (0,15 mol), Cl − (0,2 mol) và HCO3− (y mol). Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, đun nóng và cô cạn hỗn hợp thu được m g muối khan. Giá trị của m là
A. 24,9

B. 12,7

C. 18,7


D. 24,7

Phân tích và giải
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích để tính số mol của HCO3− (y mol).
Ta có: y = 0,05 × 2 + 0,15 × 2 – 0,2 × 1 = 0,2 mol
- Khi ta đun nóng hỗn hợp thì HCO3− không bền nên:
2 HCO3−

t0

→ CO32 − + CO2↑ + H2O (*)

0,2 mol →

0,1 mol

5


Vậy dung dịch gồm có các ion Ca2+ (0,05 mol), Mg2+ (0,15 mol), Cl − (0,2 mol) và
CO32 − (0,2 mol).

- Cô cạn hỗn hợp thì các ion kết hợp tạo thành hỗn hợp muối.
Khối lượng muối khan = khối lượng các ion.
mmuối = 0,05 × 40 + 0,15 × 24 + 0,2 × 35,5 + 60 × 0,1 = 18,7(gam)
⇒ C là đáp án đúng.
Ở bài toán này trong quá trình giải học sinh có thể nhầm lẫn như sau:
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích không đúng: như quên mất điện tích của các
ion. Suy ra: y = 0,05 + 0,15 – 0,2 = 0 mol ⇒ hỗn hợp không có ion HCO3− .

Vậy mmuối = 0,05 × 40 + 0,15 × 24 + 0,2 × 35,5 = 12,7 (gam) ⇒ Đáp án là B.
- Một số học sinh quên rằng khi đun nóng, ion HCO3− không bền và bị phân hủy tạo
thành ion CO32 − ⇒ mmuối = 0,05 × 40 + 0,15 × 24 + 0,2 × 35,5 + 0,2 × 61 = 24,9 (gam)
⇒ Đáp án là A.
- Một số học sinh quên cân bằng phản ứng (*) thì thu được:
mmuối = 0,05 × 40 + 0,15 × 24 + 0,2 × 35,5 + 60 × 0,2 = 24,7 (gam)
⇒ Đáp án là D.
Vậy các đáp án A, B, D là các phương án nhiễu có tính “ hấp dẫn”.
(2) Bài tập trắc nghiệm khách quan được xây dựng phải là các bài tập tiêu biểu
điển hình, theo hướng đa cấp để tiện sử dụng, đó là những bài tập được sắp xếp
theo từng dạng, từng chủ đề, xếp theo mức độ từ dễ đến khó và đặc biệt là hệ thống
bài tập phải bao quát hết các kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất cần cung cấp cho học
sinh.
Ví dụ: bài tập được xây dựng theo hướng đa cấp
Bảo toàn mol nguyên tử (bảo toàn nguyên tố): có 2 bài tập được xây dưng với
mức độ khó tăng dần
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe3O4 bằng dung dịch
H2SO4 loãng được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, kết tủa

6


thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam
chất rắn. Giá trị m là
A. 40

B. 45

C. 48,4


D. 48,4

Tóm tắt đề dạng sơ đồ:

FeSO4
Fe 0,2(mol)
H2 SO4 dö
1) NaOH dö

→ dd(D) 

→ (Y) : Fe2O3
(X) 
0

2)
t
khoâ
n
g
khí
Fe
(SO
)
Fe3O4 0,1(mol)
4 3
 2
m =?
Phân tích và giải
- Theo đề bài rắn Y là Fe2O3. Chỉ quan tâm đến hỗn hợp đầu và rắn Y lúc sau, theo

sơ đồ, vận dụng bảo toàn Fe ta có ngay kết quả.
n Fe3O4 × 3 0, 2 0,1× 3
n
= +
=
n Fe2 O3 (Y) =Fe +
0, 25(mol)
2
2
2
2
⇒ m(Y) = 0,25×160 = 40 (gam) ⇒ chọn A là đáp án.

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3
(vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá
trị của a là
A. 0,06

B. 0,12

C. 0,03

D. 0,08

Phân tích và giải
- Tính a thông qua bảo toàn Fe, Cu và S.
0,12

= 0,06(mol)
Fe 2 (SO 4 )3

Bảo toàn Fe, Cu ⇒ 
2

CuSO 4 2a (mol)

- Cả 4 chất FeS2 , Cu2S, Fe2(SO4)3 và CuSO4 đều liên quan đến S.
Áp dụng bảo toàn lưu huỳnh ta có:
0,12 × 2 + a ×=
1 0,06 × 3 + 2a ⇒ =
a 0,06(mol).

⇒ chọn A là đáp án.
Bảo toàn electron: có 2 bài tập được xây dựng ở mức độ khó tăng dần
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại Cu trong dung dịch HNO3 dư thu được
v lít (đktc) khí NO. Giá trị của v là
A. 2,24

B. 4,48

C. 6,72

7

D. 13,44


Phân tích và giải
nCu =

19,2

= 0,3(mol) ;
64

áp dụng bảo tồn electron:

∑ ne(cho) = ∑ ne(nhận)

Q trình cho electron

Q trình nhận electron
+5

Cu 
→ Cu2 + + 2e

N

0,3(mol) 
→ 0,3 × 2(mol)

+2

+ 3e 
→ N
0,3 × 2(mol) → 0,2(mol)

⇒ VNO = 0,2 × 22,4 = 4,48 (lít) ⇒ chọn B là đáp án.
Bài 4: Hồ tan hồn tồn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 vào axit HNO3 (vừa đủ), thu
được dung dịch X và V(lít) khí duy nhất NO. Giá trị của V là
B. 13,44


A. 8,064

C. 2,688

D. 40,32

Phân tích và giải
Q trình cho electron
+3

Q trình nhận electron

+6

+5

FeS2 
→ Fe + 2S + 15e

N

0,12(mol) → 1,8(mol)

+2

+ 3e 
→ N
1,8(mol) → 0,6(mol)


⇒ VNO = 0,6 × 22,4 = 13,44 (lít) ⇒ chọn B là đáp án.
- Nhận xét : thiết kế bài tập theo 2 chủ đề với độ khó tăng dần, đây là cách phát
triển bài tốn hóa học theo logic dọc.
Bài 5: Hòa tan hồn tồn hỗn hợp gồm FeS2 0,24 mol và Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa
đủ thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lít khí NO duy nhất. Giá trị của
V là
A. 34,048

B. 35,84

C. 31,36

D. 25,088

Tóm tắt đề dạng sơ đồ:
V (l) NO (đktc) = ?
Hỗn hợp

FeS2 0,24 (mol)

+ HNO3 vừa đủ

Cu2S

dd (X) : chỉ chứa 2 muố i sunfat

8


Phân tích và giải

- Tính số mol Cu2S thông qua bảo toàn Fe, Cu và S. Vì cả 4 chất trong sơ đồ đều
liên quan đến S.
0, 24

= 0,12(mol)
Fe 2 (SO 4 )3
Bảo toàn Fe, Cu ⇒ 
2

CuSO 4 2a (mol)

Bảo toàn lưu huỳnh ta có: 0, 24 × 2 + a ×=
1 0,12 × 3 + 2a × 1 ⇒ =
a 0,12(mol).
Áp dụng bảo toàn electron ta có:

∑ ne(cho) = ∑ ne(nhaän)

Quá trình cho electron
+3

Quá trình nhận electron

+6

+5

FeS2 
→ Fe+ 2S + 15e


N

0,24(mol) → 3,6(mol)
+2

+2

+ 3e 
→ N
4,8(mol) → 1,6(mol)

+6

Cu2S 
→ 2 Cu + S + 10e
0,12(mol)

→

1,2(mol)

⇒ VNO = 1,6×22,4 = 35,84 (lít) ⇒ chọn B là đáp án.
- Nhận xét: kết hợp bài tập ở 2 chủ đề khác nhau tạo ra một dạng bài tập mới, sử
dụng hợp lí và khéo léo kĩ thuật giải của 2 chủ đề để giải quyết bài toán ⇒ đây là
cách phát triển bài tập hóa học theo logic ngang.
Bài tập được thiết kế và phát triển theo logic dọc và logic ngang được gọi là
xây dựng và thiết kế bài tập theo hướng đa cấp.
(3) Các bài tập trắc nghiệm khách quan được xây dựng phải đảm bảo tính phân
hóa, tính vừa sức với cả 3 loại trình độ học sinh nhằm giúp học sinh khá giỏi đạt
được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản, đặc

biệt là giúp học sinh yếu kém vươn lên trình độ chung.
Ví dụ: Người ta điều chế hidroclorua bằng phản ứng giữa axit H2SO4 đặc với NaCl
tinh thể, đun nóng. Để thu được 365g HCl, ta phải dùng khối lượng mỗi chất là bao
nhiêu gam? Cho biết hiệu suất của quá trình điều chế HCl là 100%.
Thiết kế theo kiểu phân hoá - nêu vấn đề:

9


- Mức độ 1: Để thu được HCl, người ta cho axit H2SO4 đặc tác dụng với NaCl, nếu
ở điều kiện nhiệt độ bình thường phản ứng xảy ra như sau:
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

(1)

Nếu ở nhiệt độ cao (700 – 8000C) phản ứng xẩy ra như sau:
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4

+ 2HCl

(2)

Tính khối lượng các chất trong phản ứng cần thiết để điều chế 365g HCl theo phản
ứng (1) và (2). Để tiết kiệm H2SO4 đặc ta nên thực hiện phản ứng ở điều kiện nào?
Cho biết hiệu suất phản ứng điều chế HCl là 100%.
- Mức độ 2: Để điều chế hidroclorua, người ta cho H2SO4 đặc tác dụng với NaCl
tinh thể. Tuỳ vào nhiệt độ của phản ứng mà sản phẩm tạo ra là NaHSO4 hoặc
Na2SO4. Tính khối lượng chất tham gia phản ứng ở mức độ tối đa và tối thiểu để thu
được 365g HCl. Cho biết hiệu suất phản ứng là 100%.
- Mức độ 3: Để thu được 365g hidroclorua từ phản ứng giữa H2SO4 đặc và NaCl

tinh thể đun nóng thì phải dùng tối thiểu và tối đa là bao nhiêu gam H2SO4 và NaCl?
Cho biết hiệu suất phản ứng là 100%.
* Nhận xét:
- Mức độ 1: giảm sự phức tạp của điều kiện bài toán gốc bằng cách tăng các chi tiết
dẫn dắt.
- Mức độ 2: phức tạp hoá điều kiện của bài toán 1 bằng cách giảm sự rõ ràng của
yếu tố dẫn dắt.
- Mức độ 3: chính là bài toán gốc. Điều kiện của bài toán 3 phức tạp hơn bài toán 1
và 2 nhiều. Nếu học sinh không có kiến thức rằng sự đun nóng trong phản ứng hoá
học chỉ là giữ nhiệt độ ở một mức độ tương đối nào đó, vì thế sản phẩm phản ứng
không chỉ tạo ra NaHSO4 mà có thể cả Na2SO4.
(4) Phần dẫn phải có nội dung ngắn gọn, lời văn sáng sủa, diễn đạt rõ ràng một
vấn đề.
Ví dụ: Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch FeSO4 0,3M, thêm vào đó
khoảng 0,5ml dung dịch H2SO4 loãng được một dung dịch không màu. Cho từ từ

10


từng giọt dung dịch KMnO4 0,1M vào ống nghiệm và lắc đều đến khi màu tím vừa
xuất hiện thì ngưng. Tính giá trị V.
- Nhận xét: phần dẫn của câu trắc nghiệm diễn đạt dài dòng, chứa đựng những chi
tiết không cần thiết, ta nên lược bỏ phần mô tả thí nghiệm và hiện tượng xảy ra ở
câu dẫn.
Đề bài ở ví dụ trên có thể sửa lại như sau:
1ml dung dịch FeSO4 0,3M trong môi trường axit làm mất màu vừa đủ v(ml) dung
dịch KMnO4 0,1M. Tính giá trị v?
(5) Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ có duy nhất một câu
trả lời đúng, câu đúng phải đúng hoàn toàn không tranh cãi được. Tránh những câu
lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.

Ví dụ 1: Cho từ từ khí CO đến dư qua ống sứ đun nóng chứa 24,1g hỗn hợp gồm
CuO và ZnO ( tỉ lệ mol lần lượt là 2:1). Sau khi phản ứng xong cho hỗn hợp khí thu
được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10

B. 20

C. 30

D. 40

Phân tích
CO + [O]oxit → CO2

(1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(2)

CuO 2x(mol)
24,1g 
x 0,1(mol)
⇒160x + 81x= 24,1⇒ =
 ZnO x(mol)

CO có khử được ZnO hay không đang là vấn đề chưa thống nhất trong các tài liệu.
- Nếu chỉ có CuO bị khử thì:
n=
nO(maá

=
n=
CO
t ñi)
CuO
2

0,2(mol) ⇒ m↓ = 0,2×100 = 20 (g).

- Nếu cả 2 oxit bị khử thì:
nCO = nO(maát ñi) = nCuO + n ZnO = 0,3(mol) ⇒ m↓ = 0,3×100 = 30(g).
2

Vì kiến thức chưa được thống nhất nên tránh ra đề như thế này.
Bài toán trên có thể sửa lại bằng cách thay ZnO thành một oxit khác và chỉnh lại các
phương án lựa chọn là được.

11


Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol một oxit kim loại trong HNO3 dư thu được 2,24
lít khí NO (đktc)(sản phẩm khử duy nhất). Oxit kim loại trên là
B. Fe3O4

A. CuO

C. Fe2O3

D. FeO


Phân tích
- Câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết là A. CuO và C. Fe2O3 vì CuO và Fe2O3
khi tác dụng với HNO3 không tạo khí NO.
- Có 2 phương án B. và D. đều đúng do 0,3 mol Fe3O4 hoặc 0,3 mol FeO khi phản
ứng HNO3 đều tạo 2,24 lít khí NO (đktc).
Ví dụ trên được sửa lại :
Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam chất (X) trong HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO
(đktc)(sản phẩm khử duy nhất). Công thức của (X) là
B. CuS

A. FeS2

C. Fe3O4

D. FeO

Khi đó dùng bảo toàn electron ta chọn D. FeO là đáp án.
(6) Phải thận trọng và hạn chế dùng các cụm từ “tất cả đều đúng” hay “tất cả đều
sai” làm câu lựa chọn.
Ví dụ: Có dung dịch H2SO4 với pH = 1,0. Khi cho từ từ 50ml dung dịch KOH 0,1M
vào 50 ml dung dịch trên. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch thu được là
A. 0,005M

B. 0,003M

C. 0,06M

D. Tất cả đều sai

Phân tích và giải

pH=1 ⇒ [H+] = 10-1M ⇒ n
n

OH −

Vì n

H+

= 10−1 × 0,05 = 0,005(mol)

= nKOH = 0,1 × 0,05 = 0,005 (mol)

H+

= n

⇒ n=
K SO
2

4

OH −

⇒ phản ứng vừa đủ tạo muối trung hòa

1
0,0025
=

nKOH 0,0025(mol) ⇒ [K=
= 0,025(M)
2 SO 4 ]
0,1
2

⇒ chọn D là đáp án.
- Nhận xét:
Với đáp án D được chọn “tất cả đều sai” chúng ta không nhận biết được bao
nhiêu học sinh làm đúng câu trắc nghiệm này vì nếu học sinh giải không ra 3

12


phương án nhiễu A, B, C nhưng kết quả tính [K2SO4] lại khác 0,025M ⇒ thí sinh
chọn phương án D “tất cả đều sai”, kết quả chọn lại được đúng thì việc cho điểm là
không chính xác. Ngược lại nếu đáp án không phải là D. tất cả đều sai, học sinh khi
giải ra đúng đáp án cũng hồi hộp vì không biết mình giải có đúng hay không, gây
tâm lí hoang mang không cần thiết. Cách soạn trắc nghiệm có đáp án “tất cả đều
sai” thường gặp khi một số giáo viên chuyển bài toán tự luận trước đây thành trắc
nghiệm rồi thêm các phương án lựa chọn khi phương án nhiễu khó tìm ra hoặc bài
soạn có đáp án chưa kĩ, nên có phương án “phòng thủ” là tất cả đều sai cho an toàn.
Với phương án D được chọn “tất cả đều đúng” không nên dùng khi soạn
trắc nghiệm vì khi học sinh nhận thấy đúng 2 phương án ⇒ chọn ngay phương án
tất cả đều đúng, hoặc nếu học sinh nhận thấy 1 phương án sai thì phương án tất cả
đều đúng bị loại, vậy chỉ còn 2 phương án lựa chọn nên xác xuất may rủi khi chọn
đúng đáp án là khá cao.
(7) Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; không nên đặt
những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế.
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 896 ml khí CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2

0,05 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

- Nhận xét: độ tan của Ca(OH)2 ở 250C là 0,12 g /100 g H2O hay khoảng 0,016M,
nên thực tế không thể có dung dịch Ca(OH)2 0,05M.
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 0,9 gam hỗn hợp (X) gồm Al và Mg trong HNO3 dư chỉ
thu được 2,24 lít khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng muối sinh ra là
A. 19,5 gam

B. 7,1 gam

C. 19,8 gam

Giải
Cách 1 :
Ta có bán phản ứng khử
4HNO3

+ 3e → 3NO3− + NO + 2H 2O
0,3(mol) ← 0,1(mol)

⇒ mmuối = mkim loại + m gốc axit = 0,9 + 0,3×62 = 19,5 (gam)

13


D. 7,2 gam


Cách 2 :

Al + 4HNO3 → Al(NO3 )3 + NO + 2H2O


x(mol)

x(mol) → x (mol)

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3 ) 2 + 2NO + 4H2O


y(mol)

y(mol)



2y
(mol)
3

Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu.
Ta có hệ phương trình :
0,9
27x + 24y =




2y
x +
0,1
=

3


 x = 0,3(mol)

 y = − 0,3(mol)

vì nMg < 0 ⇒ Bài toán không thực tế.

Nhận xét: đề toán không thể xảy ra trong thực tế do số mol Mg âm, tuy nhiên cách giải 1
vẫn có đáp số do có sự bù trừ khối lượng giữa Mg và Al nên khối lượng hỗn hợp (X)
dương dẫn đến khối lượng muối là một số dương.
(8) Tránh những câu hỏi định lượng phức tạp làm thí sinh mất nhiều thời gian giải bài.
Ví dụ: Điện phân dung dịch chứa m (gam) hỗn hợp CuSO4 và NaCl với điện cực trơ
màng ngăn xốp, đến khi bắt đầu có bọt khí ở cả hai điện cực thì ngưng điện phân. Ở
anot thu được 224 ml khí (ở đktc). Dung dịch sau điện phân tác dụng tối đa với 0,18
gam Al. Giá trị m là
A. 2,985

B. 2,985 hoặc 2,24

C. 2,24 hoặc 3,795


D. 4,795 hoặc 2,24

- Nhận xét:
Với ví dụ này học sinh khá giỏi phải mất hơn 5 phút để vừa biện luận vừa
tính toán để đi đến đáp số cuối cùng. Đây là lỗi thường gặp khi giáo viên chuyển
đổi một bài toán tự luận sang trắc nghiệm chỉ bằng cách thêm các phương án chọn.
Bài toán trắc nghiệm thường có phương pháp giải nhanh hoặc là một ý của
bài tập lớn,… để có thể giải nhanh trong vòng 1-2 phút.
(9) Câu dẫn phải trong sáng, tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều
cách.

14


Ví dụ: Cho hỗn hợp khí và hơi A có thể tích 5 lít (đktc) đi qua dung dịch Ca(OH)2…
Câu này có thể hiểu theo hai cách:
- Cả khí và hơi có tổng thể tích là 5 lít. Lúc này phải hiểu A là tên của hỗn hợp.
- Hơi A có thể tích 5 lít, còn không cho biết thể tích khí và A là tên của hơi.
(10) Câu dẫn không được chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời.
Ví dụ: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có tỉ lệ khối lượng là 1 :1. Trong 44,8g hỗn
hợp X, hiệu số về số mol của A và B là 0,05 mol. Khối lượng mol của A lớn hơn khối
lượng mol của B là 8 gam. Kim loại A và B là
A. Zn và Al

B. Cu và Fe

C. Ba và Ca

D. Rb và Na


Nhận xét: do câu dẫn là khối lượng mol của A lớn hơn khối lượng mol của B là 8 gam.
Ta thấy chỉ có phương án B là phù hợp do MCu – MFe = 8.
(11) Các câu chọn cũng không được chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời.
Ví dụ: Hòa tan hết 3,3g hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng thu
được 0,5 mol hỗn hợp 3 khí N2, N2O và NO với tỉ lệ mol lần lượt là 1: 2: 2. Số mol
từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,07 mol Al và 0,05 mol Mg

B. 0,05 mol Mg và 0,08 mol Al

C. 0,08 mol Al và 0,06 mol Mg

D. 0,06 mol Al và 0,07 mol Mg

- Nhận xét:
Với các phương án chọn trên, học sinh có thể không giải mà chỉ dùng máy
tính để tìm số gam của hỗn hợp hai kim loại thông qua các số mol ở từng phương án
chọn A, B, C, D. Chỉ có D cho đáp số 3,3 gam. Trong trường hợp này muốn đáp án
không bị lộ thì người biên soạn chỉ yêu cầu tính khối lượng hoặc % khối lượng 1
kim loại trong hỗn hợp đầu. Khi đó các phương án chọn sẽ không chứa một đầu mối
nào để có thể đoán ra câu trả lời.
Ví dụ 2: Cho phản ứng

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

hệ số nguyên, tối giản của HNO3 là
A. 46x – 18y

B. 45x – 18y


C. 13x – 9y

D. 23x – 9y

Nhận xét: hệ số HNO3 gấp 2 lần hệ số của H2O nên nó phải là số chẳn. Vì vậy phương án
được lựa chọn chỉ có thể là A. 46x – 18y.

15


(12) Không đặt câu lựa chọn đúng ở một vị trí cố định, thường xuyên (A hoặc B, C,...).
1.2.2. Đặc điểm bài toán trắc nghiệm khách quan
-

Bài toán trắc nghiệm bao gồm một câu dẫn và 4 phương án để người giải lựa
chọn. Trong các phương án đã cho chỉ có một phương án duy nhất đúng để lựa
chọn, còn lại đều sai dưới dạng “có vẻ đúng” nên bài toán trắc nghiệm phải
ngắn gọn, súc tích đồng thời phải có cách giải nhanh để người giải có thể hoàn
thành từ 1 đến 2 phút.

-

Mỗi bài toán luôn nhằm vào 1 hay nhiều kiến thức và có 4 phương án lựa chọn
nhằm giúp học sinh tự đánh giá được trình độ, kĩ năng bản thân để từ đó học
sinh có kế hoạch phấn đấu học tập đạt kết quả tốt hơn.

-

Bài toán trắc nghiệm phải được thiết kế bám sát nội dung chương trình hóa học

trung học phổ thông, phù hợp với các dạng câu hỏi trắc nghiệm do Cục khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

1.2.3. Các yêu cầu về kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm
Để giải được các bài toán trắc nghiệm học sinh cần lưu ý:
-

Ngoài việc nắm kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hóa học, các hiện
tượng hóa học và điều chế các em cần phải biết hệ thống hóa kiến thức ngắn
gọn nhưng đầy đủ, thường xuyên vận dụng các công thức trong việc luyện giải
bài tập. Luyện tập dạng cơ bản ở hình thức tự luận, từ đó rút ra những nhận xét,
những ghi nhớ quan trọng.

-

Học sinh cần có thói quen đọc kĩ câu hỏi để khai thác giả thiết đề cho ở phần
dẫn, suy ra các kết quả, rồi từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.

-

Có kĩ năng phân tích, tóm tắt và xác định dạng toán, lập luận nhanh, chỉ ra được
các dấu hiệu quyết định đến phương pháp giải toán, lựa chọn cách giải tối ưu
nhất.

-

Được rèn luyện làm đề trong áp lực thời gian (thi, kiểm tra).

-


Học sinh tự tổng kết và đúc kết kinh nghiệm sau những lần sai sót.

-

Nhận biết các điều sai lầm để loại bỏ phương án sai, rèn kĩ năng tính và phản xạ
tư duy.

16


HẠN CHẾ CỦA BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
-

Trắc nghiệm khách quan không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc
dùng lời); tư duy sáng tạo, khả năng lập luận của học sinh.

-

Trắc nghiệm khách quan không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo chủ động,
trình độ tổng hợp kiến thức, cũng như phương pháp tư duy, suy luận, giải thích,
chứng minh của học sinh. Vì vậy với cấp học càng cao thì khả năng áp dụng
của hình thức này càng bị hạn chế.

-

Trắc nghiệm khách quan chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không
cho biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình, hứng thú của học sinh đối với nội dung
được kiểm tra, do đó không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch lạc của
kiểm tra.


-

Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên.

-

Việc soạn thảo các bài tập trắc nghiệm khách quan đòi hỏi nhiều thời gian, công
sức.

-

Không thể kiểm tra được kĩ năng thực hành thí nghiệm.

-

Đòi hỏi chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian. Người giáo viên phải có kiến
thức sâu, rộng và có nghiệp vụ sư phạm mới có thể viết được những câu trắc
nghiệm hay, đúng kĩ thuật.

-

Học sinh có sáng kiến có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đúng đã cho
nên học sinh không thỏa mãn và cảm thấy khó chịu.
Tuy có những nhược điểm trên nhưng phương pháp trắc nghiệm khách

quan vẫn là phương pháp kiểm tra – đánh giá có nhiều ưu điểm, đặc biệt là tính
khách quan, công bằng và chính xác. Do đó, cần thiết phải sử dụng trắc nghiệm
khách quan trong quá trình dạy học và kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn Hoá
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.


17


1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi giải bài toán trắc nghiệm
1.3.1. Thuận lợi
a) Với giáo viên
-

Khi giải bài tập trắc nghiệm khách quan giáo viên sẽ tích lũy được nhiều kinh
nghiệm để ra đề kiểm tra, đề thi, soạn bài tập từ đó thẩm định kết quả học tập
của học sinh nhanh hơn qua các bài tập trắc nghiệm khách quan với lưu ý số
câu hỏi trắc nghiệm càng nhiều thì mức độ thẩm định càng chính xác từ đó có
kế hoạch giảng dạy cho phù hợp, mặt khác việc giải bài tập trắc nghiệm chi tiết
cho học sinh là phương tiện để giáo viên ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến
thức một cách tốt nhất, đồng thời đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách
sinh động, phong phú.

-

Thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan ngắn và phạm vi kiểm
tra rộng nên hạn chế được tình trạng quay cóp, sử dụng tài liệu, ngăn chặn học
sinh học lệch, học tủ.

-

Từ thực tế giảng dạy, các câu hỏi hay các bài tập mới, những kĩ thuật giải hay,
lạ, đưa vào ngân hàng để phục vụ cho việc giảng dạy lần sau.

b) Với học sinh
-


Bài tập TNKQ cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức
và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng phấn hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lí góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao
tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người.

-

Học sinh hầu như không có điểm kém, vì có nhiều câu hỏi, phạm vi kiến thức
rộng nên sẽ có ít nhiều kiến thức học sinh trả lời đúng.

-

Bài tập TNKQ không yêu cầu học sinh phải trình bày lời giải, chỉ yêu cầu học
sinh có đáp án nhanh và chính xác nên loại bài tập này rèn luyện cho học sinh kĩ
năng phán đoán nhanh nhạy và chính xác, các phương pháp loại suy, diễn dịch,
quy nạp được phát triển.

-

Học sinh được tiếp cận với nhiều dạng bài tập khác nhau nên tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, mặt khác cũng không mất nhiều thời gian để phát hiện lỗ

18


hổng kiến thức (qua việc làm bài tập, làm kiểm tra) từ đó lập kế hoạch học tập
để vươn lên.
-

Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập trắc nghiệm học sinh mới nắm vững

kiến thức và hiểu bài một cách sâu sắc.

1.3.2. Khó khăn
a) Với giáo viên
-

Giáo viên mất nhiều thời gian và công sức để soạn được một bài toán trắc
nghiệm hay. Ngoài ra họ phải cập nhật các phương pháp và kĩ thuật giải nhanh.

-

Thời gian giảng dạy kĩ thuật giải, chuyên đề bài tập bị hạn chế do nhà trường,
xã hội yêu cầu phải dạy kịp chương trình, đúng tiến độ.

-

Học sinh có thể đoán mò hay hỏi kết quả của nhau hoặc chọn đúng ngẩu nhiên
trong 4 phương án lựa chọn nên giáo viên khó đánh giá chính xác kết quả học
tập của người học.

b) Với học sinh
-

Học sinh phải nắm vững nhiều kiến thức và có kĩ thuật giải trắc nghiệm tốt mới
đạt điểm cao.

-

Phải đọc, so sánh, đối chiếu, phân tích nhiều kiến thức cùng một lúc.


-

Phải có khả năng phán đoán, suy luận nhanh, chính xác vì các đáp án nhiễu “có
vẻ đúng”.

19


×